Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 94 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
94
Dung lượng
701,39 KB
Nội dung
LUẬNVĂN:HiệuquảsửdụngvốnởcácdoanhnghiệpcôngnghiệpsaucổphầnhóacủaĐàNẵng mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế thì việc nâng cao hiệuquả hoạt động của DN phải được coi là nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ chiến lược. CPH DNNN đến nay được coi là một giải pháp có nhiều ưu điểm nhất trong các giải pháp tái cơ cấu lại DNNN. Hội nghị trung ương 3 khóa IX (tháng 9/2001) đã ra nghị quyết “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệuquả DNNN”, coi đó là nhiệm vụ cấp bách và cũng là nhiệm vụ chiến lược lâu dài với nhiều khó khăn, phức tạp, mới mẻ. Đến Hội nghị trung ương 9 khóa IX (tháng 01/2004) Đảng ta quyết định “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệuquả khu vực DNNN, trọng tâm là CPH mạnh hơn nữa” [17, tr.191]. Đại hội X Đảng ta tiếp tục khẳng định: “khuyến khích phát triển mạnh hình thức đa sở hữu mà chủ yếu là các DNCP thông qua việc đẩy mạnh CPH DNNN” [18, tr.231]. “Đẩy mạnh và mở rộng diện CPH DNNN, kể cả các tổng công ty, nhằm tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, để vốn Nhà nước sửdụngcóhiệuquả và ngày càng tăng lên, đồng thời thu hút mạnh các nguồn lực trong nước, ngoài nước cho phát triển. Thực hiện nguyên tắc thị trường trong việc CPH DNNN”[18, tr.232]. Quá trình CPH DNNN thời gian qua là quá trình “vừa đi, vừa dò”, từ “khép kín” sang thực hiện đấu giá công khai theo nguyên tắc thị trường, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm với tinh thần chủ động, từng bước vững chắc [35, tr.18]. Thực tiễn sau 13 năm thực hiện CPH DNNN, kể từ năm 1992, nhất là sau Nghị quyết trung ương 3 và Nghị quyết trung ương 9 khóa IX trở lại đây cho thấy, chủ trương đó là hoàn toàn đúng đắn, ngày càng đi vào cuộc sống. Nếu 6 năm kể từ 1992 đến 1998, chúng ta chỉ CPH được 30 DN, và 5 năm sau đó, kể từ 1998 tới trước Hội nghị trung ương 3 khóa IX (tháng 8/2001), có 523 DNNN được CPH thì trong vòng hơn 4 năm trở lại đây, chúng ta đã hoàn thành CPH 2.347 DNNN, nâng số DNNN được CPH lên tới 2.890 đơn vị trong tổng số 5.655 DNNN cần phải CPH [35, tr.12-13]. Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thời kỳ hậu CPH là tổ chức tốt và nâng cao hiệuquả việc sửdụngvốn tại các DNCP. Hiệuquảsửdụngvốn tại các DNCP nói chung, DNCNCP nói riêng là vấn đề lớn và phức tạp đòi hỏi phải nghiên cứu một cách có hệ thống về lý luận và tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn trong nước và quốc tế. ĐàNẵng với vị thế là thành phố trực thuộc trung ương và là đô thị hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã xuất hiện nhiều DNCP từ CPH DNNN. Vì thế, hiệuquảsửdụngvốnsau CPH tại các DNCP nói chung, DNCNCP nói riêng cũng là một yêu cầu bức thiết cần phải đặt ra và giải quyết; nhất là trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa và Việt Nam chuẩn bị là thành viên của WTO. Đến nay, chưa cócông trình nào nghiên cứu đầy đủ về các DN của thành phố ĐàNẵngsau CPH và đặc biệt là vấn đề hiệuquảsửdụngvốn tại các DNCN sau CPH. Xuất phát từ thực trạng đó, việc nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống tình hình sửdụngvốn tại một số DNCN sau CPH của thành phố ĐàNẵng để cócơ sở xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao hiệuquảsửdụngvốn cho các DNCN sau CPH; là vấn đề vừa cơ bản cấp bách, vừa có tính lâu dài, đồng thời đó cũng là vấn đề có tính thời sự xã hội. Chính vì vậy, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Hiệu quảsửdụngvốnởcácdoanhnghiệpcôngnghiệpsaucổphầnhóacủaĐà Nẵng” là một trong những đòi hỏi bức thiết của thực tiễn ở thành phố ĐàNẵng hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu CPH DNNN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một trong những giải pháp quan trọng nhằm sắp xếp đổi mới và nâng cao hiệuquả DNNN, xây dựng kinh tế nhà nước vững mạnh, đủ sức giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế quốc dân, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN [35, tr.12]. Thời gian quađãcó nhiều cấp, ngành từ trung ương đến địa phương, nhiều nhà quản lý, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vấn đề này. Việc nghiên cứu về DNNN sau CPH nói chung, DNCNCP nói riêng đãcó một số công trình khoa học, hội thảo, bài viết được công bố. Tuy nhiên, đi sâu nghiên cứu hiệuquảsửdụngvốn tại DNCN sau CPH mới chỉ được đề cập như một giải pháp hoặc nội dung riêng lẻ. Trong thời gian gần đây, trên cấp độ quốc gia đãcó 2 cuộc hội thảo lớn về CPH và hậu CPH DNNN: - Tháng 9/2005, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Ngân hàng thế giới(WB) đã kết hợp tổ chức hội thảo “Hậu CPH DNNN”. Hội thảo đã được các nhà khoa học, quản lý trong và ngoài nước trình bày nhiều tham luận nhằm làm sáng tỏ hơn nguyên nhân tạo ra sự khác biệt trước và sau CPH, ảnh hưởng củacơ cấu sở hữu đến DNCPH, đồng thời tập trung hơn vào những vấn đề phát sinh sau CPH DNNN, nhất là vấn đề quản trị doanhnghiệp để cócơ sở đề ra các giải pháp thiết thực cho quá trình đẩy mạnh CPH và quản trị DN sau CPH trong thời gian tới. - Tháng 3/2006, Tạp chí Cộng sản, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Báo Nhân dân và Đảng ủy khối cáccơ quan kinh tế trung ương đã tổ chức hội thảo “Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tiến trình CPH DNNN”. Hội thảo đã làm rõ những vấn đề chính yếu sau: + CPH DNNN- thực tế và những vấn đề đặt ra đối với sự lãnh đạo của Đảng. + Thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong tiến trình thực hiện CPH DNNN. + Phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng trên lộ trình CPH và sau CPH DNNN. Ngoài hai cuộc hội thảo lớn đã nói trên còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề CPH và hậu CPH DNNN được các nhà khoa học xuất bản thành sách hoặc đăng tải trên các tạp chí uy tín của cả nước như Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Tạp chí Lý luận chính trị, diễn đàn “Cổ phầnhóadoanhnghiệp nhà nước” trên Website Đảng cộng sản Việt Nam, Ví dụ: - PGS,TS. Lê Hồng Hạnh (2004), CPH DNNN- những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - PGS,TS. Lê Văn Tâm (2004), CPH và quản lý DNNN sau CPH, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - GS,TS. Lê Hữu Nghĩa (2004), CPH DNNN ở Việt Nam: mấy vấn đề về lý luận và thực tiễn, Tạp chí Cộng sản, số 22. - PGS,TS. Phạm Quang Huấn (2006), CPH DNNN : Mười lăm năm nhìn lại, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 333. - TS. Nguyễn Thị Thơm (2003), DNNN sau CPH: kết quả hoạt động, bất cập nảy sinh và hướng tháo gỡ, Tạp chí Lý luận chính trị, số 7. - PGS, TS. Vũ Văn Phúc (2004), Giải pháp khắc phục những vấn đề đang đặt ra từ thực trạng CPH DNNN hiện nay, Diễn đàn cổphầnhóadoanhnghiệp nhà nước trên Website Đảng Cộng sản Việt Nam. Riêng trên địa bàn thành phố ĐàNẵng chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Năm 2002 UBND thành phố đã lập đề án tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệuquả DNNN thuộc thành phố quản lý đến năm 2005. Như vậy, vấn đề hiệuquảsửdụngvốn tại các DNCN sau CPH vẫn đang trong quá trình nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn. Là người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu, tác giả luận văn mạnh dạn nghiên cứu đề tài này với hy vọng góp phần nhỏ bé vào quá trình tìm lời giải hoàn thiện cho việc nâng cao hiệuquảsửdụngvốn tại các DNCN sau CPH ở nước ta. Trong quá trình nghiên cứu tác giả luận văn đã kế thừa và chọn lọc những ý tưởng củacáccông trình đãcông bố nhằm góp phầnphân tích, luận giải, hệ thống hóa những vấn đề lý luậncơ bản về hiệuquảsửdụngvốn tại DNCN sau CPH; tiến tới đề xuất, kiến nghị và đưa ra một số giải pháp về hiệuquảsửdụngvốn tại DNCN sau CPH của thành phố Đà Nẵng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ tính chất vấn đề cần nghiên cứu và khả năngcủa bản thân, đề tài đặt ra các mục đích và nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau * Mục đích của đề tài: + Đánh giá thực trạng hiệuquảsửdụngvốn trong các DNCN sau CPH của thành phố ĐàNẵng trong thời gian qua. + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquảsửdụngvốn tại các DNCN sau CPH củaĐà Nẵng. * Nhiệm vụ đề tài: + Khảo sát và kế thừa, nghiên cứu cáccông trình, các tài liệu có liên quan đến hướng nghiên cứu đề tài. + Làm rõ ý nghĩa lý luận và thực tiễn hiệuquảsửdụngvốn và các vấn đề liên quan đến hiệuquảsửdụngvốn trong các DNCN sau CPH. + Nghiên cứu và phân tích thực trạng hiệuquảsửdụngvốn trong các DNCN sau CPH của thành phố Đà Nẵng. + Rút ra một số nhận xét về tình hình sửdụngvốn trong các DNCN sau CPH củaĐà Nẵng. + Xây dựng một số giải pháp, kiến nghị chủ yếu để nâng cao hiệuquảsửdụngvốn trong các DNCN sau CPH nhằm quản trị DNCN sau CPH từng bước được tối ưu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hiệuquảsửdụngvốn trong DNCN sau CPH. - Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu một số DNCNCP được hình thành từ CPH các DNNN thuộc sự quản lý của thành phố ĐàNẵng từ năm 2000 đến 2005. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề tài đặt ra, ngoài phương pháp luận khoa học Mác – Lênnin, đề tài sửdụngcác phương pháp nghiên cứu khác, cụ thể như: khảo sát, điều tra nghiên cứu thực tế, tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh và một số phương pháp có liên quan. 6. Những đóng góp mới về khoa học củaluận văn - Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về vốn, hiệuquảsửdụng vốn, đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệuquảsửdụngvốn trong các DNCN sau CPH. - Góp phầnluận chứng được những vấn đề cần giải quyết và xác định các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệuquảsửdụngvốnsau CPH của DNCN. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệuquảsửdụngvốn cho DNCN sau CPH. 7. ý nghĩa thực tiễn củaluận văn Kết quảcủaluận văn có thể giúp cho các cấp chính quyền, các nhà nghiên cứu, cácdoanhnghiệp quan tâm đến hiệuquảsửdụngvốncủa DNCN sau CPH tham khảo trong nghiên cứu cũng như ứng dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 8. Kết cấu củaluận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu nội dungluận văn gồm 3 chương, 10 tiết. Chương 1 Một số vấn đề lý luận về hiệuquảsửdụngvốnởcácdoanhnghiệpcôngnghiệpsaucổphầnhóa 1.1. một số đặc trưng về vốncủadoanhnghiệpcổphần 1.1.1. Khái niệm về vốnVốn là một phạm trù kinh tế, tuy nhiên quan niệm về vốn hiện nay còn có nhiều điểm chưa thống nhất. Theo Từ điển tiếng Việt, vốn là những tài sản bỏ ra lúc đầu, thường biểu hiện bằng tiền, dùng trong sản xuất, kinh doanh, nói chung trong hoạt động sinh lợi [47, tr.1104]. Trong dân gian, lâu nay vẫn tồn tại quan niệm “có vốn, có lời” – nghĩa là, vốn phải sinh ra lãi. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ phát triển của nền kinh tế nên quan niệm về vốn vẫn còn hạn hẹp, chẳng hạn - chỉ dừng lại ở nhận thức về vốn và lãi dưới hình thái tiền (tiền vốn, tiền lãi) mà chưa biết đến các hình thái khác củavốn như tài nguyên, nguồn lao động, cơ chế hay các hình thái tài chính khác; còn phổ biến nhận thức có thể cóvốn – hòa (hòa vốn), vốn – lỗ (lỗ vốn) – nghĩa là chưa quán triệt tuyệt đối quan niệm đã là vốn thì phải sinh lãi, còn không sinh lãi thì không phải là vốn. Quan niệm trên về vốn khá tương đồng với quan niệm về tư bản trong các tài liệu kinh tế của phương Tây – là tư bản thì phải sinh ra lợi nhuận. Tuy nhiên, khi sửdụng phạm trù tư bản ở phương diện này thì phải tạm thời trừu tượng hóa về phương diện nó (tư bản) là một quan hệ bóc lột – tư bản sinh ra giá trị thặng dư (theo kinh tế chính trị Mác - Lênin). Tóm lại, vốn là phạm trù kinh tế khá tổng hợp và được đề cập đến trên nhiều phương diện khác nhau, chẳng hạn: - Vốnphản ánh quan hệ kinh tế. - Vốn là một phạm trù hạch toán phản ánh quan hệ so sánh. - Vốn là phạm trù củacơ chế và vốncó nhiều hình thái biểu hiện khác nhau. 1.1.2. Đặc trưng củavốn 1.1.2.1. Phân loại vốn Để tìm hiểu rõ hơn về vốn cũng như vai trò củavốn đối với sản xuất kinh doanhcủa DNCNCP, cần phân chia vốn thành các cấu phần khác nhau dựa trên một số tiêu thức cơ bản. Có rất nhiều cách phân loại nhưng trong phạm vi luận văn này tác giả đề cập đến một số cách phân loại chủ yếu sau: - Căn cứ theo đặc điểm luân chuyển vốn để phân thành: + Vốncố định: Là giá trị của toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, mặt bằng sản xuất. ở hình thức này, vốn tham gia vào nhiều chu kỳ sản phẩm và từng phần giá trị củavốn chuyển dần vào sản phẩm mà vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. Do vậy, việc xác định giá trị hao mòn hay khấu hao TSCĐ (cả hữu hình và vô hình) sẽ quyết định đến việc bù đắp, sửa chữa và đổi mới TSCĐ cũng như quá trình đầu tư, nâng cao năng suất lao động và hiện đại hóa DN [39, tr.25-79]. Vốncố định thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốncủa DN. Để quản lý, sửdụnghiệuquảvốncố định cần nghiên cứu những tính chất và đặc điểm của TSCĐ. + Vốn lưu động: “là giá trị bằng tiền của toàn bộ TSLĐ và tài sản lưu thông để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của DN được tiến hành bình thường” [5]. Trong thực tế, sự vận động của VLĐ không diễn ra một cách tuần tự như lý thuyết nêu trên mà các giai đoạn vận động củavốn đan xen vào nhau, các chu kỳ sản xuất được lặp đi lặp lại, vì vậy vốn chu chuyển tuần hoàn liên tục. VLĐ rất quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định sự tăng trưởng và phát triển của sản xuất kinh doanhcủa DNCNCP. DNCNCP nào sửdụng nhiều VLĐ thì sẽ sản xuất ra được nhiều sản phẩm. Từ ý nghĩa đó gắn với việc sửdụng VLĐ phải tiết kiệm bởi vì với một lượng VLĐ nhất định nếu quản lý tốt, phân bổ hợp lý việc sửdụngvốn trên các giai đoạn lưu chuyển vốn sẽ mang lại hiệuquả sản xuất mà không cần phải tăng vốn và ngược lại. Việc phân chia vốn thành VCĐ và VLĐ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý và sửdụng đối với mỗi loại. Hơn nữa, cách phân chia này cho phép nghiên cứu vai trò của mỗi loại vốn. Nếu như VCĐ phản ánh trình độ năng lực sản xuất của DNCNCP, thì VLĐ là điều kiện để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách liên tục và ổn định. Do đó, DNCNCP cần phải xác định cơ cấu và quy mô của mỗi loại một cách chính xác và khoa học dựa trên những định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến mới có thể chủ động bảo toàn và phát triển vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Ngoài ra còn căn cứ vào quyền sở hữu để phân thành: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Căn cứ theo thời gian huy động, sửdụngphân thành: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. Căn cứ theo phạm vi hoạt động chia ra: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Các cách phân loại này cho phép DNCNCP đề ra các khả năng huy động vốn và các hình thức huy động vốn phù hợp với điều kiện của DN trong phạm vi khuôn khổ luật pháp cho phép, tạo cho DN môi trường hoạt động và khả năng chủ động trong hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo đủ vốn hoạt động nhưng tiết kiệm, từ đó phát huy được hiệuquảsửdụng vốn. 1.1.2.2 Đặc trưng củavốn nói chung Từ quan niệm trên về vốn và đặc biệt trong nền kinh tế thị trường có thể khái quát vốncó một số đặc trưng cơ bản sau: - Vốn là một hình thái đặc biệt của tài sản - đó là bộ phận tài sản phải đem lại thu nhập, làm tăng tiêu dùng trong tương lai. - Vốn phải tồn tại phổ biến dưới dạng các hình thái giá trị - bộ phận giá trị đem lại giá trị tăng thêm. - Vốn phải không ngừng vận động biến đổi và phát triển – nghĩa là: nó phải đồng thời xuất hiện ở tất cả các hình thái khác nhau; nó phải liên tục vận động biến đổi từ hình thái này sang hình thái khác; các hình thái củavốn trong một quá trình hay trong toàn bộ nền kinh tế phải luôn tồn tại trong quan hệ cân đối, tỷ lệ với nhau. - Vốn phải được tham gia vào các hoạt động, cácquá trình đầu tư; do vậy nó phải đủ lớn, có hình thái phù hợp. - Phương thức huy động và sửdụngvốn phải hiệuquả - vì vậy, nó phải cụ thể, phù hợp với từng qui trình cụ thể, với trình độ phát triển cụ thể của nền kinh tế. - Vốn phải được xem xét trên phương diện thời gian . - Vấn đề sở hữu vốn về mặt kinh tế.v.v 1.1.2.3. Đặc trưng củavốn trong cácdoanhnghiệpcôngnghiệpcổphần Một là, vốn được biểu hiện bằng những lượng giá trị của những tài sản. Điều này có nghĩa là vốn phải đại diện cho một lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vô hình như: nhà xưởng, đất đai, thiết bị, nguyên liệu, chất xám, thông tin, Như vậy, một lượng tiền thoát ly giá trị thực của hàng hóa để đưa vào đầu tư thì không gọi là vốn đầu tư; những khoản nợ không có khả năng thanh toán đi đến vỡ nợ cũng không đúng nghĩa của vốn. Do vậy, không phải tất cả tài sản đều là vốn mà chỉ có tài sản hoạt động mới được gọi là vốn, còn tài sản ở trạng thái tĩnh chỉ là vốn tiềm năng. Nhận thức được đặc trưng này DNCNCP phải tìm mọi cách để huy động được nhiều tài sản vào quá trình sản xuất kinh doanh, biến vốn tiềm năng thành vốn hoạt động. Hai là, vốn phải vận động sinh lời. Vốn biểu hiện là tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năngcủa vốn. Để tiền biến thành vốn thì đồng tiền đó phải vận động với mục đích sinh lời. Trong quá trình vận động tiền có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng kết thúc vòng tuần hoàn nó phải trở về hình thái ban đầu của nó là tiền với giá trị lớn hơn. Nhận thức được đặc trưng này thì DNCNCP phải tìm mọi cách làm cho đồng vốn sinh lời, không ứ đọng, phải tìm mọi biện pháp để huy động mọi nguồn lực vào phát triển sản xuất kinh doanh. Ba là, tiền vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng đủ lớn mới có thể đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Một lượng vốn chưa đủ lớn để trang trải những chi phí đầu tư ban đầu thì không thể tiến hành sản xuất kinh doanh được. Do đó, các DNCNCP không chỉ khai thác các tiềm năng về vốncủa DN mà phải tìm cách thu hút nguồn vốn như góp vốn, hùn vốn, phát hành cổ phiếu, nhận vốn liên doanh, Bốn là, vốncó giá trị về mặt thời gian, điều này có nghĩa là phải xem xét yếu tố thời gian của đồng vốn. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, đặc trưng này không được xem xét kỹ lưỡng vì nhà nước tạo ra sự ổn định của đồng tiền một cách giả tạo trong nền kinh tế lúc đó. Nhưng trong nền kinh tế thị trường phải xem xét giá trị thời gian bởi sức mua của đồng tiền ởcác thời điểm khác nhau là khác nhau do ảnh hưởng của giá cả, lạm phát. Nhận thức được đặc trưng này củavốn để tránh được việc so sánh đơn thuần là thu nhập bù đắp chi phí có lãi, một việc làm khá phổ biến diễn ra lâu nay tạo ra hiện tượng “lãi giả, lỗ thật” trong các DNNN trước CPH. Đặc trưng này phục vụ cho việc tính toán các phương pháp bảo toàn vốn là phải đưa vốn về cùng một thời điểm để so sánh Năm là, vốn bao giờ cũng gắn với chủ sở hữu nhất định. Rõ ràng là không thể có những đồng vốn vô chủ; ở đâu có những đồng vốn vô chủ thì ở đó sẽ chi tiêu lãng phí, kém hiệu quả. Chỉ khi nào xác định rõ đích thực chủ sở hữu thì đồng vốn mới nhận thức được đầy đủ, chi tiêu mới tiết kiệm và cóhiệu quả. Nhưng cũng có thể người sửdụngvốn để thực hiện kinh doanh không phải là người chủ sở hữu đồng vốn đó, nhưng [...]... lý, là cơ sở cho việc hoạch định các chính sách quản lý, nâng cao quản lý và hiệuquảsửdụngvốncủacác DNCN sau CPH đạt hiệuquả cao 1.2 Hiệuquảsửdụngvốnởcácdoanhnghiệpcôngnghiệpcổphần 1.2.1 Khái niệm hiệuquảsửdụngvốnởcácdoanhnghiệpcôngnghiệpcổphần 1.2.1.1.Quan điểm chung về hiệuquảsửdụngvốn Tùy theo cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau mà có những cách hiểu... động, công nghệ,… Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệuquảsửdụngvốn là cơ sở đề ra những biện pháp thiết thực nâng cao hiệuquảsửdụngvốncủa DNCN sau CPH Chương 2 Thực trạng sửdụngvốn trong cácdoanhnghiệpcôngnghiệpsauCổphầnhoácủaĐàNẵng 2.1 Tổng quan về doanhnghiệpcôngnghiệpcổphần được hình thành từ cổphầnhoádoanhnghiệp nhà nước củaĐànẵng 2.1.1 Khái quát doanhnghiệp công. .. hiệuquảsửdụngvốn để tìm ra khái niệm về hiệu quảsửdụngvốn Từ tính tất yếu khách quan của việc nâng cao hiệu quảsửdụngvốn cho thấy, đầu tư phát triển DNCN sau CPH, nâng cao hiệu quảsửdụngvốn là một vấn đề then chốt và cấp bách để đổi mới và phát triển DNCN sau CPH Từ quan niệm hiệu quảsửdụngvốn chỉ là một mặt củahiệuquả kinh doanh, do vậy phải đánh giá và xem xét hiệu quảsửdụngvốn ở. .. ánh hiệuquảsửdụngvốnởcácdoanhnghiệpcôngnghiệpcổphầnHiệuquảsửdụngvốn là biểu hiện một mặt củahiệuquả kinh doanh, nó phản ánh trình độ quản lý và sửdụngvốncủa DNCNCP Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể xác định được rằng số vốn mà DN đã và đang sửdụng thực sựcóhiệuquả hay không? Thực tế đã chứng minh rằng, có thể đưa ra nhiều tiêu thức để xác định mức độ hiệuquảcủa số vốn. .. những cách hiểu khác nhau về hiệuquảsửdụngvốn Trên quan điểm hạch toán, hiệuquảsửdụngvốn là một bộ phậncủahiệuquả kinh doanh, hiệuquảsửdụngvốn góp phần tạo nên hiệuquảcủa toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, là một mặt củahiệuquả kinh doanh do vốn chỉ là một yếu tố củaquá trình kinh doanh Về mặt lượng, hiệuquả kinh doanh biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí... kinh doanh chỉ đạt hiệuquả cao khi việc sửdụngcác yếu tố sản xuất (trong đó có vốn) đạt hiệuquả cao Nếu coi hiệuquả sản xuất kinh doanh là mục tiêu thì hiệuquảsửdụngvốn là phương tiện hữu hiệu để đạt được mục tiêu đó Tóm lại, có thể phát biểu rằng: Hiệuquảsửdụngvốnphản ánh một mặt củahiệuquả sản xuất kinh doanh, là thước đo trình độ quản lý và sửdụngvốncủa DN trong việc tối đa hóa. .. hoạch đầu tư, cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề củacông nhân, vốncố định và vốn lưu động được sửdụnghiệuquả 1.3.5 Trình độ tổ chức và quản lý củadoanhnghiệpcôngnghiệpcổphần Trình độ tổ chức và quản lý của DN là yếu tố vô cùng quan trọng đối với kết quả kinh doanhcủa DN Trình độ tổ chức và quản lý của DN được thể hiện ởcác mặt sau: - Tổ chức quản lý sửdụng TSCĐ, bố trí dây... doanh thì có thể có một trong các yếu tố của nó không đạt hiệuquả Còn nói đến hiệuquảsửdụng vốn, không thể nói đãsửdụngcóhiệuquả nhưng lại bị lỗ vốn, có nghĩa là hiệuquảsửdụngvốn phải thể hiện trên hai mặt: bảo toàn được vốn và tạo ra các kết quả theo mục tiêu kinh doanh Kết quả lợi ích tạo ra do sửdụngvốn phải đáp ứng được lợi ích của DN, các nhà đầu tư, cổ đông và xã hội 1.2.2 Một số... thì hiệuquảsửdụng VLĐ càng cao - Chỉ tiêu mức đảm nhiệm VLĐ: VLĐ sửdụng bình quân trong kỳ Mức đảm nhiệm VLĐ = Tổng doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để đạt được một đồng doanh thu thì DNCNCP phải bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ Vì thế, chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệuquảsửdụng VLĐ càng cao 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệuquảsửdụngvốnởdoanhnghiệpcôngnghiệpcổphần Việc sửdụngvốncó hiệu. .. sản xuất và kinh doanhcủa DNCNCP Tóm lại, tùy theo cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau mà chúng ta cócác quan điểm khác nhau về hiệuquảsửdụng vốn, nhưng cần thấy rõ rằng, hiệuquảsửdụngvốn góp phần tạo nên hiệuquảcủa toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, là một mặt củahiệuquả kinh doanh do vốn chỉ là một yếu tố củaquá trình kinh doanh Khi nói đến hiệuquả kinh doanh thì có thể . dụng vốn của các DNCN sau CPH đạt hiệu quả cao. 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp cổ phần 1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp cổ phần. phản ánh hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp cổ phần Hiệu quả sử dụng vốn là biểu hiện một mặt của hiệu quả kinh doanh, nó phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn của DNCNCP Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn ở các doanh nghiệp công nghiệp sau cổ phần hóa 1.1. một số đặc trưng về vốn của doanh nghiệp cổ phần 1.1.1. Khái niệm về vốn Vốn là một phạm trù