1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Án treo trong luật hình sự việt nam

27 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

KHOA LUẬT

HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ BÁO CÁO

ÁN TREO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

Trang 3

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 1

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài 1

4 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 2

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁN TREO 2

1.1 Khái niệm án treo 2

1.2 Đặc điểm của án treo 3

1.3 Ý nghĩa của quy định pháp luật về án treo 4

CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ ÁN TREOVÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 5

2.1 Quy định pháp luật hình sự Việt Nam về án treo 5

2.1.1 Đối tượng áp dụng án treo 5

2.1.2 Các căn cứ, điều kiện áp dụng án treo 6

2.1.3 Quy định về thời gian thử thách, điều kiện và mức rútngắn thời gian thử thách 9

2.1.3.1 Quy định về thời gian thử thách 9

2.1.3.2 Điều kiện và mức rút ngắn thời gian thử thách 9

2.1.4 Quyền, nghĩa vụ và các hậu quả pháp lý có thể phátsinh đối với người được hưởng án treo trong thời gian thử thách 102.1.4.1 Quyền và nghĩa vụ của người được hưởng án treo 10

Trang 4

2.1.4.2 Các hậu quả pháp lý có thể phát sinh đối với người

được hưởng án treo trong thời gian thử thách 10

2.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về án treo 11

2.2.1 Những kết quả đạt được 11

2.2.2 Những hạn chế, bất cập 12

2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế bất cập 13

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN QUYĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ÁN TREO 15

3.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật 15

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật 16

KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên xin cam đoan các số liệu, thông tin sử dụng trongbài Báo cáo tốt nghiệp này được thu thập từ nguồn thực tế tại ,trên các sách báo khoa học chuyên ngành (có trích dẫn đầy đủ vàtheo đúng qui định) ; Nội dung trong báo cáo này do kinh nghiệmcủa bản thân được rút ra từ quá trình nghiên cứu và thực tếtại Không sao chép từ các nguồn tài liệu, báo cáo khác

Nếu sai sót Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo qui định củaNhà Trường và Pháp luật

Sinh viên

Trang 6

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài.

Trong pháp luật hình sự Việt Nam, các quy định pháp lý về ántreo được ra đời từ sớm Tính ưu việt của chế định án treo được thểhiện khi kết hợp sự nghiêm trị nhưng khoan hồng, nghiêm minhnhưng nhân đạo BLHS năm 2015 kế thừa những giá trị về án treocủa BLHS năm 1999 Tuy vậy, còn nhiều vấn đề về án treo chưađược làm rõ như căn cứ để người bị phạt tù được hưởng án treo,thời gian, điều kiện thử thách của án treo, hậu quả và trách nhiệmpháp lý của việc vi phạm điều kiện thử thách, việc giao người bị ántreo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân giám sát và giáo dục, về ápdụng hình phạt bổ sung đối với người bị phạt tù nhưng cho hưởngán treo

Từ những lỗ hỏng trong quy định pháp luật hình sự về ántreo, dẫn đến nhờ bất cập trong thực tiễn áp dụng án treo Các saiphạm cơ bản như áp dụng sai tình tiết giảm nhẹ để hưởng án treo,đánh giá xa nhân thân người phạm tội, hay sai phạm trong tínhthời gian thử thách án treo, tổng hợp hình phạt trong trường hợpcó án treo Thực tiễn trên đòi hỏi cần hoàn thiện hơn nữa, bổsung các văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định pháp luật về ántreo Theo đó để áp dụng có hiệu quả các quy định pháp luật về ántreo thì cần nghiên cứu toàn diện và sâu rộng về chế định án treo,từ đó có một cách hiệu toàn diện, thống nhất về án treo và ápdụng án treo trong thực tiễn Đồng thời đánh giá những kết quảđạt được và những bất cập hạn chế cần sửa đổi để rút kinhnghiệm, từ đó đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định phápluật và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phápluật về án treo

Trang 7

Với ý nghĩa đó, em xin lựa chọn đề tài nghiên cứu “Án treo

trong luật hình sự Việt Nam ” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp.

2 Mục đích nghiên cứu đề tài.

Mục đích chính của việc nghiên cứu để tải này chính là làmsáng tỏ những.vẫn để lý luận về án treo, tim ra nguyên nhân củaviệc áp dụng án treo sai, xây dựng và đề xuất một số kiến nghị vàgiải pháp hoàn thiện chế định án treo trong BLHS và giải phápnâng cao hiệu quả áp dụng án treo trong thực tiễn xét xử

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài.

-Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu quy định của BLHS và thực tiễn áp dụngcác quy định pháp luật về án treo

-Phạm vi nghiên cứu:

Bài viết nghiên cứu Điều 65 BLHS 2015 (sửa đổi và bổ sungnăm 2017) những quy định pháp luật có liên quan đến chế định ántreo hiện nay

- Không gian nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minhvà thực tiễn tư vấn trợ giúp pháp lý tại Trung Tâm trợ giúp pháp lýnhà nước thành phố Hồ Chí Minh

- Thời gian: Từ năm 2019 đến nay.- Các số liệu phục vụ nghiên cứu: Kết quả áp dụng án treo từnăm 2019 đến nay do TAND thành phố Hồ Chí Minh và TAND tốicao cung cấp

4 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài.

Trang 8

Việc nghiên cứu đề tài góp phần làm sáng tỏ tính khoa họccủa lý luận, pháp luật về án treo, bổ sung những bất cập trong lýluận và quy định của pháp luật.

Kết quả nghiên cứu báo cáo sẽ là cơ sở để đổi mới tư duy,nhận thức của những người làm công tác hoạch định chính sáchpháp luật hình sự, xây dựng pháp luật về án treo trong hoạt độngxét xử của TAND các cấp và cũng nâng cao hiệu quả hoàn thiệnpháp luật và đảm bảo áp dụng đúng pháp luật về án treo tronghoạt động xét xử, nâng cao hiệu quả tư vấn, trợ giúp pháp lý tạiTrung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

NỘI DUNGCHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁN TREO.1.1 Khái niệm án treo.

Trong pháp luật hình sự Việt Nam, các quy định pháp lý về ántreo được ra đời từ sớm, được đề cập đến trong nhiều văn bản quyphạm pháp luật theo từng thời kỳ lịch sử Tuy nhiên trong quá trìnhhình thành và phát triển, các quy định pháp luật về án treo đượcquy định khác nhau, có tính kế thừa và bổ sung cho nhau, vì vậykhái niệm về án treo được hiểu và giải thích không thống nhấttrong những văn bản pháp luật đã ban hành của cơ quan nhà nướccó thẩm quyền

\Khái niệm án treo được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu

của các học giả luật học, GS.TS Lê Văn Cảm đưa ra quan điểm:

“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù kèm theo mộtthời gian thử thách nhất định đổi với người bị coi là có lỗi trongviệc thực hiện tội phạm khi có đủ căn cứ và những điều kiện dopháp luật hình sự quy định”[ CITATION Đoà19 \l 1066 ].

Trang 9

Trong Đại từ điển của Nguyễn Như Ý làm chủ biên, có viết vềán treo như sau:

“Án treo: danh từ Án tù nhưng tạm gác lại, chỉ thi hành nếutrong thời gian quy định người bị kết án lại phạm tội và bị xử ánlần nữa”[CITATION Ngu98 \l 1066 ]

Mặc dù BLHS năm 2015 chưa có định nghĩa về án treo nhưngtheo Điều Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 củaHội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng

Điều 65 của BLHS năm 2015 về án treo: “Án treo là biện phápmiễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa Án áp dụngđối với người phạm tội không quá 03 năm căn cứ vào nhân thâncủa người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cầnbắt họ phải chấp hành hình phạt tù”[CITATION Hội18 \l 1066 ].

Có thể thấy, ưu điểm của chế định án treo quy định trongBLHS năm 2015 đã luật hóa được các yếu tố quan trong thuộc nộihàm của án treo như Điều kiên về hình phạt, các tình tiết giảmnhẹ, về nhân thân người phạm tội, quy định về thời gian thử tháchvà chế tài khi vi phạm, tổng hợp hình phạt tù có bản án treo đãlàm cho khái niệm về án treo đầy đủ hơn và phù hợp với thực tiễncuộc sống hơn

Trên cơ sở các quan điểm trên, bài viết cũng đưa ra quan

điểm về chế định án treo “Án treo là biện pháp miễn chấp hànhhình phạt tù có điều kiện được áp dụng đối với người phạm tội bịhình phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân người phạmtội và tình tiết giảm nhẹ mà Toà án xét thấy họ có thể tự cải tạogiáo dục tại địa phương dưới sự giám sát của cộng đồng”

1.2 Đặc điểm của án treo.

Án treo có những đặc điểm sau đây:

Trang 10

Thứ nhất án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tùcó điều kiện Điều đó có nghĩa là người được hưởng án treo là ngườiphạm tội phải chịu hình phạt tù có thời hạn nhưng được miễn việcchấp hành hình phạt tù tại trại giam và phải đáp ứng đủ nhữngđiều kiện được pháp luật quy định đó là về, hình phạt,nhân thân,tình tiết giảm nhẹ, nơi cư trú, làm việc, người phạm tội có khảnăng cải tạo, không gây nguy hiểm cho xã hội

Thứ hai, án treo là biện pháp giáo dục đối với những tội phạmkhông có tính nguy hiểm cao và bị xử phạt hình phạt tù tương đốinhẹ, có thể không cần cách ly người phạm tội khỏi cộng đồng

Thứ ba, trong khoảng thời gian thử thách đã được tòa án ấnđịnh, dưới sự giám sát của chính quyền địa phương người được ántreo phải tự cải tạo, không phạm tội mới trong thời gian thử thách

Thứ tư, án treo không phải là một loại hình phạt Theo quyđịnh tại Bộ Luật Hình Sự 2015 hiện hành thì án treo không thuộcvà hệ thống hình phạt bao gồm bảy hình phạt chính và bày hìnhphạt bổ sung

1.3 Ý nghĩa của quy định pháp luật về án treo.

Một là, án treo là chế định pháp lý thể hiện tính nhân đạo(khoan hồng tạo điều kiện cho người phạm tội tự cải tạo, thể hiệnsự tin tưởng vào khả năng cải tạo của người phạm tội) là biểu hiệnrõ nét của chính sách nhân đạo của luật hình sự theo phươngchâm "Nghiêm trị kết hợp với khoan hồng", "Trừng trị kết hợp vớigiáo dục cải tạo”

Hai là, án treo là chế định tạo điều kiện thu hút sự tham giacủa cơ quan tổ chức, gia đình và toàn xã hội vào việc cải tạo ngườiphạm tội Bởi người phạm tội không bị cách ly khỏi cộng đồng nênviệc tự cải tạo của họ luôn được các cơ quan, tổ chức giám sát,cùng với đó là sự hỗ trợ tích cực từ các cá nhân cộng đồng

Trang 11

Ba là, án treo là chế định khoan hồng nhung đồng thời thểhiện sự răn đe, cảnh báo người phạm tội nếu phạm tội mới Ngườiphạm tội được tòa án xét cho hưởng án treo nhưng họ luôn lo sợ vìnếu phạm tội mới sẽ phải chấp hành bản án cũ và bản án mới nênhọ thân trong làm bất cứ việc gì

Bốn là, án treo là chế định đảm bảo cải tạo, giáo dục hiệuquả người phạm tội (với người có khả năng tự cải tạo) nhưng đồngthời góp phần giảm chi phí từ ngân sách Nhà nước trong việc giáodục, cải tạo người phạm tội

Chế định án treo là cơ sở pháp lý để Tòa án lựa chọn và thựchiện nguyên tắc cả thể hóa đường lối áp dụng khi cân nhắc giữaán treo với án tù giam và các chế tài khác không tước quyền tự do.Tòa án cho một người phạm tội hưởng án treo thì cơ sở pháp lý củaphán quyết đó là chế định án treo, mọi hoạt động liên quan đến ántreo phải theo chế định án treo

CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ ÁN

TREO VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG.2.1 Quy định pháp luật hình sự Việt Nam về án treo.2.1.1 Đối tượng áp dụng án treo.

Bộ Luật Hình Sự 2015 đang có hiệu lực hiện hành chỉ đưa racác trường hợp được áp dụng án treo mà không đưa ra một địnhnghĩa cụ thể về án treo, theo đó bộ luật quy định:

“Khi xử phạt tù không quá 03 năm căn cứ vào nhân thân củangười phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cầnphải bắt chấp hành hình phạt tội, thì Tòa án cho hưởng án treo vàăn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiệncác nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thihành án hình sự”.[CITATION Quố151 \l 1066 ]

Trang 12

Tuy nhiên đến Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP của HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS đã chỉ ra định nghĩa vềán treo rằng:

“Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điềukiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù khôngquá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tìnhtiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạttù”[CITATION Hội18 \l 1066 ]

Như vậy, người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởngán treo khi có đủ các điều kiện sau đây

+ Bị xử phạt tù không quá 03 năm+ Có nhân thân tốt

+ Người phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệmhình sự trở lên, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đượcquy định tại điều khoản 1 khoản 2 điều 51 Bộ luật Hình Sự 2015,Trong đó phải có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ được quy định tạikhoản 1 điều 51 Đồng thời không có tình tiết tăng nặng tráchnhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 điều 52 bộ luật hình sự

Nếu như có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì đểđược hưởng án treo người phạm tội phải có số tình tiết giảm nhẹnhiều hơn số tình tiết tăng nặng ít nhất là hai tình tiết trở lên,trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ được quy định tạikhoảng một điều 51 BLHS

+ Người phạm tội phải có nơi cư trú rõ ràng, hoặc nơi làmviệc ổn định được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giáo dục, giámsát

+ Xét thấy việc cho người phạm tội hưởng án treo sẽ khônggây nguy hiểm cho xã hội và không ảnh hưởng xấu đến trật tự an

Trang 13

toàn xã hội, người phạm tội có khả năng tự cải tạo vì vậy vậykhông cần bắt người phạm tội chấp hành hình phạt tù.

2.1.2 Các căn cứ, điều kiện áp dụng án treo.

2.1.2.1 Về hình phạt.

Trước khi cân nhắc cho bị cáo hưởng án treo, tòa án phải xemxét đến yếu tố hình phạt Theo quy định của BLHS năm 2015 (điều65), người phạm tội chỉ có thể được hưởng án treo nếu bị phạt tùkhông quá 03 năm Để ở mức 03 năm sẽ khiến số lượng vu ân cũngnhư số bị cáo được hưởng án treo sẽ giảm đi Nguyên nhân củaquy định này xuất phát từ quá trình biến động của xã hội, tệ nạntham nhũng tăng nhanh có nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độđồng thời mức hình phạt tù có biên độ 05 năm là quá rộng sẽ dẫnđến sự tùy tiện, lạm dụng khi áp dụng án treo, từ đó làm giảm ýnghĩa của án treo Quy định về điều kiện hưởng án treo không quá03 năm là khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước ở giai đoạnđầu quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai đoạn của nền kinh tế thịtrường và toàn cầu hóa thế giới

2.1.2.2 Về nhân thân người phạm tội.

Điều kiện thứ hai để được hưởng án treo là người phạm tộiphải có nhân thân tốt Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP của HĐTP

TANDTC quy định “Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lầnphạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sáchpháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cưtrú, làm việc Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợpđược coi là không có án tích người bị kết án nhưng đã được xóa ántích người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luậtmà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi làchưa bị xử phạt vi phạm hành chính chưa bị xử lý kỷ luật theo quyđịnh của pháp luật nếu xét thấy tính chất mức độ của tội phạm

Trang 14

mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc ngườiphạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và cóđủ các điều kiện khác thư cũng có thể cho hưởng án treo”.

[CITATION Hội18 \l 1066 ]

Sau khi đã ổn định mức phạt tù cho bên đội được xem xét cóthể được hưởng án treo, thì nhân thân người phạm tội là một trongnhững yếu tố rất quan trọng hội đồng xét xử cần xem xét Các tìnhtiết giảm nhẹ và nhân thân phạm tội là hai yếu tố quan trọng khixem xét hưởng án treo, tuy đây là hai phạm thù khác nhau nhưnglại có mối quan hệ mật thiết với nhau Nói đến nhân thân củangười phạm tội là nói đến con đó có quá trình tốt hay xấu, nếu làcon người có quá trình tốt thì thường là họ có nhiều tình tiết giảmnhẹ và ngược lại Nói theo nghĩa rộng hơn, nhân thân của ngườiphạm tội là tổng hợp các quan hệ xã hội cùng các đặc điểm riêngbiệt gắn với con người ấy, thể hiện bản chất của họ Có Những đặcđiểm về nhân thân liên quan đến hành vi phạm tội đồng thời cũngcó những đặc điểm khác về nhân thân liên quan đến gia đình, đếncác đối tượng chính sách, bệnh tật của họ

2.1.2.3 Về các tình tiết giảm nhẹ.

Một trong những điều kiện quan trọng khác để người phạmtội được hưởng án treo đó là người phạm tội phải có những tình tiếtgiảm nhẹ được quy định tại điều 51 Bộ luật hình sự

Điều kiện về tình tiết giảm nhẹ được hướng dẫn tại Nghị

quyết số: 02/2018/NQ-HĐTP của HĐTP TANDTC, cụ thể “Có từ 02tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng tráchnhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hìnhsự”[CITATION Hội18 \l 1066 ].

Ngày đăng: 15/09/2024, 23:16

w