1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt Động của chính quyền Địa phương

43 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nguyên Tắc Cơ Bản Trong Tổ Chức Và Hoạt Động Của Chính Quyền Địa Phương
Trường học Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chuyên ngành Khoa/Trung tâm…………………………….
Thể loại Bài Tập Lớn / Tiêu Luận Kết Thúc Học Phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 224,28 KB

Nội dung

Các nguyên tắc trênchi phối việc tổ chức, thiết kế mô hình và quá trình vận hànhcủa chính quyền địa phương; bảo đảm chính quyền địaphương thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo q

Trang 1

Bìa 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA/TRUNG TÂM………

TÊN ĐỀ TÀI : BÀI TẬP LỚN / TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Mã phách:……….(Để trống)

Hà Nội – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC -2

MỞ ĐẦU -1

1 Lý do chọn đề tài. -1

2 Đối tượng nghiên cứu. -1

3 Mục tiêu nghiên cứu. -2

NÔI DUNG -2

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC NGUYÊN TẮCTRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊAPHƯƠNG. -2

1.1 Một số vấn đề lý luận về chính quyền địa phương. -2

1.1.1 Khái niệm chính quyền địa phương. -2

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương theoquy định pháp luật Việt Nam hiện hành. -4

1.2 Một số vấn đề lý luận về các nguyên tắc tổ chức hoạtđộng chính quyền địa phương. -6

1.2.1 Khái niệm tổ chức và hoạt động chính quyền địaphương. -6

1.2.2 Khái niệm các nguyên tắc tổ chức hoạt động chínhquyền địa phương. -7

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CÁC NGUYÊNTẮC CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNHQUYỀN ĐỊA PHƯƠNG -7

2.1 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo. -8

2.2 Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dânĐây là nguyên tắc được ghi nhận trong tất cả các bản Hiếnpháp của Việt Nam. -8

2.3 Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phâncông, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trongviệc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. -9

2.4 Nguyên tắc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. -10

Trang 3

2.5 Nguyên tắc tập trung dân chủ “Nhà nước pháp quyềnXHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; do Nhân dânlàm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” (Điều2 Hiến pháp 2013). -132.6 Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc. -142.7 Hiện đại, minh bạch, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sátcủa nhân dân -152.8 Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị vàquyết định theo đa số. -162.9 Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể kết hợpvới trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân. -18CHƯƠNG III: THỰC TIỄN THỰC HIỆN, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁCNGUYÊN TẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔCHỨC HOẠT ĐỘNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG. -203.1 Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật và hiệu quả ápdụng các nguyên tắc tổ chức hoạt động chính quyền địaphương theo pháp luật Việt Nam hiện hành. -203.1.1 Những kết quả đạt được. -203.1.2 Một số bất cập, hạn chế. -233.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật để thực hiện hiệu quảcác nguyên tắc tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương. - 27KẾT LUẬN -30DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO -32

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài.

Chính quyền địa phương là bộ phận cấu thành hữu cơ củahệ thống chính quyển nhà nước, có vai trò quan trọng trongviệc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và phục vụ nhândân Đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy chính quyền địaphương theo hướng gọn nhẹ, có trách nhiệm, công khai, minhbạch và hiệu quả, đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp cho địaphương, hướng dẫn đến chế độ tự quản địa phương; xâydựng Để thực hiện đổi mới chính quyền địa phương, truoqcahêta cần phải có hệ thống các nguyên tắc tổ chức chínhquyền địa phương hoàn thiện làm tư tưởng, quan điểm nềntảng để dưa ra câc quy định phap luật Các nguyên tắc trênchi phối việc tổ chức, thiết kế mô hình và quá trình vận hànhcủa chính quyền địa phương; bảo đảm chính quyền địaphương thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quyđịnh của Hiến pháp và pháp luật ở các đơn vị hành chính, lãnhthổ Vậy hiện nay, các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức vàhoạt động của chính quyền địa phương được quy định và thựchiện ra sao Để làm rõ hơn vana đề trên, bài viết trên phân

tích đề tài: “Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và

hoạt động của chính quyền địa phương: nội dung, ýnghĩa và hiệu quả áp dụng.”

2 Đối tượng nghiên cứu.

Trang 5

Bài viết nghiên cứu những vấn đề lý luận về các nguyên tắctổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương;Tập trunglàm rõ những nội dung, ý nghĩa hiệu quả âp dỵng và một sốbất cập, hạn chế trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động củachính quyền địa phương Từ đó đưua ra các giải pháp, kiếnnghị để hoàn thiện các quy định pháp luật để thực hiện hiệuquả các nguyên tắc tổ chức và hoạt động chính quyền địaphương hiện nay.

3 Mục tiêu nghiên cứu.

Thông qua việc nghiên cứu, bài viết nhằm làm sáng tỏnhững vấn đề lý luận về các nguyên tắc tổ chức và hoạt độngcủa chính quyền địa phương cấp , làm rõ nội dung, ý nghĩa,hiệu quả áp dụng của các nguyên tắc trên quyền địa phươngcấp tỉnh quy định của pháp luật hiện hành, có so sánh, đốichiếu với mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địaphương giai đoạn trước đây và tham khảo kinh nghiệm quốctế; từ đó để ra giải pháp đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quảhoạt động của chính quyền địa phương cấp

NÔI DUNGCHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC NGUYÊNTẮC TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN

ĐỊA PHƯƠNG.I.1 Một số vấn đề lý luận về chính quyền địa

phương.I.1.1 Khái niệm chính quyền địa phương.

Trang 6

Thứ nhất, chính quyền được hiểu là: “Bộ máy điều hành,

quản lý công việc của nhà nước Chính quyền được phânthành chính quyền trung ương và các cấp chính quyền địaphương”.1

Thứ hai, địa phương được hiểu là: “vùng, khu vực, trongquan hệ với trung ương, với cả nước”2

Ở Việt Nam, CQĐPl là một khái niệm chưa được pháp lý

hóa và thường được hiểu gồm HĐND và UBND, CQĐP ở ViệtNam được coi là chính quyền “cấp dưới” của CQTW, là bộphận cấu thành có vị trí quan trọng của bộ máy nhà nướcthống nhất từ trung ương đến địa phương mà ở cấp trungương là Quốc hội và Chính phủ, là hình thức pháp lý thôngqua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở địaphương Về nguyên tắc, các cơ quan CQĐP phải do nhân dânđịa phương trực tiếp bầu ra Hoặc được thành lập trên cơ sởcủa các cơ quan đại diện của nhân dân ở địa phương theo quyđịnh của pháp luật Tuy nhiên, không phải mọi cơ quan nhànước được tổ chức và hoạt động ở địa phương, giải quyết cácvấn đề phát sinh ở địa phương đều thuộc cơ cấu tổ chức củaCQĐP (Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân,cơ quan củacác Bộ, ngành trung ương đóng ở địa phương ) Vì những cơquan này không do nhân dân địa phương thành lập ra mà làdo các cơ quan Nhà nước ở trung ương thành lập và chỉ đạohoạt động Các cơ quan CQĐP ở nước ta thực hiện việc quản

Nội, tr 138.

Trang 7

lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, được tổ chứcvà hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiệnchức năng, thẩm quyền theo quy định của pháp luật, giảiquyết các vấn đề phát sinh ở địa phương trên cơ sở nhằm thihành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấptrên và có sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địaphương với lợi ích chung của cả nước.

Như vậy có thể định nghĩa, chính quyền địa phương làmột bộ phận hợp thành của chính quyền Nhà nước thống nhấtcủa nhân dân, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quyđịnh của pháp luật, bao gồm các cơ quan đại diện quyền lựcNhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầura (HĐND) và các cơ quan, tổ chức Nhà nước khác được thànhlập trên cơ sở các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước nàytheo quy định của pháp luật (UBND, các cơ quan chuyên mônthuộc UBND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND ) nhằmquản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơsở nguyên tắc tập trung dân chủ vả kết hợp hài hòa giữa lợiích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước.

I.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địaphương theo quy định pháp luật Việt Nam hiện

hành Chức năng của CQĐP là những chức trách, nhiệm vụ mà

CQĐP đảm nhiệm do Hiến pháp và pháp luật quy định, phùhợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Nhiệm vụ, quyềnhạn của CQĐP được xác định trên cơ sở phân định thẩm

Trang 8

quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phươngvà của mỗi cấp CQĐP cấp tỉnh Trong trường hợp cần thiết,CQĐP được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhànước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụđỏ Tuy nhiên, chức năng của CQĐP được thể hiện trên baphương diện: (1) thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại địaphương theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, tổ chức thựchiện pháp luật và các quyết định hành chính của cơ quan nhànước cấp trên, duy trì phát triển và tăng trưởng kinh tế, đảmbảo cho sự ổn định về chính trị, xã hội, giữ vững quốc phòngan ninh của mỗi quốc gia; (ii) phối hợp với các cơ quan tổchức có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ của trung ương,của tỉnh trên địa bản và (iii) tổ chức cung cấp các dịch vụ tiệních cho cộng đồng dân cư, các nhiệm vụ mang tính tự quảncủa địa phương.

Theo đó chính quyền địa phương cấp tỉnh có ba chức năngcơ bản sau:

Thứ nhất, chức năng tổ chức và bảo đảm thi hành Hiếnpháp và pháp luật Quản lý dân cư trong lãnh thổ

Đây là chức năng, nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu của CQĐP.Là trung tâm tổ chức việc thực hiện pháp luật và các quyếtđịnh hành chính của các cơ quan nhà nước cấp trên tại địabàn quản lý của mình, CQĐP sử dụng quyền lực nhà nướcđược Hiến pháp và pháp luật quy định để quản lý toàn diện(hoặc gần như toàn diện, trừ những mặt không được phâncấp, phân quyền) các quá trình xã hội diễn ra trên địa bản

Trang 9

lãnh thổ Chức năng này được đảm bảo bằng các công cụpháp luật như các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của CQĐP thể hiện trong Hiến pháp và các văn bản quyphạm pháp luật khác Nhà nước cũng bảo đảm các phươngtiện, nguồn lực, trong đó có ngân sách để CQĐP cấp tỉnh thựchiện chức năng này.

Thứ hai, chức năng đại diện, thay mặt cho cộng đồng dâncư tại địa phương quyết định các vấn đề của địa phương doluật định

Mỗi địa phương có những đặc điểm có tính đặc thù khácnhau (về kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa, phong tục );vì vậy bên cạnh chức năng đảm bảo thi hành Hiến pháp vàpháp luật tại địa phương CQĐP còn thực hiện chức năng đạidiện, thay mặt cho cộng đồng dân cư tại địa phương quyếtđịnh các vấn đề của địa phương do luật định Chức năng,nhiệm vụ này thể hiện tính tự quản của CQĐP nhằm phát huylợi thế của mỗi địa phương trên thực tế Để thực hiện chứcnăng này, CQĐP phải là chính quyền do cộng đồng dân cư bầura, hoặc chỉ bầu cơ quan dân cử (sau đó cơ quan dân cử sẽthành lập cơ quan quản lý); hoặc bầu cả cơ quan dân chủ vàngười đứng đầu cơ quan quản lý (thị trưởng), CQĐP thay mặtcho toàn thể dân cư trên địa bàn lãnh thổ phát biểu với cơquan cấp trên về nguyện vọng, mong muốn của địa phương,phản ánh về những đặc điểm, đặc thù của địa phương, thamgia vào quá trình hoạch định chính sách của cấp trên để bảođảm cho chính sách phù hợp với tình hình, hoàn cảnh thực tế

Trang 10

của địa phương Bên cạnh đó, CQĐP tự mình đề ra và thựchiện chính sách cho riêng địa phương nhưng không được tráichính sách chung của nhà nước, của cấp trên.

Thứ ba, chức năng trung tâm điều hòa, phối hợp tất cả cáccơ quan nhà nước đảng trên địa bàn, kể cả cơ quan của trungương đảng tại địa phương

Thực hiện chức năng này, CQĐP không hẳn chỉ là cánh taynối dài của trung ương (hoặc của cấp trên) như ở chức năngthử nhất, cũng không hoàn toàn vì quyền lợi cục bộ của cộngđồng dân cư địa phương như ở chức năng thứ hai mà phải biếtdung hòa quyền lực các bên, các ngành, các lĩnh vực, các địaphương lân cận để đóng vai trò điều phối, hợp lý hóa vì sựphát triển bền vững của địa bàn lãnh thổ Để thực hiện vai trònày, CQĐP không hẳn dựa vào quyền lực nhà nước trao cho,cũng không thể nhân danh vai trò đại biểu của quyền lựcnhân dân tại địa phương mà phải biết phối hợp điều hỏa trêncơ sở thuyết phục, dung hòa quyền lợi giữa các bên Nguyêntắc kết hợp quản lý theo ngành, lĩnh vực và quản lý theo lãnhthổ xuất phát tử chính yêu cầu của chức năng này

I.2 Một số vấn đề lý luận về các nguyên tắc tổ chức

hoạt động chính quyền địa phương.I.2.1 Khái niệm tổ chức và hoạt động chính quyền

địa phương.

Tổ chưca và hoạt động cùa CQĐP là bộ máy điều hành,quản lý công việc của Nhà nước đối với vùng, khu vực (đơn vị

Trang 11

hành chính) địa phương trong mối quan hệ với chính quyềnTrung trong và câc hoạt động của nó theo quy định của phápluật Nói cách khác và cụ thể hơn, tổ chức CQĐP ở nước Cộnghòa XHCN Việt Nam hiện nay là tập hợp tất cả các cơ quanNhà nước thuộc hệ thống cơ quan quyền lực (HĐND) và các cơquan thuộc hệ thống cơ quan hành chính (UBND) ở địaphương; được thành lập trên cơ sở các đơn vị hành chính theohệ thống dọc, xuyên suốt từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xãđể thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN (thực hiện quyềnhành pháp của Nhà nước), theo quy định của pháp luật CQĐPhiện nay có HĐND và UBND ở các đơn vị hành chính cấp tỉnh(tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), ở các đơn vị hànhchính cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)và ở các đơn vị hành chính cấp xã – cấp cơ sở (xã, phường, thịtrấn Đồng thời, các cơ quan trên hoạt động theo quy địnhpháp luật, và có sự phân chia nhiệm vụ quyền hạn theo cáccấp dựa trên cơ sở nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị hànhchính theo hệ thống từ cấp tỉnh, huyện, xã

I.2.2 Khái niệm các nguyên tắc tổ chức hoạt động

chính quyền địa phương Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa

phương là những tư tưởng, quan điểm làm nền tảng, chi phốiviệc tổ chức, thiết kế mô hình và quá trình vận hành củachính quyền địa phương; bảo đảm chính quyền địa phươngthực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định củaHiến pháp và pháp luật ở các đơn vị hành chính, lãnh thổ

Trang 12

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, chính quyền địaphương được tổ chức ở động theo các nguyên tắc chung củahiến pháp và các nguyên tắc được quy định tại Luật tổ chứcchính quyền địa phương 2015 như sau:

Điều 5 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địaphương

1 Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằngpháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

2 Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sátcủa Nhân dân.

3 Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị vàquyết định theo đa số.

4 Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy bannhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy bannhân dân.”

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CÁCNGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

Trong phạm vi bài viết trên, dựa trên quy định của Hiếnpháp 2013 và luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015,bài viết xin chia nhỏ và phân tích nội dung các nguyên tắc cơbản trong tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương dướinội dung sau:

2.1 Nguyên tắc Đảng lãnh đạo.

Trang 13

Sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước được quy định tạiĐiều 4 Hiến pháp 2013 và việc bảo đảm sự lãnh đạo này củaĐảng trở thành nguyên tắc tổ chức của toàn bộ bộ máy Nhànước, trong đó có tổ chức CQĐP Tổ chức Đảng được tổ chứcsong song với các cơ quan trọng tổ chức CQĐP bảo đảm sựlãnh đạo thường xuyên, toàn diện, kịp thời đối với CQĐP.Nguyên tắc này đòi hỏi trong tổ chức và hoạt động của bộmáy Nhà nước nói chung, CQĐP nói riêng phải đảm bảo sựlãnh đạo của Đảng thông qua việc Đảng để ra đường lối chosự phát triển của đất nước, địa phương Khi thực hiện nhiệmvụ quản lý ở địa phương, CQĐP tiến hành rất nhiều hoạt độngkhác nhau, trong đó quan trọng nhất là hoạt động ban hànhcác văn bản quy phạm và văn bản áp dụng quy phạm phápluật để thể chế hóa đường lối của Đảng Đảng lựa chọn, đàotạo và bồi dưỡng đảng viên ưu tú để giới thiệu cho các cơquan CQĐP, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chủtrương, đường lối của Đảng trong hoạt động của CQĐP; Đanglãnh đạo thông qua vai trò của Đảng viên trong các cơ quanCQDP; bằng phương pháp tuyên truyền, vận động giáo dục,thuyết phục, nêu gương mà không áp dụng mệnh lệnh hànhchính đối với CQĐP

2.2 Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc vềnhân dân Đây là nguyên tắc được ghi nhận trong

tất cả các bản Hiến pháp của Việt Nam.

Nguyên tắc này tiếp tục được khẳng định tại Điều 2 Hiếnpháp 2013: Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do nhân dân làm

Trang 14

chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nềntảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và đội ngũ trí thức.

Nguyên tắc này thể hiện trước hết ở tỉnh chất của HĐNDcác cấp HĐND được xác định là cơ quan quyền lực nhà nướcở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làmchủ của nhân dân Do vậy, HĐND các cấp được hình thànhthông qua con đường bầu cử dân chủ Mọi công dân Việt Namđủ tuổi pháp luật quy định, không mắc bệnh làm mất khảnăng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi đều có quyềnứng cử vào HĐND, được lựa chọn đại diện của mình vàoHĐND Tổ chức CQĐP phải bảo đảm thực hiện và tạo mọi điềukiện cần thiết để nhân dân thực hiện quyền bầu cử, ứng cửvào HĐND các cấp theo quy định của pháp luật

Đối với các vấn đề quan trọng của đất nước, nhân dân ở địaphương được quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, cóquyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân Đối với cácvấn đề quan trọng ở địa phương như thành lập, giải thể, nhập,chia, điều chỉnh địa giới, trước khi quyết định, CQĐP đều tổchức lấy ý kiến nhân dân Khi xây dựng văn bản quy phạmpháp luật, các báo cáo, đề án các cơ quan CQĐP cũng lấy ýkiến của đối tượng tác động trực tiếp của văn bản là nhân dânở địa phương

2.3 Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có

sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ

Trang 15

quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập

pháp, hành pháp, tư pháp.

Nguyên tắc này được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Hiếnpháp năm 2013 Trên thực tế, không có cơ quan nhà nước nàođủ năng lực để thực hiện tất cả các công việc của một nhànước; cũng không có nhà nước nào hưởng tới xây dựng một cơquan “chuyên môn tổng hợp” như vậy Bởi lẽ, quyền lực nếukhông được kiểm soát hoặc chỉ trao vào một cơ quan hay mộtcá nhân sẽ dẫn tới sự lạm quyền hoặc độc đoán Nhưng nếuquyền lực nhà nước không thống nhất, mà chia rẽ thành cácnhánh quyền lực độc lập, không có sự kiểm soát với nhau sẽdẫn đến tình trạng bộ máy nhà nước hoạt động rời rạc, khôngtập trung, hệ thống

Nói đến tổ chức CQĐP là nói đến HĐND và UBND Trongđó, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước, do nhân dân trựctiếp bầu ra, tức là được nhân dân trực tiếp trao quyền lực,chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc tổ chức, thực hiệnquyền lực được trao

Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình tổ chức và hoạtđộng của bộ máy Nhà nước nói chung CQĐP nói riêng vừaphải bảo đảm sự thống nhất của quyền lực Nhà nước nhằmphát huy sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy Nhà nước, bộmáy CQĐP vừa phải bảo đảm sự độc lập, chuyên môn hóatrong hoạt động của mỗi cơ quan nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động của từng cơ quan cũng như của cả bộ máy Nhànước, bộ máy CQĐP đồng thời bảo đảm có sự kiểm soát lẫn

Trang 16

nhau giữa các cơ quan nhằm hạn chế tình trạng lạm quyền,chuyển quyền trong quá trình thực hiện quyền lực Nhà nước

2.4 Nguyên tắc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.

Điều 8 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chứcvà hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hộibằng Hiến pháp và pháp luật Nguyên tắc này cũng được ghinhận trong Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.Do vậy, tổ chức CQĐP được dựa trên nguyên tắc pháp quyềnXHCN (trước đây là nguyên tắc pháp chế XHCN) Nguyên tắcpháp quyền XHCN được Đảng chính thức sử dụng tại Nghịquyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chínhtrị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luậtViệt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 Bởi vị,Đảng đã và đang lãnh đạo hệ thống chính trị nỗ lực đẩy mạnhxây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhândân và vì nhân dân So với nguyên tắc pháp chế XHCN,nguyên tắc này có sự kế thừa vì nguyên tắc pháp chế XHCN lànguyên tắc đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời tronghệ thống lý luận chính trị - pháp lý XHCN nói chung và ViệtNam nói riêng, đó là yêu cầu tuân thủ pháp luật nghiêmchính, triệt để và thống nhất đối với tất cả các cá nhân, tổchức Nội dung cơ bản của nguyên tắc pháp chế là tính thốngnhất, tính hợp lý và áp dụng chung; với mục đích nhằm đạtđược sự tuân thủ pháp luật đối với tất các các chủ thể quanhệ pháp luật, thiết lập trạng thái hợp pháp trong hệ thống cácquan hệ xã hội Do vậy, nguyên tắc pháp chế XHCN là một

Trang 17

trong những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyềnXHCN.

Mặc dù, nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc pháp quyềnđều là những triết lý pháp luật để cao vai trò pháp luật nhưngchúng lại có cơ chế điều chỉnh khác nhau, cụ thể:

Thứ nhất, nguyên tắc pháp chế yêu cầu pháp luật là công

cụ của nhà nước để quản lý xã hội bằng pháp luật; cònnguyên tắc pháp quyển yêu cầu pháp luật là công cụ củacông dân để kiểm tra, giám sát công quyền (Pháp luật chínhlà niềm tin, là nơi nương náu của công dân)

Thứ hai, trong nguyên tắc pháp chế, pháp luật khởi nguồn

từ nhà nước nên chỉ chấp nhận luật thành văn; còn trongnguyên tắc pháp quyền, pháp luật khởi nguồn từ luật tự nhiênnên ngoài luật thành văn, án lệ, tập quản, công lý, lương tâm,đạo đức và các giá trị xã hội cũng được coi là nguồn để thựcthi pháp quyền

Thứ ba, bản chất của nguyên tắc pháp chỗ là dùng kỷ luật

thép, buộc người dân phải tuân theo pháp luật của nhà nước;còn bản chất của nguyên tắc pháp quyền là cho phép ngườidân viện dẫn đến lẽ phải, lý trí để bảo vệ mình trước nhữngđạo luật bất hợp lý của Nhà nước Thứ tư, nguyên tắc phápquyền gắn với xã hội công dân Theo đó, nguyên tắc phápquyền trong xã hội công dân chính là quyền lực của pháp luậttrong xã hội công dân công dân là chủ thể sử dụng quyền lựccủa pháp luật để bảo vệ các quyền và tự do của mình

Trang 18

Nguyên tắc pháp quyền XHCN có nội hàm rất rộng:

Một là, nguyên tắc pháp quyền XHCN là tinh thần thượng

tôn pháp luật của toàn xã hội, là ý thức tuân thủ và chấphành pháp luật của cơ quan nhà nước, công chức, viên chứcvà mọi người dân một cách bình đẳng

Hai là, nguyên tắc pháp quyền XHCN đòi hỏi sự ngự trị

tuyệt đối của pháp luật nhằm hạn chế việc sử dụng quyền lựcnhà nước một cách tùy tiện của những kẻ giữ những vị trítrong bộ máy nhà nước; nhân dân dùng pháp luật để kiểm tra,giám sát hoạt động của nhà nước, nhất là hoạt động hànhpháp của chính phủ Nhà nước chỉ được hoạt động theo quyđịnh của pháp luật, tuân thủ những quy tắc đã được ấn địnhvà công bố từ trước

Ba là, nguyên tắc pháp quyền XHCN đòi hỏi phải xây dựng

hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai vàminh bạch Hệ thống pháp luật này phải đáp ứng được nhữngyêu cầu khách quan của xã hội; đồng thời cũng phải thể hiệncác giá trị tiến bộ xã hội như tự do, dân chủ, nhân đạo, côngbằng, bảo vệ quyền con người, phục vụ cộng đồng Hơn nữa,nguyên tắc pháp quyền XHCN cũng đòi hỏi các cơ quan côngquyền có trách nhiệm áp dụng pháp luật một cách nhất quản,công bằng, công khai, minh bach

Bốn là, nguyên tắc pháp quyền XHCN cũng đòi hỏi sự liêm

chính trong quá trình xét xử, phán xử những tranh chấp,những vi phạm pháp luật Để đảm bảo điều này, các nguyên

Trang 19

tắc tố tụng phải chặt chẽ và hợp lý để tìm ra sự thật; các cơquan tư pháp phải thực sự là chỗ dựa của nhân dân trong việcbảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụhữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp quyền XHCN.

Như vậy, nguyên tắc pháp quyền XHCN là nguyên tắc mới,thay thế cho nguyên tắc pháp chế XHCN trong tổ chức bộmáy Nhà nước nói chung và tổ chức CQĐP ở nước ta hiện naynói riêng

2.5 Nguyên tắc tập trung dân chủ “Nhà nước phápquyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân

dân; do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhànước thuộc về Nhân dân” (Điều 2 Hiến pháp 2013)

Nói đến pháp quyển là nói đến quyền lực hay sức mạnhcủa pháp luật Chính vì vậy, Nhà nước, trong đó có tổ chứcCQĐP đều được xây dựng theo Hiến pháp, pháp luật và quảnlý xã hội bằng pháp luật Điều này, vừa bảo đảm tính nhànước, tỉnh pháp quyền XHCN, vừa phù hợp với ý chí của nhândân, bảo đảm được dân chủ

Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức chính quyền địa phươngnăm 2015 quy định rất cụ thể, chi tiết tổ chức và hoạt độngcủa CQĐP Thông qua các quy định đó cũng thấy được việcthực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức CQĐP.Tại Hiến pháp năm 2013, các quy định về tổ chức CQĐP đượcquy định tại Chương IX, gồm 7 điều, từ Điều 110 đến Điều116 So với các quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi,

Trang 20

bổ sung năm 2001), các quy định này vừa có tính kế thừa,vừa có sự bổ sung, phát triển với một số quy định mở đườngcho sự cải cách tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND.

Hiến pháp năm 2013 quy định tổ chức CQĐP một cách kháiquát theo hướng: "CQĐP được tổ chức ở các đơn vị hành chínhcủa nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Cấp CQĐP gồm có HĐNDvà UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đôthị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định"(Điều 111) Việc tổ chức HĐND và UBND cụ thể ở từng đơn vịhành chính sẽ được quy định trong văn bản luật về tổ chứcCQĐP trên cơ sở tổng kết việc thực hiện chủ trương của Đảngthí điểm không tổ chức HĐND ở một số huyện, quận, phường;đáp ứng yêu cầu tổ chức CQĐP phù hợp với đặc điểm nôngthôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt vàcác nguyên tắc phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địaphương và giữa các cấp CQDP

Tổ chức CQĐP có nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thihành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương: quyết định cácvấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra giámsát của cơ quan nhà nước cấp trên Nhiệm vụ, quyền hạn củaCQĐP được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữacác cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗicấp CQĐP Trong trường hợp cần thiết, CQĐP được giao thựchiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với cácđiều kiện bảo đảm thực hiện những nhiệm vụ đó (Điều 112)

Trang 21

Hiến pháp năm 2013 khẳng định HĐND là cơ quan quyềnlực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọngvà quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầura, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quannhà nước cấp trên (Điều 113) UBND do HĐND cùng cấp bầulà cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhànước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quanhành chính nhà nước cấp trên (Điều 114)

2.6 Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc.

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (hiện có khoảng 54) dântộc; trong đó, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, có trình độ pháttriển cao hơn các dân tộc khác Tuy nhiên, các dân tộc khôngphân biệt lớn nhỏ đều có quyền tự quyết và hoàn toàn bìnhđẳng với nhau Chính vì vậy, trong tổ chức và hoạt động củabộ máy Nhà nước nói chung, tổ chức CQĐP nói riêng phải đảmbảo nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc Nguyêntắc này được quy định tại Điều 5 Hiến pháp 2013 Các dân tộchoàn toàn bình đẳng với nhau trên tất cả các phương diện.Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộcmình, có quyền giữ gìn bản sắc dân tộc, phong tục tập quán,truyền thống tốt đẹp của dân tộc minh Nghiêm cấm mọihành vi kỳ thị dân tộc, phân biệt đối xử giữa các dân tộc Cácdân tộc đoàn kết giúp đỡ nhau cùng phát triển, hoạt động củabộ máy nhà nước, CQĐP phải đảm bảo tương trợ, giúp đỡ đểcác dân tộc thiểu số có thể phát triển đồng đều với dân tộc đasố về mọi mặt

Ngày đăng: 16/09/2024, 15:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w