1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

buổi thảo luận thứ hai vấn đề chung của hợp đồng

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Chung Của Hợp Đồng
Tác giả Lương Thị Mỹ Hân, Nguyễn Thị Thu Hiền, Đàm Văn Hiếu, Nguyễn Thị Phương Hoa, Đinh Lê Thu Huyền, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Lại Thu Hương, Nguyễn Trần Thị Khánh Linh, Vũ Khánh Linh, Bùi Phan Hà My
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quốc tế
Thể loại Buổi Thảo Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 665,23 KB

Nội dung

1 bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy địnhcủa Điều 400 BLDS 2015 Theo quan điểm của tôi, về nguyên tắc hướng giải quyết của Tòa đúng vì căn cứKhoản 4

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUỐC TẾ - *** -

BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI : VẤN ĐỀ CHUNG

CỦA HỢP ĐỒNG

Lương Thị Mỹ Hân 2153801015077Nguyễn Thị Thu Hiền 2153801015085

Nguyễn Thị Phương Hoa 2153801015092Đinh Lê Thu Huyền 2153801015101Nguyễn Thị Thanh Huyền 2153801015103

Nguyễn Trần Thị Khánh Linh

Trang 2

TP.HCM, ngày 20 tháng 9 năm 2022

MỤC LỤCDANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 3VẤN ĐỀ 1: CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 3

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên 3

VẤN ĐỀ 2: SỰ ƯNG THUẬN TRONG QUÁ TRÌNH GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 5

1 Điểm mới của BLDS 2015 do sới BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng? 62 Quy định về vai trò của im lặng trong giao kết hợp trong một hệ thống pháp luật nước ngoài 63 Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục không? vì sao? 8

VẤN ĐỀ 3: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC 8

1 Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu 82 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao? 103 Trong vụ án trên, đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng vô hiê ]u do đối tượng không thể thực hiê ]n được? 104 Trong vụ án trên, Tòa án xác định hợp đồng vô hiê ]u do đối tượng không thể thực hiê ]n được có thuyết phục không? Vì sao? 11

VẤN ĐỀ 4: XÁC LẬP HỢP ĐỒNG CÓ GIẢ TẠO VÀ NHẰM TẨU TÁN TÀI SẢN 11

1 Thế nào là giả tạo trong xác lập giao dịch? 12

2

Trang 3

2 Đoạn nào của Quyết định cho thấy các bên có giả tạo trong giao kết hợp đồng? Các bên xác lập giao dịch có giả tạo với mục đích gì? 133 Hướng giải quyết của Tòa án đối với hợp đồng giả tạo và hợp đồng bị che giấu 144 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý của Tòa án về hợp đồng giả tạo và hợpđồng bị che giấu 155 Vì sao Tòa án xác định giao dịch giữa vợ chồng bà Anh với vợ chồng ông Vượng là giả tạo nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với bà Thu? 176 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án (giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ)? 177 Cho biết hệ quả của việc Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮTBLDS 2015 Bộ luật dân sự 2015

BLDS 2005 Bộ luật dân sự 2005

3

Trang 4

VẤN ĐỀ 1 CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP:

ĐỒNGSuy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án đối với 3 vấn đề trên.

(1) bên đề nghị chưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy địnhcủa Điều 400 BLDS 2015

Theo quan điểm của tôi, về nguyên tắc hướng giải quyết của Tòa đúng vì căn cứKhoản 4 Điều 400 BLDS 2015 quy định thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bảnlà thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác đượcthể hiện trên văn bản Cụ thể là trong trường hợp trên C (bên đề nghị) chưa nhậnđược chấp nhận giao kết của D và D cũng không chứng minh được đã gửi chấpnhận đề nghị giao kết cho C hay không Cho nên, có thể khẳng định bên đề nghịchưa nhận được chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng suy ra hợp đồng chưa đượcgiao kết

(2) chấp nhận chưa được thực hiện trong thời hạn hợp lý theo quy định của Điều 394 BLDS 2015

Theo tôi, quyết định trên của tòa án là hoàn toàn chưa hợp lý Bởi lẽ trên thực tế, hợp đồng này không thỏa thuận về thời gian trả lời Căn cứ vào Khoản 1 Điều 394 BLDS thì sẽ phải trả lời trong thời gian hợp lý Tuy nhiên, thế nào là thời gian hợp lý còn tùy thuộc vào tình huống cụ thể Trong tình huống trên thì D đã chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của A và B sau 2 năm Nếu D trả lời trễ và hợp đồng không thể thực hiện được thì thời hạn trả lời trên được xem là không hợp lý Còn khi trả lời chấp nhận thì A và B vẫn đồng ý và hợp đồng có thể tiến hành bình thường thì đó được xem là hợp lý

(3) chấp nhận trên của D là đề nghị giao kết mới-Hướng giải quyết chưa thỏa đáng:

-Tòa án đã áp dụng vội khoản 1 Điều 394 BLDS 2015:” nếu bên đề nghị giao kếthợp đưzồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời ” Bởi lẽ trong đề nghị giao kết của các bên

4

Trang 5

không quy định rõ thời hạn trả lời chấp nhận giao kết nên việc xác định bên đề nghịgiao kết nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời là rất khó xác định “ Khi bên đề nghị không nếu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời gian hợp lý” Vì “ thời hạn hợp lý” BLDS đề cập đếncòn rất mơ hồ Xét về mặt ý chí của các bên mong muốn tham gia vào giao kết thông qua các hành động như A,B và C ký vào văn bản đề nghị giao kết, D cũng cóhành động là gửi trả lời chấp nhận đề nghị Tòa án nên xem xét kĩ là các bên có thỏa thuận cho giao kết này có hiệu lực trên thực tế không, như vậy thế mới thể hiện được tinh thần của Luật dân sự

5

Trang 6

xây dựng nhà Như vậy, có cơ sở xác định bà Phấn biết có việc chuyển nhượng nhà, đất giữa ông Ngự với vợ chồng ông Tiến và bà Tý, bà Phấn đã đồng ý, cùngthực hiện nên việc bà Phấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển nhượng nhà đất cho vợ chồng bà Tý bà không biết là không có căn cứ.

1 Điểm mới của BLDS 2015 do sới BLDS 2005 về vai trò của im lặng trong giao kết hợp đồng?

Theo khoản 2 Điều 404 BLDS 2005 về Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự:

“2 Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”

-> BLDS 2005 xem im lặng trong giao kết là một sự trả lời chấp nhận giao kết

Theo khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 về chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:

“2 Sự im lặng của bên được đề nghị không coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”

=> BLDS 2015, im lặng không được coi là một sự trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp hợp đồng im lặng được xem là chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ là một ngoại lệ, được áp dụng với điều kiện đó là trong hoàn cảnh được các bên thỏa thuậnhoặc theo thói quen đã được các bên xác lập trước đó

BLDS 2015 quy định cụ thể vấn đề này nhằm hạn chế những trường hợp phát sinh tranh chấp không đáng có từ việc im lặng Đồng thời việc điều chỉnh này giúp mở

6

Trang 7

rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh, phù hợp với thói quen, tập quán giao kết hợp đồng, mua bán hàng hóa.

2 Quy định về vai trò của im lặng trong giao kết hợp trong một hệ thống pháp luật nước ngoài.

Mặc dù ở Việt Nam cũng cho rằng im lặng không cho là sự chấp nhận giao kết hợp đồng nhưng lại có trường hợp ngoại lệ Theo khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 đó là:

“Sự im lặng của bên được đề nghị không coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên” Còn về sự im lặng trong giao kết hợp đồng của pháp luật nước ngoài thì có

một số những quy định như sau:

viên 1980)

Trong phần II, Ðiều 18 khoản 1: “Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của ngườiđược chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng Sự im lặng hoặc bất hợp tác vì không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận.”

⇒ Ta thấy rằng im lặng trong giao kết hợp đồng không được cho là sự đồng ý, chấp

thuận giao kết hợp đồng

QUỐC TẾ 2004

Điều 2.1.6 quy định về Phương thức chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng)

“1 Chấp nhận giao kết hợp đồng có thể là một tuyên bố hoặc cách xử sự khác của bên được đề nghị cho thấy họ chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Bản thân sự im lặng hay bất tác vi không có giá trị như một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.”

7

Trang 8

⇒ Cũng trong bộ nguyên tắc này, cho rằng im lặng không có giá trị là sự chấp nhận

giao kết trong hợp đồng

Và đương nhiên cũng có một số nước coi sự im lặng có thể coi là sự chấp thuận hợp đồng nếu tồn tại thói quen hay tập quán nào của ngành nghề nào đó được hiểu là sự chấp nhận hợp đồng như: Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha,

3 Việc Tòa án áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên có thuyết phục không? vì sao?

 Việc Toàn án áp dụng Án lệ số 04/2016/Al để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trên là thuyết phục

 vì theo Án lệ Tòa án công nhận hợp đồng mua bán nhà của hại bên là hợp pháp vì có cơ sở xác định bà Phấn biết có việc chuyển nhượng nhà, đất giữa ông Ngự với vợ chồng ông Tiến và bà Tý, bà Phấn đồng ý, cùng thực hiện nên việc bà Phấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển nhượng đất cho vợ chồng bà Tý bà không biết là không có căn cứ Cũng như tình huống trên năm 2004, ông Văn đã xây dựng chuồng trại trên đất chuyển nhượng, các bên làm thủ tục chuyển nhượng để ông Văn được cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất và gia đình bà Chu, ông Bùi không ai có ý kiến gì vì vấn đề tranh chấp của Án lệ và tình huống trên là như nhau nên việc áp dụng Án lệ số 04/2016/AL để công nhận hợp đồng chuyển nhượng trong tình huống trênlà thuyết phục

8

Trang 9

VẤN ĐỀ 3: ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG KHÔNG THỂ

THỰC HIỆN ĐƯỢC1.Những thay đổi và suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS

2015 và BLDS 2005 về chủ đề đang được nghiên cứu.

 Ở khoản 1 Điều 411 BLDS 2005, quy định: “Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu” còn đến BLDS 2015 thì tại khoản 1 Điều 408 quy định rằng: “Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này vô hiệu”

Như vậy, ở đây đã có sự thay đổi từ “ngay từ khi ký kết” thành “ngay từ khi giao kết”, và bỏ đi “vì lý do khách quan” Trong các văn bản pháp luật hiện nay đã dùng từ “giao kết” thay cho “ký kết” Vì việc ký kết hợp đồng thực chất là giai đoạn cuối cùng của giao kết hợp đồng và khi dùng từ “ký kết hợpđồng” thôi thì nghĩa của nó hẹp hơn so với cách hiểu của từ “giao kết hợp đồng”, khi các bên đã thống nhất với nhau những thỏa thuận, từ đó xác lập quyền và nghĩa vụ để đạt được sự thỏa thuận giữa các bên

 Việc bỏ đi “vì lý do khách quan” , theo em, là hợp lý Vì nếu nói lý do khách quan mà không giải thích rõ ràng như thế nào là khách quan, những lý do gì, lý do như thế nào mới được xem là lý do khách quan Từ đó còn gây khó khăn hơn trong việc áp dụng vào xét xử thực tiễn, vì thế khi đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được vì lý do nào đó thì hợp đồng bị vô hiệu

 Khoản 3 Điều 411 BLDS 2005, quy định: “Quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đốitượng không thể thực hiện được, nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý” Và đến BLDS 2015 thì tại khoản 3 Điều 408 quy định rằng: “Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với

9

Trang 10

trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại vẫn còn hiệu lực”

 Như vậy, đã có sự thay đổi ở “Quy định tại khoản 2 Điều này” thành “Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này” Vậy là trong BLDS 2015 đã bổ sung ở khoản 3 để mở rộng phạm vi áp dụng là thêm trường hợp ở khoản 1, ta thấy được góc nhìn khái quát hơn quy định tại khoản 3 Điều 411 BLDS 2005, để đảm bảo được những quyền và nghĩa vụ có thể thực hiện được trong hợp đồng và cũng phần nào hạn chế được việc một bên lấy cớ đối tượng không thể thực hiện để hủy hợp đồng hay nói cách khác là khiến hợp đồng bị vô hiệu

2.Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng khôngthể thực hiện được được xác định như thế nào? Vì sao?

 Thứ nhất, phải hiểu thời hiệu để tuyên giao dịch hoặc hợp đồng vô hiệu nghĩa là, hết thời gian đó mà không thực hiện tuyên bố vô hiệu thì mặc nhiênrằng giao dịch hay hợp đồng đó vẫn có hiệu lực

 Việc một hợp đồng bị vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được thì, về bản chất là hợp đồng đó không thể thực hiện được cho dù trên thực tế Tòaán có tuyên bố vô hiệu hay không thì nó vẫn không thể thực hiện được

 Cho nên, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu hợp đồng do đối tượng không thể thực hiện được có thể được xem là vô thời hạn

 Việc Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là để đảm bảo quyền lợi của các bên và cũng như bảo vệ quyền lợi cho bên có yếu hơn trong hợp đồng đó có dấu hiệu không thiện chí từ một phía và Tòa án là bên thứ ba để đảm bảo quyền lợi

10

Trang 11

3.Trong vụ án trên, đoƒn nào của Bản án cho thấy Tòa án theo hướng hợp đồng vô hiê …u do đối tượng không thể thực hiê …n được?

Đoạn đó là: “ Mặt khác, tại Biên bản xem xét, thẩm định tại chỗ ngày 12/6/2018 (bút lục 368, 369) thể hiện trên phần đất thửa số 20 đang tồn tại 01 nhà mồ và 04 ngôi mộ của người thứ ba, nhưng việc chuyển nhượng đất lại không có ý kiến của chủ sở hữu hợp pháp các vật kiến trúc trên đất, nên quyềnsử dụng đất không thể chuyển giao cho người nhận chuyển nhượng bình thường và đầy đủ quyền sử dụng của mình Do đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được theo Điều 408 Bộ luật dân sự Vì vậy, không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo củaông Nguyễn Văn N1.”

4.Trong vụ án trên, Tòa án xác định hợp đồng vô hiê …u do đối tượng khôngthể thực hiê …n được có thuyết phục không? Vì sao?

 Theo em, việc Tòa án xác định hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được là khá thuyết phục

 Vì: Thực tiễn chưa có văn bản nào quy định một cách rõ ràng, xác đáng như khái niệm này Tuy nhiên, trên phần đất số 20 lại tồn tại nhà mồ và ngôi mộ của người thứ ba, thuộc về chủ sở hữu khác Các thực thể này gắn liền với mảnh đất Tại đây Tòa án đã nhận thấy vì các nhà mồ và ngôi mộ thuộc chủ sở hữu khác, và trong việc chuyển nhượng đất thì lại không có ý kiến nên không thể chuyển giao hết quyền của mình Nên Tòa án đã xác định theo hướng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện

VẤN ĐỀ 4: XÁC LẬP HỢP ĐỒNG CÓ GIẢ TẠO VÀ

11

Trang 12

*Tóm tắt Bản án số 06/2017/DS-ST ngày 17/01/2017 của Tòa án nhân dân TP Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.

-Nguyên đơn: Trần Thị Diệp-BỊ đơn: Nguyễn Thị Thanh Trang-Bà Trần Thị Diệp và Bà Nguyên Thị Thanh Trang có có thiết lập hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất số AP15468 do UBND thị xã Thủ Dầu Một cấp ngày30/7/2009 với giá là 200.000.000 Cả hai thừa nhận đây là giao dịch giả tạo để che dấu cho bà Trần Thị Diệp vay 100.000.000 Sau đó, bà Diệp yêu cầu bà Trang ngừng tiếp tục hợp đồng và yêu cầu bà Trang trả lại số tiền 95.000.000 nhưng bà Trang không đồng ý Sau đó, Tòa đã tuyên bố hợp đồng giao dịch vô hiệu và yêu cầu bà Trang phải hoàn lại số tiền đã nhận cho bà Diệp.

* Tóm tắt Quyết định số 259/2014/DS-GĐT ngày 16/06/2014 của Tòa dân sự Tòaán nhân dân tối cao.

- Nguyên đơn là bà Võ Thị Thu, bị đơn là bà Đặng Thị Kim Anh Bà Anh vay bà Thu số tiền tổng cộng là 3,7 tỷ đồng Tháng 11/2009, bà Thu có đơn tố cáo vợ chồng bà Anh lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 3,7 tỷ đồng Ngày 14/02/2010, bà Anh trả bà Thu 600 triệu đồng, thừa nhận còn nợ 3,1 tỷ đồng, đồng thời cam kếtchuyển nhượng nhà đất (đang có tranh chấp) để trả nợ cho bà Thu, nhưng lại làm thủ tục chuyển nhượng nhà đất trên cho ông Vượng Thỏa thuận chuyển nhượng nhà đất của vợ chồng bà Anh và vợ chồng ông Vượng là 680 triệu đồng thấp hơn giá trị thực tế là gần 5,6 tỷ đồng Tòa án xác định hợp đồng trên là giao dịch nhằm trốn tránh nghĩa vụ buộc vợ chồng bà Anh trả nợ cả gốc lẫn lãi cho bà Thu, giao dịch giữa vợ chồng bà Anh và vợ chồng ông Vượng là vô hiệu Vì lẽ trên, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định hủy toàn bộ bản án

12

Ngày đăng: 20/09/2024, 18:00