Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại thành phố Hồ Chí Minh” đ
KHÁI QUÁT VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐIỆN TỬ
So sánh giữa thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện tử
Sau đây là một số so sánh được rút ra từ quy trình làm thủ tục hải quan cho thấy được những ưu điểm của thủ tục hải quan truyền thống (TTHQTT) so với thủ tục hải quan điện tử (TTHQĐT):
SVTH: Đào Ngọc Kim Ngân Trang 8
Bảng 1.1 Một số so sánh giữa TTHQTT và TTHQĐT
Nội dung Quy trình thủ tục hải quan truyền thống
Quy trình thủ tục hải quan điện tử Đăng ký tờ khai hải quan
Hồ sơ Hồ sơ giấy Hồ sơ điện tử Riêng luồng vàng và luồng đỏ DN phải nộp, xuất trình thêm hồ sơ giấy ngoài hồ sơ điện tử đã gửi qua hệ thống
DN mang bộ hồ sơ giấy đến Chi cục HQ cửa khẩu nộp trực tiếp cho cơ quan
HQ khi đăng ký tờ khai
Thực hiện tại cơ quan DN
DN tạo thông tin trên máy tính và gửi đến cơ quan HQ thông qua mạng Internet
Nhập thông tin vào hệ thống
Công chức đăng ký tiếp nhận hồ sơ nhập dữ liệu trực tiếp hoặc nhập từ đĩa mềm do DN cung cấp vào hệ thống Hoặc khai báo qua mạng
Hệ thống tự động lưu trữ thông tin do DN tạo và gửi hồ sơ đến
Lãnh đạo Đội thủ tục phân luồng tờ khai và quyết định tỷ lệ kiểm tra
Công chức tiếp nhận đề xuất phân luồng và Lãnh đạo Đội thông quan hoặc Chi cục duyệt phân luồng trên hệ thống
Công chức tiếp nhận đề xuất phân luồng và lãnh đạo Đội thông quan hoặc Chi cục duyệt phân luồng trên hệ thống
Trách nhiệm kiểm tra hàng hóa
Việc kiểm tra hàng hóa do Đội thủ tục tại các Chi cục HQ cửa khẩu (nơi có hàng hóa xuất, nhập) thực hiện
Chi cục HQ điện tử không kiểm tra hàng hóa như các Chi cục HQ cửa khẩu khác
Ghi kết quả Kết quả kiểm tra được Kết quả kiểm tra được công
SVTH: Đào Ngọc Kim Ngân Trang 9 kiểm tra công chức kiểm tra ghi trực tiếp vào tờ khai chức kiểm tra nhập vào hệ thống và in ra từ hệ thống Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa
Duyệt thông quan hàng hóa
Đội trưởng Đội thủ tục ký duyệt thông quan trên tờ khai giấy Lãnh đạo Chi cục HQ cửa khẩu ký duyệt thông quan trên tờ khai giấy
Sau khi hàng hóa đã được kiểm tra và đã qua khâu kiểm tra hồ sơ sau kiểm hóa, lãnh đạo Chi cục HQ điện tử (hoặc Đội trưởng Đội thủ tục) duyệt thông quan trên hệ thống
Kiểm tra xác định giá và tính thuế
Kiểm tra, xác định giá
Đội Thủ tục hàng hóa thực hiện sau khi hàng đã được kiểm tra
Đội kiểm tra sau thông quan thực hiện kiểm tra, xác định tính giá thuế sau khi hàng hóa được thông quan Theo quy trình xác định giá mới: hàng luồng vàng, luồng đỏ thực hiện trước khi hàng thông quan và luồng xanh thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan
Tờ khai phải qua khâu kiểm tra, tính thuế
DN tự khai, tự chịu trách nhiệm về thông tin khai báo
Hệ thống tự kiểm tra tính thuế
Công chức HQ ra thông báo thuế, quyết định điều chỉnh thuế khi DN đăng ký tờ khai, tính thuế (nay theo quy định mới của Luật thuế, cơ quan HQ không ra thông báo thuế)
Thông báo thuế được gửi kèm theo thông tin phản hồi cho DN khi duyệt phân luồng tờ khai
SVTH: Đào Ngọc Kim Ngân Trang 10
Nộp thuế và các khoản phải thu khác
Nộp lệ phí Nộp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo từng tờ khai, nộp tại nơi làm thủ tục trước khi thông quan hàng hóa Công chức HQ phải viết biên lai nộp lệ phí cho từng tờ khai
Nộp định kỳ hàng tháng từ ngày 5 đến ngày 10, tại kho bạc Nhà nước theo thông báo lệ phí của cơ quan HQ gửi qua mạng Internet (tháng sau nộp cho tháng trước, nộp cho toàn bộ các Tờ khai trong tháng)
Nộp thuế và các khoản phải thu khác
Nộp qua Kho bạc hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục
HQ cửa khẩu, hoặc bảo lãnh của ngân hàng
Nộp qua Kho bạc Nhà nước hoặc bảo lãnh của Ngân hàng trên nguyên tắc người khai
HQ được tự khai, tự nộp
Phúc tập, lưu trữ hồ sơ
Phúc tập Do Đội Kế toán thuế và
Phúc tập hồ sơ thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan
Do Đội kiểm tra sau thông quan thực hiện sau khi hàng hóa được thông quan
Bộ hồ sơ (bản sao) khi làm thủ tục xong, cơ quan
HQ lưu toàn bộ, chỉ trả lại DNmột tờ khai
Bộ hồ sơ bản chính DN giữ
Hồ sơ do Đội kế toán thuế và Phúc tập hồ sơ lưu
Cơ quan HQ chỉ lưu bộ hồ sơ kèm theo Tờ khai đối với hàng luồng vàng và luồng đỏ
Đối với hàng luồng xanh: cơ quan HQ chỉ lưu một tờ khai, DN lưu một tờ khai kèm bộ hồ sơ và chỉ xuất trình khi cơ quan HQ yêu cầu Hồ sơ do Đội kiểm tra sau thông quan lưu.
Cơ sở pháp lý của vệc thực hiện thủ tục hải quan điện tử
1.4.1 Phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử
Theo điều 2 thông tư số 222/2009/TT-BTC quy định những đối tượng sau thuộc phạm vi áp dụng thủ tục hải quan điện tử:
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa;
SVTH: Đào Ngọc Kim Ngân Trang 11
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công tại nước ngoài;
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
- Hàng hóa đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp ưu tiên;
- Hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;
- Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;
- Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại;
- Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả;
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu
1.4.2 Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử
Theo khoản 2, điều 6 thông tư số 222/2009/TT-BTC quy định:
- Người khai hải quan thực hiện đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử theo mẫu “Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử” và nộp bản đăng ký cho Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử Đại lý làm thủ tục hải quan điện tử có thể thực hiện việc đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử cho chủ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở được uỷ quyền
- Trong thời gian 08 giờ làm việc kể từ khi nhận bản đăng ký hợp lệ, Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông báo chấp nhận hoặc từ chối có nêu rõ lý do
Việc gửi thông tin về tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử Hải quan cho người khai hải quan được thực hiện theo quy trình bảo mật
- Người khai hải quan có trách nhiệm bảo mật tài khoản để sử dụng khi giao dịch với cơ quan hải quan thông qua Hệ thống khai hải quan điện tử hoặc Hệ thống khai hải quan điện tử dự phòng
- Tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có giá trị để giao dịch, làm thủ tục hải quan với tất cả các Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử
SVTH: Đào Ngọc Kim Ngân Trang 12
Theo điều 9 thông tư số 222/2009/TT-BTC , Hồ sơ hải quan bao gồm:
- Tờ khai hải quan điện tử (có thể thể hiện ở dạng văn bản giấy);
- Các chứng từ đi kèm tờ khai có thể ở dạng điện tử hoặc văn bản giấy;
- Chứng từ điện tử: Chứng từ điện tử có giá trị để làm thủ tục hải quan điện tử như chính chứng từ đó thể hiện ở dạng văn bản giấy Chứng từ điện tử có thể được chuyển đổi từ chứng từ ở dạng văn bản giấy nếu đảm bảo các điều kiện nhất định
Khi thực hiện chuyển đổi, ngoài các chứng từ theo quy định phải có của hồ sơ hải quan, người khai hải quan phải lưu giữ chứng từ điện tử chuyển đổi theo quy định
Tờ khai hải quan điện tử và các chứng từ đi kèm tờ khai ở dạng điện tử lưu giữ tại Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có đầy đủ giá trị pháp lý để làm thủ tục hải quan, xử lý tranh chấp khi được người khai hải quan sử dụng tài khoản truy nhập Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử
1.4.4 Thời gian khai và thủ tục hải quan điện tử
Theo điều 10 thông tư số 222/2009/TT-BTC , thời hạn người khai hải quan phải khai tờ khai hải quan điện tử đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:
- Đối với hàng hoá nhập khẩu, ngày hàng hoá đến cửa khẩu là ngày ghi trên dấu của cơ quan hải quan đóng lên bản khai hàng hoá (bản lược khai hàng hoá) trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải
- Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận tờ khai hải quan điện tử 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần Cơ quan hải quan kiểm tra, đăng ký tờ khai hải quan điện tử trong giờ hành chính Việc thực hiện thủ tục hải quan ngoài giờ hành chính do Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục hải quan điện tử xem xét, quyết định trên cơ sở đăng ký trước của người khai hải quan
Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của tờ khai hải quan quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 18 Luật Hải quan được áp dụng các
SVTH: Đào Ngọc Kim Ngân Trang 13 chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm cơ quan hải quan chấp nhận đăng ký, cấp số tờ khai hải quan
1.4.5 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia TTHQĐT
Theo điều 3 quyết định số149/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, đã được sửa đổi, bổ sung theo quyết định số 103/2009/QĐ-TTG quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử như sau:
Ngoài các quyền, nghĩa vụ của người khai hải quan quy định tại Luật Hải quan; quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế quy định tại Luật Quản lý thuế và các
Luật về chính sách thuế ; quyền, nghĩa vụ của đối tượng lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử còn có quyền và nghĩa vụ như sau:
Quyền của doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử: a) Được cơ quan Hải quan hỗ trợ đào tạo, cung cấp phần mềm khai báo hải quan điện tử và tư vấn trực tiếp miễn phí; b) Được sử dụng chứng từ điện tử hoặc ở dạng điện tử chuyển đổi từ chứng từ giấy kèm theo tờ khai hải quan điện tử trong hồ sơ hải quan để cơ quan Hải quan kiểm tra theo yêu cầu; c) Được ưu tiên thực hiện trước so với trường hợp đăng ký hồ sơ hải quan bằng giấy trong trường hợp cơ quan Hải quan xác định phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa; d) Được thông quan hoặc giải phóng hàng trên cơ sở tờ khai điện tử mà không phải xuất trình hoặc nộp các chứng từ kèm theo tờ khai trong hồ sơ hải quan đối với những lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ hải quan và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TTHQĐT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu tại TP.HCM
Tuy nhập khẩu được đánh giá là cơ bản phục vụ tốt cho sản xuất hàng xuất khẩu phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ và tiêu dùng trong nước, nhưng nhập siêu vẫn luôn duy trì trong cán cân thương mại như hiện nay ẩn chứa trong đó những nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế như gia tăng nợ công, gia tăng thất nghiệp, nhấn chìm thị trường chứng khoán trong nước,
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu đạt ở mức cao trong giai đoạn
2007 - 2010, trước hết là do các giải pháp nhằm hạn chế nhập siêu chưa được triển khai quyết liệt và có hiệu quả ở các ngành và doanh nghiệp - chưa đẩy mạnh sản xuất trong nước nhóm hàng vật tư - thiết bị phục vụ xây dựng cơ bản, mở rộng sản xuất và phục vụ xuất khẩu hiện có nhu cầu lớn chưa tập trung năng lực các ngành sản xuất những mặt hàng có hàng rào thuế quan nhập khẩu, đã và sẽ giảm mạnh trong thời gian tới do cam kết hội nhập ., Thứ hai, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công chế biến và nguyên liệu thô Điều này cũng cho thấy, một mặt, nền sản xuất trong nước còn phụ thuộc rất lớn vào
SVTH: Đào Ngọc Kim Ngân Trang 36 nguồn nguyên liệu, vật liệu, thiết bị nhập khẩu, mặt khác, tính gia công của xuất khẩu còn rất lớn, tuy Việt Nam đã qua một chặng đường hơn 20 năm đổi mới Bên cạnh đó nhiều dự án phục vụ cho việc sản xuất hàng tư liệu sản xuất như xăng dầu, máy móc thiết bị, bao gồm cả công nghiệp phụ trợ trong nước lại triển khai quá chậm chạp, càng làm cho nền kinh tế vốn đã phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài lại càng phụ thuộc thêm Thứ ba, kể từ năm 2007 giá thế giới nhiều loại hàng hóa tăng nhanh làm cho giá trị nhập khẩu của Việt Nam tăng lên Thêm vào đó do nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu tăng mạnh cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng đã dẫn đến lượng hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh Do vậy, trong thời gian tới cán cân thương mại của Việt Nam sẽ vẫn tình trạng nhập siêu Điều quan trọng là phải kiềm chế mức độ nhập siêu một cách phù hợp và phải phấn đấu giảm dần nhập siêu bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu làm cho tốc độ tăng xuất khẩu nhanh hơn tốc độ tăng nhập khẩu Hơn nữa, là thành viên của WTO Việt Nam có nhiều cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, các ngành và các doanh nghiệp cần phải tận dụng tốt cơ hội này
2.3 Tình hình thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa của các loại hình doanh nghiệp tại TP HCM Đối với xuất – nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, Việt Nam đã có những bước đổi mới ngay từ giai đoạn đầu cải cách với việc xoá bỏ chế độ độc quyền ngoại thương Từ 1988 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được phép hoạt động xuất nhập khẩu, tiếp theo các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân cũng được kinh doanh xuất nhập khẩu (theo Luật Công ty) Thủ tục xin giấy phép xuất nhập khẩu cũng được đơn giản hoá từng bước Việc ban hành Nghị định 57/NĐ-CP năm 1988 có thể coi là bước ngoặt của quá trình tự do hoá ngoại thương ở Việt nam, bởi nó đã chính thức khẳng định quyền tự do kinh doanh trong lĩnh vực ngoại thương Bên cạnh đó, Nhà nước còn thực hiện nhiều biện pháp nới lỏng về quản lý ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình thanh toán với đối tác nước ngoài Những rào cản phi thuế quan như chế độ quota, quy định đầu mối xuất nhập khẩu cũng dần được gỡ bỏ, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam
SVTH: Đào Ngọc Kim Ngân Trang 37
Hiện nay nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cho phép tất cả các loại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa với tư cách pháp nhân, quyền lợi và nghĩa vụ như nhau.Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ, song xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng và TP HCM nói riêng vẫn đang phải đối mặt với không ít những khó khăn do thiếu vắng cơ sở lý luận và các tiền lệ lịch sử Do vậy, nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện khung thể chế cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đang và sẽ tiếp tục được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ Việt Nam
Hiện nay tại TP HCM có các loại hình sau tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa: Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Tính trên tổng số 200 doanh nghiệp được khảo sát, thống kê được cơ cấu như sau: công ty cổ phần chiếm 26%, công ty TNHH chiếm 42%, công ty hợp danh chiếm 6.5%, doanh nghiệp tư nhân chiếm 12.5% và doanh nghiệp nhà nước chiếm 13%
Doanh nghiệp một khi đã làm công việc xuất nhập khẩu thì tất nhiên luôn gắn liền với hoạt động làm thủ tục hải quan Kể từ ngày 01/01/2011, 100% các doanh nghiệp tại TP HCM phải thực hiện thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Thông tư 222 /2009/ TT-BTC được ban hành ngày
25/11/2009 quy định tất cả các DN được ưu tiên như nhau, có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau khi thực hiện quy trình này
Một số ưu điểm của thủ tục hải quan điện tử hiện nay có thể kể ra như sau:
Thời gian làm thủ tục trung bình cho một lô hàng theo thủ tục hải quan truyền thống là từ 4-8 giờ Khi thực hiện thủ tục HQĐT, thời gian làm thủ tục cho một lô hàng đối với luồng xanh là từ 5 đến 10 phút, luồng vàng là từ 20 đến
30 phút, luồng đỏ là từ 1 đến 2 giờ DN tiết kiệm được khoảng 2 đến 4 giờ cho một lô hàng Việc thông quan hàng hóa nhanh chóng giúp cho DN chủ động trong hoạt động xuất nhập khẩu, trong sản xuất - kinh doanh, tiết kiệm nhiều chi phí hữu hình cũng như vô hình DN không phải đến trụ sở của cơ quan HQ mà có
SVTH: Đào Ngọc Kim Ngân Trang 38 thể khai hải quan tại bất cứ địa điểm nào có máy tính kết nối mạng internet và được thông quan ngay đối với lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
DN có thể khai báo hải quan bất kỳ lúc nào thay cho việc chỉ có thể khai trong giờ hành chính như trước đây và được cơ quan hải quan tiếp nhận khai báo trong giờ hành chính
DN thực hiện thủ tục HQĐT sẽ được quyền ưu tiên thứ tự kiểm tra đối với các lô hàng phải kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa
Giảm bớt nhân sự cho việc làm thủ tục:
Do đơn giản trong việc khai báo, lập bộ hồ sơ chứng từ và DN có thể khai báo từ cơ quan DN, một nhân viên có thể khai báo nhiều tờ khai cùng một lúc, khai báo ở nhiều cửa khẩu khác nhau mà không cần phải đến các cửa khẩu để nộp hồ sơ như TTHQTT cho nên nhân sự phục vụ cho việc làm thủ tục của các
DN sẽ giảm Số lượng giảm là từ 1- 3 người/ công ty
Tiết kiệm chi phí làm thủ tục:
Do giảm được thời gian và nhân sự cho việc làm thủ tục và không phải tiếp xúc với nhiều bộ phận hải quan như đăng ký, tính thuế, giá, kiểm tra, giám sát kho bãi cho nên hạn chế rất nhiều tiêu cực phát sinh, đồng thời do giải phóng hàng nhanh nên DN cũng giảm được chi phí kho bãi, chi phí bốc xếp, lãi vay ngân hàng
DN được sử dụng tờ khai điện tử in từ hệ thống của DN, có chữ ký và đóng dấu của DN thay cho tờ khai giấy và các chứng từ kèm theo để đi nhận hàng và làm chứng từ vận chuyển hàng hóa trên đường (nếu lô hàng thuộc diện được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa)
ĐIỀU TRA QUY TRÌNH TTHQĐT ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
Các hoạt động thực hiện quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK khẩu bằng đường biển tại TP HCM
XNK khẩu bằng đường biển tại TP HCM - 43
3.1.1 Các quy trình thực hiện - 43 3.1.1.1 Chuẩn bị bộ chứng từ, kiểm tra bộ chứng từ - 43 3.1.1.2 Truyền dữ liệu khai báo hải quan qua mạng - 44 3.1.1.3 Làm thủ tục hải quan - 48 3.1.2 Quá trình của hệ thống trong quản lý dữ liệu khai báo HQĐT - 50 3.1.3 Áp dụng các phương pháp đánh giá hiệu quả quy trình TTHQĐT - 51
Điều tra về thực trạng quy trình TTHQĐT đối với hàng hóa XNK bằng đường biển tại TP HCM
bằng đường biển tại TP HCM - 53
3.2.1 Cách viết phiếu điều tra - 53 3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi trong phiếu điều tra - 55 3.2.3 Phương pháp tiến hành và cách tính kết quả - 57 3.2.4 Xác định độ tin cậy của phiếu điều tra - 58 3.2.5 Tính mức chất lượng của từng chỉ tiêu - 59 3.2.6 Phân tích các yếu tố thuộc nhóm 1 - 60 3.2.7 Phân tích các yếu tố thuộc nhóm 2 - 61