Lịch chuyến đi xuất phát lúc 7h tại đại học Giao Thông Vận Tải tới điểm dừng chân đầu tiên-Thành cổSơn Tây.Thành cổ Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 1822 tại tỉnh cũ Sơn Tây
Trang 1Họ và tên: Trần Phương ThảoLớp: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 1Mã sinh viên: 213131161
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Báo Cáo Nghiệp Vụ Hướng Dẫn Du LịchChuyến Đi Thực Tế Ở Đường Lâm
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Những năm gần đây, du lịch Việt Nam đang phát triển ngày một mạnh mẽ Cùng với sự phát triển như vậy nhiều cơ hội làm việc cũng mở ra đối với ngành này, tuy nhiên thách thức lớn nhất chính là yêu cầu về trình độ của người làm dịch vụ cũng ngày càng cao Đặc biệt đối với hướng dẫn viên, hoa tiêu của đoàn du lịch
Làng cổ Việt Nam luôn là điểm đến được lựa chọn của nhiều du khách bởi nét đẹp cổ kính và giá trị lịch sử cả ngàn đời nay mà những ngôi làng này lưu lại May mắn thay, trong những năm tháng theo đuổi kiến thức vềngành du lịch, lớp Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 1 đã có cơ hội đến thăm một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên vẹn nhất những nét văn hóa xưa – Làng cổ Đường Lâm Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chânthành nhất đến cô Trịnh Thanh Thủy đã là người trưởng đoàn, người đồng hành cũng như là người tạo điều kiện cho chúng em Xin cảm ơn anh Vũ, một hướng dẫn viên với kiến thức sâu rộng đã khai mở giúp chúng em một góc nhìn khác về hướng dẫn viên
Trang 3Tự cổ có câu: “Đi một ngày đàng-Học một sàng khôn.” Đối với những người làm du lịch đặc biệt là những hướng dẫn viên tương lai thì việc du lịch thực tế là rất cần thiết Đặc biệt hơn khi người đồng hành cùng với lớp quản trị dịch vụ du lịch lần này là anh Vũ Đến với Đường Lâm, một ngôi làng cổ, anh Vũ không chỉ mang lại những kiến thức về làng và đìnhlàng mà đã mở rộng và lý giải những thứ lịch sử phong tục tưởng chừng như nhàm chán và khó hiểu đó một cách sâu sắc đến không ngờ Cũng chính là cho chúng tôi những nền móng để xây dựng kỹ năng sau này Chuyến đi một ngày rất dài với rất nhiều địa điểm và ở mỗi nơi chúng tôi đều có những ấn tượng đậm nhạt khó phai Lịch chuyến đi xuất phát lúc 7h tại đại học Giao Thông Vận Tải tới điểm dừng chân đầu tiên-Thành cổSơn Tây.
Thành cổ Sơn Tây được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822) tại tỉnh cũ Sơn Tây trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai,cách trung tâm Hà Nội khoảng 42 km, là tòa thành cổ được xây bằng đá ong của Việt Nam có tổng diện tích 16 ha với các kiến trúc độc đáo như: tường thành bằng đá ong, 4 cổng thành xây bằng gạch cổ Đây là một trong số ít tòa thành dưới thời Minh Mạng còn lại đến ngày nay, thành được xây dựng kiên cố để bảo vệ vùng đất phía tây bắc Thăng Long Thành cổ Sơn Tây đã được Bộ Văn hóa - Thông tin nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1994 Ngày nay, tòa thành này vẫn còn tồn tại ở trung tâm thị xã SơnTây, Hà Nội và trở thành một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc (chính xác là hướng Bắc Đông Bắc), Nam, Tây, Đông, và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả Trước đây bốn cửa đều có cầu gạch bắc qua hào nước, nhưng hiện nay chỉ có hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành Trục kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam Cửa Tiền nhìn ra phố Quang Trung Cửa Hậu hướng ra phố Lê Lợi (nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân thị xã Sơn Tây), thẳng tới bờ sông Hồng Cửa Tả nhìn ra phố Phùng Khắc Khoan chạy thẳng lên trung tâm thành phố Hà Nội theo quốc lộ 32 Cửa Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo, phố này nối với phố Ngô Quyền chạy thẳng lên làng cổ Đường Lâm theo quốc lộ 32
Trang 4Anh vũ nói về: Cách đánh thành và vây thành (lịch sử Trung hoa,Việt Nam) Trận đánh thành của thổ phỉ người trung tại thành cổ sơn tâyLý giải sự khác biệt Văn hóa Tây Đông Phương Đông nhiều thành, phương Tây ít thành.
Trang 5Đường Lâm: Lý giải về đức tính của người Việt Nam-Về tứ bất tử từ trc đến nay
-Lý giải về tập tính hướng sông né biển, Sơn Tinh Thủy Tinh-Lý giải về 4 linh vật: Long Lân Quy Phụng
-Tập tục đình làng -Các nét đặc trưng trong xây dựng nhà của người Việt
Chùa 1 : Lý giải về nảo tháp câu chuyện bát úp và chiếc áo, hệ thống tượng
Chùa 2: biểu tượng chữ Vạn, ngành du lịchĐường Lâm nằm bên hữu ngạn sông Hồng (bờ phía Nam), cạnh đường Quốc lộ 32, tại ngã ba giao cắt với Quốc lộ 21A Xã cách Hà Nội 50 km về phía Tây Sông Tích Giang chảy từ hướng hồ Suối Hai qua Đường Lâm để vào thị xã Sơn Tây
Phía Tây và Tây Bắc giáp xã Cam Thượng huyện Ba VìPhía Tây Nam giáp xã Xuân Sơn
Phía Nam giáp xã Thanh MỹPhía Đông Nam giáp phường Trung HưngPhía Đông giáp phường Phú ThịnhPhía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh PhúcTên gọi Đường Lâm được nhắc tới trong Đại Việt sử ký toàn thư [4] là nơi sinh của Phùng Hưng, Ngô Quyền Còn trong An Nam chí lược của Lê Tắc lại ghi kèm Châu Ái Điều này dẫn tới một số tranh luận gần đây về 3 địa điểm được cho là Đường Lâm thật gồm: Sơn Tây, Thanh Hóa và Hà Tĩnh Chi tiết xem mục tồn nghi bên dưới
Nơi này cũng xuất hiện với tên gọi Thôn Đường trong sự kiện Loạn hai thôn Đường Nguyễn xảy ra ở đất Thái Bình (tỉnh Sơn Tây) khi vua Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi và cháu của Ngô Quyền là Ngô
Trang 6Nhật Khánh đã nổi lên chống họ Dương, trở thành một trong 12 sứ quân đóng tại đây.
Trải qua nhiều thời kỳ, tới sau tháng 8/1945 xã Đường Lâm được tái lập từ các làng cũ của tổng Cam Giá Thịnh, huyện Phúc Lộc, vốn là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây
Trong số 9 thôn thuộc xã Đường Lâm hiện nay có 5 thôn thực sự là những làng cổ: Cam Thịnh (gọi tắt từ Cam Giá Thịnh), Cam Lâm (trước gọi là Cam Tuyền), Đoài Giáp, Đông Sàng và Mông Phụ 4 thôn kia thì tương đối mới: vào nửa đầu thế kỷ 19, Phụ Khang là một xóm biệt lập của Mông Phụ; vốn là xóm cũ của Đông Sàng và Cam Thịnh, 2 làng Hà Tân và Hưng Thịnh được biến thành thôn cách đây khoảng 30 - 40 mươi năm; còn Văn Miếu thì mới tách ra từ Mông Phụ
Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.Đây là quê hương nhiều danh nhân như bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, vua Ngô Quyền, Thám hoa Giang Văn Minh, bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An, Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Phùng Hưng và Ngô Quyền
Tuy thường được gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây,[5] trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.Sách Đại Việt địa dư toàn biên, Nguyễn Văn Siêu viết: " Bố Cái Đại Vương là Phùng Hưng Tiền Ngô Vương Quyền đều là người Đường Lâm Nay xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (xã Cam Lâm trước là xã Cam Tuyền) có 2 đền thờ Bố Cái Đại Vương và Tiền Ngô Vương Còn có một bia khắc rằng: Bản xã đất ở rừng rậm, đời xưa gọi là Đường Lâm, đời đời có anh hào Đời nhà Đường có Phùng Vương tên húy Hưng, đời Ngũ Đại có Ngô Vương tên húy Quyền Hai vương cùng một làng, từ xưa không có Uy đức còn mãi, miếu mạo như cũ Niên hiệu đề là Quang Thái năm thứ 3 (Trần Thuận Tông-1390) mùa xuân tháng 2, ngày 18 làm bia này "[6]
Trang 7Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi Hệ thống đường sá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.Một điểm đặc biệt là Đường Lâm còn giữ được một cổng làng cổ ở làng Mông Phụ Đây không phải là một cổng làng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng Cũng ở làng Mông Phụ có đình Mông Phụ - được xây dựng năm 1684 (niên hiệu VĩnhTộ đời vua Lê Hy Tông) - là ngôi đình đặc trưng cho đình Việt truyền thống Sân đình thấp hơn mặt bằng xung quanh nên khi trời mưa, nước chảy vào sân rồi thoát ra theo hai cống ở bên tạo thành hình tượng hai râurồng Hàng năm, đình tổ chức lễ hội từ mùng Một đến mùng Mười tháng Giêng âm lịch với các trò chơi như thu lợn thờ, thi gà thờ,
Về nhà cổ, ở Đường Lâm có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà Cò nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu (năm 1649, 1703, 1850, ) Đặc trưng của nhà cổ truyền thống ở đây là tất cả đều được xây từ những khối xây bằng đá ong
Trong số 8 di tích lịch sử - văn hóa ở Đường Lâm (có đình Mông Phụ), chùa Mía (tức Sùng Nghiêm tự) được Bộ Văn hóa Thông tin xếp vào loại đặc biệt Chùa có 287 pho tượng gồm 6 tượng đồng, 107 tượng gỗ và 174 tượng đất (làm từ đất sét, thân và rễ cây si).
Văn miếu Sơn Tây là văn miếu cấp vùng của cả vùng xứ Đoài, trước thời nhà Nguyễn cho tới năm 1831, là một trong 4 văn miếu của tứ trấn ThăngLong Năm 1831 tỉnh Sơn Tây nhà Nguyễn được thành lập, nó trở thành Văn miếu của tỉnh Sơn Tây nhà Nguyễn, thời này nó được đặt ở làng Cam Giá Thịnh (tức thôn Cam Thịnh Đường Lâm ngày nay) Đến tháng 7âm lịch năm Đinh Mùi, niên hiệu Thiệu Trị thứ 7 (1847), Văn miếu tỉnh Sơn Tây được dời từ Cam Thịnh đến làng (tức xã thời Nguyễn) Mông Phụ thuộc tổng Cam Giá Thịnh[7], vị trí này nay trùng với vị trí Văn miếu phục dựng năm 2012 thôn Văn miếu xã Đường Lâm Thời gian này Nguyễn Đăng Giai làm tổng đốc Sơn Hưng Tuyên cho di dời Năm Thành Thái thứ 3 (1891), tổng đốc Sơn Hưng Tuyên Cao Xuân Dục cho trùng tu lại tại vị trí năm 1847 Tới thời năm 1947, do chủ trương tiêu thổ kháng chiến chống Pháp của Việt Minh và do chiến tranh tàn phá những năm 1947-1954 di tích này không còn tồn tại Thời Cộng hòa Xã hội chủ
Trang 8nghĩa Việt Nam trước năm 2012, trên nền di tích chính quyền cho xây dựng một cơ sở cao 7 tầng để chế biến thức ăn và chăn nuôi gia xúc gia cầm (bảo tồn giống gà Mía đặc sản địa phương) Năm 2012, chính quyền thành phố Hà Nội cho di dời cơ sở chăn nuôi này đi chỗ khác để phục dựng lại Văn miếu Sơn Tây.
Nghề truyền thống
Nghề làm tương ở đây cũng rất nổi tiếng và chất lượng tương của làng không hề thua kém các làng làm tương khác như làng Bần Yên Nhân (Hưng Yên), Cự Đà (Thanh Oai, Hà Tây ).Ngoài ra còn nổi tiếng vời loại kẹo dồi, kẹo lạc, chè lam thơm ngon, đặc sản Đường lâm cũng nổi tiếng với món thịt quay đòn, hương vị đặc biệt mà chỉ nơi đây mới có.Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi quê Ngô Quyền và Phùng Hưng là ĐườngLâm, không chú thích cụ thể Trong khi Việt điện u linh và Lĩnh nam chích quái viết thời Trần cho thấy nhiều mối liên hệ về Đường Lâm như: sông Phúc Lộc[8] (tức Phúc Thọ), gần Đỗ Động[9] (tức Quốc Oai, ThanhOai) và gần Phong châu[10] (tức Vĩnh Tường, Việt Trì) Còn sử liệu Trung Quốc cho biết Đường Lâm được lập dưới thời Đường với những điểm chính:
Do Thứ sử Trí châu thu phục thêm dân gần Côn Minh, Bắc Lâu (tức tây bắc Việt Nam và Vân Nam, Trung Quốc) lập nên
Ở gần Trường châu (tức Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa) và dân ta nổi dậy chiếm lấy, nên hai châu cùng bị bỏ
Phong tục giống Ái châu (tức Thanh Hóa) và đi mất hai ngày tới Hoan châu (tức Nghệ An)
Hiện có bốn luồng ý kiến tranh luận về Đường Lâm là:Châu Ái (tức Thanh Hóa) do Lê Tắc viết ở thế kỷ 14.[17] Hiện không có bất kỳ di tích hay chuyện kể nào liên quan tới Ngô Quyền dù ông là con rể vùng này
Mỹ Lương và Hoài An (tức vùng núi Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ,Mỹ Đức, Ứng Hòa, Lương Sơn, Kim Bôi; nằm giữa Hà Nội và Hòa Bình)thời Trần là huyện Đại Đường;[18] do Ngô Thì Sĩ và Phan Huy Chú xác định vào thế kỷ 18 Hiện có nhiều đền thờ Ngô Quyền, Phùng Hưng và đặc biệt có hai làng hiếm hoi còn thờ Ngô Xương Xí và nhận nơi đây cũng là Bình Kiều.[a]
Trang 9Phúc Thọ (tức Sơn Tây, Hà Nội) do Nguyễn Văn Siêu[19] và Quốc sử quán triều Nguyễn soạn vào thế kỷ 19 Hiện nơi này được công nhận rộngrãi, có đền Phùng Hưng và lăng mộ Ngô Quyền.
Phía tây nam Hà Tĩnh, do Đào Duy Anh viết vào thế kỷ 20 Hiện cũng không có dấu vết gì liên quan tới Phùng Hưng và Ngô Quyền, dù nơi đây vẫn có những câu chuyện lưu truyền về thân thế Mai Hắc Đế hay tuổi thơ Đinh Bộ Lĩnh
Trục Chính Tâm, trục Thần đạo Nam - Bắc: Trục xây thành của Việt Nam
CHÙA MÍAChùa Mía (tên chữ: Sùng Nghiêm tự, 崇嚴寺) là một ngôi chùa ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội Xưa kia, vùng này là Cam Giá, tên Nôm là Mía, nên chùa này được quen gọi là chùa Mía Đây là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam (287 tượng)[1]
Ban đầu, chùa có quy mô nhỏ, được xây dựng từ xa xưa[2] Năm 1632, Phi tần trong phủ chúa Trịnh Tráng là Ngô Thị Ngọc Diệu (còn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Dong) [3] thấy miếu bị hoang phế điêu tàn nên đã cùngcha mẹ và người dân các làng thuộc tổng Cam Giá (tức Tổng Mía) cùng nhau tôn tạo lại Phi tần Ngọc Dong vốn là người làng Nam Nguyễn (Nam An) trong Tổng Mía, nên được người mến mộ gọi là "Bà Chúa Mía", đồng thời đã tạc tượng đưa vào phối thờ ở chùa và còn có đền thờ riêng Về sau chùa được tu bổ nhiều lần, song đến nay quy mô tôn tạo thời Bà chúa Mía dường như vẫn được bảo tồn nguyên vẹn
Gác chuông của chùa là ngôi nhà 3 gian làm theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái Các góc mái đều gắn đao triện Sàn nhà bằng gỗ, ở tầng gác có hàng lan can tiện Các ván long, xà nách đều được bào xoi cạnh và chạm trang trí đề tài hoa lá Trên gác treo một quả chuông đúc năm Cảnh Hưng thứ 4 (1743) và một khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ 6 (1864).Gần gác chuông và cây đa cổ thụ là tòa bảo tháp Cửu phẩm Liên Hoa cao13 m thờ vọng Xá Lợi đức Phật
Trong tiền đường, ở gian phải có tấm bia khắc năm 1634, nói về việc trùng tu chùa năm 1632 Bia trang trí đẹp, cao hơn 1,6 m, rộng 1,2 m, dựng trên lưng một con rùa Gian trái tiền đường có bàn thờ công chúa Liễu Hạnh Sau tiền đường là chùa Trung, tiếp theo là chùa Thượng - hậu
Trang 10đường Có hai dãy hành lang nối chùa Trung và chùa Thượng, bao quanh lấy Phật điện ở giữa.
Chùa Trung và chùa Thượng còn giữ được bộ khung gỗ mà có nhiều phần điêu khắc có từ thế kỷ 17 Chùa Mía khá nổi tiếng với số tượng có ởđây: có đến 287 pho tượng lớn, nhỏ, trong đó có 6 pho tượng đồng, 106 pho tượng gỗ và 174 pho tượng bằng đất luyện được sơn son thếp vàng Ở chùa Trung có hai pho tượng Hộ pháp lớn và 8 pho tượng Kim Cương Mỗi pho tượng là hình tượng một võ tướng đang trong tư thế chuẩn bị chiến đấu để trừ tà bảo vệ phật pháp Hình khối, bố cục vững chắc, thân hình cân đối, đường nét thoải mái và khỏe Tại chùa Thượng, người ta còn thấy các động bằng đất đắp Trong và xung quanh các động có khá nhiều tượng Trong một động có cả tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn Pho tượng Tuyết Sơn cao 0,76 m và Quan Âm Tống Tử cao 0,76 m ở đâycũng rất đẹp Tượng Quan Âm thường được gọi là tượng Bà Thị Kính Tượng này diễn tả một người phụ nữ thùy mị, có duyên, vẻ mặt hơi buồn nhưng rất hiền từ nhân hậu, ẵm một đứa bé bụ bẫm kháu khỉnh Đường nét chạm khắc mềm mại, trau truốt
Người làng Mía có câu ca dao về pho tượng:Nổi danh chùa Mía làng ta,
Có pho Tống Tử Phật Bà Quan ÂmVới những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc độc đáo, với quy mô bề thế và đẹp Chùa Mía đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật
Sơn Tây là một thị xã trực thuộc thủ đô Hà Nội Nơi đây có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như hồ Đồng Mô, thành cổ Sơn Tây, làng Việt cổ đá ong Đường Lâm, lễ hội đền Và, và đặcbiệt là Chùa Mía Là một trong 10 ngôi chùa cổ nhất Việt Nam và là ngôi chùa có nhiều pho tượng đẹp nhất nước Việt
Chùa Mía (còn gọi là Sùng Nghiêm tự) tọa lạc ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội Ngày xưa, vùng này là Cam Giá, tên Nôm là Mía, nên chùa này được quen gọi là chùa Mía Chùa được xem là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam (287 bức tượng)
Sử sách còn ghi lại chùa được khởi dựng từ xa xưa Năm 1632, Phi tần trong phủ chúa Trịnh Tráng là Ngô Thị Ngọc Diệu thấy miếu bị hoang phế nên đã cùng gia đình và người dân các làng thuộc tổng Cam Giá (tức