1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Thanh Toán Quốc Tế Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi Nhánh Tây Thăng Long.pdf

80 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại NHTMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tây Thăng Long
Tác giả Nguyễn Thị Thảo My
Người hướng dẫn Trần Thị Lương Bình, Tiến sĩ
Trường học Trường Đại học Ngoại Thương
Chuyên ngành Tài chính — Ngân hàng
Thể loại Đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 26,93 MB

Nội dung

Trong mọi hoạt động kinh tế quốc tế, việc thực hiện thanh toán quốc tế TTQT đã trở thành một yếu tố cơ bản và không thể thiếu đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại NHTM.. Chính

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

ĐÈ ÁN TÓT NGHIỆP

NANG CAO CHAT LUQNG DICH VU THANH TOÁN

QUOC TE TAI NHTMCP CONG THUONG VIET NAM

- CHI NHANH TAY THANG LONG

NGANH: TAI CHINH — NGAN HANG

Trang 2

Đề hoàn thành dé tai nghién ctru “Nang cao chat lwong dich vu thanh todn quéc té tại NHTMCP Công thương Việt Nam chỉ nhánh Tây Thăng Long” tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Trần Thị Lương Bình đã tận tình hướng dẫn trong quá trình nghiên cứu

Tác giả xin gửi lời tri ân tới Khoa Sau Đại học, các thầy cô giáo trong trường Đại học

Ngoại Thương đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập

Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, các anh chị đồng nghiệp tại Ngân hàng thương mại cô phần Công thương Việt Nam chỉ nhánh Tây Thăng Long đã hỗ trợ

và góp ý đề tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu nay

Do thời gian nghiên cứu và khả năng còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và chưa hoàn thiện Tác giả mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo

và bạn đọc.

Trang 3

Tôi xin cam đoan đề tài “Nang cao chat luong dich vu thanh toan quốc té tai

NHTMCP Cong thuong Viét Nam — Chi nhanh Tây Thăng Long” là kết quả của

quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và

có tính kế thừa từ các công trình nghiên cứu, bài viết khác

Các giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình

nghiên cứu thực tiễn

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Nguyễn Thị Thảo My

Trang 4

1 Lýdochọnđềán al

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu - - + 2+2 +2 +2 S2 *+E+ESE+£E+E+E2E SE eEEEEEEEEErErkrrrerrrrrrxee 3 5 Kết cấu của đề án 2-©22222222122221122211222711221112111222111211221221222 xe 3 CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE CHAT LUONG DICH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Tổng quan về dịch vụ TTỌT tại NHM À - 2 S2 22222 2e rerrrrrrrrrrrrrree 4 DVD 4 :ì nh ẳắỪỪỒỪỮ 4

1.1.2 Đặc điểm 2- 2222212711 227127 E2 E.-EEEEErerreerrerrerree 4 IS 8

1.1.4 Các phương thức TTQT chủ yếu tại NHTM - 11

1.2 Chất lượng dịch vụ TTQT tại NHTM - -222222+2EE22EE.EEEeEEErrrrrree 20 1.2.1 Khái niệm về chất lượng dịch vụ TTỌT tại NHTM - 20

1.2.2 Một số tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ TTỌT tai NHTM 21

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ TTQT tại NHTM - 24

1.2.4 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh dịch vụ TTỌQT tại NHTM 26

1.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tại một số ngân hàng KIA ooo eee .d55 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG CHAT LƯỢNG DỊCH VỤ TTỌT TẠI VIETINBANK CN TÂY THANG LONG À - ĐÀ 0 cee cece ee cee eee seeeeeneens 32 2.1 Giới thiệu khái quát về Vietinbank CN Tây Thang Long 32

2.1.1 Khái quát về Vietinbank CN Tây Thang Long -2-©222sz2cz2 32 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank CN Tây Thăng Long -2- s2 33 2.1.3 Kết quả hoạt động của Vietinbank chỉ nhánh Tây Thăng Long giai đoạn ˆ\Y302/XNMM.ẢẢÁẢ 39

2.2 Phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ TTỌT tại Vietinbank CN Tây Thang Long 11 42

2.2.1 Về doanh số dịch vụ TTỌQT tại Vietinbank CN Tây Thăng Long 42

2.2.2 Về các loại hình dịch vụ TTỌQT tại Vietinbank CN Tây Thăng Long .44

Trang 5

Thăng Long, . - c2 S2 tồn HT HH re 55 2.2.4 Về chất lượng dịch vụ TTỌT tại Vietinbank CN Tây Thăng Long 56 2.3 Đánh giá chung về chất lượng dịch vụ TTỌT tại Viefinbank — chỉ nhánh Tay Thang Log 11 1a53ỲỪỤỤỤO 58

CHUONG 3: MOT SO GIAI PHAP NANG CAO CHAT LUONG DICH VU

TTQT TAI VIETINBANK CN TAY THĂNG LONG 222+22z+2zzzcse+ 63

3.1 Định hướng nâng cao chất lượng dịch vụ TTỌQT tại Vietinbank CN Tây

Thang Long 11 63 3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Vietinbank CN Tây Thăng Long

3.2.1 Không ngừng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ thanh toán viên quốc _— ,ÔỎ 64 3.2.3 Tăng cường công tác phòng chống rủi ro trong TTQT 68

3.2.5 Mở rộng quan hệ đại lý trong nước và các khu vực tiềm năng ngoài 0) 0 Error! Bookmark not defined 3.2.6 Thực hiện tốt dịch vụ tư vấn cho KIH 2 22+2222EE22EE27E2EEcrrrrrrer 69

Trang 7

Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang tiến sâu vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế Hoạt động kinh tế quốc

tế, đặc biệt là thương mại và đầu tư, đang mở ra và phát triển rộng lớn, khẳng định

vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế Đối với việc mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế, các mối quan hệ thanh toán và dịch vụ tài chính quốc tế càng trở nên cần thiết Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan

trọng trong việc kết nối các quan hệ kinh tế giữa nên kinh tế các nước và kinh tế thế giới Trong mọi hoạt động kinh tế quốc tế, việc thực hiện thanh toán quốc tế (TTQT)

đã trở thành một yếu tố cơ bản và không thể thiếu đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) Dịch vu TTQT dong vai trò quan trọng trong việc tạo ra một chuỗi liên kết đầy đủ trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa các quốc gia từ đó kết nối các chủ thể, mối quan hệ kinh tế với nhau tạo nên các giá trị cho các chủ thể kinh tế Bằng cách này, TTQT không chỉ làm tăng doanh thu và tăng cường uy tín của các NHTM mà còn giúp chúng tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường Hơn nữa, TTQT còn hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như mở rộng tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong thương mại quốc tế và tài trợ thương mại

Do đó, TTQT đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của hệ thống NHTM, trong đó có cả chi nhánh Tây Thăng Long của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) VietinBank vinh dự và tự hào giữ vững vị thế là NHTM cổ phần duy nhất của Việt Nam được The Asset trao giải “Ngân hàng tải trọe thương mại (TTTM) vốn lưu động tốt nhất Việt Nam” cho phân khúc khách hàng vừa và nhỏ (SME) vào tháng 4/2017; Giải thưởng “Ngân hàng TTTM tốt nhất Việt Nam năm 2017” do The Asian Banker vinh danh tại Singapore tháng 6/2017 Với những giải thưởng này, VietinBank sánh vai cùng nhiều NH quốc tế uy tín tại Châu Á như: Deutsche Bank, JPMorgan Chase, BNP Paribas, Standard Chartered, ANZ, HSBC

Trang 8

sát khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp; tăng trưởng về thi phan,

quy mô TTQT&TTTM tăng trưởng hằng năm, đóng góp vào lợi nhuận của toàn hàng: lợi ích từ hiệu quả hoạt động và quản lý chi phí mang lại cho khách hàng; đa dạng

hóa sản phẩm, dịch vụ mang lại nhiều giá trị cho khách hàng Với sức mạnh đó,

hoạt động TTQT&TTTM của VietinBank không chỉ tăng trưởng về khối lượng mà còn đạt hiệu quả cao So với cùng kỳ 2016, tính đến tháng 10/2017, doanh số TTQT&TTTM của VietinBank tăng gần 20%; số lượng giao dịch tăng 153,61%; thu phi tang 24,64%

Tuy nhién, gan đây, các vụ rủi ro liên quan đến dịch vụ TTQT như vụ xuất khẩu

hạt điều sang Italia, nơi mà một doanh nghiệp đã mất kiểm soát 36 container trị giá 163 tỷ đồng do sử dụng phương thức thanh toán D/P, đã đặt ra câu hỏi về tính đáng tin cậy của các dịch vụ TTQT do các NHTM cung cấp

Chính vì nhận thức được tầm quan trọng này trong hoạt động TTQT, em đã chọn

đề tài “Máng cao chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam — chỉ nhánh Tây Thăng Long” làm đề tài nghiên cứu cho đề án tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục tiêu của đề tài là đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tai Vietinbank CN Tay Thang Long

- Dé dat duoc mục tiêu nghiên cứu trên tác giả tập trung vào giải quyết ba

nhiệm vụ cụ thể như sau:

+ Nhiệm vụ thứ nhất là làm rõ các cơ sở lý luận về dịch vụ TTQT tại NHTM

+ Nhiệm vụ thứ hai là phân tích thực trạng chất lượng dich vu TTQT tai Vietinbank CN Tay Thang Long giai doan nam 2021 - 2023

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng dịch vụ TTQT tại NHTM

- Phạm vi nghiên cứu: Tại Ngân hàng Vietinbank CN Tây Thăng Long - Thời gian nghiên cứu: Lấy số liệu tại Vietinbank CN Tây Thăng Long từ nam 2021 — 2023

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử - Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích

- Phương pháp thâm nhập thực tế 5 Kết cấu của đề án

Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cầu của đề án bao gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về chat lượng dịch vụ TTQT tại NHTM

Chương 2: Thực trạng chất lượng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Tây Thăng Long

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tại Ngân hàng Vietinbank CN Thăng Long

Trang 10

1.1 Tống quan về dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm

- Dịch vụ (DV) được hiểu như một sản phẩm hỗ trợ bao gồm các hoạt động và

lợi ích được cung cấp đề đáp ứng nhu cầu thị trường

- DV ngân hàng đóng vai trò là một phần của dịch vụ tài chính tổng thể, bao

gồm các hoạt động liên quan đến tiền tệ, tín dụng, thanh toán, và ngoại hối, nhằm phục vụ cho nên kinh tế

- TTQT có thể được định nghĩa từ nhiều góc độ khác nhau như sau: + Theo một góc nhìn, TTQT là quá trình thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ liên

quan đến các mối quan hệ kinh tế và thương mại giữa các tổ chức và công ty từ các

quốc gia khác nhau

+ Một góc nhìn khác xem TTQT là việc thực hiện các giao dịch tiền tệ quốc

tế thông qua hệ thống ngân hàng dé phục vụ cho các mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia

+ Thứ ba, TTQT được hiểu là việc thực hiện các giao dịch tiền tệ phát sinh giữa các tô chức và cá nhân của các quốc gia thông qua hệ thống ngân hàng của họ

- DV TTQT hiện nay rất phổ biến và thông dụng, việc hiểu rõ về nó giúp các doanh nghiệp phát triển trong các giao dịch quốc tế

- DV TTQT bao gồm mọi hoạt động liên quan đến giao dịch của cá nhân và tô chức liên quan đến mua bán hàng hóa và dịch vụ ở nước ngoài Đối với ngân hàng, dịch vụ này cung cấp nguồn vốn ngoại tệ tạm thời từ các doanh nghiệp có liên quan

dưới dạng ký quỹ chờ thanh toán 1.1.2 Đặc điểm dịch vụ TTQT tại NHTM

- TTQT khác thanh toán trong nước ở yếu tố nước ngoài

Các giao dịch thanh toán có yếu tổ liên quan đến nước ngoài được gọi là dịch

vụ TTQT, trong khi các giao dich không có yếu tổ nước ngoài được gọi là hoạt động

Trang 11

Chủ thể tham gia thanh toán: Bao gồm cả người cư trú và phi cư trú, không phân

biệt quốc tịch Định nghĩa về người cư trú và phi cư trú được quy định trong luật quản lý ngoại hối của từng quốc gia

Tiền tệ được chuyển khoản: Từ tài khoản của người phi cư trú sang tài khoản của người cư trú hoặc giữa hai tài khoản của người phi cư trú mà không cần quan tâm

tài khoản đó mở ở một ngân hàng hay hai ngân hàng trong cùng một quốc gia hoặc hai quốc gia khác nhau

- Loại tiền tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế có thể là ngoại tệ của một trong hai quốc gia hoặc có thê là nội tệ có nguồn gốc từ ngoại tệ Nội tệ có nguồn gốc từ ngoại tệ thường bao gồm hai trường hợp chính:

+ Trường hợp nhà xuất khâu hàng hóa từ một quốc gia vào một quốc gia khác và nhận tiền bằng tiền tệ của quốc gia đó, sau đó sử dụng đồng nội tệ này đê thanh toán hàng nhập khẩu từ quốc gia đó Theo luật đầu tư của nhiều quốc gia, nhà đầu tư

nước ngoài có thể nhận lợi nhuận đầu tư dưới dạng nội tệ và được phép chuyên đổi

số tiền này sang bat kỳ ngoại tệ nào dé chuyền về quốc gia của họ hoặc sử dụng cho việc tái đầu tư trong nước hoặc mua hàng từ quốc gia đó dé xuất khâu Số nội tệ này có nguồn gốc từ ngoại tệ và tham gia vào các hoạt động thanh toán quốc tế

+ Theo phương thức thư ủy mua, người nước ngoài phải chuyên ngoại tệ vào "Tài khoản ủy thác mua" tại một ngân hàng ở quốc gia nhập khâu để mua bộ chứng từ giao hàng đã được xác nhận bởi đại diện của họ đóng ở quốc gia nhập khâu sau

khi hàng đã được giao Đồng tiền được ghi trên "Tài khoản ủy thác mua" có thê là ngoại tệ hoặc nội tệ của quốc gia nhập khâu Trong cả hai trường hợp, đồng nội tệ ghi

trên tài khoản đó cũng có nguồn gốc từ ngoại tệ và tham gia vào các hoạt động thanh toán quốc tế

- Hoạt động TTỌQT là một loại hình dịch vụ mà NHTM cung ứng cho KH.

Trang 12

thể nhìn thấy được và do đó không thể đo lường chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng các chỉ tiêu kỹ thuật Quá trình cung cấp và tiêu dùng dịch vụ TTQT diễn ra đồng thời Trong khi sản xuất và tiêu thụ hàng hóa thường là hai quá trình tách biệt và độc lập, sự tách biệt này càng lớn chứng tỏ thị trường hàng hóa đó chưa được phát triển

Khác với thị trường hàng hóa, quá trình cung cấp dich vu TTQT gan liền với việc tiêu dùng dịch vụ, khi cung cấp dịch vụ kết thúc cũng là lúc tiêu dùng dịch vụ kết thúc

Tuy nhiên, dịch vụ thanh toán quốc tế có những đặc điểm độc đáo mà không có

trong dịch vụ thanh toán trong nước Những đặc điểm này ảnh hưởng đáng kê đến chất lượng và hiệu quả kinh tế của dịch vụ Đầu tiên, dịch vụ được cung cấp qua biên giới quốc gia, trong đó dịch vụ được truyền qua biên giới mà không yêu cầu người cung cấp dịch vụ phải đi chuyên Thứ hai, người tiêu đùng dịch vụ không cùng lãnh thổ với người cung cấp, nghĩa là dịch vụ được tiêu dùng ở nước ngoài mà người tiêu dùng thường xuyên cư trú Cuối cùng, việc thành lập đại lý dịch vụ ở quốc gia của người tiêu dùng là cần thiết Với dịch vụ thanh toán quốc tế và đối tượng của nó là

tiền tệ tín dụng, sự hiện diện của người cung cấp dịch vụ ở quốc g1a của người tiêu dùng là vô cùng quan trọng Để thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế một cách hiệu

quả, các ngân hàng thường thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng địa phương hoặc thậm chí mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại quốc gia tiéu thu dich vu

- Dich vu TTQT tại NHTM chứa đựng nhiều rủi ro tiềm an

Các rủi ro trong dịch vụ TTQT tại NHTM là các vấn đề xảy ra không theo dự định trong quá trình thực hiện dich vu TTQT va gay anh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ kinh doanh của Ngân hàng Trong quá trình thực hiện dich vu TTQT,

rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên tham gia bị vi phạm Rủi ro không chỉ đơn

giản là việc chứng từ không được thanh toán, mà còn có thể là bất kỳ sự chậm trễ nào

trong các bước của quy trình TTQT Rủi ro có thê xảy ra với tât cả các bên tham gia: Đôi với người bán, rủi ro bao

Trang 13

bán giao hàng không đúng theo điều kiện trong hợp đồng (không đúng số lượng, loại hàng), không nhận hàng hoặc có rủi ro trong quá trình vận chuyên hàng hóa Đối với các ngân hàng liên quan, rủi ro có thể là kết quả của sự thiếu trung thực của người

mua hoặc người bán, việc không thực hiện cam kết đã được ghi trong hop đồng, hoặc

là kết quả của biến động tỷ giá

- Hệ thống TTQT phát triển ngày một hoàn thiện, TTQT điện tử đang dần dần

thay thế cho TTQT bằng chứng từ truyền thống Hệ thống TTQT đã chuyên từ việc thanh toán bằng tiền đúc bằng bạc hoặc vàng

sang việc thanh toán bằng các loại chứng từ như Séc, thương phiếu, thư chuyên tiền,

và thư tín dụng du lịch Điều này đã phá vỡ sự hạn chế của thị trường quốc gia để tạo ra một thị trường hàng hóa quốc tế rộng lớn trong thời kỳ chuyền từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản lũng đoạn

Sự phát triển của công nghệ điện tử, đặc biệt là công nghệ thông tin kỹ thuật SỐ, đã dẫn hướng hệ thống TTQT vào việc thực hiện thanh toán điện tử, như hệ thống

chuyén tién dién tir quéc té (International Electronic Funds Transfer System —

IEFTS), và vào cuối thế kỷ XX, hệ thống thanh toán bù trừ quốc tế và khu vực

(Clearing House Interbank Payment System — CHIPS) da xuat hiện Điểm khác biệt

lớn nhất giữa thanh toán điện tử và thanh toán bằng chứng từ truyền thống là thông

qua các phương tiện điện tử, loại bỏ hầu hết việc giao nhận giấy tờ và việc ký truyền thống, thay vào đó sử dụng các phương pháp xác thực mới Sử dụng các phương pháp mới này để xác nhận người có quyền ra lệnh thanh toán mà không cần tiếp xúc trực

tiếp mang lại lợi ích lớn nhất là tiết kiệm chỉ phí và tạo thuận lợi cho các bên giao

dịch và doanh nghiệp, không cần phải đầu tư vào nhân sự, địa điểm, và các chi phí

lưu chuyên hồ sơ cho việc giao dịch Với thanh toán điện tử, các bên có thể tiến hành

giao dịch từ xa mà không bị giới hạn bởi không gian địa lý

Trang 14

phát triển, thanh toán quốc tế đã trở thành một yếu tố quan trọng không chỉ đối với nền kinh tế tổng thể mà còn đối với các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp tham gia xuất khâu

1.1.3.1 Đối với nên kinh tế

- Dịch vụ TTQT đóng một vai trò không thể phủ nhận trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia Việc dựa vào sự đóng cửa và chỉ tập trung vào hoạt động thương

mại nội địa không đủ dé thúc đây sự phát triển kinh tế Thay vào đó, việc kích thích sự phát triển kinh tế đòi hỏi sự kết hợp giữa lợi thế nội địa với môi trường kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh ngày nay, khi kinh tế thế giới ngày càng toàn cầu hóa, các quốc gia đang nỗ lực phát triển thông qua việc mở cửa thị trường, hợp tác và tích hợp, và đặt sự phát triển kinh tế quốc tế lên hàng đầu Trong chiến lược phát triển kinh tế của một quốc gia, hoạt động TTQT ngày càng trở nên quan trọng và cần được thúc đây.- TTQT đã trở thành một chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới

bên ngoài có tác dụng bôi trơn, thúc đây hoạt động XNK hàng hóa và dịch vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hồi và các quan hệ tài chính và tín dụng quốc tế khác

- TTQT đóng vai trò không thê phủ nhận trong chuỗi hoạt động kinh tế quốc gia, là một phần quan trọng trong quá trình giao địch và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân và tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau TTQT đã kết nối các quốc gia với nhau, thúc day sự phát triển của hoạt động kinh tế quốc tế trên phạm vi toàn cầu Hơn nữa, nó cũng đóng góp vảo việc giải quyết các van đề liên quan đến hàng

hóa và tiền tệ, từ đó tạo điều kiện cho sự liên tục trong quá trình sản xuất và thúc đây việc lưu thông hàng hóa trên phạm vi toàn cầu Việc thực hiện TTQT một cách nhanh

chóng và an toàn sẽ tạo ra một môi trường lưu thông hàng hóa và tiền tệ trôi chảy, ôn định và an toàn hơn cho các bên liên quan

- TTQT làm tăng cường các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, góp phần

Trang 15

sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế và thu hút một lượng lớn ngoại tệ vào quốc gia

1.13.2 Đối với NHTM

- Trong thời đại hiện nay, TTQT đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc nâng

cao hiệu quả hoạt động của các NHTM, là một trong những yếu tố chính quyết định

sự thành công của chúng TTQT không chỉ đơn giản là một dịch vụ, mà còn là một

phần quan trọng của việc quản lý tài sản ngoại hối của các ngân hàng Bằng cách này, TTQT giúp NHTM đáp ứng linh hoạt hơn các nhu cầu đa dạng của KH trong lĩnh vực tài chính liên quan đến TTQT Hơn nữa, hoạt động này còn góp phần vào việc tăng doanh thu thông qua việc thu phí cho các dịch vụ chuyền tiền, phí thanh toán thư

tin dung (L/C), phí bảo lãnh, và cung cấp một mức độ uy tín cao cho NHTM, cũng

như tạo niềm tin cho KH Điều này không chỉ giúp NHTM mở rộng quy mô hoạt

động mà còn tạo ra một lợi thế cạnh tranh trong cơ cấu thị trường - TTQT không chỉ don thuần là một dịch vụ mà còn là một phần quan trọng hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của NHTM Như một bộ phận của quy trình

thanh toán, việc thực hiện TTQT hiệu quả sẽ đóng góp vào phát triên và thúc đây các hoạt động về tín dụng Xuất NK, mở rộng kinh doanh ngoại tệ, cung cấp dịch vụ bảo

lãnh cho giao dịch thương mại quốc tế, và nhiều hoạt động ngân hàng quốc tế khác,

nhằm đáp ứng một cách linh hoạt các nhu cầu của KH cả trong và ngoài nước, đồng thời tăng tính thanh khoản cho NHTM

- Bên cạnh đó, thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thê thu được nguồn

vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân

hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán Khi đầy mạnh hoạt động TTQT

các NHTM có thể tăng cường khả năng thu hút vốn ngoại tệ từ việc thực hiện thanh

toán thu tiền về cho KH đến việc quản lý nguồn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi trên tài khoản tiền gửi của KH từ đó đáp ứng được nhu cầu vay và thanh toán bằng ngoại tệ

Trang 16

cua KH - Hoạt động TTQT cũng thúc đây việc hiện đại hóa công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng Để TTQT được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời,

các ngân hàng phải sử dụng công nghệ tiên tiến, từ đó giảm thiêu rủi ro và mở rộng quy mô cũng như mạng lưới hoạt động của họ

- Phát triển hoạt động TTQT cũng đồng nghĩa với việc mở rộng mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng với các tổ chức tài chính ở nước ngoài, tăng cường khả năng cạnh tranh và uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế và trong mắt KH Điều này

giúp ngân hàng có thêm nguồn tài trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế và thị trường

vốn đề đáp ứng nhu cầu về vốn trong hoạt động kinh doanh của mình 1.1.3.3 Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu

- Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTỌT của các NHTM giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của KH được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an

toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chỉ phí Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu KH

không có đủ khả năng tài chính và cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ

chiết khấu bộ chứng từ Qua việc thực hiện thanh toán, ngân hàng còn có thể giám

sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư van, hướng dẫn cho KH và điều chỉnh chiến lược cho KH phù hợp với tình hình giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro có thê xảy ra trong hoạt động thương mại quốc tế từ đó thúc đây hoạt

động XNK và tạo ra thuận lợi lớn cho doanh nghiệp

- Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK sẽ ngày càng phát triển nếu các doanh nghiệp biết tận dụng các cơ hội và vượt qua thách thức Với các doanh nghiệp, mỗi một hợp đồng

giao dịch đều cần lựa chọn một phương thức thanh toán khác nhau Nếu hoạt động

thanh toán này không được thực hiện tốt sẽ gây thiệt hại nhiều cho doanh nghiệp Khi đó ngân hàng sẽ đóng vai trò rất quan trọng, làm trung gian thanh toán cho các doanh nghiệp

Trang 17

1.1.4 Các phương thức TTQT chủ yếu tại NHTM

- Sự phát triển lâu đời, đa dạng và phong phú các loại hình giao dịch về kinh tế tài chính, văn hóa khoa học và nghệ thuật, chính trị, quân sự và ngoại g1ao g1ữa các quốc gia đã tạo ra nhiều phương thức thanh toán tương thích Phương thức thanh toán thể hiện việc người mua thực hiện chỉ trả tiền cho người bán như thế nào Trong ngoại thương quốc tế, người ta có thể lựa chọn những phương thức thanh toán khác nhau phù hợp với từng thương vụ, phù hợp với từng điều kiện cụ thể và mối quan hệ giữa

các bên hợp đồng

- Dựa vào việc có hoặc không kèm theo chứng từ trong quá trình thanh toán nghĩa vụ, phương thức thanh toán có thể được phân thành hai nhóm: phương thức không kèm chứng từ và phương thức kèm chứng từ thương mại

+ Nhóm phương thức không kèm chứng từ là những phương thức thanh toán mà

việc trả tiền của bên có nghĩa vụ không phụ thuộc vào việc xuất trình các chứng từ thực hiện nghĩa vụ Mặc dù không kèm theo việc nhận chứng từ nhận hàng, nhược

điểm của phương thức này là bên nhận không cần phải thanh toán trước khi nhận

được chứng từ từ bên vận chuyên, điều này có thể dẫn đến việc trì hoãn thanh toán, việc chiếm dụng vốn hoặc thậm chí từ chối thanh toán

+ Nhóm phương thức thanh toán kèm chứng từ thương mại: là những phương thức mà việc thanh toán của người có nghĩa vụ trả tiền chỉ dựa vào các chứng từ thương mại do người thực hiện nghĩa vụ xuất trình Phương thức này sẽ hạn chế rủi ro hơn phương thức thanh toán không kèm chứng từ do việc thanh toán gắn với việc

giao chứng từ, ràng buộc trách nhiệm của người XK

Hiện nay, các phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng bao gồm: Thư tín dụng chứng từ L/C, nhờ thu và chuyển tiền

1.1.4.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền quốc tế (Remitance)

a Khái niệm

Trang 18

- Chuyén tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó KH (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyên một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định theo chỉ dẫn ghi trong lệnh chuyển tiền

- Có hai hình thức chuyển tiền là chuyền tiền bằng thu (mail transfer, M/T) va chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer T/T)

b Các chủ thê tham gia: - Người chuyên tiền hay người trả tiền (Remitter): thường là người NK, người mua, người mắc nợ, nhà đầu tư, người chuyển kiều hối Người trả tiền là người yêu cầu ngân hàng chuyên tiền ra nước ngoài

- Người hưởng lợi (Beneficiary): là người XK, chủ nợ, người nhận vốn đầu tư, người nhận kiều hối do người chuyền tiền chỉ định

- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền

- Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): là ngân hàng trả tiền cho người hưởng

c Quy trình nghiệp vụ

A

(5) (3) (2)

Vv

Hình 1.1 Sơ đồ mô hình thanh toán theo phương thức chuyển tiền

Trang 19

Diễn giải mô hình: (1) Sau khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, nhà xuất khâu tiễn hành giao

hàng và chuyên giao các tài liệu như hoá đơn, vận đơn, bảo hiểm đơn, v.v cho nhà

nhập khẩu (2) Sau khi xác nhận các tài liệu (hoặc hàng hoá), nếu quyết định thanh toán, nhà nhập khẩu sẽ phát đi lệnh chuyên tiền (qua M/T hoặc T/T) tới ngân hàng của mình

(3) Sau khi kiểm tra các tài liệu và các điều kiện thanh toán theo quy định, nếu được xác nhận là hợp lệ và có đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản đê chuyên tiền và gửi thông báo nợ đến nhà nhập khẩu

(4) Ngân hàng sẽ phát đi lệnh chuyền tiền (qua M/T hoặc T/T theo yêu cầu của

người gửi tiền) tới ngân hang đại lý (ngân hàng thanh toán) để thực hiện việc chuyển tiền cho người nhận

(5) Ngân hàng thanh toán sẽ ghi có vào tài khoản của người nhận và gửi thông báo có cho họ

Phương thức thanh toán bằng chuyền tiền quốc tế có những đặc điểm là đơn giản, chi phí thấp, và hoàn toàn dựa vào các điều khoản trong hợp đồng, trong đó ngân hàng chỉ hoạt động như một bên trung gian thanh toán Phương thức này thường chỉ

được lựa chọn làm phương tiện thanh toán đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, cung cấp dịch vụ có mối quan hệ thân thiết và tin cậy, vì quá trình thanh toán này có thể

dẫn đến việc chiếm đoạt vốn của người bán nếu bên mua cô ý gây trở ngại hoặc kéo đài thời gian thanh toán

1.1.4.2 Phương thức thanh toán bằng hình thức nhờ thu (Collection) a Định nghĩa:

Hình thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó sau khi nhà xuất khâu (bên bán) giao hàng hoặc cung cấp dịch vụ, họ ủy thác cho ngân hàng làm nhiệm vụ xuất trình các tài liệu cần thiết thông qua Ngân hàng thu hộ cho nhà nhập khẩu (bên

Trang 20

mua) đề nhận thanh toán, chấp nhận hồi phiếu hoặc đồng ý với các điều kiện và điều khoản khác

b Các bên tham gia: - Người yêu cầu ủy nhiệm thu (nhà xuất khâu)

- Ngân hàng được ủy nhiệm thu (ngân hàng của nhà xuất khẩu)

- Người trả tiền (nhà nhập khẩu) - Ngân hàng xuất trình: đó là ngân hàng thu hộ, thường là chỉ nhánh hoặc đại lý của ngân hàng được ủy nhiệm thu, ở quốc gia của nhà nhập khâu

c Quy trình giao dịch: Có hai loại nhờ thu dựa trên cách người bán yêu cầu thanh toán, bao gồm: Nhờ thu phiếu trơn: là phương thức thanh toán trong đó người bán ủy thác ngân hàng

thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu dựa trên hối phiếu mà họ tự lập, trong khi các tài liệu

thương mại được gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu mà không thông qua ngân hàng

Hình 1.2 Sơ đồ mô hình thanh toán theo phương thức nhờ thu phiếu trơn

Diễn giải mô hình:

Trang 21

(1) Người bán gửi hàng đồng thời chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa cho bên

mua

(2) Người bán lập hối phiếu đòi tiền từ bên mua và ủy nhiệm gửi ngân hàng

phục vụ mình nhờ thu hộ tiền ở bên mua (3) Ngân hàng phục vụ người bán chuyên hối phiếu qua ngân hàng phục vụ bên mua đề nhờ thu tiền từ bên mua

(4) Ngân hàng phục vụ bên mua đòi tiền từ bên mua (hoặc yêu cầu chấp nhận

hối phiếu)

(5) Bên mua thanh toán tiền (6) Chuyên tiền qua ngân hàng phục vụ người bán (7) Thanh toán tiền hàng cho người bán

Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được sử dụng phô biến trong thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người bán, khi việc nhận hàng của bên mua hoàn toàn tách biệt với quá trình thanh toán Điều này có nghĩa là bên mua có thê nhận hàng mà không trả tiền hoặc trả tiền muộn Đối với bên mua, áp dụng phương thức này cũng không thuận lợi vì nếu hối phiếu đến trước khi chứng từ hàng hóa thì bên mua phải trả tiền mà không biết liệu hàng hóa đã được giao đúng theo hợp đồng hay không

Do đó, phương thức nhờ thu phiếu trơn chủ yếu được áp dụng giữa các bên có mức độ tin tưởng cao, có lòng tin tốt trong giao dịch thương mại và thực hiện nghĩa vụ thanh toán

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức mà người bán ủy thác cho

ngân hàng thu hộ tiền từ bên mua không chỉ dựa trên hối phiếu mà còn dựa trên các

tài liệu gửi hàng đi kèm, với điều kiện là ngân hàng chỉ sẽ trao bộ chứng từ gửi hàng

cho bên mua nếu bên mua thực hiện thanh toán (Documents against Payment D.P)

hoặc chấp nhận thanh toán theo hối phiéu (Documents against Acceptance D.A)

Trang 22

Phương thức nhờ thu phiếu trơn không được sử dụng phô biến trong thương mại hàng hóa xuất nhập khâu vì nó không đảm bảo quyên lợi cho người bán, khi việc nhận hàng của bên mua hoàn toàn tách biệt với quá trình thanh toán Điều này có

Trang 23

nghĩa là bên mua có thê nhận hàng mà không trả tiền hoặc trả tiền muộn Đối với bên mua, áp dụng phương thức này cũng không thuận lợi vì nếu hối phiếu đến trước khi chứng từ hàng hóa thì bên mua phải trả tiền mà không biết liệu hàng hóa đã được giao đúng theo hợp đồng hay không

Do đó, phương thức nhờ thu phiếu trơn chủ yếu được áp dụng giữa các bên có mức độ tin tưởng cao, có lòng tin tốt trong giao dịch thương mại và thực hiện nghĩa vụ thanh toán

Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức mà người bán ủy thác cho

ngân hàng thu hộ tiền từ bên mua không chỉ dựa trên hối phiếu mà còn dựa trên các

tài liệu gửi hàng đi kèm, với điều kiện là ngân hàng chỉ sẽ trao bộ chứng từ gửi hàng

cho bên mua nếu bên mua thực hiện thanh toán (Documents against Payment D.P)

hoặc chấp nhận thanh toán theo hối phiéu (Documents against Acceptance D.A) 1.1.4.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit)

a Định nghĩa Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C) là một thỏa thuận không thể hủy bỏ, trong đó ngân hàng phát hành cam kết thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu khi được xuất trình bộ chứng từ phù hợp Phương thức này được sử dụng khi một ngân hàng phát hành một Thư tín dụng, cam kết thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu cho bên thứ ba khi bộ chứng từ được xuất trình cho ngân hàng theo điều kiện và điều khoản của L/C

b Các bên tham gia: - Người yêu cầu, Người mở, Người xin mở (applicant): là bên yêu cầu phát hành L/C Trong thương mại quốc tế, Người mở thường là người nhập khẩu, yêu cầu ngân

hàng phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc thanh toán cho Người thụ hưởng L/C

- Người thụ hưởng, Người hưởng, Người hưởng lợi (beneficiary): là bên được

hưởng L/C, nhận số tiền thanh toán hoặc sở hữu hồi phiếu được chấp nhận thanh toán cua L/C.

Trang 24

- Ngân hàng phát hành (issuing bank): là ngân hàng phát hành L/C theo yêu cầu của Người mở, cung cấp tín dụng cho Người mở

- Ngân hàng thông báo (advising bank): là ngân hàng thông báo L/C cho Người thụ hưởng theo yêu cầu của Người phát hành Thông thường, Ngân hàng thông báo là ngân hàng đại lý hoặc chỉ nhánh của Người phát hành ở nước nhập khâu

- Ngân hàng xác nhận (confirming bank): là ngân hàng xác nhận L/C theo yêu

cầu hoặc uỷ quyền của Người phát hành - Ngân hàng được chỉ định (nominated bank): là ngân hàng mà L/C có giá trị

thanh toán hoặc chiết khấu, hoặc là bất kỳ ngân hàng nào nếu L/C có giá trị tự đo

c Quy trình nghiệp vụ:

Hình 1.4 Sơ đồ mô hình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ Diễn giải mô hình:

(1) Dựa trên các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng thương mại quốc tế, người mua đệ trình đơn theo mẫu đến ngân hàng phục vụ để yêu cầu phát hành một Thư tín dụng (L/C) cho người bán

(2) Nếu được chấp thuận, Ngân hàng phát hành lập L/C và thông qua ngân hàng

Trang 25

đại lý của mình ở nước của người bán đề thông báo về việc phát hành L/C và chuyển

gửi L/C đến người bán

(3) Ngân hàng thông báo (NHTB) sau khi nhận được thông báo vé LIC, sẽ thong

báo cho người bán về việc phat hanh L/C

(4) Người bán, nếu đồng ý với L/C, tiến hành giao hàng; nếu không, họ có thể đề xuất cho người mua thông qua Ngân hàng phát hành sửa đổi hoặc bổ sung L/C dé phù hợp với hợp đồng thương mại quốc tế

(5) Sau khi giao hàng, người bán lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuất

trình cho Ngân hàng phát hành (qua một ngân hàng khác) dé nhận thanh toán (6) Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C mà họ đã phát hành, sẽ tiễn hành thanh toán cho người bán; nếu không phù hợp, họ sẽ từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ bộ chứng từ nguyên vẹn cho người bán (7) Ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán từ người mua và chuyền gửi bộ chứng từ cho người mua sau khi đã nhận được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán (8) Người mua kiêm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C, họ sẽ thực hiện thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán: nếu không phù hợp, họ có quyền từ chối thanh toán

Phương thức thanh toán này có tính ưu việt: - _ Là phương thức thanh toán an toàn đã được kiểm nghiệm qua thời gian

-_ Là công cụ để tài trợ thương mại về hàng hoá và dịch vụ

- _ Người bán được NH đứng ra đảm bảo về khả năng thanh toán - _ Việc thanh toán không ảnh hưởng đến thời gian nhận hàng của người mua - _ Là phương án thanh toán tối ưu vì quyền lợi của bên bán và bên mua được đảm bảo cân bằng nhau: (ï) Bên bán giao hàng đúng yêu cầu L/C là chắc chắn nhận được tiền hàng: (ii) Bên mua nhận được hàng đúng như mình yêu cầu (Thông qua L/C) mới phải thanh toán tiền

Trang 26

1.2 Chất lượng dịch vụ TTỌT tại NHTM 1.2.1 Khái niệm về chất lượng dịch vụ TTỌT tại NHTM

Chat luong dich vu thanh toan đề cập đến sự uy tín, đáng tin cậy, chính xác và

tốc độ trong việc đáp ứng các yêu cầu của KH khi sử dụng dịch vụ TTQT Trên quan điểm của quản trị chất lượng, chất lượng dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu của KH mà còn đảm bảo sự hài lòng của tất cả các bên liên quan và cả xã hội Ngoài các đặc

điểm cơ bản như đáng tin cậy, tính nhiệt tình, trách nhiệm và tận tâm, chất lượng dịch

vụ TTQT còn bao gồm:

- Tinh kip thoi: Can phải thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng và chính

xác, đặc biệt là trong môi trường quốc tế nơi sự chính xác và tính kịp thời càng trở nên quan trọng hơn Tính kịp thời giúp tiết kiệm thời gian và tạo ra một trải nghiệm phục vụ hiệu quả và nhanh chóng

- Tính chính xác: Mọi thông tin và giao dịch cần phải chính xác tuyệt đối để

tránh các rủi ro và tốn thất không mong muốn Việc thực hiện giao dịch một cách

chính xác là điều hết sức quan trọng để đảm bảo tính an toàn và đáng tin cậy của dịch

vụ

- Tính chuyên nghiệp: Được thê hiện thông qua cách nhân viên giao dịch tương tác và xử lý công việc cùng với KH Sự chuyên nghiệp trong giao tiếp và phục vụ

giúp tạo ra một ấn tượng tích cực và đảm bảo sự hài lòng của KH

- Tính văn hóa cao: Hiền thị qua phong cách giao tiếp văn minh, lich sự và tôn

trọng KH Tính văn hóa cao giúp tạo ra một môi trường giao dịch tích cực và hỗ trợ

trong việc giải quyết các vấn đề của KH

- Tính trung thực và uy tín: Sự trung thực và uy tín của dịch vụ được đánh giá

dựa trên việc giữ gìn các lời hứa và cam kết của nhà cung cấp, đảm bảo rằng mọi thông điệp và cam kết đều được thực hiện và không gây thất vọng cho KH

Trang 27

- Tinh đồng cảm: Sự sẵn lòng chia sẻ và hỗ trợ KH trong việc giải quyết các vấn đề và khó khăn của họ Bằng cách này, nhà cung cấp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của KH và đáp ứng chúng một cách tốt nhất có thê

Nâng cao chất lượng dịch vụ TTỌQT tại NHTM là một quá trình tất yếu của sự phát triển xã hội Trước hết nâng cao chất lượng dịch vu TTQT la nhằm

đảm bảo sự tồn tai và phát triển của doanh nghiệp, khai thác hết tiềm năng sẵn

có, tận dụng các nguồn lực và tạo đà cho sự phát triển lâu dài Sau là sự lựa

chọn đúng đắn nhằm giành được sự tín nhiệm và giữ lòng tin đối với khách

hàng, đó là mục tiêu cơ bản trong nhiều thời kỳ, có ý nghĩa đến sự phát triển và

tương lai của doanh nghiệp về góc độ xã hội, chất lượng dich vu TTQT nang

cao sẽ đáp ứng được sự phát triển của xã hội, phủ hợp qui luật tiến hóa chung

xã hội 1.2.2 Một số tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ TTỌT tại NHTM

1.2.2.1 Doanh thu từ dịch vụ TTOT tại NHTM

- Doanh thu từ dịch vụ TTQT là tổng giá trị thu được từ việc cung cấp các dịch vụ TTQT của một NHTM hoặc tổ chức tài chính khác Điều này bao gồm các khoản

thu từ các loại phí và lợi nhuận liên quan đến các hoạt động TTQT, bao gồm nhưng không giới hạn các khoản phí chuyên khoản, các khoản phí thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế, các khoản phí hối phiếu, cũng như lợi nhuận từ việc cung cấp tỷ giá hối đoái

- Doanh thu từ dịch vụ TTQT có thê là một phần quan trọng trong tổng doanh

thu của một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, đặc biệt đối với các tổ chức có quy mô

hoạt động quốc tế lớn Điều này phản ánh sự cần thiết và quan trọng của việc cung

cấp các dịch vụ thanh toán tiện lợi, an toàn và hiệu quả trong môi trường kinh doanh

toàn cầu ngày nay

- Quy mô của dịch vụ TTQT có thể được đánh giá dựa trên một số yếu tố sau:

Trang 28

+ KH: Quy mô của dịch vụ TTQT có thể được đo lường thông qua số lượng

và loại hình KH sử dụng dịch vụ Điều này có thể bao gồm các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và lớn, tổ chức phi lợi nhuận, cũng như các tổ chức tài chính khác

+ Số lượng giao dịch: Quy mô cũng có thể được đo bằng số lượng giao dịch

TTQT được thực hiện qua các kênh của ngân hàng hoặc tô chức tài chính, bao gồm

chuyên khoản tiền, thanh toán thẻ, hối phiếu và các dịch vụ khác

+ Tổng giá trị giao dịch: Quy mô cũng có thể được đo bằng tổng giá trị của các giao dịch TTQT, bao gồm tổng giá trị của chuyền khoản tiền, các giao dịch thẻ,

hối phiếu và các loại dịch vụ khác

+ Pham vi dia lý: Quy mô cũng có thể được đánh giá bằng phạm vi địa lý mà

dich vu TTQT cua ngân hàng hoặc tổ chức tài chính phủ phục vụ Các tổ chức có thể cung cấp dịch vụ tại một hoặc nhiều thị trường quốc tế

1.2.2.2 Lợi nhuận thu được từ dịch vụ TTỌQT tại NHTM

Lợi nhuận từ dịch vụ TTQT có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau và có thể được tính dựa trên các yếu tố sau:

- Phí giao dịch: Ngân hàng hoặc tổ chức tài chính có thê thu phí cho mỗi giao

dich TTQT Day có thé là một khoản phí cố định hoặc một tỷ lệ phần trăm của giá trị

giao dịch Phí này được tính cho cả người gửi và người nhận

- Phí dich vụ: Ngoài phí giao dịch, ngân hàng cũng có thê thu phí cho các dịch

vụ liên quan đến TTQT như xác thực, xử lý và hỗ trợ KH

- Lợi nhuận từ tỷ giá hối đoái: Khi chuyền đổi tiền từ một đồng tiền sang đồng tiền khác, ngân hàng có thể lấy lợi từ việc áp dụng tỷ giá hối đoái mua vào và bán ra khác nhau Sự chênh lệch giữa hai tỷ giá này có thể tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng

- Lợi nhuận từ hối phiếu: Nếu ngân hàng cung cấp dịch vụ hối phiếu, họ có thể lấy lợi từ việc tính phí cho việc phát hành hối phiếu hoặc từ việc chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái và giá mà hối phiếu được bán

Trang 29

1.2.2.3 Số lượng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ TTOT tại NHTM

Số lượng khách hàng (KH) là tổng số cá nhân hoặc tô chức sử dụng dịch vụ

của một doanh nghiệp hoặc tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định Trong ngữ

cảnh của dịch vụ TTQT của NHTM hoặc tổ chức tài chính, số lượng KH là tổng số

người dùng hoặc các doanh nghiệp và tô chức khác sử dụng các dịch vụ TTQT của

1.2.2.4 Phòng ngừa rủi ro trong dịch vụ TTOT tại NHTM

- Phòng ngừa rủi ro trong dịch vụ TTQT là quá trình áp dụng các biện pháp và chiến lược nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguy cơ và tác động tiêu cực có thê xảy

ra trong quá trình thực hiện các giao dịch TTQT Các biện pháp phòng ngừa này được thiết kế dé bảo vệ các bên liên quan, bao gồm cả bên mua và bên bán, khỏi những hậu quả tiêu cực do rủi ro tài chính, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro về thanh toán không

đúng hạn, hoặc rủi ro về pháp lý có thê gây ra

- Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong TTQT có thể bao gồm: + Diversification (đa dạng hóa): Sử dụng nhiều phương tiện thanh toán và

nhiều đối tác thương mại khác nhau để giảm thiểu tác động tiêu cực từ một rủi ro cụ

thể

+ Sử dụng hợp đồng thương mại chặt chẽ: Đảm bảo rằng các hợp đồng TTQT chứa đựng các điều khoản rõ ràng và cụ thé về việc thanh toán, bao gồm cả các biện pháp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp

+ Đánh giá rủi ro: Xác định và đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình TTOQT để có thé lap kế hoạch và triển khai các biện pháp phòng ngừa phủ hợp

Trang 30

+ Theo dõi và đánh giá thị trường: Theo dõi các biến động trên thị trường tai

chính và hối đoái để có thể dự đoán và ứng phó với các tác động tiêu cực đối với

TTQT

+ Bảo hiểm rủi ro: Mua các sản phẩm bảo hiểm để bảo vệ các bên liên quan

khỏi những rủi ro tài chính và pháp lý trong quá trình thanh toán

+ Đào tạo nhân viên: Cung cấp đảo tạo và hướng dẫn cho nhân viên về các quy trình và biện pháp phòng ngừa rủi ro trong TTQT đề họ có thê nhận biết và ứng

phó với các vẫn đề một cách hiệu qua

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ TTQT tại NHTM

1.2.3.1 Nhân tổ bên trong

- Mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động TTQT của NHTM

Hệ thống quản lý hoạt động TTQT từ cấp trung ương đến chỉ nhánh, tuân thủ

theo các quy định cụ thé, gọn nhẹ và giao quyền chủ động cho các chỉ nhánh giúp tiết

kiệm chỉ phí và thời gian, đồng thời đảm bảo thanh toán nhanh chóng và an toàn Điều này thu hút nhiều KH đến với ngân hàng vì họ được đảm bảo quyền lợi của mình

- Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ ngân hàng Trong lĩnh vực thương mại, có các quy định và thói quen quốc tế mà tất cả các bên, bao gồm ngân hàng, phải tuân thủ Các nhân viên thực hiện hoạt động TTỌT phải hiểu rõ các phương tiện và phương thức TTQT, vì chúng quy định rất chặt chẽ

và có hiệu lực quốc tế Điều này đòi hỏi các nhân viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tế dé tránh hiểu lầm và thiệt hại cho ngân hàng

- Công nghệ ngân hàng: Mỗi quốc gia có hệ thống ngân hàng của mình, nhưng tất cả đều quan tâm đến dịch vụ TTQT Công nghệ ngân hàng tiên tiến được ứng dụng

dé thực hiện các yêu cầu nhanh chóng, kịp thời và chính xác trong dich vu TTQT

- Uy tín của NHTM: Một ngân hàng uy tín có nhiều hoạt động đa dạng và chất lượng, thu hút nhiều KH Điều này cũng dễ dàng mở rộng thị trường trong và ngoài

Trang 31

nước Ủy tín giúp ngân hàng thuận lợi trong việc thực hiện các giao dịch TTỌQT và

được tin tưởng chọn lựa trong quá trình thanh toán

1.2.3.2 Nhân tố bên ngoài

- Các chiến lược kinh tế vĩ mô của Chính phủ Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngoại thương và dịch vụ TTQT Những chính sách như kế hoạch đối ngoại và quản lý ngoại hối có thé tao ra môi trường thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động TTỌT của các ngân hàng

- Quản lý kinh tế đối ngoại là yếu tố cực kỳ quan trọng và có tác động trực tiếp đến TTQT Chính sách ngoại thương, cụ thé, dong vai trò quyết định trong hoạt động

này Việc thiết lập chiến lược, bao gồm cả bảo hộ thương mại hoặc tự do hóa thương mại, có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến hành vi của các doanh nghiệp, dẫn đến sự sôi động hoặc trầm lặng trong hoạt động TTQT Một chính sách bảo hộ thương mại nội

địa sẽ gây khó khăn và cản trở hoạt động thương mại quốc tế, trong khi chính sách tự

do hóa thương mại sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của thương mại quốc tế Sự phát

triển này là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của các ngân hàng

thương mại Thương mại quốc tế tạo ra nhiều hơn nhu cầu cho các quốc gia thực hiện

giao dich tiền tệ với nhau, điều này làm nền tảng cho việc mở rộng và phát triển hoạt động TTQT của họ

- Chính sách quản lý ngoại hối Chính sách quản lý ngoại hối có quy định về tỷ giá hối đoái và có ảnh hưởng đối với dịch vụ TTQT Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông qua các biện pháp như kiểm soát luồng tiền tệ và quy định về trạng thái ngoại tệ của các tô chức tín dụng, gây ảnh hưởng đến dịch vụ TTQT của các ngân hàng

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTM cũng chặt chẽ liên quan

đến hoạt động TTQT và phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chính sách quản lý ngoại

hối của Chính phủ Chính phủ thực hiện điều tiết đồng thời hoạt động kinh doanh

ngoại tệ và hoạt động TTQT của các NHTM Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước thực hiện hạn chế hoặc mở rộng hoạt động TTQT thông qua việc siết chặt hoặc mở

Trang 32

rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Do đó, doanh nghiệp xuất NK

sẽ gặp khó khăn trong TTQT nếu NHTM không đủ cung cấp nguồn ngoại tệ cần thiết và không được phép bán ngoại tệ cho doanh nghiệp NK trừ khi đảm bảo được trạng thái ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước

- _ Chính sách thuế

Chính sách thuế của Nhà nước có tác động to lớn đối với hoạt động kinh doanh

của cả doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất NK hàng

hóa Việc áp dụng mức thuế xuất NK cao hay thấp có thể được sử dụng đề hạn chế

hoặc khuyến khích sản xuất hoặc NK của một số mặt hàng cụ thể Ví dụ, việc giảm

thuế NK có thé tăng lưu lượng hàng hóa NK và thúc đầy hoạt động thương mại quốc tế giữa các quốc gia Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp NK tăng cường hoạt động NK các mặt hàng được giảm thuế, đồng thời đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ hơn của hoạt động TTQT của các ngân hàng

1.2.4 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh dịch vụ TTQT tại NHTM

Luật pháp quy định hoạt động dịch vụ TTQT chia thành hai phần chính, bao

gồm pháp luật quốc tế (bao gồm các thông lệ và tập quán quốc tế) và pháp luật nội địa của mỗi quốc gia Môi trường pháp lý có thê có ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động TTQT, cũng như có thê tạo ra những hạn chế không cần thiết đối với các hoạt động này Trong những năm gần đây, Chính phủ đã tập trung vào việc đổi mới và cải thiện hệ thống văn bản pháp luật, cũng như hoàn thiện môi trường pháp lý để thúc đây hoạt động TTQT Điều này đã dẫn đến việc pháp quy hóa một số biện pháp TTQT thông qua việc xây dựng các quy định về các loại dịch vụ TTQT như Chuyển tiền, Nhờ thu, Tin dụng chứng từ Việc công nhận các quy định này đã chấm dứt sự hiểu và áp dụng không nhất quán, thậm chí có mâu thuẫn về pháp luật thanh toán đối với các hoạt động ngân hàng trong một thời gian dài Điều này cũng khẳng định rằng tư duy pháp lý mới đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thực tế và các quy chuân quốc tế Cơ sở pháp lý hiện nay điều chỉnh

quan hệ TTQT bao gồm:

Trang 33

a Van ban phap ly mang tinh chất quốc tế: - Quy tắc thực hành thống nhất về tín dung chimg tir (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit — UCP) — điều chỉnh hoạt động thanh toán thư tín

dụng (Hiện trong hoạt động TTQT đang sử dụng 2 bản UCP phổ biến là UCP 500

và UCP600, mặc dù có bản UCP300 và UCP400 nhưng do các điều khoản của nó đã khá lạc hậu với hoạt động thương mại quốc tế, nên hiện các ngân hàng không còn áp

dụng 2 bản UCP này nữa) - Quy tắc théng nhat vé nho thu (Uniform Rules for Collection — URC — diéu chỉnh hoạt động thanh toán nhờ thu (Hiện nhiều ngân hàng đang sử dụng bản

URC522 đề điều chỉnh các hoạt động trong thanh toán nhờ thu)

- Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền hàng (The Uniform Rules for Bank to Bank Reimbursement under Documentary Credit - URR)

- Diéu kién thuong mai quéc té (International Commercial Term - Incoterms)- điều chỉnh các hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế (Hiện 2 ban Incoterms được sử dụng là Incoterms 2000 và Incoterms 2010)

- Công ước Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán quốc tế (United nations convention on contracts for the international sale of goods — Wien Convention 1980 — Hay còn gọi là công ước Viên 1980)

- Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange — ULB 1930)

- Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và lênh phiếu quốc té (International Bill

of Exchange and International Promissory Note — UN convention 1980 — Công ước

Liên Hiệp Quốc 1980)

- Công ước Geneve 1931 và Séc quốc tế (Geneve convention for Check 1931)

- Các nguồn luật và công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm - Các hiệp định song phương và đa phương được ký giữa các quốc gia với nhau

Trang 34

b Van ban phap ly cua Viét Nam:

- Luật công cụ chuyên nhượng năm 2005

- Pháp lệnh ngoại hối năm 2013

- Thông tư số 02/2021/TT-NHNN ngày 31/3/2021 của Ngân hàng Nhà nước về

hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được

phép hoạt động ngoại hối 1.3 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ TTQT tại một số ngân hàng khác

Kinh nghiệm ở một số nước đối với Việt Nam qua khảo sát thực tế tại các văn

phòng đại diện và chỉ nhánh của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cùng các trụ sở ở nước ngoài trong thời điểm hiện nay

a Theo kinh nghiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam:

- Mở rộng Mạng lưới Đối tác và Hợp tác Quốc tế: Vietcombank có thể mở

rộng mạng lưới đối tác quốc tế để cung cấp dịch vụ thanh toán tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thô khác nhau Hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tài chính lớn và uy tín trên thế giới cũng như các đối tác địa phương sẽ giúp cung cấp các dich vu TTQT da dang

và tiện lợi cho KH

- Cải thiện Hệ thống Cơ sở Hạ tầng và Công nghệ: Vietcombank cần liên tục

đầu tư vào cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và công nghệ để đảm bảo tính tin cậy, an

toàn và hiệu suất cao cho các dịch vụ TTQT Điều này bao gồm việc sử dụng công

nghệ mới như blockchain để tăng cường bảo mật và tăng cường tốc độ giao dịch

Trang 35

- Nâng cao Năng lực Nhân sự va Dao tao: Đào tạo nhân viên về các quy trình

và quy định quốc tẾ, cũng như về các dịch vụ TTQT cụ thể, là rất quan trọng Điều

này giúp nhân viên hiểu rõ và tự tin khi xử lý các giao dịch quốc tế, từ đó cải thiện trải nghiệm của KH

- Cải thiện Dịch vụ KH: Vietcombank cần cung cấp các kênh liên lạc và hỗ trợ KH đa dạng, bao gồm trực tuyến, điện thoại và trực tiếp Việc cải thiện tính tiện

lợi và tốc độ của dịch vụ KH sẽ tạo ra một trải nghiệm tích cực và tạo lòng tin cho

KH khi su dung dich vu TTQT

- Giam Thiéu Chi phí và Tối ưu Hóa Quy trình: Việc giảm thiểu chỉ phí và tối

ưu hóa quy trình giao dịch sẽ giúp Vietcombank cung cấp các dịch vụ TTQT với mức giá cạnh tranh và nhanh chóng hơn

- Phát triển Dịch vụ Tùy chỉnh: Cung cấp các giải pháp TTQT tùy chỉnh và linh hoạt cho các doanh nghiệp và KH cá nhân sẽ giúp tăng cường sự hài lòng và trung thành

b Theo kinh nghiệm của Ngân hàng Wells Fargo, có trụ sở đặt tại Việt

Nam, để nâng cao CLDV, ngân hàng của họ áp dụng toàn hệ thống với các phương

thực hiện

- Ngoài ra, ngân hàng cũng cung cấp các dịch vụ bổ sung liên quan đến xử lý chứng từ xuất NK, bao gồm cung cấp các mẫu hoá đơn, danh sách đóng gói, vận đơn, và hỗ trợ tập trung xử lý các vấn đề phát sinh, cũng như theo dõi và thu hồi tiền thay

mặt cho KH.

Trang 36

- Dé dam bao tinh an toàn và tránh rủi ro, ngan hang da trién khai các biện pháp phòng chống rửa tiền Hệ thống tự động quét các giao dịch và trong trường hợp có nghỉ ngờ, giao dịch sẽ không được thực hiện ngay mà sẽ được tạm dừng đề kiểm tra rõ ràng Đảm bảo rằng quá trình xử lý của ngân hàng diễn ra một cách thông suốt và

liên tục 24/24

- Một ví dụ khác là Trung tâm xử lý chứng từ của Wells Fargo Bank tại Hong Kong Tiêu chí hoạt động của ngân hàng này cũng tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu suất và chuyên môn hóa Họ đã tăng cường quản lý rủi ro thông qua hệ thống kiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt, cùng với việc triển khai các biện pháp bảo mật và cảnh báo đối với các giao dịch đáng ngờ dé nâng cao đáng kể mức độ an toàn và tin cậy của hệ thống

c Theo kinh nghiệm Citi bank ở Mỹ: Trung tâm xử lý chứng từ của họ, đặt tại Malaysia và Hong Kong, đã tăng cường hệ thống dịch vụ hiện có và giới thiệu các sản phâm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Họ cũng đã triển khai các chiến dịch PR rộng lớn và tài trợ cho các chương trình thể thao Tương tự như các ngân hàng khác, họ tập trung và chú trọng đầu tư vào con người, một vấn đề then chốt của ngân hàng này

Ngân hàng này đã tìm mọi cách đề thu hút KH và mở rộng thị trường trong các hoạt động bảo lãnh và cho vay tín chấp

d Theo StandardCharter Bank: Bộ phận tập trung xử lý chứng từ, còn được

gọi là Trade Operation, hoạt động theo quy trình cụ thể, vì vậy họ phải đảm bảo thời

gian xử lý đúng và cố định một thời điểm cuối cùng trong ngày đề cắt tiền và các giao

dịch trở nên hiệu lực Trong trường hợp có sai sót trong giao dịch, họ sẽ liên hệ lại

với KH Sự đáp ứng nhanh chóng từ phía KH sẽ quyết định việc xử lý giao dịch có hiệu lực vào cùng ngày hay vào ngày tiếp theo

Dựa trên kinh nghiệm của các ngân hàng, Vietcombank tại Đồng Nai đã áp

dụng và học hỏi, đặc biệt là về việc đầu tư vào con người Nhân viên được coi là tài

sản quý giá của ngân hàng, do đó, việc quan tâm và đầu tư vào phát triển các mặt toàn

Trang 37

diện của họ là ưu tiên hàng đầu Điều này bao gồm chuyên môn hoá và nâng cao trình độ chuyên nghiệp của nhân viên Tiếp theo là tập trung vào việc đầu tư vào công nghệ, bởi vì trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ đóng vai trò rất quan trọng Càng cao cấp công nghệ, việc xử lý các giao dịch càng trở nên nhanh chóng và thu hút được nhiều KH hơn

Qua kinh nghiệm của các ngân hàng thì Vietcombank và các ngân khác

trên thé giới nên vận dụng, học hỏi ở mặt là đầu tư cho con người, vì nhân viên

là tài sản của ngân hàng, do đó quan tâm đầu tư vào phát triển các mặt toàn diện cho nhân viên để chuyên môn hoá và chuyên nghiệp, nâng cao trình độ cho nhân viên trước theo tác giả là điều nên làm đầu tiên Kế đến là tập trung đầu tư cho công nghệ, ngân hàng là lĩnh vực cần quan tâm nhiều đến công nghệ Vì công nghệ kỹ thuật càng cao, càng giải quyết các giao dịch càng nhanh và thu

hút nhiều KH hơn.

Trang 38

CHUONG 2: THUC TRANG CHAT LUQNG DỊCH VỤ THANH TOÁN QUOC TE TAI NGAN HANG TMCP CN TAY THANG LONG

2.1 Giới thiệu khái quát về Vietinbank CN Tây Thăng Long 2.1.1 Khái quát về Vietinbank CN Tây Thăng Long

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập vào năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Là một trong những NHTM lớn nhất, VietinBank đóng vai trò quan trọng và là trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam Với hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước, bao gồm 01 Sở giao

dịch, 151 Chi nhánh và hơn 1000 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm, cùng với 09 Công ty hạch toán độc lập và 05 đơn vị sự nghiệp, VietinBank đa dạng hóa hoạt động va

cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau

Là thành viên sáng lập và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA, VietinBank còn có quan hệ đại lý với hơn 900 ngân hàng và mạng lưới tài chính đến hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới VietinBank cũng là ngân hàng

đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, và

SWIFT

Với sự tiên phong trong việc áp dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử, VietinBank không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm và dịch vụ hiện có, cũng như phát triển các sản phẩm mới đề đáp ứng cao nhất nhu cầu của KH Việc mở chi nhánh tại Châu Âu cũng đánh dấu bước phát triên đáng kê của nền tài chính Việt

Nam trên thị trường khu vực và toàn cầu

VietinBank chi nhánh Tây Thăng Long được thành lập năm 2007 với tên gọi

ban đầu là chỉ nhánh Láng Hòa Lạc Có trụ sở nam tai địa chỉ: Tổ 3, khu Tân Bình,

TT Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội Ngày 05/11/2019 VietinBank chi nhánh Láng Hòa Lạc chính thức đôi tên thành VietinBank chi nhánh Tây Thăng Long Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng như: Huy động vốn, Cấp tín dụng, Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; Và các hoạt động khác theo quy định của

Trang 39

pháp luật và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Sau 13 năm thành lập VietinBank chi nhánh Tây chỉ nhánh với 3 khối nghiệp vụ: Khối KH doanh nghiệp;

Khối KH bán lẻ và khối hỗ trợ 2.1.2 Cơ cấu tô chức của Vietinbank CN Tây Thăng Long

a Giám đốc: + Chịu trách nhiệm điều hành và kinh doanh tại Vietinbank CN Tây Thăng Long, đồng thời chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về mọi hoạt động của chi nhánh, bao gồm thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ được giao cũng như kết quả kinh doanh

+ Phải tuân thủ sự quản lý và kiểm tra toàn diện từ Vietinbank về tổ chức và

hoạt động, cũng như phải chịu sự kiểm tra và thanh tra từ Ngân hàng Nhà nước và

các cơ quan có thâm quyền khác theo quy định của pháp luật

+ Có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật

theo quy định hiện hành

b Phó Giám đốc: Được bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật bởi

Tổng giám đốc, và hỗ trợ cho Giám đốc trong các nhiệm vụ của mình theo quy định

c Phòng Tín dụng: + Mỗi phòng Tín dụng tại Vietinbank CN Tây Thăng Long là một đơn vị riêng biệt

+ Phòng tin dụng I chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện kinh doanh tiền tệ

thông qua các dịch vụ tín dụng và ngân hàng cho các doanh nghiệp Nhà nước cũng

như các tô chức kinh tế địa phương, sử dụng cả nội tệ và ngoại tệ

+ Phòng tín dụng 2 không chỉ thực hiện nhiệm vụ tư vấn mà còn tô chức kinh doanh tiền tệ thông qua các dịch vụ tín dụng và ngân hàng cho các tổ chức và cá nhân không thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, đặc biệt chú trọng vào việc cổ phần hóa

d Phòng Dịch vụ Khách hàng:

Trang 40

Có trách nhiệm xử lý các giao dich liên quan đến khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chức khác như sau:

+ Thực hiện các hoạt động tài trợ thương mại để phục vụ các giao dịch thanh

toán xuất nhập khẩu cho khách hàng dựa trên các hạn mức, khoản vay, bảo lãnh và

Thư tín dụng đã được phê duyệt; mở các Thư tín dụng có ký quỹ 100% vốn của khách

hàng; thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài và lập báo cáo

hoạt động nghiệp vụ theo quy định

+ Giải ngân vốn vay cho các khách hàng là tổ chức dựa trên hồ sơ giải ngân

đã được phê duyệt

+ Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng và xử lý các yêu cầu của họ về tài

khoản hiện có và tài khoản mới

+ Thực hiện tất cả các giao dịch nhận và rút tiền bằng nội tệ và ngoại tệ của

khách hàng

+ Tiến hành các giao dịch thanh toán và chuyên tiền cho khách hàng

+ Mua ngoại tệ giao ngay cho các khách hàng doanh nghiệp theo quy định và

chính sách kinh doanh ngoại tệ của ban lãnh đạo

+ Tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng và duy trì kiểm soát các giao

dịch liên quan đến họ

+ Thực hiện công việc tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng

e Phong Tham định - Quan ly tin dung: + Tiến hành thu thập, cung cấp thông tin và đánh giá các chỉ số kinh tế kỹ

thuật

+ Đánh giá các dự án vay, bảo lãnh (trung, dài hạn) và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt quy mô quyết định của Trưởng phòng tín dụng: tham gia vào quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt quy mô quyết định của Trưởng phòng tín dụng

Ngày đăng: 16/09/2024, 17:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w