1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá, thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

133 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá, thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá
Tác giả Công Ty Tnhh Việt Trường
Thể loại Báo cáo
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 4,29 MB

Nội dung

125 Trang 5 DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BOD: Nhu cầu ôxy sinh học BVMT: Bảo vệ môi trường CBCNV: Cán bộ công nhân viên COD: Nhu cầu ôxy hóa học CTNH: Chất thải nguy hại CTR

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG 3

DANH MỤC HÌNH 6

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 9

1 Tên chủ dự án đầu tư 9

2 Tên dự án đầu tư: 9

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư 10

3.1 Công suất của dự án đầu tư 10

3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư 10

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư 23

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 23

4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất 23

4.2 Nguồn cung cấp điện, nước 27

5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư 35

5.1 Vốn, tiến độ đầu tư, cơ cấu lao động 35

5.2 Các hạng mục công trình 36

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 44

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 44

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải 45

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 47

3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 47

3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa 47

3.1.2 Thu gom, thoát nước thải 49

3.2 Công trình, biện pháp thu gom, xử lý khí thải 62

3 Công trình biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 69

3.3.1 Công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý rác thải sinh hoạt 69

3.3.2 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường 70

3.3.3 Công trình biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 72

Trang 4

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

3.4 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 76

3.5 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành 76

CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 86

4.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 100

4.1.2 Các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom và xử lý nước thải 101

4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 104

4.2.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 104

4.2.2 Yêu cầu Bảo vệ môi trường đối thu gom, xử lý khí thải 104

4.3 Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với tiếng ồn, độ rung 106

4.3.1 Nội dung cấp phép về tiếng ồn, độ rung 106

4.3.2 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung 107

4.4.1 Đối với chất thải 107

4.5 Phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường 109

CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 110

CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 118

1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án 118

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 118

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 118

2 Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật 120

3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 120

CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 121

CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 125

PHỤ LỤC 127

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Sở TN&MT: Sở Tài nguyên và Môi trường

Trang 6

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Khối lượng sản phẩm của nhà máy 23

Bảng 2 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, hóa chất giai đoạn vận hành 23

Bảng 3 Đặc tính của hóa chất sử dụng 24

Bảng 4 Nhu cầu sử dụng nước máy sử dụng thực tế của Nhà máy 27

Bảng 5 Bảng nhu cầu sử dụng nước trong hoạt động sản xuất 28

Bảng 6 Chi tiết nhu cầu sử dụng nước máy của từng dây chuyền sản xuất 29

Bảng 7 Nhu cầu sử dụng nước máy theo định mức của Nhà máy 30

Bảng 8 Nhu cầu xả nước thải từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất thực tế của Nhà máy 31

Bảng 9 Nhu cầu xả thải từ hoạt động của Nhà máy 35

Bảng 10 Bố trí các hạng mục công trình của dự án 36

Bảng 11 Máy móc thiết bị hiện tại của Nhà máy 41

Bảng 12 Kích thước, thông số kỹ thuật hệ thống thu thoát nước mưa 49

Bảng 13 Danh mục thiết bị sử dụng cho trạm xử lý nước thải 59

Bảng 14 Kích thước các bể của hệ thống xử lý nước thải 600m3/ngày đêm 60

Bảng 15 Hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải 600m3/ngày đêm 61

Bảng 16 Tổng hợp các công trình xử lý khí thải 62

Bảng 17 Thành phần yếu tố hóa học trong than 63

Bảng 18 Tính toán sản phẩm cháy ở điều kiện chuẩn (t= 0oC, P = 760 mmHg) 63

Bảng 19 Lưu lượng khí thải và tải lượng các chất ô nhiễm của lò hơi 2 tấn/h 65

Bảng 20 Nồng độ phát thải các chất ô nhiễm 65

Bảng 21 Quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp 71

Bảng 22 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh năm 2022 , 2023 74

Bảng 23 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh xin cấp phép 75

Bảng 24 Tổng hợp các hạng mục công trình của cơ sở thay đổi so với nội dung ĐTM 89

Bảng 25 Một số nội dung thay đổi kho chứa chất thải so với báo cáo đánh giá tác động môi trường 96

Bảng 26 Thông số và giá trị giới hạn đối với nước thải sau xử lý 100

Bảng 27 Tọa độ điểm xả thải nước thải của cơ sở 101

Bảng 28 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh 108

Bảng 29 Kết quả quan trắc nước thải năm 2021 tại điểm quan trắc số 1 của Công ty TNHH Việt Trường 112

Bảng 30 Kết quả quan trắc nước thải năm 2021 tại điểm quan trắc số 2 của Công ty TNHH Việt Trường 112

Trang 7

Bảng 31 Kết quả quan trắc nước thải năm 2021 tại điểm quan trắc số 3 của Công ty TNHH Việt Trường 112Bảng 32 Kết quả quan trắc nước thải năm 2022 của Công ty TNHH Việt Trường tại điểm xả nước thải số 1 113Bảng 33 Kết quả quan trắc làm mát tại điểm xả nước thải số 2 năm 2022 của Công ty TNHH Việt Trường 114Bảng 34 Kết quả quan trắc khí thải năm 2021 của Công ty TNHH Việt Trường 115Bảng 35 Kết quả quan trắc khí thải năm 2022 của Công ty TNHH Việt Trường 116

Trang 8

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 Quy trình sản xuất surimi kèm dòng thải 11

Hình 2 Một số hình ảnh máy mó thiết bị của dây chuyền sản xuất surimi 15

Hình 3 Quy trình chế biến ngao xuất khẩu 16

Hình 4 Một số hình ảnh máy móc thiết bị của xưởng chế biến ngao 22

Hình 5 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải nồi hơi 30

Hình 6 Sơ đồ cân bằng nước thải giai đoạn vận hành 34

Hình 7 Sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất tại cơ sở 36

Hình 8 Tổng mặt bằng Công ty 39

Hình 9 Sơ đồ vị trí các công trình bảo vệ môi trường 40

Hình 10 Sơ đồ mặt bằng thu gom thoát nước mưa của cơ sở 48

Hình 11 Sơ đồ thu gom và thoát nước mưa của Công ty 49

Hình 12 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải của Nhà máy 50

Hình 13 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải 53

Hình 14 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 600m3/ngày đêm 55

Hình 15 Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý khí thải lò hơi 2 tấn/giờ 67

Hình 16 Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý khí thải lò hơi 68

Hình 17 Hình ảnh công trình thu gom và lưu chứa tạm thời chất thải rắn sinh hoạt tại Công ty 70

Hình 18 Hình ảnh các công trình lưu chứa chất thải công nghiệp thông thường 72

Hình 19 Hình ảnh các công trình lưu chứa chất thải nguy hại 76

Hình 20 Các bước thực hiện ứng phó sự cố 81

Trang 9

- Quyết định số 2121/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 20/08/2015 phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá, thức ăn thủy sản xuất khẩu và hậu cần nghề cá (công suất 15.600 tấn sản phẩm/năm) tại phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng do Công ty TNHH Việt Trường làm chủ đầu tư Với quy mô công suất là 15.600 tấn sản phẩm/năm trong đó sản xuất surimi là 6.240 tấn sản phẩm/năm và sản xuất bột cá là 9.360 tấn sản phẩm/năm

- Giấy xác nhận hoàn thành số 150/GXN-BTNMT ngày 08/12/2017 của Tổng cục Môi trường xác nhận hoàn thành việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường cho nhà máy theo nội dung phê duyệt tại quyết định số 2121/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 20/08/2015

- Quyết định số 1806/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 17/07/2019 phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư nâng công suất Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá, thức ăn thủy sản xuất khẩu

và hậu cần nghề từ 15.600 tấn sản phẩm/năm lên 23.400 tấn sản phẩm/năm (bổ sung dây chuyền chế biến ngao công suất 7.800 tấn sản phẩm/năm tại phường Ngọc Hải (nay là phường Hải Sơn), quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng do Công ty TNHH Việt Trường làm chủ đầu tư

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Gia hạn điều chỉnh lần thứ nhất) số 2732/GP-UBND ngày 22/09/2021 do UBND thành phố Hải Phòng cấp

Công suất sản xuất của Nhà máy theo báo cáo đánh giá tác động môi trường mà Công ty đã được Bộ Tài Nguyên và Môi trường phê duyệt năm 2019 là 23.400 tấn sản phẩm/năm Đến ngày 26/5/2022 Công ty đã dừng sản xuất dây chuyền sản xuất bột cá công suất 9.360 tấn sản phẩm/năm Đến nay công suất sản xuất của Nhà máy là 14.040 tấn sản phẩm/năm với 2 sản phẩm là sản xuất Surimi và chế biến ngao

Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường của cơ sở được lập dựa trên các căn

cứ pháp lý sau:

- Luật bảo vệ môi trường 2020

Trang 10

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và

và hậu cần nghề từ 15.600 tấn sản phẩm/năm lên 23.400 tấn sản phẩm/năm (bổ sung dây chuyền chế biến ngao công suất 7.800 tấn sản phẩm/năm tại phường Ngọc Hải (nay thuộc phường Hải Sơn), quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng do Công ty TNHH Việt Trường làm chủ đầu tư

Trang 11

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1 Tên chủ cơ sở

CÔNG TY TNHH VIỆT TRƯỜNG

- Địa chỉ trụ sở chính: Cụm công nghiệp Vĩnh Niệm, phường Vĩnh Niệm, quận

Lê Chân, thành phố Hải Phòng

- Người đại diện theo pháp luật của cơ sở

Ông Ngô Việt Trường Chức vụ: Giám đốc

- Điện thoại: 0225.3769048; Fax: 0225.3260361;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số 0200421340 đăng ký lần đầu ngày 16 tháng 08 năm 2000, đăng ký thay đổi lần thứ 17, ngày 31 tháng 01 năm 2015

2 Tên cơ sở:

“Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá, thức ăn xuất khẩu và

hậu cần nghề cá” (sau đây gọi chung là Nhà máy)

- Địa điểm thực hiện: Tại phường Ngọc Hải (nay đổi tên thành phường Hải

Sơn), quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

- Cơ quan thẩm định cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của cơ

sở : Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hải Phòng

- Quyết định số 2121/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường ngày 20/08/2015 phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá, thức ăn thủy sản xuất khẩu và hậu cần nghề cá (công suất 15.600 tấn sản phẩm/năm) tại phường Ngọc Hải (nay đổi tên thành phường Hải Sơn), quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng do Công ty TNHH Việt Trường làm chủ đầu tư

- Giấy xác nhận hoàn thành số 150/GXN-BTNMT ngày 08/12/2017 của Tổng cục Môi trường xác nhận hoàn thành việc thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án cho quyết định số 2121/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường ngày 20/08/2015

- Quyết định số 1806/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 17/07/2019 phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư nâng công suất Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá, thức ăn thủy sản xuất khẩu

và hậu cần nghề từ 15.600 tấn sản phẩm/năm lên 23.400 tấn sản phẩm/năm(bổ sung dây chuyền chế biến ngao công suất 7.800 tấn sản phẩm/năm tại phường Ngọc Hải (nay đổi tên thành phường Hải Sơn), quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng do Công ty TNHH Việt Trường làm chủ đầu tư

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Gia hạn điều chỉnh lần thứ nhất) số 2732/GP-UBND ngày 22/09/2021 do UBND thành phố Hải Phòng cấp

- Quy mô của cơ sở:

Dự án thuộc Phụ lục III – Danh mục các dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác

Trang 12

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

động xấu đến môi trường quy định tại khoản 4 điều 28 Luật Bảo vệ môi trường – Dự

án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy có gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại cột 4 phụ lục II (ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ) Công ty đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường được xây dựng theo mẫu Phụ lục 10 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, cấp phép

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở

3.1 Công suất của cơ sở

Công suất sản xuất của cơ sở là sản xuất thức ăn thủy sản xuất khẩu và hậu cần nghề cá và chế biến ngao theo báo cáo đánh giá tác động môi trường mà Công ty đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt với tổng công suất là 23.400 tấn/năm trong đó:

- Công suất sản xuất Surimi là 6.240 tấn.năm

- Công suất sản xuất chế biến ngao là 7.800 tấn/năm

- Công suất sản xuất bô ̣t cá công suất 9.360 tấn/năm

Tuy nhiên đến nay Công ty đã dừng hoạt động dây chuyền sản xuất bột cá và Công ty đã có báo cáo số 2605/BC-MT ngày 26/05/2022 về việc quyết định dừng sản xuất dây chuyền sản xuất bột cá tới UBND thành phố Hải Phòng và các cơ quan quản

lý Hiện tại, Nhà máy chỉ hoạt động sản xuất Surimi và chế biến ngao với tổng công suất 14.040 tấn sản phẩm/năm bao gồm:

- Công suất sản xuất Surimi là 6.240 tấn.năm

- Công suất sản xuất chế biến ngao là 7.800 tấn/năm

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Quy trình sản xuất và công suất sản phẩm:

* Quy trình sản xuất sản phẩm Surimi:

Trang 13

Hình 1 Quy trình sản xuất surimi kèm dòng thải

(5) Lọc

(8) Ép Định hình

- Xương, da

Thứ liệu: đầu, vây, nội tạng

Khí thải: Mùi tanh

Nước thải CTR: Vảy còn sót lạiKhí Thải: Mùi tanh

Trang 14

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

Thuyết minh

(1) Nguyên liệu đầu vào

Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất Surimi là các loại cá biển có thịt màu trắng như cá mối, cá hồng, cá lành canh… Trên nguyên tắc, nguyên liệu đầu vào là tạp không phân biệt chủng loại, kích cỡ Tuy nhiên, tuỳ theo đơn đặt hàng, có thể lựa chọn riêng từng loại, khi đó giá bán sản phẩm sẽ cao hơn Đồng thời, nếu kích cỡ cá càng lớn, định mức tiêu hao nguyên liệu cảng giảm Với kích thước 10 con/kg, định mức tiêu hao sản phẩm là 2,2 kg nguyên liệu sẽ cho 1kg thành phẩm Nguyên liệu đầu vào

sẽ do Công ty tổ chức thu mua và vận chuyển tới Nhà máy Nguyên liệu qua sơ loại sẽ chuyển tới bộ phận sản xuất, nguyên liệu không đạt yêu cầu loại bỏ sẽ chuyển giao cho đơn vị sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất bột cá và thức ăn chăn nuôi

(2) Rửa sơ chế: Nguyên liệu được rửa sạch cho hết bùn cát, rong rêu bằng các

vòi xối trước khi chuyển sang bộ phận sơ chế

(3) Sơ chế bỏ đầu, đuôi, ruột: Công đoạn sơ chế được thực hiện bằng thủ công

Cá tươi được đem đi cắt đầu, bỏ nội tạng, rửa

Với sản phẩm surimi được chuẩn bị từ thịt cá đã được phi lê sẵn sẽ cho sản phẩm

có chất lượng ổn định hơn Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị thịt phi lê, hiệu suất thu hồi thịt sẽ giảm do một phần thịt còn dính lại ở các phần xương Việc sử dụng thịt

cá còn nguyên xương sẽ làm cho sản phẩm surimi có chất lượng kém hơn Bởi vì trong quá trình ép lấy thịt cá dịch lỏng trong các tế bào thần kinh, tủy và các thành phần còn sót lại trên xương như lá lách, thận, ruột, dạ dày… rất giàu enzym gây biến tính protein, mặc dù quá trình rửa có thể loại các enzym này nhưng không triệt để Bù lại hiệu suất thu hồi thịt trong trường hợp này cao hơn

Nguyên liệu sau sơ chế được rửa lại qua 2 bước, rửa bằng nước sạch thông thường và tráng lại bằng nước lạnh trước khi đưa vào máy xay

Trang 15

Rửa sẽ làm cho nồng độ actin và myosin tăng, giúp gel hình thành tốt Mỗi lần rửa phải được thực hiện nhanh trong khoảng 5 – 10 phút, tỉ lệ nước rửa với cá khoảng 3:1 hoặc 4:1 sẽ cho kết quả cao, nhiệt độ nước rửa thường khoảng 0-5oC để ngăn chặn

sự biến tính của protein Quá trình rửa được lặp lại 2 – 3 lần

Đối với cá nạc vấn đề màu, mùi có thể bị giảm nhẹ nhưng không đáng kể bởi vì các thao tác rửa được thực hiện rất nhanh Trong cá khoảng 2/3 chất khô của thịt được cấu thành từ những sợi tơ cơ có tính chất, chức năng rất tốt Phần còn lại chứa các thành phần máu, lipid và các protein chất cơ khác là thành phần bất lợi đối với quá trình sản xuất surimi, các thành phần này cũng được loại ra khỏi cá một ít Chính những đặc điểm này cá nạc có thể rửa 1 – 2 lần là được

Chất lượng nước rửa rất quan trọng như khi pH cao sẽ làm tăng khả năng giữ nước Nước cứng với sự hiện diện của ion Ca2+, Mg2+, Fe3+ sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc

và màu sắc của sản phẩm

(5) Lọc, tách xương cá: Việc chọn lựa phương pháp lọc dựa vào số lượng nước

chứa trong cá sau khi khử nước Khi lượng nước trong cá thấp quá trình lọc diễn ra chậm và khó khăn Mục đích của quá trình lọc là loại bỏ xương, da và những phần mô

cơ màu đen gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

(6) Khử nước (ép tách nước): Việc khử nước làm giảm hàm lượng nước của thịt

cá còn khoảng 80 – 85% so với trọng lượng ướt Phương pháp cổ truyền là dùng máy

ép trục vít Ngoài ra, người ta còn sử dụng máy ly tâm quay với tốc độ cao để tách nước Trong quá trình ép tách nước một phần những chất có khả năng hòa tan trong nước (protein, khoáng…) sẽ bị thất thoát Việc khử nước và lọc là giai đoạn kết thúc của tiến trình sản xuất surimi truyền thống

(7) Phối trộn phụ gia: Thêm các chất phụ gia như đường, sodium

tripolyphosphate (STPP), Tetrasodium pyrophosphate (TSPP) để nâng cao chất lượng cảm quan cho sản phẩm, tạo sự đồng nhất giữa thịt cá và gia vị để chuẩn bị cho giai đoạn định hình

Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà có những công thức phối trộn khác nhau Trong quá trình phối trộn có sự gia tăng nhiệt độ Vì vậy cần phải bổ sung nước

đá xay nhuyễn hoặc nước lạnh vào nhằm làm giảm nhiệt độ sản phẩm Nhiệt độ thấp làm cho cấu trúc thịt cá co lại và sản phẩm dai hơn

(8) Ép định hình + (9) đùn khuôn+ (10) Cấp đông

Cá sau khi được pha trộn phụ gia được chuyển qua khuôn ép định hình và đưa vào cấp đông, các công đoạn này được thực hiện tự động trên dây chuyền Trung bình mỗi khuôn thành phẩm có trọng lượng 10kg

(11)-(12) Công đoạn từ (11) đến (12) là công đoạn thông thường của sản xuất thuỷ sản đông lạnh

Trang 16

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

Công suất thiết kế dây chuyền sản xuất của Dự án là 2,5 tấn thành phẩm/h Sản phẩm Surimi của Công ty được sản xuất từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối, do vậy trong quá trình chế biến toàn bộ dây chuyền công nghệ được khép kín và liên hoàn với nhau Một số mặt hàng do khách hàng hướng dẫn kỹ thuật chế biến trực tiếp

Qua sơ đồ công nghệ như trình bày ở trên, có thể nhận xét sơ bộ về công nghệ sản xuất của cơ sở như sau:

- Công nghệ sản xuất Surimi của Nhà máy là công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực chế biến thuỷ, hải sản đang được áp dụng tại Hàn Quốc, Nhật Bản

- Công nghệ này cho phép sử dụng rộng rãi, không khắt khe về nguyên liệu đầu vào, phù hợp với điều kiện thu mua nguyên liệu của Việt Nam

- Công đoạn chủ yếu, từ (5) đến (10), được thực hiện hoàn toàn tự động đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng nhất, không phụ thuộc vào tay nghề của công nhân chế biến

- Công nghệ sản xuất không đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn, phù hợp với điều kiện của Công ty Việc vận hành thiết bị đơn giản, dễ dàng, phù hợp với trình độ công nhân của Công ty

- Phế thải đầu cá và ruột cá, xương, vây, da cá sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị gia công chế biến thành bột cá và thức ăn thủy sản, trở thành một thứ hàng hoá cung cấp cho thị trường là các nhà máy chế biến là thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn thủy sản

Trang 17

DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SURIMI

DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SURIMI

Hình 2 Một số hình ảnh máy mó thiết bị của dây chuyền sản xuất surimi

Trang 18

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

* Quy trình chế biến ngao:

Thuyết minh quy trình:

(01) Công đoạn tiếp nhận nguyên liệu

Nguyên liệu là ngao nguyên còn sống, được Công ty thu mua trực tiếp tại các vùng thu hoạch NT2MV (Ngư trường hai vỏ thân mềm) tại các tỉnh Nam Định, Thái Bình thông qua đại lý, cơ sở nuôi được Công ty ký hợp đồng Đây là các thị trường có nguồn cung dồi dào, Ngao được ngâm nhả sạch sẽ tại ngư trường và được đựng trong các bao lưới sau đó vận chuyển về Nhà máy bằng xe thùng kín lạnh, thời gian vận chuyển không quá 36 giờ

Dòng thải Hơi nóng

Hình 3 Quy trình chế biến ngao xuất khẩu

Ghi chú:

Nước

Cấp đông (6) Hấp, làm mát (4)

Dò kim loại 7) Cân, vào PE (6)

Nước thải: protein

Hơi nóng, mùi đặc trưng của nguyên liệu

Bao bì, nhãn mác,

vỏ thùng carton, dây đai hỏng,…

Bao bì hỏng

Phân loại, phân cỡ, rửa (2)

Bao gói túi lưới (3-2)

Cân, đóng túi PA, hút chân

không (4-1)

Tiếp nhận nguyên liệu (1)

Lò hơi

Xỉ than, khí thải

Bao bì, nhãn mác, vỏ thùng carton, dâyđai hỏng,…

Đóng thùng carton, bảo quản (8)

Nước thải: protein Hơi nóng, mùi đặc trưng của nguyên liệu

Túi PA

Bao bì hỏng Túi PE

Cân, đóng túi PA, hút chân

không (3-1)

ngao vỡ, ngao không đạt nước thải

Túi PA

Trang 19

Trước khi tiếp nhận QC tiến hành Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hoặc phiếu giám sát thu hoạch → Kiểm tra điều kiện vệ sinh phương tiện, dụng cụ vận chuyển, thời gian vận chuyển Kiểm tra cảm quan chất lượng nguyên liệu  cân Cụ thể: + Kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hoặc phiếu giám sát thu hoạch nhằm đảm bảo nguyên liệu có xuất xứ từ các vùng thu hoạch có tên trong danh sách được EU công nhận và được NAFIQAD kiểm soát đạt yêu cầu

Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ, đối chiếu với danh sách vùng nuôi được EU công nhận và Thông báo thu hoạch và xử lý sau thu hoạch của NAFIQAD, chỉ nhận những lô nguyên liệu có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan thẩm quyền cấp phối hợp với lô hàng về chủng loại, khối lượng, lô nguyên liệu được thu hoạch từ các vùng nuôi được EU công nhận và được phép thu hoạch theo thông báo của NAFIQAD

- Kiểm tra điều kiện vệ sinh của phương tiện vận chuyển và dụng cụ bảo quản, chỉ tiếp nhận những lô nguyên liệu được bảo quản trong điều kiện hợp vệ sinh, nhằm ngăn ngừa lây nhiễm của vi sinh vật

- Kiểm tra nhiệt độ bảo quản, thời gian vận chuyển, chỉ tiếp nhận khi nhiệt độ nguyên liệu ≤ 250C, thời gian vận chuyển  36h

- Kiểm tra cảm quan theo các chỉ tiêu:

+ Màu sắc: tự nhiên của ngao, từ trắng đến hơi sẫm màu

+ Mùi: tự nhiên, không có mùi lạ

+ Trạng thái: còn sống, nguyên vẹn, hai mảnh khép chặt

+ Cỡ nguyên liệu: từ 75 con/kg trở lên

+ Tỷ lệ hư hỏng và dập nát, không đảm bảo kích cỡ: ≤ 5% Trong tổng lượng ngao loại bỏ, tỷ lệ ngao nhỏ không đạt kích cỡ chiếm khoảng 90%, tỷ lệ ngao vỡ, dập nát chiếm 10% Ngao thải loại sẽ được thu gom và lưu chứa tại kho lạnh định kỳ 1 tuần công ty sẽ chuyển giao cho đơn vị thu gom xử lý

- Khi tiếp nhận công nhân phải thao tác nhẹ nhàng, hạn chế tối đa sự va đập làm dập nát nguyên liệu, không để nguyên liệu tiếp xúc trực tiếp xuống nền nhà

+ Cân để xác định khối lượng lô hàng

Các thủ tục cần tuân thủ:

+ Công nhân tham gia công đoạn tiếp nhận nguyên liệu phải được kiểm soát sức khỏe theo quy phạm SSOP số 07, thực hiện vệ sinh cá nhân theo quy phạm SSOP số

04

+ Chỉ sử dụng dụng cụ đã được vệ sinh sạch sẽ theo quy phạm SSOP số 02

- Thời gian lưu của nguyên liệu ở khu vực tiếp nhận không quá 30 phút

Trang 20

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

(02) Phân loại kích cỡ, rửa, kiểm tra bán thành phẩm

- Ngao nhập về được xúc vào các rổ inox có dung tích 0,5 m3 và đổ lên băng tải chuyển vào trong nhà xưởng để tiến hành phân loại, phân cỡ Ngao đổ lên máy để loại nhanh những con nhỏ không đủ kích cỡ, vỡ vỏ, ngao chết âm

Sau đó tiến hành phân loại như ngao nâu, ngao trắng… bằng mắt thường Sau công đoạn phân loại màu, ngao được băng chuyền đưa lên máy phân cỡ tiếp tục phân thành các cỡ: (từ 38-48 con/kg); (từ 40-60 con/kg), (từ 60-80 con/kg) hoặc theo quy cách từng khách hàng

- Ngao sau khi phân cỡ ngao được băng chuyền đưa qua hệ thống rửa lại, kiểm tra bán thành phẩm Hoạt động rửa lại ngao được thực hiện trong lồng quay, với định mức cấp nước là 0,2 m3/tấn sản phẩm Sau công đoạn rửa ngao được đưa ra chuyền kiểm tra lại Việc kiểm tra bán thành phẩm nhằm mục đích đảm bảo sự đồng đều về size cỡ, tiếp tục loại bỏ tạp chất, ngao vỡ, ngao khác dòng

- Tỷ lệ ngao loại theo đánh giá ≤ 5% Trong tổng lượng ngao loại bỏ, tỷ lệ ngao nhỏ không đạt kích cỡ chiếm khoảng 90%, tỷ lệ ngao vỡ, dập nát chiếm 10% Lượng ngao không đạt tiêu chuẩn về kích cỡ sẽ được gom lại, sau ca sản xuất sẽ được chuyển bán cho các thương lái, tiêu thụ tại thị trường trong nước Đối với lượng ngao dập vỡ

sẽ được chuyển sang dây chuyền chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá Đối với ngao nhỏ loại, sẽ chuyển bán cho các thương lái tại cảng cá Ngọc Hải và tiêu thụ tại thị trường trong nước

Sau công đoạn sơ chế phân loại ngao được chuyển sang công đoạn chính là hấp

và cấp đông, đóng gói thành phẩm Thành phẩm có hai loại, loại đóng gói PA, hút chân không rồi hấp và loại ngao rời (ngao được đựng trong các túi lưới trọng lượg 5kg, hấp, sau đó đóng gói) Quy cách đóng gói, xuất khẩu theo nhu cầu của từng khách hàng

Đối với loại đóng gói PA – hút chân không, quy trình thực hiện tại công đoạn đóng gói như sau:

(03 –1 ): Cân và đóng túi PA – hút chân không

- Ngao được cân với trọng lượng 454 g/túi

- Sau khi cân bán thành phẩm được chuyển ngay sang công đoạn đổ vào túi PA

đó có thẻ nhãn ghi đầy đủ các thông tin theo yêu cầu về sản phẩm, sau đó tiến hành hút chân không Lượng bán thành phẩm chờ hút chân không ≤ 5 túi/người

Trong quá trình hút chân không yêu cầu vết hàn phải kín, đẹp, độ hút chân không phải đồng đều Kết thúc quá trình hút chân không, ngao được chuyển sang công đoạn hấp

(03-2) Đối với dòng sản phẩm ngao rời, ngao được đưa vào các túi lưới, mỗi túi

có trọng lượng 3-5kg, sau đó buộc chặt và chuyển sang khu vực hấp

Trang 21

04: Hấp, làm mát

*) Đối với dòng sản phẩm đóng túi PA: Nguyên liệu sau khi cân, hút chân không

được hấp trên dây chuyền hấp Khởi động băng truyền hấp, điều chỉnh áp suất, nhiệt

độ hấp, theo đúng quy định Công nhân xếp từng túi ngao đã được cân và hút chân không lên băng chuyền hấp đó được điều chỉnh nhiệt độ hấp và tốc độ băng tải tương ứng với kích cỡ ngao

- Hấp ở nhiệt độ và thời gian thích hợp nhằm tiêu diệt VSV có trong ngao, đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu

- Công thức hấp như sau:

Tên nguyên

Nhiệt độ nước (ºC)

Tốc độ băng tải (phút)

- Sau khi hấp ngao được làm mát thông qua hệ thống làm mát có nhiệt độ nước

≤150C, nhiệt độ bán thành phẩm sau khi làm mát phải ≤ 300C

- Làm mát để làm giảm nhanh nhiệt độ sau khi hấp, tạo cảm quan cho sản phẩm

và hạn chế sự phát triển của vi sinh vật

*) Đối với dòng sản phẩm ngao rời

Các túi ngao được đưa vào nồi luộc, hấp ở điều kiện nhiệt độ, thời gian tương tự như dòng sản phẩm đóng túi PA Mỗi mẻ hấp từ 15-20 túi tùy theo kích cỡ đóng gói,

kỹ thuật luộc đảm bảo ngao không bị mở miệng

Sau quá trình hấp, ngao theo chuyền tự động chuyển sang công đoạn làm mát bằng nước trong bể nước

Trang 22

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

tác nhẹ nhàng, cẩn thận tránh làm xô, dính và biến dạng sản phẩm Nhiệt độ băng truyền cấp đông đảm bảo từ -30  -35ºC, nhiệt độ trung tâm sản phẩm sau cấp đông phải đạt  -18ºC

Quá trình cấp đông nhanh để giữ và đảm bảo chất lượng ban đầu của sản phẩm, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm

06: Cân, mạ băng, bao túi PE

Dòng sản phẩm đóng túi PA sau quá trình cấp đông được chuyển sang công đoạn

Bán thành phẩm được tách khỏi giàn tiến hành cân theo trọng lượng yêu cầu của khách hàng Sau đó tiến hành đóng túi PE, chuyển sang công đoạn dò kim loại

08: Bao gói carton, bảo quản

- Sản phẩm hút chân không sau khi cấp đông được cho vào hộp carton với số lượng là 10 túi/thùng hoặc theo quy cách khách hàng yêu cầu Trong quá trình bảo quản và vận chuyển, mỗi hộp phải ghi đầy đủ chính xác theo yêu cầu nhãn hiệu hàng hoá hoặc theo yêu cầu khách hàng

Sản phẩm hàng đóng rời thì cân theo khối lượng theo từng đơn hàng vào túi PE

- Sản phẩm được xếp trong kho theo thứ tự riêng biệt

- Thành phẩm được xếp trong kho bảo quản cách tường 10cm, cách trần 20cm, lối đi phải đảm bảo có độ rộng tối thiểu 50cm, nhiệt độ trong kho đạt -20 ± 20C

Trang 23

Thành phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp nhằm hạn chế sự phát triển của VSV, duy trì chất lượng ổn định trong quá trình bảo quản, vận chuyển, lưu thông, phân phối

- Toàn bộ máy móc thiết bị của hệ thống được vận hành bằng điện

MÁY PHÂN CỠ LOẠI PHẾ NGAO

DÂY CHUYỀN NGAO

Trang 24

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

Trang 25

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

Khối lượng sản phẩm của dự án như sau:

Bảng 1 Khối lượng sản phẩm của nhà máy

4.1 Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất

Toàn bộ nguyên liệu, hóa chất sử dụng được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, hóa chất giai đoạn vận hành

STT Tên nguyên liệu Mục đích sử dụng Đơn vị Khối lượng

I Nguyên liệu sản xuất

1 Cá thịt trắng các loại Sản xuất surimi Tấn/năm 13.728

Trang 26

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

surimi

3 Tetra Natri Pyrophosphate

- TSPP

Phụ gia làm chất đệm, chất nhũ hóa, chất phân tán và chất làm đặc

Tấn/năm

3,6

III Nhiện liệu

điện dự phòng Tấn/năm 1,02

IV Năng lượng

sinh hoạt kW/năm 340.744,8

Đặc tính của các hóa chất sử dụng như sau:

Bảng 3 Đặc tính của hóa chất sử dụng

Trang 27

STT Hóa chất sử

Công đoạn

Dạng bột, màu vàng , không mùi, tan hoàn toàn trong nước, pH 3-5, điểm sôi

2977oC, điểm nóng chảy 2072 oC

Có thể gây kích ứng nhầy đường hô hấp, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, giảm huyết áp, tổn thương thận, hôn mê, mù mắt tử vong

- Loại bao bì : nhựa

Sử dụng làm chất trợ lắng tại

bể phản ứng của hệ thống xử

lý nước thải

-Là chất lỏng màu trắng có mùi hắc có khả năng tan hoàn toàn trong nước, pH kiểm, điểm sôi 1388oC, điểm nóng chảy 327,6 oC

-Là hợp chất bazo mạnh, có tính ăn mòn, không cháy, tiếp xúc với nước có thể sinh nhiệt đủ làm cháy vật liệu dễ cháy Có thể gây bỏng mắt nghiêm trọng, đau rát cổ họng, ho nặng, ăn mòn đường tiêu hóa nếu nuốt vào,…

- Loại bao bì: nhựa

Trung hòa tại bể phản ứng của hệ thống xử

lý nước thải

3 Polime anion CONH2[CH2-CH]n 100% 9003-05-8

Dạng rắn, màu trắng không mùi pH

5-9 Khối lượng riêng 0,75-0,95

Keo tụ tại

bể phản

Trang 28

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá, thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

STT Hóa chất sử

Công đoạn

hơi 8-13% Trọng lượng phân tử 153,86 g/mol

- Loại bao bì: nhựa

thống xử

lý nước thải

Trang 29

4.2 Nguồn cung cấp điện, nước

4.2.1 Nguồn cung cấp điện và nhu cầu cấp điện

- Nguồn điện: lấy từ trạm biến áp trong khu vực Cảng cá theo quy hoạch, công

suất trạm 35 MVA qua đường dây tải điện hiện trạng đi nổi dọc theo đường phía Nam

- Mục đích: cấp điện sinh hoạt cho cán bộ, công nhân viên; hoạt động sản xuất và chiếu sáng;

- Nhu cầu sử dụng điện của dự án dự kiến 300.000 KWh/tháng

Công ty sử dụng 1 máy phát điện công suất 300KVA

4.2.2 Nguồn cung cấp nước và nhu cầu cấp nước

a Nhu cầu sử dụng nước

Nhà máy sử dụng nước máy để phục vụ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt Cụ

thể như sau:

 Nguồn cung cấp nước và mục đích sử dụng

- Được cấp bởi Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng theo đường ống cấp nước chung của khu vực về đến Nhà máy

- Dùng để phục vụ hoạt động sinh hoạt (vệ sinh, tắm rửa của cán bộ, công nhân), hoạt động sản xuất (sản xuất Surimi, chế biến ngao ), hoạt động khác

 Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu sử dụng nước thực tế

Nhu cầu sử dụng nước máy thực tế của theo Hoá đơn thu tiền nước của Nhà máy từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022 như sau:

Bảng 4 Nhu cầu sử dụng nước máy sử dụng thực tế của Nhà máy

Trang 30

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

Nguồn: Hóa đơn sử dụng nước của Nhà máy

Căn cứ hoá đơn thu tiền nước, nhu cầu sử dụng nước thực tế của Nhà máy từ

tháng từ tháng 09/2022 đến tháng 8/2023 trung bình là 6.754,5 m 3 /tháng, tháng sử dụng nước lớn nhất vào tháng 01/2023 là 8.814 m 3 /tháng tương đương 339 m 3 /ngày

(tính cho 26 ngày làm việc)

Nhu cầu sử dụng nước theo định mức

Căn cứ vào quy mô hoạt động của Nhà máy và định mức sử dụng nước trong các Tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để tính toán nhu cầu sử dụng nước máy của Nhà máy như sau:

* Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt

Theo Tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, định mức cấp nước dành cho sinh hoạt trong các cơ sở sản

xuất công nghiệp là 90 lít/người/ca (Tại cơ sở, có diễn ra hoạt động tắm, rửa của công nhân).Tổng số cán bộ, công nhân viên làm việc tại Nhà máy là khoảng 320

người Như vậy, khối lượng nước cấp sinh hoạt cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại Nhà máy là 90 x 320= 28.800 lít/ngày = 28,8 m 3 /ngày

* Nước cấp cho hoạt động sản xuất

Hiện tại, Nhà máy có 2 dây chuyền sản xuất với công suất như sau:

- Dây chuyền sản xuất Surimi công suất: 6.240 tấn/năm tương đương: 20 tấn sản phẩm/ngày

- Dây chuyền chế biến ngao công suất: 7.800 tấn sản phẩm/năm tương đương: 25 tấn sản phẩm/ngày

Theo định mức kỹ thuật sản xuất của Nhà máy hiện tại, lượng nước cấp thực tế sử dụng trong quá trình sản xuất của Nhà máy hiện tại cho 2 dây chuyền như sau:

Bảng 5 Bảng nhu cầu sử dụng nước trong hoạt động sản xuất

STT Dây chuyền sản xuất Quy mô sử

dụng nước (tấn/ngày)

Định mức kỹ thuật (m 3 /tấn )

Nhu cầu

sử dụng nước (m 3 /ngày)

1 Dây chuyền sản xuất

Trang 31

Lượng nước này chủ yếu được sử dụng để vệ sinh nguyên liệu; vệ sinh thiết bị;

vệ sinh sàn nhà xưởng; cấp bổ sung nồi hơi, cấp làm mát Chi tiết nhu cầu sử dụng nước máy của từng dây chuyền sản xuất, chế biến như sau:

Bảng 6 Chi tiết nhu cầu sử dụng nước máy của từng dây chuyền sản xuất

(m 3 /ngày)

I Xưởng sản xuất Surimi (nước rửa nguyên liệu,

vệ sinh máy móc, thiết bị, nhà xưởng)

440

4 Nước rửa ngao, vệ sinh sàn nhà xưởng 7,5

5 Nước cấp bổ sung cho 01 nồi hơi (2tấn /giờ) 2

* Nước cấp cho hoạt động xử lý khí thải lò hơi

Nhà máy sử dụng 01 lò hơi có công suất 2 tấn/giờ phục vụ cho hoạt động của xưởng chế biến ngao

- Hệ thống xử lý khí thải lò hơi công suất 02 tấn/giờ

Bụi, khí thải phát sinh từ lò hơi sẽ qua thiết bị làm nguội bằng nước, sau đó qua thiết bị hấp thụ bằng dung dịch NaOH dạng phun sương để dập bụi và xử lý khí thải trước khi xả ra ngoài môi trường qua ống khói

Trang 32

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

Hình 5 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải nồi hơi

Nước từ bể chứa nước làm mát cấp vào thiết bị làm nguội dòng khí thải lò hơi được tuần hoàn sử dụng, bể chứa nước làm mát có thể tích nước là 5 m3 và được bổ sung lượng nước hao hụt do bốc hơi hàng ngày Theo thực tế lượng nước hao hụt bằng

khoảng 5% thể tích bể tương đương khoảng 250 lit/ngày =0,25 m 3 /ngày

Dung dịch hấp thụ NaOH từ bể chứa được bơm phun vào thiết bị hấp thụ để xử

lý bụi, khí thải và sau đó tuần hoàn trở lại bể chứa Định kỳ 06 tháng/lần, Nhà máy sẽ thuê đơn vị có chức năng tiến hành nạo hút toàn bộ lượng bùn cặn lắng dưới đáy bể

* Nước cấp cho hoạt động tưới cây, vệ sinh sân đường

Theo Tiêu chuẩn TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế, định mức cấp nước cho hoạt động tưới cây là 4,0 lít/m2, vệ sinh sân đường là 0,5 lít/m2 Nhà máy có diện tích cây xanh là 2.827 m 2; diện tích sân

đường là 7.959 m 2 Như vậy, lượng nước cấp cho hoạt động tưới cây và vệ sinh sân

đường của Nhà máy là (4 x 2827)+ (0,5 x 7959) =15.2875 lít/ngày ~15,29 m 3 /ngày

Bảng 7 Nhu cầu sử dụng nước máy theo định mức của Nhà máy

STT Mục đích sử dụng nước Quy mô

Khí thải (khói bụi)

Bể chứa dung dịch hấp thụ

Thiết bị Hấp thụ

Bể chứa ước dập

bụi, làm nguội

Phóng không (Ống khói) Thiết bị Tách bụi Cyclon

Trang 33

STT Mục đích sử dụng nước Quy mô

1 Cán bộ, công nhân viên 320 người 90 lít/người/ngày 28,8 m3/ngày

3 Dây chuyền sản xuất

3/tấn 440 m3/ngày

5 Dây chuyền chế biến ngao 25 tấn/ngày 0,7 m3/tấn 17,5 m3/ngày

6 Tưới cây 2.827 m2 4,0 lít/m2/ngày 11,308 m3/ngày

7 Vệ sinh sân đường 7.959 m2 0,5 lít/m2/ngày 3,9795 m3/ngày

Như vậy, nhu cầu sử dụng nước máy theo định mức của Nhà máy là 501,8375

m 3 /ngày Trong đó, nhu cầu sử dụng nước theo định mức dành cho hoạt động sinh

hoạt là 28,8 m3/ngày và dành cho hoạt động sản xuất là 457,5 m3/ngày

b Nhu cầu xả nước thải

Các nguồn phát sinh nước thải của Nhà máy như sau:

* Nước thải từ hoạt động sinh hoạt

* Nước thải từ hoạt động sản xuất

- Nước thải từ hoạt động sản xuất Surimi: nước rửa nguyên liệu, vệ sinh máy móc, nhà xưởng;

- Nước thải từ hoạt động chế biến ngao: công đoạn hấp chín, tách nước nguyên liệu;

- Nước thải từ quá trình xả cặn đáy của hệ thống nồi hơi

 Nhu cầu xả nước thải theo thực tế

* Nhu cầu xả nước thải từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất

Lưu lượng xả thải thực tế được thống kê số liệu từ đồng hồ đo nước thải đầu ra

và được ghi chép tại Sổ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy từ tháng 09/2022 đến tháng 08/2023 như sau:

Bảng 8 Nhu cầu xả nước thải từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất thực tế của Nhà máy

Trang 34

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

Nhu cầu xả nước thải theo định mức

Nhu cầu xả thải từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất

* Nhu cầu xả nước thải từ hoạt động sinh hoạt

Nhà máy có nhu cầu sử dụng nước cấp cho sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên

làm việc tại Nhà máy là 28,8 m 3 /ngày.Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014

của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, tính toán lượng nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt và từ vệ sinh thiết bị sản xuất bằng 100% lượng nước sử dụng Do

đó, lượng nước thải từ hoạt động sinh hoạt là 28,8 x 100% =28,8 m 3 /ngày đêm

* Nhu cầu xả nước thải từ hoạt động sản xuất

a Nước thải từ quá trình chế biến sản phẩm của Nhà máy

- Nước thải từ hoạt động sản xuất Surimi

Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất tại xưởng Surimi là 440 m3/ngày Căn cứ Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 08/6/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải, lượng nước thải sản xuất được tính bằng 80% lượng nước cấp Do đó, lượng

nước thải phát sinh tại xưởng Surimi như sau: 440 x80% = 352 m 3 /ngày

- Nước thải từ hoạt động chế biến ngao

Nước thải phát sinh từ xưởng chế biến ngao là từ các công đoạn sau:

+ Nước rửa ngao, vệ sinh sàn nhà xưởng

Trang 35

Lượng nước thải phát sinh được tính bằng 80% lượng nước cấp phục vụ nhu cho hoạt động này: 7,5 m3/ngày x 80% = 6 m3/ngày

+ Nước xả cặn 01 nồi hơi (công suất 2.000 kg/giờ):

Lượng nước xả cặn sẽ bằng 1% nước cấp cho nồi hơi: 2 m3/ngày x 1% = 0,02

m3/ngày

+ Nước xả từ nồi luộc ngao:

Nhà máy hiện tại có 02 nồi luộc ngao Lượng nước cấp để sử dụng cho toàn bộ quá trình luộc ngao là: 2 m3/nồi/ngày Thông thường, mực nước duy trì trong mỗi nồi

là 1 m3/nồi Lượng nước này sẽ được xả ra sau khi kết thúc ca sản xuất Do dó, tổng lượng nước thải từ nồi luộc ngao của Nhà máy hiện tại: 2 m3/ngày

+ Nước làm mát sau khi luộc ngao:

Lượng nước thải phát sinh được tính bằng 80% lượng nước cấp phục vụ nhu cho hoạt động này: 4 m3/ngày x 80% = 3,2 m3/ngày

Tổng lưu lượng xả thải tại xưởng chế biến ngao là: 6 m3/ngày + 0,02 m3/ngày + 2

m3/ngày + 3,2 m3/ngày = 11,22 m 3 /ngày

Nước thải phát sinh từ hoàn động chế biến ngao sẽ được thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước thải sản xuất, sinh hoạt của Nhà máy có công suất 600 m3/ngày đêm

để xử lý

Như vậy, lưu lượng xả thải của Nhà máy từ hoạt động sản xuất như sau: 352

m3/ngày + 11,22 m3/ngày = 363,22 m 3 /ngày

Tổng nhu cầu xả thải = Nhu cầu xả thải từ hoạt động sinh hoạt + Nhu cầu xả thải

từ hoạt động sản xuất = 363,22 +28,8=392,02 m 3 /ngày đêm

Với công suất của hệ thống xử lý nước thải sản xuất, sinh hoạt là 600 m 3 /ngày đêm hoàn toàn đáp ứng xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt và sản

xuất của Nhà máy

Tổng nhu cầu xả nước thải lớn nhất của Nhà máy như sau:

Trang 36

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá, thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

Ghi chú:

Dòng thải phát sinh thường xuyên

Dòng nước thải đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung

Dòng thải phát sinh định kỳ

Hình 6 Sơ đồ cân bằng nước thải giai đoạn vận hành

Nước cấp

486,3 m3/ngày

Sản xuất surimi (440 m3/ngày) 80% 352 m 3 /ngày

Nguồn nước Nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất

486,3 m 3 /ngày

Nhu cầu xả thải 392,02 m 3 /ngày

Nước sinh hoạt (28,8 m3/ngày) 100% 28,8 m 3 /ngày

Rửa ngao, vệ sinh sàn xưởng ngao (7,5 m3/ngày) 80% 6 m 3 /ngày

Bổ sung cho nồi hơi 2000kg/h (2 m3/ngày) Xả cặn 0,2 m 3 /ngày

Nước luộc ngao (4 m3/ngày) Xả 2 m 3 /ngày

Nước làm mát ngao (4 m3/ngày) 80% 3,2 m 3 /ngày

HTXL nước thải tập trung

392,02

m 3 /ngày

Trang 37

Bảng 9 Nhu cầu xả thải từ hoạt động của Nhà máy

STT Mục đích sử dụng nước Nhu cầu sử

dụng nước (m 3 /ngày)

Lưu lượng xả nước thải (m 3 /ngày)

1 Xưởng sản xuất Surimi (nước rửa nguyên

liệu, vệ sinh máy móc, thiết bị, nhà xưởng)

- Nước rửa ngao, vệ sinh sàn nhà xưởng 7,5 6

- Nước cấp bổ sung cho 02 nồi hơi (2000

kg/giờ)

Như vậy, lưu lượng xả nước thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất của Nhà máy

theo định mức là 392,02 m3/ngày Do vậy, lưu lượng xả nước thải của Nhà máy lớn

nhất đề nghị cấp Giấy phép là 392,02 m 3 /ngày đêm theo định mức xả thải lớn nhất

của nhà máy

4.2.3 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu

- Dầu DO, than:

+ Chủng loại: Dầu DO để vận hành máy phát điện trong trường hợp mất điện lưới trung bình khoảng 10 ngày/năm

- Than dùng làm nhiên liệu để vận hành lò hơi 01 lò lơi 2 tấn/h

+ Lượng dùng:

* Dầu DO: khoảng 1,02 tấn/năm

* Than : khoảng 500 tấn/năm

- Nguồn gốc: mua tại địa phương, cách Nhà máy trong vòng bán kính 5 km

5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1 Vốn, tiến độ đầu tư, cơ cấu lao động

* Vốn đầu tư của cơ sở

Tổng mức đầu tư dự án là: 78.549.631.316 (bảy mươi tám tỷ, năm trăm bốn chín triệu sáu trăm ba mốt nghìn ba trăm mười sáu) đồng, trong đó:

Trong đó: Chi phí cho công tác bảo vệ môi trường là 917 triệu đồng

* Cơ cấu lao động của cơ sở

Trang 38

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

Cơ cấu tổ chức quản lý tại cơ sở được thể hiện như sau:

Hình 7 Sơ đồ tổ chức quản lý sản xuất tại cơ sở

Nguồn lao động: Công ty ưu tiên tuyển các lao động trên địa bàn quận Đồ Sơn và trên toàn thành phố Hải Phòng

Hiện tại, Công ty đã bố trí 02 kỹ sư có chuyên môn về môi trường phụ trách vận hành các hệ thống xử lý nước thải, khí thải, giám sát hoạt động của các công trình bảo

vệ môi trường tại nhà máy

5.2 Các hạng mục công trình

5.2.1 Các hạng mục công trình của dự án cụ thể như sau:

Do Chủ dự án đã ngừng hoạt động sản xuất xưởng chế biến bột cá vì vậy toàn bộ xưởng chế biến bột cá sẽ chuyển thành kho chứa cụ thể như sau:

Bảng 10 Bố trí các hạng mục công trình của dự án

Trang 39

Surimi

Đã xây dựng xong nhưng không hoạt động do bỏ công đoạn ngâm nhả ngao

B Các hạng mục phụ trợ

11

Chuyển nhà nồi hơi 4 tấn/h thánh nhà nồi hơi 2 tấn/h phục vụ cho xưởng chế biến ngao

13

Phòng thí nghiệm,

Dừng hoạt động do dừng sản xuất bột cá Hiện đang

để trống

14

Trạm biến áp, bể tăng

Trang 40

Báo cáo đề xuất cấp GPMT cho Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, sản xuất bột cá,

thức ăn xuất khẩu và hậu cần nghề cá

Giảm diện tích do xây dựng nhà máy ép bùn diện tích 55

lý nước thải tập trung công

5.2.2 Sơ đồ bố trí mặt bằng tại dự án

Ngày đăng: 19/03/2024, 15:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w