Kiến nghị hoàn thiện pháp luật để thực hiện hiệu quả các nguyên tắc tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt Động của chính quyền Địa phương (Trang 37 - 41)

CHƯƠNG III: THỰC TIỄN THỰC HIỆN, HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật để thực hiện hiệu quả các nguyên tắc tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương

quyền địa phương.

Thứ nhất, xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương.

Cần xác định rõ vị trí, tính chất pháp lý của HĐND và UBND theo hướng quy định rõ về quyền tự chủ của HĐND trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, đặc biệt là vấn đề ngân sách và sử dụng các nguồn lực của địa phương; xác định rõ tính chất, vai trò, chức năng chấp hành và quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của UBND ở mỗi cấp CQĐP.

Quy định rõ những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của Trung ương và của mỗi cấp CQĐP theo hướng xác định từ cấp dưới lên cấp trên; việc nào CQĐP cấp dưới không làm được thì CQĐP cấp trên, cơ quan Trung ương mới làm và phải làm. Theo đó, những việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cấp nào thì cấp đó chịu trách nhiệm thực hiện, các cấp khác giữ vai trò phối hợp nếu có liên quan, khắc phục việc can thiệp, chỉ đạo, điều hành không đúng thẩm quyền của cấp trên đối với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp dưới.

Thứ hai, đề cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế về phân quyền, phân cấp giữa các cấp chính quyền từ Trung ương đến từng cấp CQĐP theo hướng đề cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy chủ động, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động quản lý của từng cấp CQĐP; đa dạng về mô hình tổ chức và tinh gọn về bộ máy của các cấp CQĐP, làm rõ từng vị trí việc làm ở từng cấp CQĐP để phân công lao động hợp lý và tinh giản biên chế.

Thứ ba, đổi mới sắp xếp tổ chức đơn vị hành chính.

Tiếp tục hoàn thiện thể chế về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới và sắp xếp ĐVHC theo hướng sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn của ĐVHC, đặc biệt ở những ĐVHC có yếu tố đặc thù. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh thực hiện sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định; đồng thời triển khai nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh ở nước ta từ trước đến nay để trình cấp có thẩm quyền xem xét việc thực hiện vào thời điểm thích hợp. Nghiên cứu, đề xuất quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế tài đối với CQĐP cấp tỉnh trong việc liên kết, phối hợp giải quyết các nhu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng theo hướng không hình thành một cấp hành chính mà thành lập Hội đồng vùng là cơ quan tư vấn cho các CQĐP cấp tỉnh trong vùng trong việc thực hiện liên kết vùng.

Thứ tư, đổi mới mô hình tổ chức chính quyền địa phương

phù hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

Căn cứ chủ trương tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 và trên cơ sở nghiên cứu, tổng kết đánh giá về thực tiễn tổ chức mô hình CQĐP ở nước ta từ năm 1945 đến nay, sau khi sơ kết việc thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế về mô hình tổ chức CQĐP ở đô

thị, nông thôn cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, hướng tới CQĐP ở đô thị không tổ chức HĐND ở quận, phường (khu vực nội thành, nội thị) và nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về mô hình “Tòa thị chính”, “Thị trưởng”

phù hợp với đặc thù ở nước ta; CQĐP ở nông thôn không tổ chức HĐND ở huyện. Trên cơ sở đó, nghiên cứu việc đổi tên UBND thành Ủy ban hành chính (UBHC) ở những ĐVHC không tổ chức cấp CQĐP (không tổ chức HĐND) để tạo thuận lợi cho việc tổ chức mô hình CQĐP khác nhau ở ĐVHC tổ chức cấp CQĐP (có HĐND và UBND) và ở ĐVHC không tổ chức cấp CQĐP (chỉ có UBHC thực hiện chế độ công vụ của công chức do Chủ tịch UBND cấp trên bổ nhiệm thực hiện quản lý hành chính trên địa bàn lãnh thổ).

Thứ năm, đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương.

Đối với ĐVHC tổ chức cấp CQĐP (có HĐND và UBND), cần

hoàn thiện nguyên tắc hoạt động theo chế độ tập thể UBND theo hướng làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu và của từng thành viên UBND, trong đó ủy viên UBND là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND được quyết định các công việc thuộc thẩm quyền của UBND với tư cách là thành viên UBND để khắc phục tính hình thức trong hoạt động của chức danh ủy viên UBND hiện nay. Ở ĐVHC không tổ chức HĐND thì các thành viên UBND do Chủ tịch UBND cấp trên bổ nhiệm, hoạt động theo chế độ công vụ của công chức.

Quy định cụ thể, rõ ràng các nhiệm vụ, quyền hạn và quy trình giám sát của HĐND và các cơ quan của HĐND, đại biểu

HĐND, đặc biệt là chế tài xử lý kết quả thực hiện các kiến nghị của các chủ thể giám sát đối với các cá nhân, tổ chức và cơ quan chịu sự giám sát; thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động giám sát; phát huy dân chủ và giám sát của người dân; tăng cường sự tham gia của người dân, phát huy quyền làm chủ trực tiếp của người dân và vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trên địa bàn. Xác định rõ nội dung và phạm vi trách nhiệm các lĩnh vực công việc do chính quyền cơ sở quản lý và tổ chức thực hiện; những công việc chính quyền cơ sở giao cho thôn, tổ dân phố để triển khai thực hiện; đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình tổ chức tự quản theo các lĩnh vực ở thôn, tổ dân phố cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt Động của chính quyền Địa phương (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w