1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

91 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Việt Dũng
Người hướng dẫn TS. Dư Thị Lan Quỳnh
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 2,9 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.1 Lý do chọn đề tài (13)
    • 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu (14)
      • 1.2.1 Mục tiêu tổng quát (14)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (14)
      • 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (15)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu (15)
      • 1.4.1 Phương pháp nghiên cứu (15)
      • 1.4.2 Dữ liệu (15)
    • 1.5 Đóng góp của đề tài (16)
      • 1.5.1 Đóng góp về mặt lý luận (16)
      • 1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn (16)
    • 1.6 Kết cấu của đề tài (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU (17)
    • 2.1 Cơ sở lý thuyết hoạt động kinh doanh của NHTM (19)
      • 2.1.1 Hoạt động kinh doanh của NHTM (19)
      • 2.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM (20)
      • 2.1.3 Các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM (23)
    • 2.2 Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế (26)
      • 2.2.1 Tăng trưởng kinh tế (26)
      • 2.2.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế (28)
    • 2.3 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu tác động của hiệu quả hoạt động NHTM và tăng trưởng kinh tế (29)
      • 2.3.1 Mối quan hệ giữa hoạt động của hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế (29)
      • 2.3.2 Mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế (31)
    • 2.4 Lược khảo nghiên cứu (33)
      • 2.4.1 Nghiên cứu ngoài nước (33)
      • 2.4.2 Nghiên cứu trong nước (36)
    • 2.5 Khoảng trống nghiên cứu (38)
  • CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (17)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (40)
    • 3.2 Giả thuyết nghiên cứu (41)
    • 3.3 Mô hình, các biến và dữ liệu (42)
      • 3.3.1 Mô hình nghiên cứu (42)
      • 3.3.2 Biến nghiên cứu (43)
      • 3.3.3 Dữ liệu nghiên cứu (47)
    • 3.4 Phương pháp ước lượng (48)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (17)
    • 4.1 Thống kê mô tả các biến (51)
    • 4.2 Kiểm định sự tương quan các biến trong mô hình và đa cộng tuyến (52)
      • 4.2.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến Pearson (53)
      • 4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình (54)
    • 4.3 Kết quả hồi quy (55)
      • 4.3.1 Hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM (55)
      • 4.3.2 Kiểm định lựa chọn mô hình (56)
      • 4.3.3 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi (58)
      • 4.3.4 Kiểm định hiện tượng tự tương quan chuỗi (58)
      • 4.3.5 Hồi quy mô hình FGLS (59)
    • 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu (60)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (17)
    • 5.1 Kết luận (64)
    • 5.2 Hàm ý chính sách (64)
      • 5.2.1 Hàm ý chính sách đối với Cơ quan quản lý nhà nước (64)
      • 5.2.2 Hàm ý chính sách đối với ngân hàng thương mại (66)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (70)
  • PHỤ LỤC (85)

Nội dung

Trình bày lý thuyết, nghiên cứu của các tác giả trước về mối quan hệ giữa tài chính – tăng trưởng kinh tế; giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng – tăng trưởng kinh tế.. Tác giả đãTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt NamTác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Ngân hàng thực thi chức năng như một mạch máu quan trọng của nền kinh tế, thông qua các hoạt động xuyên suốt mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội Hệ thống ngân hàng đóng vai trò trung gian chủ chốt trong quá trình vận hành toàn bộ nền kinh tế, giúp cân bằng dòng vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh (Ahmed Chowdhury Professor, 2006; Sumon et al., 2018).

Traore và Bourama, 2021) Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, ngành ngân hàng vẫn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế nhờ vào đặc thù hoạt động riêng của mình Đầu tiên, ngành ngân hàng đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự phát triển của một nền kinh tế Theo Mulyadi và Suryanto (2022), Osoro và Osano (2014), Wright (1995) thì ngân hàng không chỉ là nơi huy động và phân phối vốn mà còn là cầu nối quan trọng giữa các nhóm đối tác kinh doanh và cá nhân với thị trường tài chính Sự hiệu quả trong HĐKD của các ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của chính các ngân hàng này mà còn có tác động sâu rộng đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế cả nước

Thứ hai, việc nghiên cứu tác động của hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế giúp nhận diện và quản lý các rủi ro tài chính, tăng cường sự ổn định và tin cậy của hệ thống tài chính Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh biến động kinh tế toàn cầu và những thách thức nội tại của nền kinh tế Việt Nam Thông qua nghiên cứu này, các nhà hoạch định chính sách có thể xây dựng những chính sách tài chính hợp lý nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và ổn định

Thứ ba, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, nghiên cứu này càng trở nên cần thiết Hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Hệ thống ngân hàng mạnh mẽ, hiệu quả sẽ huy động, phân bổ vốn hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí tài chính doanh nghiệp, hỗ trợ hoạt động kinh doanh đầu tư phát triển.

Cuối cùng, đề tài này mang lại không chỉ sự ứng dụng cao trong thực tiễn mà còn là một lĩnh vực nghiên cứu đầy tiềm năng và hứa hẹn Nắm vững tác động của hiệu quả kinh doanh ngân hàng đến TTKT sẽ cung cấp thông tin quý giá cho các nhà quản lý, nhà lãnh đạo chính sách và nhà nghiên cứu trong việc định hình chiến lược và quyết định của mình

Qua nghiên cứu “Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” tác giả sẽ đánh giá tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM đến sự TTKT tại Việt Nam thông qua các yếu tố và được đo lường bằng các mô hình định lượng, từ đó cung cấp các bằng chứng thuyết phục so với các nghiên cứu phân tích định tính khác Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022 tại Việt Nam để cập nhật và đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp cho giai đoạn hiện tại.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nhằm nghiên cứu tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM đến TTKT tại Việt Nam

Thứ nhất, xác định các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và TTKT tại Việt Nam

Xác định chiều tác động và mức độ tác động của các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại đối với tính thanh khoản của nền kinh tế Việt Nam là một bước quan trọng Bằng cách đánh giá các yếu tố có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực, cũng như cường độ của ảnh hưởng đó, các nhà hoạch định chính sách có thể xây dựng chiến lược hiệu quả để duy trì tính thanh khoản của hệ thống tài chính và thúc đẩy sự ổn định kinh tế tổng thể Việc xác định rõ các mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại và tính thanh khoản có thể hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu, đảm bảo sự ổn định và tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.

Thứ ba, đưa ra kết luận và nêu lên một số hàm ý chính sách nhằm phát huy hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng, và góp phần vào TTKT tại Việt Nam nói chung

1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Để hiện thực được mục tiêu nghiên cứu mà tác giả đã đề ra trong nghiên cứu này, bài viết cần giải đáp được các câu hỏi nghiên cứu sau:

Câu hỏi 1: Những yếu tố nào đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và TTKT tại Việt Nam?

Câu hỏi 2: Mức độ tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM đến tăng tưởng kinh tế tại Việt Nam thông qua các yếu tố đo lường?

Câu hỏi 3: Những hàm ý chính sách nào liên quan đến hiệu quả hoạt động của NHTM được gợi ý nhằm góp phần vào TTKT tại Việt Nam.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM đến TTKT tại Việt Nam

Dữ liệu về tình hình HĐKD của 30 NHTM tại Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022; Dữ liệu thứ cấp là các chỉ tiêu đo lường liên quan đến kinh tế, chính sách tiền tệ của Việt Nam, số liệu TTKT (tác giả đo lường bằng tăng trường GDP) của Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 2022; kỳ quan sát theo năm.

Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, tác giả đã thực hiện việc kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Cụ thể, để giải quyết câu hỏi đầu tiên, tìm ra mô hình thích hợp, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và lược khảo các nghiên cứu trước đây có liên quan Để giải quyết câu hỏi thứ hai, tức là đánh giá tác động của HĐKD ngân hàng đối với TTKT, các phương pháp chủ yếu mà tác giả sử dụng bao gồm thống kê mô tả và mô hình hồi quy dựa trên dữ liệu từ các bảng số liệu Để trả lời câu hỏi thứ ba, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để thảo luận kết quả của các nghiên cứu định lượng, từ đó đề xuất các chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy TTKT thông qua vai trò của ngân hàng

Dữ liệu được tác giả thu thập từ các nguồn có nguồn gốc rõ ràng và có độ tin cậy cao Trong đó, dữ liệu liên quan đến HĐKD của NHTM được tổng hợp từ báo cáo tài chính của các ngân hàng, từ nền tảng phân tích dữ liệu FiinPro-X (của CTCP FIINGROUP Việt Nam), cũng như dữ liệu về TTKT và các dữ liệu tham khảo khác được tác giả thu thập từ World Bank.

Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu này giúp xác định mối quan hệ nhân quả giữa hiệu quả HĐKD của ngân hàng thương mại và TTKT Bằng cách phân tích các biến số và mối liên kết giữa chúng, nghiên cứu đưa ra những phản hồi chính xác về cách hoạt động của ngân hàng ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, cung cấp thêm về mặt lý luận rằng có tồn tại sự tác động của hiệu quả HĐKD ngân hàng, các yếu tố độc lập khác đến TTKT

Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá tỷ lệ tác động của HĐKD ngân hàng đến TTKT Việc xác định được mức độ ảnh hưởng của ngân hàng thương mại có thể giúp chính phủ và các bên liên quan hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc duy trì HĐKD hiệu quả trong hệ thống tài chính

1.5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Các kết quả từ nghiên cứu này có thể được sử dụng để cải thiện quản lý và điều hành của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Bằng cách hiểu rõ hơn về cách hoạt động của họ ảnh hưởng đến TTKT, các ngân hàng có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình để tối ưu hóa hiệu suất và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của đất nước

Bằng cách áp dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu, nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của HĐKD ngân hàng đối với TTKT Điều này làm cho nghiên cứu trở thành một cơ sở lý luận chặt chẽ và có thể được sử dụng để đề xuất chính sách

Hàm ý chính sách: Nghiên cứu cung cấp thông tin quý giá cho các quyết định chính sách tài chính và kinh tế của chính phủ Bằng việc đánh giá tác động của hiệu quả HĐKD của ngân hàng thương mại đến TTKT, nghiên cứu này cung cấp hướng dẫn cho các nhà lãnh đạo chính trị và chính sách trong việc phát triển và quản lý hệ thống ngân hàng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam

Nghiên cứu này sẽ áp dụng vào bối cảnh của Việt Nam, một quốc gia có hệ thống tài chính phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế thị trường Việc tìm hiểu cách thức hoạt động của ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến chuyển đổi kinh tế thị trường trong bối cảnh Việt Nam sẽ cung cấp những thông tin quan trọng và có giá trị cho cả lý thuyết và thực tiễn.

Kết cấu của đề tài

Đề tài được triển khai bao gồm 5 chương, cụ thể:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Chương này cung cấp cái nhìn tổng quan về nghiên cứu, bao gồm lý do lựa chọn chủ đề, mục đích và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cũng như các phương pháp nghiên cứu được sử dụng Bằng cách trình bày những yếu tố cơ bản này, chương này giúp người đọc nắm bắt được bối cảnh và mục tiêu của nghiên cứu, từ đó hiểu được những phát hiện và ý nghĩa của chúng trong các chương sau.

Bên cạnh đó, đóng góp của đề tài cũng được trình bày trong chương này Thông qua đó xác định cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan để tìm hiểu tại Chương 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết hoạt động kinh doanh của NHTM

Sự ra đời và phát triển của NHTM đồng thời phản ánh sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Trên nền tảng của sự bùng nổ của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, NHTM đã trải qua quá trình biến đổi đáng kể Từ những tổ chức kinh doanh đơn giản và mang tính chất sơ khai ban đầu, NHTM đã phát triển thành những tổ chức hiện đại, những cơ quan tài chính lớn mạnh và đa quốc gia

Theo Nguyễn Đăng Dờn (2012) thì hoạt động của NHTM được xem như HĐKD Để tiến hành HĐKD này, các NHTM cần phải có vốn và duy trì sự tự chủ về tài chính Đặc biệt, mục tiêu tài chính cuối cùng của HĐKD này là đạt được lợi nhuận Điều này phản ánh xu hướng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực này Theo quan điểm truyền thống về hiệu quả kinh tế của một quá trình, HĐKD của NHTM là biểu hiện của mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và tổng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, từ đó phản ánh chất lượng của HĐKD đó

Lý thuyết trung gian tài chính của Merton (1985) tập trung vào vai trò của các tổ chức tài chính trung gian, nhấn mạnh vai trò của họ như làm cầu nối giữa lĩnh vực tiết kiệm và lĩnh vực đầu tư trong hệ thống kinh tế Trong ngữ cảnh cụ thể này, NHTM được xem là một trong những tổ chức tài chính trung gian, thực hiện chức năng huy động vốn từ cá nhân và tổ chức trong nền kinh tế, sau đó chuyển giao vốn này vào việc cho vay hoặc đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời khác nhau Đồng thời, NHTM cũng cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính, tín dụng và thanh toán cho cả tổ chức và cá nhân trong cùng hệ thống kinh tế

Ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò trọng yếu trong hệ thống tài chính, thể hiện qua chức năng trung gian chuyển đổi nguồn tiết kiệm thành nguồn tín dụng cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh Bên cạnh đó, NHTM còn tham gia thị trường trái phiếu, mua và phát hành trái phiếu chính phủ để huy động vốn cho dự án công cộng Ngoài ra, NHTM còn là cầu nối trong lĩnh vực thanh toán, thực hiện giao dịch tiền tệ giữa người mua và người bán thông qua séc hoặc hệ thống thanh toán điện tử.

Hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện đại cũng được nghiên cứu và phát triển dựa trên nhiều lý thuyết mới và cải tiến các lý thuyết cũ, như:

- Lý thuyết về Chuyển đổi số trong Ngân hàng (Digital Transformation in Banking): Chuyển đổi số trong ngân hàng không chỉ liên quan đến việc áp dụng công nghệ mới mà còn là việc thay đổi mô hình kinh doanh, văn hóa tổ chức và cách tiếp cận khách hàng (Vial, 2019)

- Lý thuyết về Ngân hàng Mở (Open Banking Theory): Ngân hàng mở cho phép các bên thứ ba truy cập vào dữ liệu tài chính của khách hàng thông qua các API (Giao diện lập trình ứng dụng - Application Programming Interface), tạo ra sự cạnh tranh và đổi mới trong ngành ngân hàng (European Banking Authority, 2020)

- Lý thuyết về Fintech và Hợp tác Ngân hàng - Công nghệ Tài chính (Fintech and Bank Collaboration Theory): Sự hợp tác giữa các ngân hàng truyền thống và các công ty Fintech nhằm tận dụng công nghệ để cung cấp các dịch vụ tài chính tiên tiến và cải thiện trải nghiệm khách hàng (Philippon, 2016)

Ngân hàng Xanh và Bền vững là lý thuyết về các ngân hàng cam kết tiến hành hoạt động kinh doanh theo hướng bền vững, đồng thời đầu tư vào các dự án xanh để giảm thiểu tác động xấu lên môi trường (Weber, 2019).

- Lý thuyết về Trí tuệ nhân tạo và Học máy trong Ngân hàng (AI and Machine Learning in Banking Theory): Trí tuệ nhân tạo và học máy được sử dụng để cải thiện dịch vụ khách hàng, phát hiện gian lận và quản lý rủi ro tín dụng (Brynjolfsson, 2017)

- Lý thuyết về Ngân hàng Không chi nhánh (Branchless Banking Theory):

Ngân hàng không chi nhánh tập trung vào việc cung cấp dịch vụ thông qua các kênh kỹ thuật số, giảm sự phụ thuộc vào các chi nhánh vật lý (Suri, 2017)

2.1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM

Hiệu quả là khả năng đạt được kết quả mong muốn từ các điều kiện ban đầu

Trong bối cảnh của các tổ chức kinh doanh, hiệu quả được đo lường dựa trên khả năng của tổ chức đó trong việc tối ưu hóa doanh số so với chi phí hoạt động (Farrell, 1957)

Nói cách khác, tại các tổ chức kinh doanh, hiệu quả thể hiện qua việc kiểm soát tỷ suất sinh lời và tiết kiệm chi phí Đây là kết quả của việc kết hợp các yếu tố đầu vào để đạt được đầu ra mong muốn của tổ chức Ngoài ra, hiệu quả còn là yếu tố quan trọng để tăng tính cạnh tranh của tổ chức so với các đối thủ trong cùng ngành

Rose (2002) cho rằng việc đánh giá hiệu quả HĐKD của NHTM sẽ dựa trên lý thuyết cơ bản của hiệu quả HĐKD trong doanh nghiệp, song đồng thời cũng phải xem xét các đặc điểm đặc thù của NHTM Trong phạm vi hẹp, hiệu quả kinh doanh của các NHTM chủ yếu liên quan đến khả năng tạo ra lợi nhuận mà vẫn đảm bảo tính bền vững của hoạt động Tuy nhiên, khi mở rộng quan điểm, hiệu quả kinh doanh của NHTM không chỉ dừng lại ở việc quan tâm đến lợi nhuận mà còn liên quan đến cấu trúc tài sản và nợ, cũng như sự ổn định trong tăng trưởng lợi nhuận Trong đó, các nguồn lực chính của NHTM bao gồm lao động, cơ sở vật chất, và tài chính cho các HĐKD như tiếp nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư, được coi là cơ sở để xác định hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐKD của NHTM

Hoạt động nghiên cứu hiệu quả hoạt động ngân hàng luôn được các nhà quản lý và cổ đông quan tâm, đặc biệt tập trung vào hiệu quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) của ngân hàng.

Mặc dù ngân hàng là doanh nghiệp thương mại theo đuổi lợi nhuận, nhưng vai trò của chúng trong nền kinh tế cực kỳ quan trọng Hoạt động cấp tín dụng không chỉ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn là công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế Ngành ngân hàng có mức độ tập trung cao, thể hiện ở Việt Nam và các quốc gia khác Ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, thanh khoản thấp có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho cả nền kinh tế và cộng đồng.

Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế

Theo Limburg và cộng sự (2011) TTKT là một trong những lĩnh vực trọng yếu trong lĩnh vực kinh tế học Nghiên cứu và đánh giá về TTKT một cách toàn diện, nhằm đề xuất các chính sách tăng trưởng và kết nối chúng với phát triển kinh tế hiệu quả và chất lượng, đó là một trong những yêu cầu cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia

TTKT là những biến đổi của nền kinh tế theo hướng lũy tiến, trong đó số lượng và quy mô các nhân tố kinh tế tiếp tục mở rộng trong một thời gian nhất định với tiền đề là giữ nguyên cơ cấu và chất lượng (Bekaert và cộng sự, 2005) Theo Phạm Duy Tính (2021), TTKT là sự gia tăng về thu nhập hay sản lượng trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm TTKT được đo lường về mặt lượng và chất, trong đó lượng được phản ánh thông qua thu nhập của người dân và chất được phản ánh khi nền kinh tế tiến gần đến phát triển kinh tế bền vững (Hồ Tuấn, 2009) Theo Nguyễn Văn Ngọc (2014), Aghion và Howitt (2008) thì TTKT được định nghĩa là sự gia tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định Thông thường, TTKT được đo bằng mức tăng trưởng của GDP hoặc mức tăng trưởng GDP bình quân trên đầu người theo thời gian

Có nhiều lý thuyết TTKT, các lý thuyết này liên quan chặt chẽ đến tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới theo thời gian Đầu tiên và cũng là nền tảng cơ sở cho các lý thuyết sau là lý thuyết tăng trưởng cổ điển, trong đó nội dung chính liên quan đến các nguồn lực ảnh hưởng đến TTKT và các cơ chế cơ bản của quá trình tăng trưởng Đặc trưng của mô hình tăng trưởng theo trường phái cổ điển là sự phụ thuộc của hàm sản xuất vào quá trình tích lũy vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên, cùng với vai trò quan trọng của sự phân công lao động và cải tiến công nghệ đối với TTKT của mỗi quốc gia (Smith, 1776); sự tăng tích lũy vốn dẫn đến sự tăng cầu lao động nhưng với diện tích đất nông nghiệp có hạn và tác động của quy luật lợi suất giảm dần sẽ ảnh hưởng đến thu nhập bình quân của người lao động (Malthus, 1798); quan tâm đến lợi thế so sánh về sản xuất đối với quá trình gia tăng sản lượng của mỗi nền kinh tế (Ricardo, 1821)

Các lý thuyết chính về TTKT bao gồm một loạt các quan điểm và phương pháp tiếp cận khác nhau Chủ nghĩa trọng thương cho rằng sự giàu có của một quốc gia được quyết định bởi sự tích lũy vàng và điều hành thặng dư thương mại Lý thuyết cổ điển, với đại diện tiêu biểu là Adam Smith, nhấn mạnh vai trò của việc tăng lợi nhuận theo quy mô thông qua chuyên môn hóa và mở rộng sản xuất Lý thuyết tân cổ điển tập trung vào các yếu tố từ phía cung như năng suất lao động, quy mô lực lượng lao động và các yếu tố đầu vào Trong khi đó, lý thuyết tăng trưởng nội sinh cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nguồn nhân lực và tốc độ đổi mới công nghệ Học thuyết kinh tế Keynes lại lập luận rằng tổng cầu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn, và suy thoái kinh tế có thể gây ra hiệu ứng trễ làm giảm tăng trưởng kinh tế dài hạn Cuối cùng, từ góc độ môi trường, một số lý thuyết về giới hạn tăng trưởng cho rằng tăng trưởng kinh tế dài hạn sẽ bị hạn chế bởi suy thoái tài nguyên và sự nóng lên toàn cầu, nhấn mạnh tầm quan trọng của bền vững môi trường và quản lý tài nguyên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế lâu dài Những lý thuyết này cung cấp các góc nhìn và phương pháp khác nhau để hiểu và thúc đẩy TTKT trong bối cảnh đa dạng của các yếu tố tác động

Những lý thuyết này cung cấp các góc nhìn và phương pháp khác nhau để hiểu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ việc tập trung vào thặng dư thương mại đến chuyên môn hóa, cải thiện năng suất, đầu tư vào nguồn nhân lực và công nghệ, quản lý tổng cầu, và bảo vệ môi trường Các lý thuyết TTKT hiện đại thường nhấn mạnh vào việc Chính phủ cần thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích và thúc đẩy hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển, cũng như đầu tư vào lĩnh vực giáo dục

Sự gia tăng tín dụng quá mức có thể gây ra lạm phát và làm suy yếu hệ thống ngân hàng, dẫn đến khủng hoảng tài chính Tình trạng này thường là hệ quả của quá trình tự do hóa tài chính thiếu sự kiểm soát, đặc biệt là ở những quốc gia thiếu cơ sở hạ tầng pháp lý và quy định cần thiết Tuy nhiên, cần phân biệt giữa tăng trưởng tín dụng từ hoạt động mở rộng của các trung gian tài chính và tăng trưởng tín dụng do cơn sốt tín dụng Hoạt động mở rộng trung gian tài chính có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tích cực, trong khi cơn sốt tín dụng có thể dẫn đến tiêu chuẩn tín dụng suy giảm, tăng nợ xấu và khủng hoảng ngân hàng.

Kessy (2008) đã nghiên cứu hiệu quả của ngành ngân hàng và tăng trưởng kinh tế đối với ba quốc gia Đông Phi - Kenya, Tanzania và Uganda - và sử dụng mô hình hiệu ứng cố định thấy rằng biến số hiệu quả ngân hàng có mối quan hệ tích cực với tăng trưởng kinh tế

2.2.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế

Trọng tâm của các nghiên cứu về TTKT là những thay đổi về thu nhập quốc dân

Chỉ tiêu đo lường TTKT được xác định dựa trên các chỉ tiêu của Hệ thống Nguyên tắc Tính toán Quốc gia năm 2008, một hệ thống được Liên Hợp Quốc công nhận như một tiêu chuẩn đo lường quốc tế Đây bao gồm:

Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Output): Đây là tổng giá trị của tất cả các sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) Để tính chỉ tiêu này, có thể sử dụng hai phương pháp: một là xác định tổng doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ của tất cả các ngành kinh tế trong nước, và hai là tính trực tiếp từ chi phí trung gian (Intermediate Consumption) và lượng giá trị gia tăng (Value Added) từ quá trình sản xuất của các sản phẩm và dịch vụ

GNP là tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một năm bởi công dân của một quốc gia, bao gồm cả sản phẩm được sản xuất bởi công dân sống ở nước ngoài GNP không bao gồm hàng hóa trung gian (như thép dùng trong sản xuất ô tô hay bộ vi xử lý trong máy tính) Ngân hàng Thế giới và các tổ chức đa phương thường gọi GNP là Tổng thu nhập quốc dân (GNI)

GDP tương tự như GNP nhưng chỉ tính sản lượng được sản xuất trong phạm vi biên giới quốc gia, bao gồm sản lượng của người nước ngoài cư trú tại quốc gia đó, nhưng không bao gồm sản lượng của công dân sống ở nước ngoài Để đo lường thu nhập bình quân đầu người, ta lấy GNP hoặc GDP chia cho tổng dân số

GNP và GDP là hai chỉ số quan trọng trong việc hạch toán thu nhập quốc dân và thường được sử dụng để phân tích và so sánh mức độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia

Thu nhập bình quân đầu người: Đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia dưới góc độ mức sống dân cư, được tính bằng cách chia GDP hoặc thu nhập quốc dân trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng.

Cơ sở lý thuyết nghiên cứu tác động của hiệu quả hoạt động NHTM và tăng trưởng kinh tế

2.3.1 Mối quan hệ giữa hoạt động của hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế

Nhà kinh tế học người Đức là Schumpeter (1911) đã nhận thấy vai trò quan trọng của thị trường tài chính, đặc biệt là các ngân hàng, trong quá trình phát triển kinh tế thực Ông lập luận rằng các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động và phân bổ vốn một cách hiệu quả, cung cấp tín dụng cần thiết cho các doanh nhân để hỗ trợ đầu tư vào vốn vật chất và áp dụng các kỹ thuật sản xuất mới Điều này thúc đẩy sự đổi mới công nghệ và tạo ra điều kiện cho quá trình phá hủy sáng tạo, tất cả các yếu tố này góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế (Allen và Ndikumana, 1999; King và Levine, 1993a) Quan điểm này ngụ ý rằng phát triển trong lĩnh vực tài chính dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế, và do đó, Schumpeter được coi là người tiên phong trong việc đề xuất giả thuyết dẫn đầu về mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng

McKinnon (1973), Cole và Shaw (1974) đã phát triển giả thuyết trong lĩnh vực lý thuyết áp chế tài chính (áp chế tài chính là những biện pháp kiểm soát về lãi suất), lập luận rằng sự phát triển kinh tế bị hạn chế trong các hệ thống tài chính bị áp chế, như thể hiện qua việc áp đặt trần lãi suất, chính sách tín dụng chỉ đạo và yêu cầu dự trữ cao

Theo Adegbite và cộng sự (2008), tự do hóa tài chính thúc đẩy tiết kiệm, mở rộng tín dụng và đầu tư Quan trọng là sự gia tăng tiết kiệm so với hoạt động kinh tế dẫn đến tăng trưởng trung gian tài chính, từ đó thúc đẩy đầu tư sản xuất và tạo ra tăng trưởng kinh tế Chính sách này nhấn mạnh xây dựng hệ thống tài chính tự do, tăng cường trung gian tài chính sẽ tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao.

Robinson (1952) đã mở đường cho một quan điểm tiên phong, khẳng định rằng sự phát triển của tài chính đi đôi với tăng trưởng kinh tế Giả thuyết này cho rằng sự phát triển của tài chính được định hình nội sinh bởi nền kinh tế thực tế hoặc nhu cầu của nó, ý là khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về tài chính cũng tăng lên Từ quan điểm này, có thể kỳ vọng rằng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chỉ cần tập trung vào phát triển tài chính và kết quả sẽ tự nhiên đạt được Tuy nhiên, quan điểm này chỉ được coi là tạm thời và chỉ áp dụng trong các trường hợp cụ thể như chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường, và không thể tổng quát hóa cho các nền kinh tế có mức độ điều tiết cao

Patrick (1966) với quan điểm cho rằng mối quan hệ nhân quả giữa sự phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế là tương hỗ, lập luận rằng các quốc gia đang phát triển có thể hưởng lợi đáng kể từ việc phát triển các lĩnh vực tài chính của họ (dẫn đầu về cung), trong khi ở các nền kinh tế phát triển cao, hệ thống tài chính ngày càng phát triển theo nhu cầu Dựa trên nhiều nghiên cứu thực nghiệm, ví dụ như nghiên cứu của (Esso, 2010), đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế thúc đẩy sự phát triển tài chính ở nhiều quốc gia đang phát triển, đặt ra thách thức cho giả thuyết này trước thời gian

Schumpeter (1952) nhận thấy rằng thị trường tài chính, đặc biệt là ngân hàng, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế thực thông qua việc chuyển hướng vốn từ người tiết kiệm đến người vay một cách hiệu quả để thúc đẩy đầu tư Do đó, việc tạo ra tín dụng thông qua hệ thống ngân hàng là nguồn quan trọng cho khả năng của doanh nhân thúc đẩy tăng trưởng thực thông qua việc tìm kiếm và sử dụng các kết hợp yếu tố đầu vào mới (Allen và Ndikumana, 1998; Blum, 2002)

Becker và Knudsen (2002) đã đặt một sự nhấn mạnh lớn vào vai trò của tài chính trong quá trình phát triển kinh tế Nghiên cứu này tập trung vào tầm quan trọng của các dịch vụ tài chính trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và bàn luận về các điều kiện cần thiết khi khu vực tài chính có thể tích cực hỗ trợ sự đổi mới và tăng trưởng bằng cách kiểm tra và tài trợ cho các khoản đầu tư có hiệu quả Nhiệm vụ của Ngân hàng Dự trữ là phát triển sự tiện lợi của các cơ sở tài chính phù hợp ở những vùng mà ngân hàng chưa có mặt, đảm bảo rằng mọi người đều có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính Tài chính toàn diện hơn sẽ tạo ra nhiều tiền lưu thông hơn trong nền kinh tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Nguyen và Du (2022) cho rằng trong lĩnh vực tài chính toàn diện, các ngân hàng có thể có nguồn vốn huy động từ khách hàng cao hơn, giảm nợ xấu và do đó duy trì sự ổn định của ngân hàng Robinson (1952) cụ thể đã giải thích rằng khi nhu cầu về các dịch vụ tài chính tăng lên, sản lượng cũng sẽ tăng lên, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển tài chính Theo các yếu tố không đổi, sự phát triển của khu vực tài chính được thúc đẩy bằng cách thu lợi qua lãi suất và tài sản

2.3.2 Mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế

Hiệu quả ngân hàng không chỉ liên quan đến hoạt động của ngành ngân hàng mà còn đến tính hiệu quả của các quá trình trung gian và cách chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến việc cho vay của ngân hàng Hiệu quả của một ngân hàng thường được định nghĩa là sự chênh lệch giữa số lượng đầu vào và đầu ra quan sát được so với số lượng đầu vào và đầu ra tối ưu.

Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính, cung cấp tín dụng cho cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ Nhiều nghiên cứu, như của (King và Levine, 1993a; Social, 2006), đã chỉ ra mối quan hệ giữa hiệu quả HĐKD ngân hàng và tăng trưởng kinh tế Các ngân hàng, bằng cách chuyển vốn từ nhóm thặng dư sang nhóm thâm hụt, góp phần vào tích lũy vốn và tăng sản lượng, điều tiết cơ cấu kinh tế của một quốc gia Dòng tiền luôn phải được duy trì để hỗ trợ các hoạt động kinh tế, và niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng là trọng tâm của nhiệm vụ đó Ngân hàng cung cấp tín dụng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế cộng đồng, một mục tiêu mà chính phủ cũng nhận thức và ủng hộ Đối với doanh nghiệp, việc gửi tiền vào ngân hàng không chỉ là một biện pháp an toàn mà còn là một cách để hỗ trợ các HĐKD của họ Sự bền vững của ngành ngân hàng và hệ thống kinh tế tổng thể phụ thuộc vào việc duy trì và hỗ trợ niềm tin của công chúng và chính phủ, tất cả nhằm mục tiêu phát triển quốc gia và tạo ra một cộng đồng thịnh vượng

Ngân hàng là một phần không thể tách rời của nền kinh tế quốc dân, không chỉ tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh tế mà còn là công cụ triển khai chính sách tiền tệ của Nhà nước Ngân hàng Trung ương, thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, sử dụng nhiều công cụ khác nhau để kiểm soát cung tiền trong nền kinh tế, trong đó có chính sách dự trữ bắt buộc Ngoài ra, các ngân hàng thương mại còn có thể điều chỉnh sức cầu trong nền kinh tế thông qua các chính sách tín dụng.

Fadare (2010), Ekpenyong và Acha (2011) nghiên cứu thị trường Nigeria và kết luận rằng các yếu tố khác như nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và ổn định chính trị có tác động mạnh mẽ hơn đến tăng trưởng kinh tế Những kết quả trái ngược này khiến mối quan hệ giữa hiệu quả HĐKD ngân hàng và tăng trưởng kinh tế trở thành vấn đề tranh cãi và cần được nghiên cứu thêm Hơn nữa, có quan điểm rằng hệ thống trung gian hoạt động tốt hơn hệ thống dựa trên thị trường, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nơi các trung gian giúp phân phối thu nhập công bằng hơn (Chakraborty và Ray, 2006) và thúc đẩy đầu tư vào vốn vật chất và nhân lực ở các nước nghèo hơn (Liang và cộng sự, 2013) Ngoài ra, có ý kiến rằng việc tài trợ từ ngân hàng hỗ trợ sự tăng trưởng của các doanh nghiệp nhỏ hơn (Beck, 2008), trong khi một số nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của một hệ thống ngân hàng vững mạnh để giảm thiểu sự không cân xứng thông tin giữa người mua và người bán (Jaud và cộng sự, 2015) Cuối cùng, mặc dù cả ngân hàng và thị trường đều đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, nhưng phát triển ngân hàng được coi là có lợi hơn cho TTKT dài hạn (Mallik và cộng sự, 2001)

Theo Stoica và cộng sự (2020) mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động ngân hàng và tăng trưởng kinh tế có tính gắn kết với nhau, các ngân hàng có hệ thống chiến lược kinh doanh tích hợp và bền vững, có cơ hội phát triển các sản phẩm và dịch vụ có sứ mệnh đáp ứng yêu cầu về các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường, đồng thời đáp ứng nhu cầu của tất cả các bên liên quan Ngoài ra, với mục tiêu tìm kiếm các giải pháp khả thi cho chu kỳ kinh doanh, xác định các chính sách công phản chu kỳ phù hợp và xây dựng các quy định về vấn đề này, cần hiểu rõ vai trò của các động lực chính đối với tăng trưởng kinh tế bền vững của một quốc gia, trong đó, vốn và sự đào tạo chiếm một vị trí thiết yếu, vì nó dẫn đến sự gia tăng phúc lợi của xã hội.

Lược khảo nghiên cứu

Faisal Abbas (2023) nghiên cứu tại các nền kinh tế mới nổi để xem xét mối quan hệ giữa vốn, thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng với tăng trưởng kinh tế Một mô hình thực nghiệm đã được thiết lập nhằm khảo sát vai trò của tăng trưởng kinh tế trong mối liên hệ giữa vốn, thanh khoản và lợi nhuận của các ngân hàng Mô hình này đã được kiểm tra bằng phương pháp phân tích hồi quy bình phương tối thiểu hai giai đoạn (2SLS), sử dụng dữ liệu hàng năm của các ngân hàng thương mại tại châu Á trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2019 Kết quả cho thấy rằng việc đưa tăng trưởng kinh tế vào phân tích làm tăng cường mối quan hệ giữa vốn, thanh khoản và lợi nhuận của ngân hàng Các dữ liệu cho thấy rằng nguồn vốn thị trường, tỷ lệ cho vay, rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng và hiệu quả hoạt động là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thanh khoản, lợi nhuận và vốn của các ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế mới nổi tại châu Á

Muhammad Azam Khan (2023) dựa vào kết quả thực nghiệm cho thấy có một mối liên hệ nghịch đảo giữa chính sách tiền tệ, được đo bằng cung tiền rộng, và lãi suất cho vay của ngân hàng Cụ thể, việc gia tăng cung tiền của ngân hàng trung ương dẫn đến giảm nhu cầu vay vốn và do đó làm giảm chi phí vay vốn Hơn nữa, sự phát triển của khu vực tài chính cũng góp phần giảm lãi suất cho vay và chi phí vay vốn Ngoài ra, sự tương tác giữa chính sách tiền tệ thông qua cung tiền rộng và sự phát triển của khu vực tài chính cho thấy có ảnh hưởng tích cực đến lãi suất cho vay ở một số quốc gia đang phát triển tại châu Á trong giai đoạn nghiên cứu

Nghiên cứu của Bernard Azolibe (2022) đánh giá xem sự phát triển của ngành ngân hàng thông qua việc tăng số lượng chi nhánh và cung cấp tín dụng cho khu vực tư nhân có ảnh hưởng đến TTKT của Nigeria từ năm 1987 đến 2018 Phương pháp nghiên cứu bao gồm việc sử dụng phép thử đồng liên kết (Johansen,1988), mô hình hồi quy bình phương tối thiểu thông thường, và mô hình hiệu chỉnh sai số để xác định mối quan hệ giữa các biến Kết quả cho thấy sự tồn tại của mối quan hệ lâu dài giữa chỉ số phát triển khu vực ngân hàng và TTKT ở Nigeria Trong thời gian ngắn, số lượng chi nhánh và tổng tài sản của ngân hàng đều có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến TTKT, cho thấy rằng sự gia tăng này đóng góp lớn vào TTKT của Nigeria Dựa trên kết quả này, nghiên cứu đề xuất rằng Ngân hàng Trung ương Nigeria cần tăng cường giám sát hoạt động của các Ngân hàng Thương mại để đảm bảo phân bổ chi nhánh rộng rãi và công bằng hơn Đồng thời, cần xem xét sự phát triển của cơ sở tài sản của các ngân hàng theo thời gian để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và thúc đẩy đầu tư và TTKT

Nghiên cứu của Alam (2021) đã xem xét mối liên hệ dài hạn giữa hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và tăng trưởng kinh tế tại Ấn Độ - một nền kinh tế đang phát triển Dữ liệu được sử dụng bao gồm 20 ngân hàng trong giai đoạn 2009 đến 2019 Các phương pháp phân tích bao gồm kiểm định đồng tích hợp, mô hình hiệu chỉnh lỗi vectơ bảng (VECM) động, OLS bình phương tối thiểu đầy đủ (FMOLS) và OLS động (DOLS) để ước lượng mối quan hệ giữa lãi suất, lợi nhuận trên tài sản, và khả năng cho vay với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia Kết quả cho thấy các biến ngân hàng được đồng tích hợp với tăng trưởng kinh tế, với mối quan hệ đáng kể giữa biên độ lãi suất và lợi nhuận trên tài sản với tăng trưởng kinh tế Ngược lại, khả năng cho vay và hoạt động đầu tư không có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế Để phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả của ngành ngân hàng và TTKT, Botric và Slijepcevic (2008) tiến hành phân tích dữ liệu bảng của sáu quốc gia Đông Nam Âu trong khoảng thời gian từ 1995 đến 2005 Phân tích của chúng tôi tập trung vào lĩnh vực ngân hàng vì các phân khúc khác của thị trường tài chính không được phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia trong mẫu nghiên cứu Để đánh giá sự phát triển về chất lượng trong ngành ngân hàng, chúng tôi sử dụng chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, cũng như tỷ lệ nợ xấu Bằng cách áp dụng phương pháp dữ liệu bảng để xây dựng mô hình tăng trưởng, nhóm tác giả đã xác nhận rằng sự cải thiện về hiệu quả của ngành ngân hàng, được đo lường thông qua sự giảm của chênh lệch lãi suất, đã có tác động tích cực đến tốc độ TTKT của các quốc gia trong khu vực

Nghiên cứu của Samolyk (1992) đã phân tích mối liên hệ giữa hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và thị trường tiền tệ ở các tiểu bang tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 1982-1990.

Kết quả chỉ ra rằng việc tăng trưởng tín dụng, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và gia tăng nợ xấu đều ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trong các mô hình nghiên cứu, tương đồng với nghiên cứu mô hình hồi quy của (Anwar và Nguyen, 2011; Kessy, 2007)

Sử dụng phương pháp ARDL cho mô hình đồng liên kết, nghiên cứu của Wauk và cộng sự (2019) cho thấy rằng trong dài hạn lãi suất ảnh hưởng đáng kể đến TTKT nhưng theo hướng tiêu cực, ngụ ý rằng lãi suất cao hơn có xu hướng hạn chế TTKT và áp lực lạm phát

Trong một nghiên cứu từ năm 1970 đến 2010, Abubakar và Gani (2013) đã sử dụng mô hình VECM để phát hiện mối quan hệ giữa các chỉ số tài chính và tăng trưởng kinh tế Nigeria Họ thấy rằng nguồn vốn thanh khoản của ngân hàng thương mại và độ mở thương mại có tác động tích cực, trong khi tín dụng cho khu vực tư nhân, chênh lệch lãi suất và chi tiêu chính phủ có tác động tiêu cực trong dài hạn Ngoài ra, Salim Ali (2021) đã nghiên cứu các yếu tố như tài sản ngân hàng Hồi giáo, đầu tư vào vốn cố định, GDP bình quân đầu người và đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế.

Phương pháp nghiên cứu bao gồm thử nghiệm đơn vị, kiểm tra mô hình VECM, và kiểm định Kết quả cho thấy ngân hàng Hồi giáo ở Bahrain có tác động tích cực lâu dài và ngắn hạn đối với TTKT

Nghiên cứu của Kama và cộng sự (2013) sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu (OLS), thấy rằng tín dụng ngân hàng thương mại có ảnh hưởng đáng kể đến TTKT ở Nigeria Avakiat (2002) thông qua nghiên cứu các yếu tố quyết định lãi suất liên ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Thái Lan đã chỉ ra rằng, TTKT và lãi suất bình quân liên ngõn hàng cú tỏc động lẫn nhau Cựng hướng nghiờn cứu, cỏc tỏc giả Gỹvercin và Gửk (2019), Demiral và cộng sự (2023) đã tìm hiểu mối liên hệ giữa lãi suất ngắn hạn, hành vi điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP Các tác giả cho rằng sự thay đổi của lãi suất liên ngân hàng bình quân năm so với kỳ trước phản ánh chính sách tiền tệ của NHTW, giúp kiểm soát sự biến động của tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trong nước Mô hình nghiên cứu bằng phương pháp bình phương bé nhất, FEM, REM, FGLS, các tác giả Boukhatem và Ben Moussa (2018), Cuong (2020), Hidayat và Abduh (2012) chỉ ra rằng, TTKT và lãi suất có tác động lẫn nhau Fadare (2010), Anwar và Nguyen (2011a), Kessy (2007) đã đánh giá được yếu tố tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lạm phát trễ một năm có ảnh hưởng đến sự biến động của TTKT

Mensah và cộng sự (2012) sử dụng phương pháp GMM để kiểm tra mối quan hệ giữa hiệu quả của khu vực ngân hàng và TTKT Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ phù hợp của một mô hình hồi quy là 69% Nhóm tác giả tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa hiệu quả ngân hàng và TTKT, khẳng định vai trò quan trọng của ngân hàng trong nền kinh tế Rehman và cộng sự (2015) ước tính hiệu quả của ngành ngân hàng Pakistan từ năm 1998 đến 2009 Phân tích này được mở rộng bằng cách sử dụng Phân tích Bao dữ liệu (DEA), kết hợp với các chỉ số kinh tế vĩ mô và các biến quản trị doanh nghiệp trong ngành ngân hàng

Fadare (2010) đã tiến hành một nghiên cứu để khám phá tác động của việc cải cách khu vực ngân hàng đối với TTKT ở Nigeria trong giai đoạn từ 1999 đến 2009 Sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu thông thường, tác giả nhận thấy rằng tỷ suất lợi nhuận biên, phí bảo hiểm, tổng tín dụng, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lạm phát trễ một năm, quy mô vốn của khu vực ngân hàng, và tỷ lệ dự trữ tiền mặt chiếm tỷ trọng rất cao trong sự biến động của TTKT ở Nigeria

Nguyễn Minh Sáng (2014) đã trình bày kết quả của một nghiên cứu thực nghiệm, trong đó đề cập đến vai trò của HĐKD của các ngân hàng thông qua kênh tín dụng và hiệu quả của HĐKD ngân hàng được đo lường bằng các chỉ số ROA, ROE, dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ thu nhập từ lãi ròng trên tổng tài sản, và quy mô của ngân hàng trong mối quan hệ với TTKT Ngoài ra, tác giả cũng nhấn mạnh mối quan hệ đồng hướng giữa các biến số vĩ mô như tỷ lệ tổng vốn đầu tư nội địa, tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, tỷ lệ lạm phát, và chênh lệch lãi suất tiền gửi và tiền vay với sự TTKT

Nguyễn Thị Hồng Ánh (2020) đã chỉ ra rằng tỷ lệ tín dụng trên tổng tài sản của ngân hàng càng cao thì TTKT sẽ được thúc đẩy Huy động vốn là một kênh hiệu quả để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư, và có mối quan hệ cùng chiều với TTKT Tuy nhiên, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lại trái ngược với kỳ vọng ban đầu và không có ý nghĩa gì trong cả tác động ngẫu nhiên và tác động cố định Thông qua biến ROA, hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại càng cao thì đóng góp vào TTKT ở Việt Nam càng lớn Tỷ lệ thu nhập lãi ròng càng thấp, cho thấy các ngân hàng thương mại đã chấp nhận hy sinh một phần lợi nhuận từ HĐKD của mình, đồng thời hoạt động cung cấp vốn cho nền kinh tế, góp phần vào TTKT Biến NPL có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng, cho thấy khi nền kinh tế tăng trưởng hiệu quả thì chất lượng nợ càng cao thì mức nợ xấu càng thấp Trong 2 biến vĩ mô OPE (Tỷ lệ xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ) và INF, chỉ có biến OPE có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có tác động tới TTKT

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp một số lược khảo nghiên cứu có liên quan

Tác giả Phương pháp Kết quả, nội dung

Kiểm định đồng liên kết Hồi quy bình phương tối thiếu

Mô hình hiệu chỉnh sai số

Tồn tại của mối quan hệ lâu dài giữa chỉ số phát triển khu vực ngân hàng và TTKT ở Nigeria

Số lượng chi nhánh và tổng tài sản của ngân hàng đều có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến TTKT

Trong dài hạn lãi suất ảnh hưởng đáng kể đến TTKT nhưng theo hướng tiêu cực

Abdulsalam Abubakar (2013) Mô hình VECM

Nguồn vốn có tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại và độ mở thương mại có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến TTKT

Ngược lại, tín dụng cho khu vực tư nhân, chênh lệch lãi suất và chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể

Yakubu (2013) Phương pháp bình phương tối thiểu

Tín dụng ngân hàng thương mại có ảnh hưởng đáng kể đến TTKT ở Nigeria Boukhatem và

Ben Moussa (2018), Cuong và Cuong (2020), Hidayat và Abduh (2012)

Mô hình nghiên cứu bằng phương pháp bình phương bé nhất, FEM, REM, FGLS

TTKT và lãi suất có tác động lẫn nhau

Mensah và cộng sự (2012) Phương pháp GMM Có mối quan hệ giữa hiệu quả của khu vực ngân hàng và TTKT

Rehman và cộng sự (2015) Phân tích Bao dữ liệu

Tồn tại mối quan hệ giữa các chỉ số kinh tế vĩ mô và các biến quản trị doanh nghiệp trong ngành ngân hàng ”

Nguyễn Minh Sáng (2014) Nguyễn Thị Hồng Ánh (2020)

Mô hình nghiên cứu bằng phương pháp bình phương bé nhất, FEM, REM

Các chỉ số như ROA, ROE, dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ thu nhập từ lãi ròng trên tổng tài sản, và quy mô của ngân hàng đều đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích và đánh giá mối quan hệ với sự TTKT

QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Để thực hiện đề án này, các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu đã được tác giả tiến hành theo các bước sau:

Bước 1 Xác định vấn đề nghiên cứu: Tác giả định rõ vấn đề nghiên cứu là tác động của hiệu quả HĐKD của các NHTM đến TTKT tại Việt Nam

Bước 2 Tổng quan lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu: Từ vấn đề nghiên cứu đã xác định ở bước 1, tác giả đã tiến hành tìm hiểu các cơ sở lý thuyết cũng như thực hiện lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu Đặc biệt, tác giả đã tập trung vào việc tìm hiểu các chỉ số đo lường hiệu quả HĐKD của NHTM, cũng như TTKT, để từ đó xác định và lựa chọn các biến phụ thuộc và biến độc lập của mô hình Dựa trên cơ sở lý thuyết và việc đánh giá tổng quan về các nghiên cứu trước đó, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết

Bước 3 Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu: Các dữ liệu của các ngân hàng ở

Việt Nam được tác giả thu thập từ trang web chính thức của ngân hàng, số liệu từ báo cáo quản trị, báo cáo tài chính có kiểm toán, nguồn phân tích dữ liệu FiinPro-X (CTCP FIINGROUP Việt Nam), dữ liệu TTKT, dữ liệu thứ cập được tác giả thu thập từ Ngân hàng thế giới (World Bank) Dựa trên các dữ liệu này, tác giả tính toán các số liệu cần thiết cho việc chạy mô hình nghiên cứu Cách tính các biến được trình bày rõ ở phần tiếp theo

Bước 4 Chạy mô hình và kiểm định mô hình nghiên cứu: Tác giả thực hiện thống kê mô tả, phân tích tương quan, chạy mô hình hồi quy đối với dữ liệu bảng trên phần mềm SATA, và kiểm định các giả thuyết có liên quan đến khuyết tật của mô hình, và thực hiện khắc phục

Bước 5 Trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu: Tác giả trình bày kết quả nghiên cứu về tác động của hiệu quả HĐKD của các NHTM đến TTKT tại Việt Nam, đồng thời thảo luận và so sánh với kết quả của các nghiên cứu trước liên quan

Bước 6 Kết luận và đưa ra hàm ý chính sách: Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra kết luận và hàm ý chính sách nhằm giúp phát huy vai trò hiệu quả hoạt động của NHTM đến TTKT ở Việt Nam

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Giả thuyết nghiên cứu

Thông qua tổng quan cơ sở lý thuyết nghiên cứu như tác giả đã đề cập ở Chương 2, các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng, hiệu quả hoạt động của các NHTM có tác động đến TTKT Tuy nhiên, trong phạm vi mỗi bài nghiên cứu, không gian – thời gian nghiên cứu khác nhau, mà các tác giả có những nhận định tác động tích cực, tiêu cực giữa mối quan hệ hiệu quả hoạt động của các NHTM với TTKT, bên cạnh các yếu tố nội tại của NHTM thì các yếu tố kinh tế vĩ mô khác như tỷ lệ lạm phát, lãi suất, độ mở nền kinh tế,… cũng có tác động đến TTKT

Dựa trên tính kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước, tác giả tổng hợp, đo lường, kết luận hiệu quả HĐKD của NHTM tác động đến TTKT, từ đó đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết: Hiệu quả hoạt động của NHTM có tác động tích cực đến TTKT

Ngoài tác động của hiệu quả hoạt động của NHTM, tác giả còn quan sát các nhân tố khác, và có những kỳ vọng nhất định và được đề cập phần sau.

Mô hình, các biến và dữ liệu

Với mục đích nghiên cứu của đề án là tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động của các NHTM tại Việt Nam tác động như thế nào đến TTKT tại Việt Nam, trong phạm vi tìm hiểu của tác giả, kế thừa các nghiên cứu trước, tác giả dựa trên cơ sở phân tích, mô hình hồi qua đánh giá tác động của các tác giả Kessy (2007), Anwar và Nguyen (2011a), Lupu DV (2007), Mallik và cộng sự (2001), Samolyk (1992), Nguyễn Minh Sáng (2014), Nguyễn Thị Hồng Ánh (2020) và một số phát hiện của các tác giả khác từ các nghiên cứu trước Nghiên cứu dự kiến tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng để nhận dạng các yếu tố tác động và chiều hướng tác động của các yếu tố đến TTKT tại Việt Nam Tổng hợp một số kết quả thực nghiệm, cho thấy rằng: LTA, DTA, NIM, ROA, LDR, RATE, INF có tác động đến GDP

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả lựa chọn biến GDP làm biến đại diện để đo lường tăng trưởng kinh tế, vì:

Theo quan điểm của người dùng cuối cùng, GDP thể hiện tổng cầu của nền kinh tế, bao gồm chi tiêu cuối cùng của hộ gia đình, chi tiêu cuối cùng của Nhà nước, đầu tư tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm), cũng như chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

- Xét từ góc độ thu nhập, GDP là tổng thu nhập được tạo ra từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất, như lao động, vốn, đất đai và máy móc Còn theo góc độ sản xuất, GDP được tính là tổng giá trị gia tăng theo giá cơ bản của các ngành kinh tế cộng với thuế sản phẩm, sau khi đã trừ đi trợ cấp sản phẩm

- Với nội hàm của chỉ tiêu GDP, các nhà hoạch định chính sách và Ngân hàng Nhà nước có thể đánh giá xem nền kinh tế đang trong tình trạng dư thừa hay thiếu hụt, liệu có cần phải thúc đẩy hay kiềm chế hoạt động kinh tế, và có nguy cơ xảy ra suy thoái hay lạm phát không Từ đó, họ có thể thực hiện các biện pháp cần thiết để điều chỉnh nền kinh tế quốc dân một cách kịp thời

Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Biến phụ thuộc: là hai chỉ số đo lường TTKT tại Việt Nam (biến đại diện là GDP)

Biến độc lập trong phương trình hồi quy tuyến tính là những yếu tố nằm ở vế phải của phương trình và tác động đến biến phụ thuộc Đây là những nhân tố đã được tác giả trình bày và đưa ra giả thuyết tại Chương 2 Trong mô hình hồi quy tuyến tính, sai số ε_i biểu diễn độ sai lệch giữa giá trị thực tế của biến phụ thuộc và giá trị dự đoán do mô hình đưa ra.

• Tăng trưởng kinh tế (GDP) Khi hệ thống ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy, phân bổ vốn hiệu quả hơn, từ đó cải thiện năng suất và TTKT Quan điểm này được nhiều nghiên cứu ủng hộ, bao gồm Kessy (2007), Anwar và Nguyen (2011a), Lupu DV (2007), Mallik và cộng sự (2001), Samolyk (1992), Nguyễn Minh Sáng (2014), Nguyễn Thị Hồng Ánh (2020)

• Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản ngân hàng (LTA) Hoạt động cho vay không chỉ là một trong những hoạt động cốt lõi truyền thống của các ngân hàng thương mại mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích các hoạt động kinh tế Kishan và Opiela (2000) Do đó, các nhà hoạch định chính sách và nhà điều hành ngân hàng phải sử dụng nhiều cơ chế khác nhau để duy trì nguồn cung tín dụng của các ngân hàng thương mại Đổi lại, việc kích thích cho vay góp phần thúc đẩy TTKT, nghiên cứu Athanassopoulos và Giokas (2000), Samolyk (1992) cũng phản ánh kết quả tương tự

• Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản ngân hàng (DTA) Biểu thị tỷ lệ phần trăm của tiền gửi từ khách hàng mà ngân hàng đã nhận được so với tổng giá trị tài sản của ngân hàng Công thức tính DTA như sau:

DTA : Tiền gửi từ khách hàng/tổng tài sản DTA của ngân hàng giúp đánh giá mức độ phụ thuộc của ngân hàng vào tiền gửi từ khách hàng và sự ổn định tài chính của ngân hàng đó Khi tỷ lệ này thấp, điều này có thể cho thấy ngân hàng sử dụng nguồn vốn từ các nguồn khác ngoài tiền gửi khách hàng, nhưng cũng có thể tăng rủi ro tài chính Ngược lại, tỷ lệ DTA cao biểu thị sức mạnh và uy tín của ngân hàng trong việc thu hút và duy trì khách hàng Việc tăng tỷ lệ DTA có thể giúp giảm rủi ro tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp tín dụng Tuy nhiên, tỷ lệ DTA cũng phản ánh chiến lược kinh doanh của ngân hàng và cần được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro tài chính

DTA của ngân hàng không có ý nghĩa trong một số nghiên cứu thực nghiệm (Nguyễn Minh Sáng, 2014) Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ DTA là một trong những nguồn vốn huy động quan trọng của các ngân hàng để cung cấp vốn, góp phần thúc đẩy TTKT (Nguyễn Minh Sáng, 2014; Athanassopoulos và Giokas, 2000; Samolyk, 1992)) Điều này có thể đòi hỏi sự cân nhắc và điều chỉnh trong việc áp dụng mô hình để đồng bộ hơn với thực tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng

Thu nhập Lãi cận biên (NIM) là một chỉ số tài chính quan trọng phản ánh khả năng sinh lời của ngân hàng NIM cho biết ngân hàng thu được bao nhiêu lợi nhuận từ hoạt động cho vay và đầu tư so với chi phí vốn phải trả cho người gửi tiền Công thức tính NIM như sau: NIM = (Doanh thu lãi - Chi phí lãi) / Tổng tài sản trung bình.

NIM = Thu nhập lãi ròng/Tổng tài sản NIM thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất tài chính của ngân hàng, vì nó cho biết khả năng sinh lãi từ hoạt động cho vay so với quy mô hoạt động NIM cao thường biểu thị một ngân hàng có khả năng sinh lãi từ HĐKD tốt, trong khi NIM thấp có thể cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động cho vay

Nghiên cứu của Tan và Floros (2012) và Nguyễn Minh Sáng (2014) chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa tăng trưởng GDP và NIM ngân hàng Khi GDP tăng, NIM giảm do các ngân hàng hy sinh lợi nhuận để cung cấp vốn cho nền kinh tế Điều này tạo ra động lực cho thị trường tài chính, thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

• Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) ROA đo lường khả năng của một doanh nghiệp hoặc ngân hàng tạo ra lợi nhuận từ mỗi đơn vị tài sản mà họ sở hữu Công thức tính ROA như sau:

ROA = Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản

ROA thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất tài chính và quản lý của một doanh nghiệp hoặc ngân hàng Một ROA cao thường biểu thị một tỷ suất sinh lợi nhuận tốt từ tài sản sở hữu, trong khi một ROA thấp có thể cho thấy một doanh nghiệp hoặc ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản hiện có

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả các biến

Tác giả sử dụng bảng 4.1 để thực hiện phân tích thống kê mô tả các biến số được sử dụng trong mô hình nghiên cứu, gồm có giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất.

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến

Trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Biến GDP đại diện cho tốc độ TTKT của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, giá trị trung bình 6%, thấp nhất là 2.6% vào năm 2021, đây là năm nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có do đại dịch Covid-19 đã trực tiếp tác động tới mọi mặt của nền kinh tế, đạt giá trị cao nhất 8.02% vào năm 2022 do nền kinh tế được khôi phục trở lại, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2010-2022

LTA có giá trị trung bình là 0.5576446, nghĩa là trung bình các ngân hàng có khoảng 55.76% tổng tài sản so với tổng vốn Độ lệch chuẩn là 12.50%, chỉ ra sự khác biệt đáng kể giữa các ngân hàng Giá trị thấp nhất là 14.48% và cao nhất là 79.26%, thể hiện sự đa dạng trong quy mô và cơ cấu tài sản của các ngân hàng

DTA có giá trị trung bình là 58.60%, chỉ ra rằng trung bình 58.60% tổng tài sản của các ngân hàng được tài trợ bằng tiền gửi Độ lệch chuẩn là 16.03%, cho thấy sự biến động đáng kể giữa các ngân hàng Giá trị thấp nhất là 0.46% và cao nhất là 89.37%, chỉ ra một số ngân hàng dựa rất ít vào tiền gửi trong khi những ngân hàng khác dựa rất nhiều vào tiền gửi

NIM có giá trị trung bình là 0.0302015, tương đương với biên lãi suất trung bình là 3.02% Độ lệch chuẩn là 1.41%, phản ánh sự biến động vừa phải trong biên lãi suất giữa các ngân hàng Giá trị thấp nhất là -1.9% và cao nhất là 9.43%, cho thấy một số ngân hàng thậm chí có biên lãi suất âm, trong khi những ngân hàng khác đạt biên lãi suất khá cao

ROA có giá trị trung bình là 0.017851, nghĩa là trung bình các ngân hàng đạt được 1.79% lợi nhuận từ tổng tài sản Độ lệch chuẩn là 1.26%, thể hiện sự biến động tương đối giữa các ngân hàng Giá trị thấp nhất là -5.58% và cao nhất là 7.41%, chỉ ra rằng một số ngân hàng gặp khó khăn và có lợi nhuận âm, trong khi những ngân hàng khác đạt lợi nhuận tốt hơn

LDR có giá trị trung bình là 0.9146487, tức là trung bình các ngân hàng cho vay 91.46% số tiền gửi mà họ nhận được Độ lệch chuẩn là 55.92%, cho thấy sự khác biệt lớn giữa các ngân hàng Giá trị thấp nhất là 36.33% và cao nhất là 1,038%, phản ánh một số ngân hàng cho vay gấp nhiều lần số tiền gửi của họ, điều này có thể gây ra rủi ro về thanh khoản

RATE có giá trị trung bình là 0.0697769, tương đương với lãi suất trung bình là 6.98% Độ lệch chuẩn là 3.51%, cho thấy sự biến động lớn trong lãi suất Giá trị thấp nhất là 3.44% và cao nhất là 15.38%, chỉ ra rằng lãi suất thay đổi đáng kể giữa các thời kỳ hoặc giữa các ngân hàng

INF có giá trị trung bình là 0.0530957, tức là lạm phát trung bình khoảng 5.31% Độ lệch chuẩn là 4.59%, cho thấy sự biến động lớn trong lạm phát Giá trị thấp nhất là 0.63% và cao nhất là 18.67%, chỉ ra rằng lạm phát có thể dao động mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng và nền kinh tế.

Kiểm định sự tương quan các biến trong mô hình và đa cộng tuyến

Tác giả xem xét mức độ tương quan giữa các biến có trong mô hình nghiên cứu để phân tích chiều hướng di chuyển của các biến độc lập so với biến phụ thuộc và xem xét vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu đối với dữ liệu bảng

4.2.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến Pearson

Bảng 4.2 Ma trận tự tương quan

GDP LTA DTA NIM ROA LDR RATE INF

LTA 0.0071 1 DTA 0.1918 0.4534 1 NIM 0.0054 0.2339 0.2035 1 ROA 0.0694 0.2753 0.2381 0.8256 1 LDR 0.0173 0.1361 -0.1824 0.0168 0.1348 1 RATE 0.359 -0.286 -0.1839 0.1357 0.0855 0.203 1

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Dựa trên ma trận tương quan ở Bảng 4.2, có thể thấy mức độ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Cụ thể, các biến độc lập có tương quan dương mạnh với biến phụ thuộc, chỉ ra rằng sự gia tăng của các biến độc lập sẽ dẫn đến sự gia tăng của biến phụ thuộc Ngược lại, các biến độc lập khác lại có tương quan âm mạnh, cho thấy sự gia tăng của các biến độc lập này sẽ dẫn đến sự giảm giá trị của biến phụ thuộc.

GDP không có tương quan mạnh với bất kỳ biến nào trong mô hình, với giá trị tương quan cao nhất là với lãi suất (RATE) ở mức 0.359 Điều này cho thấy tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu không bị ảnh hưởng mạnh bởi các biến liên quan đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

LTA có tương quan vừa phải với tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DTA) với giá trị 0.4534, cho thấy một phần đáng kể tài sản của các ngân hàng được tài trợ bằng tiền gửi

Ngoài ra, LTA có tương quan âm đáng kể với lãi suất (RATE) và tỷ lệ lạm phát (INF) lần lượt là -0.286 và -0.3586, cho thấy khi lãi suất và lạm phát tăng, tỷ lệ tổng tài sản của ngân hàng có xu hướng giảm

Tỷ lệ DTA tương quan vừa phải với LTA (0,4534) và tương quan âm nhẹ với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) (-0,1824) Điều này chứng tỏ mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ tiền gửi và tỷ lệ cho vay của các ngân hàng.

NIM có tương quan mạnh với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ở mức 0.8256 Mối tương quan này cho thấy NIM là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng Tuy nhiên, mối tương quan mạnh này cũng có thể gây ra vấn đề về đa cộng tuyến trong mô hình

ROA (Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản) ngoài mối tương quan mạnh với NIM, còn có tương quan vừa phải với LTA (0.2753) và DTA (0.2381), cho thấy tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ tổng tài sản và tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản

LDR (Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi) không có tương quan mạnh với bất kỳ biến nào, với giá trị tương quan cao nhất là với lãi suất (RATE) ở mức 0.203 Điều này cho thấy tỷ lệ cho vay trên tiền gửi không phải là yếu tố chính ảnh hưởng đến các biến khác trong mô hình

RATE (Lãi suất) có tương quan mạnh với tỷ lệ lạm phát (INF) ở mức 0.811, chỉ ra rằng lãi suất có xu hướng tăng khi lạm phát tăng Điều này phù hợp với lý thuyết kinh tế, vì lãi suất thường được sử dụng như một công cụ để kiểm soát lạm phát

INF (Tỷ lệ lạm phát) cũng có mối tương quan âm đáng kể với LTA (-0.3586), cho thấy khi lạm phát tăng, tỷ lệ tổng tài sản của ngân hàng có xu hướng giảm Ngoài ra, INF có tương quan mạnh với lãi suất (RATE) như đã đề cập ở trên

Tổng quan, các kết quả tương quan cho thấy một số mối quan hệ quan trọng giữa các biến, đặc biệt là giữa NIM và ROA, cũng như giữa RATE và INF Các mối tương quan mạnh này có thể gây ra vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy, cần được xem xét và xử lý cẩn thận trong các bước phân tích tiếp theo

4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình

Bảng 4.3 Bảng chỉ số VIF

Giá trị trung bình VIF 2.55

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả các hệ số VIF của các biến trong phương trình hồi quy được tác giả thể hiện trong bảng 4.3 Có thể thấy rằng các hệ số VIF đều nhỏ hơn mức 10, nói cách khác, không có đa cộng tuyến trong phương trình nghiên cứu.

Kết quả hồi quy

Tác giả tiến hành hồi quy mô hình nghiên cứu bằng các phương pháp Pooled OLS, FEM, REM, kết quả tổng hợp được trình bày ở bảng 4.4 bên dưới:

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM

*, ** và *** biểu thị mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% và 1%

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết quả hồi quy mô hình bằng phương pháp Pooled OLS, kết quả chỉ ra các biết nghiên cứu độc lập đều có tác động đến tăng tưởng kinh tế Cụ thể, biến LTA, DTA, NIM, ROA, RATE, INF đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, biến LDR có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Biến LTA, NIM, RATE có tác động dương đến GDP, biến DTA, ROA, LDR, INF có tác động âm đến GDP Áp dụng phương pháp hồi quy FEM cho mô hình, tác giả nhận thấy ngoài biến LDR không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, thì các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Biến LTA, NIM, RATE có tác động dương đến GDP, biến DTA, ROA, INF có tác động âm đến GDP

Phương pháp hồi quy REM được áp dụng cũng cho ra kết quả tương tự mô hình Pooled OLS các biến LTA, DTA, NIM, ROA, RATE, INF đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, biến LDR có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Biến LTA, NIM, RATE có tác động dương đến GDP, biến DTA, ROA, LDR, INF có tác động âm đến GDP

4.3.2 Kiểm định lựa chọn mô hình

4.3.2.1 Lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và FEM

Tác giả sử dụng kiểm định F-test để lựa chọn giữa hai mô hình, nếu Prob>chi có ý nghĩa thống kê < 0.05 thì mô hình FEM phù hợp hơn mô hình Pooled OLS Ngược lại nếu chỉ số này >0.05 thì mô hình Pooled OLS thích hợp hơn

Kết quả: F test that all u_i=0: F(29, 353) = 43.46 Prob > F = 0.0000 được tác giả trình bày ở bảng kết quả tại phụ lục của nghiên cứu Kết quả chỉ ra lựa chọn mô hình FEM phù hợp hơn

4.3.2.2 Lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và REM

Để xác định giữa mô hình Pooled OLS và REM, tác giả tiến hành kiểm định bằng phương pháp nhân tử Lagrange (LM) cùng kiểm định Breusch-Pagan Giả thuyết H0 của kiểm định Breusch-Pagan cho rằng sai số của ước lượng thô không chứa sai lệch giữa các đối tượng hoặc thời điểm (phương sai giữa các đối tượng) không đổi Phản bác giả thuyết H0 chứng tỏ sai số trong ước lượng chứa sự sai lệch giữa các nhóm và phù hợp với mô hình tác động ngẫu nhiên.

H0: Chọn mô hình Pooled OLS phù hợp dữ liệu mẫu hơn REM H1: Chọn mô hình REM phù hợp dữ liệu mẫu hơn Pooled OLS Nếu α > ( p-value) cho phép kết luận giả thiết H0 bị bác bỏ, khi đó kết luận là phương pháp REM phù hợp hơn để ước lượng và giải thích mối quan hệ của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu Ngược lại, phương pháp Pooled OLS phù hợp hơn nếu giả thiết H0 được chấp nhận

Kết quả kiểm định mô hình pooled OLS phù hợp hơn khi giá trị thống kê chibar2(01) = 0,00 với giá trị xác suất Prob > chibar2 = 1,0000 lớn hơn mức 5%.

4.3.2.3 Lựa chọn giữa mô hình FEM và REM

Kiểm định Hausman được thực hiện nhằm lựa chọn mô hình phù hợp để giải thích mối quan hệ của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu giữa mô hình FEM hay mô hình REM, dựa trên giả định H0 không có sự tương quan giữa biến giải thích và yếu tố ngẫu nhiên ɛ i vì tương quan là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa FEM và REM với giả thuyết:

H0: Mô hình Random effect là phù hợp;

H1: Mô hình Fixed effect là phù hợp

H0: không có sự tương quan giữa biến giải thích và yếu tố ngẫu nhiên ɛi

H1: có sự tương quan giữa biến giải thích và yếu tố ngẫu nhiên ɛi

Nếu α >p-value cho phép kết luận giả thiết H0 bị bác bỏ, khi đó kết luận là phương pháp FEM phù hợp hơn để sử dụng Ngược lại, phương pháp REM phù hợp hơn nếu chấp nhận giả thiết H0

Kết quả: Kiểm định Hausman cho thấy Prob > chi2 = 0.0235 < 5% được tác giả trình bày ở bảng kết quả tại phụ lục của nghiên cứu nghĩa là có cơ sở để bác bỏ H0 và chấp nhận H1 Khi có sự khác biệt của ước lượng của mô hình tác động cố định và mô hình tác động ngẫu nhiên thì nghiên cứu sử dụng mô hình tác động cố định có ý nghĩa cao hơn

 Kết quả chỉ ra lựa chọn mô hình FEM phù hợp hơn

Bảng 4.5 Bảng tổng hợp kết quả kiểm định lựa chọn mô hình

Mô hình Kiểm định Kết quả

Pooled OLS và FEM F-test FEM

Pooled OLS và REM Breusch - Pagan Lagrangian Pooled OLS

FEM và REM Hausman FEM

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kết luận lựa chọn mô hình: Sau khi phân tích lựa chọn kiểm định mô hình, tác giả lựa chọn mô hình Pooled OLS và mô hình FEM làm 02 mô hình phân tích dữ liệu cho đề nghiên cứu này

4.3.3 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

Hiện tượng dị phương sai hétero có thể ảnh hưởng đến hiệu suất ước lượng của mô hình, làm mất độ tin cậy của kiểm định hệ số Để khắc phục, khi sử dụng mô hình Pooled OLS, tác giả áp dụng kiểm định White; khi sử dụng mô hình FEM, tác giả sử dụng kiểm định Modified Wald.

H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi H1: Mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi

Sau khi kiểm định bằng phần mềm, tác giả so sánh các giá trị P-value và Prob>chi2 với mức ý nghĩa 5%, tác giả tổng hợp kết quả theo bảng dưới đây:

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

P-value Prob > chi2 Prob>chi2

Pooled OLS Prob > chi2 0.0000 p-value 0.0000 F = 0.0000

Ngày đăng: 19/09/2024, 13:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài - Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài (Trang 41)
Bảng 3.1 Công thức tính toán và kỳ vọng xu hướng tác động của các biến - Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Bảng 3.1 Công thức tính toán và kỳ vọng xu hướng tác động của các biến (Trang 47)
Bảng 3.2 Tổng hợp các biến độc lập, nguồn nghiên cứu liên quan, nguồn thu thập - Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Bảng 3.2 Tổng hợp các biến độc lập, nguồn nghiên cứu liên quan, nguồn thu thập (Trang 48)
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến - Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến (Trang 51)
Bảng 4.3 Bảng chỉ số VIF - Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Bảng 4.3 Bảng chỉ số VIF (Trang 54)
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM - Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM (Trang 55)
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi - Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi (Trang 58)
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy mô hình FGLS - Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy mô hình FGLS (Trang 59)
Phụ lục 7. Bảng tổng hợp kết quả hồi quy mô hình Pooled, FEM, REM  . est sto re                                                                                        rho            0   (fraction of variance due to u_i) - Tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
h ụ lục 7. Bảng tổng hợp kết quả hồi quy mô hình Pooled, FEM, REM . est sto re rho 0 (fraction of variance due to u_i) (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w