1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh

100 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Man Thành Khoa
Người hướng dẫn PTS. Phạm Hương Diên
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,98 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát (16)
      • 1.2.3. Các câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.3.2. Phạm Vi Nghiên Cứu (16)
    • 1.4. Phương pháp xây dựng giả thuyết (17)
    • 1.5. Phương pháp xây dựng mô hình nghiên cứu (17)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (17)
      • 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (17)
      • 1.6.2. Phương pháp xử Lý dữ liệu (18)
    • 1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu (18)
      • 1.7.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài (18)
      • 1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài (18)
    • 1.8. Bố cục của khóa luận (19)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (19)
    • 2.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu (21)
      • 2.1.1. Khái niệm về trung tâm anh ngữ (21)
      • 2.1.2. Khái niệm hành vi người tiêu dùng (21)
      • 2.1.3. Quá trình ra quyết định lựa chọn của người tiêu dùng (22)
    • 2.2. Các lý thuyết nghiên cứu liên quan (24)
      • 2.2.1. Lý thuyết hành động hợp lý (24)
      • 2.2.2. Lý thuyết hành vi dự định (25)
    • 2.3. Các nghiên cứu trước có liên quan (27)
      • 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài (27)
      • 2.3.2. Nghiên cứu trong nước (28)
      • 2.3.3. Tóm tắt các nghiên cứu liên quan (30)
      • 2.3.4. Khoảng trống nghiên cứu (32)
    • 2.4. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu (33)
      • 2.4.1. Cơ sở lý thuyết (33)
      • 2.4.2. Mô hình đề xuất (35)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (38)
    • 3.2. Phương pháp xây dựng thang đo (41)
    • 3.3. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu (46)
      • 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu (46)
      • 3.3.2. Phương pháp phân tích số liệu (47)
        • 3.3.2.1. Thống kê mô tả (47)
        • 3.3.2.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha (47)
        • 3.3.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (47)
        • 3.3.2.4. Phân tích tương quan (48)
        • 3.3.2.5. Phân tích hồi quy (48)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (19)
    • 4.1. Thống kê mô tả (51)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả (51)
    • 4.2. Kiểm định thang đo (52)
    • 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (55)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA (55)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc (58)
    • 4.4. Phân tích tương quan Pearson (61)
    • 4.5. Phân tích hồi quy (62)
      • 4.5.1. Đánh giá độ phù hợp của mô hình (62)
      • 4.5.2. Kiểm định độ phù hợp của mô hình (63)
      • 4.5.3. Hệ số hồi quy trong mô hình (63)
      • 4.5.4. Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính (65)
        • 4.5.4.1. Phân phối chuẩn của phần dư (66)
        • 4.5.4.2. Kiểm định liên hệ tuyến tính (67)
    • 4.6. Thống kê mô tả cho các biến định lượng (68)
    • 4.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu (69)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (71)
    • 5.1. Kết luận (71)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (72)
      • 5.2.1. Hàm ý quản trị đối với yếu tố “Môi trường học tập” (MT) (72)
      • 5.2.2. Hàm ý quản trị đối với yếu tố “Hoạt động quảng bá” (QB) (72)
      • 5.2.3. Hàm ý quản trị đối với yếu tố “Học phí” (HP) (72)
      • 5.2.4. Hàm ý quản trị đối với yếu tố “Cơ sở vật chất” (CS) (73)
      • 5.2.5. Hàm ý quản trị đối với yếu tố “Danh tiếng” (DT) (73)
      • 5.2.6. Hàm ý quản trị đối với yếu tố “Vị trí thuận lợi” (VT) (73)
    • 5.3. Đóng góp của nghiên cứu (73)
      • 5.3.1. Đóng góp về mặt học thuật (73)
      • 5.3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn (74)
    • 5.4. Các hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo (74)
      • 5.4.1. Các hạn chế của đề tài (74)
      • 5.4.2 Các hướng nghiên cứu tiếp theo (75)

Nội dung

Vì vậy, luận văn với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện với mục tiêu xác địn

GIỚI THIỆU

Tính cấp thiết của đề tài

Vào ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Đây là cột mốc đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam theo xu hướng toàn cầu hóa Trong bối cảnh đó, sự hiện diện của nguồn nhân lực có trình độ tiếng Anh cao đã trở thành yếu tố quyết định để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Ngôn ngữ phổ biến này được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực như y tế, giáo dục, y học, hàng không, kỹ thuật và văn hóa để giao tiếp và trao đổi thông tin Trong bối cảnh này, việc thông thạo tiếng Anh đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu Tiếng Anh được xem là công cụ quan trọng, giúp bổ sung kiến thức rộng lớn để đáp ứng nhu cầu tất yếu của lao động có kỹ thuật cao trong những quy trình công nghệ thường xuyên đổi mới Ngoài ra, việc nắm vững ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, cũng trở thành một năng lực cần thiết đối với người Việt Nam trong thời đại hiện nay

Tiếng Anh ngày càng trở nên thiết yếu trong tuyển dụng vào những vị trí cao cấp ở các công ty lớn Bằng chứng là các doanh nghiệp yêu cầu ứng viên đạt các chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEIC, TOEFL Nhiều công ty tại Việt Nam cũng bắt buộc nhân viên sử dụng tiếng Anh và coi đó là ngôn ngữ giao tiếp chính Điển hình như quyết định năm 2010 của ông Hiroshi Mikitani, CEO của Rakuten, sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trong nội bộ công ty Đây là xu hướng phổ biến trong môi trường doanh nghiệp hiện nay.

Mặc dù chưa thống kê chính thức, song thực tế cho thấy ứng viên có trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, có cơ hội việc làm và mức lương cao hơn Nắm vững tiếng Anh giúp hiểu sâu sắc hơn về nền văn minh, văn hóa khác, mở ra nhiều cơ hội giao lưu, hợp tác Đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cho hội nhập quốc tế, nâng cao trình độ ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, cùng chất lượng giáo dục ngoại ngữ đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của mỗi cá nhân và tổ chức giáo dục.

Hiện nay, nhu cầu học tập và nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, đang diễn ra trong mọi tầng lớp xã hội và độ tuổi, với các mục tiêu khác nhau Hầu hết mọi người, từ học sinh, sinh viên đến người lao động, đều muốn cải thiện và nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh của mình Do đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều trung tâm dạy tiếng Anh và ngoại ngữ đã đưa ra các chính sách ưu đãi và chương trình đào tạo đa dạng để thu hút học viên Theo thông tin từ trang web của Phòng Tổ chức cán bộ - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh (2023), hiện có tổng cộng 583 trung tâm dạy ngoại ngữ, bao gồm 341 trung tâm ngoại ngữ, 47 trung tâm ngoại ngữ và văn hóa ngoại giờ, 94 trung tâm ngoại ngữ và tin học, và 101 trung tâm ngoại ngữ-tin học-văn hóa ngoại giờ Số lượng học viên tham gia học ngoại ngữ ước tính lên đến hơn 750.000 người

Vậy đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh? Đây chính là cơ sở để tác giả chọn đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh" làm khóa luận tốt nghiệp Thông qua nghiên cứu này, tác giả hy vọng sẽ đưa ra những phát hiện và đề xuất nhằm giúp các trung tâm anh ngữ cải thiện chất lượng đào tạo và xây dựng các chiến lược phù hợp, từ đó tăng cường lợi thế cạnh tranh và thu hút nhiều học viên, đặc biệt là sinh viên Đại học Ngân hàng vì điều kiện đầu ra cần bằng tiếng anh.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm tiếng Anh của sinh viên Đại học Ngân hàng TP.HCM Từ đó, xác định các yếu tố sinh viên quan tâm khi tìm kiếm trung tâm tiếng Anh, đề xuất giải pháp đáp ứng nhu cầu học viên, nâng cao chất lượng đào tạo Những phát hiện và đề xuất này giúp các trung tâm cải thiện hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hút nhiều học viên, đặc biệt là sinh viên Đại học Ngân hàng.

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên trường Đại học Ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh Đề xuất hàm ý quản trị nhằm thu hút thêm sinh viên tham gia học tập tại các trung tâm anh ngữ

1.2.3 Các câu hỏi nghiên cứu

Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm tiếng Anh ở sinh viên trường Đại học Ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh, bao gồm: chất lượng giảng dạy, học phí phù hợp, địa điểm thuận tiện, thời gian học linh hoạt, cơ sở vật chất hiện đại, giáo trình học chất lượng cao, uy tín của trung tâm, chương trình học đa dạng, hỗ trợ học tập tốt, giảng viên có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm giảng dạy.

-Mức độ tác động của các yếu tố đến ý định chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên trường Đại học Ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?

-Những hàm ý quản trị nào trung tâm anh ngữ nên cân nhắc để thu hút nhiều sinh viên Ngân hàng đăng ký học?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên các trường Đại học Ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm vi thời gian: Dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát sinh viên tại trường Đại học Ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã từng học ở các trung tâm anh ngữ từ tháng 05/2024 –06/2024

Phương pháp xây dựng giả thuyết

Phương pháp xây dựng giả thuyết gồm 5 bước:

Bước 1: Xác định các biến bao gồm biến phụ thuộc và biến độc lập

Bước 2: Phân tích mối quan hệ giữa các biến

Bước 3: Thu thập dữ liệu

Bước 4: Phân tích dữ liệu và kiểm chứng giả thuyết

Bước 5: Rút ra kết luận và giả thuyết

Phương pháp xây dựng mô hình nghiên cứu

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

Bước 2: Xác định các biến

Bước 3: Phân tích mối quan hệ giữa các biến

Bước 4: Thể hiện mô hình nghiên cứu

Bước 5: Thu thập và phân tích dữ liệu

Bước 6: Rút ra kết luận và đề xuất

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập và xử Lý dữ liệu nhằm để đánh giá xem các khái niệm dùng trong thang đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh Các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu được mô tả rõ hơn dưới đây

1.6 1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu này thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát đến sinh viên đã và đang theo học tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Bảng câu hỏi này bao gồm 27 phát biểu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên, được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ

Để thu thập dữ liệu nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp khảo sát trực tuyến qua Google Form gửi đến đối tượng là sinh viên chưa tốt nghiệp tại trường Việc thiết kế bảng câu hỏi dựa trên các nghiên cứu trước đó và kết quả của một cuộc thảo luận nhóm Phương pháp trực tuyến này cho phép chúng tôi tiếp cận một số lượng lớn sinh viên, thuận tiện cho việc xử lý và phân tích dữ liệu sau này.

1.6 2 Phương pháp xử Lý dữ liệu

Sau khi thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát, các phiếu trả lời hợp lệ sẽ được đưa vào phần mềm thống kê SPSS để phân tích Mỗi phát biểu trong bảng câu hỏi được đo lường bằng thang Likert 5 mức độ Đầu tiên, sẽ sử dụng hệ số Cronbach's Alpha để mô tả mẫu và loại bỏ các biến quan sát không nhất quán trong một nhân tố Sau đó, phân tích nhân tố khám phá (EFA) sẽ được thực hiện để rút gọn các biến quan sát thành các nhân tố chính Cuối cùng, dữ liệu sẽ được phân tích hồi quy để xác định mối quan hệ giữa các nhân tố và biến phụ thuộc Các kết quả thống kê từ các bước phân tích này sẽ được SPSS cung cấp Qua các phép phân tích này, nghiên cứu sẽ xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên.

Ý nghĩa của nghiên cứu

1.7.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Tổng hợp, hệ thống các nội dung lý thuyết liên quan đến quyết định lựa chọn, xây dựng mô hình nghiên cứu, các thang đo nhằm đo lường các khái niệm nghiên cứu, bổ sung thêm các nội dung lý thuyết để các nghiên cứu sau này có thể tham khảo

1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản lý và giáo viên các trung tâm anh ngữ có được cái nhìn tổng quan về xây dựng phương thức đào tạo và chất lượng dịch vụ dựa trên những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của sinh viên Đại học Ngân hàng trên tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giá cũng sẽ cung cấp những giải pháp phù hợp để thu hút nhiều sinh viên lựa chọn các trung tâm

Bố cục của khóa luận

Cấu trúc của khóa luận bao gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Tổng quan về nghiên cứu, bao gồm các nội dung như tính cấp thiết của đề tài, tầm quan trọng của đề tài, phương pháp nghiên cứu đề tài và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng Thành phố

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.1.1 K hái niệm về trung tâm anh ngữ

Theo thông tư số: 21/2018/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo điều 2 của thông tư 21/2018/TT -BGDĐT thì Trung tâm ngoại ngữ-bao gồm trung tâm anh ngữ, tin học là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm:

Trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập là những đơn vị được thành lập để đảm bảo hoạt động theo quy định pháp luật, có sự đầu tư từ Nhà nước Các trung tâm này có tư cách pháp nhân, được cấp con dấu và tài khoản riêng để thực hiện các hoạt động giảng dạy và đào tạo ngoại ngữ, tin học theo đúng quy định.

2.1.2 K hái niệm hành vi người tiêu dùng

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (2021), hành vi tiêu dùng là quá trình tương tác giữa các kích thích từ môi trường và nhận thức (suy nghĩ, cảm xúc) của người tiêu dùng, dẫn đến những thay đổi trong hành vi, bao gồm cả việc mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm, dịch vụ.

Theo Kotler (2012): "Trong mô hình kích thích-phản ứng, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của con người được chia thành hai nhóm chính –các yếu tố môi trường bên ngoài hoặc tác nhân kích thích, và các yếu tố môi trường bên trong Các yếu tố môi trường bên ngoài được chia thành hai nhóm: tác nhân kích thích marketing mà công ty có thể kiểm soát và các tác nhân kích thích khác mà công ty có rất nhiều kiểm soát hạn chế Các yếu tố môi trường bên ngoài này có ảnh hưởng gián tiếp đến cả đặc điểm khách hàng và tâm lý khách hàng."

Theo Philip Kotler (2008): "Hành vi người tiêu dùng là hành vi của một cá nhân cụ thể khi đưa ra quyết định mua, sử dụng hay thải bỏ sản phẩm"

Theo Solomon Micheal-Consumer behavior 1992: "Các quy trình mà người tiêu dùng sử dụng để đưa ra quyết định mua hàng, cũng như sử dụng và vứt bỏ hàng hóa hoặc dịch vụ đã mua; cũng bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng và sử dụng các sản phẩm.''

Theo James F Engel, Roger D Blackwell, Paul W Miniard - Consumer Behavior, (1993): "Hành vi của người tiêu dùng là tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm kiếm, thu thập, mua, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm/dịch vụ Nó bao gồm quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau hành động.''

Theo Charles W Lamb, Joseph F Hair và Carl McDaniel (2000): '' Hành vi người tiêu dùng là quá trình mô tả cách mà người tiêu dùng đưa ra quyết định, lựa chọn và loại bỏ một sản phẩm hoặc dịch vụ.'

Theo Philip Kotler và Gary Armstrong (2010): "Có 4 loại yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng: yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội, yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý."

Vậy từ các khái niệm trên, ta có thể hiểu hành vi người tiêu dùng là:

Trong quá trình mua sắm và tiêu dùng, con người trải qua nhiều suy nghĩ và cảm nhận đa dạng Sự năng động và tương tác này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài và cũng tác động ngược lại đến môi trường đó Các hoạt động này bao gồm: mua sắm, sử dụng và xử lý sản phẩm cũng như dịch vụ

2.1.3 Q uá trình ra quyết định lựa chọn của người tiêu dùng

Quy trình 5 bước trong quyết định mua hàng của Philip Kotler:

Theo nhà tiếp thị nổi tiếng Philip Kotler, quá trình quyết định mua hàng của người tiêu dùng bao gồm 5 giai đoạn:

Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng bắt đầu khi họ ý thức được nhu cầu Nhu cầu có thể đến từ các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài Khi người mua cảm thấy có sự khác biệt giữa tình trạng hiện tại và mong muốn đạt tới, họ sẽ hình thành động cơ để tìm cách thỏa mãn nhu cầu đó

Người làm marketing cần nắm bắt được các tình huống gợi lên nhu cầu cụ thể Bằng cách thu thập dữ liệu từ nhiều người tiêu dùng, họ có thể xác định được những yếu tố kích thích phổ biến nhất, khiến người tiêu dùng quan tâm đến một sản phẩm cụ thể Từ đó, họ có thể phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả để gây sự chú ý và thu hút người tiêu dùng

Khi nhu cầu nảy sinh, người tiêu dùng thường tìm kiếm thông tin để đáp ứng nhu cầu đó Quá trình tìm kiếm thông tin này phụ thuộc vào ba yếu tố chính: mức độ cấp thiết của nhu cầu, giá trị của sản phẩm cần mua và mức độ thôi thúc đối với nhu cầu đó Các nhà tiếp thị luôn chú ý đến các nguồn thông tin mà người tiêu dùng thường sử dụng, cũng như tác động của từng nguồn thông tin này lên quyết định mua hàng.

Có bốn nhóm nguồn thông tin chính: cá nhân, thương mại, công cộng và trải nghiệm thực tế Tác động của từng nguồn thông tin phụ thuộc vào từng loại sản phẩm và khách hàng mục tiêu Vì vậy, người làm marketing cần đánh giá kỹ lưỡng ảnh hưởng của các nguồn thông tin này để xây dựng các chiến lược tiếp thị hiệu quả 3/ Đánh giá lựa chọn

Trong giai đoạn đánh giá và lựa chọn sản phẩm, khách hàng sẽ thực sự so sánh và đánh giá các thương hiệu và sản phẩm khác nhau để tìm ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của họ Để hiểu rõ cách khách hàng đánh giá, doanh nghiệp cần biết những tiêu chí nào họ sử dụng để ra quyết định mua hàng

Các lý thuyết nghiên cứu liên quan

2.2.1 Lý thuyết hành động hợp lý

Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) được xây dựng để dự báo ý định hành vi Ý định hành vi ảnh hưởng đến hành vi của con người, do thái độ của họ đối với hành vi và chuẩn mực chủ quan về hành vi đó TRA cho rằng con người hành động theo ý định và ý định này được hình thành bởi thái độ cá nhân và ảnh hưởng xã hội.

Một hạn chế lớn của mô hình TRA là nó chỉ áp dụng cho những hành vi được kiểm soát bởi ý chí, tức là những hành vi được người tiêu dùng nghĩ ra và lập kế hoạch trước đó Điều này hạn chế phạm vi ứng dụng của lý thuyết Để khắc phục điều này, TRA giả định rằng người tiêu dùng sẽ chú ý đến các thuộc tính của sản phẩm/dịch vụ và tính đến mức độ quan trọng của chúng Nếu biết được trọng số của các thuộc tính này, thì có thể dự đoán gần đúng kết quả lựa chọn của người tiêu dùng

Như vậy, mô hình TRA được mở rộng để áp dụng cho cả những hành vi không hoàn toàn kiểm soát bởi ý chí Việc xác định các thuộc tính quan trọng và trọng số của chúng giúp dự báo hành vi lựa chọn của người tiêu dùng một cách hiệu quả hơn Tóm lại, TRA đã được cải tiến để khắc phục hạn chế về phạm vi ứng dụng, đồng thời bổ sung các yếu tố quan trọng liên quan đến hành vi người tiêu dùng

2.2.2 Lý thuyết hành vi dự định

Thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior - TPB) của Ajzen ra đời năm

Mô hình Lý thuyết hành động có kế hoạch (TPB) được phát triển bởi Ajzen vào năm 1991 dựa trên Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Ajzen và Fishbein (1975) TPB giả định rằng hành vi có thể được dự đoán hoặc giải thích bằng xu hướng hành vi hiện tại Xu hướng hành vi là cấp độ nỗ lực mà một cá nhân cố gắng thực hiện một hành vi cụ thể.

Xu hướng hành vi có thể được giải thích dựa trên ba yếu tố chính Đầu tiên, thái độ được xác định là đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về hành vi được thực hiện Thứ hai, ảnh hưởng xã hội đề cập đến sự ảnh hưởng của xã hội mà người ta cảm nhận, có thể dẫn đến hành vi hoặc không Cuối cùng, thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior) được Ajzen phát triển bằng cách bổ sung yếu tố kiểm soát hành vi được cảm nhận vào mô hình TRA

Yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận cho thấy mức độ dễ dàng hoặc khó khăn khi người ta thực hiện hành vi; sự có sẵn của tài nguyên và cơ hội để thực hiện hành vi là yếu tố quan trọng trong việc này Ajzen đã xác định rằng yếu tố kiểm soát hành vi có ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu người ta đánh giá chính xác mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi cũng có thể dự đoán hành vi

Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi dự định

Nguồn: Thuyết hành vi dự định (TPB - Ajzen, 1991)

Nhận thức kiểm soát hành vi Ý đồ hành vi Hành vi thực tế

Các nghiên cứu trước có liên quan

2.3.1 C ác nghiên cứu nước ngoài

Miss Chris Chan (2016) ở đại Học Thammasa đã tiến hành phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học tiếng anh của học sinh tại trường dạy tư: trường hợp đặc biệt của một nhóm học sinh trung học thái đặc biệt Kết quả cho thấy sinh viên chú ý nhiều đến trường đại học của mình thi tuyển sinh và ít hơn về các yếu tố liên quan đến xã hội khác như bạn bè và ý kiến của gia đình Nhóm sinh viên này tin rằng kiến thức thu được từ trường dạy kèm có thể được sử dụng cho cuộc sống hàng ngày của họ Gia sư và kỹ thuật giảng dạy cũng là những yếu tố quan trọng thu hút sinh viên tham gia Lớp học tiếng Anh tại một trường dạy kèm Sĩ số lớp học và sự linh hoạt của thời gian học là cũng được coi là mối quan tâm chính của những sinh viên này khi lựa chọn ngành học Bộ này những phát hiện này hàm ý mối quan hệ có thể có giữa quy mô lớp học và khả năng hiểu nội dung bài học cần nghiên cứu thêm Khoảng trống của nghiên cứu này là nghiên cứu từ năm 2016 nên sẽ có sự thay đổi về xu hướng trong việc học tiếng anh Bên cạnh đó nghiên cứu này ở Thái Lan, chưa phù hợp ở Việt Nam

Bài nghiên cứu của các tác Norazimah Mohd Arshad, Maznah Ghazali, & Marlina Mohd Yusoff (2019) với mục đích kiểm tra Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trung tâm tiếng Anh của người học ở Malaysia Nghiên cứu tập trung vào những yếu tố quan trọng đối với quyết định lựa chọn trường của họ Dữ liệu bao gồm 400 mẫu khảo sát được phân tích dựa trên phân tích nhân tố chính để xác định yếu tố có tác động mạnh nhất đến tiêu chí của sinh viên Kết quả của tác giả cho thấy có ba yếu tố có tác động mạnh đến quá trình đưa ra quyết định của sinh viên quốc tế, bao gồm chất lượng giáo viên, học phí và địa điểm Khoảng trống của nghiên cứu này là mẫu khảo sát khá ít và ở nước ngoài, chưa hợp với môi trường trong nước

Nghiên cứu của tác giả Natchanan Ammarit (2018) tại Bangkok về Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người học ở Bangkok trong việc lựa chọn trường dạy tiếng Anh Các câu hỏi được phân phối bằng cách lấy mẫu quả với 400 câu hỏi được phân phối bởi cả nền tảng ngoại tuyến và trực tuyến Nghiên cứu này áp dụng bốn mô hình thống kê bao gồm phân tích mô tả, ANOVA một chiều, Tương quan Pearson và phân tích hồi quy bội Hầu hết những người được hỏi đều là nữ SPSS đã được được sử dụng để cung cấp một phân tích thống kê mô tả Kết quả của nghiên cứu cho thấy giá cả, vị trí và cơ sở vật chất có ảnh hưởng đáng kể đến việc lựa chọn học tại các trung tâm Nghiên cứu này ở Thái Lan nên khác văn hóa của Việt Nam, đồng thời từ năm 2018 nên xu hướng có thể thay đổi các yếu tố trong bài

Nghiên cứu do các tác giả Chris và Preechaya thực hiện, khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc học sinh trung học phổ thông Thái Lan học tiếng Anh thêm ngoài giờ học ở trường Dựa trên dữ liệu thống kê từ 80 học sinh trung học phổ thông, nghiên cứu cho thấy: Các học sinh này nhận thấy gia sư EFL (tiếng Anh như một ngoại ngữ) riêng hiệu quả hơn trong việc hỗ trợ ôn tập, đặc biệt là liên quan đến kỳ thi tuyển sinh đại học, so với giáo viên phổ thông Và, nhìn chung, những học sinh này có xu hướng lựa chọn gia sư nhiều hơn là giáo viên chính khóa, với lý do gia sư có trình độ tiếng Anh cao hơn và có phương pháp giảng dạy phù hợp, giúp họ có thể dễ dàng làm bài thi tốt hơn Nghiên cứu này đã cung cấp những thông tin hữu ích về các yếu tố thúc đẩy học sinh trung học phổ thông Thái Lan học thêm tiếng Anh ở ngoài trường, đồng thời cũng chỉ ra những ưu điểm mà gia sư EFL riêng có thể đem lại so với giáo viên phổ thông Nghiên cứu này chưa khám phá rõ lí do vì sao sinh viên lại học thêm anh văn ngoài trường

Bài nghiên cứu "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Đại học Thương mại" của Nguyễn Nguyệt Nga (2021) Nghiên cứu này khảo sát hành vi quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên tại Thành phố Hà Nội Các tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát trực tiếp để thu thập dữ liệu từ 106 phụ huynh Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn trung tâm anh ngữ bao gồm: danh tiếng, chất lượng giáo viên, chính sách học phí, vị trí địa lí Khoảng trống của nghiên cứu này là mẫu khảo sát còn khá ít, chưa đại diện cho tổng thể

Các nghiên cứu của Đoàn Thị Huế (2016) và La Vĩnh Tín (2015) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ Nghiên cứu của Đoàn Thị Huế tập trung vào các yếu tố tại Nha Trang, bao gồm vị trí, danh tiếng, giáo viên, học phí, cơ sở vật chất và quảng bá Nghiên cứu của La Vĩnh Tín xem xét ảnh hưởng của đội ngũ giáo viên, học phí, cơ sở vật chất, danh tiếng và động cơ tại Thành phố Hồ Chí Minh Cả hai nghiên cứu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của danh tiếng, chất lượng giáo viên và cơ sở vật chất, nhưng có sự khác biệt về các yếu tố khác do bối cảnh địa lý khác nhau.

Nghiên cứu của các tác giả Hồ Hoàn Đức (2017) nhằm đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn trung tâm tiếng Anh (TTAN) cho sinh viên Tác giả đề cập đến tổng cộng 8 biến ảnh hưởng, bao gồm: vị trí thuận tiện, danh tiếng, đội ngũ giáo viên, chi phí khóa học, hoạt động quảng bá Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố danh tiếng là quan trọng nhất khi người học đưa ra quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ Nghiên cứu này đã thực hiện khá lâu và các yếu tố có thể khác xu hướng như hiện tại

2.3.3 T óm tắt các nghiên cứu liên quan

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước

TÁC GIẢ TÊN ĐỀ TÀI PHƯƠNG PHÁP

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học tiếng anh của học sinh tại trường dạy tư: trường hợp đặc biệt của một nhóm học sinh trung học thái đặc biệt

- Khảo sát và thu thập dữ liệu

- Phân tích thống kê mô tả

- Phân tích hồi quy đa biến

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn trung tâm tiếng Anh của người học ở Malaysia

- Khảo sát và thu thập dữ liệu

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người học ở Bangkok trong việc lựa chọn trường dạy tiếng Anh

- Phân tích tần suất, trung bình và phương sai

Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc học sinh trung học phổ thông ở Thái Lan học tiếng Anh ngoài giờ học chính thức

- Lấy mẫu và thu thập dữ liệu

- Hiệu quả của gia sư so với giáo viên ở trường

- Khuyến khích từ phụ huynh

- Công nghệ học tập hiện đại Nguyễn Nguyệt

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Đại học Thương mại

- Lấy mẫu và thu thập dữ liệu

- Phân tích thống kê mô tả

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Phân tích tương quan Person

- Phân tích hồi quy tuyến tính

- Danh tiếng Đoàn Thị Huế

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Nha Trang

-Lấy mẫu và thu thập dữ liệu

- Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Phân tích hồi quy tuyến tính bội

- - Hoạt động quảng bá của trung tâm Chính sách học phí

- Danh tiếng về chất lượng đào tạo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học Tiếng Anh ở một số Trung tâm Ngoại ngữ tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê mô tả

- Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

- Phân tích tương quan person

- Phân tích hồi quy tuyến tính bội

(2017) các yếu tố đến quyết định lựa chọn trung tâm tiếng Anh (TTAN) cho sinh viên

- Bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu

- Phương pháp hồi quy tuyến tính

- Phỏng vấn sâu để hiểu rõ về quan điểm và lý do

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tôi hiểu rằng các nghiên cứu trước đây đã khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn trường đại học và trung tâm ngoại ngữ ở các quốc gia khác nhau, bao gồm cả

Việt Nam Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể về sinh viên tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Vì vậy, việc nghiên cứu và hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm anh ngữ của nhóm sinh viên này là một khoảng trống cần được điền vào Hơn nữa, các nghiên cứu trước đây thường có cỡ mẫu nhỏ hoặc chỉ tập trung vào một số loại sinh viên nhất định Do đó, bài nghiên cứu này sẽ cố gắng giải quyết những khoảng trống này bằng cách tập trung vào một nhóm sinh viên cụ thể tại một trường đại học nhất định, đó là sinh viên Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu này sẽ cố gắng khám phá và hiểu rõ các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của nhóm sinh viên này, từ đó cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý và lãnh đạo của các trung tâm anh ngữ trong việc xây dựng và cải thiện chương trình đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Thiết kế quy trình nghiên cứu là một bước quan trọng để tiến hành một nghiên cứu Liệt kê các giai đoạn của kế hoạch sẽ giúp nghiên cứu được thực hiện một cách có hệ thống và rõ ràng Các giai đoạn chính của quy trình nghiên cứu này bao gồm: nghiên cứu sơ bộ và chính thức

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả đề xuất

Các bước tiến hành nghiên cứu:

Xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu là bước quan trọng đầu tiên trong quá trình nghiên cứu vì nó xác định rõ vấn đề và mục tiêu nghiên cứu giúp định hướng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu, từ thu thập dữ liệu, phân tích, đến trình bày kết quả Với một vấn đề và mục tiêu rõ ràng, nghiên cứu sẽ được tập trung vào những vấn đề cần giải quyết, không bị phân tán Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu rõ ràng giúp lựa chọn được phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thích hợp Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng là cơ sở để đánh giá tính đạt được của nghiên cứu và so sánh với các nghiên cứu trước

Tìm hiểu và lược khảo các khái niệm, cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trong quá khứ có liên quan đến chủ đề nghiên cứu Tiếp theo, tác giả thực hiện xây dựng mô hình nghiên cứu, các yếu tố phù hợp nhất sẽ được chọn để đưa vào mô hình đề xuất bằng cách nghiên cứu các lý thuyết có liên quan và lược khảo các bài nghiên cứu trước đây ở ngoài và trong nước có liên quan đến chủ đề cần nghiên cứu Việc tìm hiểu và lược khảo các khái niệm, lý thuyết liên quan giúp xây dựng nền tảng lý thuyết vững chắc cho nghiên cứu Rà soát các nghiên cứu trước đây liên quan giúp đánh giá kết quả, phương pháp và mô hình đã được sử dụng Từ đó, nhà nghiên cứu có thể học hỏi, tránh được các sai sót và nâng cao chất lượng nghiên cứu của mình Thông qua việc tham khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước, nhà nghiên cứu có thể xác định được các yếu tố cần đưa vào mô hình nghiên cứu để phù hợp với chủ đề và mục tiêu nghiên cứu Việc xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết và các nghiên cứu trước đây sẽ giúp tăng tính khoa học và độ tin cậy của nghiên cứu

Xây dựng thang đo là một quá trình gồm nhiều bước, bắt đầu với việc tạo ra một thang đo nháp Thang đo nháp này sau đó được hiệu chỉnh thông qua nghiên cứu định tính để đảm bảo phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Sau khi hiệu chỉnh, một thang đo chính thức được tạo ra và được sử dụng để thu thập dữ liệu thông qua khảo sát Trong trường hợp này, một thang đo đã được xây dựng và được sử dụng để khảo sát sinh viên Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã từng tham gia các khóa học tiếng Anh trong thành phố Khảo sát được thực hiện thông qua phiếu khảo sát trực tuyến trên Google form.

Kích thước mẫu: sử dụng công thức n>= 8p+50 để tìm cỡ mẫu thích hợp để đo lường (n: mẫu, m: biến quan sát) Phương pháp xử lý dữ liệu: thống kê mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích tương quan và phân tích hồi quy Xây dựng thang đo nháp giúp đảm bảo cáccâu hỏi trong thang đo phù hợp với bối cảnh và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu định tính (như thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu) giúp điều chỉnh các câu hỏi, xác định tính phù hợp và giá trị của thang đo Qua nghiên cứu định tính, các câu hỏi được hiệu chỉnh để đảm bảo các khái niệm đo lường được phản ánh một cách chính xác Điều này giúp tăng độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức Việc xây dựng và hiệu chỉnh thang đo nháp là bước quan trọng để đảm bảo chất lượng của các công cụ đo lường Điều này giúp tăng tính giá trị, độ tin cậy và tính khái quát của kết quả nghiên cứu chính thức

Thu thập và phân tích dữ liệu Bảng câu hỏi khảo sát hoàn chỉnh được gửi đến các sinh viên Đại học Ngân hàng đã từng học các khóa học ngoại ngữ trên địa bàn thành phố HCM thông qua các nền tảng mạng xã hội, email và một số cổng thông tin liên lạc khác Kết quả và số liệu thu thập được sẽ được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 Phân tích dữ liệu giúp đánh giá mức độ tin cậy, tính khách quan và tính đại diện của các thông tin, số liệu thu thập được Dữ liệu được phân tích thống kê sẽ cung cấp bằng chứng để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết đề ra Từ đó, kết quả phân tích dữ liệu sẽ trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra Quá trình thu thập và phân tích dữ liệu một cách hệ thống và khoa học sẽ giúp nâng cao tính tin cậy, giá trị và chất lượng của nghiên cứu

Viết báo cáo tổng kết về kết quả, đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng, đề xuất hàm ý quản trị Tổng hợp và trình bày một cách hệ thống, rõ ràng các kết quả của nghiên cứu Giúp truyền đạt thông tin nghiên cứu một cách đầy đủ và dễ hiểu cho các bên quan tâm Tạo cơ sở để chia sẻ, thảo luận và phổ biến kết quả nghiên cứu Xác định và giải thích các yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu Cung cấp bằng chứng và lý giải khoa học về mối quan hệ giữa các biến số Góp phần nâng cao hiểu biết về cơ chế, quy luật của hiện tượng được nghiên cứu Chuyển tải các kết quả nghiên cứu thành những khuyến nghị, đề xuất cụ thể cho người hoạch định chính sách và ra quyết định Giúp ứng dụng hiệu quả các phát hiện nghiên cứu vào thực tiễn quản lý, đưa ra các quyết định phù hợp Tăng tính hữu ích và giá trị thực tiễn của nghiên cứu khoa học

Phương pháp xây dựng thang đo

Tác giả căn cứ trên các mô hình cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu trong quá khứ có liên quan đến chủ đề nghiên cứu để xây dựng bảng thang đo nháp cho nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh Sau đó sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để tiếp tục hoàn thành bảng thang đo chính

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để đánh giá và hiệu chỉnh những biến quan sát được từ các nghiên cứu trước Dựa trên kết quả định tính, tác giả xây dựng bảng thang đo để tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu định tính được thực hiện theo ba bước.

Để xây dựng thang đo sơ bộ trong nghiên cứu, cần tổng hợp các câu hỏi liên quan đến mô hình nghiên cứu và các biến số liên quan Tham khảo các nghiên cứu trước đó và các thang đo đã được kiểm định để tạo cơ sở phát triển câu hỏi Đồng thời, dựa trên kinh nghiệm, lý thuyết và bối cảnh nghiên cứu để đề xuất các câu hỏi mới Thang đo sơ bộ này được xây dựng để đo lường các biến số trong mô hình nghiên cứu.

Bước 2: Thảo luận nhóm để điều chỉnh thang đo sao cho phù hợp với chủ đề nghiên cứu Tổ chức thảo luận nhóm với các nhà nghiên cứu, chuyên gia trong lĩnh vực để đánh giá tính phù hợp, rõ ràng và đầy đủ của các câu hỏi Lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp về việc điều chỉnh, bổ sung hoặc loại bỏ các thang đo không phù hợp Cập nhật và hoàn thiện thang đo dựa trên các góp ý và thảo luận

Bước 3: Hoàn thiện thang đo chính thức Xác định số lượng câu hỏi cuối cùng cho mỗi biến số trong thang đo Chuẩn hóa các câu hỏi về mặt ngôn từ, cấu trúc và định dạng Kiểm tra tính rõ ràng, dễ hiểu và không gây nhầm lẫn của các thang đo Hoàn thiện thang đo chính thức, sẵn sàng cho quá trình thu thập dữ liệu và kiểm định

Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo nghiên cứu chính thức

YẾU TỐ MÃ HÓA CÁC BIẾN QUAN SÁT NGUỒN

Trung tâm anh ngữ có cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi

Trung tâm anh ngữ có cơ sở vật chất chỉ đảm bảo điều kiện tối

Trung tâm anh ngữ có cơ sở vật chất tốt, có hệ thống website được thiết kế hiện đại để học viên có thể dễ dàng cập nhật thông tin, luyện tập

Trung tâm anh ngữ có đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật chất phù hợp với học phí

Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh có thân thiện và hỗ trợ khi cần

Chất lượng tài liệu học tập và giáo trình có phù hợp và hỗ trợ tốt cho việc học

Phong cách giảng dạy của giáo viên có khuyến khích sự tương tác và tham gia của học sinh

MT4 Sỉ số học viên trong một lớp phù hợp

Là trung tâm anh ngữ có uy tín cao ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, được cấp phép và kiểm định bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo

Là trung tâm anh ngữ lớn và nổi tiếng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Là trung tâm anh ngữ hoạt động lâu năm trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Là trung tâm anh ngữ có sự hợp tác với các tổ chức quốc tế uy tín và nổi tiếng

HỌC PHÍ HP1 Mức học phí phù hợp La Vĩnh Tín

HP2 Thời gian đóng học phí linh hoạt

Trung tâm có các chính sách học theo combo để tiết kiệm chi phí

Trung tâm có các chương trình miễn giảm học phí

Trung tâm anh ngữ gần trường học, nơi ở, khu dân cư

Trung tâm anh ngữ có chuỗi hệ thống để cho sinh viên dễ dàng di chuyển và tiết kiệm thời gian

Trung tâm anh ngữ ở gần các địa điểm có người nước ngoài, nâng cao cơ hội giao tiếp với người nước ngoài

VT4 Trung tâm anh ngữ ở vị trí giao thông thuận lợi

Trung tâm đã tổ chức các sự kiện nào để quảng bá cho mình (workshop, buổi giới thiệu)

Trung tâm sử dụng các mạng xã hội nào để quảng bá cho mình (Facebook, Instagram, LinkedIn)?

Trung tâm có hợp tác với các tổ chức giáo dục để quảng bá (trường học, công ty, )

Quảng bá ưu điểm, lợi thế và sự khác biệt của trung tâm so với các trung tâm anh ngữ còn lại

Tôi quyết định chọn trung tâm anh ngữ phù hợp để đạt được chứng chỉ cần thiết

Trong tương lai tôi sẽ chọn trung tâm anh ngữ dựa vào các yếu tố kể trên

Tôi sẽ giới thiệu trung tâm anh ngữ đến bạn bè và gia đình

Nguồn: Tổng hợp từ tác giả

Thang đo chính thức được xây dựng với tổng cộng 1 biến phụ thuộc, 6 biến độc lập và 24 biến quan sát Việc xây dựng bảng câu hỏi nhằm phục vụ cho việc thu thập số liệu để tiến hành nghiên cứu định lượng

Có tổng cộng 3 phần của bảng câu hỏi bao gồm:

Phần 2: Các câu hỏi chọn lọc đối tượng đã từng đăng kí các khóa học ngôn ngữ tại các trung tâm, các yếu tố về nhân khẩu học và đặc điểm của đối tượng

Phần 3: Đây là phần chính yếu trong bảng câu hỏi giúp khảo sát quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả lựa chọn sử dụng thang đo Likert để khảo sát với 5 mức độ từ 1 - Hoàn toàn không đồng ý đến 5 - Hoàn toàn đồng để đo lường các biến trong nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả

Sau khi khảo sát, tác giả thu được 224 phiếu hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về kích thước mẫu Do đó, bộ dữ liệu bao gồm 224 quan sát đã được nhập vào phần mềm SPSS 20.0 để tiến hành phân tích.

Thống kê tần số được áp dụng cho các biến định tính cụ thể bậc năm học, thu nhập, giới tính và ngành học Tác giả chọn các tiêu chí như thế vì thu nhập có sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn các dịch vụ vì năm học sẽ quyết định phần lớn đến khả năng học thêm ngoại ngữ vì gần ra trường các sinh viên mới có động lực lấy bằng tiếng anh; thu nhập thấp thì người tiêu dùng sẽ không có nhiều lựa chọn hoặc không lựa chọn; giới tính có ảnh hưởng vì giới tính nữ thường dễ học ngoại ngữ hơn nam; còn chuyên ngành tác giả lựa chọn các ngành trong chương trình chất lượng cao của trường Đại học Ngân hàng vì chương trình này bắt buộc bằng tiếng anh IELTS mới được tốt nghiệp Kết quả thống kê mô tả được thể hiện cụ thể trong bảng như sau:

Bảng 4.1: Cơ cấu theo năm học

Tiêu chí Phân loại Tần số Tỉ lệ (%)

Kiểm định thang đo

Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của dữ liệu trong nghiên cứu này.

Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo

Nhân tố Tên biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Cơ sở vật chất (CS)

Môi trường học tập(MT)

Vị trí thuận lợi(VT)

Hoạt động quảng bá(QB)

Quyết định lựa chọn(QD)

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của 6 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc và 27 biến quan sát như sau:

Biến độc lập “Cơ sở vật chất” được tính toán bằng 4 biến quan sát là CS1, CS2, CS3, CS4 Dựa vào thông số từ bảng, yếu tố “Cơ sở vật chất (CS)” có giá trị tin cậy Cronbach’s Alpha bằng 0.786 (> 0.6) Đồng thời 4 biến quan sát CS1, CS2, CS3, CS4 của yếu tố này cũng đều có hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0.3, lần lượt là 0.599; 0.618; 0.615; 0.545 đồng thời có giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha

Biến độc lập “Môi trường học tập” được tính toán bằng 4 biến quan sát là MT1, MT2, MT3, MT4 Dựa vào thông số từ bảng, yếu tố “Môi trường học tập (MT)” có giá trị tin cậy Cronbach’s Alpha bằng 0.774 (> 0.6) Đồng thời 4 biến quan sát MT1, MT2, MT3, MT4 của yếu tố này cũng đều có hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0.3, lần lượt là 0.582; 0.594; 0.587; 0.552 đồng thời có giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha

Biến độc lập “Danh tiếng” được tính toán bằng 4 biến quan sát là DT1, DT2, DT3, DT4 Dựa vào thông số từ bảng, yếu tố “Danh tiếng(DT)” có giá trị tin cậy Cronbach’s Alpha bằng 0.740 (> 0.6) Đồng thời 4 biến quan sát DT1, DT2, DT3, DT4 của yếu tố này cũng đều có hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0.3, lần lượt là 0.473; 0.579; 0.477; 0.603 đồng thời có giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha

Biến độc lập “Học phí” được tính toán bằng 4 biến quan sát là HP1, HP2, HP3, HP4 Dựa vào thông số từ bảng, yếu tố “Học phí(HP)” có giá trị tin cậy Cronbach’s Alpha bằng 0.805 (> 0.6) Đồng thời 4 biến quan sát HP1, HP2, HP3, HP4 của yếu tố này cũng đều có hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0.3, lần lượt là 0.519; 0.719; 0.632; 0.629 đồng thời có giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha

Biến độc lập “Vị trí thuận lợi” được tính toán bằng 4 biến quan sát là VT1, VT2, VT3, VT4 Dựa vào thông số từ bảng, yếu tố “Vị trí thuận lợi(VT)” có giá trị tin cậy Cronbach’s Alpha bằng 0.741 (> 0.6) Đồng thời 4 biến quan sát VT1, VT2, VT3, VT4 của yếu tố này cũng đều có hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0.3, lần lượt là 0.551; 0.571; 0.522; 0.496 đồng thời có giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha

Biến độc lập "Hoạt động quảng bá" được đánh giá bằng 4 biến quan sát: QB1, QB2, QB3, QB4 Hệ số Cronbach's Alpha của biến "Hoạt động quảng bá" là 0,820 (> 0,6) cho thấy độ tin cậy cao Tất cả 4 biến quan sát đều có hệ số tương quan với biến tổng lớn hơn 0,3 (lần lượt là 0,686; 0,614; 0,634; 0,639) và hệ số Cronbach's Alpha khi loại bỏ từng biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach's Alpha ban đầu, cho thấy các biến quan sát đều đóng góp đáng kể vào biến "Hoạt động quảng bá".

Biến phụ thuộc “Quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ” được tính toán bằng 3 biến quan sát là QD1, QD2, QD3 Dựa vào thông số từ bảng, yếu tố “Quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ (QD)” có giá trị tin cậy Cronbach’s Alpha bằng 0.620 (> 0.6) Đồng thời 4 biến quan sát QD1, QD2, QD3 của yếu tố này cũng đều có hệ số tương quan với biến tổng đều lớn hơn 0.3, lần lượt là 0380; 0.482;0.428 đồng thời có giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha Tổng hợp kết quả sau khi phân tích và đánh giá hệ số tin cậy Cronbach's Alpha, tất cả dữ liệu của các biến độc lập, biến phụ thuộc và biến quan sát đã thu thập trong bài nghiên cứu đều đạt độ tin cậy Cronbach’s Alpha ở mức tốt, có thể tiếp tục nghiên cứu ở những bước tiếp theo

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Thang đo các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh gồm 6 biến độc lập và 24 biến quan sát, độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến này đều đã đạt yêu cầu phù hợp, có thể tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO cho biến độc lập

Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 1786.739 df 276

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS

Qua kết quả phân tích nhân tố, giá trị của hệ số KMO = 0.752 (> 0.5), thông số cho thấy rằng dữ liệu được dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn đạt yêu cầu Qua kết quả kiểm định Barlett’s có mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05, chứng tỏ các biến có tương quan với nhau và đạt yêu cầu về điều kiện phân tích nhân tố

Bảng 4.4: Eigenvalues và phương sai trích

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

Thực hiện phép quay Varimax để phân tích nhân tố theo Pricipal Components Tác giả thu được kết quả thể hiện 24 biến quan sát được chia thành 6 nhóm

Tổng phương sai trích có giá trị 62,463% lớn hơn 50% cho thấy 6 nhân tố độc lập có thể giải thích 66,772% sự biến thiên của dữ liệu Các thông số Eigenvalues của nhân tố đều đạt yêu cầu lớn hơn 1, trong đó nhân tố thứ 6 có Eigenvalues bằng 1,503.

Bảng 4.5: Bảng ma trận xoay các biến quan sát của biến độc lập

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

Căn cứ kết quả bảng trên, ma trận xoay nhân tố Rotated Component Matrix, có thể chứng minh tất cả biến quan sát đều đảm bảo ý nghĩa khi tất cả các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0.5, vì vậy không loại bất kỳ biến nào Sau khi xoay nhân tố, các nhân tố đều hội tụ về chính nhóm nhân tố của mình, không xuất hiện sự gộp biến hay tách biến đến một nhóm nhân tố khác Dựa vào kết quả sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, 6 biến độc lập của nghiên cứu đều đảm bảo các điều kiện để tiếp tục đưa vào nghiên cứu ở các bước tiếp theo

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm 3 biến quan sát, biến phụ thuộc đã đạt điều kiện về hệ số Cronbach’s Alpha để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO cho biến phụ thuộc

Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 78.110 df 3

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

Hệ số KMO sau khi phân tích nhân tố có giá trị = 0.629 (> 0.5), giá trị này hoàn toàn đạt yêu cầu để sử dụng dữ liệu dùng cho việc phân tích nhân tố

Kết quả kiểm định Barlett’s đạt mức ý nghĩa Sig = 0.000 < 0.05, điều này xác thực rằng các biến quan sát có tương quan lẫn nhau và thỏa điều kiện phân tích nhân tố

Bảng 4.7: Bảng ma trận chưa xoay các biến quan sát của biến phụ thuộc

Hệ số tải nhân tố

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

Các biến quan sát của biến phụ thuộc hội tụ lại thành một nhóm nhân tố duy nhất và tất cả hệ số tải của các biến quan sát này đều có giá trị cao hơn 0.5 nên không loại bất kỳ biến nào, đủ điều kiện để được đưa vào nghiên cứu ở các bước tiếp theo

Bảng 4.8: Eigenvalues và phương sai trích

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

Với hệ số phương sai trích cao (56,914%) và giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 (1,707), nhân tố này giải thích tới 72,159% biến thiên dữ liệu Điều này cho thấy các biến quan sát ban đầu, cụ thể là QD1, QD2 và QD3, vẫn thỏa mãn các điều kiện cần thiết và nên được giữ lại để đánh giá quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh.

4.3.3 Hi ệ u ch ỉnh thang đo nghiên cứ u sau khi phân tích nhân t ố khám phá

Khi đã thực hiện phân tích dữ liệu thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, mô hình nghiên cứu của tác giả vẫn bảo toàn biến độc lập (Cơ sở vật chất, Môi trường học tập, Danh tiếng, Học phí, Vị trí thuận lợi, Hoạt động quảng bá) có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh Thang đo các biến quan sát đều được giữ nguyên và không thay đổi

Bảng 4.9: Tóm tắt kết quả sau khi chạy ma trận xoay

STT Nhân tố Biến loại Biến còn lại

(CS1,CS2,CS3,CS4) 0 Cơ sở vật chất

(MT1,MT2.MT3,MT4) 0 Môi trường học tập

DT1,DT2,DT3,DT4) 0 Danh tiếng (

HP1,HP2,HP3,HP4) 0 Học phí (

(VT1,VT2,VT3,VT4) 0 Vị trí thuận lợi

QB1,QB2,QB3,QB4) 0 Hoạt động quảng bá (

Quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ (QD1,QD2,QD3)

Quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ (QD1,QD2,QD3)

Nguồn: Tổng kết của tác giả sau khi phân tích nhân tố khám phá

Phân tích tương quan Pearson

Kiểm định sự tương quan Pearson giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc Biến độc lập có sự liên hệ với biến phụ thuộc khi mức ý nghĩa Sig có giá trị < 0.05

Bảng 4.10: Kết quả tương quan Pearson

QD CS MT DT HP VT QB

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

Kết quả phân tích Pearson Bảng 4.11 cho thấy các biến độc lập Cơ sở vật chất (CS), Môi trường học tập (MT), Danh tiếng (DT), Học phí (HP), Vị trí thuận lợi (VT) và

Hoạt động quảng bá có hệ số tương quan mạnh nhất với yếu tố YD (0,434), tiếp đến là HP (0,375), MT (0,341), VT (0,319), cơ sở vật chất (0,290) và yếu nhất là DT (0,261) Phân tích tương quan Pearson chỉ ra rằng các biến độc lập có mối liên hệ tuyến tính Do đó, cần kiểm tra đa cộng tuyến của các biến trước khi tiến hành phân tích hồi quy.

Phân tích hồi quy

Sau khi hoàn tất kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích tương quan dữ liệu được nghiên cứu, tác giả tiếp tục thực tiến hành tích hồi quy nhằm xác định yếu tố nào ảnh hưởng, yếu tố nào không tác động và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc (quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh) dựa vào mô hình hồi quy đã đề cập ở chương 2

4.5.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Bảng 4.11: Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình

Mô hình Giá trị R R bình phương

Sai số chuẩn ước lượng

Nguồn: Kết quả phân tích trên phần mềm SPSS

Nhìn vào kết quả khi phân tích hồi quy bảng trên, giá trị R = 0.717, như vậy có thể nói rằng các biến trong mô hình có mối quan hệ tương quan với nhau R 2 = 0.515 (> 0.5) nên giá trị này thể hiện được mô hình tốt và phù hợp

Giá trị R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) = 0.501 (50.1%) > 0.5 (50%), con số này có ý nghĩa là 50.1% sự biến thiên của biến phụ thuộc (quyết định lựa trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại Hồ Chí Minh) được giải thích bởi 6 biến độc lập (CS, MT, DT, HP, VT, QB) Còn lại 49.9% thuộc ảnh hưởng từ những biến bên ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên

4.5.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

Quá trình phân tích bảng ANOVA cho thấy kiểm định F đạt giá trị F = 38,370 và trị số Sig = 0,000 (nhỏ hơn 0,05) Do đó, mô hình hồi quy tuyến tính được tác giả xây dựng đáp ứng các yêu cầu và phù hợp với tổng thể.

4.5.3 Hệ số hồi quy trong mô hình

Bảng 4.13: Phân tích hồi quy

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa t Sig

Thống kê đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn Beta Độ chấp nhận

Hệ số phóng đại phương sai (VIF)

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

Dựa vào bảng hồi quy vừa được phân tích, vài nhận định được đúc kết như sau:

Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) đều nhỏ hơn 2 Do đó, có thể kết luận rằng mô hình hồi quy không có sự hiện diện của hiện tượng đa cộng tuyến và đạt ý nghĩa thống kê, từ đó chấp nhận các nhân tố trong mô hình

Biến độc lập "nhận thức về sự hữu ích" có giá trị Sig = 0,000 (nhỏ hơn 0,05) và giá trị Beta chuẩn hóa = 0,244, cho thấy tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc "quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ" Cụ thể, khi yếu tố nhận thức về sự hữu ích tăng lên 1 đơn vị, quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh cũng tăng tương ứng 0,244 đơn vị.

Biến độc lập nhận thức sự hữu ích có giá trị Sig = 0.000 nhỏ hơn 0.05 và giá trị Beta chuẩn hóa = 0.335 Điều này cho thấy yếu tố nhận thức sự hữu ích có ảnh hưởng theo hướng thuận với biến phụ thuộc Khi yếu tố này có sự gia tăng lên 1 đơn vị sẽ dẫn đến việc sinh viên Đại học Ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh sẽ đưa ra quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ tăng tương ứng 0,335 đơn vị.

Biến độc lập danh tiếng: có giá trị Sig = 0.000 (nhỏ hơn 0.05) và có giá trị Beta chuẩn hóa = 0.216 Như vậy, yếu tố nhận thức sự hữu ích có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc Khi yếu tố này tăng lên 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh tăng tương ứng 0.216 đơn vị

Biến độc lập nhận thức sự hữu ích có giá trị Sig = 0,000 (nhỏ hơn 0,05) và giá trị Beta chuẩn hóa = 0,280 Điều này cho thấy yếu tố nhận thức sự hữu ích có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc Cụ thể, khi yếu tố này tăng lên 1 đơn vị, quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng tăng theo 0,280 đơn vị.

Biến độc lập vị trí thuận lợi: có giá trị Sig = 0.031 (nhỏ hơn 0.05) và có giá trị Beta chuẩn hóa = 0.111 Như vậy, yếu tố nhận thức sự hữu ích có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc Khi yếu tố này tăng lên 1 đơn vị thì quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh tăng tương ứng 0.111 đơn vị

Biến độc lập nhận thức tính hữu ích có tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh với giá trị Sig = 0.000 (nhỏ hơn 0.05) và giá trị Beta chuẩn hóa = 0.244 Do đó, khi nhận thức tính hữu dụng tăng 1 đơn vị, quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ tương ứng sẽ tăng 0.152 đơn vị.

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:

QD = -0.210 + 0.140CS + 0.339MT + 0.178DT + 0.164HP + 0.099VT + 0.151QB + ε

Phương trình hồi quy chuẩn hóa:

QD = 0.244CS + 0.335MT + 0.216DT + 0.280HP + 0.111VT + 0.306QB + ε

Sự khác nhau giữa hai phương trình chưa chuẩn hóa và chuẩn hóa:

Mô hình chưa chuẩn hóa, chúng ta không nhận xét thứ tự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc dựa vào hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa bởi các biến độc lập không đồng nhất về đơn vị hoặc nếu đồng nhất về đơn vị thì độ lệch chuẩn các biến tham gia vào hồi quy cũng khác nhau Nếu dùng hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa, chúng ta không thể so sánh được vì đơn vị đo và độ lệch chuẩn của các biến là khác nhau

Vì vậy, chúng ta sẽ cần dùng đến hệ số đã chuẩn hóa để đưa tất cả các biến cần so sánh về cùng một hệ quy chiếu

4.5.4 Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính

Sau khi hoàn thành quá trình phân tích hồi quy và thu được kết quả, quan trọng là tiến hành một bước kiểm tra và xem xét cẩn thận về việc xem liệu các giả định hồi quy đã được tuân thủ hay không Việc kiểm tra này là tương đối quan trọng, bởi vì kết quả tính toán từ phân tích hồi quy sẽ chỉ được coi là đáng tin cậy khi các giả định này không bị vi phạm

4.5.4.1 Phân phối chuẩn của phần dư

Tồn tại một số nguyên nhân khiến phần dư không tuân theo phân phối chuẩn, bao gồm việc sử dụng mô hình không đúng, lượng mẫu không đạt yêu cầu để thực hiện phân tích, và nhiều yếu tố khác Do đó, cần thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để kiểm tra tính phân phối của phần dư Trong việc kiểm tra, có hai phương pháp phổ biến thường được áp dụng là sử dụng biểu đồ Histogram và biểu đồ Normal P-P Plot để đánh giá tính phân phối của phần dư Ở nghiên cứu này, biểu đồ Histogram được tác giả sử dụng để kiểm định tính phân phối

Hình 4.1: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS

Từ biểu đồ ta thấy được, khi đặt chồng một đường cong phân phối chuẩn có dạng hình chuông lên biểu đồ tần số Ta thấy có sự phù hợp giữa đường cong phân phối chuẩn với dạng đồ thị của phân phối chuẩn Giá trị trung bình Mean = 1.21E-15 được xem như bằng 0, giá trị độ lệch chuẩn Std Dev = 0,986 xấp xỉ bằng 1 Từ đó, có thể kết luận, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn Vì vậy, kết luận được đưa ra là giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm

4.5.4.2 Kiểm định liên hệ tuyến tính

Thống kê mô tả cho các biến định lượng

Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết của mô hình Bảng 4.15 đánh giá các giả thuyết được đưa ra trong nghiên cứu sau khi chạy hồi quy

Bảng 4.15: Tóm tắt kết kiểm định giả thuyết nghiên cứu

STT Giả thuyết Nội dung Đánh giá

Cơ sở vật chất có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh

Môi trường học tập có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại thành phố Hồ Chí

Danh tiếng có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh

Học phí có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh

Vị trí thuận tiện có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh

Hoạt động quảng bá có tác động trực tiếp đến quyết định lựa chọn trung tâm tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Ngân hàng tại TP Hồ Chí Minh Các kênh quảng cáo trên mạng xã hội, các ấn phẩm truyền thông và các chương trình khuyến mãi đã góp phần nâng cao nhận thức về các trung tâm tiếng Anh, tạo động lực và thuyết phục sinh viên lựa chọn một trung tâm phù hợp với nhu cầu của mình Ngoài ra, việc cung cấp các thông tin về chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cũng có ảnh hưởng lớn đến quá trình ra quyết định của sinh viên.

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Sau quá trình phân tích mô hình, loại những biến xấu hoặc ít ý nghĩa thống kê, đưa ra một mô hình hồi quy chuẩn có sự tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, tác giả thu được 6 nhân tố chính bao gồm “Cơ sở vật chất” (CS), “Môi trường học tập” (MT), “Danh tiếng” (DT), “Học phí” (HP), “Vị trí thuận tiện” (VT), " Hoạt động quảng bá"(QB) theo mức độ tăng dần Và kết quả đo lường của mô hình nghiên cứu này chưa từng giống với mô hình nào trước đây Cụ thể sự khác biệt đến từ những bài nghiên cứu trước như sau: Đối với bài nghiên cứu của tác giả Miss Chris Chan (2016) với đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn học tiếng anh của học sinh tại trường dạy tư: trường hợp đặc biệt của một nhóm học sinh trung học thái đặc biệt”, đã thu thập được 1 biến độc lập và loại 1 biến độc lập sau khi chạy hồi quy và tác giả khẳng định biến đó không ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng Trong đó, mô hình hồi quy của nghiên cứu này bao môi trường học tập Đối với bài nghiên cứu “Kiểm tra các tiêu chí lựa chọn của sinh viên quốc tế về nền tảng giáo dục đại học tại các trường đại học tư thục ở Malaysia” của Siti Falindah Padlee, Abdul Razak Kamaruddin và Rohaizat Baharun (2010), cũng thu thập được

3 nhân tố theo mức độ giảm dần như sau: danh tiếng, học phí và cơ sở vật chất Nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Giang Nam và Đặng Thị Yến Nhi (2021) đã thu được 2 biến độc lập bao gồm vị trí thuận lợi và học phí

Nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ cho con từ 6-11 tuổi của phụ huynh tại thành phố Vũng Tàu” của tác giả Vũ Đức Thanh Châu và Phạm Thị Tuyết Nhung (2019) đã thu được biến độc lập bao gồm hoạt động quảng bá, vị trí thuận lợi và danh tiếng Đối với bài nghiên cứu của tác giả La Vĩnh Tín (2015) trên báo cáo “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường để học Tiếng Anh ở một số Trung tâm Ngoại ngữ tại thành phố Hồ Chí Minh” cũng thu được 3 nhân tố như sau: học phí, cơ sở vật chất và danh tiếng

Trong chương 4, tác giả tiến hành phân tích số liệu đã thu thập được bằng phần mềm SPSS 20.0 và sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy tuyến tính Trong phần phân tích hồi quy tuyến tính, tác giả đã đánh giá, kiểm định sự phù hợp của mô hình, phân tích hệ số hồi quy, phương trình hồi quy, kiểm định các giả định của hồi quy và các giả thuyết nghiên cứu của mô hình) Kết quả của chương 4 cho thấy cả 6 biến độc lập bao gồm cơ sở vật chất, môi trường học tập, danh tiếng, học phí, vị trí thuận tiện và hoạt động quảng bá đều có tác động đến biến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày đăng: 18/09/2024, 10:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ammarit, N., &amp; Fernando, M. C. 2016. Factors influencing Bangkokian adults' decision-making in choosing an English language school. Assumption Journal of Humanities and Social Sciences Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors influencing Bangkokian adults' decision-making in choosing an English language school
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo 2007. Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học (Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Bộ Giáo dục và Đào tạo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học (Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
3. Bùi Ngọc Cát Tường 2023. Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ đào tạo anh ngữ tại Trung tâm Anh ngữ Apollo Việt Nam Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ đào tạo anh ngữ tại Trung tâm Anh ngữ Apollo Việt Nam
5. Đoàn Thị Huế 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Nha Trang. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên Trường Đại học Nha Trang
6. Hampton, C. 2008. A case study of a summer music camp and the impact of participation on perceptions of the College of Music and the hosting university.[Doctoral dissertation, Florida State University] Sách, tạp chí
Tiêu đề: A case study of a summer music camp and the impact of participation on perceptions of the College of Music and the hosting university
7. Hoan, H. D. 2023. Factors affecting students' decisions on choosing an English center. Theseus Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors affecting students' decisions on choosing an English center
8. Hoàng Trọng &amp; Chu Nguyễn Mộng Ngọc 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh – Thư viện khoa toán – thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
10. Kim Ngọc. 2022. Nắm bắt 5 bước ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng để nâng tầm chiến lược marketing. Advertising Vietnam. Truy cập tại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nắm bắt 5 bước ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng để nâng tầm chiến lược marketing
11. Kim Ngọc. Nắm bắt 5 bước ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng để nâng tầm chiến lược marketing. https://advertisingvietnam.com/nam-bat-5-buoc-ra-quyet-dinh-mua-hang-cua-nguoi-tieu-dung-de-nang-tam-chien-luoc-marketing-p19226 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nắm bắt 5 bước ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng để nâng tầm chiến lược marketing
13. Lê Giang Nam và Đặng Thị Yến Nhi 2021. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn trung tâm anh ngữ tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn trung tâm anh ngữ tại Việt Nam
14. Mei Tang. Wei Pan. Mark D. Newmeyer 2008. Factors influencing High School student's career aspirations. University of Cincinnati. USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors influencing High School student's career aspirations
15. Nguyễn Bùi Phương Thùy 2023. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm anh ngữ Ielts Fighter của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 16. Nguyễn Minh Hà. 2012. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường.Đề tài nghiên cứu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm anh ngữ Ielts Fighter của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
17. Nguyễn Thị Minh Hoài 2023. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Trung tâm anh ngữ trên địa bàn TP.HCM của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Trung tâm anh ngữ trên địa bàn TP.HCM của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
18. Nunnally J. C. &amp; Burnstein I. H. 1994, Psychometric Theory (3rd ed.), New York: McGraw-Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: Psychometric Theory
19. Siti Falindah Padlee and Abdul Razak Kamaruddin, 2010, International Students’ Choice Behavior for Higher Education at Malaysian Private Universities, Faculty of Management &amp; Economics, Universiti Malaysia Terengganu Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Students’ "Choice Behavior for Higher Education at Malaysian Private Universities
22. Trần Thị Minh Đức 1996. Thực trạng học thêm ngoại ngữ của sinh viên, trường Đại học KHXH &amp; Nhân Văn – ĐHQGHN. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, KHXH, t. XII, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng học thêm ngoại ngữ của sinh viên, trường Đại học KHXH & Nhân Văn – ĐHQGHN
23. Tuyết Nhi 2020. Lí thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) là gì? Vietnambiz, 21 May. Truy cập tại&lt; https://vietnambiz.vn/li-thuyet-hanh-vi-hoach-dinh-theory-of-planned-behavior-tpb-la-gi 20200521142654248.htm&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) là gì
24. Tuyết Nhi 2020. Mô hình thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action - TRA) là gì? Vietnambiz, 21 May. Truy cập tại &lt; https://vietnambiz.vn/mo-hinh- thuyet-hanh-dong-hop-li-theory-of-reasoned-action-tra-la-gi20200521124442932.htm&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action - TRA) là gì
25. Võ Bảo Hoàng Châu 2022. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của Trung tâm Anh ngữ The V Language, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của Trung tâm Anh ngữ The V Language
26. Vũ Đức Châu Thanh, &amp; Phạm Thị Tuyết Nhung 2019. Các yếu tố tác động đến quyết định chọn trung tâm học tiếng Anh cho con ở lứa tuổi từ 6 -11 của phụ huynh tại thành phố Vũng Tàu. Tạp chí Công thương, 6(224-230) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố tác động đến quyết định chọn trung tâm học tiếng Anh cho con ở lứa tuổi từ 6 -11 của phụ huynh tại thành phố Vũng Tàu

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1:  Mô hình TRA - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.1 Mô hình TRA (Trang 25)
Hình 2.2: Mô hình thuyết hành vi dự định - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.2 Mô hình thuyết hành vi dự định (Trang 26)
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước (Trang 30)
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất (Trang 36)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 38)
Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo nghiên cứu chính thức - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 3.1 Tổng hợp thang đo nghiên cứu chính thức (Trang 42)
Bảng 4.1: Cơ cấu theo năm học - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.1 Cơ cấu theo năm học (Trang 51)
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo (Trang 52)
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO cho biến độc lập - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định KMO cho biến độc lập (Trang 55)
Bảng 4.4: Eigenvalues và phương sai trích - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.4 Eigenvalues và phương sai trích (Trang 56)
Bảng 4.5: Bảng ma trận xoay các biến quan sát của biến độc lập - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.5 Bảng ma trận xoay các biến quan sát của biến độc lập (Trang 57)
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO cho biến phụ thuộc - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định KMO cho biến phụ thuộc (Trang 59)
Bảng 4.7: Bảng ma trận chưa xoay các biến quan sát của biến phụ thuộc - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.7 Bảng ma trận chưa xoay các biến quan sát của biến phụ thuộc (Trang 59)
Bảng 4.9: Tóm tắt kết quả sau khi chạy ma trận xoay - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.9 Tóm tắt kết quả sau khi chạy ma trận xoay (Trang 60)
Bảng 4.10: Kết quả tương quan Pearson - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.10 Kết quả tương quan Pearson (Trang 61)
Bảng 4.12: Kiểm định ANOVA - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.12 Kiểm định ANOVA (Trang 63)
Bảng 4.13: Phân tích hồi quy - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.13 Phân tích hồi quy (Trang 63)
Hình 4.1: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 4.1 Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram (Trang 66)
Hình 4.2: Biểu đồ phân tán Scatter Plot - các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trung tâm anh ngữ của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 4.2 Biểu đồ phân tán Scatter Plot (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN