Thực trạng chuyển dịch theo ba nhóm ngành

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 (Trang 44 - 55)

II. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Phú

1. Thực trạng chuyển dịch theo ba nhóm ngành

1.1. Tỉ trong lao động của các ngành trong nền kinh tế

Do tỷ lệ sinh cao trong những năm trước đây, nên nguồn lao động của tỉnh có quy mô lớn và tăng nhanh.

Bảng 2.2 : Tình hình tăng trưởng nguồn lao động qua các năm

Đơn vị: 1000 người

chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Nguồn lao động 655,3 710,5 727,5 740,8 753,5 773,6 779 Lao động trong tuổi 623,6 680,6 695,5 714,8 730 750,6 757,2 Có khả năng lao động 614,0 667,5 680 691 699 735,6 741,7

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020

Như vậy bình quân mỗi năm từ 2001- 2007 lao động trên địa bàn tỉnh tăng thêm khoảng 12,58 nghìn lao động . Đây là một trong những lợi thế của tỉnh có nguồn lao động dồi dào. Nhưng bên cạnh đó sự gia tăng lao động cũng đặt ra rất nhiều khó khăn cho tỉnh, trong điều kiện thiếu vốn, thiếu cơ sở vật chất, hạ tầng yếu kém nên sức ép về việc làm ngày càng lớn.

Tổng lao động làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2001- 2007 liên tục tăng. Nếu như năm 2001 lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 605.476 thì đến năm 2007 là 705.871 người. Mặc dù năm 2004, 2005 số lượng lao động có sụt giảm so năm 2003 nhưng đến năm 2006, 2007 quy mô lao động lại tiếp tục tăng. Số lượng lao động tăng lên từ năm 2001- 2007 là 100.395 người bình quân mỗi năm tăng 12.550 người.

Bảng 2.3: Quy mô lao động hoạt động trong các ngành kinh tế Đơn vị: người 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng 605,476 639,227 669,236 642,714 662,066 678,095 705,871 NN 487,348 510,423 517,521 483,341 487,810 488,364 483,522 CN 65,997 68,525 80,910 80,793 92,225 96,289 115,057 Dịch vụ 52,131 60,279 70,805 78,607 82,029 93,442 107,292

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

Tốc độ tăng quy mô lao động được minh hoạ bằng đồ thị sau:

Hình 1: Biến động quy mô lao động tỉnh từ 2001- 2007

Giai đoạn 2001- 2007 số lượng lao động tham gia vào các ngành có sự thay đổi liên tục được thể hiện rất rõ thông qua biểu sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động các ngành kinh tế của tỉnh từ 2001- 2007. Đơn vị tính:% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 NN 80.49 79.85 77.33 75.2 73.68 72.02 68.5 CN 10.9 10.72 12.09 12.57 13.93 14.2 16.3 DV 8.61 9.43 10.58 12.23 12.39 13.78 15.2

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020

Qua số liệu điều tra trên ta thấy phần lớn lao động Phú Thọ làm việc trong khu vực nông nghiệp. Tỷ lệ lao động trong khu vực này chiếm 80.49% năm 2001 nhưng đã có xu hướng giảm xuống, năm 2007 đã giảm xuống 68.5%. Số lao động tham gia vào sản xuất nông nghiệp còn rất cao năm 2007: 483,522 lao động. nguyên nhân do quy mô lao động trên địa bàn tỉnh ngày càng mở rộng.

Nếu như lao động trong ngành nông nghiệp năm 2001 là 487,346 người thì năm 2007 số lao động này đã phần nào giảm xuống còn 483,522 người, so với năm 2007 lao động ngành nông nghiệp mặc dù đã giảm nhưng tốc độ giảm không đáng kể. Từ năm 2001 đến năm 2007 lao động trong ngành nông nghiệp chỉ giảm có 3,824 người. Nguyên nhân do năm 2005- 2006 tổng lao động tham gia vào sản xuất kinh tế sụt giảm đáng kể. Năm 2003 là năm mà lao động tham gia vào lĩnh vực nông, lâm thuỷ sản cao nhất: 517,521 người. Cùng với sự sụt giảm lao động ngành nông nghiệp là sự gia tăng lao động vào khu vực công nghiệp và dịch vụ: lao động ngành công nghiệp tăng 7.43%, lao động ngành dịch vụ tăng 10.58% . Kéo theo đó là sự thay đổi tỷ trọng lao động giữa các ngành trên địa bàn tỉnh . Năm 2001 tỷ trọng lao động của các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ lần lượt là: 80.49%, 10.9%, 8.61% thì đến năm 2007 tỷ trọng lao động của các ngành này là: 68.5%, 16.3%, 15.2%. Như vậy giai đoạn 2001- 2007 tỷ trọng lao động ngành nông

nghiệp giảm từ 80.49% xuống 68.5%(giảm 11.9%), ngành công nghiệp tăng từ 10.9% lên 16.3%( tăng 5.4%), ngành dịch vụ tăng từ 8.61% lên 15.2% ( tăng 6.59%). Bình quân mỗi năm tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 1.7%, ngành công nghiệp tăng 0.77%, ngành dịch vụ tăng 0.94%. Sự thay đổi tỷ trọng lao động của các ngành được minh hoạ bằng đồ thị sau:

Hình 2: Sự thay đổi tỷ trọng các ngành giai đoạn 2001- 2007

Nhìn vào đồ thị ta thấy từ 2001- 2007 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tốc độ giảm của ngành nông nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng của công nghiệp và dịch vụ. Năm 2007 là năm có sự biến động mạnh nhất về tỷ trọng lao động giữa các ngành: Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm từ 72,02% xuống 65.8%( giảm 3.52%) lao động trong ngành nông nghiệp tăng từ 14.2 lên

16.3%( tăng 2.1%), còn ngành dịch vụ tăng từ 13.78% lên 15.2% so năm 2006. Sở dĩ đạt được những kết quả đáng mừng đó là do:

Năm 2007 là năm nước ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại WTO, xu hướng hội nhập tạo điều kiện cho Phú Thọ thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn từ trong và ngoài nước. Lượng vốn được huy động nhằm xây dựng khu cụm công nghiệp,công trình xây dựng thu hút nhiều lao động. Đồng thời cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, công nghệ kỹ thuật mới đang dần được ứng dụng vào khu vực nông nghiệp như: giống lúa mới, chè, ngô, hoa màu, có năng suất cao nhưng vẫn đạt chất lượng theo yêu cầu.., góp phần nâng cao năng suất lao động của khu vực này. Vì vậy một phần lao động đã rút ra khỏi lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp sang hoạt động trong ngành công nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt là ngành công nghiệp nhẹ, chế biến sản phẩm của nông nghiệp và dịch vụ du lịch nhằm khai thác triệt để tài nguyên mà thiên nhiên ưu đãi cho tỉnh.

So với cả nước quá trình dịch chuyển lao động của Phú Thọ chậm nếu như tính trung bình từ năm 2000- 2007 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm 2.38%, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ tăng từ 1.2- 1.5% thì cũng trong giai đoạn đó tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp của tỉnh cũng chỉ giảm 1.49% và tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp dịch vụ cũng chỉ tăng từ 0.675% - 0.8%.

1.2. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế

Chúng ta dùng chỉ tiêu này nhằm đánh giá một cách cụ thể hơn về quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Sử dụng phương pháp Véctor ta lượng hóa được mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động qua các năm như sau:

Lấy năm 2001 và 2002 làm ví dụ, ta có:

- Cơ cấu lao động năm 2002 là: S2(0.7985; 0.1072; 0.0943) ∑Si ( t0) Si (t1) Cos φ = √∑ S2i ( t0) ∑ S2i ( t1) → Cos φ = 0.999939845 φ =0.62840

Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động năm 2001- 2002 là: n = 0.6284/90×100 = 0.698

Tương tự ta có kết quả sau:

Bảng 2.5 : Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2001- 2007

Đơn vị: %

01- 02 02- 03 03- 04 04- 05 05- 06 06- 07

n 0.698 1.77 1.706 1.367 1.47 2.987

Sự biến động tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành được minh họa theo đồ thị sau:

Nhìn vào đồ thị trên ta thấy từ năm 2006- 2007 tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành ở mức cao nhất trong tất cả các năm( 2.987%). Tỷ lệ chuyển dịch thấp nhất là năm 2001- 2002. Từ năm 2001- 2002 và năm 2003- 2004 lao động giữa các ngành bắt đầu có sự chuyển dịch đáng kể( năm 2001 tỷ trọng lao động làm việc trong ngàng nông nghiệp là 80.49% thì năm 2004 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 75.2%. tính trung bình trong giai đoạn này tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm 1.32% tương ứng với nó là sự gia tăng lao động vào các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ). Tỷ lệ chuyển dịch lao động theo ngành bắt đầu suy giảm vào các năm 2004- 2005 và 2005- 2006 điều này cho thấy từ năm 2004- 2006 hầu như không có sự dịch chuyển về cơ cấu lao động. Từ năm 2006 đến năm 2007 tỷ lệ chuyển dịch đã có sự thay đổi đạt mức 2.987%. Tính trung bình mỗi năm cơ cấu lao động của các ngành dịch chuyển khoảng 1.25%

Vì vậy có thể kết luận rằng: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Phú Thọ còn chậm, tăng giảm thất thường nhưng không thể nói rằng quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của tính không sự tiến bộ, bởi Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, với nguồn tài nguyên được thiên nhiên ưu đãi, hàng năm tỷ lệ đóng góp của khu vực nông nghiệp vào GDP là rất lớn. Mặc dù, tốc độ chuyển dịch lao động giữa các ngành không lớn nhưng phần nào đã phản ánh đúng xu thế chuyển dịch lao động chung trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa hiện nay.

1.3. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành

Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế còn được đánh giá thong qua chỉ tiêu rất quan

trọng đó là cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế được phân bổ như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Tương quan giữa chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành là tiêu chí quan trọng để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của ngành. Theo thống kê của tỉnh, tỷ trọng giá trị và tỷ trọng lao động của các ngành như sau:

Bảng 2.6 : Cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theo ngành.

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Cơ cấu ngành

NN 33.1 31.6 30.7 29.7 29.3 28.5 28.2

CN 33.2 35.0. 35.8 36.6 37.4 38.7 38.1

DV 33.7 33.4 33.5 33.7 33.6 32.8 33.7

Cơ cấu lao động theo ngành

NN 80.49 79.85 77.33 75.2 73.68 72.02 68.5

CN 10.9 10.72 12.09 12.57 13.93 14.2 16.3

DV 8.61 9.43 10.58 12.23 12.39 13.78 15.2

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ - Niên giám thống kê 2007

Trung bình các năm thì tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp giảm 0.7%, ngành công nghiệp tăng 0.7%, ngành dịch vụ tăng 0.15%. Vậy mà, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp hàng năm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm 1.7%, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp tăng 0.7%, ngành dịch vụ tăng 0.82%. Điều đó chứng tỏ rằng có sự bất hợp lý giữa chuyển dịch cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành. Cụ thể như cơ cấu kinh tế của Phú Thọ xét về mặt giá trị có dạng: công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Nhưng cơ cấu lao động lại có dạng: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Mặt khác, để đánh giá chất lượng chuyển dịch cơ cấu lao động trong quan hệ so sánh với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh giai đoạn 2001- 2007 có thể dùng chỉ tiêu năng suất lao động của ba nhóm ngành:

Bảng 2.7: Năng suất lao động của các ngành chủ yếu giai đoạn 2001- 2007

Đơn vị tính: 1000 đ( theo giá hiện hành)

2003 2004 2005 2006 2007

Chung toàn nền kinh tế 4,865.8 6,276.5 7,167.0 7,761.9 8,565.2 NSLĐ nông nghiệp 2,009.9 2,360.5 2,737.3 2,9860 3,150.4 NSLĐ công nghiệp 15,188.7 20,620.4 22,464.8 22,648.1 23,923 NSLĐ ngành dịch vụ 18,487.4 24,236.1 21,027.8 21,551.5 22,573.2

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến 2020

Trong thời kỳ này năng suất lao động bình quân của tỉnh tăng từ: 4,865.8/ 1000đ/ người lên 8,565.2/ 1000đ/ người, tức gần 2 lần trong đó ngành công nghiệp và xây dựng là tăng nhanh nhất 1.58 lần, tiếp đến là ngành dịch vụ tăng 1.22 lần. Thực trạng này phản ánh đúng quy luật là các ngành sản xuất tư liệu sản xuất( công nghiệp, xây dựng phát triển nhanh nhất, kéo theo tỷ trọng lao động tăng nhanh tiếp đến là ngành dịch vụ để đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống người dân). Nhưng thực trạng này cũng phản ánh sự bất hợp lý trong cơ cấu lao động của tỉnh, mặc dù trong ngành công nghiệp năng suất lao động cao nhưng quy mô của nó không đủ lớn để tiếp nhận lao động từ ngành khác chuyển sang hoặc nếu có thì lao động chuyển sang cũng không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp do trình độ chuyên môn kỹ thuật kém…. Trong thời gian tới tỉnh nên thực hiện các chính sách nâng cao chất lượng đào tạo, cũng như kêu gọi thu hút đầu tư nhằm mở rộng quy mô của các khu công nghiệp, khu chế xuất tận dụng triệt để tiềm năng, khai thác hiệu quả khả năng lao động sẵn có của tỉnh.

Nói tóm lại: xu hướng chuyển cơ cấu lao động đã phần nào phù hợp xu hướng chuyển dịch lao động theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Nhưng vẫn còn một số bất hợp lý so với cơ cấu ngành.

Theo phương pháp tính hệ số co giãn của lao động theo GDP, dựa vào tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng lao động hàng năm ta tính được hệ số co giãn qua các năm như sau:

Bảng 2.8 : Hệ số co giãn của lao động theo GDP 2001- 2007

Đơn vị: %

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

e 0.059 0.14 0.107 0.132 0.058 0.069 0.081

Sự biến động của hệ số co giãn của lao động theo GDP được mô tả bằng đồ thị như sau:

Hình 2.4: Hệ số co giãn của lao động theo GDP 2001- 2007

Hệ số co giãn cao nhất vào năm 2002( e = 0.14) thấp nhất là vào năm 2005( e = 0.058). Hệ số co giãn của lao động theo GDP biến động không đều qua các năm, tăng giảm thất thường nhưng hiện nay đang có xu hướng tăng dần. Chứng tỏ nhu cầu lao động cho tăng trưởng không ổn định đồng thời cũng phản ánh sự bất ổn định trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở Phú Thọ trong giai đoạn vừa qua.

1.4. Mối quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và cơ cấu lao động

Thực tiễn các công trình nghiên cứu đã chứng minh cơ cấu lao động phân bố theo ngành có quan hệ chặt chẽ với GDP bình quân đầu người. Nếu GDP bình quân đầu người tăng lên thì tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp càng giảm và tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ càng tăng.

Bảng 1: Quan hệ giữa GDP/ người và cơ cấu lao động theo ngành ở các nước đang phát triển

GDP/ người( USD) và cơ cấu lao động( %)

GDP/người 320 960 1.600 2.560 3200

Tổng 100 100 100 100 100

Nông nghiệp 66 49 39 30 25

Cồng nghiệp 9 21 26 30 33

Dịch vụ 25 30 35 40 42

Nguồn: Giáo trình kinh tế lao động

Tương ứng với mức GDP bình quân đầu người là 320USD/ người/ năm thì cơ cấu lao động trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ lần lượt là: 66%, 9%, 25%. Còn với mức GDP/ người/ năm là 960 USD cơ cấu lao động trong các ngành tương ứng là: 49%, 21%, 30%. Năm 2007 GDP/ người của Phú Thọ là 426 USD( theo giá hiện hành) và cơ cấu lao động tương ứng: 68.5%, 16,3%, 15.2%. Với mức GDP bình quân như vậy mà cơ cấu lao động như trên là không hợp lý, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ quá thấp trong khi tỷ trọng ngành nông nghiệp lại khá cao( 68.5%)

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w