1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh

121 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 5,44 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.1. Lý do thực hiện đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài (18)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát (18)
      • 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (18)
      • 1.2.3. Các câu hỏi nghiên cứu (18)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (18)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (19)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (19)
    • 1.5. Đóng góp của đề tài (20)
    • 1.6. Bố cục đề tài (20)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN (20)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết (23)
      • 2.1.1. Khái niệm Học trực tuyến (E-Learning) (23)
      • 2.1.2. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) (27)
      • 2.1.3. Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Lý thuyết UTAUT) (28)
      • 2.1.4. Lý thuyết vốn xã hội (Lý thuyết SCT) (29)
    • 2.2. Lược khảo các lý thuyết, công trình nghiên cứu có liên quan (31)
      • 2.2.1. Các nghiên cứu trong nước (31)
      • 2.2.2. Các nghiên cứu ngoài nước (34)
    • 2.3. Nhận định từ lược khảo các công trình nghiên cứu (38)
    • 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết (39)
      • 2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (39)
      • 2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu (40)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (21)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu đề tài (46)
    • 3.2. Xây dựng thang đo, bảng khảo sát (47)
    • 3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu (57)
      • 3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu (57)
      • 3.3.2. Đối tượng nghiên cứu (57)
      • 3.3.3. Phương pháp chọn mẫu (57)
      • 3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu (58)
      • 3.3.5. Phương pháp thống kê mô tả (58)
      • 3.3.6. Phương pháp kiểm tra độ tin cậy – Cronbach’s Alpha (58)
      • 3.3.7. Phân tích nhân tố khám phá EFA (59)
      • 3.3.8. Phân tích hồi quy đa biến (60)
      • 3.3.9. Kiểm định sự phù hợp của mô hình (60)
      • 3.3.10. Kiểm định sự khác biệt trung bình (61)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (21)
    • 4.1. Phân tích dữ liệu (64)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả (64)
      • 4.1.2. Kiểm tra độ tin cậy thang đo – Cronbach’s Alpha (68)
      • 4.1.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (70)
      • 4.1.4. Phân tích tương quan Pearson (75)
      • 4.1.5. Kiểm định các khuyết tật trong mô hình (80)
      • 4.1.6. Kiểm định phần dư chuẩn hóa (82)
      • 4.1.7. Kiểm định sự bằng của các giá trị trung bình tổng thể (83)
    • 4.2. Thảo luận kết quả hồi quy (88)
      • 4.2.1. Mối quan hệ giữa Quyết định lựa chọn và Năng lực giảng viên (88)
      • 4.2.2. Mối quan hệ giữa Quyết định lựa chọn và Thái độ tích cực (89)
      • 4.2.3. Mối quan hệ giữa Quyết định lựa chọn và Điều kiện thuận lợi (89)
      • 4.2.4. Mối quan hệ giữa Quyết định lựa chọn và Hữu ích cảm nhận (90)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (93)
    • 5.1. Kết luận (93)
    • 5.2. Một số khuyến nghị (93)
      • 5.2.1. Đối với nhân tố năng lực giảng viên (93)
      • 5.2.2. Đối với nhân tố điều kiện thuận lợi (96)
      • 5.2.3. Đối với nhân tố tính hữu ích cảm nhận (97)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài (97)
    • 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo (98)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (100)

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi, Nguyễn Lê Hạo, tác giả của bài nghiên cứu: “Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến của sinh viên Đai học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh” xin c

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do thực hiện đề tài

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ ngày nay kết hợp với dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên phạm vi toàn cầu đã tạo ra những thay đổi đáng kể trong lĩnh vực giáo dục, góp phần tăng cường cơ hội sử dụng công nghệ kỹ thuật số đối với cả sinh viên và giảng viên Cũng vì thế, khóa học trực tuyến đã trở thành một phương tiện giáo dục linh hoạt và hiệu quả, tạo ra những cơ hội học tập không giới hạn đối với sinh viên Xây dựng trên nền tảng công nghệ, các khóa học trực tuyến không những đem tới sự sự thuận tiện tiết kệm thời gian và chi phí đối với cho người học mà còn tạo ra một không gian học tập đa dạng và linh hoạt Có thể đề cập đến một số ví dụ điển hình về các nền tảng học trực tuyến hiện nay như: Google Classroom, Microsoft, … Học trực tuyến còn có thể được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông xã hội, như Facebook và Instagram

Theo Global Market Insights, thị trường Học tập trực tuyến ước tính trị giá 339,3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022 và được dự đoán sẽ tăng lên khoảng 1,000 tỷ đô vào năm 2032 Đó là mức tăng khoảng 660 tỷ USD so với thời điểm hiện tại Sự tăng trưởng này được kỳ vọng với Tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) là 14% Điều đó phản ánh rằng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tăng về trải nghiệm học tập thực tế và đào tạo thực hành trong các lĩnh vực đang thúc đẩy việc áp dụng hệ thống học tập trực tuyến so với cách học truyền thống thông thường Sự lan rộng của đại dịch COVID-19 gần đây đã làm tăng quy mô thị trường một cách đáng kể Điều này xuất phát từ mối lo ngại ngày càng tăng về sự an toàn của tất cả những người liên quan, điều này càng dẫn đến kỹ thuật làm việc tại nhà để theo kịp các nhiệm vụ vận hành hàng ngày Tiếp theo đó là sự gia tăng nhu cầu về nền tảng học tập trực tuyến cho cả các tập đoàn và doanh nghiệp nhỏ Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này, hầu hết các tổ chức đều quyết định giải pháp là thiết lập một công cụ học tập được cá nhân hóa Lấy Coursera - nền tảng học trực tuyến hàng đầu được thành lập vào năm 2012 làm ví dụ, nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết "Năm 2016, 21 triệu sinh viên đăng ký các khóa học trực tuyến của Coursera, con số này tăng hàng năm khoảng 7 triệu trong hai năm tới Nhưng việc chuyển sang Coursera là làm việc từ xa khi đại dịch xảy ra đã khiến số lượng đăng ký mới tăng gấp ba lần, nâng con số lên 71 triệu vào năm 2020 và 92 triệu vào năm 2021” Đã có một xu hướng tăng liên tục ngay cả sau đại dịch và dự kiến nó sẽ tiếp tục tăng trưởng theo dự báo của ngành Học trực tuyến Chỉ riêng thị trường Giáo dục Trực tuyến ở Hoa Kỳ dự kiến sẽ có 77,9 triệu người dùng vào năm 2027

Nghiên cứu của Klopfer (2009) đã chứng minh rằng công nghệ không chỉ bị hạn chế trong lĩnh vực giải trí mà còn có thể ảnh hưởng sâu rộng đến quá trình tư duy, học tập, và tương tác của mọi người Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra ba yếu tố thành công quan trọng của mô hình học tập trực tuyến, chẳng hạn như sở thích học tập, sự tham gia và hiểu biết về khóa học Nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bao gồm đóng cửa các trường phổ thông và đại học; chuyển sang chế độ học trực tuyến hoàn toàn trong thời gian lây lan của virus Corona (Woodfield, Graham và Harrison 2013) Tất cả những nỗ lực dạy và học này đã tác động đến quá trình chuyển đổi giáo dục từ học tại trường sang học từ xa trong thời gian qua Tuy nhiên, vẫn còn những trở ngại, thách thức trong việc học tập trực tuyến Trong số này, khả năng truy cập Internet kém ở các trường học, khuôn viên trường và khu dân cư, chi phí của các gói Internet, các vấn đề về cơ sở vật chất công nghệ và thái độ của sinh viên là những vấn đề nổi bật (Muhammad và Kainat 2020) Cũng theo Muhammad và Kainat, một số học sinh ở các khu vực nông thôn hoặc vùng xa xôi có thể gặp khó khăn trong việc truy cập Internet do thiếu hạ tầng mạng hoặc không có dịch vụ Internet đủ mạnh Điều này dẫn đến việc học sinh phải đối mặt với tình trạng mất kết nối thường xuyên, giảm hiệu suất học tập và gây ảnh hưởng đến trải nghiệm học tập của họ Đối với những sinh viên phụ thuộc vào việc truy cập mạng để tham gia vào các hoạt động học tập trực tuyến, thách thức này có thể tạo ra một bức tường lớn đối với quyết định mua khóa học trực tuyến

Hiện nay có những đề tài nghiên cứu về quyết định mua các khóa học trực tuyến như nhóm tác giả Mann và Henneberry (2012) với đề tài “Những đặc điểm nào của sinh viên đại học ảnh hưởng đến họ quyết định lựa chọn các khóa học trực tuyến?” với các yếu tố tiềm năng góp phần gia tăng nhu cầu như sự thay đổi chiến lược của trường cao đẳng và đại học, đặc điểm của sinh viên, tác động tiềm tàng của công nghệ web 2.0 đối với sở thích giao tiếp và học tập của truyền thống Hay bài nghiên cứu của Claire Wladis, Katherine Hachey và Alyse C (2014) với đề tài “Vai trò của việc lựa chọn đăng ký trong giáo dục trực tuyến” với cơ sở lựa chọn khóa học và độ khó của khóa học là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua khóa học trực tuyến Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào ý định mua các khóa học trực tuyến, thường tập trung vào các yếu tố như tiện ích, chất lượng và chi phí (Srisatanon and Bunrueang 2016) nhưng các phân tích yếu tố vẫn còn rời rạc và chưa thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đây thường tập trung chủ yếu vào các yếu tố bên trong hệ thống E-learning, chưa thực sự tập trung vào tầm quan trọng của yếu tố như sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng hiện đại, thách thức về quản lý thời gian, hoặc các yếu tố xã hội và văn hóa đang ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các khóa học trực tuyến Vì thế tác giả nhận ra đây là khoảng trống mong muốn nghiên cứu, bằng cách tập trung vào mối quan hệ phức tạp giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài Từ đó tạo ra một cái nhìn đầy đủ và chi tiết hơn về quyết định lựa chọn các khóa học trực tuyến của sinh viên trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của xã hội hiện nay Đặc biệt, không chỉ sinh viên trường Đại học Ngân hàng nói riêng và ở Việt Nam nói chung có rất nhiều trang khóa học trực tuyến như: Hocmai.vn, Viettel Study, FUNiX, Topica, Unica, dành cho đa dạng lứa tuổi với giải pháp tiết kiệm thời gian và chi phí hợp lí (Học trực tuyến: Tốc độ phát triển nhanh mở ra kỷ nguyên đào tạo mới – VnExpress) Sau đại dịch Covid-19 vừa qua, loại hình đào tạo trực tuyến trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam

Với những lý do trên nên tác giả quyết định chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh” để nắm bắt rõ hơn về các nhân tố tác động chủ yếu đến quyết định mua các khóa học trực tuyến của sinh viên tại Đại học Ngân Hàng.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến của sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao và duy trì sử dụng khóa học trực tuyến ổn định

Xác định các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến của sinh viên trường đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh Đánh giá mức độ tác động của mỗi yếu tố đối với quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến của sinh viên trường đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh Đề xuất các hàm ý để các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện các chính sách nhằm tăng cường hiệu quả quản trị của các doanh nghiệp

Câu hỏi 1: Các yếu tố nào tác động đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến của sinh viên trường đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh?

Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các yếu tố đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến của sinh viên trường đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Câu hỏi 3: Những hàm ý quản trị nào được đưa ra nhằm nâng cao quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến của sinh viên trường đại học Ngân Hàng Thành phố

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượ ng nghiên c ứ u Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến của sinh viên trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh

Phạm vi nghiên cứu tại Trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh

Xét về mặt thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2024 và kết thúc tới tháng 4 năm 2024.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu ghiên cứu này áp dụng cả phương pháp định tính và định lượng, bao gồm hai giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

• Trong giai đoạn nghiên cứu định tính, các chủ đề liên quan đến quyết định mua khóa học trực tuyến của khách hàng đã được đánh giá, kèm theo việc thảo luận với các chuyên gia để điều chỉnh thang đo Mục tiêu của giai đoạn này là xây dựng các cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến của sinh viên Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Sau đó, việc xây dựng một thang đo nháp và tạo ra một bảng câu hỏi dựa trên ý kiến của người tham gia khảo sát đã từng quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến được tiếp tục với sự tư vấn từ giảng viên hướng dẫn

• Trong giai đoạn nghiên cứu định lượng, bảng câu hỏi được sử dụng để khảo sát ngẫu nhiên các sinh viên Đại học Ngân Hàng trên khu vực Thành phố Hồ Chí Minh đã từng quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến Sau khi thu thập thông tin và dữ liệu, phần mềm nghiên cứu SPSS được áp dụng để phân tích và rút ra kết quả từ các bảng như mô tả mẫu và phân tích các chỉ số, tính toán cho mức tin cậy Cronbach’s Alpha, tiến hành phân tích yếu tố EFA, kiểm tra tương quan giữa các biến, và thực hiện phân tích hồi quy, Sau khi hoàn thành nghiên cứu định lượng, tác giả sẽ phân tích kết quả, đánh giá mô hình nghiên cứu, thử nghiệm các giả thuyết, và đo lường tác động của các yếu tố để rút ra kết luận và đánh giá.

Đóng góp của đề tài

Về mặt lý thuyết, đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa và phân tích một cách toàn diện cơ sở lý thuyết liên quan đến khóa học trực tuyến Nhờ vào việc tổ chức và phân loại thông tin lý thuyết, nghiên cứu đã cung cấp cái nhìn tổng quan và chính xác về các yếu tố ảnh hưởng đến việc mua khóa học trực tuyến của sinh viên

Về mặt thực tiễn, đề tài đã thực hiện việc thu thập và phân tích dữ liệu, từ đó xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến Các kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm không chỉ làm rõ chiều hướng mà còn độ mạnh của tác động của các yếu tố này đối với quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến Dựa trên các phân tích và kết luận, đề tài đã đề xuất các biện pháp và giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản trị.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Khái ni ệ m H ọ c tr ự c tuy ế n (E-Learning)

Theo Nguyễn Thanh Phong và cộng sự (2021), hình thức học tập trực tuyến (Electronic Learning) được sử dụng để minh họa việc giáo dục đào tạo, học tập thông qua các phương tiện truyền thông và công nghệ thông tin Theo Huỳnh Yến Nhi và nhóm nghiên cứu (2021), phương pháp giáo dục trực tuyến này sử dụng mạng Internet và thiết bị kết nối mạng để truy cập vào các nền tảng học tập chứa đựng bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để hỗ trợ quá trình học tập của người học Thông qua việc sử dụng đường truyền băng thông rộng (WiMAX), kết nối không dây (WiFi) cũng như mạng nội bộ (LAN), kiến thức có thể được truyền đạt từ người dạy đến người học từ xa thông qua hình ảnh và âm thanh

Theo Zemsky và Massy (2004) đã đề xuất ba cách hiểu khác nhau về học tập trực tuyến, mở ra một góc nhìn đa chiều về bản chất của E-learning: (1) E-learning như một phương thức giáo dục từ xa, nghĩa là học viên không cần phải có mặt tại trường học hoặc lớp học truyền thống; (2) E-learning như một phần mềm hỗ trợ các hoạt động trực tuyến, tập trung vào vai trò quan trọng của các hệ thống quản lý học tập (LMS) với sự nhấn mạnh vào nguồn tài nguyên và tương tác giữa giáo viên và học viên; (3) E-learning như quá trình học thông qua các phương tiện điện tử, bao gồm việc sử dụng công nghệ và các phương tiện như video, âm thanh và các nền tảng trực tuyến Cách hiểu thứ ba được xem là toàn diện hơn so với hai quan điểm trước đó, giúp người học hiểu rõ hơn về E-learning

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, ngành giáo dục đã ghi nhận sự xuất hiện của hàng loạt thiết bị và phần mềm phục vụ việc học tập Tại Việt Nam, học tập đa phương tiện được hiểu là một phương pháp học tập cho phép sinh viên tự nghiên cứu bất kỳ lúc nào và tại bất kỳ địa điểm bằng cách thông qua các tư liệu điện tử đa phương tiện bao gồm bài giảng, hình ảnh và video Các phương pháp học tập trực tuyến bao gồm M-learning (học qua điện thoại thông minh), U-learning (học thông qua các phương pháp linh động tức thì), cũng như S-learning (phương thức học tập thông minh) Theo Chauhan (2018) thống kê có 11 nền tảng và công cụ phổ biến hàng đầu trên thế giới dành cho giáo viên và học viên được thể hiện trong Bảng 2.1

Bảng 2.1 Các nền tảng và công cụ hỗ trợ việc học tập dựa trên kĩ thuật số

Nền tảng/Công cụ Đặc điểm Các tính năng

Edmodo Ứng dụng website hoạt động như một công cụ tổ chức dạy học trực tuyến giúp tạo các nhóm học trực tuyến, quản lý và cung cấp tài liệu học tập, đánh giá tiến bộ của người học và cung cấp kênh tương tác với phụ huynh

Socrative Ứng dụng trên web được thiết kế để hỗ trợ giảng viên trong việc soạn bài

Giảng viên tạo câu hỏi Học viên tham gia đường link làm quiz tập và câu hỏi thông qua các mini-game

Nhận kết quả và nhận xét từ giáo viên

Trình duyệt bảo mật tuyệt đối

Có khả năng linh hoạt trong việc trình bày thông tin với các tính năng

TED-Ed Nền tảng cho phép học viên chia sẻ các ý tưởng

Thảo luận, thuyết trình và chia sẻ ý kiến cá nhân

Ck-12 Ứng dụng dành cho học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 được thiết kế để mang lại trải nghiệm học tập sáng tạo và thú vị với giao diện nguồn mở Ứng dụng này được phát triển để đáp ứng nhu cầu của cả giáo viên và học sinh

Chia sẻ và tạo tài liệu trên Internet gồm clip, âm thanh và bài tập

Nền tảng giao tiếp giáo dục giữa phụ huynh và người học

Tạo group và phản hồi cho người học

Trao đổi với phụ huynh bằng tin nhắn và thông báo

EduClipper Các giảng viên và học viên trên nền tảng có thể

Tạo Classes và lưu giữ các Portfolio chia sẻ và tìm tòi các tài liệu

Công cụ luyện kĩ năng đọc và viết giúp học viên có thể tự tạo ra các câu chuyện dựa vào trí tưởng tượng

Phản hồi cho học viên

Tổ chức lớp và chấm điểm

Công cụ tạo video chất lượng cao một cách nhanh chóng

Tạo nội dung âm thanh và hình ảnh phục vụ quá trình giảng dạy

Nền tảng học tập theo hình thức trò chơi (mini- game)

Câu hỏi kiểm tra dựa trên trắc nghiệm

Việc lựa chọn các nền tảng và công cụ kỹ thuật số để hỗ trợ quá trình học tập thường phụ thuộc vào kinh nghiệm, trải nghiệm và sự thích thú của học viên Theo nghiên cứu của Bujang và cộng sự (2020) đã tổng hợp các nền tảng và công cụ kỹ thuật số mà người học đã trải nghiệm

Bảng 2.2 Các nền tảng và công cụ hỗ trợ việc học tập dựa trên kĩ thuật số

Nền tảng/Công cụ Đặc điểm

Hệ thống quản lí học tập (LMS) Ứng dụng được phát triển để phân phối các tài liệu E-learning cho đa dạng học viên, cung cấp hỗ trợ cho người quản lý để dễ dàng theo dõi, điều chỉnh và đánh giá quá trình đào tạo một cách hiệu quả

Hệ thống truy cập nội dung học tập và đào tạo thông qua thiết bị di động, giúp người dạy và học viên kết nối với nhau thông qua máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh

Nền tảng giáo dục truy cập miễn phí vào các chương trình giáo dục đại học cho mọi người

Học qua video Học thông qua Youtube, Blog và các nền tảng video khác

Học qua trò chơi Xây dựng nhằm kích thích và hấp dẫn sự động viên trong quá trình học

2.1.2 Mô hình ch ấ p nh ậ n công ngh ệ (TAM)

Mô hình Chấp nhận Công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) là một trong những mô hình phổ biến nhất giúp xác định các nhân tố tác động đến sự chấp nhận công nghệ, được Davis giới thiệu vào năm 1989 Lúc đầu, Davis giới thiệu TAM như một sự mở rộng của lý thuyết Hành động Hợp lý (TRA) vì nhìn thấy rằng nó có tiềm năng lý giải mối liên hệ giữa người tiêu dùng và công nghệ trở nên rõ ràng hơn Mô hình này đặt trọng tâm vào Cảm nhận Sự Hữu ích (Perceived Usefulness) và Cảm nhận Sự Dễ sử dụng (Perceived Ease of Use)

Hình 2.1 Mô hình TAM Nguồn: Fred Davis (1989)

Theo Davis (1989), Cảm nhận sự hữu ích (PUF) và Cảm nhận sự dễ sử dụng (PEU) tác động đến sự chấp nhận của học viên đối với học tập trực tuyến PUF được coi là “mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ”, và PEU được coi là “mức độ mà một người tin rằng sự dụng một hệ thống cụ thể sẽ giảm bớt sự nỗ lực về thể chất và tinh thần”

2.1.3 Lý thuy ế t h ợ p nh ấ t v ề ch ấ p nh ậ n và s ử d ụ ng công ngh ệ (Lý thuy ế t UTAUT)

Thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT – Unified Theory of Acceptance and Use of Technology) được đề xuất bởi Venkatesh và đồng nghiệp (2003) Họ trình bày lý thuyết hợp nhất này qua bài nghiên cứu Sự chấp nhận Công nghệ thông tin của người dùng: Hướng tới một quan điểm thống nhất

Lý thuyết này được phát triển thông qua đánh giá và tổng hợp các cấu trúc từ các mô hình khoa học trước đó đã sử dụng để làm rõ hành vi sử dụng hệ thống dữ liệu (Mô hình chấp nhận công nghệ, mô hình sử dụng máy tính cá nhân, lý thuyết hành động, mô hình động lực, lý thuyết hành vi có hoạch định, phổ biến lý thuyết thay đổi và lý thuyết nhận thức xã hội) Hơn nữa, Venkatesh và cộng sự đã cho rằng bốn yếu tố chính như Kỳ vọng hiệu suất (PE), Kỳ vọng nỗ lực (EE), Ảnh hưởng xã hội (SI) và Điều kiện thuận lợi (FC) Thêm vào đó có bốn biến kiểm soát: Độ tuổi (A), Giới tính (G), Kinh nghiệm (E), Tự nguyện sử dụng (VU) trong UTAUT như hình sau:

Cảm nhận sự hữu ích

Cảm nhận sự dễ sự dụng Ý định hành vi Hành vi thực sự

Hình 2.2 Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003) 2.1.4 Lý thuy ế t v ố n xã h ộ i (Lý thuy ế t SCT)

Lý thuyết vốn xã hội (Social Capital Theory – SCT) đề cập đến các mối quan hệ được thiết lập bởi các chủ thể trong quá trình tương tác, chẳng hạn như chuẩn mực, sự tin cậy, niềm tin có đi có lại, nghĩa vụ và cam kết (Chiu, Hsu, và Wang

2006) Lý thuyết vốn xã hội cho rằng những mối quan hệ này ảnh hưởng đáng kể và thúc đẩy việc tạo ra và chia sẻ kiến thức trong các tổ chức (Nahapiet and Ghoshal

1998) Lý thuyết SCT được giới thiệu để bổ sung cho lý thuyết trao đổi xã hội nhằm cung cấp một góc nhìn quan hệ rất cần thiết cho các câu hỏi nghiên cứu của chúng ta Trong bối cảnh các nền tảng chia sẻ kiến thức trực tuyến, quá trình trao đổi kiến thức tạo ra và duy trì vốn xã hội, và vốn xã hội điều tiết trao đổi xã hội (Hall 2003)

Lược khảo các lý thuyết, công trình nghiên cứu có liên quan

2.2.1 Các nghiên c ứu trong nướ c

Nghiên cứu 1: Nghiên cứu mô hình lựa chọn tham gia học tập trực tuyến của sinh viên đại học tại TP Hồ Chí Minh của Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên và Cộng sự năm 2022

Bài viết phân tích các nhân tố tác động đến quyết định học tập trực tuyến của sinh viên đại học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Khảo sát 400 sinh viên tại các trường có cơ hội trải nghiệm hoặc có tiềm năng cho loại hình học tập trực tuyến được nhóm tác giả tiến hành Dữ liệu từ cuộc khảo sát này được phân tích theo phương pháp định lượng, bao gồm cả phân tích hồi quy tuyến tính và nhân tố khám phá (EFA) Sau khi phân tích dữ liệu, nghiên cứu cho thấy có 6 yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ tới lựa chọn học tập trực tuyến của sinh viên và được hiển thị ở hình dưới đây:

Hình 2.4 Mô hình lựa chọn E-learning của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí

Minh Nguồn: Nguyễn Lê Hoàng Thụy Tố Quyên và các cộng sự (2022)

Nghiên cứu 2: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến ngắn hạn của Đặng Thanh Tuấn, Trần Văn Hùng và Trần Thị Trúc Nhi năm 2023

Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả sử dụng phương pháp xếp hạng theo thứ tự ưu tiên (OPA – Ordinal Priority Approach) để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua khóa học trực tuyến ngắn hạn Nhóm tác giả xem xét được 5 tiêu chí chính bao gồm: Thiết kế Website, Tổ chức Website, Chương trình giảng dạy, Chất lượng nội dung và Nhu cầu khách hàng và kết quả khảo sát được đánh giá bởi 10 chuyên gia là giảng viên/quản lý tại trường đại học với chuyên ngành công nghệ thông tin Các bước phương pháp mô hình OPA gồm xác định các tiêu chí, xác định và xếp hạng các chuyên gia, xếp hạng các tiêu chí và giải mô hình OPA để tìm trọng số của các tiêu chí

Lãnh đạo, quản lý toàn diện trong đào tạo trực tuyến

Năng lực của giảng viên trong đào tạo trực tuyến

Cơ sở hạ tầng và công nghệ trong đào tạo trực tuyến

Hỗ trợ của trường đại học trong đào tạo trực tuyến Ảnh hưởng chính trị, xã hội trong đào tạo trực tuyến Ý thức cộng đồng học tập

Quyết định tham gia học tập trực tuyến

GIỚI TÍNH ĐỘ TUỔI TRÌNH ĐỘ

Nghiên cứu 3: Phân tích yếu tố tác động đến ý định tham gia học trực tuyến dưới góc độ của giảng viên: Một nghiên cứu điển hình về Việt Nam của Phạm Minh và Bùi Ngọc Tuấn Anh năm 2020

Nhóm tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu trên đã khảo sát và phân tích các nhân tố tác động đến ý định đăng ký chương trình đào tạo online của giảng viên đại học tại Việt Nam Nhóm tác giả sử dụng dữ liệu khảo sát đã lấy từ 232 giáo viên giảng dạy trong các trường đại học khu vực phía Nam Dữ liệu sau khi thu thập liền phân tích bằng phương pháp PLS-SEM sử dụng phần mềm SmartPLS Từ số liệu phân tích, tác giả thấy rằng Ý thức về tính hữu dụng và Thái độ đối với học tập trực tuyến là những nhân tố ảnh hưởng tích cực nhất đến Ý định tham dự E-learning của giảng viên

Nghiên cứu 4: Các nhân tố tác động đến ý định tham gia các khóa học tiếng anh trực tuyến miễn phí trên Youtube của sinh viên tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh của Huỳnh Yến Nhi và các cộng sự năm 2021

Yến Nhi và các cộng sự (2021) đã tiến hành nghiên cứu để phân tích những nhân tố tích cực tác động đến quyết định lựa chọn ứng dụng Youtube nhằm rèn luyện và tiến bộ các kỹ năng Tiếng Anh của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Dữ liệu của 209 sinh viên tham gia khảo sát các khóa học trực tuyến đã được thu thập thông qua bảng câu hỏi Sau khi thu thập dữ liệu, việc đánh giá độ tin cậy và tính hợp lệ của thang đo đã được thực hiện kèm theo việc kiểm tra thang đo và sự phù hợp của mô hình Để xác minh tính chính xác, nhóm tác giả đã sử dụng hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm tra tính hợp lệ và sự phân biệt giữa các yếu tố sau khi mã hóa bằng SPSS Từ kết quả nghiên cứu cho thấy ý định sử dụng ứng dụng Youtube của sinh viên đã chịu tác động từ 05 nhân tố và được trình bày bởi mô hình sau:

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định tham gia các khóa học tiếng anh trực tuyến miễn phí trên Youtube của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Nguồn: Huỳnh Yến Nhi và các cộng sự (2021)

Nghiên cứu 5: Sự sẵn sàng tham gia các khóa học trực tuyến của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội của Nguyễn Nam Phương, Nguyễn Văn Tú năm 2023

Kết quả của việc khảo sát về mức độ sẵn sàng học trực tuyến của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã được trình bày trong bài nghiên cứu này Nhóm tác giả đã thiết kế và phân phối phiếu khảo sát, lấy dữ liệu bằng cách gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến Tổng cộng có 348 phiếu được trả về và chũng đã được đưa vào quá trình phân tích bằng phần mềm SPSS, với việc áp dụng khoảng thang đo của thang Likert 5 Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ sẵn sàng tham gia học trực tuyến của sinh viên qua các yếu tố: Điều kiện học tập, Năng lực tự điều chỉnh của người học, Thái độ của họ đối với việc học trực tuyến và Hiệu quả của việc học trực tuyến

Nghiên cứu 1: Các nhân tố tác động tới việc lựa chọn học thêm các chương trình cấp bằng Cử nhân trực tuyến của Srisatanon, P., & Bunrueang, S năm 2016

Tính hữu ích cảm nhận

Tính dễ sử dụng Thái độ Chuẩn chủ quan Điều kiện thuận lợi Ý định tham gia các khóa học tiếng anh trực tuyến miễn phí trên Youtube

Bài nghiên cứu được trình bày với mục đích khảo sát các yếu tố nhân khẩu học có ảnh hưởng đến quyết định tham gia các khóa học Cử nhân trực tuyến Nghiên cứu cũng tập trung vào việc đánh giá ảnh hưởng của hoàn cảnh và các yếu tố khác đối với quyết định lựa chọn các khóa học trực tuyến Nhóm tác giả đã tiến hành một cuộc khảo sát trực tuyến, thu thập được 500 mẫu khảo sát để phân tích bằng phần mềm SPSS, đánh giá thông qua giá trị trung bình và độ lệch chuẩn Kiểm tra phương sai thống kê T-Test (ANOVA một chiều), mối quan hệ Pearson và Chi- Square Bài nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn học thêm chương trình Cử nhân trực tuyến bao gồm: Nhân khẩu học, Chương trình giảng dạy và Marketing Mix (7Ps)

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn học thêm các chương trình cấp bằng Cử nhân trực tuyến Nguồn: Srisatanon, P., và Bunrueang, S (2016)

Nghiên cứu 2: Bạn đã sẵn sàng chưa? Đánh giá về học tập trực tuyến: Sự sẵn sàng của sinh viên đại học của Ellen Chung, Norlina Mohamed Noor, Vloreen Nity Mathew năm 2020

Mục đích của bài nghiên cứu điều tra mức độ sẵn sàng tham gia học trực tuyến của sinh viên tại UiTM Sarawak Nhóm tác giả đã thực hiện thang đo mức độ sẵn sàng học trực tuyến (ORLS) dựa trên thu thập khảo sát từ 91 sinh viên ba chương trình học khác nhau Bằng cách sử dụng SPSS để phân tích và xử lý dữ liệu, các yếu tố dẫn đến sự sẵn sàng học trực tuyến của học sinh bao gồm Khả năng tự sử dụng máy Giới tính

Nhân tố về giáo trình

- Chương trình giảng dạy và học tập

- Thành tích trong học tập

Nhân tố Marketing hỗn hợp 7Ps

- Bắng chứng vật lý và trình bày

Quyết định học chương trình Cử nhân Trực tuyến tính và Internet, Khả năng tự học tập, Khả năng kiểm soát người học và Khả năng tự giao tiếp trực tuyến hiệu quả

Nghiên cứu 3: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định mua các khóa học trực tuyến của người tiêu dùng Thái Lan của Duke Leepipatnavit năm 2020

Nhận định từ lược khảo các công trình nghiên cứu

Tổng hợp các mô hình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau Các yếu tố như Thái độ, Lòng tin, Nhận thức dễ sử dụng, Nhận thức hữu ích, và Ý định (Phạm Minh và Bùi Ngọc Tuấn Anh 2020); Điều kiện học tập, Năng lực tự điều chỉnh, và Hiệu quả của việc học trực tuyến (Nguyễn Nam Phương và Nguyễn Văn Tú 2023); cùng với Khả năng tự sử dụng máy tính và Internet, Khả năng tự học tập, Khả năng kiểm soát người học, và Khả năng tự giao tiếp trực tuyến hiệu quả (Ellen Chung, Norlina Mohamed Noor và Vloreen Nity Mathew 2020) đều được xem xét

Mặc dù có nhiều nghiên cứu tập trung vào ý định mua các khóa học trực tuyến, tuy nhiên, các phân tích vẫn chưa thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố Các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào các yếu tố bên trong hệ thống E- learning nhưng chưa thực sự tập trung vào các yếu tố như sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng hiện đại, thách thức về quản lý thời gian, hoặc các yếu tố xã hội và văn hóa đang ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn các khóa học trực tuyến Với nhận thức về những khoảng trống này, việc tập trung vào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến của sinh viên Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh được nhận ra là cần thiết bởi tác giả, và bộ cơ sở dữ liệu được cập nhật hơn so với các nghiên cứu trước đó sẽ được sử dụng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu đề tài

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu đề tài Nguồn: Nguyễn Định Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2012)

Quy trình nghiên cứu được tác giả sử dụng gồm 10 bước cụ thể, bắt đầu xây dựng thang đo nháp và thực hiện các phỏng vấn để xây dựng thang đo chính thức, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu chính thức Khi có kết quả từ nghiên cứu chính thức, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua phương pháp Cronbach's Alpha và kiểm định EFA (Exploratory Factor Analysis) để khám phá cấu trúc ẩn của dữ liệu

Sau khi hoàn thành các kiểm định ban đầu, tiếp tục làm rõ và hoàn thiện thang đo Cuối cùng phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện để kiểm tra mô hình và xác nhận các giả thuyết đã đề xuất Quy trình này được triển khai một cách cẩn thận và chi tiết, đảm bảo rằng các kết quả của nghiên cứu là tin cậy và có giá trị trong lĩnh vực tương ứng.

Xây dựng thang đo, bảng khảo sát

Dựa trên nền tảng lý thuyết đã trình bày ở chương 2, nghiên cứu Bảng 2 đã đề xuất một thang đo dự thảo gồm 23 biến quan sát nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến của sinh viên Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Thang đo Likert 5 điểm đã được sử dụng trong nghien cứu để đánh giá các yếu tố tác động đến quyết định của sinh viên Đại học Ngân hàng TP HCM trong việc đăng ký khóa học trực tuyến Thang đo này được sử dụng để xác định mức độ hoặc không hoàn toàn có sự nhất quán giữa người tham gia và các phát biểu Những người trả lời được yêu cầu phản ánh mức độ theo ý kiến cá nhân của họ với một loạt các tuyên bố Mỗi thang đo có năm loại câu trả lời khả thi, từ 1 là hoàn toàn không đồng ý đến 5 là hoàn toàn đồng ý (Lederer Antonucci và Goeke 2011)

Bảng 3.1 Xây dựng thang đo nháp

Khái niệm Biến quan sát Nguồn

Tôi chú trọng tới khả năng sử dụng công nghệ thông tin của giảng viên

Tố Quyên và các cộng sự

Giảng viên cần hỗ trợ để các học viên kết nối với nhau và tương tác trong quá trình học

Giảng viên nên hướng dẫn các cuộc thảo luận tập trung vào các vấn đề liên quan để tăng cường hiệu quả học tập của người học

Giảng viên nên phản hồi liên tục và kịp thời

Giảng viên cần có khả năng lắng nghe và hiểu biết về người học trong việc học và những vấn đề liên quan

Tôi cảm thấy rằng việc tham gia vào một khóa học trực tuyến có thể giúp tôi học tốt hơn so với việc phải đến học trực tiếp tại các cơ sở đào tạo Huỳnh Yến Nhi và các cộng sự (2021) Tôi cảm thấy được khích lệ hơn để học khi tham gia một khóa học trực tuyến so với việc phải đến trực tiếp lớp học tại các cơ sở đào tạo

Tôi thấy mình có động lực học nhiều hơn khi tiếp tục tham gia các khóa học trực tuyến khác Điều kiện thuận lợi

Tôi sở hữu các thiết bị công nghệ cần thiết để tham gia học trực tuyến

Huỳnh Yến Nhi và các cộng sự (2021) Việc kết nối với Internet ở Việt Nam rất thuận tiện và dễ dàng cho việc tham gia học trực tuyến

Tôi dễ dàng tìm thấy các thông tin đáng tin cậy về học trực tuyến ở Việt

Tôi có thể học trực tuyến ở mọi nơi và bất cứ khi nào, miễn là có kết nối

Tôi chủ động được thời gian trong việc bố trí thời gian học trực tuyến

Tôi tự tin rằng tôi có thể sử dụng các thiết bị thông minh để học trực tuyến

Tố Quyên và các cộng sự

Tôi tự tin tham gia học trực tuyến để trau dồi kiến thức cũng như giải quyết các vấn đề

Tôi tin rằng mình sẽ tham gia thảo luận khi học trực tuyến

Tôi có thể sử dụng các tính năng mới khi học trực tuyến trên các ứng dụng online

Tính hữu ích cảm nhận

Tôi nâng cao khả năng học tập của mình khi sử dụng hệ thống học trực tuyến

Huỳnh Yến Nhi và các cộng sự (2021)

Tôi có thể cải thiện trình độ học vấn của mình bằng cách sử dụng hệ thống học trực tuyến

Tôi nhận thấy rằng các khóa học trực tuyến mang lại ích lợi cho bản thân

Lựa chọn tham gia các khóa học trực tuyến được xem là đúng đắn

Tố Quyên và các cộng sự

Tôi sẽ tiếp tục tham gia các khóa học trực tuyến trong thời gian dài

Tôi sẽ chia sẻ lợi ích của khóa học trực tuyến cho nhiều người khác để họ có cơ hội cùng biết và học hỏi

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy các yếu tố: năng lực giảng viên, thái độ tích cực, điều kiện thuận lợi, năng lực bản thân và quyết định lựa chọn đều có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến của sinh viên Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu gồm 06 thang đo với 23 biến quan sát được thể hiện qua 23 câu hỏi Cụ thể như sau:

− Thang đo năng lực giảng viên được đo lường thông qua 05 biến quan sát được kí hiệu là NLGV1, NLGV2, NLGV3, NLGV4, NLGV5

− Thang đo thái độ tích cực được đo lường thông qua 03 biến quan sát được kí hiệu là TDTC1, TDTC2, TDTC3

− Thang đo điều kiện thuận lợi được đo lường thông qua 05 biến quan sát được kí hiệu là DKTL1, DKTL2, DKTL3, DKTL4, DKTL5

− Thang đo năng lực bản thân được đo lường thông qua 04 biến quan sát được kí hiệu là NLBT1, NLBT2, NLBT3, NLBT4

− Thang đo tính hữu ích cảm nhận được đo lường thông qua 03 biến quan sát được kí hiệu là HICN1, HICN2, HICN3

− Thang đo quyết định lựa chọn được đo lường thông qua 03 biến quan sát được kí hiệu là QDLC1, QDLC2, QDLC3

Tác giả xây dựng thang đo Likert 5 mức độ: 1 = Hoàn toàn không đồng ý, 2 Không đồng ý, 3 = Bình thường, 4 = Đồng ý, 5 = Hoàn toàn đồng ý

Bảng 3.2 Xây dựng thang đo

Khái niệm Phát biểu Kí hiệu

Tôi chú trọng đến khả năng sử dụng công nghệ thông tin của giảng viên

Giảng viên cần hỗ trợ để các học viên kết nối với nhau và tương tác trong quá trình học

Giảng viên nên hướng dẫn các cuộc thảo luận tập trung vào các vấn đề liên quan để tăng cường hiệu quả học tập của người học

Giảng viên nên phản hồi liên tục và kịp thời

Giảng viên cần có khả năng lắng nghe và hiểu biết về người học trong việc học và những vấn đề liên quan

Tôi cảm thấy rằng việc tham gia vào một khóa học trực tuyến có thể giúp tôi học tốt hơn khi đến lớp học trực tiếp

Tôi cảm thấy có động lực học nhiều hơn khi tham gia một khóa học trực tuyến so với đến lớp học trực tiếp

Tôi thấy mình có động lực học nhiều hơn khi tiếp tục tham gia các khóa học trực tuyến khác

TDTC3 Điều kiện thuận lợi

Tôi sở hữu các thiết bị công nghệ cần thiết để tham gia học trực tuyến

Việc kết nối với Internet ở Việt Nam rất thuận tiện và dễ dàng cho việc tham gia học trực tuyến

Tôi có thể học trực tuyến ở mọi nơi và bất cứ khi nào, miễn là có kết nối

Tôi dễ dàng tìm thấy các thông tin đáng tin cậy về học trực tuyến ở Việt

Tôi chủ động được thời gian trong việc bố trí thời gian học trực tuyến

Tôi tự tin rằng tôi có thể sử dụng các thiết bị thông minh để học trực tuyến

Tôi tự tin tham gia học trực tuyến để trau dồi kiến thức cũng như giải quyết các vấn đề

Tôi tin rằng mình sẽ tham gia thảo luận khi học trực tuyến

Tôi có thể sử dụng các tính năng mới khi học trực tuyến trên các ứng dụng online

Tính hữu ích cảm nhận

Tôi nâng cao khả năng học tập của mình khi sử dụng hệ thống học trực tuyến

Tôi có thể cải thiện trình độ học vấn của mình bằng cách sử dụng hệ thống học trực tuyến

Tôi nhận thấy rằng các khóa học trực tuyến mang lại ích lợi cho bản thân

Lựa chọn tham gia các khóa học trực tuyến được xem là đúng đắn

Tôi sẽ tiếp tục tham gia các khóa học trực tuyến trong thời gian dài

Tôi sẽ chia sẻ lợi ích của khóa học trực tuyến cho nhiều người khác để họ có cơ hội cùng biết và học hỏi

Bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm ba phần: phần đầu tiên được sử dụng để lọc dữ liệu, bao gồm các câu hỏi nhằm mục đích chọn ra người tham gia khảo sát từ số lượng lớn người tham gia nghiên cứu, trong trường hợp này là để xác định xem người tham gia có phải là sinh viên đại học Ngân hàng Phần tiếp theo chứa các câu hỏi để thu thập dữ liệu cần thiết cho mục đích nghiên cứu: mức độ đồng ý của các sinh viên đối với các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến

Trong phần kế tiếp của đề tài, phương pháp sử dụng là thang đo Likert 5 mức độ Thang đo này yêu cầu người tham gia phải chọn một trong năm mức độ phản hồi cho mỗi câu hỏi, dựa trên loạt các phát biểu liên quan đến thái độ Phần ba bao gồm thông tin cá nhân của mỗi người tham gia bao gồm độ tuổi, giới tính, việc sử dụng khóa học trực tuyến, và thu nhập Cả phần một và phần ba đều áp dụng dạng câu hỏi một lựa chọn, trong đó người tham gia chỉ được chọn một trong các phương án trả lời có sẵn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phân tích dữ liệu

4.1.1.1 M ẫ u nghiên c ứ u Đối tượng tác giả nghiên cứu là những sinh viên đã và đang lựa chọn mua khóa học trực tuyến tại trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

Thông qua quá trình thu thập dữ liệu bằng khảo sát biểu mẫu Google Form, tác giả đã thu về được 261 mẫu khảo sát, trong đó…

4.1.1.2 Th ố ng kê mô t ả các bi ến đị nh tính

Các số liệu thống kê mô tả về 261 mẫu khảo sát dược trình bày trong bảng dưới đây

B ả ng 4.1 T ổ ng h ợ p s ố li ệ u th ố ng kê mô t ả m ẫ u

Thông tin cá nhân Mẫu N = 261

Mua ít nhất 1 khóa học trực tuyến

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0

Về giới tính: Số lượng sinh viên trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh tham gia khảo sát là 261 sinh viên, tương ứng 28% sinh viên nam và 72% sinh viên nữ

Về độ tuổi: Từ bảng số liệu trên cho thấy, tỉ lệ sinh viên từ 18 – 20 tuổi chiếm 20.7%, từ 20 – 22 tuổi chiếm 24.5% tỉ lệ sinh viên và cuối cùng là 54.8% sinh viên ở độ tuổi trên 22

Về sinh viên Đại học Ngân hàng: Bảng số liệu cho thấy có 251 sinh viên đang học tại trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh tương ứng 96.2 %, còn lại là các sinh viên đang học tập tại các trường khác chiếm 3.8 % Tác giả học cùng trường với các sinh viên tham gia khảo sát chiếm đa số là hợp lí

Về chi tiêu: Sinh viên chi tiêu hàng tháng dưới 2 triệu đồng chiếm đa số với

46.4% Tiếp theo từ 2 – 5 triệu đồng chiếm 24.1 %, còn lại từ 5 – 8 triệu đồng và trên 8 triệu đồng chiếm tỉ lệ lần lượt là 17.2 % và 12.3%

Về mua khóa học trực tuyến: Tỉ lệ sinh viên đã từng và đang lựa chọn khóa học trực tuyến chiếm phần lớn với 82.4% so với 17.6% tỉ lệ sinh viên chưa từng mua khóa học trực tuyến

4.1.1.3 Th ố ng kê mô t ả bi ến định lượ ng

Bảng câu hỏi trong cuộc khảo sát được xây dựng với thang đo Likert 5 mức độ để đo lường Do đó, việc sử dụng kỹ thuật thống kê trung bình đã được lựa chọn bởi tác giả để tổng quan hóa nhận thức của đối tượng khảo sát với các câu hỏi trong bảng câu hỏi Điều này giúp phản ảnh rõ hơn về quan điểm của người tham gia khảo sát về các vấn đề được nêu ra

B ả ng 4.2 Th ố ng kê mô t ả các bi ến định lượ ng

Thang đo Biến quan sát Giá trị nhỏ nhất

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

TDTC3 1 5 3.82 920 Điều kiện thuận lợi

Tính hữu ích cảm nhận

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0

Kết quả khảo sát cho thấy mức đánh giá thấp nhất của các câu hỏi điều tra là mức 1 và cao nhất là mức 5, giá trị trung bình đều lớn hơn 3 và độ lệch chuẩn khá nhỏ, ngoại trừ 2 biến quan sát HICN1 và QDLC1 Như vậy, kết quả đã bước đầu cho thấy rằng mức độ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khóa học tuyến đã được bước đầu xác định là mức khá cao

4.1.2 Ki ểm tra độ tin c ậy thang đo – Cronbach’s Alpha

Bảng 4.3 Kiểm tra độ tin cậy thang đo

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Năng lực giảng viên (NLGV); Cronbach’s Alpha = 0.835

Thái độ tích cực (TDTC); Cronbach’s Alpha = 0.794

TDTC3 7.69 2.946 606 751 Điều kiện thuận lợi (DKTL); Cronbach’s Alpha = 800

Năng lực bản thân (NLBT); Cronbach’s Alpha = 792

Tính hữu ích cảm nhận (HICN); Cronbach’s Alpha = 808

Quyết định lựa chọn (QDLC); Cronbach’s Alpha = 807

Dựa vào bảng 4.3, ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các thang đo đều lớn hơn 0,7, thấp nhất là 0,792 thuộc về thang đo năng lực bản thân (NLBT) Điều đó là minh chứng cho thấy các thang đo được sử dụng trong mô hình hoàn toàn phù hợp và đảm bộ tin cậy Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu ngoài việc đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha mà còn chú ý đến hệ số tương quan biến tổng của từng biến quan sát trong mỗi thang đo Đối với thang đo năng lực giảng viên (NLGV), kết quả thật sự rõ ràng khi tất cả các biến trong thang đo đều có giá trị lớn hơn 0,3, thấp nhất là biến quan sát NLGV4 (0,585) và cao nhất là biến quan sát NLGV1 (0,686) Đối với thang đo thái độ tích cực (TĐTC), hệ số tương quan tổng của các biến quan sát đều thõa mãn điều kiện tối thiểu để các biến quan sát có sự phù hợp với thang đo (> 0,3), thấp nhất là biến quan sát TDTC3 (0,606) và cao nhất là biến quan sát TDTC2 (0,685) Đối với thang đo điều kiện thuận lợi (DKTL), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 (thõa mãn yêu cầu), trong đó hệ số tương quan biến tổng của từng biến quan sát theo thứ tự từ thấp nhất đến lớn nhất là DKTL5 (0,635), DKTL1 (0,626), DKTL4 (0,584), DKTL2 (0,581) và DKTL3 (0,498) Đối với thang đo năng lực bản thân thân (NLBT), hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát theo thứ tự từ cao nhất đến thấp nhất là NLBT1 (0,560), NLBT4 (0,592), NLBT3 (0,624) và NLBT2 (0,631), đều lớn hơn 0,3 Qua đó, ta thấy rằng các biến quan sát trong bài đều có sự tương quan rất tốt với biến tổng

Hệ số tương quan biến – tổng của từng biến quan sát trong cả hai thang đo tính hữu ích cảm nhận (HICN) và quyết định lựa chọn (QDLC) đều đạt tiêu chuẩn, thấp nhất là biến quan sát HICN3 (0,623) của thang đo tính hữu ích cảm nhận và biến quan sát QDLC1 (0,652) của thang đo quyết định lựa chọn

4.1.3 Phân tích nhân t ố khám phá EFA

4.1.3.1 Đố i v ớ i các bi ến độ c l ậ p

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

B ả ng 4.4 Ki ểm đị nh KMO và Barlett

Dựa vào kết quả kiểm định KMO và Bartlett ta thấy được rằng hệ số kiểm định KMO bằng 0,860 (nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1) Bên cạnh đó, giá trị của kiểm định Bartlett đạt tiêu chuẩn (sig = 0,000 < 0,05) Qua đó, ta thấy rằng 20 biến quan sát của các biến độc lập hoàn toàn có đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA

Dựa vào bảng “kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)”, 20 biến quan sát của các thang đo độc lập được chia đều vào 05 nhân tố Tuy nhiên để kiểm định rằng 20 biến quan sát đó được chia vào 05 nhân tố có phù hợp hay không, chúng ta cần phải chú ý đến kết quả của hệ số Eigenvalue và tổng phương sai trích Bằng phép xoay nhân tố Varimax và phương pháp nghiên cứu thành phần chủ yếu, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số Eigenvalue = 1,040 (>1) và tổng phương sai trích 66,152% (50%), nghĩa là việc 20 nhân tố quan sát được chia thành 05 nhân tố là hoàn toàn phù hợp Ở bước tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu xem các biến quan sát nào được chia vào cùng một nhân tố và có đúng như kỳ vọng ban đầu của mô hình nghiên cứu hay không

B ả ng 4 5 K ế t qu ả phân tích nhân t ố khám phá EFA

Các nhân tố thành phần

NLBT2 0,727 ĐKTL2 0,761 ĐKTL1 0,749 ĐKTL5 0,720 ĐKTL4 0,668

Dựa vào bảng trên ta thấy rằng 20 biến quan sát của các thang đo biến độc lập được chưa vào 05 nhân tố như sau:

- Thang đo năng lực giảng viên (NLGV) bao gồm các biến NLGV1, NLGV2, NLGV3, NLGV4 và NLGV5 được phân bổ vào trong cùng 1 nhóm nhân tố, do đó ta có thể kết luận rằng không có bất kỳ sự thay đổi nào đối với thang đo năng lực giảng viên theo kỳ vọng ban đầu

- Thang đo năng lực bản thân (NLBT) bao gồm các biến NLBT1, NLBT2, NLBT3 và NLGV4 được phân bổ vào trong cùng 1 nhóm nhân tố, do đó ta có thể kết luận rằng không có bất kỳ sự thay đổi nào đối với thang đo năng lực giảng viên theo kỳ vọng ban đầu

- Thang đo điều kiện thuận lợi (ĐKTL) ban đầu bao gồm các biến ĐKTL1, ĐKTL2, ĐKTL3, ĐKTL4 và ĐKTL5 được đề tài đưa vào cùng một thang đo, tuy nhiên kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lại không cho kết quả như kỳ vọng (biến ĐKTL3 không được kiểm định đánh giá là chưa phù hợp với thang đo điều kiện thuận lợi)

- Thang đo thái độ tích cực (TĐTC) theo kỳ vọng ban đầu chỉ bao gồm các biến quan sát TĐTC1, TĐTC2, và TĐTC3 Tuy nhiên, kết quả phân tích nhân tích khám phá (EFA), biến ĐKTL3 của thang đo điều kiện thuận lợi lại phù hợp hơn với thang đo thái độ tích cực Lý giải cho điều này, tác giả cho rằng việc mọi người chủ động trong việc học ở bất kỳ đâu, ở bất kỳ lúc phần nào đó cũng do thái độ của người học Một người thật sự muốn tham gia vào một lớp học hoặc học tập để nâng cao phát triển bản thân thì thái độ tích cực chủ động vượt qua khó khăn trong học tập lại là yếu tố quan trọng hơn việc “phải có kết nối Internet” Nếu một người không có thái độ tích cực hoặc ham học hỏi thì dù là có đủ điều kiện thuận lợi cũng sẽ không muốn tiến lên, ngược lại những người có thái độ tích cực thì các ảnh hưởng ngoại quan sẽ không thể ảnh hưởng đến việc học của họ Ví dụ, khi không có kết nối Internet, các bạn có thể tìm đến một số nơi có chi phí thấp hoặc hoàn toàn miễn phí để được kết nối mạng (như thư viện hoặc các quán cà phê trong khuôn viên trường)

Thảo luận kết quả hồi quy

4.2.1 M ố i quan h ệ gi ữ a Quy ết đị nh l ự a ch ọn và Năng lự c gi ả ng viên Đề tài nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến của các sinh viên với năng lực giảng viên ở mức ý nghĩa 1% Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Smith và cộng sự (2020) khi nhóm nghiên cứu này khẳng định rằng Năng lực giảng viên là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn Họ chỉ ra rằng sinh viên có xu hướng ưu thích khóa học có giảng viên có trình độ chuyên môn cao, có khả năng truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và tạo ra môi trường học tập tích cực

Bên cạnh đó, Wang và cộng sự (2018), họ đã tìm ra mối quan hệ tích cực giữa Quyết định lựa chọn và Năng lực giảng viên Họ nhấn mạnh rằng sự chất lượng của giảng viên trực tuyến có anh hưởng đáng kể đến quyết định của sinh viên trong việc lựa chọn khóa học, và sự chuyên nghiệp, nhiệt huyết của giảng viên được xem xét là yếu tố quan trọng Tóm lại, mối quan hệ tích cực giữa Quyết định lựa chọn và Năng lực giảng viên có thể được lý giải bởi sự ảnh hưởng đáng kể của chất lượng giảng dạy lên trải nghiệm học tập của sinh viên Năng lực giảng viên không chỉ đo lường sự chuyên nghiệp và kiến thức của giảng viên mà còn phản ánh khả năng truyền đạt thông tin và tạo ra môi trường học tập tích cực Sinh viên thường có xu hướng ưa thích các khóa học mà có giảng viên có năng lực, linh hoạt và mang lại trải nghiệm học tập chất lượng

4.2.2 M ố i quan h ệ gi ữ a Quy ết đị nh l ự a ch ọn và Thái độ tích c ự c Đề tài nghiên cứu tìm thấy mối tương quan thuận giữa Quyết định lựa chọn và Thái độ tích cực ở độ tin cậy 99% Kết quả này đồng nhất với một số nghiên cứu khác, khi các nhà nghiên cứu cho rằng Thái độ tích cực là một trong hai tố chính ảnh hưởng đến Quyết định lựa chọn Sinh viên cũng có xu hướng chọn các khóa học mà họ cảm nhận đem đến sự tích cực và ý nghĩa đối với quá trình học tập bản thân và nghề nghiệp sau này của minh (Jonhson và cộng sự 2019) Trong một phân tích gần đây của Chen và cộng sự (2020) đã kết luận rằng TDTC của sinh viên đối với việc học online liên quan mật thiết đến quyết định của họ trong việc lựa chọn khóa học Các sinh viên có thái độ tích cực đối với học truyến thường có xu hướng chọn những khóa học phù hợp với sở thích và mục tiêu học tập của họ Tóm lại, Mối quan hệ tích cực giữa QĐLC và TDTC có thể được hiểu qua việc sinh viên có thái độ tích cực đối với học trực tuyến sẽ có xu hướng lựa chọn những khóa học phù hợp với sở thích và mục tiêu học tập của họ Thái độ tích cực thúc đẩy sinh viên tham gia vào quá trình học tập, thúc đẩy cảm giác thích thú và mức độ hài lòng cao về khóa học, qua đó kích thích quyết định của họ đối với việc lựa chọn khóa học phù hợp

4.2.3 M ố i quan h ệ gi ữ a Quy ết đị nh l ự a ch ọn và Điề u ki ệ n thu ậ n l ợ i Ở độ tin cậy 99%, điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến của các bạn sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Trong một nghiên cứu gần đây của Nguyen và cộng sự (2021), họ đã khảo sát mối liên hệ giữa Điều kiện thuận lợi và Quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến Kết quả cho thấy rằng các sinh viên có xu hướng chọn các khóa học trực tuyến khi họ cảm thấy có đủ điều kiện thuận lợi, bao gồm cả yếu tố về môi trường học tập và cơ sở vật chất Hoặc theo nghiên cứu của Nguyen và cộng sự (2020) đã chứng minh rằng sự tồn tại của điều kiện thuận lợi trong việc học trực tuyến có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn khóa học của sinh viên Các yếu tố như sự tiện lợi của nền tảng học trực tuyến, khả năng truy cập nội dung học tập, và hỗ trợ kỹ thuật đều đóng vai trò quan trọng trong quyết định của sinh viên

Tóm lại, mối liên hệ tích cực giữa QĐLC và ĐKTL có thể được lý giải bằng việc khi sinh viên cảm thấy có đủ điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập trực tuyến, họ sẽ có khuynh hướng đăng ký nhiều khóa học hơn Các yếu tố như sự tiện lợi của nền tảng học trực tuyến, khả năng truy cập tài liẹu học tập, và hỗ trợ kỹ thuật đều có ý nghĩa quyết định đối với lựa chọn của sinh viên

4.2.4 M ố i quan h ệ gi ữ a Quy ết đị nh l ự a ch ọ n và H ữ u ích c ả m nh ậ n

Theo Johnson và cộng sự (2019), HICN được cho là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến QĐLC Sinh viên thường có xu hướng chọn các khóa học mà họ cảm thấy hữu ích với sự phát triển của bản thân Trong nghiên cứu của Lee và đồng nghiệp (2021), họ đã khám phá sự tương quan giữa tính hữu ích cảm nhận (HICN) của sinh viên đối với khóa học trực tuyến và quyết định của họ trong việc lựa chọn khóa học Kết quả cho thấy rằng sinh viên cảm thấy khóa học mang lại giá trị thực tiễn và có ích cho sự phát triển cá nhân của họ thường có xu hướng lựa chọn nhiều khóa học hơn Điều này chỉ ra rằng sự hài lòng và cảm nhận tích cực về giá trị của khóa học đóng vai trò quan trọng trong quyết định của sinh viên So sánh với kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng ta thấy được rằng, ở độ tin cậy 99% thật sự việc cảm nhận được giá trị mà một thứ gì đó mang lại giá trị cho bản thân (ở đây là các khóa học trực tuyến) chiếm một phần quan trọng trong việc người tiêu dùng có lựa chọn hay không

Tóm lại, Mối quan hệ tích cực giữa QĐLC và HICN có thể được lý giải bằng việc khi sinh viên cảm nhận được giá trị thực tiễn và tích cực từ khóa học, họ sẽ có xu hướng lựa chọn nhiều khóa học hơn Sự hài lòng và cảm nhận tích cực về giá trị của khóa học đóng vai trò quan trọng trong quyết định của sinh viên, tạo nên một mối liên kết mạnh mẽ giữa HICN và QĐLC

Chương 4 tập trung tìm hiểu và phân tích về các dữ liệu thu được qua quá trình điều tra bằng các kiểm định như sau: thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson, hồi quy tuyến tính, kiểm định các khuyết tật của mô hình, phân phối chuẩn phần dư, sự khác biệt trung bình của các tổng thể Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các thang đo được sử dụng trong mô hình có độ tin cậy rất cao và đảm bảo được khả năng giải thích của mô hình hồi quy tuyến tính Thông qua mô hình hồi quy tuyến tính ta kết luận được rằng có 04/05 biến độc lập có tác động đến quyết định lựa chọn mua khóa học trực tuyến của các bạn sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Cụ thể là, ở độ tin cậy 99%, năng lực giảng viên, thái độ tích cực, điều kiện thuận lợi, sự hữu ích cảm nhận có mối quan hệ đồng biến đến quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến

Mặt khác, đề tài nghiên cứu cũng cho thấy được rằng có sự khác biệt trong quyết định lựa chọn khóa học trực tuyến giữa các bạn sinh viên nam và sinh viên nữ cũng như là giữa các bạn có chi tiêu hằng tháng khác nhau Cụ thể, các bạn sinh viên nam có khuya hướng dễ dàng mua các khóa học trực tuyến hơn so với các bạn nữ Bên cạnh đó, các bạn có chi tiêu trên 8 triệu cũng sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí để đối lấy một khóa học trực tuyến chất lượng.

Ngày đăng: 11/07/2024, 16:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Các nền tảng và công cụ hỗ trợ việc học tập dựa trên kĩ thuật số - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 2.1. Các nền tảng và công cụ hỗ trợ việc học tập dựa trên kĩ thuật số (Trang 24)
Bảng 2.2. Các nền tảng và công cụ hỗ trợ việc học tập dựa trên kĩ thuật số - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 2.2. Các nền tảng và công cụ hỗ trợ việc học tập dựa trên kĩ thuật số (Trang 26)
Hình 2.2. Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.2. Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) (Trang 29)
Hình 2.3. Lý thuyết vốn xã hội (Lý thuyết SCT) - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.3. Lý thuyết vốn xã hội (Lý thuyết SCT) (Trang 31)
Hình 2.4. Mô hình lựa chọn E-learning của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.4. Mô hình lựa chọn E-learning của sinh viên đại học tại Thành phố Hồ Chí (Trang 32)
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định tham gia các khóa  học tiếng anh trực tuyến miễn phí trên Youtube của sinh viên trường Đại học Công - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định tham gia các khóa học tiếng anh trực tuyến miễn phí trên Youtube của sinh viên trường Đại học Công (Trang 34)
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn học thêm - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn học thêm (Trang 36)
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả. - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả (Trang 40)
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề tài   Nguồn: Nguyễn Định Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2012) - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề tài Nguồn: Nguyễn Định Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2012) (Trang 46)
Bảng 3.1. Xây dựng thang đo nháp - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 3.1. Xây dựng thang đo nháp (Trang 47)
Bảng 3.2. Xây dựng thang đo - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 3.2. Xây dựng thang đo (Trang 52)
Bảng câu hỏi được thiết kế bao gồm ba phần: phần đầu tiên được sử dụng để  lọc dữ liệu, bao gồm các câu hỏi nhằm mục đích chọn ra người tham gia khảo sát từ - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng c âu hỏi được thiết kế bao gồm ba phần: phần đầu tiên được sử dụng để lọc dữ liệu, bao gồm các câu hỏi nhằm mục đích chọn ra người tham gia khảo sát từ (Trang 56)
Bảng 4.1. Tổng hợp số liệu thống kê mô tả mẫu - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.1. Tổng hợp số liệu thống kê mô tả mẫu (Trang 64)
Bảng 4.3. Kiểm tra độ tin cậy thang đo - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.3. Kiểm tra độ tin cậy thang đo (Trang 68)
Bảng 4.4. Kiểm định KMO và Barlett - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.4. Kiểm định KMO và Barlett (Trang 71)
Bảng 4 5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4 5. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (Trang 72)
Bảng 4.8. Kiểm định ANOVA - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.8. Kiểm định ANOVA (Trang 77)
Bảng 4.7. Tóm tắt mô hình - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.7. Tóm tắt mô hình (Trang 77)
Bảng 4.9. Kết luận giả thuyết - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.9. Kết luận giả thuyết (Trang 79)
Bảng 4.10. Đa cộng tuyến - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.10. Đa cộng tuyến (Trang 80)
Hình 4.1. Kiểm định phần dư chuẩn hóa - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 4.1. Kiểm định phần dư chuẩn hóa (Trang 82)
Hình 4. 2. Kiểm định phần dư chuẩn hóa - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 4. 2. Kiểm định phần dư chuẩn hóa (Trang 83)
Bảng 4.11. Kiểm định Independent Samples T-Test - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.11. Kiểm định Independent Samples T-Test (Trang 84)
Bảng 4.14. Mô tả dữ liệu - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.14. Mô tả dữ liệu (Trang 86)
Hình 4. 3. Kiểm định ANOVA theo chỉ tiêu - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 4. 3. Kiểm định ANOVA theo chỉ tiêu (Trang 87)
Bảng 4.15. Kiểm định ANOVA theo chi tiêu - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Bảng 4.15. Kiểm định ANOVA theo chi tiêu (Trang 87)
Hình 5. 1. Năng lực giảng viên - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 5. 1. Năng lực giảng viên (Trang 94)
Hình 5. 2. Thái độ tích cực - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 5. 2. Thái độ tích cực (Trang 95)
Hình 5. 3. Điều kiện thuận lợi - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 5. 3. Điều kiện thuận lợi (Trang 96)
Hình 5. 4. Tính hữu ích cảm nhận - các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn khoá học trực tuyến của sinh viên đại học ngân hàng thành phố hồ chí minh
Hình 5. 4. Tính hữu ích cảm nhận (Trang 97)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w