1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn tốt nghiệp hoàn thiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tại công ty tnhh sản xuất công nghiệp viet delta

124 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Khẩu Hàng Hóa Tại Công Ty Tnhh Sản Xuất Công Nghiệp Việt D.E.L.T.A
Tác giả Phạm Nguyễn Yến Sương
Người hướng dẫn ThS. Hà Ngọc Minh
Trường học Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp.HCM
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Văn Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Tp.HCM
Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 6,36 MB

Cấu trúc

  • 1. Khái niệm , bản chất của Thương mại điện tử (24)
    • 1.1 Khái niệm về Thương mại điện tử (24)
    • 1.2 Các đặc trưng của Thương mại điện tử (24)
  • 2. Lợi ích của Thương mại điện tử (26)
  • 3. Các hình thức hoạt động và giao dịch Thương mại điện tử (28)
    • 3.1 Các hình thức hoạt động Thương mại điện tử (28)
    • 3.2 Các hình thức giao dịch của Thương mại điện tử (31)
  • 4. Hình thái hợp đồng Thương mại điện tử (34)
  • 5. Thực trạng Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay (35)
    • 5.1 Tình hình về hạ tầng cơ sở cho Thương mại điện tử ở VN hiện nay (0)
    • 5.2 Các hoạt động liên quan đến Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay (43)
    • 1.1. Hình thức doanh nghiệp (51)
    • 1.2. Quá trình hình thành và phát triển (51)
    • 1.3. Ngành,nghề kinh doanh (52)
    • 2.1 Mục tiêu (52)
    • 2.2 Chức năng (53)
    • 2.3 Nhiệm vụ (53)
    • 3.1. Sơ đồ tổ chức (53)
    • 3.2. Chức năng của một số phòng ban (54)
  • 4. Loại hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của công ty (55)
  • 5. Đối tượng mua hàng chủ yếu của công ty (56)
  • 6. Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước (57)
    • 6.1. Trong nước (57)
    • 6.2. Ngoài nước (57)
  • 8. Định hướng trước mắt và lâu dài của công ty (2008-2020) (61)
    • 8.1. Giai đoạn củng cố công ty (2008-2010) (61)
    • 8.2. Giai đoạn phát triển công ty (2010-2015) (62)
    • 8.3. Giai đoạn phát triển và mở rộng công ty (2015-2020) (62)
  • 9. Quy trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa (63)
    • 9.1. Xây dựng mẫu hàng xuất khẩu trên website của công ty (63)
    • 9.2. Tìm kiếm , thu hút khách hàng và quảng bá sản phẩm của c.ty (63)
    • 9.3. Gửi mail marketing đến khách hàng (65)
    • 9.4. Thương lượng, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu (65)
      • 9.4.1. Thương lượng và đàm phán (65)
      • 9.4.2. Thực hiện hợp đồng (66)
    • 9.5. Kiểm tra thư tín dụng (L/C) (66)
      • 9.5.1. Giục người mua mở L/C hoặc thực hiện phần chuyển tiền trước (66)
      • 9.5.2. Kiểm tra L/C (66)
    • 9.6. Chuẩn bị nguồn hàng (67)
      • 9.6.1. Tập trung hàng (67)
      • 9.6.2. Bao gói sản phẩm (67)
    • 9.7. Kiểm tra hàng hóa (67)
      • 9.7.1. Đăng kí kiểm định hàng hóa (0)
      • 9.7.2. Kiểm dịch cho hàng xuất (69)
    • 9.8. Liên hệ đại lý hãng tàu lấy Booking note (69)
    • 9.9. Làm thủ tục hải quan và giao hàng cho phương tiện vận tải (69)
      • 9.9.1. Đổi Booking note lấy container rỗng (70)
      • 9.9.2. Khai và nộp tờ khai hải quan (70)
      • 9.9.3. Thanh lý hải quan và vào sổ tàu (74)
      • 9.9.4. Đóng thực xuất cho tờ khai (74)
    • 9.10. Lập bộ chứng từ thanh toán (75)
    • 9.11. Thanh toán cho nhà sản xuất trong nước (75)
    • 9.12. Giải quyết khiếu nại (75)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH (76)
    • 1. Vấn đề về website (76)
    • 2. Vấn đề về Marketing (77)
    • 3. Vấn đề về Chào hàng qua Email (77)
    • 4. Vấn đề về kỹ thuật công nghệ (77)
  • CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI VIỆT D.E.L.T.A. A/ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tại công ty Việt D.E.L.T.A (80)
    • I. Về hoạt động Thương mại điện tử:  Giải pháp Thương mại điện tử hiện tại – Thiết lập Website, tìm kiếm và (80)
      • 1/ Xây dựng trang web (80)
      • 2/ Marketing website (86)
      • 3/ Quảng cáo công ty qua Email (87)
      • 4/ Tham gia các hoạt động trực tuyến (88)
      • 2/ Chữ ký số - Ứng dụng Chữ ký số tham gia dịch vụ công trực tuyến (99)
        • 2.1 Chữ ký số (99)
        • 2.2 Ứng dụng Chữ ký số tham gia dịch vụ công trực tuyến (101)
    • II. Các giải pháp khác: 1/ Về hàng hóa (116)
      • 2/ Về nhân sự (117)
      • 3/ Về khả năng hoạt động của công ty (118)
      • 2. Khuyến nghị đối với Hải quan (122)
      • 3. Khuyến nghị đối với các bộ ngành liên quan (122)
  • KẾT LUẬN (8)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Song những vấn đề này lại hết sức quan trọng vì: Danh tiếng và thương hiệu được coi là tài sản quý giá và là vũ khí cạnh tranh hữu hiệu; Khả năng về tài chính, khả năng giữ được nhân viê

Khái niệm , bản chất của Thương mại điện tử

Khái niệm về Thương mại điện tử

Thương mại điện tử là hình thức mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua mạng máy tính toàn cầu Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL):

“Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây : bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ ; thỏa thuận phân phối ; đại diện hoặc đại lý thương mại ,ủy thác hoa hồng ; cho thuê dài hạn ; xây dựng các công trình ; tư vấn ; kỹ thuật công trình ; đầu tư ;cấp vốn ; ngân hàng ; bảo hiểm ; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng ; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh ; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển , đường không , đường sắt hoặc đường bộ.”

Như vậy , có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng , bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử Theo nghĩa hẹp Thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hành trên mạng máy tính mở như Internet Trên thực tế , chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điên tử

Thương mại điện tử gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử , giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng , chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử , vận đơn điện tử , đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế , tài nguyên mạng, mua sắm công cộng , tiếp thị trực tuyến với người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa ( ví dụ như hàng tiêu dùng , các thiết bị y tế chuyên dụng ) và thương mại dịch vụ ( ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin , dịch vụ pháp lý , tài chính ); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe , giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo ) Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm cuả con người.

Các đặc trưng của Thương mại điện tử

So với các hoạt động thương mại truyền thống ,Thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau: a/ Các bên tiến hành giao dịch trong Thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước

Trong thương mại truyền thống ,các bên gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo Các phương tiện viễn thông như: fax, telex,…chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để chuyển tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch

Thương mại điện tử cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn , tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội ngang nhau tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quen biết với nhau b/ Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn Thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới ( thị trường thống nhất toàn cầu) Thương mại điện tử trực tiếp tác động đến môi trường cạnh tranh toàn cầu

Thương mại điện tử càng phát triển thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp Thế giới Với Thương mại điện tử ,một doanh nhân dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản , Đức và Chilê…, mà không hề phải bước ra khỏi nhà , một công việc trước kia phải mất nhiều năm c/ Trong hoạt động giao dịch Thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể , trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng , các cơ quan chứng thực

Trong Thương mại điện tử, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực ….là những người tạo môi trường cho các giao dịch Thương mại điện tử Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử , đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch Thương mại điện tử d/ Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu ,còn đối với Thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường

Thông qua Thương mại điện tử ,nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành Ví dụ : các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng ; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính

Các trang web khá nổi tiếng như Yahoo!, America Online hay Google đóng vai trò quan trọng cung cấp thông tin trên mạng Các trang Web này đã trở thanh các “khu chợ” khổng lồ trên Internet Với mỗi lần nhấn chuột , khách hàng có khả năng truy cập vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau và tỷ lệ khách hàng vào hàng ngàn cửa hàng ảo khác nhau hay tỷ lệ khách hàng vào thăm rồi mua hàng là rất cao Người tiêu dùng đã bắt đầu mua trên mạng một số các loại hàng trước đây được coi là khó bán trên mạng Nhiều người sẵn sàng trả thêm một chút tiền còn hơn là phải đi tới tận cửa hàng Một số công ty đã mời khách may đo quần áo tên mạng, tức là khách hàng chọn kiểu, gửi số đo theo hướng dẫn tới cửa hàng (qua Internet) rồi sau một thời gian nhất định nhận được bộ quần áo theo đúng yêu cầu của mình Điều tưởng như không thể thực hiện được này cũng có rất nhiều người hưởng ứng

Các chủ cửa hàng thông thường ngày nay cũng đang đua nhau đưa thông tin lên Web để tiến tới khai thác mảng thị trường rộng lớn trên Web bằng cách mở cửa hàng ảo.

Lợi ích của Thương mại điện tử

Những lợi ích mà Thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp cụ thể như sau :

_Thu thập được nhiều thông tin: với việc tham gia vào môi trường Thương mại điện tử toàn cầu , doanh nghiệp có cơ hội được tiếp cận với nguồn thông tin đa dạng và khổng lồ qua đó có cơ hội lựa chọn các thông tin phù hợp nhất cho hoạt động kinh doanh của mình

_Giảm chi phí bán hàng , tiếp thị và giao dịch :

+ Thương mại điện tử giúp giảm chi phí văn phòng Điều quan trọng hơn , với góc độ chiến lược, là các nhân viên có năng lực giải phóng khỏi nhiều công đoạn , có thể tập trung phát triển vào công việc chính , đưa đến nhiều lợi ích to lớn lâu dài

+ Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị bằng phương tiện Internet web , một nhân viên bán hàng có thể giao dịch với rất nhiều khách hàng , catalogue điện tử trên web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời

+ Thương mại điện tử qua Internet web giúp các nhà xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch Trong những yếu tố cắt giảm , yếu tố thời gian là đáng kể nhất , vì việc nhanh chóng làm cho thông tin hàng hóa tiếp cận với khách hàng (mà không phải qua trung gian) có ý nghĩa sống còn đối với buôn bán và cạnh tranh buôn bán Ngoài ra ,việc giao dịch nhanh chóng sớm nắm bắt được nhu cầu của thị trường

_Tăng chất lượng phục vụ khách hàng : Sử dụng các tiện ích của Thương mại điện tử , doanh nghiệp có thể nhanh chóng cung cấp cho khách hàng các catalogue , brochure , bảng giá , Hợp đồng một cách gần như tức thời Bên cạnh đó với website bán hàng của mình , doanh nghiệp tạo điều kiện cho khách hàng có cơ hội lựa chọn sản phẩm phù hợp với đầy đủ các thông tin mà không cần thiết phải tới tận trụ sở hay xưởng sản xuất của doanh nghiệp

_Tăng doanh thu: Do một trong những đặc trưng của Thương mại điện tử là thị trường không biên giới nên chính vì thế giúp cho doanh nghiệp có cơ hội quảng bá thông tin sản phẩm , dịch vụ của mình ra thị trường toàn cầu qua đó giúp tăng số lượng khách hàng và tăng doanh thu Bên cạnh đó , với các tiện ích và công cụ hiệu quả của Thương mại điện tử sẽ giúp cho doanh nghiệp không còn thụ động ngồi chờ khách hàng đến mà sẽ chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng qua đó góp phần đẩy nhanh doanh thu của doanh nghiệp

_Tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp : Khi ứng dụng Thương mại điện tử khoảng cách về vốn , thị trường , nhân lực và khách hàng sẽ bị thu hẹp lại do bản thân doanh nghiệp đó có thể cắt giảm nhiều chi phí Hơn thế nữa , với lợi thế của kinh doanh trên mạng sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra bản sắc riêng về một phương thức mới khác với hình thức kinh doanh truyền thống

_ Xây dựng quan hệ với đối tác: Thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành viên tham gia vào quá trình thương mại: thông qua mạng (Internet /Web) các thành viên tham gia ( người tiêu thụ, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ…) có thể giao tiếp trực tiếp ( liên lạc “trực tuyến” ) và liên tục với nhau, có cảm giác như không có khoảng cách về địa lý và thời gian nữa; nhờ đó sự hợp tác và sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng một cách liên tục: các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc, toàn khu vực, toàn Thế giới và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn

_ Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức: Trước hết, Thương mại điện tử sẽ kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin tạo cơ sở cho phát triển kinh tế tri thức Lợi ích này có một ý nghĩa lớn đối với các nước đang phát triển: nếu không nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức thì sau khoảng một thập kỷ nữa, nước đang phát triển có thể bị bỏ rơi hoàn toàn Khía cạnh lợi ích này mang tính chiến lược công nghệ và tính chính sách phát triển cần cho các nước công nghiệp hóa.

Các hình thức hoạt động và giao dịch Thương mại điện tử

Các hình thức hoạt động Thương mại điện tử

a/ Thư tín điện tử (E-mail):

Giống như trao đổi thư từ bình thường , các đối tác ( Người tiêu thụ , Doanh nghiệp, các Cơ quan Chính phủ) sử dụng thư điện tử để gửi thông tin cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng , gọi là thư tín điện tử (electronic mail , gọi tắc là e-mail) Thư tín điện tử có tốc độ truyền nhanh , có thể gửi cùng một lúc một nội dung cho nhiều đối tượng vào mọi lúc , ở mọi nơi trên Thế giới , ngoài ra cước phí của thư điện tử lại thấp hơn nhiều so với gửi thư qua bưu điện và điện thoại b/ Thanh toán điện tử (Electronic payment):

Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử ( Electronic message) thay cho việc trao tay tiền mặt Việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản ,trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng , thẻ tín dụng v v đã quen thuộc lâu nay thực chất đều là các dạng thanh toán điện tử Với sự phát triển của Thương mại điện tử , thanh toán điện tử đã mở rộng sang lĩnh vực mới đáng đề cập là:

+Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắc là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử

+Tiền mặt Internet (Internet Cash)

Là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành ( Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng ) , sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet , áp dụng trong phạm vi cả một nước cũng như giữa các quốc gia Tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa , vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hóa” (Digital cash) Công nghệ đặc thù chuyên phục vụ mục đích này có tên gọi là

“mã hóa khóa công khai / bí mật” (Public / Private key Crytography) Tiền mặt Internet được người mua hàng mua bằng đồng nội tệ , rồi dùng Internet để chuyển cho người bán hàng

+Túi tiền điện tử ( Electronic purse: còn gọi tắt là “ví điện tử”)

Nói đơn giản là nơi để tiền mặt Internet mà chủ yếu là thẻ thông minh (Smart card , còn có tên gọi là thẻ giữ tiền :stored value card) Tiền được trả cho bất cứ ai đọc được thẻ đó Kỹ thuật của túi tiền điện tử về cơ bản là kỹ thuật “mã hóa khóa công khai / bí mật ” tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “tiền mặt Internet”

+Thẻ thông minh (Smart card)

Nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng ,nhưng ở mặt sau của thẻ , thay vì cho dải từ , lại là một chip máy tính điện tử có một bộ nhớ nhỏ để lưu trữ tiền số hóa Tiền ấy chỉ được “chi trả” khi người sử dụng và thông điệp (ví dụ xác nhận thanh toán hóa đơn) được xác thực là “đúng”

+ Giao dịch ngân hàng số hóa (Digital banking) và Giao dịch chứng khoán số hóa (Digital securities trading) :

Hệ thống thanh toán điện tử của Ngân hàng là một đại hệ thống : (1) Thanh toán giữa Ngân hàng với khách hàng (qua điện thoại , các điểm bán lẻ , các ki-ốt , giao dịch cá nhân tại nhà , giao dịch tại trụ sở khách hàng , giao dịch qua Internet , chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, vấn tin ) ,(2) Thanh toán giữa Ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị ) ,(3) Thanh toán trong nội bộ một hệ thống Ngân hàng ,(4) Thanh toán giữa hệ thống Ngân hàng này với hệ thống Ngân hàng khác c/ Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic data interchange):

Trao đổi dữ liệu điện tử (gọi tắt là EDI ) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng

“có cấu trúc” (structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác , giữa các công ty hay tổ chức đã thỏa thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người (gọi là dữ liệu có cấu trúc , vì các bên đối tác phải thỏa thuận từ trước khuôn dạng cấu trúc của các thông tin)

EDI này càng được sử dụng rộng rãi trên bình diện toàn cầu , chủ yếu phục vụ cho mua và phân phối hàng ( gửi đơn hàng , các xác nhận , các tài liệu , hóa đơn v v ) , nhưng cũng dùng cho các mục đích khác nữa như thanh toán tiền khám bệnh , trao đổi các kết quả xét nghiệm v.v…EDI chủ yếu được thực hiện thông qua các mạng ngoại bộ (extranet) và thường được gọi là “thương mại võng mạng” (net- commerce) Cũng có cả hình thức “EDI hỗn hợp” (Hybid EDI) dùng cho trường hợp chỉ có một bên đối tác dùng EDI, còn bên kia vẫn dùng các phương thức thông thường (như Fax , thư tín qua bưu điện)

EDI được áp dụng từ trước khi có Internet Khi ấy người ta dùng “mạng giá trị gia tăng” (Value Added Network : VAN) để liên kết các đối tác EDI với nhau ; cốt lõi của VAN là một hệ thống thư tín điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau và hoạt động như một phương tiện điện tử và tìm gọi Khi nối vào VAN , một doanh nghiệp có thể liên lạc được với hàng ngàn máy tính điện tử nằm ở hàng trăm thành phố trên khắp thế giới Nay EDI chủ yếu được thực hiện thông qua Internet

Thương mại điện tử qua biên giới (Crosss-border electronic commerce) về bản chất chính là trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) giữa các doanh nghiệp mà được thực hiện giữa các đối tác ở các quốc gia khác nhau, với các nội dung:

 Giao dịch gửi hàng (shipping)

Trên bình diện này, nhiều khía cạnh còn phải tiếp tục xử lý ,đặc biệt là buôn bán giữa các nước có chính sách ,và luật pháp thương mại khác nhau về căn bản, đòi hỏi phải có từ trước một dàn xếp pháp lý trên nền tảng thống nhất quan điểm về tự do hóa thương mại và tự do hóa việc sử dụng Internet Chỉ như vậy mới đảm bảo được tính khả thi , tính an toàn , và tính có hiệu quả cao của trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) d/ Giao dịch số hóa của các dung liệu (Digital Delivery of Content) :

Dung liệu (content) là các hàng hóa mà người ta cần đến nội dung của nó ( hay nói cách khác chính nội dung là hàng hóa ) mà không phải bản thân vật mang nội dung ,ví dụ như: tin tức , sách báo , nhạc , phim , các chương trình phát thanh , truyền hình , chương trình phần mềm Các ý kiến tư vấn , vé bán máy bay , vé xem phim , xem hát , hợp đồng bảo hiểm v v nay cũng được đưa vào danh mục các dung liệu

Trước đây dung liệu cũng được trao đổi dưới dạng hiện vật (Physical form) bằng cách đưa vào đĩa ,vào băng , in thành sách báo , thành văn bản , đóng gói bao bì chuyển đến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối (như cửa hàng , quầy báo v v ) để người sử dụng đến mua và nhận trực tiếp Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng , gọi là “giao gửi số hóa” (Digital delivery) Vì vậy , hiện nay các loại thông tin kinh tế và kinh doanh trên Internet đều rất phong phú ,và một nhiệm vụ quan trọng của công tác thông tin ngày nay là khai thác Web và phân tích tổng hợp các thông tin nhận được e/ Mua bán hàng hóa hữu hình (Retail of Tangible Goods):

Các hình thức giao dịch của Thương mại điện tử

Hình 1: Mô hình các giao dịch Thương mại điện tử

Trong Thương mại điện tử có ba chủ thể tham gia : Doanh nghiệp (Business - B) giữ vai trò động lực phát triển Thương mại điện tử , Người tiêu dùng (Customer - C) giữ vai trò quyết định thành công của Thương mại điện tử và Chính phủ (Government - G) giữ vai trò định hướng , điều tiết và quản lý Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch Thương mại điện tử chủ yếu sau:

+ Doanh nghiệp với Doanh nghiệp ( Business to Business - B2B)

+ Doanh nghiệp với Người tiêu dùng ( Business to Customer - B2C)

+ Doanh nghiệp với Cơ quan Chính phủ ( Business to Government - B2G) + Người tiêu dùng với Người tiêu dùng ( Customer to Customer – C2C)

+ Cơ quan Chính Phủ với Người tiêu dùng ( Government to Customer - G2C) + Các Cơ quan Chính phủ với nhau (Government to Government - G2G)

Trong các loại giao dịch nói trên thì giao dịch thương mại B2B và B2C là hai loại hình giao dịch Thương mại điện tử quan trọng nhất

Chính phủ Chính phủ Người tiêu dùng a/ Giao dịch Business to Business (B2B):

Hình 2: Các loại hình giao dịch B2B

Thương mại điện tử B2B là việc thực hiện các giao dịch giữa các Doanh nghiệp với nhau trên mạng Ta thường gọi là giao dịch B2B Các bên tham gia giao dịch B2B gồm : người trung gian trực tuyến (ảo hoặc click – and – mortar), người mua và người bán Các loại giao dịch B2B gồm : mua ngay theo yêu cầu khi giá cả thích hợp và mua theo hợp đồng dài hạn , dựa trên đàm phán cá nhân giữa người mua và người bán

Các loại giao dịch B2B cơ bản :

+ Bên bán – (một bên bán-nhiều bên mua) là mô hình dựa trên công nghệ

Web trong đó một công ty bán cho nhiều công ty mua Có 3 phương pháp bán trực tiếp trong mô hình này : Bán từ catalog điện tử , Bán qua quá trình đấu giá , Bán theo hợp đồng cung ứng dài hạn đã thỏa thuận trước Công ty bán có thể là nhà sản xuất hoặc click – and – mortar hoặc nhà trung gian thông thường là nhà phân phối hay đại lý

+ Bên mua – một bên mua-nhiều bên bán

+ Sàn giao dịch – nhiều bên bán-nhiều bên mua

+ Thương mại điện tử phối hợp – các đối tác phối hợp nhau ngay trong quá trình thiết kế chế tạo sản phẩm

Hiện nay Thương mại điện tử B2B phát triển với tốc độ rất nhanh ( chiếm tới trên 80% doanh số Thương mại điện tử trên toàn cầu ) và ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam, bởi nó hỗ trợ rất nhiều cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài, đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, ví dụ như doanh nghiệp có thể rút ngắn chu trình sản xuất nhờ kết hợp với các doanh nghiệp khác , mỗi bên chuyên môn hóa về một lĩnh vực , hay doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc tìm và mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của mình do doanh nghiệp mua nguyên vật liệu của nhà cung cấp là người bán hàng trực tuyến qua mạng Một trong những điển hình trên Thế giới thành công trong hoạt động theo mô hình B2B là Alibaba.com của Trung Quốc b/ Giao dịch Business to Customer (B2C):

Là thương mại giữa các Doanh nghiệp và Người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá hữu hình (như sách, các sản phẩm tiêu dùng ) sản phẩm thông tin hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá như phần mềm, sách điện tử và các thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử Một trong những công ty kinh doanh thành công trên Thế giới theo mô hình này là Amazon.com với việc kinh doanh bán lẻ qua mạng các sản phẩm như sách, đồ chơi, đĩa nhạc, sản phẩm điện tử, phần mềm và các sản phẩm gia đình c/ Giao dịch Business to Government ( B2G)

Thương mại điện tử giữa Doanh nghiệp và Chính phủ được hiểu chung là thương mại giữa các doanh nghiệp và khối hành chính công Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động có liên quan tới Chính phủ Hình thức này có thể phát triển nhanh chóng nếu như có một hệ thống quản lý thống nhất về thuế , thanh toán bằng tài khoản trực tiếp trên mạng Internet giữa Doanh nghiệp và Nhà nước Giao dịch B2G sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tránh gây phiền hà cho doanh nghiệp d/ Giao dịch Customer to Customer (C2C)

Là thương mại điện tử giữa các Cá nhân và Người tiêu dùng với nhau Đây cũng được coi là mô hình kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và ngày càng phổ biến Hình thái dễ nhận ra nhất của mô hình này là các Website bán đấu giá trực tuyến, rao vặt trên mạng Một trong những thành công vang dội của mô hình này là trang Web đấu giá eBay Được thành lập tháng 9/1995, hiện nay eBay là chợ đấu giá điện tử lớn nhất Thế giới dành cho việc mua bán các sản phẩm cho các khách hàng riêng lẻ và các doanh nghiệp nhỏ Trên eBay có tới 55 triệu sản phẩm nằm trong 50.000 danh mục ngành hàng với 157 triệu thành viên trên toàn Thế giới e/ Giao dịch Government to Customer (G2C)

Thương mại điện tử giữa Người tiêu dùng với các Cơ quan Chính phủ nhằm vào mục đích: các công nhân trả tiền cho các dịch vụ công cộng của Nhà nước như dịch vụ mua vé máy bay , mua vé tàu hoặc nộp thuế thu nhập cho Nhà nước hay các phí , lệ phí trả cho các dịch vụ khác ; còn Chính phủ thực hiện chi trả các khoản trợ cấp xã hội cho các cá nhân thông qua mạng Internet f/ Giao dịch Government to Government (G2G) :

Giao dịch này có diễn ra nhưng chiếm tỷ trọng rất ít ,không đáng kể.

Hình thái hợp đồng Thương mại điện tử

Thương mại điện tử bao quát cả giao dịch có hợp đồng và giao dịch không có hợp đồng Xét riêng về giao dịch có hợp đồng , thì do đặc thù của giao dịch điện tử , hợp đồng thương mại điện tử có một số điểm khác biệt so với hợp đồng thông thường (hợp đồng ở dạng văn bản):

 Địa chỉ pháp lý của các bên : ngoài địa chỉ địa lý , còn có địa chỉ e-mail , Mã doanh nghiệp

 Có các quy định về phạm vi thời gian , và phạm vi địa lý của giao dịch

 Có kèm theo các văn bản và ảnh miêu tả sản phẩm hoặc dung liệu trao đổi , và quy định trách nhiệm về các sai sót trong văn bản hoặc ảnh chụp

 Có các xác nhận điện tử (chứng nhận / xác thực : các giao dịch ( kể cả cơ quan chứng thực) về quyền truy cập và cải chính thông tin điện tử, và cách thực thi quyền này

 Có các quy định đảm bảo rằng giao dịch điện tử được coi là chứng cớ pháp lý về bản chất và ngày tháng giao dịch

 Có các quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử

 Có quy định về trung gian đảm bảo chất lượng (nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng).

Thực trạng Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay

Các hoạt động liên quan đến Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay

Từ năm 2006 đến nay, hoạt động tuyên truyền , phổ biến về Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ đem đến những lợi ích trực tiếp đối với Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam Bên cạnh đó, các Cơ quan quản lý chuyên ngành và doanh nghiệp cũng rất năng động trong việc đào tạo kiến thức chuyên sâu cũng như kỹ năng triển khai ứng dụng Thương mại điện tử cho Cộng đồng doanh nghiệp

Từ năm 2005 đến nay, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đã trực tiếp tổ chức trên 100 khoá huấn luyện về kỹ năng kinh doanh Thương mại điện tử cho các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau Việc huấn luyện và đào tạo được phối hợp chặt với các Sở Công Thương, Hiệp hội ngành hàng nên đã mang lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp trong việc tiếp thu các kiến thức Thương mại điện tử, phù hợp với đặc điểm, hình thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, các sàn Thương mại điện tử, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Thương mại điện tử cũng tích cực hỗ trợ các thành viên và khách hàng những kỹ năng, cách thức triển khai ứng dụng Thương mại điện tử trong doanh nghiệp Các đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này là: Cổng Thương mại điện tử quốc gia – ECVN (ecvn.com), Chợ điện tử (chodientu.com), vnemart.vn, gophatdat.com, v v b/ Tình hình ứng dụng Thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay:

Một trong những điểm sáng nhất về ứng dụng Thương mại điện tử của doanh nghiệp là tỷ lệ đầu tư cho phần mềm tăng trưởng nhanh , chiếm 46% trong tổng đầu tư cho Công nghệ thông tin của doanh nghiệp năm 2008 , tăng gấp 2 lần so với năm 2007 Trong khi đó đầu tư cho phần cứng giảm từ 55.5% năm 2007 xuống còn 39% vào năm 2008 Sự dịch chuyển cơ cấu đầu tư này cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đầu tư cho các phần mềm ứng dụng để triển khai Thương mại điện tử sau khi ổn định hạ tầng Công nghệ thông tin

Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng Internet đồng thời cho nhiều mục đích khác nhau 54% doanh nghiệp đã kết hợp sử dụng Internet cho ít nhất 4 mục đích trở lên Gần 20% doanh nghiệp đã tận dụng đồng thời 6 tới 7 mục đích sử dụng Internet Tuy vậy, 23% doanh nghiệp vẫn chỉ sử dụng Internet với 1 hoặc 2 mục đích Tỷ lệ này cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng được hết tiềm năng của Internet

Mục đích sử dụng Internet 2006 2007 2008

Giao dịch bằng thư điện tử 64.3% 80.3% 81.6%

Tuyển và nhận file dữ liệu 62.8% 68.3% 71.0%

Duy trì cập nhật Website 40.9% 46.7% 40.0%

Mua bán hàng hóa và dịch vụ 31.3% 38.1% 35.9%

Liên lạc với cơ quan nhà nước 22.1% 30.6% 24.8%

Bảng 2: Mục đích sử dụng Internet của Doanh nghiệp

Website là một kênh thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận với các doanh nghiệp khác Việc thành lập website trở thành một yêu cầu thiết yếu đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh , khẳng định tên tuổi và mở ra các cơ hội kinh doanh mới Theo thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, năm

2008, 45.3% doanh nghiệp có website, 4.1% doanh nghiệp sẽ xây dựng website trong tương lai; còn lại 50.6% doanh nghiệp không có và cũng không dự định xây dựng website

DN sẽ xây dựng website

Hình 4: Tỷ lệ Doanh nghiệp có website năm 2008

Có thể thấy việc xây dựng website hiện nay là tương đối đơn giản nên trong các năm gần đây số lượng doanh nghiệp có nhu cầu đã tiến hành xây dựng website, còn lại là các doanh nghiệp chưa có nhu cầu Tuy nhiên có thể dự đoán trong ngẳn hạn tỷ lệ doanh nghiệp có website sẽ đạt đến độ ổn định ở mức 45% – 50%

Doanh thu từ Thương mại điện tử đã rõ ràng và có xu hướng tăng đều qua các năm Có gần 75% doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu từ Thương mại điện tử chiếm trên 5% tổng doanh thu trong năm 2008 Mặt khác, chỉ 6% doanh nghiệp đánh giá doanh thu từ Thương mại điện tử có xu hướng giảm

Hình 5: Cơ cấu doanh thu từ Thương mại điện tử năm 2008

Nhu cầu về cán bộ chuyên trách về Thương mại điện tử rất cần thiết đối với những doanh nghiệp muốn ứng dụng Thương mại điện tử vào trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mình Điều này phản ánh rõ nhất ở các doanh nghiệp đã xây dựng website, tham gia sàn giao dịch Thương mại điện tử hoặc triển khai dự án ứng dụng Thương mại điện tử Theo thống kê của Bộ Công Thương, 34% doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử, với tỷ lệ trung bình 2.6 người trong mỗi doanh nghiệp Về hình thức đào tạo, đào tạo tại chỗ vẫn là lựa chọn phổ biến hơn cả với 56.4% doanh nghiệp, 30.3% doanh nghiệp áp dụng hình thức gửi nhân viên đi học, 7.8% tự mở lớp đào tạo cho nhân viên Tỷ lệ doanh nghiệp không có bất cứ hình thức đào tạo nào là 26.5%

Hình thức đào tạo tại chỗ được tất cả các doanh nghiệp với mọi quy mô áp dụng, hình thức gửi nhân viên đi học và mở lớp đào tạo hầu như chỉ được áp dụng trong các doanh nghiệp có trên 50 lao động Trong số các doanh nghiệp không triển khai bất cứ hình thức đào tạo nào về Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thì các doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ lệ cao Tuy nhiên, rất nhiều trường Đại học và Cao đẳng đã nắm bắt được nhu cầu của doanh nghiệp và đang triển khai các chương trình đào tạo chính quy liên quan tới Thương mại điện tử Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp trong tương lai, khi đội ngũ sinh viên được đào tạo chính quy về Thương mại điện tử ra trường sẽ là những nhân viên nòng cốt về Thương mại điện tử tại doanh nghiệp

Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực Thương mại điện tử trong doanh nghiệp năm

Mở lớp Gửi nhân viên đi học Đào tạo tại chỗ

Không đào tạo Hình thức đào tạo

Các con số thống kê cho thấy , đến thời điểm cuối năm 2008 nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã nhận thức rõ về tầm quan trọng của Thương mại điện tử đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và sẵn sàng ứng dụng Thương mại điện tử ở mức cao hơn trong thời gian tới

Tuy nhiên, bên cạnh đó, để doanh nghiệp thực sự ứng dụng được Thương mại điện tử vẫn còn tồn tại một số trở ngại nhất định Điều trở ngại lớn nhất trong ứng dụng Thương mại điện tử mà các doanh nghiệp đánh giá về vấn đề hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông trong các năm qua đã được cải thiện song vẫn còn một số sự cố như: đường truyền chậm, mạng bị ngắt, v v do đó chất lượng ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp Ngoài ra vẫn còn một số vấn đề về: pháp lý, môi trường xã hội và tập quán kinh doanh,…

Bảng sau minh họa kết quả khảo sát của Vụ Thương mại điện tử về đánh giá các tác động của Thương mại điện tử đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp - 2.78 2.9 2.91

Thu hút khách hàng mới 3.27 3.19 2.84 2.76

Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng 3.32 3.23 2.74 2.7

Tăng khả năng cạnh tranh 1 2.22 2.32 2.55

Giảm chi phí kinh doanh 3.09 2.45 2.48 2.51

Tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động 2.95 2.45 2.54 2.5

Có thể thấy trong nhận thức của doanh nghiệp về những tác động mà Thương mại điện tử mang lại, điểm số của hai tác động luôn được đánh giá cao trong các năm trước là “Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng” và “Thu hút khách hàng mới” đang giảm dần Trong khi đó, hai tác động ngày càng được doanh nghiệp đánh giá cao là “Xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho doanh nghiệp” và

“Tăng khả năng cạnh tranh” của doanh nghiệp Điều này phản ánh thực tế là cùng với việc ứng dụng Thương mại điện tử dần đi vào chiếu sâu, nhận thức của doanh nghiệp về tác động mà Thương mại điện tử đem lại cũng chuyển biến từ những tác động ngắn hạn và bên ngoài như “Mở rộng kênh tiếp xúc với khách hàng” và “Thu hút khách hàng mới”, sang các tác động có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài hơn là

“Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp” và “Tăng khả năng cạnh tranh”

Hình thức doanh nghiệp

Công ty TNHH Sản xuất công nghiệp Việt D.E.L.T.A là công ty tư nhân hai thành viên trở lên , trong đó người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Phạm Anh Thu với chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty được thành lập năm

2003 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 4102018597 của Sở Kế Hoạch và Đầu

Tư Tp.HCM cấp lần đầu ngày 03/11/2003 và lần 2 ngày 31/05/2004

 Tên công ty : CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VIỆT D.E.L.T.A

 Tên giao dịch:VIET D.E.L.T.A INDUCTRIAL CO.,LTD

 Tên viết tắt: VDELTA Co.,Ltd

 Địa chỉ trụ sở chính: 20/5 Đinh Bộ Lĩnh - P.24 - Q.Bình Thạnh - Tp.HCM

 Email :hximexco@hcm.vnn.vn

 Website: www.vdelta.com.vn

 Vốn điều lệ : 1.500.000.000 VNĐ (Một tỷ năm trăm triệu đồng)

 Ngoài ra,Chi nhánh Công ty TNHH sản xuất công nghiệp Việt D.E.L.T.A : Tên chi nhánh: Cửa hàng phụ tùng ô tô Bình Triệu Địa chỉ: 77/16B Quốc lộ 13 – P.26 – Q.Bình Thạnh – Tp.HCM

Ngành, nghề kinh doanh: Mua bán phụ tùng ô tô.

Quá trình hình thành và phát triển

Việt D.E.L.T.A được thành lập trên nền tảng từ phòng Xuất khẩu của công ty Hàng Xanh và là một trong sáu công ty trực thuộc hệ thống kinh doanh Xuất nhập khẩu Hàng Xanh Thành lập từ năm 2003, hoạt động chủ yếu ban đầu của công ty là nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về và phân phối lại cho các công ty trong nước Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là hàng thủ công mỹ nghệ làm từ gỗ Đến đầu năm 2004 , hàng xuất khẩu mang lại những hiệu quả nhất định vì vậy công ty quyết định mở rộng mặt hàng xuất khẩu sang hàng nông sản , thủy sản và hàng công nghiệp khác

Giai đoạn 2003 - 2007 là giai đoạn quan trọng để xây dựng và hình thành công ty Các hoạt động chính của công ty trong giai đoạn này:

 Xây dựng đội ngũ nhân viên công ty ở các phòng ban ổn định

 Xây dựng , định hướng mặt hàng cho công ty

 Tìm hiểu thông tin và phân loại thị trường xuất - nhập khẩu

 Xây dựng quan hệ giao dịch với một số đối tác và khách hàng thân thiết trong và ngoài nước

 Xây dựng hệ thống cơ chế hoạt động cho công ty.

Ngành,nghề kinh doanh

 Sản xuất bố thắng (đệm phanh) , giấy nhám , ống Inox các loại (không luyện kim đúc, xi mạ điện)

 Tư vấn đầu tư , chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp

 Mua bán nông sản ; thủ công mỹ nghệ ; các sản phẩm công nghiệp nhẹ ; vật tư , nguyên vật liệu , máy móc thiết bị phụ tùng dân dụng và công nghiệp ; thiết bị và phụ tùng ô tô , đồng hồ , phụ tùng vật tư ngành các âm , cách nhiệt , ngành dệt , cao xu xốp , phụ tùng , thiết bị ngành điện lạnh , cơ khí ; thiết bị linh kiện nghe , nhìn điện tử , máy vi tính thiết bị , linh kiện phòng cháy chữa cháy ; thiết bị máy cắt và dĩa mài ; trang thiết bị y tế , mỹ phẩm , hóa chất phục vụ nông nghiệp (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh)

 Dịch vụ vệ sinh công nghệp , xử lý môi trường nước thải , khí thải

 Xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng các công trình dân dụng và công nghiệp

2 Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của công ty:

Mục tiêu

Công ty được thành lập để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất và kinh doanh các loại sản phẩm theo các chức năng và ngành nghề đăng ký kinh doanh được cấp phép Đồng thời nhằm nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu thu tối đa các khoản lợi nhuận hợp lý , tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động , đóng góp cho Ngân sách Nhà nước và không ngừng phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.

Chức năng

Thực hiện việc kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa trong và ngoài nước nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội đang ngày càng tăng , góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất hàng hóa trong nước , thúc đẩy quá trình kinh tế phát triển và tăng tích lũy cho thu nhập của công ty.

Nhiệm vụ

Tổ chức tốt việc nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước , xây dựng và thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp và các kế hoạch có liên quan nhằm đáp ứng năng lực sản xuất kinh doanh của công ty Đảm bảo thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế đầy đủ , làm tròn nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách theo đúng quy định Nhà nước

Luôn chủ động tìm nguồn nguyên liệu , tìm kiếm khách hàng , tìm các biện pháp để mở rộng phạm vi và nâng cao quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường

Tự trang bị và đổi mới công nghệ sản xuất , mở rộng quy mô sản xuất , nâng cao chất lượng sản phẩm

Tích lũy để tái đầu tư hoặc đầu tư mới , nâng cấp và mở rộng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất , kinh doanh

3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty:

Chức năng của một số phòng ban

Là cơ quan đầu não thực hiện các chức năng quản trị , chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng quy định của Pháp luật Giám đốc làm việc theo nguyên tắc cùng bàn bạc thống nhất với các trưởng phòng để đề ra những chiến lược kinh doanh và định hướng kế hoạch phát triển trong tương lai của công ty b) Phòng xuất khẩu:

 Thực hiện công tác đối ngoại , tìm kiếm thị trường , tìm kiếm khách hàng Bộ phận Ngoại thương kết hợp với Bộ phận Thu mua tìm kiếm nhà cung cấp trong nước

 Tính toán đầy đủ , chính xác giá cả các mặt hàng , các khoản chi phí : gửi mẫu , công tác , đóng gói bao bì , vận chuyển , cước tàu , phí giao nhận , bảo hiểm…Báo gía cho khách hàng theo giá FOB , CNF , CIF

 Hòan thành các chứng từ xuất khẩu cần thiết : lập tờ khai xuất khẩu , C/O, P/L, C/I… để việc nhận tiền thanh toán được nhanh chóng

 Phối hợp với bộ phận kế toán để thực hiện việc thanh toán cho nhà cung cấp trong nước đúng thời hạn

 Phối hợp với bộ phận Giao nhận thực hiện việc giao nhận đúng thời hạn trong hợp đồng c) Phòng nhập khẩu:

 Phối hợp với bộ phận kinh doanh để tính toán mặt hàng cần nhập khẩu với khối lượng , trị giá hợp đồng , nhập khẩu theo phương thức nào , phương thức thanh toán giá nhập khẩu : FOB , CNF , CIF

 Giao dịch đàm phán với khách hàng , tìm hiểu các mặt hàng trên thị trường khu vực kinh doanh

 Hỗ trợ nhân viên kế toán nắm rõ thông tin: số lượng hàng hóa , hàng tồn kho, công nợ…và đối chiếu công nợ với khách hàng quý

 Phối hợp với bộ phận giao nhận để xem , lựa chọn mã số code hàng hóa , mã thuế nhập khẩu , thuế suất VAT nhập khẩu ; tính toán các loại thuế suất nhập khẩu và hoàn tất các thủ tục nhập khẩu cần thiết: hợp đồng , L/C , C/O , P/L , B/L , C/I,… d)Phòng kế toán:

Thu tiền hàng tháng trước hoặc trả sau , mở sổ chi tiết theo dõi công nợ khách hàng trong nước , công nợ tạm ứng chi phí làm hàng , theo dõi tình hình thực hiện tín dụng với khách hàng trong nước

Thực hiện các báo cáo tài chính , thống kê , hoạch toán kế toán , quyết toán chi phí , phương án làm hàng và thanh toán , báo kết quả kinh doanh và công tác tài chính cho công ty e)Bộ phận giao nhận xuất nhập khẩu:

 Tiến hành xem xét hàng hóa xuất nhập khẩu tương ứng với ”Mã số hàng hóa” , để khai báo vào Tờ khai Hải quan cho chính xác

 Phối hợp với bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu , bộ phận kế toán kiểm tra chính xác và đầy đủ bộ chứng từ trước khi làm thủ tục xuất nhập ở Hải quan cảng

 Phối hợp với bộ phận kinh doanh để giao nhận hàng và đóng gói , kiểm tra số lượng hàng tại cảng đúng thời hạn

 Tiến hành làm bộ thủ tục xuất nhập khẩu và nộp khai báo hải quan trong thời gian sớm nhất , để cho việc xuất và nhận hàng đúng thời hạn

 Sau khi xuất và nhận hàng xong , nhân viên giao nhận hoàn tất bộ chứng từ đầy đủ chính xác : Tờ khai (Hải quan xác nhận đã hoàn tất) , C/O , P/L ,… bàn giao cho bộ phận kế toán và trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu liên quan.

Loại hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của công ty

 Mặt hàng trong nước có khả năng sản xuất , chế biến được

 Mặt hàng được chế biến sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước

 Mặt hàng đã được xuất khẩu ra nước ngoài (thông tin từ các Cảng hay Hải quan) và được Nhà nước cho phép xuất khẩu

 Mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ trên thị trường các nước trên Thế giới Nói cách khác, mặt hàng này có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tìm mua và “nhập khẩu” thường xuyên, lâu dài

 Mặt hàng được ưu đãi về thuế: Hiệp thương về Thương mại giữa Việt Nam với các nước trên Thế giới

 Nhóm / ngành hàng xuất khẩu liên quan tới : nông sản

 Nông sản chủ yếu là các mặt hàng có khả năng xuất khẩu cao như : tinh bột sắn , cơm dừa , tinh dầu dừa ,… hay một số mặt hàng đặc biệt như : hải sâm, rong biển,…

 Ngoài ra các ngành hàng xuất khẩu của công ty có thể được mở rộng như : thủ công mỹ nghệ may mặc,… Điển hình một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty:

+ Mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu:

 Sản phẩm mây tre lá

 Sản phẩm lụa : tranh thêu, túi xách

 Sản phẩm gỗ : máy bay gỗ, nội thất gỗ, thuyền gỗ, guốc, tranh ghép nổi, tranh ghép phẳng

 Sản phẩm cói : nón rơm

 Sản phẩm khác: đèn lòng , gốm sứ, nhựa

+ Mặt hàng nông sản xuất khẩu: Bưởi, Chôm chôm bóc vỏ tách hạt đông lạnh, Chôm chôm đông lạnh, Chôm chôm nước đường đóng hộp, Cơm dừa, Da lợn phơi khô da thuộc, Dầu vỏ điều, Dây thun cao su khoanh, Dứa, Gừng muối, Gừng tươi, Hoa héo khô, Hồng quả khô, Khoai lang, Mè đen, Nấm rơm các loại, Đậu nành, Đậu phụng khô, Nhãn quả khô, Phế liệu tơ tằm các loại, Rau quả khô, Thanh long quả tươi, Tinh bột gạo, Tinh bột sắn, Tính quặng ilment (sa khoáng dạng hạt), Tính quặng sulfu , Tơ tằm , Vải thiều , Vỏ quế khô , Xơ dừa.

Đối tượng mua hàng chủ yếu của công ty

Trong quá trình hoạt động kinh doanh xuất khẩu, đối tượng kinh doanh là một trong những yếu tố quyết định khả năng giao dịch với khách hàng thành công

_Các khách hàng thuộc dạng : nhà máy , doanh nghiệp phân phối (siêu thị) có nhu cầu về các ngành hàng nông sản,…

_Các đối tượng kinh doanh khác như : xí nghiệp dược phẩm , xí nghiệp chế biến , các đối tượng này có nhu cầu nhập khẩu một số mặt hàng đặt trưng như : hải sâm , rong biển,…

_Tất cả các công ty, xí nghiệp , nhà máy , doanh nghiệp “đầu nậu”,… ở nước ngoài có khả năng tiêu thụ mạnh các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam và có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thuộc nhóm ngành hàng nông sản

_Chủ yếu ở các công ty , nhà máy , xí nghiệp ,…ở cấp độ phân phối số một , tức là những công ty nhập khẩu hàng hóa để tiêu thụ “trực tiếp” hay chế biến , sản xuất, đối tượng này thường có nguồn tài chính mạnh , khả năng nhập khẩu thường xuyên , không đòi hỏi “chiết khấu” hay “down” giá và có khả năng nhập khẩu hàng hóa thường xuyên hơn.

Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước

Trong nước

Là các công ty cùng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ , nông sản và có nguồn cung cấp ổn định…Thế mạnh ở các công ty này là có kinh nghiệm lâu đời và nguồn huy động vốn dồi dào, do đó họ dễ dàng cung cấp một lượng hàng hóa lớn cho những hợp đồng lớn theo yêu cầu từ phía đối tác và có giá trị lâu dài Đối với những công ty có hình thức kinh doanh giống như Việt D.E.L.T.A, lợi thế về vốn giúp cho họ có được nguồn hàng nhanh chóng và đầy đủ vì họ có khả năng ứng trước cho nhà cung cấp trong nước khoảng 80% giá trị hợp đồng mua bán hàng nội Ngoài ra , một số công ty vừa tự sản xuất vừa xuất khẩu có lượng hàng hóa ổn định và giá cả ít biến động Hơn nữa, việc đầu cơ nguyên vật liệu luôn được họ quan tâm và đầu tư Do đó, khi giá xuống thấp, họ có khả năng gom một lượng nguyên vật liệu lớn để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, đến khi giá lên cao thì họ không cần vội vàng mua nguyên vật liệu vì đã có nguồn sản lượng cần thiết và đủ cho việc sản xuất Những công ty như trên đều là những đối thủ mạnh của Việt D.E.L.T.A – một công ty mới kinh doanh với mô hình nhỏ.

Ngoài nước

Đối với các nước có truyền thống lâu đời về mặt hàng thủ công mỹ nghệ như : Trung Quốc , Ấn Độ…và các nước có điều kiện khí hậu thích hợp cho mặt hàng nông sản như : Thái Lan (là đối thủ mạnh về tinh bột sắn) , Indonexia , Malayxia , Skilanka (đối thủ mạnh về cơm dừa)… thì chất lượng hàng hóa ở các nước này cao hơn hẳn chất lượng ở nước ta và còn có uy tín trên thị trường Hơn thế nữa , trong thời gian này , tình hình lạm phát trong nước làm cho giá cả tăng cao liên tục và không ổn định , đây chính là điểm bất lợi trong cạnh tranh của Việt D.E.L.T.A nói riêng và của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung

Ngoài ra, đối thủ của Việt D.E.L.T.A cũng bao gồm những doanh nghiệp lớn nhỏ và có danh tiếng, thương hiệu trên các sàn giao dịch trực tuyến B2B trong và ngoài nước Các doanh nghiệp này đa phần là những doanh nghiệp có kinh nghiệm kinh doanh trên mạng Internet, thành thạo và có tầm nhìn sâu trong việc ứng dụng Thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh Ngoài những “bạn hàng mối” quen thuộc, những doanh nghiệp này không dễ dàng bỏ qua các thị trường hấp dẫn khác mang lại nhiều lợi nhuận cho họ

7.Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây: Đơn vị tính: USD

Bảng 4 : Kim ngạch xuất nhập khẩu trong 3 năm 2006, 2007, 2008 và quý 1 năm 2009

Qua số liệu thống kê ở bảng trên ta nhận thấy được hoạt động chủ yếu ở công ty là nhập khẩu Trị giá nhập khẩu cao nhất qua các năm là 1384091.5 USD chiếm 73.64 % trong năm 2008 Những năm gần đây , do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong nước tăng cao, nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu đó, Việt D.E.L.T.A đã không ngừng tìm kiếm đối tác ở nước ngoài , nhập khẩu những mặt hàng từ nước ngoài về một mặt nhằm cung cấp cho các nhu cầu trong nước , mặt khác , nhập khẩu mang lại nhiều doanh thu cho công ty

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Quí 1 năm 2009

Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng

Về kim ngạch xuất khẩu trong năm 2008 lại mang xu hướng xấu hơn Cuộc khủng hoảng nền kinh tế Mỹ đầu năm 2008 (ngày 21/01) đã chính thức lan ra thị trường Thế giới Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này đến Việt Nam là không tránh khỏi (Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2009 đạt 36,54 tỷ USD, giảm 25,3% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 18,46 tỷ USD, giảm 1,1%; kim ngạch nhập khẩu là 18,08 tỷ USD, giảm 40,2% Tháng 4/2009, cán cân thương mại chuyển sang trạng thái nhập siêu 1,18 tỷ USD) Và vì vậy , công ty Việt D.E.L.T.A cũng không ngoại lệ Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm hoạt động xuất khẩu của công ty trở nên khó khăn hơn so với năm 2007 và năm 2006 Bằng chứng cho điều này , ta có thể thấy , trị giá xuất khẩu của công ty năm 2008 sụt giảm 121244.26 USD so với năm 2006 và 140453.2 USD so với năm 2007

Tình hình hoạt động kinh danh xuất khẩu của công ty ở Quý 1 năm 2009 cũng chưa khả quan hơn tình hình năm 2008 và chỉ bằng 21.4 % so với năm 2008 Nhận thấy , tình hình xuất khẩu Quý 1 năm 2009 cũng chỉ ở mức ngang bằng năm

2008 và sẽ có xu hướng suy giảm nếu công ty không có chiến lược ngăn chặn hay giảm bớt ảnh hưởng tình hình khủng hoảng kinh tế từ bên ngoài và hoạch định chiến lược kích thích hoạt động kinh doanh của công ty Trị giá nhập khẩu Quý 1 năm 2009 so với trị giá nhập khẩu năm 2008 là 346022.87 USD / 1384091.5 USD tức tình hình nhập khẩu Quý 1 năm 2009 bằng 25 % so với năm 2008 và có xu hướng tăng Trị giá nhập khẩu của công ty ngày càng tăng là vì sau nhiều năm hoạt động trong nghề , công ty đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báo, xây dựng và hình thành uy tín cho mình qua cách thức thực hiện các hợp đồng kinh doanh nghiêm túc và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao

Tình hình nhập khẩu của công ty ngày càng tăng trưởng đó là điều đáng mừng cho doanh thu của công ty , nhưng vì đất nước ta vẫn còn tình trạng nhập siêu (Hết tháng 12 năm 2008, nhập siêu của Việt Nam là 18,03 tỷ USD đạt con số kỷ lục từ trước đến nay, tăng 27,7% so với con số 14,12 tỷ USD của năm 2007)

Do đó , để góp phần cho công cuộc phát triển nền kinh tế chung , công ty cần tập trung hơn nữa và cần có nhiều chiến lược hơn nữa cho hoạt động xuất khẩu của mình

Bảng 5 : Tỷ trọng các ngành hàng xuất khẩu trong 3 năm 2006,

2007,2008 và Quý 1 năm 2009 Đơn vị tính: USD

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Quý 1 năm 2009

Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Thủ công mỹ nghệ

Công ty Việt D.E.L.T.A xuất khẩu các mặt hàng Thủ công mỹ nghệ , hàng Nông sản và Thủy - Hải sản Tuy nhiên , do mặt hàng Thủy - Hải sản khó cạnh tranh trên thị trường, ít lợi nhuận nên công ty đã không còn kinh doanh mặt hàng này nữa từ đầu năm 2009 Hơn nữa , công ty cũng muốn tập trung hơn cho công việc kinh doanh của mình vào hai mặt hàng chính mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty là hàng Thủ công mỹ nghệ và hàng Nông sản Từ bảng trên ta có thể thấy , trị giá hàng Thủy - hải sản giảm dần qua các năm và thấp nhất trong 3 ngành hàng xuất khẩu của công ty Năm 2008 , ngành hàng này tiếp tục giảm so với năm 2007 với mức chênh lệch là 46250.86 USD và so với năm 2006 với mức chênh lệch khá cao là 96753.84 USD Trước những suy giảm của tình hình xuất khẩu ngành hàng này cùng với những khó khăn của công ty , công ty đã đi đến quyết định tạm ngưng hoạt động xuất khẩu Thủy - Hải sản

Các số liệu thống kê từ bảng trên thể hiện sự nổi trội ở trị giá xuất khẩu của hàng Nông sản Ngành hàng này tăng cao từ năm 2007 là 160472.02 USD lên 307878.40 USD năm 2008 tương đương với mức tỷ lệ là 91.86 % Đặc biệt , chỉ trong vòng quý 1 năm 2009 , sản lượng hàng nông sản đã vượt lên mức 318622.87 USD , hơn cả năm 2008 là 10744.47 USD Điều này là điều đáng mừng cho hàng Nông sản của công ty Tuy nhiên khi nhìn lại trị giá hàng Nông sản năm 2006 so với năm 2007 có sự sụt giảm 46014.98 USD, chứng tỏ sự bất ổn định trong việc xuất khẩu hàng Nông sản Để công ty ngày một phát triển vượt bậc và có uy tín trên thị trường rất cần đến sự cố gắng , tích cực trong công việc của toàn bộ nhân viên ở bộ phận xuất khẩu cùng với sự quản lý , định hướng chiến lược hoạt động rõ ràng, đúng hướng của ban Lãnh đạo công ty

Bên cạnh đó vẫn còn những điểm đáng lo ngại cho ngành hàng Thủ công mỹ nghệ Trị giá hàng xuất năm 2007 trong ngành hàng này là 330477.03 USD đã dẫn đầu về số lượng so với hai ngành hàng còn lại Nhưng sang năm 2008 , trị giá lại tuột giảm xuống 241308.71 USD tức chỉ còn 89168.32 USD Mức chênh lệch quá lớn kéo theo sự sụt giảm về tỷ lệ lên tới 73.02 % Đến Quý 1 năm 2009 , trị giá ngành hàng này lại giảm tiếp và chỉ có 27400 USD , bằng 33.2 % cả năm 2007 nếu tình hình cứ tiếp tục đều đặn trong 3 Quý kế tiếp với mỗi Quý là 8.3 % Do vậy để ngăn chặn việc suy giảm thêm nữa trong ngành hàng Thủ công mỹ nghệ , công ty nên có những kế hoạch thích hợp để kích thích ngành hàng này phát triển hơn nữa và tiếp tục giữ vị trí hàng đầu trong các ngành hàng xuất khẩu của công ty như năm

2007 Nếu tiếp tục phát triển kinh doanh , ngành hàng này sẽ mang lại lợi nhuận rất cao cho công ty Cho nên , công ty cần củng cố lại nguồn vốn và sử dụng vốn cho thật thích hợp để tập trung thêm cho ngành hàng này

Định hướng trước mắt và lâu dài của công ty (2008-2020)

Giai đoạn củng cố công ty (2008-2010)

Nền kinh tế Việt Nam bước vào năm 2008 với nhiều yếu tố không thuận lợi trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế Thế giới Kể từ cuối năm

2007, giá dầu thô và nhiều loại vật tư, lương thực trên thị trường Thế giới tăng đột biến ; kinh tế tăng trưởng chậm lại trên phạm vi toàn cầu ; tình hình lạm phát trên phạm vi toàn cầu có dấu hiệu tăng lên ngay từ quý IV năm 2007 và tiếp tục gia tăng trong những tháng đầu năm 2008 Những diễn biến trên đã tác động không nhỏ đến kinh tế của hầu hết các nước đang phát triển , trong đó có Việt Nam Về bối cảnh kinh tế trong nước , xu hướng gia tăng mạnh của giá cả , nhập siêu , tổng phương tiện thanh toán xuất hiện từ cuối năm 2007 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại ; thiên tai , dịch bệnh diễn biến phức tạp đã gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân

Những diễn biến của Thế giới nói chung và của đất nước nói riêng đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển và tồn tại của công ty Việt D.E.L.T.A Trong bối cảnh đó công ty đã cố gắng duy trì và củng cố quy trình kinh doanh của mình bằng cách thiết lập các hoạt động sau:

 Tiếp tục củng cố các nhóm hàng đã và đang kinh doanh với khách hàng

 Sắp xếp và chuyên môn hoá các công việc cho các nhân viên xuất nhập khẩu

 Tìm hiểu thông tin ở thị trường nước ngoài và nhu cầu thị trường trong nước; tiến hành xâm nhập thị trường và tìm kiếm khách hàng , đối tác kinh doanh.

Giai đoạn phát triển công ty (2010-2015)

Các định hướng hoạt động nhằm phát triển công ty trong giai đoạn này chủ yếu là :

 Tiếp tục phát triển các nhóm hàng đã và đang kinh doanh với khách hàng

 Tìm kiếm thêm thông tin về các chủng loại hàng xuất nhập khẩu và thông tin nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước để phát triển thị trường xuất nhập khẩu của công ty

 Xây dựng và củng cố đội ngũ nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu hoàn chỉnh theo phân nhóm mặt hàng tương ứng với khách hàng giao dịch

 Tìm kiếm đối tác để xây dựng Nhà máy sản xuất bố thắng hay tìm kiếm địa điểm để cho thuê làm nhà máy…

Giai đoạn phát triển và mở rộng công ty (2015-2020)

Các định hướng hoạt động nhằm phát triển và mở rộng công ty trong giai đoạn này :

 Phấn đấu nằm trong top các doanh nghiệp xuất khẩu lớn của Việt nam

 Ổn định và tiếp tục phát triển các nhóm hàng đã và đang kinh doanh với khách hàng

 Phát triển mạnh đội ngũ nhân viên kinh doanh, phát triển và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thúc đẩy hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty

 Tìm kiếm thêm thông tin về cách chủng loại hàng và thông tin nhu cầu khách hàng trong nước để phát triển thị trường phân phối sĩ - lẻ của công ty

 Ổn định và phát triển hệ thống sản xuất bố thắng.

Quy trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa

Xây dựng mẫu hàng xuất khẩu trên website của công ty

Quá trình thu thập những hình ảnh về sản phẩm được các nhân viên công ty Việt D.E.L.T.A thực hiện bằng cách chụp tất cả hình ảnh các loại sản phẩm liên quan (ở các Showroom , Hội chợ , Nhà xưởng ,…) đưa lên trang web và lưu theo từng chủng loại mặt hàng vào từng thư mục Hiện nay địa chỉ website của công ty: www.vdelta.com.vn , tại đây trưng bày các mẫu hàng thủ công mỹ nghệ như: sản phẩm mây tre lá; sản phẩm lụa: tranh thêu, túi xách; sản phẩm gỗ: máy bay gỗ, thuyền gỗ, tranh ghép nổi, tranh ghép phẳng; sản phẩm khác: đèn lòng, gốm sứ, guốc, nón rơm

Trên đây là một vài trong số những hình ảnh về hàng thủ công mỹ nghệ mà khách hàng có thể nhìn thấy ở trang chủ khi vào website của công ty.

Tìm kiếm , thu hút khách hàng và quảng bá sản phẩm của c.ty

Khuếch trương sản phẩm trên mạng có thể coi là một hình thức tiếp thị có mục tiêu , nhằm lôi kéo người mua hàng có nhu cầu đặc biệt đối với sản phẩm cuả doanh nghiệp đến với website đã mở trên mạng

Công ty Việt D.E.L.T.A chọn các website cổng thông tin thương mại điện tử B2B (hay còn gọi là sàn giao dịch thông tin thương mại điện tử B2B) trong và ngoài nước giúp công ty thúc đẩy và hỗ trợ phát triển kinh doanh như: chắp mối và giới thiệu bạn hàng, cung cấp thông tin, hướng dẫn và tư vấn cho công ty

Công việc tìm kiếm được các nhân viên trong công ty thực hiện qua các bước:

 Đăng nhập vào trang giao dịch trực tuyến, trang web mua bán hàng hóa

 Click vào mục ”Đăng ký thông tin”( Registration form) trong “Cơ hội giao thương”( ETO)

 Điền đầy đủ các thông tin về: Tiêu đề cần bán (Title), Tên công ty (Company’s name), Địa chỉ ( Address), Người liên hệ (Contact), Điện thoại (Phone), Email, Website, Loại hình (Type): Mua (Buying), Bán (Sale), Tìm đối tác (Partner searching), Mời thầu (Biding), Sản phẩm (Products), Mô tả sản phẩm ( Description)

 Sau khi điền đầy đủ thông tin nhấp vào nút “Đăng ký” ( Register)

Những thông tin do nhân viên Việt D.E.L.T.A cung cấp sẽ được Phòng biên tập thông tin doanh nghiệp của sàn giao dịch B2B biên tập để đưa lên website: Thông tin doanh nghiệp, mô tả sản phẩm và giá cả đầy đủ

Khi đăng ký trở thành doanh nghiệp thành viên của web, tùy theo từng web sẽ phân loại các doanh nghiệp thành viên ( VIP, Basic và Free,…tùy theo quy định từng web) nhằm phục vụ quyền lợi tốt hơn và phù hợp hơn với từng loại thành viên theo từng mức độ: Đăng số lượng sản phẩm trên gian hàng online, đăng tin chào mua, đăng tin chào bán, đăng tin cơ hội kinh doanh, được cung cấp thông tin chào hàng (mua / bán) mỗi tháng,…

Cứ mỗi nhân viên ngoại thương sẽ được cung cấp một máy vi tính phục vụ cho việc đăng ký thông tin, gửi mail và kiểm tra mail thường xuyên Địa chỉ các website B2B ở nước ngoài, ngoài trang web nổi tiếng www.alibaba.com , nhân viên công ty dễ dàng tìm thấy các trang web khác bằng cách vào thư mục www.google.com và tìm bằng từ khóa “B2B trade page” hoặc “B2B trade lead”… để đăng ký Hiện nay, ở Việt nam có một số sàn giao dịch Thương mại điện tử B2B mà công ty đăng ký tham gia làm thành viên như: http://www.b2btrade.biz , http://www.bizviet.net , http://www.e-vietnamlife.com , http://www.export.com.vn, http://www.ACEvn.com , http://www.bvom.com

Gửi mail marketing đến khách hàng

Mail marketing là một hình thức mà nhân viên ngoại thương sử dụng để gửi đến cho khách hàng những thông tin về sản phẩm, về giá cả… nhằm thúc đẩy và đưa khách hàng đến quyết định thực hiện hợp đồng kinh doanh với công ty

Công việc này không kém phần quan trọng Nó đòi hỏi nhân viên ngoại thương cần sự chính xác, ngắn gọn rõ ràng trong nội dung , thể hiện việc thực hiện một công việc kinh doanh của mình là nghiêm túc và có uy tín nhằm tạo lòng tin ở khách hàng Trong mail , nhân viên ngoại thương không quên việc ký và ghi tên đầy đủ , chức vụ , công ty , địa chỉ , số điện thoại , fax , địa chỉ email… giúp người nhận có thể lựa chọn cách liên lạc với nhân viên ngoại thương theo cách thuận tiện nhất cho họ để biết thêm thông tin về sản phẩm

Trong quá trình liên lạc với nhân viên ngoại thương nhằm muốn biết rõ thêm về sản phẩm, có một vài khách hàng muốn sờ, ngắm sản phẩm một cách trực tiếp

Vì vậy nhân viên ngoại thương yêu cầu nhà cung cấp gửi hàng mẫu cho công ty; sau đó nhân viên gửi hàng mẫu đó cho khách hàng theo yêu cầu về: kích thước , trọng lượng , khối lượng… qua đường bưu điện hay dịch vụ chuyển phát nhanh Phí chuyển mẫu phụ thuộc vào cuộc thương lượng giữa hai bên, nhưng đa phần là khách hàng chi trả.

Thương lượng, đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu

9.4.1 Thương lượng và đàm phán:

Sau khi tạo được lòng tin ở khách hàng cũng như hài lòng về mẫu hàng mà công ty đã gửi và dẫn đến ý định mua hàng , khách hàng sẽ tiến hành trả lời mail của nhân viên ngoại thương hoặc tìm cách liên lạc với nhân viên ngoại thương Quá trình thương lượng và đàm phán về giá cả diễn ra sau khi khách hàng đồng ý mua hàng Có nhiều cách đàm phán và thương lượng với khách hàng ở Việt D.E.L.T.A như : thương lượng qua mail, chat ; điện thoại , fax ; hoặc đối với những hợp đồng lớn và quan trọng khách hàng sẽ tổ chức một cuộc tham quan trực tiếp tại công ty , khi đó ban giám đốc cùng đại diện nhân viên ngoại thương sẽ trực tiếp đàm phán và thương lượng với khách hàng Một trong những cách mà công ty Việt D.E.L.T.A thường áp dụng khi đàm phán với khách hàng là chat qua mail , chiếm tới 80% các cuộc đàm phán

Giai đoạn này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo lợi nhuận cho công ty nếu khách hàng chấp nhận giá công ty đưa ra và tiến hành thực hiện hợp đồng Vì vậy nhân viên ngoại thương thường hết sức thận trọng trong quá trình thương lượng và đàm phán để vừa bán được sản phẩm với giá cao mà vừa không bị mất khách hàng Công việc này đòi hỏi tận dụng khéo léo những thủ thuật giao tiếp trong kinh doanh ngoại thương

Sau khi khách hàng đồng ý với những thỏa thuận của hai bên về: hình thức giao hàng, giá cả hàng hóa… và quyết định mua hàng , nhân viên ngoại thương sẽ lập một hợp đồng theo mẫu của công ty với đầy đủ chi tiết các khoản mục và các điều kiện rồi gửi cho khách hàng qua mail hoặc qua fax Nếu đồng ý các khoản mục trong hợp đồng, khách hàng (người mua) sẽ ký và scan rồi gửi lại qua mail hoặc fax cho công ty Nhân viên ngoại thương sẽ dựa trên hợp đồng tiến hành các khâu kế tiếp Nếu không chấp nhận hay không đồng ý khoản mục nào trong hợp đồng thì khách hàng và nhân viên ngoại thương sẽ tiếp tục thương lượng và đàm phán cho đến khi đạt được những thỏa thuận cùng có lợi cho đôi bên.

Kiểm tra thư tín dụng (L/C)

9.5.1 Giục người mua mở L/C hoặc thực hiện phần chuyển tiền trước:

Tại Việt D.E.L.T.A , việc thanh toán thường được thực hiện theo hai cách như sau: chuyển tiền trước đặt cọc từ 30 – 50 % trị giá hợp đồng và bằng 100 % L/C trả ngay tùy từng trường hợp Nếu chuyển trước thì nhân viên ngoại thương sẽ đôn đốc người mua chuyển tiền đúng hạn

Nếu hợp đồng quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) trước khi đến hạn mở L/C theo hợp đồng quy định , nhân viên ngoại thương có nhiệm vụ nhắc nhở người mua mở L/C theo đúng hạn hợp đồng Và chỉ thực hiện hợp đồng khi nhận được L/C gốc từ ngân hàng thông báo

Việt D.E.L.T.A có thể nhận được L/C trực tiếp từ ngân hàng mở nhưng thường yêu cầu nhà nhập khẩu mở L/C và Việt D.E.L.T.A nhận L/C qua ngân hàng thông báo Thông qua ngân hàng thông báo công ty có thể an tâm thực hiện hợp đồng

Nếu thanh toán bằng L/C , nhân viên ngoại thương Việt D.E.L.T.A thường yêu cầu nhà nhập khẩu gửi bảng nháp L/C để kiểm tra trước khi nhà nhập khẩu mở L/C Việc kiểm tra này tránh được các sai sót phải tu chỉnh khi L/C mở mà các điều kiện không phù hợp hoặc có sai sót so với hợp đồng Tuy nhiên khi nhận được bản gốc L/C từ ngân hàng thông báo thì nhân viên ngoại thương vẫn phải kiểm tra kỹ các nội dung của L/C nếu có nội dung nào không phù hợp thì phải yêu cầu nhà nhập khẩu tu chỉnh L/C Các nội dung kiểm tra bao gồm : số L/C ; số tiền L/C ; loại tiền ; tên ,địa chỉ nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu; thời hạn giao hàng ; ngày hết hạn ,địa điểm hết hạn L/C và các nội dung khác Bên cạnh đó nếu không nắm vững những quy định của L/C hoặc có những yêu cầu mà công ty mới gặp lần đầu thì nhân viên ngoại thương sẽ nhờ ngân hàng tư vấn và tham khảo kinh nghiệm của các đơn vị bạn Khi các điều khoản gây bất lợi cho Việt D.E.L.T.A thì nhân viên ngoại thương phải thương lượng và yêu cầu nhà nhập khẩu tu chỉnh L/C Việt D.E.L.T.A chỉ thực hiện hợp đồng khi nhận được các tu chỉnh từ ngân hàng thông báo

Khi các nội dung của L/C đã phù hợp với hợp đồng và khả năng thực hiện , Việt D.E.L.T.A sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo của quá trình giao hàng cho nhà nhập khẩu.

Chuẩn bị nguồn hàng

Do đặc thù Việt D.E.L.T.A là công ty thương mại nên phương thức tạo nguồn hàng chủ yếu bằng cách ký hợp đồng thu mua từ các nhà sản xuất trong nước Dựa trên cơ sở các điều kiện của L/C hay hợp đồng ngoại thương do bộ phận ngoại thương cung cấp , bộ phận huy động sẽ tiến hành giao dịch với nhà cung cấp (nhà sản xuất) và ký hợp đồng nội

Quá trình đàm phán của nhân viên huy động với nhà cung cấp trong nước diễn ra song song với quá trình đàm phán của bộ phận ngoại thương với khách hàng nước ngoài Sau khi L/C đã mở , nhân viên huy động phụ trách mặt hàng sẽ ký hợp đồng với nhà cung cấp trong nước

Quá trình bao gói hàng do nhà cung cấp đảm nhiệm Trong quá trình sản xuất , nhà cung cấp tiến hành đóng gói thành phẩm theo đúng quy định nêu trong hợp đồng Nhân viên huy động Việt D.E.L.T.A sẽ giám sát quá trình bao gói hàng xuất khẩu khi nhà cung cấp tiến hành đóng gói bao bì cho hàng hóa

Dựa vào L/C , Việt D.E.L.T.A sẽ yêu cầu nhà cung cấp kẻ ký mã hiệu theo đúng quy định Việt D.E.L.T.A sẽ cung cấp các thông tin về ký mã hiệu cho nhà cung cấp Đối với nhà cung cấp truyền thống , Việt D.E.L.T.A chỉ cần fax thông tin về ký mã hiệu cho nhà cung cấp khi nhân viên ngoại thương nhận đựơc yêu cầu và thông tin chi tiết về ký mã hiệu từ nhà nhập khẩu.

Kiểm tra hàng hóa

Để đảm bảo chất lượng hàng giao , Việt D.E.L.T.A phải kiểm tra chất lượng hàng trước khi giao Việc kiểm tra được tiến hành ở hai cấp gồm cấp cơ sở và cấp cửa khẩu

9.7.1 Đăng ký kiểm định hàng hóa:

Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa do nhân viên huy động phụ trách giám sát chất lượng hàng trong quá trình sản xuất tại cơ sở sản xuất Đối với một số mặt hàng L/C hay Hợp đồng yêu cầu giám định chất lượng trước khi giao , Việt D.E.L.T.A mời cơ quan giám định kiểm tra chất lượng hàng Để được kiểm định chất lượng hàng , nhân viên ngoại thương phải lập bộ hồ sơ yêu cầu giám định gửi đến cơ quan giám định yêu cầu kiểm định chất lượng cho lô hàng Bộ hồ sơ đăng ký bao gồm :

 Đơn đăng ký theo mẫu của cơ quan kiểm định

Việt D.E.L.T.A fax tất cả các chứng từ yêu cầu qua cơ quan giám định để tiến hành đăng ký giám định cho lô hàng với các chỉ tiêu yêu cầu như trong L/C và Hợp đồng Sau khi nhận được thông tin yêu cầu giám định từ công ty , cơ quan giám định sẽ cử người đến kho của nhà sản xuất lấy mẫu , việc lấy mẫu chỉ được tiến hành khi hàng hóa sản xuất xong đạt 2/3 số lượng của hợp đồng Mẫu được niêm phong và kiểm định các chỉ tiêu yêu cầu

Việc giám định của cơ quan giám định còn thực hiện trong quá trình đóng hàng tại cảng Khi đóng hàng tại cảng , công ty báo cho cơ quan giám định ngày giờ và địa điểm đóng hàng cụ thể , cơ quan giám định cử người theo dõi quá trình đóng hàng tại cảng theo đúng hàng đã đánh dấu khi chất lên xe

Sau khi có kết quả , Cơ quan kiểm định sẽ điện báo kết quả cho nhân viên ngoại thương phụ trách đơn hàng Nếu kết quả đạt , công ty sẽ tiến hành làm thủ tục xuất hàng , nếu không đạt , phải tiến hành sản xuất , kiểm tra chất lượng và lấy mẫu lại

Sau khi có kết quả kiểm định đạt chất lượng , cơ quan giám định sẽ cấp giấy chứng nhận cho lô hàng sau khi công ty giao hàng xong và có B/L từ hãng tàu

Thời gian có kết quả giám định nhanh hay chậm tùy vào các chỉ tiêu yêu cầu Nếu kiểm tra các chỉ tiêu thông thường như độ ẩm , tạp chất , hàm lượng chất chủ yếu , thì mất 3 ngày làm việc Nếu kiểm vi sinh thì thời gian có kết quả từ 5 - 7 ngày làm việc Do vậy nhân viên ngoại thương phải cân đối thời gian giao hàng mà yêu cầu giám định chất lượng Thông thường phải dự trù thời gian có kết quả 1 tuần trước khi giao hàng , nếu kết quả không đạt có thể kiểm lô hàng khác thay thế Bên cạnh đó , nhân viên huy động sẽ cân đối thời gian giao hàng của hợp đồng nội sớm hơn hợp đồng ngoại ít nhất là 1 tuần để đảm bảo đầy đủ hàng cho quá trình thực hiện hợp đồng

9.7.2 Kiểm dịch cho hàng xuất:

Tất cả các lô hàng xuất khẩu nhà nhập khẩu yêu cầu , công ty đều phải kiểm dịch Việc đăng ký kiểm dịch phải được tiến hành tí nhất 24 giờ trước khi xuất hàng , nếu xuất hàng vào ngày nghỉ thì phải làm công văn xin kiểm ngoài giờ Bộ hồ sơ đăng ký gồm có :

 Giấy giới thiệu (nếu đăng ký lần đầu)

 Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu ký và đóng dấu của đại diện Dn 1 bản

 Hợp đồng ngoại bản chính

 L/C (nếu thanh toán bằng L/C):1 bản copy

Liên hệ đại lý hãng tàu lấy Booking note

Do công ty Việt D.E.L.T.A chủ yếu xuất khẩu hàng theo điều kiện FOB nên sẽ không thực hiện việc thuê tàu Nhưng nhân viên ngoại thương sẽ liên hệ với đại lý hãng tàu do khách hàng chỉ định để biết thông tin về lịch trình của tàu từ cảng Tp.HCM đến cảng đích và số chuyến trong tuần để lên kế hoạch xuất hàng Sau khi nắm được lịch trình và số chuyến tàu chạy trong tuần, nhân viên ngọai thương sẽ liên hệ với hãng tàu xác nhận ngày xuất hàng để hãng tàu lấy Booking cho công ty

Trước khi giao hàng 1 tuần , nhân vên ngoại thương sẽ liên hệ với đại lý hãng tàu xác nhận ngày giao hàng Hãng tàu sẽ fax Booking note cho công ty để xác định việc cung cấp dịch vụ của mình Nhân viên ngoại thương sẽ kiểm tra nội dung của Booking note Booking note là chứng từ để nhân viên giao nhận của công ty đổi container rỗng với hãng tàu tại cảng bốc hàng.

Làm thủ tục hải quan và giao hàng cho phương tiện vận tải

Việc khai báo hoàn thành thủ tục Hải quan và giao hàng cho người vận tải do bộ phận giao nhận đảm trách

Trước ngày giao hàng một tuần , nhân viên ngọai thương thông báo kế hoạch giao hàng chi tiết về ngày giao hàng , số lượng hàng , số lượng container , loại container , cảng giao hàng và các chứng từ cần thiết khác cho nhân viên giao nhận Dựa vào các thông tin cung cấp , nhân viên giao nhận lên kế hoạch khai báo Hải quan và giao hàng cho người vận tải

Nhân viên ngoại thương cung cấp các chứng từ liên quan đến lô hàng cho nhân viên giao nhận ít nhất 2 ngày trước khi giao hàng Các chứng từ bao gồm :

 Hợp đồng xuất khẩu : 1 bản gốc

9.9.1 Đổi Booking note lấy container rỗng:

Sau khi nhận bộ chứng từ từ nhân viên ngoại thương , nhân viên giao nhận phụ trách sẽ đi hạ bãi container chuẩn bị cho việc đóng hàng Nhân viên giao nhận cầm Booking note đến văn phòng hãng tàu tại cảng để đóng dấu nhận container và hạ container rỗng đóng hàng Khi đóng dấu nhận container , hãng tàu sẽ cung cấp cho nhân viên giao nhận “Lệnh cấp container” và “Container packing list” chi tiết về loại container , số container và tình trạng container Đóng dấu nhận container xong nhân viên giao nhận sẽ đến Thương vụ cảng để đóng phí nâng hạ container , tiếp theo nhân viên giao nhận đến Điều độ cảng xuất trình số container để xin cấp container rỗng Điều độ cảng sẽ cấp cho nhân viên giao nhận “Phiếu xếp dỡ hàng hóa” (gồm 2 liên) ghi chi tiết số cont lên phiếu xếp dỡ hàng Nhân viên giao nhận sau khi được cấp phiếu xếp dỡ hàng sẽ đến hãng tàu để được cấp số seal hãng tàu Hãng tàu sẽ giữ lại một liên của phiếu xếp dỡ hàng

Nếu đóng hàng ở bãi container , sau khi đóng phí xong nhân viên điều độ cảng sẽ tìm và hạ cont tại bãi container đóng hàng xuất theo sơ đồ của cảng Nhân viên giao nhận sẽ ghi lại số cont và số seal và liên hệ với nhân viên điều độ để biết vị trí cont để tìm cont khi đóng hàng

Nếu đóng hàng ở kho , sau khi đóng phí nâng hạ bãi xong , nhân viên điều độ cảng sẽ hạ cont lên xe kéo cont do người xuất khẩu thuê để kéo cont về kho riêng đóng hàng

Tại công ty Việt D.E.L.T.A việc đăng ký hạ cont được tiến hành cùng lúc với khai Hải quan hay trước khi làm thủ tục Hải quan tùy theo closing time của mỗi lô , ngày đóng hàng và tùy vị trí của cảng đóng hàng Thường nhân viên giao nhận sẽ kết hợp đăng ký khai Hải quan cho lô hàng cùng lúc với hạ bãi container rỗng

9.9.2 Khai và nộp tờ khai hải quan:

Thời gian quy định đối với khai và nộp tờ khai Hải quan hàng xuất chậm nhất là 8 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh Việc lên tờ khai và nộp tờ khai cho Hải quan do bộ phận giao nhận của công ty đảm trách

Khai Hải quan được thực hiện thống nhất theo mẫu tờ khai Hải quan xuất khẩu HQ / 2002 – XK do Tổng cục Hải quan quy định a)Lên tờ khai:

Dựa vào hợp đồng xuất khẩu Commercial Invoice và Packing List , nhân viên giao nhận của công ty tiến hành lên tờ khai theo các mục : người xuất khẩu , người nhập khẩu, người ủy thác , loại hình , hợp đồng , nước xuất khẩu , cửa khẩu xuất , nước nhập khẩu, điều kiện giao hàng , phương thức thanh toán , tên hàng , mã số hàng hóa , lượng , đơn vị tính , đơn giá nguyên tệ , và trị giá nguyên tệ

Nhân viên giao nhận sau khi lên tờ khai Hải quan cùng với chứng từ tạo thành bộ hồ sơ Hải quan

_Bộ hồ sơ Hải quan thông thường gồm :

 Biên bản bàn giao hồ sơ: 1 bản

 Tờ khai Hải quan: 2 bản chính

 Hợp đồng xuất khẩu: 1 bản chính

Tùy từng loại hàng mà bộ hồ sơ yêu cầu bổ sung các chứng từ khác Nếu hàng đóng đồng nhất thì không cần packing list

Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ khai hải quan , nhân viên giao nhận của công ty sẽ khai hải quan cho lô hàng b)Khai báo Hải quan:

Nhân viên giao nhận của công ty tiến hành khai Hải quan và đăng ký kiểm hóa cho lô hàng sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ Hải quan Bộ hồ sơ Hải quan sẽ được nộp cho cơ quan Hải quan tại cửa khẩu xuất hàng

Bộ hồ sơ Hải quan được nộp cho cán bộ hải quan tiếp nhận hồ sơ Cán bộ hải quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai và quyết định hình thức, mức độ kiểm tra Theo đó, cán bộ hải quan nhập mã số thuế xuất nhập khẩu của công ty để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của công ty trên hệ thống (có bị cưỡng chế không) và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế

+ Nếu không được phép đăng ký tờ khai thì thông báo bằng phiếu yêu cầu nghiệp vụ cho nhân viên giao nhận biết, trong đó nêu rõ lý do không được phép đăng ký tờ khai

+ Nếu được phép đăng ký tờ khai thì tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan Nếu hồ sơ hợp lệ thì nhập thông tin tờ khai vào hệ thống máy tính Sau khai nhập, thông tin sẽ được tự động sử lý (theo chương trình hệ thống quản lý rủi ro) và đưa ra lệnh hình thức, mức độ kiểm tra

Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra gồm một số tiêu chí cụ thể theo mẫu đính kèm, có 3 mức độ khác nhau (mức 1, 2, 3 tương ứng xanh, vàng, đỏ):

_Mức (1) :miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ , miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng xanh - dành cho những doanh nghiệp được ưu tiên, không vi phạm pháp luật, chấp hành đầy đủ thủ tục và chính sách của Nhà nước.)

_Mức (2) : kiểm tra chi tiết hồ sơ , miễn kiểm tra thực tế hàng (luồng vàng – dành cho những doanh nghiệp có nghi vấn, phải in hồ sơ và đem đến cơ quan Hải quan để đối chiếu, nếu không có vi phạm sẽ được thông quan)

_Mức (3) : kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng đỏ - dành cho những doanh nghiệp vi phạm, chưa chấp hành đầy đủ các quy định)

Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra thuộc mức 3 (luồng đỏ) có 3 mức độ kiểm tra thực tế:

+ Mức 3(a): Kiểm tra toàn bộ lô hàng

Lập bộ chứng từ thanh toán

Giao hàng xong , nhân viên ngoại thương của Việt D.E.L.T.A sẽ lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng quy định của L/C hoặc hợp đồng Bộ chứng từ thanh toán cho mỗi lô hàng tùy theo mặt hàng và yêu cầu của nước nhập khẩu thông thường gồm các chứng từ sau :

 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)

 Giấy chứng nhận trọng lượng, chất lượng và chứng nhận vi sinh

 Giấy kiểm dịch thực vật

 Giấy chứng nhận hun trùng (nếu có).

Thanh toán cho nhà sản xuất trong nước

Căn cứ theo điều khoản thanh toán trong hợp đồng với nhà sản xuất trong nước , bộ phận kế toán Việt D.E.L.T.A sẽ thực hiện thanh toán cho nhà sản xuất Tùy theo hợp đồng , số lượng hàng và thời gian hợp tác giữa nhân viên huy động và nhà sản xuất mà nhân viên huy động sẽ thỏa thuận việc thanh toán với nhà sản xuất như đặt cọc trước một phần hay sẽ thanh toán 100 % sau khi giao hàng Tuy nhiên việc đặt cọc hay thanh toán của bộ phận kế toán với nhà sản xuất thường không đúng hẹn như hợp đồng cung cấp nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của hợp đồng ngoại thương Nhà sản xuất sẽ căn cứ theo hợp đồng cung cấp thực hiện việc giao hàng cho công ty Nếu bộ phận kế toán chậm đặt cọc , nhà sản xuất sẽ giao hàng trễ và vì vậy gây khó khăn cho bộ phận huy động và ngoại thương trong việc thực hiện hợp đồng và đàm phán ở những hợp đồng tiếp theo.

Giải quyết khiếu nại

Công ty Việt D.E.L.T.A sẽ giải quyết thỏa đáng khiếu nại (nếu có) của nhà nhập khẩu bằng cách giao bù vào lô hàng tiếp theo Rút kinh nghiệm về hàng hóa, Việt D.E.L.T.A thường quy định, số lượng giao tại cảng đi là có giá trị pháp lý cuối cùng và thường nhờ cơ quan kiểm định chất lượng hàng hóa tại cảng đi Bên cạnh đó khi báo giá nhân viên ngoại thương căn cứ vào tính hao hụt của hàng hóa mà tính giá , bao gồm dự trù khoản hao hụt khi báo giá cho khách hàng.

MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH

Vấn đề về website

Trong kỷ nguyên Thương mại điện tử, sự sinh tồn và phát triển của công ty phụ thuộc không ít vào việc trang web mà công ty thiết lập có thu hút được nhiều khách hàng hay không Bên cạnh đó, cùng với thời gian, các khách hàng trực tuyến đang ngày một khó tính hơn, họ yêu cầu nhiều hơn khi ghé thăm các trang web Do đó, hiện nay, nhiều công ty đang chú ý cải tiến và nâng cấp các trang web của mình Nhưng tại công ty Việt D.E.L.T.A lại không quan tâm đến điều này hoặc có biết đến nhưng không đầu tư đến việc thiết lập và nâng cấp cho trang web vì chủ quan rằng trong thời gian hoạt động kinh doanh, công ty cũng tìm kiếm và tích lũy cho mình một số bạn hàng quen thuộc và do đó không cần thiết phải cải tạo lại trang web

Trang chủ website của công ty Việt D.E.L.T.A

Do không được đầu tư và nâng cấp thường xuyên nên website công ty Việt D.E.L.T.A hiện nay trông rất đơn giản và không thu hút được người tham quan Mặc dù công ty được thành lập vào năm 2003 và website cũng được xây dựng vào thời điểm đó, nhưng tới nay số lượt truy cập rất ít, chỉ chiếm trên 3500 lượt Ngoài ra, nếu so sánh với những trang web hiện nay của nhiều doanh nghiệp khác sẽ thấy được website của công ty thiếu rất nhiều trang mục và ít sinh động, thu hút hơn.

Vấn đề về Marketing

Công ty không quan tâm đến website cho nên cũng không marketing website

Vì vậy để cho nhiều công ty trên Thế giới này biết đến sự tồn tại của công ty thì thật là khó, bởi vì có hàng tỷ trang web hiện hữu trên www và con số này tiếp tục tăng lên nhanh chóng, việc có mặt trên một trang web không có nghĩa là sự hiện hữu có thể được biết đến

Việc đăng ký thông tin chào bán trên các sàn giao dịch B2B trong và ngoài nước ở Việt D.E.L.T.A vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa chuyên nghiệp về tiêu đề, hình ảnh và nội dung miêu tả hàng hóa Hơn nữa, tầng lớp xuất hiện trên các sàn giao dịch rất ít vì Việt D.E.L.T.A luôn là doanh nghiệp thành viên loại Free Do đó công ty không được nhiều khách hàng biết đến.

Vấn đề về Chào hàng qua Email

Do hạn chế về trình độ ngoại ngữ, không chuyên về marketing nên các nhân viên khá yếu kém trong việc tạo và gửi Emai cho khách hàng dẫn đến không hấp dẫn, không thu hút được người nhận Email, do đó không đạt hiệu quả cao Hơn nữa, các chủ doanh nghiệp, các nhân viên trong doanh nghiệp là những người rất bận rộn với vô khối nhiệm vụ, công việc cần giải quyết, họ không có nhiều thời gian và cũng không mấy thích thú với những Email mà công ty đã gửi cho họ Đây là lý do khiến họ trở thành những khách hàng rất khó để tiếp cận và thuyết phục

Phần lớn các doanh nghiệp có ảnh hưởng và mối quan hệ tác động qua lại với rất nhiều người khác nhau Trong bối cảnh thị trường B2B, quyết định mua hàng được đưa ra bởi nhiều người, có khi là cả một hội đồng Hơn thế nữa, các chủ doanh nghiệp là những người mua sắm rất cẩn thận, luôn cân nhắc yếu tố thực tế, thường xuyên so sánh và quyết định mua trên cơ sở mặt hàng phù hợp nhất với nhu cầu của mình Điều này khiến cho sự đánh giá, quyết định là khó thực hiện.

Vấn đề về kỹ thuật công nghệ

Ngày nay , các công nghệ phần cứng và phần mềm thay đổi rất nhanh chóng, công ty sẽ có thể bị tụt hậu và đánh mất lợi thế cạnh tranh nếu như không nắm bắt và cập nhật thường xuyên những thông tin mới để từ đó tìm hiểu và phân loại công nghệ nào phù hợp với mô hình kinh doanh và kinh phí của công ty

Công ty chào hàng và bán hàng ra nước ngoài nên điều cần thiết là công ty phải biết được những mặt hàng đó phải phù hợp với những tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe của Quốc gia mà công ty hợp tác nên phải nắm vững thông tin về những tiêu chuẩn hàng hóa Nhưng hiện nay các tài liệu về những thông tin trên tại công ty vẫn còn thiếu và rất ít Bên cạnh đó, công ty chủ quan đến những điều khoản có trong hợp đồng, chỉ thực hiện các điều kiện đó là đủ Điều này làm mất đi tính năng động và phong cách làm việc chuyên nghiệp của một công ty kinh doanh, ít tạo ấn tượng cho khách hàng – một vấn đề ảnh hưởng không nhỏ trong mối quan hệ giữa công ty với khách hàng

Do công ty hoạt động theo phương thức kinh doanh nên về hàng hóa công ty còn phụ thuộc vào các nhà cung cấp nhiều mặt Vì vậy công ty không thể chủ động về giá khi chào bán cũng như khi thương lượng và đàm phán Trong thị trường cạnh tranh khắc nghiệt ngày nay, giá là một yếu tố khá quan trọng trong quyết định giao dịch thàng công hay không Tìm được khách hàng chịu mua hàng thật khó, nhưng nếu phía nhà cung cấp đưa ra giá khá cao, công ty không thể giữ chân khách hàng với những đối thủ có giá cạnh tranh hơn

Trình độ nhân viên của công ty còn nhiều hạn chế trong việc đàm phán với khách hàng nước ngoài Công việc đàm phán đòi hỏi nhiều kiến thức sâu rộng về ngoại giao, và trình độ ngoại ngữ thật tốt Khách hàng của công ty mang nhiều quốc tịch khác nhau , do đó cũng mang nhiều nền văn hóa khác nhau và kèm theo đó là ngôn ngữ Vì vậy nếu hiểu biết về nền văn hóa và ngôn ngữ của họ thì càng tạo nhiều thuận lợi trong đàm phán, giao tiếp, dễ thành công trong việc bán hàng

Phần lớn các nhân viên trong công ty là những người mới tốt nhiệp Đại học và Cao đẳng, ở độ tuổi 21-25 tuổi, chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ ngoại thương cũng như trong thương lượng, đàm phán Hơn nữa, mỗi nhân viên phụ trách rất nhiều công việc từ gửi mail chào hàng, kiểm tra mail, trả lời mail đến hoàn thành các bộ chứng từ và thực hiện hợp đồng Nếu một nhân viên thực hiện cùng một lúc nhiều công việc như vậy thật không dễ dàng gì khi vừa hoàn thành tốt công việc này và vừa thực hiện tốt các việc còn lại Áp lực công việc cao, các nhân viên mới không tránh khỏi những bỡ ngỡ,… dẫn đến hiệu quả làm việc thấp

Thực tế cho thấy, thị trường công ty còn quá ít Công ty chưa chủ động tìm kiếm khách hàng và lôi kéo về phía mình Đứng trước thị trường sôi động hiện nay, công ty khó có thể tồn tại và đứng vững mà không có đội ngũ nhân viên có năng lực về ngoại thương lẫn trình độ về nghiệp vụ marketing Công ty còn hạn chế về vấn đề lập chương trình đào tạo cho những nhân viên còn khiếm khuyết và lên kế hoạch tuyển dụng những ứng viên thật sự có năng lực

Việc quản lý danh sách khách hàng của công ty chưa chặt chẽ Do đó công ty sẽ khó quản lý được danh sách khách hàng từng hợp tác với công ty một khi nhân viên “kì cựu” của công ty rời bỏ công ty và mang nó theo Công ty sẽ mất khách hàng cũ và phải tìm lại từ đầu, công việc này lại đè nặng lên vai nhân viên mới và khó khăn vất vã cho những nhân viên còn lại hướng dẫn từ đầu cho nhân viên mới (vì công ty không có chương trình đào tạo cho nhân viên mới)

IV/ Về khả năng hoạt động của công ty:

Năng lực cạnh tranh yếu do đó khả năng và tính năng động của công ty nhìn chung cũng yếu Các rào cản thương mại ngày càng cao , thị trường nguyên liệu chưa ổn định nên phát sinh nhiều vấn đề trong việc cân đối và sử dụng vốn để đầu tư và tái đầu tư của công ty

Việt Nam gia nhập WTO tạo ra môi trường kinh doanh đa dạng , phong phú hơn đòi hỏi công ty phải có phương án kinh doanh hiệu quả , với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao , không những có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế mà phải có trình độ chuyên môn về hội nhập kinh tế quốc tế , từ đó mới có thể khai thác lợi thế mà WTO mang lại

Mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn nhưng do những yếu điểm về kinh nghiệm , chất lượng hàng hóa và còn hạn chế về nguồn tài chính, nên khi gia nhập WTO, công ty phải đối mặt với không ít đối thủ cạnh tranh từ trong nước và từ các nước thành viên có nền kinh tế phát triển hơn , với kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật cao hơn, do đó áp lực cạnh tranh cũng cao hơn

Phần lớn công ty chưa có sự chuẩn bị đầy đủ cho quá trình hội nhập kinh tế , chưa đưa ra được các chiến lược , chính sách thích ứng để có thể hội nhập với nền kinh tế Thế giới Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố Mức độ phổ cập thông tin liên quan đến WTO (trong lĩnh vực Thương mại điện tử) tới công ty và nhân viên cũng thiếu và không đồng bộ Nội dung phổ biến cũng mang tính khách quan chưa gắn với công ty và những mục tiêu chính sách hội nhập của công ty.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI VIỆT D.E.L.T.A A/ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa tại công ty Việt D.E.L.T.A

Về hoạt động Thương mại điện tử:  Giải pháp Thương mại điện tử hiện tại – Thiết lập Website, tìm kiếm và

 Giải pháp Thương mại điện tử hiện tại - Thiết lập Website, tìm kiếm và thu hút khách hàng:

Mặc dù hiện nay công ty đã tích lũy cho mình một số bạn hàng quen thuộc qua một thời gian hoạt động kinh doanh Nhưng điều đó vẫn chưa đủ để công ty có thể phát triển hơn nữa trong tương lai mà không cần website, thêm vào đó, chưa kể việc cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường Quốc tế, công ty sẽ dễ dàng bị đối thủ cạnh tranh kéo bạn hàng của mình về phía họ bằng một website thu hút với các chương trình ưu đãi hấp dẫn được bố trí trên trang chủ và cách kinh doanh chuyên nghiệp

Một trong những ưu điểm tuyệt vời của Internet là nó tạo ra một sân chơi bình đẳng để Việt D.E.L.T.A có thể cạnh tranh với những công ty lớn Với một trang web thiết kế đẹp, công ty có cơ hội để tạo ấn tượng đầu tiên thật tốt, có thể tạo ra hình ảnh và mức độ chuyên nghiệp như của một công ty lớn Do đó, việc có một trang web chưa phải đã là đủ Công ty phải có một trang web trông thật chuyên nghiệp nếu muốn được nhìn nhận thật nghiêm túc Sau đây là một số giải pháp nhằm giúp cải thiện hơn cho website công ty Việt D.E.L.T.A:

+ Trang chủ (Home Page) là trang đầu tiên khách hàng sẽ được tiếp cận khi truy cập vào website của công ty Vì vậy, một trang chủ đẹp, hấp dẫn, độc đáo sẽ thu hút khách hàng khi truy cập và giúp cho khách hàng nhanh chóng, dễ dàng tìm hiểu về công ty cũng như về hàng hóa mà công ty cung cấp

+ Kinh doanh với đối tác đa phần là người nước ngoài do đó trang web có phiên bản bằng nhiều thứ tiếng sẽ giúp nhiều khách hàng ở các nước hiểu hơn về công ty

+ Trang web của công ty nên có thêm nhiều trang mục hơn nữa chẳng hạn như:

 Trang tin tức doanh nghiệp: nêu các hoạt động của công ty trong thời gian gần đây, điều này thể hiện rõ nét tác phong và cách thức hoạt động kinh doanh của công ty có tích cực, năng động, chuyên nghiệp,… hay không nhằm tạo niềm tin và cách nhìn nhận về công ty ở khách hàng

 Trang trợ giúp: giúp cung cấp thông tin về phương thức kinh doanh, chính sách kinh doanh, thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,… cho khách hàng tham khảo khi họ muốn đặt hàng

 Newletter: là công cụ hữu ích trong Internet marketing Tính năng này cho phép khách hàng truy cập để lại email và nhận tin tức định kỳ từ công ty Điều này giúp công ty xây dựng dữ liệu khách hàng hiệu quả

 Tỷ giá vàng, ngoại tệ

 Ý kiến khách hàng: là một tiêu chí quan trọng để xác định chất lượng hàng hóa do công ty cung cấp Trang mục này kêu gọi khách hàng cũ đã từng hợp tác với công ty xây dựng bằng việc phản hồi, đánh giá về các tính năng, chất lượng hàng hóa và thái độ kinh doanh của công ty

Từ đó công ty rút ra những thiếu sót, những kinh nghiệm trong kinh doanh Đây cũng là mục thông tin quý báo cho các doanh nghiệp khác tham khảo khi muốn hợp tác với công ty

 Online chat (Hỗ trợ trực tuyến): Cho phép khách hàng thiết lập một sự liên hệ trực tiếp hơn nếu họ cần Tức là, khi khách hàng vào tham quan website của công ty, họ có thể trò chuyện với nhân viên công ty Hỗ trực trực tuyến sẽ mở ra một mối quan hệ gắn bó giữa công ty với khách hàng, giúp công ty tương tác với khách hàng tốt hơn

 Bảng điều tra về sự hiện diện của công ty: với câu hỏi: ”Bạn biết công ty qua đâu” được cài đặt sẵn câu trả lời: ” Tìm kiếm tên Google”,

“Yahoo!”, “Quảng cáo tên internet”, “Doanh nghiệp bạn giới thiệu”, “Tất cả các mục trên”, từ đó công ty có thể biết được sự hiện diện của công ty được khách hàng biết nhiều nhất thông qua hình thức nào để rút ra kinh nghiệm cho hoạt động markeing tương lai của công ty

+ Website phải cung cấp đủ các chuẩn phân loại như: Giá cả, Tính phổ biến (Bán nhiều nhất, Được khách hàng đánh giá cao nhất…), Tính chất, Màu sắc, Kích cỡ, Mặt hàng mới, liệt kê các phương pháp thanh toán và vận chuyển hàng hóa,… để khách hàng lựa chọn theo tiêu chí của họ mà không gặp khó khăn

+ Công ty cần có bộ phận chuyên trách về quản lý và theo dõi hoạt động website Thương mai điện tử , nắm bắt tình hình công nghệ và cập nhật , nâng cấp website thường xuyên cho phù hợp với tình hình phát triển chung Để thiết lập hay hoàn thiện website kinh doanh thật thu hút và hấp dẫn, công ty nên tìm đến các chuyên gia tư vấn từ những công ty phần mềm thiết kế website chuyên nghiệp, nhờ đó, công ty có thể lựa chọn cho mình một website phù hợp nhất Công ty có thể tham khảo một vài thông tin sau hoặc có thể tìm hiểu trên www.Google.com

Bảng báo giá của Công ty Truyền thông DTC (http://dtc.vnn.vn/dichvu/bang- gia-thiet-ke-website.html )

Thiết kế Web tĩnh dạng HTML:

Nội dung Đơn giá (VNĐ) Ghi chú

Trang chủ 1.000.000 /trang Không giới hạn ảnh

Trang nội dung I 150.000 /trang Tối đa 05 ảnh động

Trang nội dung II 120.000 /trang Tối đa 02 ảnh động

Trang nội dung III 70.000 /trang Không bao gồm ảnh

Thiết kế logo, banner, flash:

Nội dung Đơn giá (VNĐ)

Thiết kế Logo, banner 200.000 - 1.000.000 / mẫu

Cập nhập thông tin 70.000 /trang

Cài đặt diễn đàn 2.000.000 /diễn đàn Đặt liên kết trên dtc.vnn.vn eWeb Website Thương mại điện tử (Bao gồm trọn gói tên miền và lưu trữ và

Nội dung Đơn giá (USD/VNĐ) eWeb BASIC 299$ (4.784.000) eWeb ADVANCED 399$ (6.384.000) eWeb PRO 499& (7.984.000)

Công cụ xuất bản và cập nhật tin tức:

Nội dung Đơn giá (VNĐ) Ghi chú

Bản tiêu chuẩn 800.000 /bản Tin tức 01 cấp, công cụ quản trị và cập nhật thông tin

Tin tức 02 cấp, tìm kiếm theo ngày tháng, công cụ chèn ảnh, quản trị và cập nhật thông tin

Tin tức 03 cấp, tìm kiếm theo ngày tháng và từ khoá, công cụ chèn ảnh, công cụ quản trị và cập nhật tin

Danh mục sản phẩm điện tử trên Web:

Nội dung Đơn giá (VNĐ) Ghi chú

Bản tiêu chuẩn 1.200.000 /bản 02 lớp sản phẩm, quản trị và cập nhật sản phẩm

03 lớp sản phẩm, tìm kiếm theo chỉmục quản trị và cập nhật sản phẩm

03 lớp sản phẩm, tìm kiếm theo chỉmục, quản trị và cập nhật sản phẩm, giỏ mua hàng, công cụ quản trị

Hai website của 2 doanh nghiệp trong nước tiêu biểu cho các website mà Công ty DTC đã thiết kế:

Một số website khác của Công ty TNHH Giải pháp Phần mềm DTN

(http://www.dtn.com.vn/goi-dich-vu-thiet-ke-website.html) đã thiết kế cho các doanh nghiệp Đảo Tuần Châu LG Electronic Ngân hàng SeABank

Cố Viên Lầu Website Budwesier VCCI- Triển lãm Inter

Liên đoàn Bóng đá - AleAle LILAMA 3 JSC Nhà sách Tiền Phong VDC

Bộ KH và ĐT - Apec 2006 Cty Phần mềm Nhân Hòa Apec2006 - Viet Nam, My

Bảng số liệu sau được tổng kết thông qua việc tham khảo 20 website của 20 doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trực tuyến trong nước:

Các trang mục trên website Tổng số DN Tỷ lệ

Trang tin tức doanh nghiệp 17 85%

Tỷ giá vàng, ngoại tệ 6 30% Ý kiến khách hàng 18 90%

Online chat (Hỗ trợ trực tuyến) 19 95%

Ngoài những trang mục trên, các website này đều thiết kế hình ảnh chuyển động, thêm vào đó là những bản nhạc nhẹ đặc trưng của Việt Nam tạo ra một trang web rất sinh động và hấp dẫn Qua những số liệu ở bảng trên chứng tỏ tình hình thiết kế và xây dựng website của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú trọng hơn đến việc quảng bá các hoạt động kinh doanh của công ty, cố gắng tạo sự tin tưởng tối đa cho khách hàng và quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của khách hàng

Ngày đăng: 22/09/2024, 15:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w