1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại công ty tnhh hưng nghiệp formosa kcn nhơn trạch 3đồng nai và đề xuất các giải pháp hoàn thiện

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1.2 Mục tiêu đề tài (11)
  • 1.3 Nội dung đề tài (11)
  • 1.4 Phương pháp thực hiện (12)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG (11)
    • 2.1 Khái niệm về quản lý môi trường (13)
    • 2.2 Các công cụ dùng trong quản lý môi trường (13)
      • 2.2.1 Công cụ pháp lý (phương cách pháp lý) (13)
      • 2.2.2 Công cụ kinh tế (phương cách kinh tế) (16)
      • 2.2.3 Công cụ kỹ thuật (19)
      • 2.2.4 Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường (20)
    • 2.3 Hệ thống quản lý nhà nước về quản lý môi trường (21)
  • CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HƯNG NGHIỆP FORMOSA (13)
    • 3.1 Giới thiệu về công ty (23)
      • 3.1.1 Sơ lược về công ty (23)
      • 3.1.2 Vị trí địa lý (23)
      • 3.1.3 Các ngành nghề kinh doanh của công ty (23)
      • 3.1.4 Cơ cấu tổ chức (24)
    • 3.2 Tình hình hoạt động sản xuất của công ty (25)
      • 3.2.1 Sản phẩm (25)
      • 3.2.1 Máy móc, thiết bị (0)
      • 3.2.2 Nguyên vật liệu, nhiên liệu (0)
      • 3.2.3 Hệ thống cung cấp điện, nước (0)
    • 3.3 Quy trình sản xuất của các nhà máy và các vấn đề môi trường có liên quan (29)
      • 3.3.1 Nhà máy sợi Polyester (29)
      • 3.3.2 Nhà máy BOPP (36)
      • 3.3.3 Nhà máy se sợi (38)
      • 3.3.4 Nhà máy nhiệt điện (39)
    • 3.4 Hiện trạng môi trường của công ty (42)
      • 3.4.1 Hiện trạng môi trường nước (42)
      • 3.4.2 Hiện trạng môi trường không khí (46)
  • CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG NGHIỆP FORMOSA (23)
    • 4.1 Hiện trạng quản lý môi trường tại công ty (52)
      • 4.1.1 Tổ chức đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý môi trường (52)
      • 4.1.2 Công tác tuân thủ luật pháp về bảo vệ môi trường (52)
      • 4.1.3 Các giải pháp quản lý và xử lý chất thải tại công ty (54)
      • 4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác QLMT tại công ty (61)
    • 4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả QLMT tại công ty (0)
      • 4.2.1 Mục tiêu phát triển của công ty (61)
      • 4.2.2 Giải pháp cải tiến hệ thống QLMT theo ISO 14001 (62)
      • 4.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực QLMT (64)
      • 4.2.4 Giải pháp giáo dục, truyền thông môi trường (65)
      • 4.2.5 Giải pháp cải tiến quản lý và xử lý chất thải (0)
      • 4.2.6 Giải pháp về sản xuất sạch hơn (68)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (52)
    • 5.1 Kết luận (71)
    • 5.2 Kiến nghị (0)

Nội dung

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2.1 KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Quản lý môi trường là một họat động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động

Mục tiêu đề tài

 Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường của công ty TNHH Hưng Nghiệp

 Đề xuất các giải pháp quản lý cải tiến phù hợp dựa trên phương pháp quản lý hiện đang được áp dụng tại công ty.

Nội dung đề tài

 Tìm hiểu về cơ sở lý luận của quản lý môi trường

 Thu thập các dữ liệu và khảo sát hiện trạng môi trường tại công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa

 Đánh giá thực trạng quản lý môi trường tại công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân

 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tiến cho công tác quản lý môi trường tại công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Khái niệm về quản lý môi trường

Quản lý môi trường là một họat động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận về hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng và hướng tới phát triển bền vững

Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục… nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của quốc gia Các biện pháp này đan xen, phối hợp và tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra và quy mô thực hiện Xét trên phương diện tính chất quản lý thì quản lý môi trường được chia thành ba nội dung chính: quản lý chất lượng môi trường, quản lý kỹ thuật môi trường và quản lý kế hoạch môi trường Nhưng trong quá trình thực hiện các nội dung này phải đan xen, kết hợp lẫn nhau, không thể thực hiện rời rạc từng nội dung.

Các công cụ dùng trong quản lý môi trường

Muốn quản lý môi trường có hiệu quả thì phải sử dụng các phương cách quản lý có tính hợp lý và sắc bén

2.2.1 Công cụ pháp lý (phương cách pháp lý)

Phương cách pháp lý đã được sử dụng rất phổ biến, chiếm ưu thế ngay từ thời gian đầu tiên thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường

Trình tự tiến hành phương cách pháp lý quản lý môi trường là Nhà nước định ra pháp luật các tiêu chuẩn, quy định, giấy phép,… về bảo vệ môi trường; các cơ quan quản lý môi trường nhà nước sử dụng quyền hạn của mình tiến hành giám sát, kiểm soát, thanh tra và xử phạt để cưỡng chế tất cả các cơ sở sản xuất, các tập thể, cá nhân

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân và các thành viên trong xã hội thực thi đúng các điều khoản trong luật pháp, tiêu chuẩn và quy định về bảo vệ môi trường được ban hành Ưu điểm của phương cách là đáp ứng các mục tiêu của pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường của quốc gia, đưa công tác quản lý môi trường vào nề nếp, quy củ; cơ quan quản lý môi trường có thể dựa đoán được mức độ hợp lý về mức độ ô nhiễm sẽ giảm đi bao nhiêu, chất lượng môi trường sẽ đạt đến mức độ nào, giải quyết các tranh chấp môi trường dễ dàng; các cơ sở sản xuất, các tập thể, các nhân và mọi thành viên trong xã hội thấy rõ mục tiêu, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường quốc gia

Nhược điểm của phương cách là thiếu tính mềm dẻo và trong một số trường hợp quản lý thiếu hiệu quả, chưa phát huy được tính chủ động, thiếu sự kích thích vật chất đối với sự sáng tạo trong các phương án gi ải quyết môi trường, thiếu khuyến khích đổi mới công nghệ khi đã đạt được tiêu chuẩn môi trường

Dưới đây trình bày các công cụ dùng trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý:

2.2.1.1 Luật pháp và quy định về môi trường

Nhằm bảo vệ môi trường quốc gia và góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu, Nhà nước ban hành nhiều luật pháp, quy định về môi trường, đó là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để quản lý môi trường và bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường bằng pháp luật là một trong những biện pháp cơ bản của hoạt động bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia

Luật pháp quản lý môi trường bao gồm:

- Luật bảo vệ môi trường và các luật riêng như luật đ ất đai, luật tài nguyên nước, luật tài nguyên đất, luật tài nguyên rừng

- Các nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành các luật về môi trường

- Các văn bản pháp quy dưới luật về môi trường

Tiêu chuẩn môi trường là công cụ chính được sử dụng trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân

Tiêu chuẩn môi trường là công c ụ chính để trực tiếp điều chỉnh chất lượng môi trường Chúng xác định mục tiêu môi trường và đặt ra số lượng hay nồng độ cho phép c ủa các chất được thải vào khí quyển, nước, đ ất hay được phép tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng Các loại tiêu chuẩn gồm: Các lo ại tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh, tiêu chuẩn nước thải, thải khí, rác thải, tiếng ồn, các tiêu chuẩn dựa vào công nghệ, các tiêu chuẩn vận hành, các tiêu chuẩn sản phẩm và các tiêu chuẩn về quy trình công nghệ Mọi lọai tiêu chuẩn được dùng làm quy chiếu cho việc đánh giá hoặc mục tiêu hành động và kiểm soát pháp lý Nội dung tiêu chuẩn là do Chính phủ trung ương xây dựng và ban hành, trong một số trường hợp Chính phủ trung ương chỉ đặt ra những quy định khung để các địa phương, tỉnh, thành, khu vực, quy định cụ thể trong thực hiện

2.2.1.3 Các loại giấy phép về môi trường

Các loại giấy phép môi trường đều do các c ấp chính quyền hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp theo sự phân định của pháp luật Có nhiều loại giấy phép khác nhau, như là giấy thẩm định môi trường, giấy thỏa thuận môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy phép thải chất ô nhiễm, giấy phép xuất nhâp khẩu phế thải…

Việc cấp ho ặc không cấp các loại giấy phép hoặc các loại ủy quyền khác cũng là một công c ụ quan trọng để kiểm soát ô nhiễm Việc cấp giấy là có thể rút ho ặc tạm treo các giấy phép tùy theo nhưu cầu của nền kinh tế quốc gia hay các lợi ích xã hội khác và thường xuyên yêu cầu phải trả lệ phí để trang trải các chi phí cho chương trình kiểm soát ô nhiễm Việc sử dụng các loại giấy phép kéo theo sự giám sát và thường xuyên yêu cầu phải báo cáo về các hoạt động có liên quan đến giấy phép

Thanh tra môi trường là một biện pháp thiết yếu trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý Thanh tra môi trường là biện pháp cưỡng chế sự tuân thủ pháp luật, các quy định, hướng dẫn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường đối với mọi tổ chức, cơ quan, tập thể và các cá nhân trong xã hội, đồng thời cũng là biện pháp bảo đảm quyền tự do, dân chủ cho mọi người khiếu nại, khiếu tố về mặt môi trường

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân Đánh giá tác động môi trường là một công cụ quan trọng trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý, nhằm phòng ngừa ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên thiên nhiên Đánh giá tác động môi trường của một dự án là một quá trình nghiên cứu xác định, phân tích, đánh giá dự báo những tác động lợi hại, trước mắt và lâu dài mà việc thực hiện ho ạt động của dự án có thể gây ra đối với tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường sống của con người, trên cơ sở đó xem xét và đề xuất các biện pháp phòng, tránh, khắc phục các tiêu cực của dự án gây ra

2.2.2 Công cụ kinh tế (phương cách kinh tế) Ưu điểm của phương cách kinh tế là khuyến khích sử dụng các biện pháp chi phí – hiệu quả để đạt được mức ô nhiễm có thể chấp nhận được Các công cụ này kích thích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân, cung c ấp tính linh động trong các công nghệ kiểm soát ô nhiễm Công cụ kinh tế loại bỏ được yêu c ầu của Chính phủ về một lượng lớn thô ng tin chi tiết cần thiết để xác định mức độ kiểm soát khả thi và thích hợp với mỗi nhà máy và sản phẩm

Nhược điểm của phương cách này là tác động của các công cụ kinh tế đối với chất lượng môi trường là không thể dự đoán được như trong phương cách pháp lý truyền thống, vì những người gây ô nhiễm có thể lựa chọn giải pháp riêng cho họ Chúng đòi hỏi phải có những thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành

Nói chung, công cụ kinh tế bổ sung cho các quy định môi trường trực tiếp, để nâng cao khoản thu nhập, nhằm tài trợ cho các hoạt động kiểm soát ô nhiễm ho ặc các biện pháp môi trường khác, tạo ra sự kích thích để thực hiện các quy định tốt hơn, và kích thích sự đổi mới kỹ thuật Tuy nhiên, các công c ụ kinh tế không thể thực hiện và thành công được nếu không có các quy định pháp lý Nói chung, công c ụ kinh tế bổ sung và hổ trợ cho công c ụ pháp lý Chỉ riêng áp dụng công cụ kinh tế thì sẽ không đảm bảo được chất lượng môi trường một cách chắc chắn

Dưới đây trình bày các công cụ dùng trong quản lý môi trường theo phương cách kinh tế:

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân

Các lệ phí ô nhiễm đặt ra các chi phí phải trả để kiểm soát lượng ô nhiễm tăng thêm, nhưng lại để cho mức tổng chất lượng môi trường là bất định Việc áp dụng chúng đặc biệt thích hợp khi có thể ước tính tương đối chính xác sự tổn thất do lượng ô nhiễm tăng thêm gây ra, và không thích hợp khi các nhà quản lý đòi hỏi phải đạt được sự chắc chắn trong thực hiện được mức chất lượng môi trường Chúng gồm có các lệ phí thải nước hoặc thải khí, lệ phí người sử dụng, lệ phí sản phẩm, lệ phí hành chính

 Các lệ phí thải nước và thải khí là loại lệ phí mà người xả thải phải trả một khoản tiền nhất định cho mỗi đơn vị chất ô nhiễm xả thải vào nguồn nước mặt hay vào bầu khí quyển

 Phí không tuân thủ là loại phí đánh vào những người gây ô nhiễm khi họ xả thải ô nhiễm vượt quá mức quy định

 Phí đối với người dùng là khoản thu trực tiếp cho các chi phí xử lý ô nhiễm cho tập thể hay công cộng

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH HƯNG NGHIỆP FORMOSA

Giới thiệu về công ty

3.1.1 Sơ lược về công ty

Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa thuộc Formosa Heavy Industries Corp, là đơn vị có 100% vốn đầu tư của Đài Loan đang thực hiện đầu tư theo giấy phép đầu tư số 2244/GP do Bộ Kế Hoạch Đầu Tư cấp ngày 26/11/2001 Đây là một trong những doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài lớn nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với tổng vốn đ ầu tư ban đ ầu là 270 triệu USD năm 2001 Đến cuối năm 2003, công ty đã tăng vốn đầu tư thêm 212 triệu USD nâng tổng số vốn đầu tư lên 482 triệu USD và đến tháng 4/2007, công ty tiếp tục tăng vốn đầu tư lên tổng cộng 691,219 triệu USD

Trong quá trình ho ạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã không ngừng phát triển và khẳng định được vị trí của mình tại thị truờng nội địa và xuất khẩu Hiện nay Công ty đang là một trong những nhà sản xuất lớn về các loại sản phẩm như sợi, điện, nhựa Công ty hiện có bốn nhà máy trực thuộc là nhà máy sợi Polyester, nhà máy BOPP, nhà máy se sợi, nhà máy nhiệt điện

Toàn bộ công ty với diện tích 300ha nằm trong KCN Nhơn Trạch 3 (giai đoạn 1), thuộc địa bàn xã Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

3.1.3 Các ngành nghề kinh doanh

Công ty xây dựng các nhà máy trong khuôn viên công ty với các ngành nghề khác nhau, bao gồm:

 Nhà máy sợi Polyester: sản xuất sợi Polyester tự nhiên, sợi thô, sợi chỉ đã được đánh bong

 Nhà máy BOPP: sản xuất mành nhựa…

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân

 Nhà máy se sợi: sản xuất sợi thiên nhiên, sợi nhân tạo, sợi tổng hợp

 Nhà máy nhiệt điện: sản xuất điện

 Nhà máy sợi Polyester: 548 người

 Nhà máy se sợi: 310 người

 Nhà máy nhiệt điện : 80 người

Chính sách nhân sự: Công ty có những chính sách để khuyến khích nhân viên làm việc như hằng năm đều có bình bầu và khen thưởng Những sáng kiến của nhân viên dù nhỏ đều được xem xét và đề nghị khen thưởng Công đoàn công ty - tổ chức đại diện cho người lao động, ho ạt động có hiệu quả nhằm đảm bảo các chế độ chính sách cho người lao động cả về thu nhập và điều kiện làm việc, khuyến khích tinh thần làm việc chủ động sáng tạo của nhân viên

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty

Nhà máy sợi Polyes ter

P môi trường PGĐ kỹ thuật

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân

Tình hình hoạt động sản xuất của công ty

Sản phẩm của nhà máy sợi Polyester:

Bảng 3.1: Sản phẩm của nhà máy sợi Polyester

STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng

1 Hạt chip nhựa Tấn/tháng 6.900

Sản phẩm của nhà máy BOPP:

Bảng 3.2: Sản phẩm của nhà máy BOPP

STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng

1 Băng keo màng mỏng Tấn/tháng 1.200

2 Túi quần áo màng mỏng Tấn/tháng 500

3 Màng gói thực phẩm Tấn/tháng 800

Sản phẩm của nhà máy se sợi:

Bảng 3.3: Sản phẩm của nhà máy se sợi

STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Sản lượng

Sản phẩm của nhà máy nhiệt điện:

Bảng 3.3: Sản phẩm của nhà máy nhiệt điện

STT Tên sản phẩm Khối lượng/tháng

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân

Bảng 3.4: Máy móc, thi ết bị của nhà máy sợi Polyester

STT Tên máy móc, thiết bị Số lượng Nơi sản xuất Năm hoạt động

1 Thiết bị công đoạn Poly 01 Đài Loan 2005

2 Thiết bị công đoạn cuốn sợi 01 Đài Loan 2005

3 Thiết bị công đoạn se giả sợi 01 Đài Loan 2005

4 Thiết bị tự động hóa 01 Đài Loan 2005

5 Kho tự động 01 Đài Loan 2005

6 Thiết bị công dụng 01 Đài Loan 2005

7 Thiết bị chế bông Poly 01 Đài Loan 2005

8 Thiết bị chế bông 01 Đài Loan 2005

Bảng 3.5: Máy móc, thi ết bị của nhà máy BOPP STT Tên máy móc, thiết bị

Công suất Nơi sản xuất

1 Máy sản xuất chính 01 48.600tấn/năm Đức 2004

4 Băng tải vận chuyển sản phẩm

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân

Bảng 3.6: Máy móc, thi ết bị của nhà máy se sợi STT Tên thiết bị Nơi sản xuất Năm hoạt động

4 Máy chải bông Thụy Sỹ, Nhật 2004 47

10 Máy tự động cuốn ống Nhật 2004 31

Bảng 3.7: Máy móc, thi ết bị của nhà máy nhiệt điện STT Tên máy móc, thiết bị Số lượng

Công suất Năm sản xuất

2 Turbin và máy phát điện 01 126atm x 150.250

3 Thiết bị và dụng cụ điện 1 bộ 2003

4 Thiết bị lọc tĩnh điện 01 580.140Nm 3 /h 2003

6 Thiết bị khử lưu hùynh trong khí thải

7 Thiết bị MgO 01 MgO 16 tấn/ngày 2003

8 Trạm xử lý nước thải 01 3.000 m 3 /ngày 2003

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân

3.2.3 Nguyên vật liệu, nhiên liệu

Bảng 3.8 : Nguyên liệu, hóa chất và nhiên liệu của nhà máy sợi Polyester

STT Tên Đơn vị tính Khối lượng

Nguyên liệu và hóa chất

Bảng 3.9 : Nguyên liệu của nhà máy BOPP

STT Tên nguyên liệu Đơn vị tính Khối lượng

1 Hạt PP Homopolymer Tấn/tháng 2.700

2 Hạt PP Copolymer Tấn/tháng 6

3 Chất chống tĩnh điện Tấn/tháng 31

4 Chất chống dính Tấn/tháng 5,3

5 Chất bôi trơn Tấn/tháng 4,4

Bảng 3.10 : Nguyên li ệu của nhà máy se sợi

STT Nguyên liệu Đơn vị tính Số lượng

2 Bông thiên nhiên Tấn/tháng 420

3 Bông nhân tạo Tấn/tháng 300

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân

Bảng 3.11 : Nguyên nhiên li ệu nhà máy nhiệt điện

STT Tên nguyên nhiên li ệu Đơn vị tính Khối lượng

3.2.4 Hệ thống cung cấp điện, nước

Cấp điện : Nguồn điện được cấp bởi nhà máy nhiệt điện của công ty Điện năng sẽ được cấp vào lưới điện nội bộ 110KV nối với trạm biến thế sau đó tải vào đường dây 22KV để cung cấp năng lượng cho các nhà máy của công ty

Cấp nước : Nước thô lấy từ sông tại ngã ba hợp lưu của sông Đồng Môn và sông

Bơn thuộc xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai Nước thô được xử lý tại ấp Bến Cam, xã Phước Thiền, sau đó bơm vào ống dẫn chạy đến bể chứa nước Từ bể chứa, nước sẽ được phân phối cho các nhà máy đang ho ạt động trong phân khu Formosa Nước cung cấp cho hệ thống phòng cháy chữa cháy cũng được lấy từ nguồn này

Thoát nước : Nước thải từ các nhà máy trong phân khu Formosa sẽ được tập trung tại hố thu gom và được bơm lên hệ thống xử lý nước thải có công suất 2.000m 3 /ngày.đêm.

Quy trình sản xuất của các nhà máy và các vấn đề môi trường có liên quan

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân a)Quy trình công nghệ sản xuất của dây chuyền trùng ngưng (công suất 340 tấn/ngày

Hình 3.2 : Quy trình công nghệ sản xuất của dây chuyền trùng ngưng

Ngưng tụ Tháp chưng cất

Hệ thống xúc tác TiO2

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân b) Quy trình công nghệ sản xuất sợi chỉ thô POY/DTY/SDY

Kéo căng Đánh cuộn sợi POY Đánh cuộn sợi SDY

Kho chứa Đánh cuộn sợi chỉ DTY

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân c) Quy trình công nghệ dây chuyền đánh bóng sợi chỉ

Hình 3.4 : Quy trình công nghệ đánh bóng sợi chỉ

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân d) Quy trình công nghệ sản xuất sợi PE nguyên liệu

Hình 3.5 : Quy trình công nghệ sản xuất sợi PE nguyên li ệu

3.3.1.2 Nguồn ô nhiễm chính a) Nước thải :

Nước dùng cho sản xuất :Tổng lượng nước bình quân tháng cấp cho sản xuất, sinh hoạt của công nhân viên và tưới cây khuôn viên trong nhà máy là 2000m 3 /ngày.đêm

 Nước cấp sinh hoạt : 40 m 3 /ngày.đêm

 Nước cấp sản xuất : 1.200 m 3 /ngày.đêm

 Nước bổ sung cho hệ thống giải nhiệt : 700 m 3 /ngày.đêm

 Nước tưới cây, tạo ẩm đường nội bộ : 100 m 3 /ngày.đêm

Nguồn nước thải phát sinh trong nhà máy gồm có : nước mưa chảy tràn, nước thải từ hoạt động sản xuất và nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên

Nước thải sản xuất từ Nhà máy Polyester chủ yếu phát sinh do hoạt động rửa thiết bị, nước từ phối trộn nguyên liệu của các xưởng sản xuất phôi PET, xưởng PET

Hệ thống lưu thông dầu thành phẩm

Hệ thống hút bụi sợi

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân nguyên liệu, xưởng sản xuất sợi chỉ thô, xưởng đánh bóng sợi và nước th ải từ hệ thống xử lý khí thải của lò hơi

Tổng lưu lượng khoảng 960 m 3 /ngày.đêm (tính bằng 80% lượng nước cấp vào) Đặc trưng của nước thải là hàm lượng COD cao, chứa nhiều dầu khoáng và chất phụ gia

Nguồn phát sinh nước thải chủ yếu từ nhà vệ sinh và các hoạt động sinh ho ạt của cán bộ, công nhân trong nhà máy

Hiện nay, tổng số nhân viên trong nhà máy là 548 người, lượng nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt khoảng 40 m 3 /ngày.đêm, lượng nước thải trung bình 32 m 3 /ngày.đêm (tính bằng 80% lượng nước cấp cho sinh hoạt)

So với nước thải công nghiệp thì nước mưa được xem như nguồn nước sạch có thể thải trực tiếp vào môi trường, tuy nhiên trong quá trình chảy tràn, nước mưa có thể lôi cuốn các chất cặn bã, rác, đất, cát…có trên bề mặtvào trong nước mưa Do đó, nước mưa chảy tràn cũng cần được kiểm soát chất lượng để tránh làm gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm vào nguồn nước b) Khí thải

 Khí thải lò hơi, lò nhiệt

Hiện nhà máy đang sử dụng 03 lò hơi (01 lò hơi dùng để dự phòng), công suất 17,7 tấn/h Nhiên liệu được sử dụng là dầu FO Khí thải và bụi phát sinh với thành phần ô nhiễm đặc trưng là: bụi, SOx, CO2, NOx…

 Khí thải máy phát điện

Nhà máy có 01 máy phát điện dự phòng, công suất 3.000KVA, chạy bằng nhiên liệu dầu DO Trong quá trình vận hành, máy phát sinh một lượng khí thải có thành phần chủ yếu là: bụi, SO2, CO2, NOx…Tuy nhiên, máy chỉ được vận hành khi bị mất điện Hiện nay, hệ thống điện của KCN Nhơn trạch 3 đã đi vào ổn định lên việc sử dụng máy được hạn chế tới mức thấp nhất c) Chất thải rắn và chất thải nguy hại

 Chất thải rắn sinh hoạt

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân

Chất thải rắn sinh ho ạt tại Nhà máy bao gồm vỏ hộp giấy, vỏ lon, chai lọ, chất thải rắn từ khu vực nhà vệ sinh với khối lượng trung bình khoảng 4.500kg/tháng

 Chất thải công nghiệp nguy hại

Chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ hoạt động của nhà máy được liệt kê ở bảng 3.1

Bảng 3.12: Các chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy

STT Tên chất thải Trạng thái tồn tại(Rắn/lỏng/bùn)

3 Màn hình máy vi tính và các linh kiện thiết bị điện tử thải khác có chứa hoặc nhiễm các thành phần nguy hại

4 Máy biến áp và tự điện chứa PCB

 Chất thải công nghiệp không nguy hại

Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại tại nhà máy phát sinh từ quá trình sản xuất và bảo trì, s ửa chữa thiết bị, bao gồm bao bì giấy, gỗ, nguyên liệu rơi vãi, các loại sợi PET, DTY không đ ạt chất lượng bị loại bỏ, kim loại phế liệu, nhựa phế liệu,… với khối lượng trung bình khoảng 1.670 kg/tháng Ngoài ra, bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cũng phát sinh khoảng 60 tấn/tháng

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân d) Tiếng ồn và rung động

Trong hoạt động của xưởng sử dụng nhiều máy móc, thiết bị cơ khí tạo như tiếng ồ n lớn như: máy cuốn sợi, máy se sợi…Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm của các phương tiện giao thông vận tải

Nguyên liệu cùng các phụ liệu khác như chất chống tĩnh điện được định lượng bằng hệ thống cân tự động, sau đó chúng được phối trộn đều và chuyển sang công đoạn gia nhiệt dung giải nguyên liệu thành dạng lỏng, hỗn hợp được làm nguội đến nhiệt độ yêu c ầu để chuyển sang công đo ạn định hình thành màng nhựa và kéo dài, kéo rộng màng theo quy cách đã l ập trình trong sản xuất Màng nhựa sau khi định hình sẽ tiếp tục qua công đoạn xử lý bề mặt bằng điện cao áp Tiếp theo là công đoạn cuộn bán thành phẩm màng nhựa sau đó cắt thành sản phẩm theo quy cách, bao gói sản phẩm và lưu kho thành phẩm

3.3.2.2 Nguồn ô nhiễm chính a) Nước thải

Lưu lượng nước dùng cho nhà máy là 120 m 3 /ngày

Lưu lượng nước thải trong một ngày là 85 m 3 /ngày, gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất

Nước thải sinh hoạt thải ra từ hoạt động sinh hoạt của nhân viên và công nhân Các loại nước thải này có chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi khuẩn gây bệnh (Ecoli)

Nươc thải trong sản xuất BOPP có thể được đánh giá là có mức độ ô nhiễm không đáng kể, chủ yếu là từ vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân

Bảng 3.13: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải của nhà máy

STT Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ

7 Dầu mỡ động thực vật mg/l 2,20

CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH HƯNG NGHIỆP FORMOSA

Hiện trạng quản lý môi trường tại công ty

4.1.1 Tổ chức đội ngũ cán bộ trong công tác quản lý môi trường

- Công ty có phòng môi trường gồm 10 nhân viên đều có kiến thức về môi trường Trưởng phòng môi trường phân công nhân viên thực hiện quản lý hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy (1 nhân viên/1 nhà máy)

- Tổ chức đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường tuy chưa thật sự mạnh nhưng đã từng bước đáp ứng được nhu cầu thực hiện công tác quản lý môi trường tại công ty

4.1.2 Công tác tuân thủ luật pháp về bảo vệ môi trường

Việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong Công ty được dựa trên các quy định do Nhà nước và Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ban hành Bảng 4.1 dưới đây là cơ sở pháp lý đang được áp dụng tại công ty

Bảng 4.1: Các văn bản pháp lý về BVMT áp dụng tại công ty

STT Nơi ban hành Nội dung chính

1 Quốc hội Luật bảo vệ môi trường 2005

2 Chính phủ Nghị định 80/2006/NĐ-CP về qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT Nghị định 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân

3 Chính phủ Nghị định 81/2006/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT

Nghị định 117/2009/NĐ-CP và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT, thay thế nghị định 81/2006

4 Chính phủ Nghị định số 34/2005/NĐ-CP – Qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩ nh vực tài nguyên nước

5 Chính phủ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP – Quản lý chất thải rắn

6 Chính phủ Nghị định 174/2007 về phí BVMT đối với chất thải rắn

7 Chính phủ Quyết định số 155/1999/QĐ – TTg về Quy chế quản lý chất thải nguy hại

8 Bộ TN & MT Nghị định số 67/2003/NĐ-CP về phí BVMT đối với nước thải

9 Bộ TN & MT Quyết định số 62/2002/QĐ-BKHCNMT – Quy chế Bảo vệ môi trường KCN

10 Bộ TN & MT Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT – Về việc bắt buộc áp dụng TCVN về Môi trường

11 Bộ TN & MT TCVN 5944 – 1995 - Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm

TCVN 5942 – 1995 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt

TCVN 5945-2005 - Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn xả thải

TCVN 7440–2005 - Tiêu chuẩn thải ngành công nghiệp nhiệt điện

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân

TCVN 5939-2005 - Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp

TCVSCN (3733/2002/QD-BYT) - Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp

TCVN 5937-2005 - Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh

4.1.3 Các giải pháp quản lý và xử lý chất thải tại công ty.

4.1.3.1 Giảm thiểu ô nhiễm không khí a) Giảm thiểu ô nhiễm từ giao thông Ô nhiễm bụi giao thông chỉ mang tính chất tạm thời trong quá trình t ập kết nguyên liệu và xuất sản phẩm bằng các phương tiện vận tải Tuy nhiên, Nhà máy đã quan tâm trong việc hạn chế lượng bụi phát sinh bằng các biện pháp:

 Thường xuyên chăm sóc và trồng cây xanh theo quy định nhằm tạo sự thoáng mát trong khuôn viên Nhà máy cũng như ngăn bụi phát tán ra môi trường xung quanh

 Bê tông hóa toàn bộ đường nội bộ, sân bãi và kho chứa nguyên vật liệu

 Thường xuyên tạo ẩm đường và khuôn viên nội bộ của Nhà máy vào mùa nắng mỗi khi xe tải ra vào xuất nhập nguyên liệu, sản phẩm

 Tiến hành bảo trì, vận hành đúng tải trọng đối với phương tiện vận chuyển và phương tiện bốc dỡ hàng tại Nhà máy nhằm giảm thiểu lượng khí thải từ động cơ b) Giảm thiểu ô nhiễm từ quá trình sản xuất

 Khí thải lò hơi của nhà máy nhiệt điện

Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý khí thải với dung dịch trung hòa là

Mg(OH)2 sau đó thải qua ống khói cao 80m Công trình xử lý khí thải của lò hơi đã được Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hiệu quả hoạt động theo văn bản số 1954/TNMT-MT ngày 27/9/2005

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân

Hình 3.8: Sơ đồ hệ thống kiểm soát khí thải

Thiết bị lọc bụi tĩnh điện: Khí thải ra trong quá trình đốt than ở nồi hơi được truyền qua thiết bị lọc tĩnh điện để tách bụi Bụi được làm lạnh và lưu giữ trong bồn chứa, sau đó vận chuyển bán cho nhà máy xi măng để tái sử dụng như là nguyên liệu để sản xuất clinke hoặc bán cho nhà máy bê tông trộn sẵn Hiệu suất tách bụi đạt được trên 99,7%;

Hệ thống xử lý khí thải chứa lưu huỳnh (FGD): Như đã đề cập ở phần trên, than có hàm lượng sulfur 1,3% được sử dụng như là nhiên liệu chính đốt lò hơi Nếu không có biện pháp kiểm soát ô nhiễm, nồng độ khí SO2 vượt quá tiêu chuẩn cho phép Do vậy hệ thống khử lưu huỳnh trong khí thải được lắp đặt để tách oxit lưu huỳnh Chất hấp phụ là Magie hydroxit (Mg(OH)2) (nồng độ 20%) - được tạo ra bằng cách hoà MgO vào nước nóng Hiệu suất tách sulfur đạt khoảng 95%;

Kiểm soát khí thải: Hệ thố ng kiểm soát khí thải liên tục và tự động (CEMS) được lắp đ ặt tại đỉnh ống khói để kiểm soát lượng khí thải ra Hệ thống này báo động nếu thành phần khí thải vượt quá tiêu chuẩn và tự động thông báo cho người vận hành giảm bớt năng lượng thải hoặc sửa chữa thiết bị ngay để giảm thiểu ô nhiễm

 Khí thải máy phát điện:

Lượng khí thải này được thải vào môi trường qua ống khói cao khoảng 30m để pha loãng nồng độ của khí độc Tuy nhiên máy phát điện chỉ ho ạt động trong trường hợp mất điện nên nguồn phát sinh khí thải này được đánh giá là không liên tục

Khí thải sau khi đuợc thu hồi nhiệt

Hệ thống khử lưu huỳnh (FGD)

Tro khô Trạm xử lý nước thải của nhà máy điện Nước nóng

MgO Ống khói Khí thải sau xử lý

KHÓA LUẬN TỐ T NGHIỆP GVHD: ThS Trần Thị Tường Vân

4.1.3.2 Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải a) Nước mưa chảy tràn

Công ty đã thiết kế hệ thống mương rãnh kín với các hố ga có song chắn rác nhằm thu gom lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt các phân xưởng sau đó dẫn vào hệ thống thoát nước chung của KCN Để giảm bớt lượng cặn khi nước mưa chảy tràn qua mặt bằng nhà xưởng, công ty đã bê tông hóa đường nội bộ, sân bãi và kho chứa nguyên vật liệu; thường xuyên cử người quét dọn sạch sẽ, thu gom nguyên liệu rơi vãi trên bề mặt kho bãi b) Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại rồi theo mương dẫn tập trung tại hố thu gom, sau đó nước thải sẽ được bơm lên hệ thống xử lý nước thải c) Nước thải từ hoạt động sản xuất

Nước thải từ các nhà máy sẽ được xử lý tại hệ thống XLNT của mỗi nhà máy trước khi được đưa vào hệ thống XLNT của KCN Nhơn Trạch 3

Hình 3.9: Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải nhà máy nhiệt điện

Chức năng của từng công trình đơn vị xử lý nước thải nhà máy nhiệt điện như sau :

Ngày đăng: 22/09/2024, 15:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w