Kinh nghiệm của một số nước

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 (Trang 29 - 34)

1. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn Hàn Quốc

Để đẩy nhanh quá trình dịch chuyển lao động theo ngành Hàn Quốc tập trung vào giải quyết các vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp. Hàn Quốc thực hiện chiến lược tập trung nguồn lực vào xây dựng cở sở hạ tần phát triển nông thôn. Với cách làm này Hàn Quốc đã giải quyết các bài toán về kinh tế và xã hội, tạo ra sự thay đổi căn bản cho bộ mặt nông thôn Hàn Quốc: giải quyết tình trạng thất nghiệp ở nông thôn, đẩy nhanh quá trình dịch chuyển theo ngành. Đến đầu thập kỷ 1970, con số thất nghiệp đã giảm được 37.9%

Bảng 1.2: Dân số và công việc làm chia theo nhóm ngành (1963-1971)

Năm Dân số Tổng công việc làm Nhóm ngành I Nhóm ngành II Nhóm ngành III Thất nghiệp 1963 26.868 7.946 5.022 889 2.035 737 1971 2.439 9.708 4.709 1.709 3.292 457 1971/1963 +20.6% +22.2% -26.1% +92.2% +61.75% -37.9% Nguồn: Ngân hàng Triều Tiên, niên giám thống kê kinh tế1965,1972

Từ biểu ta thấy số việc làm tăng lên trong lúc nhóm ngành I giảm hơn 1/4 là nhờ vào sự gia tăng chỗ việc làm của nhóm ngành II lên gần gấp đôi và nhóm ngành III lên 2/3. Kết quả là thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng hơn 2 lần từ 1962 đến 1972.

Sở dĩ Hàn Quốc đạt được những thành công trên la do áp dụng hàng loạt các chính sách như:

- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: Xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Chương trình này tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện hình thành doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp.

- Thực hiện công nghiệp hóa nông thôn:

Chính phủ hỗ trợ vốn và kỹ thuật cho các hoạt động tạo ra việc làm phi nông nghiệp như: chế biến nông sản, tài nguyên thiên nhiên tại địa phương… thu hút lực lượng lớn lao động nông nhàn góp phần giải quyết các vấn đề mâu thuẫn khi lao động rút sang hoạt động phi nông nghiêp từng bước ổn định cuộc sống nhân dân.

Khuyến khích doanh nghiệp chuyển về khu vực nông thôn, phát triển các cụm khu công nghiệp nông thôn góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

2. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Nhật

Là nước thuộc khu vực Châu Á gió mùa với đặc trưng cơ bản là tính chất thời vụ rất rõ rệt đối với sản xuất nông nghiệp. Để hạn chế tình trạng thất nghiệp cũng như từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, cũng như Hàn Quốc,Nhật Bản tiến hành dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn.

Nhật chủ trương duy trì phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp góp phần hạn chế di chuyển lao động ồ ạt từ nông thôn ra thành thị. Theo thống kê ở Nhật có 867 nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp truyền thống, trong suốt quá trình công nghiệp hóa các ngành nghề này không bị mai một mà còn được giữ vững và ngày càng phát triển.

Ngoài ra, Nhật còn thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp vừa và nhỏ thu hút lượng lớn lao động nông nhàn . Ở Nhật tồn tại nền công nghiệp có cấu trúc ba tầng.

- Công nghiệp lớn đô thị - Công nghiệp vừa và nhỏ

- Cơ sở công nghiệp gia đình của nông dân ở nông thôn

Các hình thức tổ chức sản xuất này đã góp phần giải quyết các vấn đề thất nghiệp toàn phần và thất nghiệp từng phần ở nông thôn.

Lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp ở nông thôn cũng được quan tâm rất sát sao,Nhật Bản thực hiện các chính sách phát triển các ngành dịch vụ nông

nghiệp, nông thôn như: Tín dụng vốn, bảo hiểm, cung ứng vật tư kỹ thuật… Các loại hình hoạt động phi nông nghiệp này thu hút một lượng lớn lao động trong nông nghiệp.

Nói tóm lại cùng với những chính sách trên chỉ sau 4 thập niên tỉ trọng lao động trong nông nghiệp của Nhật giảm xuống 38.9%.

3. Bài học chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành cho các địa phương ở Việt Nam.

Phải đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông nghiệp nông thôn:

- Đưa nông, lâm, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, quy hoạch sử dụng đất hợp lý, đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên một diện tích.

- Đầu tư nhiều hơn cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn.

- Phát triển công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề đa dạng, chú trọng công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, chuyển một bộ phận của lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ.

Gắn công nghiệp hóa với giải quyết ngay từ đấu các vấn đề phát sinh như: Di chuyển lao động ồ ạt từ nông thôn ra thành thị, thất nghiệp do đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng( diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu chế xuất). Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải giải quyết việc làm cho người lao động ở khu vực có đất bị thu hồi thông qua các hình thức: đào tạo dạy nghề, cam kết tiếp nhận lao động giữa

doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất với người bị thu hồi đất tạo điều kiện dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ.

Có sự bố trí hợp lý các cụm khu công nghiệp, mức độ tập trung hay phân án của các cụm khu này ảnh hưởng rất lớn tới chuyển dịch cơ cấu lao động và các dòng di dân. Áp dụng kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc bố trí các doanh nghiệp về nông thôn.

Ngoài ra cần có sự nhất quán trong quan điểm chuyển dịch của các địa phương:

- Chuyển dịch cơ cấu lao động phải đảm bảo phù hợp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cả về số lượng và chất lượng. Tăng cường phát triển nguồn lực đẩy nhanh khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, từng bước nâng cao năng suất lao động.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành phải dựa vào lợi thế của vùng, địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tăng cường kết nối giữa các khu vực thành thị - nông thôn, công nghiệp – nông nghiệp….

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001-

2008

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 (Trang 29 - 34)