Đánh giá thực trạng và xu thế CDCCLĐ theo ngành

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 (Trang 62 - 64)

II. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh Phú

3. Đánh giá thực trạng và xu thế CDCCLĐ theo ngành

3.1. Thành quả đạt được

Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều tiến bộ tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần, tỷ trọng lao đông nông lâm giảm dần. Số lao động chưa có việc làm giảm đáng kể năm 2001 là 24000 người thì nay đã giảm xuống còn 22000 người. Phần nào xu hướng chuyển dịch đã tuân theo được xu hướng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong nội bộ các ngành ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đã có hướng chuyển dịch hợp lý tỷ trọng lao động lớn giữ vị trí chủ đạo ở các nhóm ngành nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến đặc biệt là công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến nông sản: chè, hoa màu… Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp khai thác giảm dần… Nội bộ ngành dịch vụ có sự chuyển dịch hợp lý nhất tỷ trong lao động tham gia vào các ngành dịch vụ kinh doanh mang tính chất thị trường ngày càng tăng trong khi đó tỷ trọng lao

động các ngành dịch vụ hành chính công và hành chính sự nghiệp giảm cả về quy mô và tỷ trọng.

Tỷ lệ chuyển dịch biến động không ổn định nhưng có xu hướng tăng lên, tỷ lệ chuyển dịch phần nào đã phản ánh đúng xu hướng chuyển dịch lao động trong giai đoạn hiện nay

3.2. Hạn chế cần khắc phục

Tốc độ dịch chuyển còn chậm: tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp - nông thôn giảm không đáng kể trong khi số lao động tuyệt đối vẫn có xu hướng tăng; tỷ lệ chuyển dịch biến động thất thường có những giai đoạn hầu như không có biến động chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành không đảm bảo tính bền vững.

Cơ cấu lao động theo ngành vẫn ở trình độ thấp: Lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao. Mặc dù đây là hạn chế của tỉnh so với cả nước nhưng về cơ bản tỷ trọng lao động lớn trong khu vực nông nghiệp phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh. Do là tỉnh miền núi sản xuất nông lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo hàng năm tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp vẫn rất lớn. Vì vậy trong thời gian tới tỉnh cần thực hiện các chính sách, đưa khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ cao vào các vùng chuyên canh, phát triển nông nghiệp tăng hàm lượng chất xám, tăng cường chuyển dịch lao động sang các khu vực công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghệ không quá phức tạp, đòi hỏi lao động lành nghề không cao như các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến nông sản… Góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch đồng thời đảm tính bền vững trong chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của tỉnh.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh giai đoạn 2010- 2015 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w