Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV ĐIỆN CƠ KHÍ THÀNHKHOA, được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của đội ngũ công ty đã giúp em rấtnhiều trong việc làm quen với kiến thức, công v
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công Ty TNHH MTV Điện Cơ Khí Thành Khoa được thành lập năm 2012 tại Việt Nam, sau thời gian hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm đóng hộp các thành viên công Ty đã liên kết với nhau và thành lập lên Công Ty TNHH MTV Điện Cơ Khí Thành Khoa, với sự kết hợp giữa các chuyên gia kỹ thuật có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị máy móc, hệ thống điện, chuyển giao công nghệ cá hộp.
Giám đốc: VĂN MINH THÀNH Điện thoại: 0908296776
Ngày hoạt động: 13-06-2012 Địa chỉ văn phòng: 126/12 Đất Mới, Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TP
Hồ Chí Minh Địa chỉ nhà xưởng: 10 đường Tân Phước Khánh 36, Khánh Long, PhườngTân Phước Khánh, Tx Tân Uyên, Bình Dương
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH MTV Điện Cơ Khí Thành Khoa chuyên cung cấp các giải pháp toàn diện cho ngành đóng hộp, bao gồm tư vấn, thiết kế, lắp đặt và cung cấp các loại thiết bị phục vụ cho lĩnh vực đóng hộp thực phẩm như cá, thịt, sữa, nước giải khát, nấm, và các loại thực phẩm khác.
- Cung cấp các thiết bị: Máy đóng lon, máy chiết rót, máy cắt cá, máy dán nhãn, nồi thanh trùng…
- Thiết kế và gia công lắp đặt thiết bị: Nồi thanh trùng, máy chắt nước lon cá nục, bồn pha chế, băng tải bài khí…
- Cung cấp các phụ kiện: Máy đóng lon, máy dán nhãn, băng tải các loại, thiết bị nồi thanh trùng, nồi hấp cá…
- Thiết kế hệ thống điện tự động, điện chiếu sáng, bảo trì sửa chữa các thiết bị trong nhà máy.
Công ty cung cấp các thiết bị điện công nghiệp, điện tự động hóa như tủ điện, dây cáp điện, PLC, biến tần, động cơ, đồng hồ nhiệt độ Đặc biệt, công ty có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực chế biến đóng hộp cá nục sốt cà.
Giới thiệu về cơ sở vật chất và máy móc của công ty
Hình 1: Hình ảnh bên ngoài của nhà xưởng
Hình 2: Khung cảnh bên trong nhà xưởng
Hình 3: Khung cảnh bên trong nhà xưởng
Một số sản phẩm tiêu biểu của công ty
- tính năng: phun sương nóng hoặc xì hơi
- công dụng: tiệt trùng đồ hộp, nước giải khát, chai thủy tinh,túi PE
- chế độ: điều khiển nhiệt, áp bằng pid, tự động hoàn toàn
- điều khiển plc siemen, cài đặt thông số bởi màn hình (hmi)
- van cấp hơi nóng, khí nán bởi van tuyến tính
Hình 4: Sản phẩm nồi tiệt trùng 1.2.3.2.Nồi thanh trùng phun sương
- Tính năng: Phun sương nóng hoặc xì hơi
- Sản phẩm thanh trùng: Lon đồ hộp, Lon nước giải khát, xúc xích, chai lọ nước uống
- Hệ thống điều khiền tự động hoàn toàn, thông qua màn hình (HMI) và bô lập trình PLC, biểu đồ ghi nhiệt độ theo thời gian, áp suất theo thời gian trên giấy dạng tròn kích thước 10" theo tiêu chuẩn Quốc Tế -Điều khiển nhiệt độ và áp suất theo chế độ điều khiển PID- Analog độ chính xác cao (sai số +/- 0.5).
- Nồi thiết kế mới hoàn toàn theo kiểu dáng nắp xoay (Thailand, Tay BanNha, Mỹ ), đạt chất lượng và an toàn.
- Tính toán phân bố nhiệt, công thức thanh trùng do các chuyên gia có kinh nghiệp bằng phương kết nối đầu dò nhiệt áp từ sản phẩm đến máy tính, tính toán thực tế sàn phẩm, xác định điểm chết nhiệt chính xác hoàn toàn nhằm nâng cao hiệu quả thanh trùng.
- Các thiết bị điều khiển như: PLC, Màn hình, Van, Recoder, đồng hồ nhiệt độ, máy bơm được nhập khẩu hoàn toàn của các hãng nổi tiếng chuyên trong lĩnh vực thanh trùng.
- Vành nắp cữa, vành thân nồi được gia công đúc liền khối, phay tiện bằng CNC độ chính xác cao đảm bảo an toàn.
- Toàn bộ nồi bằng inox 304
Hình 5: Sản phẩm nồi thanh trùng phun sương
1.2.3.3.Nồi lên men vi sinh
- công suất điện: 85kw 3pha 380v
- gia nhiệt bằng điện trở nhiệt, tiệt trùng 121 độ c, hạ nhiệt 35-37 độ c (chấy vi sinh)
- tốc độ khuấy: sử dụng biến tầng
- thổi oxy bằng máy nén khí không dầu
- hệ thống tiệt trùng van, đường ống
Một số máy móc thiết bị tại nhà xưởng
Hình 9: Máy xọc rãnh then
Hình 13: Xe nâng để di chuyển hàng
Hình 14: Palang nhỏ có bánh xe
Hình 15: Palang lớn gắn cố định trên dầm nhà xưởng
Hình 16: máy in đầu cốt
CÁC NỘI QUY CHUNG CỦA CÔNG TY
Nội quy chung
-Thời gian làm việc: từ thứ 2 đến thứ 7 (chủ nhật nghỉ).
- Giờ làm trong ngày: từ 7h30 – 17h00, nghỉ trưa 90 phút.
- Dọn dẹp vệ sinh dụng cụ, vệ sinh nơi làm việc cuối buổi làm.
- Không phận sự cấm vận hành máy, sử dụng máy của các bộ phận không thuộc nhiệm vụ của mình
- Bảo quản tài sản công ty như tài sản của mình.
- Trang phục khi làm việc: mang đồ đồng phục của công ty hoặc áo, quần dài, mang giày bảo hộ, găng tay.
Nội quy vệ sinh an toàn lao động
-Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn lao động.
- Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi vận hành máy: giày, nón, kính, găng tay bảo hộ.
- Thực hiện đúng thao tác kỹ thuật khi vận hành máy nhằm tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
- Không hút thuốc trong quá trình làm việc nhằm tránh xảy ra hỏa hoạn.
Trong quá trình vận hành giặt là, tuân thủ tuyệt đối các quy định về an toàn lao động, an toàn điện, phòng cháy chữa cháy là vô cùng cần thiết Đặc biệt, khi tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa, việc sử dụng găng tay và khẩu trang là bắt buộc để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động.
- Sắp xếp và vệ sinh tất cả các thiết bị trước và sau khi sử dụng như máy cưa, máy hàn, máy tiện,…
NỘI DUNG THỰC TẬP
MÔ TẢ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV ĐIỆN CƠ KHÍ THÀNH KHOA diễn ra từ ngày 22/8 đến 1/10 Nhiệm vụ chính của công ty là gia công, sửa chữa và bảo trì máy móc Trong quá trình thực tập, thực tập sinh được giao phụ trách xử lý chi tiết nhỏ, dọn dẹp vệ sinh sản phẩm Sau khi nắm được sơ bộ về các công cụ và sản phẩm của công ty, thực tập sinh được thực hiện gia công các chi tiết lớn hơn và hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm.
CÔNG VIỆC THỰC TẾ
- Ngày 22/8 là ngày đầu thực tập nên em được Chú Thành trực tiếp tiếp đón, giới thiệu sơ lược những sản phẩm của công ty Được chú phổ biến các công việc cho thực tập sinh và hướng dẫn an toàn lao động trong quá trính làm việc cũng như nội quy trong công ty
- Ngày 23-27/8 em được cử đi để quan sát quá trình làm việc của các anh trong nhà xưởng để hiểu rõ cách vận hành của các loại máy móc và sản phẩm của công ty Cuối mỗi ngày em tiến hành lau dọn, vệ sinh nhà xưởng cũng với các máy móc thiết bị
Hình 17: Hướng dẫn sử dụng máy phay
Hình 18: Hướng dẫn gia công trên máy tiện cơ
Hình 19: Hướng dẫn sử dụng máy tiện cỡ lớn
Hình 20: Giới thiệu về hệ thống phun sương, cấp nước cho nồi thanh trùng - tiệt trùng
Hình 21: Giới thiệu về nồi lên men vi sinh
Hình 22: Giới thiệu về quy trình lắp ráp hệ thống điện cho sản phẩm
Hình 23: Tiến hành vệ sinh máy móc sau mỗi ngày làm việc
- Do đã thực tập được 1 tuần nên tuần này em được phân công xử lí những chi tiết đơn giản bằng các công cụ cơ bản như: máy cắt - mài, máy khoan và máy hàn que
- từ ngày 1/9 công ty được nghỉ lễ nên tuần tiếp theo bắt đầy từ ngày 4/9
Hình 24: Thực hiện đánh bóng bề mặt sản phẩm
Hình 25: Gia công một số chi tiết bằng máy khoan bàn
Hình 26: Thực hành sử dụng máy hàn que
Hình 27: Tiến hành xử lý bavia bằng máy cắt
2.2.3 Công việc từ ngày 5/9 đến 10/9
- Sau kì nghỉ lễ em được phân công đứng máy để chuyên gia công các chi tiết
- Ngày 5-6/9 được phân công đứng máy phay để gia công các chi tiết nắp, vỏ nồi
- Ngày 7-8/9 được phân côn đứng máy tiện lớn để gia công vành trong và các chi tiết chịu lực của nồi
- Ngày 9/9-10/9 được phân công dùng máy tiện nhỏ gia công các chi tiết chốt và các ống ghép nối
Hình 28: Dùng máy tiện gia công các chi tiết dạng trục
Hình 29: Dùng máy tiện lớn gia công vành nồi thanh trùng
Hình 30: Dùng máy phay gia công các rãnh trên bề mặt nắp nồi
2.2.4 Công việc từ ngày 12/9 đến 17/9
- Tiến hành gia công, lắp ráp các chi tiết của một nối thanh trùng mới
Tấm inox sau khi được mua về, thông thường sẽ được đưa vào gia công uốn cong tại một xưởng uốn chuyên nghiệp theo các bản vẽ thiết kế Sau đó, tấm inox uốn được vận chuyển về nhà xưởng lắp đặt, tại đây, các đơn vị thi công sẽ dùng máy hàn TIG để hàn ghép nối hai mép của tấm inox lại với nhau, tạo thành sản phẩm cuối cùng theo yêu cầu.
Hình 31: Phôi thân nồi thanh trùng
- Sau khi hàn sẽ tiến hành đánh bòng mặt trong và mặt ngoài để sẵn sàng cho công đoạn hàn nối các ống lại tạo thành bề mặt nồi thành trùng
Hình 32: Tiến hành đánh bóng
-Tiến hành hàn ghép nối các ống inox lại để có được chiều dài nồi theo yêu cầu
Hình 33: Tiến hành hàn ghép nối
-Sau đó em được giao cho hàn gia công ống phun nước trong nồi thanh trùng
Hình 34: Tiến hành gia công chi tiết vòi phun nước
2.2.5 Công việc từ ngày 19/9 đến 24/9
- Sau khi gia công xong các chi tiết phụ trợ em được giao cho công việc hỗ trợ hàn lắp các chi tiết còn lại và dọn vệ sinh bồn trước khi hoàn thiện
Hình 35: Tiến hành lắp ráp phần nắp nồi
Hình 36: Tiến hành lắp ráp bộ phận vòi phun cũng như đướng ray bên trong nồi thanh trùng
Hình 37: Tiến hành lắp ráp hệ thống van bơm cũng như bộ phận điều áp cho nồi thanh trùng
Hình 38: Hoàn thiện các bước lắp đặt bên ngoài nồi
- Sau khi hoàn thiện bên ngoài sẽ tiếp tục gia công các chi tiết phụ trợ và chạy thử hệ thống
- Sọt thanh trùng dùng để đựng các sản phẩm để đưa vào nồi thanh trùng thông qua hệ thống đường ray
Hình 39: Tiến hành gia công sọt thanh trùng
Hình 40: Hoàn thiện sọt thanh trùng
-Sau khi hoàn thành lắp đặt sẽ tiền hành chạy thử hệ thống bơm và đường ray
Hình 41: Tiến hành chạy thử
Hình 42: Màn hình điều khiển của nồi thanh trùng
Hình 43: Tủ điện điều khiển
2.2.6 Công việc từ ngày 26/9 đến 1/10
Trước khi bàn giao, sản phẩm được vệ sinh sạch sẽ Sau khi sử dụng cần cẩu di dời nồi thanh trùng, sản phẩm được nâng lên xe bằng cần cẩu nâng và cố định để vận chuyển đến khách hàng.
Hình 44: Dùng xe tải có cần cẩu để nâng hạ cũng như vận chuyển nồi
- Sau khi vận chuyển nồi hoàn thành ,em được giao tiếp tục làm các chi tiết cho nồi mới cũng như hỗ trợ lắp đặt các sản phẩm tiếp theo
Hình 45: Chi tiết đường ray
Hình 46: Chi tiết vòi phun nước
Hình 47: Chi tiết dây xích để điều khiển ray
Hình 48: Hoàn thiện lắp đặt đường ray và vòi phun
TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT THỰC TẬP
NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN SAU THỜI GIAN TÌM HIỂU VÀ
3.1.1 Những khó khăn khi nhận nhiệm vụ được giao
Về những khó khăn khi nhận nhiệm vụ có thể nhắc đến chính là kỹ năng và tác phong làm việc chưa chuẩn, còn sai sót trong các khâu thao tác Bên cạnh đó là những chuyên môn chưa được học hoặc nghiên cứu sâu khi học trên giảng đường như sử dụng máy công cụ, máy hàn,…cũng như kiến thức về vận hành máy gần như bằng không Do đó thao tác còn nhiều sai sót, yếu kém, thậm chí có thể gây hư hỏng các máy công cụ nếu không cẩn thận và tuân thủ các quy tắc chung.
Công việc cần làm áp dụng rất nhiều hoặc trọng tâm vẫn là kinh nghiệm thực tiễn, tuy nhiên sinh viên thực tập lại chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Chưa thích nghi tốt với thời gian, tác phong làm việc nên mất nhiều thời gian để làm quen và tuân thủ Chưa hòa nhập kịp với mọi người trong công ty Chưa xử lý tốt được những tình huống sự cố và cách xử lý lỗi của một số máy móc cơ khí trong công ty.
3.1.2 Những thuận lợi khi nhận nhiệm vụ được giao
Bên cạnh những khó khăn nêu trên thì những thuận lợi khi nhận nhiệm vụ cũng không phải ít Có thể kể đến như các công việc không yêu cầu quá cao về chuyên môn ( Vệ sinh, tháo lắp, di chuyển máy móc,…), được các đàn anh hướng dẫn tận tình, từ phụ giúp những việc nhỏ đến đảm nhiệm những công đoạn thứ yếu.Nhưng trên hết là tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác và siêng năng là những yếu tố thuận lợi đặt lên hàng đầu Được phổ biến kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, luôn được các anh kiểm tra, nhắc nhở về an toàn lao động nên giảm thiểu được rủi ro thấp nhất về sự cố an toàn lao động trong quá trình sản xuất.
3.1.3 Những kiến thức và sự chuẩn bị cần thiết để thực hiện tốt công việc được giao
- Trang bị tốt kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, an toàn cháy nổ
- Tập thói quen báo cáo sự cố, cẩn trọng trong quá trình thực hiện các công việc.
Để nâng cao kiến thức hỗ trợ cho quá trình thực tập, hãy dành thời gian tìm hiểu về cách vận hành các loại máy phổ biến như tiện CNC, phay CNC, góp phần bổ sung kiến thức nền tảng vững chắc cho quá trình thực tập thành công.
- Tập trung cao độ khi làm việc để nâng cao hiệu quả.
- Luôn luôn tiếp thu những chỉ bảo, nhắc nhở của mọi người và tập thói quen khắc phục thiếu sót trong mọi trường hợp.
3.1.4 Cách giải quyết nội dung công việc được giao
Về cách giải quyết công việc thì tùy theo yêu cầu mà ta có những cách giải quyết phù hợp Chẳng hạn, việc vệ sinh máy thì các anh chỉ cần hướng dẫn sơ bộ là có thể làm tốt Tuy nhiên, những công việc có yêu cầu cao hơn như chế tác một số bộ phận, hàn, cắt kim loại, taro ren,… thì các anh cho phụ việc trước Sau đó,quan sát và làm theo hướng dẫn Chậm mà chắc, yêu cầu chính xác, cẩn thận và tuân thủ triệt để các nguyên tắc an toàn.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐỒNG NGHIỆP TRONG TỔ HAY BỘ PHẬN VÀ ĐƠN VỊ NƠI THỰC TẬP
Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp khá chặt chẽ, chịu sự chỉ huy từ trên xuống, làm việc theo kế hoạch đã đặt ra Các đồng nghiệp tiếp xúc gần gũi và trên hết là tinh thần đoàn kết cao giữa mọi người với nhau Chỉ bảo, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tránh cái tôi cá nhân làm mất đoàn kết.
Những kỹ năng mà sinh viên cần có để tạo dựng những mối quan hệ tốt nơi làm việc
Trong quá trình thực tập, việc tạo dựng mối quan hệ hòa đồng, chan hòa với mọi người luôn là thách thức và rào cản cho sinh viên, tuy nhiên qua đó em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm khắc phục:
Một là, biết hòa đồng, vui vẻ đối với mọi người trong công ty, sẵn sàng giúp đỡ và tìm cách giúp đỡ cho mọi người khi có đủ năng lực giúp đỡ.
Trong quá trình thực tập, hãy luôn cư xử hòa nhã và khéo léo để hạn chế mâu thuẫn Hơn nữa, khi phát sinh xung đột cá nhân với bạn bè, đồng nghiệp hoặc cán bộ công nhân viên trong công ty, bạn cần thể hiện sự tinh tế và khéo léo trong việc giải quyết vấn đề, tránh để mâu thuẫn leo thang hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường làm việc.
Ba là, tiếp thu các ý kiến góp ý của cấp trên và mọi người để rút kinh nghiệm, khắc phục sai sót trong những lần làm việc tiếp theo cũng như rút ra bài học cho bản thân
Bốn là, khiêm tốn, nhường nhịn mọi người
Năm là, tập thói quen siêng năng, cần cù, làm việc khoa học để nâng cao năng suất lao động cho nhà máy
ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
và vận dụng một số kiến thức lý thuyết để nắm rõ kỹ thuật cách mài, dũa, khoan lỗ, taro, vận hành các loại máy móc … Tuy nhiên khoảng cách giữa thực tế và lý thuyết là rất lớn, nhiều công việc thực tế đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế hơn là kiến thức hàn lâm về lý thuyết Song việc hiểu rõ về lý thuyết luôn tạo tiền đề tốt cho sinh viên hoàn thiện tốt kỹ năng khi được trực tiếp lao động sản xuất tại công ty Do đó kiến thức thực tế và lý thuyết là không thể tách rời nhau, luôn tồn tại song song và tương hỗ cho nhau.
NHỮNG KỸ NĂNG CẦN CÓ KHI ĐI THỰC TẬP
-Kỹ năng ứng dụng kiến thức lý thuyết
-Kỹ năng làm việc nhóm.
-Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người trong công ty.
-Khả năng chịu áp lực cao khi khối lượng công việc nhiều.
-Phải có tính tự giác, tinh thần trách nhiệm và khả năng học hỏi cao.
NHỮNG ĐIỀU ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI KẾT THÚC KHÓA THỰC TẬP
-Học được cách tháo lắp máy, nhận diện các loại ốc.
-Sử dụng được các máy cầm tay như: máy khoan, máy mài,…
-Biết cách lắp đặt một tủ điện cơ bản cũng như các sử dụng các loại biến tấn trong công nghiệp
KIẾN NGHỊ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ NHÀ TRƯỜNG
3.6.1 Đối với đơn vị thực tập
- Cung cấp thêm đồ bảo hộ cho nhân viên.
- Bổ sung thêm việc phân loại các ốc vít, ốc lục giác cho dễ tìm.
- Trang bị thêm một số máy cầm tay hỗ trợ cho quá trình thực hiện công việc được hiệu quả.
Quá trình thực tập thực tế tại doanh nghiệp đã giúp em rút ra nhưng kinh nghiệm cho quá trình học tập, qua đó em xin đề xuất những ý kiến sau:
Thứ nhất, cần tăng cường các bài tập thực hành ứng dụng cho sinh viên hơn là các bài tập tính điểm, vì giữa điểm số và chất lượng kết quả luôn có sự khác biệt Hơn thế, điều này giúp sinh viên giảm áp lực điểm số và tập trung tốt hơn cho bài thực hành.
Thứ hai, tổ chức các cuộc thi tay nghề, sáng tạo thực tế cấp trường cho sinh viên có cơ hôi học hỏi, cọ xát trước khi làm việc, thực tập tại doanh nghiệp để sinh viên không còn bị bỡ ngỡ khi trực tiếp làm việc tại doanh nghiệp trong các đợt thực tập, nâng cao chất lượng sinh viên.
Thứ ba, tập trung thiết kế chương trình lý thuyết sát với thực tiễn , phân loại và định hướng sinh viên học ứng dụng và học nghiên cứu để mở các lớp, các học phần phù hợp hơn cho từng nhóm đối tượng sinh viên hơn là áp dụng một chương trình chung cho mọi sinh viên.
Thứ tư, nhà trường nên quan tâm sâu sắc hơn nữa quá trình thực tập của sinh viên tại doanh nghiệp, phải biết sinh viên làm gì, chế độ làm việc, điều kiện làm việc ra sao Nhà trường cần tìm và hợp tác với doanh nghiệp có nhiều trang thiết bị hiện đại và cơ sở vật chất tốt hơn để cho sinh viên không bị hụt hẫng và bị doanh nghiệp đánh giá thấp trình độ khi được tiếp nhận thực tập
3.7 TRẢI NGHIỆM VÀ SUY NGHĨ CỦA SINH VIÊN
Chuyến đi thực tập vừa qua em may mắn khi được chỉ định ở công tyTNHH MTV ĐIỆN CƠ KHÍ THÀNH KHOA Thời gian thực tập 6 tuần tùy không nhiều nhưng giúp em có cơ hội quan sát và học hỏi nhiều điều Được áp dụng những kiến thức đã học ở nhà trường vào việc thực tập như môn học thực hành cơ khí cơ bản,… Trong quá trình thực tập được các anh tận tình chỉ bảo,không gian làm việc vui vẻ thoái mái Từ đó giúp em nâng cao kiến thức cũng như kinh nghiệm cho bản thân Thời gian thực tập tuy không nhiều nhưng đó là những trải nghiệm đáng nhớ, vừa là hành trang để em bước vào đời vừa là hạt mầm ước mơ được gieo vào trong em.