Những quy định về bảo vệ quyền lợi của người phụnữ.Như đã phân tích ở trên, trong xã hội Việt Nam thời phongkiến, từ thế kỷ XV, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn,những quan điểm đề
Trang 1Bảo vệ phụ nữ trong pháp luật phong kiến Việt Nam
NỘI DUNGI.Vị trí của phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, với ảnh hưởng sâu sắccủa Nho giáo thì vị trí của phụ nữ luôn bị đánh giá thấp khi quyđịnh cho họ một địa vị xã hội – pháp lý thấp kém, bất bình đẳngvới nam giới theo quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viếtvô” Chính những quy định khắt khe của Nho giáo cùng với việclấy “Tam tòng từ đức” và “Công – dung – ngôn – hạnh” làm tiêuchí để đánh giá cải đẹp đã tạo nên sự bất bình đẳng trong xãhội khi người phụ nữ luôn bị bó buộc trong không gian gia đình,tước đoạt điều quý giá nhất là được tự do sống đúng với conngười mình và đáng sợ hơn là nó biển người phụ nữ thành “cáibóng mờ nhạt” trong suốt cuộc đời Bên cạnh đó, người phụ nữcòn bị coi là “tiểu nhân khó dạy” cho nên họ không được đi học,đi thi, không được tham gia vào bộ máy quyền lực cũng nhưkhông có tiếng nói trong các cuộc thảo luận, thậm chỉ là trongphạm vi làng xã Trong gia đình họ luôn phải đứng sau ngườichồng và người chồng và chịu nhiều bất công với chế độ đa thê
Như vậy có thể thấy, trong xã hội phong kiến Việt Nam,phụ nữ là nhóm người có vị thế về chính trị, xã hội, kinh tế thấphơn, từ đó khiến họ có nguy cơ cao hơn bị tổn thương về quyềncon người, và bởi vậy cần được chú ý bảo vệ đặc biệt so vớinhững nhóm, cộng đồng người khác
II.Những quy định của pháp luật phong kiến về bảo
vệ phụ nữ ở Việt Nam.
Trang 22.1 Những quy định về bảo vệ quyền lợi của người phụnữ.
Như đã phân tích ở trên, trong xã hội Việt Nam thời phongkiến, từ thế kỷ XV, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn,những quan điểm đề cao gia đình phụ quyền gia trưởng, “namtôn nữ tỷ”, “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” đã tạo nên địavị và thân phận thấp kém hơn của người phụ nữ so với ngườiđàn ông trong gia đình và ngoài xã hội Pháp luật phong kiếnViệt Nam đã thể chế hóa những tư tưởng, lễ nghi, chuẩn mựcđạo đức của Nho giáo trong đó quy định nhiều nghĩa vụ và chếtài nghiêm khắc đối với người phụ nữ Tuy nhiên, với truyềnthống của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước với đặc tính trọngngười phụ nữ,các nhà làm luật thời phong kiến đã ghi nhận vàbảo vệ một số quyền và lợi ích của người phụ nữ trên các lĩnhvực trong đó nhiều quy định rất khác và không thể tìm thấytrong pháp luật phong kiến Trung Quốc- một nền pháp luật dựatrên đặc tính văn hóa thiên về dương tính, trọng người đàn ông
Điển hình như trong bộ Quốc triều hình luật, các quy địnhvề bảo vệ người phụ nữ chiếm số lượng lớn nhất trong các quyđịnh về bảo vệ nhóm yếu thế Trong so sánh giữa Quốc triềuhình luật và Hoàng Việt luật lệ, nhiều nghiên cứu trước đây chorằng bộ luật thời Nguyễn đã gạt bỏ tất cả những điều luật tiếnbộ của bộ luật Hồng Đức, trong đó có những điều luật bảo vệquyền lợi người phụ nữ Trên thực tế khảo cứu 398 điều luật và593 điều lệ của bộ Hoàng Việt luật lệ, dễ nhận thấy những điềuluật, điều lệ liên quan đến người phụ nữ nằm rải rác các phần,các mục khác nhau, trong đó nhiều nhất là phần Hộ luật vàHình luật Số lượng các điều khoản liên quan đến người phụ nữ
Trang 3chiếm số lượng không nhỏ (17 điều luật và 48 điều lệ), điều nàycho thấy người phụ nữ đã có một vị trí nhất định trong HoàngViệt luật lệ Dựa trên các quy định của hai bộ luật này có thểnhận thấy pháp luật phong kiến đã ghi nhận và bảo vệ một sốquyền của người phụ nữ trên hầu hết các lĩnh vực hình sự, hônnhân gia đình, hợp đồng, thừa kế, sở hữu, tố tụng
Pháp luật hình sự thời phong kiến ở Việt Nam, dù có hệthống các hình phạt nghiêm khắc là hệ thống Ngũ hình thờiphong kiến gồm 5 hình phạt: xuy (đánh bằng roi), trượng (đánhbằng gậy), đồ (làm lao dịch), lưu (lưu đày đi phương xa), tử(giết chết), nhưng vẫn thể hiện tinh thần nhân đạo với nhómngười yếu thế trong xã hội, trong đó có người phụ nữ Ngườiphụ nữ được giảm nhẹ hình phạt so với nam giới, được dùngtiền để chuộc một số tội Điều 1 Quốc Triều hình luật triều Hậu
Lê quy định: “Trượng hình xử tội này có thể cùng với tội lưu,tội đồ, biếm chức hoặc xử riêng, chỉ đàn ông phải chịu” Trong
quyền đầu của Hoàng Việt luật lệ thời Nguyễn, phần “Nạp thụcchư lệ đồ” (Biểu đồ các lệ chuộc tội) đã ghi chú những đối
tượng được ưu tiên cho phép nộp tiền để chuộc tội là: “Trườnghợp người phạm tội là người già, trẻ con, ốm yếu, tàn tật hoặclà nhân viên Nha thiên văn khí tượng và đàn bà thì tính sốlượng bị xử rồi chiếu theo lệ cho chuộc bằng tiền”.
Khi thi hành án, pháp luật cũng có quy định: “Phụ nữphạm tội tử hoặc tội xuy mà đang có thai, thì phải đợi đủ 100ngày sau khi sinh con mới đem ra hành hình hoặc đánh rơi
(điều 680 Quốc triều hình luật) Phụ nữ được hưởng quyềnkhông bị giam giữ khi phạm tội lưu trở xuống Hoàng Việt luật lệchương Đoán ngục có một điều luật “Phụ nhân phạm tội” (Đàn
Trang 4bà phạm tội) cùng 4 điều lệ kèm theo quy định: “Phàm nhữngngười đàn bà phạm tội trừ tội gian dâm và các tử tội phải giamcấm còn các tội khác phải giao về cho người chồng quản giữ.Nếu không có chồng giao về cho những người thân thuộc (ởmức chịu tang cho nhau) hoặc cho xóm làng quan giữ Khi nhalại gọi thì đến hầu, không trường hợp nào được quản giữ Tráilệnh phạt 40 roi”.
Trong lĩnh vực hôn nhân – gia đình, pháp luật ghi nhận vàbảo vệ một số quyền nhân thân của người phụ nữ, như quyềntừ hôn (điều 332 Quốc triều hình luật) nếu người con trai bị cáctật hay phạm tội hoặc phá tán gia sản : quyền xin ly hôn trongcác trường hợp: chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợđược trình với quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ.Nếu vợ đã có con, thì cho hạn một năm (điều 308 Quốc triềuhình luật); nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha mẹvợ, đem việc thưa quan sẽ cho ly dị (điều 333 Quốc triều hìnhluật); nếu người chồng mất tích hoặc bỏ trốn 3 năm không về,người vợ được phép trình quan xin cải giá và không phải hoàntrả lại đồ sính lễ (điều 108 Hoàng Việt luật lệ) Sau khi chấm dứtthời kỳ hôn nhân, người phụ nữ được phép cải giá, lấy chồngmới
Người phụ nữ cũng có quyền sở hữu tài sản riêng và đượcđồng sở hữu khối tài sản chung cùng chồng Trong các văn tựmua bán, chuyển nhượng, cầm cố, tặng cho tài sản được tậphợp trong bộ Quốc triều thư khế thể thức (bộ hội điển thời Lêtập hợp các mẫu hợp đồng), thường đứng tên cả chồng và vợ.Mặc dù pháp luật phong kiến rất coi trọng việc giao tài sản thừakế cho con trai, cháu trai để thờ cúng ông bà, cha mẹ, tổ tiên,
Trang 5nhưng vẫn thừa nhận quyền thừa kế của con gái trưởng (điều391 Quốc triều hình luật) Pháp luật triều Lê cũng cho phépngười vợ được hưởng quyền thừa kế tài sản trong trường hợpchống chết mà hôn nhân không có con chung (điều 375, 376),con gái được chia mức thừa kế ngang với con trai.
2.2 Pháp luật trừng phạt nghiêm khắc những hành vixâm phạm tới quyền của người phụ nữ.
Trong pháp luật phong kiến, những hành vi xâm phạm đếndanh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của người phụ nữ bịtrừng phạt rất nặng Điều 402 Quốc triều hình luật quy định vềhành vi quyến rũ con gái chưa có chồng: Kẻ quyến rũ bị xử tộigian dâm và phải nộp tiền phạt, người giắt mối bị xử tội đồ hay
hưu Điều 403 về tội Cưỡng dâm: “kẻ phạm tội sẽ bị xử tội lưuhay tội chết và phải nộp tiền tạ hơn tiền tạ về tội gian dâmthường một bậc Nếu làm người đàn bà bị chết thì điền sản kẻphạm tội phải trả cho người nhà người bị chết” Trong Hoàng
Việt luật lệ, điều luật “Cưỡng chiếm lương gia thế nữ” quy định:
“Phàm kẻ cường hào ý thể cưỡng đoạt vợ và con gái gia đìnhlương thiện, gian chiếm làm thê thiếp thì bị xử tội giáo” Các
điều lệ kèm theo quy định cụ thể hơn tội danh cưỡng đoạt người
phụ nữ: “Cưỡng đoạt vợ con lương dân đem bán cho người kháclàm thê thiếp và dâng lên vương phụ hoặc gia đình thế giavọng tộc thì đều bị xử tội giảo giam hậu” Hoàng Việt luật lệ
thời Nguyễn cũng dành hẳn một chương Phạm gian của phầnHình luật gồm 9 điều luật để quy định các tội danh và các đốitượng phạm tội gian dâm Trong đó có điều luật “Phạm gian” và6 điều lệ kèm theo quy định rất cụ thể và tỉ mi các đối tượngphạm tội gian dâm Các tội danh cưỡng gian và luân gian (thay
Trang 6nhau hãm hiếp một người phụ nữ) đều phải chịu mức hình phạtcao nhất là tử hình (thất cổ hoặc là xử chém) Một số điều lệcủa Hoàng Việt luật lệ cũng bảo vệ người phụ nữ trong nhữngtrường hợp khác như: tụ tập đông người mưu cướp bóc con gái,đàn bà ngoài đường hoặc đem bán, hoặc đưa về làm nô tì, thìkhông cần xem xét đến việc có lấy được của cải hay không đềubị xử trảm, tòng phạm thì bị xử giảo giam hậu.
Luật pháp dưới thời Nguyễn xử rất nặng tội hiếp dâm tậpthể Điều 332 Luật Gia Long cho phép xử trảm ngay những kẻdùng bạo lực để hiếp dâm rồi giết nạn nhân Theo đó, tội hiếpdâm tập thể nếu làm nạn nhân tử vong, kẻ hiếp dâm bị chémngày, đồng phạm cũng bị thắt cổ Luật pháp thời Minh Mạng,Thiệu Trị quy định những kẻ thay nhau cưỡng bức phụ nữ thuộcnhà tử tế bị coi là “những kẻ côn đồ”, bị trảm quyết (chémngay) Kẻ đồng phạm bị xử phạt bằng hình thức giảo giam hậu(giam chờ thất cổ) Kẻ đồng phạm chưa thực hiện được hành vihiếp dâm bị coi là đồng phạm, mức án phạt giảm một bậc
Ngoài ra, luật Gia Long thời Nguyễn và luật Hồng Đức thờiLê đều quy định kẻ nào giao cấu với trẻ em gái từ 12 tuổi trởxuống, dù thuận tỉnh vẫn xử như tội hiếp dâm Điều 333 chươngPhạm Gian Hoàng Việt luật lệ giải thích rõ: “Con gái dưới 12tuổi, chuyện tình chưa này nở, vốn không có long dâm, dễ bịlừa đỗ, dọa nạt Cho nên tuy hòa gian nhưng cũng luận tộicưỡng gian Nếu việc gian dâm đã thành thì xử giảo, chưathành thị phạt 100 trượng, bắt lưu đày 3.000 dặm”
2.3 Quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của quan lạitrong việc bảo vệ phụ nữ.
Trang 7Theo thống kê trong Quốc triều hình luật thời Lê, 28 điềuđề cập đến nghĩa vụ quan lại với dân nói chung và đối vớinhững đối tượng yếu thế nói riêng, trong đó có phụ nữ.
Điển hình như quy định về trách nhiệm pháp lý của quanlại trong trường hợp không kịp thời xét xử gây ra hậu quả đốivới người ohuj nữ bị xâm hại Điều 333 Hoàng Việt luật lệ thời
Nguyễn chỉ rõ: “Phàm điêu gian,đồ gian chưa thành mà ngườiđàn bà cáo giác thì các thân tộc, hương đảng phải lập tức bẩmlên quan địa phương tra xét Nếu quả có bằng cứ thì cân nhắctình tội nặng nhẹ Nếu gia đình đã trình báo mà hương đảngkhông bẩm ngay lên quan và bẩm quan rồi lại không xét xửngày để đến nỗi người đàn bà phải ôm hận mà tự tận thì đemhương đảng ra chiếu theo lệ giáp trưởng không chuyển báo cáovụ trộm cắp xảy ra, phạt 80 trượng Quan địa phương chiếutheo lệ nghị xử”.
Khi quan lại gây ra hành vi phạm tội xâm phạm đến cácđối tượng yếu thế (trong đó có phụ nữ), mức phạt sẽ nặng hơnmức bình thường đặc biệt với các tội cưỡng ép,hiếp dâm, cưỡngbức đàn bà, con gái Người nào phạm các tội này thì bị xử tộilưu hay tội chết cùng với việc nộp tiền tạ cho cha mẹ người congái Điều 409 Quốc triều hình luật quy định nếu ngục quản,ngục lại gian dâm với người phụ nữ đang có việc kiện thì sẽ bịxử nặng hơn gian dâm thường một bậc
III Đánh giá quy định pháp luật phong kiến về bảo
vệ phụ nữ và so sánh với pháp luật ngày nay.
Mặc dù có những điểm tiến bộ trong việc bảo vệ quyền lợicủa người phụ nữ: mức hình phạt nhẹ hơn nam giới trong 1 số
Trang 8trường hợp, phụ nữ phạm tội được cho phép nộp tiền chuộc tội.Trước pháp luật, người phụ nữ được bảo vệ những quyền cơ bảnnhư quyền được bảo vệ thân thể, quyền hôn ước, quyền đượcthừa kế tài sản, quyền từ hôn, quyền ly dị chồng nhưng cũngphải thừa nhận, những điều lệ về phụ nữ thời phong kiến vẫnkhông vượt qua khỏi khuôn khổ của lễ giáo phong kiến Điểnhình các tội vi phạm đến trật tự xã hội phong kiến như giandâm, bất hiếu, vợ đánh chồng đều thi hành hình phạt giốngnam giới, thậm chí vợ đánh chồng chịu hình phạt nặng hơn Địavị của người phụ nữ về các mặt chính trị, kinh tế vẫn chưa đượcquan tâm đúng mức Đây là hạn chế mang tính thời đại của cácbộ luật cố Việt Nam.
Quy định bảo vệ phụ nữ trong pháp luật phong kiến ViệtNam có nhiều giá trị để học hỏi, nghiên cứu, kế thừa, trong đóphải kể đến quy định về hình phạt, trách nhiệm quan lại, biệnpháp trừng phạt với hành vi xâm phạm quyền lợi của phụ nữ Việc kế thừa giá trị của pháp luật phong kiến trong việc bảo vệnhóm yếu thế là cần thiết nhưng không phải kế thừa tất cả màphải có sự chọn lọc những giá trị thể hiện tinh thần, truyềnthống của dân tộc phù hợp tư tưởng pháp luật hiện nay để ápdụng, còn những tư tưởng, quy định không phù hợp, không còngiá trị áp dụng thì phải loại bỏ Ví dụ, trong vấn đề phòng chốngbạo lực gia đình, pháp luật phong kiến chỉ quy định xử phạtngười chồng có hành vi đánh đập, ngược đãi vợ khi “vợ cả, vợ lẽcáo quan thì mới bắt tội” nhưng với xã hội hiện nay nếu ápdụng như vậy thì không đảm bảo tính kịp thời trong bảo vệquyền lợi cho người phụ nữ
Trang 9Nội dung bảo vệ phụ nữ trong pháp luật hiện nay cũng đầyđủ, tiến bộ hơn so với pháp luật thời xưa Nếu như người phụ nữthời xưa chỉ được ghi nhận một số quyền nhân thân và tài sảnnhất định và về cơ bản vẫn là sự bất bình đẳng, ít tự do hơn sovới người nam giới thì người phụ nữ hiện nay được ghi nhậnnhiều quyền hơn và có địa vị bình đẳng hơn Quyền của phụ nữViệt Nam ngày càng được phát triển các quyền cơ bản được quyđịnh trong hiến pháp cũng như các văn bản quy phạm phápluật trên từng lĩnh vực Nhà nước cũng có nhiều chính sáchtuyên truyền bảo vệ người phụ nữ, phòng chống bạo lực giađình hay các ưu tiên cho phụ nữ trong lĩnh vực lao động, dânsự, hình sự.
KẾT LUẬN