Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt Động của chính quyền Địa phương (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG III: THỰC TIỄN THỰC HIỆN, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

3.1. Thực tiễn thực hiện quy định pháp luật và hiệu quả áp dụng các nguyên tắc tổ chức hoạt động chính quyền địa phương theo pháp luật Việt Nam hiện hành

3.1.1. Những kết quả đạt được

Thứ nhất, về tổ chức đơn vị hành chính.

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị và căn cứ quy định của pháp luật về sắp xếp, thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC, trong giai đoạn 2019- 2021, cả nước đã giảm được 08 ĐVHC cấp huyện và 561 ĐVHC cấp xã, nhiều đô thị được hình thành, đầu tư phát triển mở rộng cả về quy mô và chất lượng. Tính đến tháng 12/2021, nước ta có 63 ĐVHC cấp tỉnh (gồm 05 thành phố trực thuộc Trung ương và 58 tỉnh), 705 ĐVHC cấp huyện (gồm 01 thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, 80 thành phố thuộc tỉnh, 50 thị xã, 46 quận và 528 huyện) và 10.599 ĐVHC cấp xã (gồm 1.723 phường, 612 thị trấn và 8.264 xã).

Thứ hai, về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương.

Trong nhiệm kỳ 2016-2021, CQĐP ở các đơn vị hành chính (được tổ chức có HĐND và UBND) là cấp CQĐP, làm việc và hoạt động theo chế độ tập thể. Từ đầu nhiệm kỳ 2021-2026, thực hiện Luật Tổ chức CQĐP và 03 Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh thì phường thuộc thành phố Hà Nội và quận, phường thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng không tổ chức HĐND; chính quyền địa phương ở nơi không tổ chức HĐND là UBND, làm việc và hoạt động theo chế độ công vụ của công chức. Theo

đó, bước đầu đã có những đổi mới về tổ chức và hoạt động của CQĐP theo hướng phân biệt đô thị và nông thôn.

Thứ ba, về phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.

Luật Tổ chức CQĐP đã quy định 06 nguyên tắc phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương và của mỗi cấp CQĐP. Trong đó, xác định rõ việc phân quyền cho mỗi cấp CQĐP phải được quy định bằng luật, đồng thời các luật chuyên ngành phải quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể mà CQĐP không được phân cấp, ủy quyền cho cơ quan nhà nước cấp dưới hoặc cơ quan, tổ chức khác;

việc phân cấp phải bằng văn bản quy phạm pháp luật và việc ủy quyền phải thể hiện bằng văn bản. Từ những nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân quyền, CQĐP các cấp có căn cứ pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thứ tư, về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân và Ủy

ban nhân dân

Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 được bầu theo đúng quy định, giảm về số lượng, đặc biệt giảm đại biểu công tác trong các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương để tăng đại biểu hoạt động chuyên trách; chất lượng và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đại biểu HĐND được nâng cao so với nhiệm kỳ trước.

Cơ cấu tổ chức của UBND gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên (ở cả 3 cấp đều có Ủy viên phụ trách quân sự và Ủy viên phụ trách công an; ở cấp tỉnh, cấp huyện bao gồm những người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND cùng cấp), bảo đảm nguyên tắc làm việc tập thể của UBND, tạo điều kiện thực hiện việc giám sát của HĐND và lấy phiếu tín nhiệm đối với các thành viên UBND, (tại những nơi không tổ chức HĐND theo Nghị quyết của Quốc hội thì UBND đã được kiện toàn cơ cấu tổ chức theo quy định và hoạt động từ ngày 01/7/2021).

Thứ năm, về thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng

nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Việc ban hành các nghị quyết của HĐND bảo đảm quy trình, thủ tục luật định, đã chú trọng hơn việc lấy ý kiến nhân dân địa phương và các chuyên gia. Chất lượng kỳ họp và nghị quyết được tăng lên cả về chất lượng và số lượng, đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng của địa phương. Hoạt động tiếp xúc cử tri và tiếp nhận đơn tố cáo, kiến nghị của công dân trước các kỳ họp HĐND được thực hiện ngày càng tốt hơn.

UBND các cấp đã thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng là cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (nơi không tổ chức HĐND thì UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương), khắc phục các khó khăn, thách thức, tận dụng tốt các thời cơ để tập trung công tác chỉ đạo, điều hành; có sự phân định trách

nhiệm của cá nhân và tập thể UBND, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch UBND.

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt Động của chính quyền Địa phương (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w