1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dấu Ấn hiện thực kì Ảo trong trưng trắc của hà phạm phú

91 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dấu Ấn Chủ Nghĩa Hiện Thực Kì Ảo Trong Tiểu Thuyết Trưng Trắc Của Hà Phạm Phú
Tác giả Nguyễn Lan Phương
Người hướng dẫn TS. Đinh Minh Hằng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 477,62 KB

Nội dung

Chương 1. Chủ nghĩa hiện thực kì ảo - những vấn đề khái quát 7 1.1 Chủ nghĩa hiện thực kì ảo (Magical Realism) 7 1.1.1. Lịch sử hình thành 7 1.1.2. Khái quát đặc điểm 9 1.1.3 Sự phát triển và phổ biến 11 1.2 Huyền thoại và giải huyền thoại 14 1.2.1. Huyền thoại 14 1.2.2. Khuynh hướng giải huyền thoại trong văn xuôi Việt Nam 15 1.3. Yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam đương đại: giá trị truyền thống và tinh thần hiện đại. 26 Tiểu kết 35 Chương 2. Những đặc điểm của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo trong tiểu thuyết Trưng Trắc 37 2.1. Thế giới nhân vật kì ảo 37 2.1.1. Nhân vật tự thân mang tính chất kì ảo 38 2.1.2. Nhân vật có mối quan hệ với cái kì ảo 49 2.2 Không gian kì ảo 53 2.3 Thời gian kì ảo  63 Tiểu kết 68 Chương 3. Nghệ thuật thể hiện dấu ấn của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo trong tiểu thuyết Trưng Trắc 70 3.1. Xây dựng kết cấu truyện 70 3.1.1. Kết cấu lồng ghép 70 3.2.2. Kết hợp liên văn bản tạo độ nhòe thực ảo 74 3.2 Ngôn ngữ 78 3.3 Biểu tượng – cổ mẫu 81 3.2.1. Biểu tượng lửa 83 3.3.2. Biểu tượng nước 87 3.3.4. Biểu tượng máu 88 3.3.5. Biểu tượng hồn 90 3.4. Các mô típ huyền thoại 91 KẾT LUẬN 95

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

DẤU ẤN CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC KÌ ẢOTRONG TIỂU THUYẾT TRƯNG TRẮC CỦA HÀ PHẠM

PHÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HÀ N I, ỘI, 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN LAN PHƯƠNG

DẤU ẤN CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC KÌ ẢOTRONG TIỂU THUYẾT TRƯNG TRẮC CỦA HÀ PHẠM

PHÚ

Chuyên ngành: Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐINH MINH HẰNG

HÀ N I, ỘI, 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS , người cô đã tận tình hướng dẫn,chỉ bảo trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này Nếukhông có sự hướng dẫn tận tâm của cô và những tài liệu trân quý làm tư liệu, luậnvăn chắc chắn không thể hoàn thành

Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Ngữ văn trường Đại học Sưphạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện để khóa luận của tôi đượchoàn thành

Xin trân trọng cảm ơn

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Cácsố liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực Kết quả nghiên cứunày không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó

Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình

Hà Nội, tháng năm 2023

Tác giả luận án

Trang 5

2.1.1 Những bài viết bàn về khái niệm kì ảo/huyền ảo 2

2.1.2 Những bài viết bàn về yếu tố kì ảo trong văn học 3

2.2 Về yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết lịch sử Trưng Trắc 4

3 Phương pháp nghiên cứu 4

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu và đóng góp của luận văn 5

5 Cấu trúc của luận văn 5

NỘI DUNG 7

Chương 1 Chủ nghĩa hiện thực kì ảo - những vấn đề khái quát 7

1.1 Chủ nghĩa hiện thực kì ảo (Magical Realism) 7

1.2.2 Khuynh hướng giải huyền thoại trong văn xuôi Việt Nam 15

1.3 Yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam đương đại: giá trị truyền thống và tinh thần hiện đại 26

Tiểu kết 35

Chương 2 Những đặc điểm của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo trong tiểu thuyết Trưng Trắc 37

Trang 6

2.1 Thế giới nhân vật kì ảo 37

2.1.1 Nhân vật tự thân mang tính chất kì ảo 38

2.1.2 Nhân vật có mối quan hệ với cái kì ảo 49

2.2 Không gian kì ảo 53

2.3 Thời gian kì ảo 63

3.3 Biểu tượng – cổ mẫu 81

3.2.1 Biểu tượng lửa 83

3.3.2 Biểu tượng nước 87

3.3.4 Biểu tượng máu 88

Trang 7

Mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

Sau 1975 đặc biệt là sau Đổi mới năm 1986, đời sống văn học Việt Namcó nhiều thay đổi, trở nên sôi động và bắt kịp với nhiều xu hướng văn học trên thếgiới Theo đó, không ít nhà văn, nhà nghiên cứu đã thể nghiệm nhằm đổi cả về nộidung và cách viết cũng như những phương thức nghệ thuật Trong số đó, nhữngdấu ấn của chủ nghĩa hiện thực kì ảo có thể tìm thấy trong các tác phẩm lấy cảmhứng từ huyền thoại, lịch sử, phong tục tập quán

Việc sử dụng các yếu tố kì ảo trong tác phẩm văn học Việt Nam hiện đạikhông phải phương thức xa lại với các nhà văn như: Nguyễn Huy Thiệp, HòaVang, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Y Ban, Lê Minh Hà, Lưu Sơn Minh, Việc tìmhiểu yếu tố kì ảo tiểu thuyết Việt Nam từ các phương diện quan niệm, hình thứcnghệ thuật cũng như xu hướng vận động là vấn đề có ý nghĩa trong việc góp phầnphác họa rõ nét hơn diện mạo của văn học Việt Nam đương đại Trong những tácphẩm mang yếu tố kỉ ào, huyền thoại không còn nhất phiến nguyên khối mà đãđược đánh giá, cảm nhận từ những góc nhìn mới mẻ, khác lạ; thấm đẫm tinh thầnnhân văn và hơi thở của thời đại, cũng là cách thức để huyền thoại được “khúc xạ”trong đời sống, trở thành một phần của đời sống hiện tại, phản ánh những đặcđiểm, bản chất và các mặt khuất lấp trong con người hiện đại Do đó, những tácphẩm mang yếu tố kì ảo thực chất là giả huyền thoại, giả cổ tích

Tìm hiểu về dấu ấn của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo trong văn học sẽ ngườinghiên cứu nhìn cụ thể hơn về yếu tố kì ảo như là bước khởi đầu để trào lưu vănhọc kết hợp giữa cái kì ảo và cái trần tục, từ đó cho thấy cuộc sống ngay cả khibình thường nhất, có thể trở nên kì ảo một cách nhanh chóng như thế nào

Một gương mặt mới trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại có thểnhắc tới Hà Phạm Phú Là nhà văn có tinh thần cách tân mạnh mẽ, Hà Phạm Phúđã luôn phát huy cao độ việc tối đa hóa khả năng của ngôn ngữ cũng như đặc trưng

Trang 8

của thể loại tiểu thuyết để biểu đạt có hiệu quả những tư tưởng và tình cảm trongtác phẩm của mình Với Hà Phạm Phú, dấu ấn của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo trongtiểu thuyết “Trưng Trắc” đã giúp cho việc truyền tải những ý tưởng và góp phầnkhông nhỏ giúp cho tiểu thuyết của ông mang tính tái cấu trúc trong việc sáng tạohuyền thoại và các yếu tố kì ảo, đem lại những màu sắc nghệ thuật độc đáo củadiễn ngôn cá nhân.

2 Lịch sử vấn đề 2.1 Về yếu tố kì ảo và dấu ấn của yếu tố kì ảo trong văn học Việt Nam đương đại

2.1.1 Những bài viết bàn về khái niệm kì ảo/huyền ảo

Trong bài viết “Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứuvăn học”, Lê Nguyên Long đã nhận định: “cái kì ảo và văn học kì ảo đã mở rộngbiên độ của hiện thực, bổ khuyết cho con người trong cái nhìn về hiện thực thếgiới ma quái hư ảo được tạo ra không hoàn toàn nhằm mục đích cuối cùng là hiệuứng hoang mang trước sự rạn nứt của hiện thực mà chủ yếu chỉ là phương tiện đểchuyển tải tư tưởng, bài học nhân sinh, đạo lí của cuộc đời” Như vậy, tác giả bànvề cái kì ảo với tư cách là một phạm trù gắn liền với phương thức mô tả hiện thực

Trong bài viết “Cái kì ảo và văn học huyễn ảo”, Lê Huy Bắc thì cho rằng:“văn học huyền ảo với mục đích nhằm bao quát cả một lịch sử sáng tạo vănchương, nơi xuất hiện sự đan cài của hai yếu tố thực và ảo mà hàm lượng bao giờcũng nghiêng qua phần ảo” Ở đây, tác giả xem xét khái niệm “văn học kì ảo”,“văn học huyền ảo” và gọi tên là “văn học huyễn ảo”

Tiếp nối quan điểm của Lê Huy Bắc, bài viết “Cái kì ảo trong văn học tiềnhiện đại và cái huyền ảo trong văn học hậu hiện đại” của Phan Tuấn Anh và luậnvăn Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Gárcia Márquez của Nguyễn Thành Trung cóbàn đến sự phân biệt ba khái niệm: “huyền thoại” (myth), “kì ảo” (fantasy) và“huyền ảo” (magic) Những công trình này rất đáng quan tâm và hữu ích khi chúng

Trang 9

tôi tìm hiểu đề tài Nhìn chung, các công trình trên cho tập trung phân biệt cáihuyền thoại, cái kì ảo và cái huyền ảo trong nghiên cứu “văn học huyễn ảo” – vớitư cách một kiểu sáng tác xuyên suốt trong tiến trình văn học, có đặc trưng nghệthuật là sự hòa quyện giữa cái thực và cái ảo.

2.1.2 Những bài viết bàn về yếu tố kì ảo trong văn học

Ở Việt Nam, các công trình, bài viết bàn về chủ nghĩa nghĩa hiện thực kì ảocó thể kể đến bài viết “chủ nghĩa hiện thực kì ảo (magic realism)” của Đỗ VănHiểu trong công trình này, tác giả đã khái quát về chủ nghĩa hiện thực kì ảo và chỉra phương thức cơ bản của yếu tố huyền ảo trong văn học Đặc biệt, tác giả Đỗ VănHiểu đưa ra nhận định: “Trong sáng tác, nó (chủ nghĩa hiện thực kì ảo) kết hợpviệc truy tìm hiện thực và hình tượng ảo, hoặc biến hiện thực thành thần thoại,hoặc biến hiện thực thành mộng ảo, mộng cảnh, hoặc trong cuộc sống hiện thựccấy ghép sự vật mang sắc thái mộng ảo làm tăng sức biểu hiện cho tác phẩm Tấtcả những điều này đều là đặt hiện thực vào trong vùng khách quan với hoàn cảnhvà không khí huyền ảo, gia tăng miêu tả tường tận, nỗ lực khoác lên hiện thực cáiáo huyền ảo kì quặc, nhưng từ đầu đến cuối không hề tổn hại đến bản chất của hiệnthực”

Bên cạnh đó, công trình Phương thức huyền thoại trong sáng tác văn học củaPhùng Văn Tửu đã đề cập đến yếu tố huyền thoại như là một thủ pháp sáng tác.Đặc biệt, việc nhà văn sử dụng phương thức huyền thoại không dừng lại ở nghệthuật sáng tác của từng nhà văn mà Phùng Văn Tửu xem phương thức huyền thoạiđã trở thành một trong những kỹ thuật quan trọng của tiểu thuyết nói chung

Trong công trình chủ nghĩa hiện thực kì ảo và Gabriel Garcia Márquez, LêHuy Bắc chỉ ra đặc điểm của văn học huyễn ảo ở từng giai đoạn lịch sử văn họccủa thế giới: cổ đại - thế kỷ XIII: thần thoại, truyện cổ tích thế kỷ XIV - XIX: vănhọc kì ảo, sau thế kỷ XX: văn học huyền ảo Tiếp theo, tác giả đưa ra cảm giácthẩm mĩ ở người đọc do từng yếu tố đem lại: “huyền thoại”: sợ hãi, “kì ảo”: không

Trang 10

sợ, “huyền ảo”: vừa sợ vừa không sợ [7, tr15] Điều này giúp người viết có cáinhìn sâu sắc hơn về các khái niệm và cơ sở để đưa ra sự phân biệt giữa “kì ảo” và“huyền ảo” trong phần nội dung luận văn.

Ngoài ra, luận văn thạc sĩ Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn Mỹ Latinh(Khảo sát qua hai tác gia: Jorge Luis Borges và Gabriel Gárcia Márquez) và bàiviết “Những biểu hiện của chủ nghĩa hiện thực kì ảo trong văn học Nhật Bảnđương đại” của Lê Ngọc Phương; “Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm của YasunariKawabata và Gabriel Gárcia Márquez” của Đào Thị Thu Hằng đã phần nào chỉ rađược những biểu hiện của yếu tố huyền ảo trong các tác phẩm của châu Mỹ Latinh,Nhật Bản; trong đó, văn học châu Mỹ Latinh là một điển hình của văn học thế giớivề chủ nghĩa hiện thực kì ảo

Các công trình nghiên cứu trên đã cho thấy vai trò quan trọng của yếu tố kìảo trong văn học

2.2 Về yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết lịch sử Trưng Trắc

Nhìn chung, hầu hết những người nghiên cứu về Hà Phạm Phú đều khẳngđịnh những đóng góp của nhà văn vào sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đươngđại về các phương diện cấu trúc, nhân vật, ngôn ngữ và sử dụng yếu tố kì ảo

Tuy nhiên, chưa có ai nghiên cứu một cách hệ thống về những yếu tố kì ảotrong tiểu thuyết của Hà Phạm Phú Vì thế, cần có một đề tài khoa học có tính hệthống, toàn diện hơn về vấn đề này Mặc dù không phải là hoàn toàn mới nhưngluận văn của chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề này một cách toàn diện hơn, cóhệ thống hơn

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung, việc xác định phương phápnghiên cứu được xem là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng không nhỏđến chất lượng bài viết Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, luận văn lựa chọn vàvận dụng linh hoạt các phương pháp đã được gợi mở bởi các nhà khoa học để

Trang 11

mang lại hiệu quả cao nhất cho luận văn Luận văn vận dụng kết hợp các phươngpháp: phương pháp cấu trúc – hệ thống, phương pháp loại hình, phương pháp vănhóa – lịch sử … Trong đó chủ yếu là các phương pháp sau:

Phương pháp loại hình: Phương pháp này được tôi sử dụng để khảo sát, phânloại và xác định các đặc điểm của tiểu thuyết Trưng Trắc

Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Xem xét yếu tố kì ảo trong cấu trúc tácphẩm, giúp tôi có thể chỉ ra được cách thức tạo lập cũng như vai trò của nó đối vớichỉnh thể tác phẩm

Ngoài các phương pháp kể trên, luận văn còn sử dụng một số thao tácnghiên cứu hỗ trợ như: thao tác so sánh, phân tích – tổng hợp và thao tác thống kê– phân loại… Đồng thời vận dụng một số lí thuyết như: Phê bình huyền thoại, Tựsự học

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu và đóng góp của luận văn

Qua khảo sát bước đầu tôi nhận thấy tiểu thuyết Trưng Trắc xuất hiện nhữngdấu ấn của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo Từ đó tôi đặt ra vấn đề nghiên cứu dấu ấncủa Chủ nghĩa hiện thực kì ảo trong tiểu thuyết Trưng Trắc, có mở rộng đối sánh

với một số tiểu thuyết, truyện ngắn khác mang yếu tố kì ảo như: Giàn thiêu của Võ

Thị Hảo, tuyển tập Nguyễn Huy Thiệp, Hòa Vang,… Nhằm mục đích chỉ ra nhữngđặc điểm của dấu ấn Chủ nghĩa hiện thực kì ảo, và hướng tới việc nghiên cứu vănhọc kì ảo như một dòng văn học có giá trị trong văn học Việt Nam hiện đại

5 Cấu trúc của luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận vănnày được triển khai trong 3 chương:

Chương 1 Dấu ấn của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo – những vấn đề khái quát

Chương 2 Những đặc điểm của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo trong tiểu thuyết TrưngTrắc

Trang 12

Chương 3 Nghệ thuật thể hiện dấu ấn của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo trong tiểu

thuyết Trưng Trắc

Trang 13

NỘI DUNGChương 1 Chủ nghĩa hiện thực kì ảo - những vấn đề khái quát1.1 Chủ nghĩa hiện thực kì ảo (Magical Realism)

1.1.1 Lịch sử hình thành

Chủ nghĩa hiện thực kì ảo đã không còn xa lạ, song việc nhìn lại lịch sử hìnhthành, khái quát đặc điểm và sự phát triển của khuynh hướng này vẫn cần thiết, đặcbiệt là khi chúng tôi kéo dài lịch sử khái niệm này về tận cuối thế kỷ XVIII, nhìncác đặc điểm trên ba cấp độ tự sự và làm rõ sự phát triển qua các dạng thức nhưHiện thực kì ảo ngụ ngôn, vật linh và huyền thoại Đây chính là căn cứ để tiếp cậnChủ nghĩa hiện thực kì ảo nói chung và Chủ nghĩa hiện thực kì ảo củaG.G.Marquez nói riêng

So với yếu tố huyền ảo và ma thuật thì thuật ngữ Chủ nghĩa hiện thực kì ảoý thức từ góc độ nghệ thuật ra đời khá muộn và chưa được ghi nhận đầy đủ Đếnnay, giới nghiên cứu vẫn quy cha đẻ của khái niệm này là Franz Roh – nhà phêbình nghệ thuật, nhiếp ảnh gia, sử học người Đức khi ông bàn lần đầu trong hộihọa năm 1925 Tuy nhiên, trước đó hai thế kỷ, Novalis – bút danh của GeorgPhilipp Friedrich Freiherr von Hardenberg (1772 – 1801), nhà thơ, triết gia, nhàhuyền học Đức trong những ghi chép từ 1798 – 1799 (Das Allgemeine Brouillon)– đã phân biệt nhà Lý tưởng Huyền ảo và nhà Hiện thực kì ảo (ghi chép 638) nhưsau:

giống như một người không muốn bởi trước khi anh ta có thể bơi Anh talà một người theo chủ nghĩa Lý tưởng Huyền ảo, nhưng cũng có người theo chủnghĩa hiện thực kì ảo Trong khi nhóm trước tìm kiếm các vận động, chủ thể kỳdiệu thì những người thuộc nhóm sau truy tầm các đối tượng, nhân vật kỳ diệu Cảhai đều hợp lý Các loại huyền ảo này, bên trong đó, dù sao đi nữa đều biểu hiện lýtưởng hoặc phản ánh bản thân nó theo hai mặt [19, tr.116]

Trang 14

Từ thế kỷ XVIII, nhà thơ, triết học Đức đã đưa ra khái niệm MagischeRealisten để nói đến những người tìm kiếm cái kỳ diệu nơi sự vật Cần lưu ý là thứlý tưởng mà Novalis đề cập có liên quan đến quan niệm thần bí vốn chỉ phối thơca, đưa ông đến gần với phong cách Dante thời Phục Hưng và liên kết rộng khắpcác lĩnh vực mà Novalis quan tâm, từ thơ ca, luật học, mỹ học đến triết học Chủnghĩa hiện thực kì ảo của Novalis, vì thế, là kết quả tổng hợp giữa triết học và thơca, giữa lý tưởng duy tâm thần cảm với trí tưởng tượng sáng tạo; nhờ đó, rào cảnngôn ngữ, ranh giới phân cách cá nhân với thế giới bị phá bỏ trong một tình yêu vàsức khỏe phổ quát, kết nối mọi sinh vật Thế nên lý tưởng tồn tại cả trong chủ thể,lẫn đối tượng Quan điểm đó vẫn được kế thừa; sau trăm năm, Franz Roh đã gọikhuynh hướng này là “Đối tượng mới”, “Tính khách quan”, và “Sự gần gũi nơi đốitượng như là sự sáng tạo tinh thần” Tuy nhiên, đáng tiếc là tính dung hòa, tổnghợp của cái mới nơi đối tượng lẫn chủ thể, mối tương quan giữa Hiện thực kì ảo vàLý tưởng Huyền ảo của Novalis bị lãng quên như chính thân phận và trước tác củaông Quan điểm của Novalis gợi mở cho yếu tố huyền ảo, Chủ nghĩa hiện thực kìảo và các yếu tố thuộc cấu trúc tự sự Hiện thực kì ảo của Garcia Marquez đượckhảo sát một cách tổng hòa, tổng hợp.

Trở lại lịch sử, vào năm 1923, Gustav Hartlaub đã trình bảy khuynh hướngsáng tác Hiện thực kì ảo trong một triển lãm, và gọi nó là Neue Sachlichkeit tứcChủ nghĩa Khách quan mới Franz Roh, vào năm 1925, đã xác định có một khuynhhướng hội họa mới, tạm gọi là Magischer Realismus (Chủ nghĩa Hiện thực kì ảo);nó khám phá đối tượng mới (hiện thực) trong tính khách quan hiện thực đầy đủ,với những không gian mới và cụ thể hóa chi tiết Theo ông, bản chất của trào lưunày là tìm kiếm cái mới trong lòng đối tượng, các đối tượng mới này phân biệt nóvới chủ nghĩa Biểu hiện Sau đó hai năm, nhà văn Đức Ernst Junger đưa thuật ngữHiện thực kì ảo vào bài nói chuyện Chủ nghĩa dân tộc và đời sống hiện đại với têngọi là realismo mágico Năm 1949, Alejo Carpentier chỉ trích khái niệm Chủ nghĩa

Trang 15

hiện thực kì ảo của Roh là khoe mẽ phiền hà nên phát triển khái niệm thực tại diệukỳ (lo real maravilloso, hay marvelous realism) trong lời nói đầu tiểu thuyết Vươngquốc trần gian Theo Maggie Ann Bowers thì thuật ngữ Chủ nghĩa hiện thực kì ảo(Magical Relism) lần đầu tiên được sử dụng như ngày nay trong phê bình văn họcvào năm 1955, trong tiểu luận Magical Realism in Spanish American Fiction củaAngel Flores, khi kết hợp các đặc điểm sáng tác của hiện thực kì ảo (magicrealism) và hiện thực diệu kỳ (marvelous realism) F Roh, trong Nghệ thuật Đứcthế kỷ XX (1958), đổi tên khuynh hướng này thành Chủ nghĩa Khách quan mới(Neue Sachlichkeit) Sau đó, Irene Guenther tiếp thu cả Hiện thực kì ảo lẫn Chủnghĩa Khách quan mới, và gọi nó là một dạng Chủ nghĩa Hiện thực mới (ein neuerRealismus) Về sau, khuynh hướng này còn được gọi bằng nhiều tên nhưunheimlichkeit (tính kỷ lạ huyền bí), geheimnis (bí ẩn thần bí), fantastic (kì ảo), loreal maravilloso Americano (hiện thực phi thường châu Mỹ), v.v “Tuy nhiên cóthể thấy, từ Biểu hiện đến Hậu Biểu hiện cả hai khuynh hướng chính là tiếp nối vàcách ly Trong khi nhấn mạnh tính cấu trúc và biểu trưng, các nhà lý luận phươngTây thường dùng tên Hậu biểu hiện, Tân khách quan Còn để nhấn mạnh cái cáiriêng, cái hoàn cảnh đặc trưng thì chủ nghĩa hiện thực kì ảo thưởng được viện dẫn,đặc biệt là Mỹ Latin [27, tr 96]

1.1.2 Khái quát đặc điểm

Đến nay, đặc điểm Chủ nghĩa hiện thực kì ảo đã được bàn bạc nhiều và liệtkê, công trình của nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc đã trình bày các đặc điểm trên cácbình diện lối viết, thủ pháp, thế giới thẩm mỹ, người kể chuyện, đề tài, cốt truyện,nhân vật, không gian thời gian, chỉ tiết nghệ thuật và văn phong Trong giới hạn đềtài này, chúng tôi phân các đặc điểm của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo theo các cấp độtự sự gồm:

Ở cấp độ câu chuyện (story), tác phẩm Hiện thực kì ảo kể lại câu chuyện

tồn tại hiển nhiên trong đời thưởng bao gồm sự hòa hợp không phân tích yếu tố

Trang 16

hiện thực và huyền ảo Hơn nữa, thứ thực tại này được hình thành qua quá trình laitạo nhiều tuyến đời sống như nông thôn – thành thị, phương tây – phương đông,truyền thống – hiện đại Các nhân vật huyền ảo mang tính tượng trưng, không gianthời gian huyền thoại xoay vòng, đặt ra vấn đề tái xác định lịch sử Đề tài thườngnhấn vào lịch sử dòng họ – khu vực, nỗi cô đơn, tự do, sống chết, thảm họa, thếgiới linh hồn, nghi lễ hiến tế, v.v.

Ở cấp độ văn bản (narrative), yếu tố huyền ảo rải rác trong tác phẩm Hiện

thực kì ảo mà không có bất cứ lời giải thích nào của tác giả; hơn nữa hàng loạt cácchi tiết ngoại tuyến thường xuyên xen vào nhằm đánh lạc hướng độc giả Cốttruyện Hiện thực kì ảo thường gặp là đan cài, mê lộ, lồng khung với hàng loạt tìnhtiết thần thoại, truyền thuyết pha lẫn đời thưởng như giấc mơ, tình cảm, vô thức,tôn giáo, v.v

Ở cấp độ kể chuyện (narration/narrating), tác phẩm Hiện thực kì ảo đậm

tính huyền thoại khi sử dụng những câu chuyện khung mẫu, khơi gợi người đọc vềtính huyền thoại trong đời sống và nỗ lực chính trị, xã hội hóa nó Câu chuyệnđược kể bởi một người kể xa lạ, bình thản, dửng dưng, thường dùng ngôi thứ ba vàđề cao cảm nhận đánh giá của nhân vật và người đọc; lắm lúc có nhiều nhân vậtcùng kể chuyện Tác phẩm dạng này dùng văn phong phóng túng, nhiều phươngngữ, đậm tính bản địa; quá trình kể và nghe đầy tính tượng trưng và thi vị Kết quảlà vai trò của người đọc được chú trọng, bị chi phối bởi nhiều nguồn lực và phảichấp nhận chiến lược huyền ảo để bản thân thâm nhập vào thế giới nghệ thuật vàtừ đó thế giới huyền ảo thâm nhập vào mình, tử chấp nhận bị động sang chủ động,từ tiếp nhận sang hình thành quan niệm, định hướng nhân sinh, nghệ thuật: đó làcon đường của người đọc tác phẩm Hiện thực kì ảo

Nền văn hóa đa lại, hỗn chủng đã tạo cơ sở cho sự ra đời của Chủ nghĩa hiệnthực kì ảo Chủ nghĩa hiện thực kì ảo, như David Young, có đặc điểm nổi bật ởtỉnh hai mặt, tức "hai thực tế khác biệt giao cắt, dường như va chạm, dường như

Trang 17

hợp nhất.” Hướng tiếp cận khả dĩ đối với Chủ nghĩa hiện thực kì ảo và tự sự Hiện

thực kì ảo của Garcia Marquez, có lẽ chính là con đường của Chủ nghĩa hiện thựckì ảo: tổng hợp các mặt đối lập

1.1.3 Sự phát triển và phổ biến

Hiểu Chủ nghĩa hiện thực kì ảo mới ở cả chủ thể và đối tượng, có nghĩa làxác nhận khả năng xuất hiện của các tác phẩm Hiện thực kì ảo bên ngoài Mỹ Latin.Đương nhiên, mỗi khu vực, nhà văn, tác phẩm có một thế giới Hiện thực kì ảoriêng Trong giới hạn đề tài này, chúng tôi muốn làm rõ đặc trưng của ba tác phẩm/tác giả Hiện thực kì ảo ngoài Mỹ Latin (Ý, Mỹ, Nga) nhằm chứng minh sự thể hiệnphong phú, đa dạng của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo Cần nói rõ là bản thân các tácphẩm này thỏa mãn phần lớn các tiêu chí của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo nêu trên;phần phân tích sau chủ yếu hướng đến tính đặc trưng của từng đối tượng

Thứ nhất, Tử tước chẻ đôi và Nam tước trên cây (Italo Calvino) là tiểu

thuyết Hiện thực kì ảo kiểu ngụ ngôn Trước hết, tác phẩm của Calvino mang tínhhuyền ảo ngụ ngôn bởi khuynh hướng tập trung vào vấn đề con người – diễn tả suynghĩ, tình cảm, đời sống của con người Nam tước Cosimo muốn sống trên cây,không phải nghĩ đến chuyện gì khác của xã hội mà chỉ tập trung vào tình yêu – tínhchất khái quát này tách tác phẩm khỏi tư duy cổ tích Tử tước Medardo tham chiến,bị chẻ đôi, sau đó được kết hợp lại, có người yêu là Pamela, v.v dễ khiến ngườiđọc liên tưởng đến cấu trúc một truyện cổ tích về hành trình của người anh hùng.Tuy nhiên Pamela không phải là công chúa, cô chỉ là phương tiện, thậm chí là cáicớ cho hai nửa giao tranh và gắn kết lại với nhau Khuynh hướng cổ tích trở nênbất lực khi từ bỏ mối mâu thuẫn gia đình, xã hội để khái quát vấn đề mang tínhnhân loại như Nam tước trên cây và Tử tước chẻ đôi Vấn đề này được ngụ ngôngiải quyết bằng chức năng hướng đến bài học ở sau phần truyện; mục tiêu ấy quantrọng đến mức nhiều khi cấu trúc của nó sẵn sàng hy sinh các yếu tố khác để thuậntiện đúc kết bài học Một trong những hy sinh ấy dẫn đến hậu quả là các yếu tố

Trang 18

ngẫu nhiên chen vào tác phẩm Thứ đến, tiểu thuyết Hiện thực kì ảo ngụ ngôn luôncố gắng khái quát hóa một câu chuyện thành khung giá trị theo kiểu ngụ ngôn.Dưới ảnh hưởng ngôi kể chuyện phi toàn trẻ của Hiện thực kì ảo, tiểu thuyếtCalvino thường có người kể chuyện là nhân vật tham gia câu chuyện, thân cận vớinhân vật chính Thế nên, họ kể một cách say sưa, đôi khi vượt ngưỡng, mang đếncho nhân vật chính những gì bản thân anh ta chưa từng trải qua, theo nguyên tắc“tôn trọng cả tin đồn lẫn sự thật” Cái huyền ảo của việc Cosimo leo lên cây thoátly gia đình và xã hội không phải nhất thời mà là mãi mãi, đẩy nó thành Hiện thựckì ảo ngụ ngôn Kết quả là nó luôn mong mỏi hoàn thành nhiệm vụ khi hai nửa tửtước Medardo hợp lại nhưng vẫn bị đánh giá là chưa đủ để cứu rỗi, hàn gắn thếgiới Cuối cùng, tiểu thuyết Hiện thực kì ảo của Calvino mang tính ẩn dụ cao củangụ ngôn; người đọc không băn khoăn nó có thực hay không mà sẽ muốn tìm hiểuxem nó nói gì, tức là hướng đến bài học mà ngụ ngôn đan cài Mọi thành phần củavăn bản đều hướng đến giá trị ẩn dụ: hành vi leo lên cây của nam tước, chế đôingười tử tước chia hai nửa thiện ác, hành động đấu kiếm của hai nửa tử tướcMedardo đều cố đâm vào nửa khuyết của đối phương – phần từng là mình; nhữngđịa danh: đô thị xứ Rạng Đông, thôn Bãi Nấm, xứ Bóng Râm, v.v tên gọi ngàiTrạng, tên trộm Gian Chùm Thạch Thảo v.v.

Thứ hai, Người yêu dấu (Toni Morrison) là tiểu thuyết Hiện thực kì ảo vật

linh Đặc điểm cơ bản của quan niệm vật linh là mọi sự vật, hiện tượng đều mangtính chất con người, có linh hồn Trong tiểu thuyết vật linh có sự phân biệt rạch ròivật chất và tinh thần/linh hồn; sự hiện diện của linh hồn trong thế giới hiện thực dùhiển nhiên nhưng không khỏi tạo nên các xáo trộn như ngôi nhà đầy hận thù,gương tự vỡ, vân tay nhỏ xíu trên bánh, v.v thế nên nghi lễ trừ tà là một phần tấtyếu của Người yêu dấu Bên cạnh đó, thay vì xây dựng các hình tượng tâm linhnhư người tiên, tiểu thuyết vật linh tâm linh hóa thể giới hiện thực — cho linh hồnmột chỗ trú ngụ trong đời sống như cách Beloved trở về sống trong gia đình

Trang 19

Khuynh hướng tìm kiếm linh hồn, ý nghĩa siêu nhiên trong đời sống hằng ngàykhiến Toni đặt tên Joshua cho lão Stamp Paid Đồng thời, thủ pháp kể chuyệntrong tiểu thuyết Hiện thực kì ảo vật linh của Toni Morrison gắn liền với việc vậndụng đa dạng các thần thoại, truyền thuyết để khám phá và thỏa mãn các nhu cầumong ước của cá nhân và cộng đồng Bởi thế lối kể chuyện của bà mang đậm tínhvăn hóa Sự trở về của Beloved có nguồn gốc từ quan niệm hồi sinh trong văn hóaYoruba (Tây Phi, Nigeria) về Abiku, Baby Suggs có vai trò pháp sư Các cổ mẫuvăn hóa trong tiểu thuyết mở rộng đến motif tẩy rửa – phục sinh, hiến tế – tái sinh,cái chết – tính dục Tính vật linh của tiểu thuyết Hiện thực kì ảo Beloved nằm ởviệc nó không tìm kiếm nhất nguyên luận, thống nhất tư tưởng như Thiên Chúagiáo trong Trăm năm cô đơn mà chấp nhận tất cả, đa dạng và không có điểm kết;nhờ vậy, nó nhấn mạnh tính riêng biệt, duy nhất mỗi đối tượng.

Thứ ba, Nghệ nhân và Margarita (Bulgakov) là tiểu thuyết Hiện thực kì ảo

huyền thoại Tiểu thuyết này là sử dụng một mảng huyền thoại lớn để tạo âm vangvà sức mạnh huyễn tưởng Bulgakov đã pha trộn hiện thực và huyễn tưởng, quákhứ và tương lai cách nhau 1900 năm, kết nối tuyến truyện Ponti Pilat và Iesua Ha-Nostri với nghệ nhân; chen vào đó là các pháp thuật của chúa quỷ Voland như tànghình, hóa thân, bay lượn, chuyện trò với kẻ chết Tiểu thuyết này mang sức mạnhcủa các huyền thoại đã định hình; giá trị huyền ảo vì thế tăng lên nhiều lần Về cơbản, tiểu thuyết của Bulgakov đã thành công trong việc tìm ra mối dây liên kết hiệnthực đời sống với huyền thoại huyền ảo, giữ tiểu thuyết huyễn ảo gắn với hiệnthực, không trở thành một huyền sử thánh tích Trong Nghệ nhân và Margarittahiện lên rõ ràng đời sống xã hội Nga đầu thế kỷ XX với giới văn chương nông cạn,quan chức tham lam và quần chúng trụy lạc Việc Bulgakov xây dựng các nhân vậtcó nguyên mẫu đời thực làm cho tác phẩm mang tính trào phúng mạnh mẽ

Tuyến truyện huyễn tưởng là điểm sáng trong tác phẩm Bulgakov với sựxuất hiện của Chúa quỷ Voland và đoàn tùy tùng đến để lật mặt bọn gian ác, giúp

Trang 20

đỡ người lương thiện Đây chính là cảm quan khải huyền mà Chủ nghĩa hiện thựckì ảo hay nói đến Đặc biệt, với cảm quan huyền thoại, Bulgakov không lộn tráithần tiên, hồn ma như Garcia Marquez mà vẫn kính trọng với Voland Volandđóng vai trò quan toà, vô tư định đoạt số phận của nghệ nhân và nàng Margarita,chấp nhận ước nguyện của Natasa, trừng phạt bọn Varenushka Trong tác phẩm,tuy có sự phản ứng bằng cảm giác sợ hãi của nhân vật khi quần áo của ông trưởngphòng cử động và ký giấy tờ nhưng cái sợ hãi này không đi ngược nguyên tắc thẩmmỹ của yếu tố huyền ảo, bởi nó là bộ phận của thủ pháp phúng dụ Như tất cả cáchuyền thoại kinh điển, kết thúc phải tốt đẹp, bài học phải hình thành “Nói sự thậtdễ dàng và dễ chịu hơn ”

1.2 Huyền thoại và giải huyền thoại

1.2.1 Huyền thoại

“Huyền thoại” từ Hán - Việt, “thoại” là chuyện kể; “huyền” là sâu kín, nghĩalà không lộ ra bên ngoài, chỉ dùng để nói về những gì mang tính tích cực – tốt đẹp,tài giỏi, xuất chúng Trong tiếng Hy Lạp, “huyền thoại” với nguyên bản là muthos,sau này được biến thể sang tiếng Anh là myth, có nghĩa là tập hợp những câuchuyện truyền miệng, những truyền thuyết được thuật lại, liên quan đến và đạtđược niềm tin đáng kể của một nền văn hóa, tôn giáo, xã hội hay đơn giản là mộtnhóm người Trong nhiều ngôn ngữ châu Âu, còn có từ mythology (mythologie,Mudbonozua) được dùng để chỉ ngành khoa học về huyền thoại [13, tr.3]

Bởi vì huyền thoại là một hiện tượng đã xuất hiện từ thời nguyên thủy, đóngvai trò quan trọng trong cả phân tâm học, xã hội học và văn học, nhiều học giả đãnghiên cứu những học thuyết về huyền thoại để làm sáng tỏ nguồn gốc cũng nhưbản chất của chúng

Huyền thoại được xem là ý thức nguyên thủy nhất của con người, là tiền đềtrước hết của “ý thức xã hội” của một cộng đồng người Ý thức này gắn liền vớinhiều lĩnh vực tôn giáo, nghệ thuật, văn học, chính trị của cộng đồng người đó Ví

Trang 21

dụ, dân tộc Việt Nam luôn có quan niệm rằng cả dân tộc là đồng bào, được sinh ratừ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, với cha là Lạc Long Quân tạo nên dòng máu“con Rồng cháu Tiên” trong con người Việt Nam Quan niệm đó đã tạo nên “ýthức xã hội” về tinh thần đoàn kết, ý chí anh hùng và văn hóa luôn tôn kính, hướngvề cội nguồn của mỗi công dân Việt Vì huyền thoại và văn hóa có mối liên hệ mậtthiết với nhau, nên nhiều khi chúng quyện hòa lại thành một khối khó phân biệt.

Huyền thoại có mối liên hệ với lịch sử thật, nhưng về bản chất, đó vẫn lànhững ảo tượng huyền bí của con người, hay nói cách khác là sự sáng tạo, cầnphân biệt rạch ròi với sự thật Có thể nói, lịch sử đã được huyền thoại hóa và trởthành một phần của văn học Huyền thoại được xem như một thi pháp nghệ thuật,nhưng không đơn thuần là một thủ pháp, một phong cách diễn đạt, mà huyền thoạilà tiền sử của văn học [13, tr.9] Sở dĩ có quan niệm này, vì huyền thoại là nhữngcâu chuyện thần thoại do con người tạo ra từ thuở sơ khai Những câu chuyện nàycó tính nguyên hợp, do ý thức nguyên thủy của con người tạo ra Từ lúc văn họcchưa xuất hiện, con người nguyên thủy đã biết sáng tạo ra huyền thoại Vì vậy, cóthể nói huyền thoại là mầm mống của văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung

Khi nhận thức được huyền thoại là khởi nguồn của văn học, ta phải giữ gìnmầm mống ấy, đồng thời gieo mầm, tức là biết cách vận dụng, sáng tạo thêm đểphát triển văn học hơn nữa Đó gọi là tiếp nhận văn chương, cụ thể hơn là tiếpnhận huyền thoại Tiếp nhận văn chương là đọc và cảm nhận những hình tượng, tưtưởng, tình cảm trong văn chương Để tiếp nhận văn chương, người đọc cần hiểugiá trị mà chất liệu văn chương đem lại và chắt lọc những giá trị lịch sử, truyềnthống, văn hóa từ thời nguyên thủy được hàm ý trong huyền thoại đó Tiếp nhậnvăn chương có thể mang tính chủ quan, tùy theo cảm nhận của người đọc Nhưngbên cạnh đó, tiếp nhận văn chương từ huyền thoại phải gắn liền chặt chẽ với lịchsử xã hội, vì đó là tư tưởng, logic, tâm lý của người xưa

Trang 22

Tiếp nhận văn chương là bước đầu của việc tạo nên văn học từ huyền thoại.Cảm nhận sự vật, sự việc, rút ra bài học từ huyền thoại rồi trút tâm tư tình cảmriêng để sáng tạo nên những câu chuyện riêng, đó là sáng tạo văn học Vì vậy,huyền thoại chính là mầm mống của văn học.

Huyền thoại có mặt từ thời cổ đại, khi con người chưa biết văn học, bút viếtlà gì, khoa học cũng chưa ra đời hay phát triển, nhưng con người nhận thức đượcnhững sự việc, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống và tạo nên những câu chuyệnsiêu nhiên để giải thích những hiện tượng ấy

Huyền thoại gắn liền với các yếu tố siêu nhiên, hư tưởng, kì ảo mà cha ôngta đã sáng tạo từ hàng nghìn năm nay Hình tượng phổ biến nhất trong huyền thoạilà các vị thần, nổi tiếng nhất là các vị thần trong thần thoại Hy Lạp - thần Zeus tạora mưa giông, sấm chớp hay thần ánh sáng Apollo có khả năng tiên tri và chữabách bệnh Những yếu tố siêu nhiên này được tạo ra và trở thành đức tin của ngườicổ đại Họ dùng những huyền thoại này để giải thích cho thiên tai, dịch bệnh Từđó, họ bắt đầu tín ngưỡng thờ thần để vượt qua những giới hạn của tự nhiên, họ tinrằng nếu thành tâm cầu nguyện và dâng hiến thì thần Zeus sẽ ban cho nhân loạimưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thần Apollo sẽ giải đáp tương lai của họ,ban phước cho dịch bệnh tiêu biến Từ đức tin đó, xã hội nguyên thủy còn phátsinh tập tục hiến tế động vật, thậm chí là con người cho các vị thần khi có thiên tai,dịch bệnh để làm hải lòng thần linh

Không chỉ trên thế giới, huyền thoại cũng xuất hiện ở Việt Nam từ thời cổđại Những Cổ mẫu thường thấy nhất ở huyền thoại cổ đại Việt Nam là đất, nước,lửa, cây cỏ Có thể giải thích vì Việt Nam ta từ xưa luôn được bao quanh bởi núinon hùng vĩ, rừng vàng biển bạc, nên người cổ đại luôn tôn vinh những yếu tốthiên nhiên này thành những vị thần bao bọc, che chở cho con người Bên cạnh đó,huyền thoại về tứ linh “long, lân, quy, phụng”, đây là bốn con vật mang bốnnguyên tốt tạo thành trời đất — lửa, nước, đất và gió được người xưa tôn lên bậc

Trang 23

thánh thần Người Việt Nam luôn mang trong mình tư tưởng rằng mình mang dòngmáu “con Rồng cháu Tiên” - long Kỳ lân là biểu tượng của lòng nhân từ, điềmlành, thánh nhân cứu đời, thường xuất hiện với hình ảnh chỗ dựa cho các bồ tát hayHộ pháp Quy (Rùa thần Kim Quy) trong truyện cổ An Dương Vương là biểutượng cho tài trí, hộ mạng và bảo trợ người Việt Phụng (Chim phượng hoàng) làđại diện cho sự mạnh mẽ, bất tử, vươn lên từ tro tàn và ban phước lành cho nhândân Có người cho rằng hình ảnh chim lạc trên trống đồng Đông Sơn cũng là mộtbiểu tượng của chim phượng hoàng có mặt trong văn hóa Việt Nam từ thời xa xưa.

Bên cạnh các Cổ mẫu, huyền thoại cổ đại Việt Nam còn hiện diện cụ thể quacác câu chuyện Đầu tiên, huyền thoại là một sự ám ảnh, một sự khuyến cáo, mộtsự cảnh tỉnh cho nhân dân về việc đối xử với thiên nhiên và đất nước Sơn Tinh,Thủy Tinh có Cổ mẫu “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” và câuchuyện về việc tranh đấu giữa hai vị thần núi và thần biển Những Cổ mẫu ấytượng trưng cho những con vật đầy sinh khí, mang đến phước lành, sự sung túc.Cuộc giao đấu giữa thần núi và thần biển tượng trưng cho ý chí chiến đấu với thiênnhiên khốc liệt Từ đó, huyền thoại nêu cao tinh thần chiến đấu, chống chọi vớithiên tai, cụ thể ở đây là lũ lụt, để có một cuộc sống ấm êm, đủ đầy

Huyền thoại không “ngủ yên” trong kho tàng của nhân loại mà luôn đượchồi sinh, tái sinh theo sự vận động và phát triển của đời sống văn học Huyền thoạilà tư tưởng từ thời xa xưa, phổ biến và được một cộng đồng người công nhận.Nhưng huyền thoại cũng có thể được biến đổi, sáng tạo trong văn học nghệ thuậtđể mang nét cá nhân của tác giả (tất nhiên vẫn nằm trong khuôn khổ đạo đức, tưtưởng và các giá trị lịch sử cho phép) Nhà thơ, nhà văn dùng huyền thoại như mộtchất liệu văn học để trang trí thêm cho tác phẩm của mình Chất liệu huyền thoạicó thể bị đảo ngược, thay đổi cấu trúc, lược bỏ một vài yếu tố khi xuất hiện trongtác phẩm mang dấu ấn cả nhân của tác giả

Trang 24

Có thể nói, khi tiếp biến huyền thoại tức là khiến cho tư duy huyền thoạicộng hưởng với tư duy hiện đại tạo thành nét bút riêng của tác giả Huyền thoạikhông chết đi vì chúng gắn liền với những giá trị đời sống vật chất, tinh thần cốtlõi của dân tộc Nhà thơ, nhà văn lấy nó để làm giàu và sâu thêm giá trị nghệ thuậtcủa tác phẩm.

Tiếp biến huyền thoại có thể là việc vận dụng các Cổ mẫu vào tác phẩm củamình Một ví dụ điển hình là bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Trong tácphẩm, nhà thơ đã vận dụng rất nhiều Cổ mẫu về cuội nguồn dân tộc (Lạc LongQuân, Âu Cơ), về các danh lam thắng cảnh làm chứng tích lịch sử (Núi Ông Đốc,Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm) Ngoài ra, ông còn vận dụng Cổ mẫu trong các câuca dao, lồng ghép vào những yếu tố phù hợp với nội dung mình muốn hướng đến.“Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc/ Nước là nơi con cả ngưông móng nước biển khơi” Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng câu ca dao:“Con chim phượng hoàng đậu hòn núi bạc/Con cá ngư ông móng nước ngoàikhơi./Gặp nhau đây phân giải đôi lời,/Kẻo mai tê con cả kia trở về sông vịnh, conchim nọ đổi đời non xanh Nguyễn Khoa Điềm đã biến đổi và thêm thắt hình ảnh“đất” và “nước” vào hai biểu tượng “chim phượng hoàng”, “cả ngư ông” Từ đó,ông khái quát chúng lên thành hai hình ảnh đại diện cho dân tộc là “đất” và“nước”

Huyền thoại là cảm hứng, có thể thấy các nhà thơ, nhà văn sau này thườnglấy cảm hứng siêu nhiên trong huyền thoại để đan xen với tự nhiên và nói lên quanđiểm, cảm xúc của mình về tự nhiên, xã hội Tiếp biến huyền thoại không chỉ làgiữ lại cái móng của văn học, mà còn là để giữ gìn giá trị văn hóa của dân tộc, đólà một phần trong tiến trình lưu trữ lịch sử mà ông cha ta muốn giữ lại, dù lịch sửvà huyền thoại có sự phân biệt Đồng thời lưu trữ những giá trị đạo đức, những bàihọc kinh nghiệm của người xưa Vì như đã nói, huyền thoại gắn liền với văn hóa

1.2.2 Khuynh hướng giải huyền thoại trong văn xuôi Việt Nam

Trang 25

Trong lịch sử phát triển của các nền văn học, song song với quá trìnhhuyền thoại hóa luôn diễn ra quá trình giải huyền thoại, thậm chí là phá vỡ huyềnthoại, gắn liền với “tinh thần phản tỉnh”, thái độ chống lại tình trạng áp chế củahuyền thoại, mở ra nhu cầu đánh giá lại những câu chuyện thiêng do quá trìnhhuyền thoại hóa tạo nên “Điều đó cũng có nghĩa, cấu trúc và ý nghĩa vốn đượcxem là ổn định của các huyền thoại có thể bị phá vỡ và thay đổi” [26, tr.74] Giảihuyền thoại là cảm hứng nghệ thuật mới mẻ nhằm lạ hóa, xóa bỏ “lớp sương mùhuyền thoại” bao bọc đối tượng, khai mở khả năng hoài nghi, tra vấn các “đại tựsự”.

Với sự thay đổi của bối cảnh xã hội – chính trị từ sau năm 1975 đến nay,văn học đương đại Việt Nam ghi nhận những biến chuyển tinh vi trong nhận thứccon người Nếu như trước đây, con người cộng đồng thể hiện thái độ tôn thờ, sùngkính với huyền thoại thì bây giờ con người cá nhân xuất hiện tâm lí hoài nghi vớimọi giá trị Việc giải huyền thoại mang nhiều ý nghĩa và mục đích khác nhau Ởvào thời điểm đổi mới, đây được xem như một con đường để hé lộ hiện thực bị bỏquên, thay đổi lối tư duy nghệ thuật giai đoạn trước Nhìn từ lí thuyết phê bình cổmẫu, việc tái tạo, lặp lại các cổ mẫu với ý nghĩa nguyên bản của nó là một biểuhiện rõ nét của huyền thoại hóa; trong khi đó việc đem đến cho cổ mẫu những ýnghĩa phái sinh, thậm chí hoàn toàn trái ngược chính là giải huyền thoại

“Trong văn học Việt Nam từ sau năm 1986 hình thành hai xu hướng giảihuyền thoại chủ yếu giải huyền thoại về lịch sử và giải huyền thoại về văn hóa”[26, tr.77] Khác với quan niệm truyền thống coi chính sử là “đại lịch sử” đã cốđịnh, hoàn tất, lý thuyết hậu hiện đại khẳng định lịch sử là quá trình dở dang, chưahoàn thiện, liên tục được cấu trúc lại, nhìn nhận lại Giải huyền thoại về lịch sử thểhiện rõ nhất qua các nhân vật lịch sử Cách thức thường xuyên được các tác giả sửdụng là khám phá chiều sâu trong thế giới nội tâm của nhân vật Lúc này, nhân vậtlịch sử chỉ giống như một chất liệu nghệ thuật để biểu lộ những quan điểm, cách

Trang 26

nhìn của nhà văn về cuộc sống, con người Xu hướng giải huyền thoại về lịch sửkhông chỉ nhằm “giải thiêng” các anh hùng quá khứ, mà còn mở rộng quan niệmvề hiện thực, đề cao tính hư cấu, tính “trò chơi” trong sáng tạo văn học Giải huyềnthoại về văn hóa được thể hiện qua cái nhìn khác lạ về những hình tượng tôn giáo,những linh vật, những motif trong truyện cổ Tâm thức dân gian hiện diện bấy lâutrong cộng đồng được giải huyền thoại dựa trên các cấp độ khác nhau: viết tiếphuyền thoại, viết lại huyền thoại, giễu nhại huyền thoại Sức hấp dẫn của giảihuyền thoại nằm ở cách tận dụng và xử lí nguồn tư liệu dân gian đã có từ trước củacác tác giả.

Cũng giống như sự thể hiện đa dạng của huyền thoại hóa, giải huyềnthoại được trình diễn phong phú qua tất cả các bình diện nghệ thuật của tác phẩmvăn học: cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật (ngôn ngữ, hành động, tâmtrạng, tính cách), nghệ thuật kể chuyện, kết cấu Có thể nói, giải huyền thoại làmột hướng đi mới mẻ, từ đó khai sinh hệ thống quan niệm mang đậm tinh thầnhiện đại Giải huyền thoại vừa có sự lắng đọng của chất trữ tình dân gian, vừa cósự suy tư, trăn trở của con người hiện đại Giải huyền thoại nhắc nhở con ngườikhông được quên đi những trầm tích văn hóa truyền thống, nhưng quan trọng hơnnữa là không được quên đi cảm giác về thực tại – một mặt đất dưới chân mình

Tiểu kết

Trên đây chúng tôi vừa trình bày những tiền đề cơ bản làm cơ sở cho nhữngnghiên cứu về đối tượng trong luận văn Chúng tôi đã tập trung khái quát chủ nghĩahiện thực kì ảo, về lịch sử hình thành, khái quát đặc điểm cũng sự diễn tiến, ảnhhưởng đến văn học Việt Nam Có thể thấy, dấu ấn hiện thực kì ảo tạo nên nhữngthay đổi quan trọng của tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ở các mặt đề tài, phươngthức phản ánh và kỹ thuật viết để thấy được những đổi mới về tư duy, đổi mớiquan niệm nghệ thuật về con người và hiện thực là một nhu cầu tất yếu xuất pháttừ những đòi hỏi cấp bách của thời đại Điều đó đã tạo ra môi trường tích cực, cởi

Trang 27

mở để các nhà văn phát huy cá tính sáng tạo của mình, học tập các phương thứcsáng tác, các kỹ thuật viết hiện đại trên thế giới và khơi mở thêm nhiều biểu hiện,cách thức mới mẻ để làm phong phú thêm cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại Vàkhuynh hướng hiện thực kì ảo đến Việt Nam cùng sự xuất hiện của nhà văn HàPhạm Phú có tiền đề từ bối cảnh chung ấy Chúng tôi sẽ khai thác nhằm thấy đượcnhững nỗ lực cách tân nghệ thuật tiểu thuyết, tìm ra một lối đi riêng của Hà PhạmPhú, thể hiện màu sắc hiện thực kì ảo trong tác phẩm của mình ở 2 chương sau.

Trang 28

Chương 2 Những đặc điểm của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo trong tiểu thuyết Trưng Trắc

2.1 Thế giới nhân vật kì ảo

Nhân vật là một trong những thành tố quan trọng nhất của cấu trúc tiểuthuyết, bởi lẽ nhân vật thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhàvăn về con người Nó vừa là yếu tố của hình thức, vừa là một thành tố của nộidung tiểu thuyết Qua nhân vật, nhà văn vừa thể hiện tài năng nghệ thuật, vừa bộclộ chiều sâu tư tưởng, những nhận thức khám phá của mình về đời sống, quan niệmvề hiện thực và con người Có một thời kỳ, người ta nói đến sự “thủ tiêu” nhân vậtvăn học hay cái chết của nhân vật khi khuynh hướng tấn công vào nhân vật xuấthiện và phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XX với việc xây dựng một thế giới “vậthóa”, “đồ vật hóa” hoặc giản lược tên nhân vật, tẩy trắng nhân vật Thực chấtnhân vật không biến mất mà chỉ bị trừu tượng hóa thông qua việc “thủ tiêu” tínhcách hay “phi tâm lý hóa” nhân vật

Trong văn học trung đại, nhân vật kì ảo thưởng là những bóng ma, oan hồn,những chi tiết hoang đường, đã ăn sâu trong tâm thức mọi thời đại cho đến khi đếchế của máy tính thống ngự, tưởng như yếu tố dân gian đã cáo chung nhưng nó đãtrở lại dưới hình hải khác Người ta đã cất công truy nguyên gốc tích, tìm ra néttương đồng, dị biệt, chuyển nghĩa ngay sau những mẫu gốc, ám dụ, tượng trưng và nhận thấy giữa thần thoại nguyên thủy với sáng tác huyền thoại hiện đại đã cósự vênh lệch thần thoại nguyên thủy nằm trong sự giao tiếp của nhân vật với cộngđồng xã hội và thế giới tự nhiên; huyền thoại hiện đại về với sự tha hóa của xã hội.Hay với cách gọi cụ thể của Lê Huy Bắc về cái huyền ảo thời hiện đại - hậu hiệnđại (từ thế kỷ XX): “Đây là giai đoạn nhân loại hoài nghi lý trí và hoài nghi cả sựtồn tại của Chúa lẫn thánh thần, ma quỷ những đối tượng như là chỗ dựa đáng tincậy để con người vững tin là con người của các giai đoạn trước Vì vậy, cái huyềnảo xuất hiện ở giai đoạn này luôn mang tính đối thoại (mà bản chất là sự bộc lộ bất

Trang 29

tín về chúng)” [6, tr.19] Đến đây nhân vật kì ảo xuất hiện khá đa dạng, tồn tại dưới

nhiều hình thức, như bào thai trong Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Quanglùn, bé Hon trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, Mai Trừng trong Cõi người rungchuông tận thế của Hồ Anh Thái, Từ Lộ, Dã Nhân, Cá bơn trong Giàn thiêu của

Võ Thị Hảo Qua đó, có thể thấy nhân vật kì ảo không đơn thuần chỉ là những kẻkì quái, đáng sợ mà có khi chính là những con người thực sự bình thưởng trongthực tế cuộc sống nhưng đã được miêu tả qua lăng kính kì ảo Bởi vậy, chúng tôicho rằng: nhân vật kì ảo là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sỹ nhằm khái quátnhững phương diện đa dạng và biến đổi không ngừng của đời sống theo khuynhhướng kì ảo hóa

Khảo sát thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Trưng Trắc có thể thấy bút pháp

hiện thực kì ảo chi phối rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật và được khu biệt thànhcác kiểu dạng chính: nhân vật mang khả năng thần kỳ, nhân vật ma quái, nhân vật

với đời sống tâm linh, và nhân vật “đi vắng” và nhân vật mạnh mẽ về tính dục Tất

nhiên các nhóm nhân vật này không phải là toàn bộ thế giới nhân vật của Hà PhạmPhú mà là những dạng thức nhân vật mang màu sắc hiện thực kì ảo đậm nét nhất.Các dạng nhân vật này cũng không có ranh giới tuyệt đối bởi lẽ giữa chúng luôn cósự giao thoa hoặc một nhân vật có thể thuộc về nhiều dạng khác nhau nên sự phânchia chỉ mang ý nghĩa tương đối

2.1.1 Nhân vật tự thân mang tính chất kì ảo

*Nhân vật có khả năng thần kỳ

Đây là một loại nhân vật đặc trưng của thể loại văn học hiện thực kì ảo, màđã được các tác giả nổi tiếng như Alejo Carpentier, Isabel Allende, Gabriel GarciaMarquez, Toni Morrison khắc họa một cách xuất sắc

Trong khi những nhân vật kì ảo thường gây ra nỗi hoang mang và sự sợ hãi,thì những nhân vật trong hiện thực kì ảo lại tồn tại tự nhiên mà không gây bất kỳcảm giác bối rối hay sợ hãi nào Những nhân vật này tồn tại ở ranh giới giữa hiện

Trang 30

thực và kì ảo, làm cho thế giới hiện thực trở nên kì ảo và thế giới kì ảo lại đượcchấp nhận như là hiện thực Dựa trên nguyên tắc "tin vào những gì họ kể" vàkhông cần phải thuyết phục người đọc tin vào điều đó, các nhà văn hiện thực kì ảođưa vào tác phẩm của họ những yếu tố kì ảo và nhân vật kì ảo mà không cần phảichứng minh rằng chúng có thực sự tồn tại hay không.

Hà Phạm Phú qua Trưng Trắc đã xây dựng thành công một thế giới nhân vật

riêng của mình Đó là một thế giới nhân vật phong phú và đa dạng với đủ mọi kiểungười trong cộng đồng người Việt xưa: từ những Lạc Tướng, Quan Thái thú, chođến những ông Trùm gánh hát, những tên giặc cướp, sự, thương nhân, người phụnữ đẹp, đa tình Hệ thống nhân vật đa dạng phong phủ này chính là một tiền đềquan trọng để tác giả thể hiện yếu tố kì ảo Kiểu loại nhân vật đầu tiên thể hiện rõnhất yếu tố huyền ảo trong tác phẩm Hà Phạm Phú là kiểu nhân vật mang khả năngthần kỳ Đây là kiểu nhân vật chứa đựng trong bản thân nó những tố chất và khảnăng đặc biệt mà người bình thường không thể có được

Với Trưng Trắc, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật Trưng

Trắc-nàng mỵ nương trác tuyệt mang trong mình những khả năng thần kỳ và trọng tráchdẫn dắt tộc Việt Trắc là nhân vật trung tâm của chương 3, là thế hệ tiếp nối sau cáichết của Lạc tướng Trắc là người con gái văn võ song toàn, cả về dung mạo lẫnphong thái, đều được người đời niềm nở, nhận được nhiều quẻ tốt Ai ai cũng biếtđến Trắc qua dáng “nữ vương” Biết bao nhiêu lời khen đã dành cho dung mạo,phong thái của người con gái này

Mới chỉ về dung mạo, phong thái, Trắc đã nổi trội hơn người bình thường.Mô tả về Trắc, Hà Phạm Phú đã ví von cơ thể cô với những tọa hóa tươi đẹp,những luân chuyển xoay vần của vũ trụ Theo đó, tóc Trắc dài và óng mượt, đen

như mun bỏ xõa ngang bờ vai để trần trắng dịu dàng và nồng nàn, gợi nên “cảmgiác kỳ diệu như được chứng kiến sự chuyển đổi từ đêm tối sang ban ngày, nhưchứng minh sự hoàn thiện của vũ trụ” [23, tr.55] Ngực nàng thì tròn căng, chắc

Trang 31

nịch tựa như hai trái lê tỏa mùi hương quyến rũ “Từ xa ngắm nhìn Trắc đi trênđường, thấy dáng thắt đáy lưng ong, cặp mông nở, đôi chân dài bước những bướcnhẹ nhàng êm như lá rơi, bọn con trai không ai không nghĩ đó chính là hình ảnh

mình gặp trong giấc mơ”, chính là hiện thân của “cái đẹp vẫn được vẽ lên qua trítưởng tượng” [23, tr.67] Nếu được nghe giọng nói thánh thót của Trắc, người hành

khất đói khát cảm thấy ấm mát, người đau khổ cảm thấy được an ủi, người lạcbước trên sa mạc tuyệt vọng như nhìn thấy dòng sông với những thôn mạc xanhlành no đủ Tóm lại, Trắc đúng là một cô gái có thể làm cho cả thế giới xung quanhmê đắm

Bà Thiện, mẹ Trắc, nhận thấy nét đẹp của con mình, và đánh giá rằng: “Bàchợt nghĩ, sắp đẹp cũng là một sức mạnh, có thể lôi kéo cả trăm vạn người” [23,

tr.59]

Măng, người theo đuổi Trắc, nhìn nhận người con gái trác tuyệt này là:“ lúc nào cũng sôi sục như thác nước réo, đầy tràn sức mạnh, rất cả quyết, nhưngcũng rất mơ mộng, đúng là tư cách một người chị cả Thầy Năng Tế dạy võ cho cảTrắc và Nhị, từng có lần nhận xét, Trắc có tướng của bậc đế vương, biết nhìn xatrông rộng

Nhất là, lời xem tướng của nhà sư Tát Đạt dành cho Trắc, có thể nói là phú

quý muôn phần “Là tướng phú quý, tướng của bậc đế vương, không thể xemthường” [23, tr.78].

Có thể thấy, bàn về khí chất, phong thái của Trắc thì chưa bao giờ tách khỏi“phú quý đế vương” Việc nàng sinh ra đã là định sẵn gánh vác cơ nghiệp to lớn,ngàn đời Bởi sinh ra để làm những chuyện phi thường, nên nhan sắc tài nghệ củaTrắc cũng được miêu tả đậm chất thần kỳ, huyền thoại như thế

Cùng với đó, Trắc cũng có khả năng thần kỳ trong việc thuần phục voi Cụ

thể đoạn trích sau đây: “Vị khách thương gọi một người quản tượng lại dặn dò.Người quản tượng ra lệnh cho voi quỳ xuống để Trắc bước lên Chú voi vươn

Trang 32

chiếc vòi mềm mại về phía mị nương hít thở, nhận ra một mùi hương, thơm lạ lùngnhư có sức ảo huyền hấp dẫn tỏa ra từ Trắc, bèn ngoan ngoãn quỳ xuống…” [23,

tr.55] Sự thần kỳ thể hiện từ mùi hương lạ lùng từ cơ thể trân quý của mị nương,thuần phục, thu hút cả loài tượng - biểu trưng cho sức mạnh bấy giờ

“Đoàn voi của Trắc ra đi từ rất sớm Để sang được đất Lão, phải vượt quasông Cái Thầy Tế cho dân chúng đóng một chiếc bè to, để chở voi Chiếc bè đượcken mấy lớp cây bương loại thật lớn, vậy mà khi con voi đặt chân xuống vẫnnghiêng lút nước Thầy Tế đứng trước con voi, ra hiệu cho nó đừng sợ, nhưng convoi vẫn rất hốt hoảng, định trở lùi Thấy vậy, Trắc bèn nhảy một bước tới bên convoi, cất giọng ôn tồn: "Tính nào, nghe chị, bước lên đi, bước thật nhẹ vào." [23,

tr.178] Con voi khi thấy có Trắc ở bên mới yên lòng bước những bước chắc chắn,đặt đúng nơi mà thầy Tế chỉ Khi con voi đứng vững ở giữa bè, thì mọi người vỗtay hoan hô Dân làng dùng dây kéo bè qua sông…Có thể thấy, Trắc vốn thể hiệnra là mị nương với khả năng thần kỳ, cả về ngoại hình, khí chất đến uy nghiêm củanhà vua tương lai, vừa mềm mỏng vừa mạnh bạo, có khả năng lãnh đạo thần dâncủa mình

Nhân vật mang khả năng năng thần kỳ này đã xuất hiện liên tục trong haichương quan trọng, chương 2 và 3 của tác phẩm Chương 1 đã tạo nên một bốicảnh, một nền tảng cơ bản giới thiệu người đọc về một mị nương văn võ songphàm, sở hữu một vẻ đẹp phi thường và sức mạnh thần kỳ Nhân vật này có khảnăng thu hút đám đông con người và thậm chí cả muông thú, tạo nên một sự kỳdiệu trong cuộc sống bình thường Chương tiếp theo, chương 3, thúc đẩy câuchuyện về cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, cụ thể hơn là mị nương Trắc đã trởthành thủ lĩnh, có sứ mệnh chống lại Tô Định

Trong việc sử dụng nhân vật này, có thể thấy sự rõ ràng của ý thức của nhàvăn về việc xây dựng nhân vật theo hướng hiện thực kì ảo Mặc dù trong tác phẩmnày, hiện thực kì ảo mới chỉ là một phần nhỏ của những thể nghiệm, nhưng nó đã

Trang 33

tạo ra sự hấp dẫn và sự tò mò về những khả năng phi thường của nhân vật Nhà vănđã thận trọng bắt đầu đặt nền móng cho những yếu tố này, để sau này có thể pháttriển thành một phần quan trọng trong tác phẩm và tạo nên một thế giới văn họchiện thực kì ảo đầy sức mạnh và mê hoặc

*Nhân vật ma quái

Nhân vật trong tác phẩm là sự pha trộn giữa người thật với hồn ma tạo nênmột hiện thực đẫm màu sắc kì ảo Nhân vật ma không chỉ tồn tại cùng lúc vớingười thật mà nó còn hiện hữu ngay trong con người thật, bởi lẽ suy cho cùng(theo cách cấu trúc nhân vật của Hà Phạm Phú) con người là sự đầu thai của nhữnghồn ma, mang trong mình một tiền kiếp nào đấy và thực hiện cuộc hành trình vềcái chết, tiếp tục trở thành những hồn ma

Hồn ma với tư cách là nhân vật văn học đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử vănhọc Việt Nam cũng như văn học thế giới, đặc biệt là trong các tác phẩm truyền kỳthời trung đại Những nhân vật này là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo, lànhững ảo ảnh không có thực xuất hiện trong tâm thức của nhà văn; dựa trên cơ sởhình mẫu của con người, mang tâm tư tình cảm của con người; phản ánh nhữngvấn đề của xã hội loài người

Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt là văn xuôi thời đổi mới, kiểunhân vật này xuất hiện khá nhiều: từ Chợ nằm dưới gốc cây cổ thụ của Y Ban,Thầnđất của Vũ Bão, Bến trần gian của Lưu Sơn Minh đến Nghĩa địa xóm Chùa củaĐoàn Lê, Thân phận của tình yêu- Bảo Ninh Nếu như trong các truyện truyền kì

trung đại (tiêu biểu là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ), người ta thưởng mặc

định kiểu nhân vật này là những hồn ma phụ nữ, là hiện thân của những nỗi oankhuất hay những dục vọng rất người của con người mà không được xã hội phongkiến chấp nhận (yêu đương tự do, giải phóng bản năng ) thì kiểu nhân vật ma quáitrong văn xuôi hiện đại lại rất phong phú, đa dạng, không bị đóng khung trong mộtkhuôn mẫu nào cả Chẳng hạn trong tác phẩm Chợ nằm dưới gốc cây cổ thụ của Y

Trang 34

Ban hay Nghĩa địa xóm Chùa của Đoàn Lê, tác giả đã dựng nên cả một thế giớiđầy ma quái và huyền ảo, trong đó thấp thoáng bóng dáng của những quan hệ,những thiết chế của cuộc sống con người Thế giới ma ấy được hai nhà văn thổivào linh hồn và nhịp sống của con người, trở nên sống động, hấp dẫn Điều đánglưu ý nhất là “ngay cả những đề tài, những khu vực trước đây được coi là cấm kỵnhư chiến tranh, cách mạng, liệt sĩ cũng được các nhà văn thể hiện bằng lối viếtkì ảo”(Dư ba của truyện truyền kỳ, chi dị trong văn học Việt Nam hiện đại- VũThanh) Những liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh về quốc vĩ đại nhưnglinh hồn bất diệt của họ thì vẫn còn tồn tại trong tâm linh những người đang sống.Họ vẫn hiện diện bằng cách này hay cách khác để gặp gỡ, chia sẻ, trò chuyện vớinhững đồng đội cũ, với những người đang sống

Trong Trưng Trắc, đó là hồn của Lạc tướng Trưng hiện về Có thể nói nhân

vật Lạc tướng Trưng xuất hiện xuyên suốt từ chương 1 đến chương 2 Cái chết củaông là mầm mống, tiền đề tạo nên những biến động ở chương 3

Lạc tướng Trưng là bậc hào kiệt, ôm việc lớn của non nước, hồn tộc Việt.Đầu truyện, ngay khi đám ông Trùm bị bọn cướp biển làm khó dễ, đám ô hợp ngheđến danh Lạc tướng cũng bớt hung hăng phần nào Bởi theo đó, Lạc tướng là

người “không chỉ quan quân người Hán phải dè chừng mà đám lục lâm thảo khấucũng phải kính sợ” [23, tr.12] Trước khi là một người chồng, người cha, Lạc

tướng là thủ lĩnh của một cộng đồng yếu thế, mỗi ngày đấu tranh để sinh tồn Cảđời ông thống nhất một bên chiến tuyến, bên của dân tộc, cộng đồng người Việt.Một mặt, ông cai quản, giúp đỡ dân tộc mình không bị đồng hóa, không bị ức hiếp;một mặt ông phải mềm mỏng, cư xử với quan nhà Hán, cốt chỉ để kéo dài thời gianchuẩn bị Khi mà nghiệp lớn còn non trẻ, người tài còn khó khăn, thì Lạc tướngđóng vai trò như kim chỉ nam của trận chiến lớn hơn bắt buộc phải xảy ra Trậnchiến của hai dân tộc Việt - Hán, trận chiến văn hóa - con người

Trang 35

Vậy nên Lạc tướng mới ám hại Khi cơ đồ ngày một sẵn sàng, người Háncàng chắc mẩm phải tận diệt người chủ lực này đến tận cùng Khoảnh khắc nâng lyrượu độc ở nhà Tích Quang, Lạc tướng thật sự đã sẵn sàng dùng cái chết của mìnhđể cống hiến vào nghiệp lớn trăm họ.

Những lời trăn trối của Lạc tướng vẫn còn đó: “Tôi đi rồi, bà phải thay tôi,gánh vác sơn hà, phải chăm sóc Trắc và Nhị để chúng thay tôi, thay bà khôi phụcgiang sơn nhà Hùng” [23, tr.12]

Dứt lời, “hồn ông lìa khỏi xác bay lên trời”

Hồn Lạc Tướng còn xuất hiện lại khi Trưng Trắc đến viếng mộ cha Cũngbởi “giang sơn nhà Hùng” đó, mà Lạc tướng mất đi mà hồn còn trở lại Hiện về chỉbảo cho người con gái nối nghiệp mình

Hồn ma Lạc Tướng phảng phất trong khói sương trên đồi núi Cả, đầm Hà,sông Cái Hồn tựa núi tựa sông như gửi gắm lại cơ đồ sơn hà chongười con gái cả

“Trắc vừa dứt lời thì bó hương bốc lửa, khói hương bay tỏa một vùng Conhồ nằm ôm lấy mộ Lạc tướng, im lặng Qua làn khói hương, Trắc nhìn thấy Lạctướng đứng phía bên kia, đăm đắm nhìn mình Hai hàng lệ tuôn ra, chảy tràn trênmá, Trắc kêu lên: "Cha, cha ơi !" [23, tr.212.] Ngay lúc Trắc còn đang buồn đau

bởi cái chết đột ngột của người cha, vẫn mơ hồ bởi bao nhiêu chuyện đè cả trên vaisau này, hồn lạc tướng như vin vào dòng chảy hiện thực, hiện ra với hình hài, bóngdáng người cha hiền từ, người Lạc Tướng trọng vọng bao đời Trong khói nhangvà cả nước mắt bịn rịn, một linh hồn xuất hiện mà không hề đáng sợ Một người,

một linh hồn đối thoại, gửi gắm lẫn nhau “Lạc tướng vẫn ngắm nhìn Trắc, khóemôi khẽ nhếch dường như mỉm cười Trắc nuốt nước mắt: “Cha có gì dạy con?"Lạc tướng vẫn không cất tiếng Trắc chợt hiểu, cha đã về bên kia thế giới, nên chacon không thể nói chuyện cùng nhau ” Chỉ đến khi Trắc hiểu ra, thề nguyện sẽ đưa

thân mình nối nghiệp cha, Lạc Tướng mới khẽ gật đầu, hài lòng Sự xuất hiện củalinh hồn Lạc tướng như một sự chỉ bảo kịp thời cho Nữ vương sau này, luôn là

Trang 36

người lãnh đạo, người cha lo việc nước, bảo bọc con gái, không chỉ lúc sinh thờimà kể cả khi đã hóa thành linh hồn tách biệt dương thế.

Việc sử dụng linh hồn người đã khuất như một sự chỉ bảo, dẫn dắt cũng đãứng nghiệm cũng đã được Hà Phạm Phú ứng dụng ngay trên bản thân Lạc Tướng.Khi để Lạc Tướng nhận những lời chỉ bảo trực tiếp từ linh hồn Hùng Vương xưakia

Có thể thấy, nhân vật hồn ma không xuất hiện dưới dạng con người cụ thểmà chỉ hoá thân vào những làn gió, những giấc mơ, những lời chỉ dẫn để LạcTướng tìm ra hướng đi cho cơ nghiệp gìn giữ văn hóa- cộng đồng người Việt

Bởi vậy mà hình bóng Hùng Vương hiện lên trong giấc mơ của Lạc Tướng,đến và đi như cơn gió thoảng”

“Một lần, sau lễ tế trời đất, Hùng Trưng cho chặt cọ lợp lán, trải cỏ nằmnghỉ Nửa đêm, khi đuốc nến đã tắt, Trưng bước ra khỏi lán, ngửa cổ nhìn lên bầutrời, bỗng thấy từ trên đỉnh trời xuất hiện một quầng sáng chói, thoạt đầu nhỏ nhưtrái bưởi Đoan, rồi lớn lên như mặt trống đồng, sau cùng cả bầu trời Sơn NghĩaLĩnh sáng trắng như ban ngày Hùng Trưng vội sụp lạy Từ trên cao, một giọng ấmáp, vang động sông núi…” [23, tr.278.]

Và đến lúc “vầng sáng bay đi, Hùng Trưng mới dám ngẩng lên, còn kịp thấybóng Hùng Tổ cưỡi hạc thăm thẳm về trời Trưng quay vào lán, mọi người vẫnđang ngủ say Hóa ra đấy là một giấc mơ Ngẫm nghĩ kỹ, Trưng tin rằng, đấy làhồn thiêng của các vua Hùng hiện về báo mộng, nhắc nhở Trưng nghĩa vụ củamình…” [23, tr.24.]

Sau lần gặp gỡ các Vua Hùng ấy đấy, Lạc Tướng mới quyết định sử dụngngười tài Đó là Trùm Lí, đứng ra tổ chức ra gánh hát rong, cho đi khắp nơi lấy lờihát làm vũ khí để thức tỉnh lòng người

Câu chuyện về những người đã chết cách đây cả trăm năm lại hiện hữu, sốngđộng như đang diễn ra, trong khi câu chuyện về những con người ở thời hiện tại lại

Trang 37

nhạt nhòa, mờ ảo và thường xuyên bị phủ lên một lớp khói sương của quá khứ xaxăm, của tiền kiếp mơ hồ Cùng với đó, nhân vật kì ảo được khắc họa rất hiện thực,còn nhân vật thực nhiều khi lại vô cùng hư ảo bởi những khoảnh khắc đi vắng bấtthường Có lúc ảo – thực, âm – dương, quá khứ - hiện tại cùng trùng khít, gặp gỡnhau tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời nhân vật.

Trong tiểu thuyết Trưng Trắc của Hà Phạm Phú, nhân vật hồn ma xuất hiệnhai lần, một là các linh hồn vua Hùng xưa, hai là linh hồn của Lạc Tướng mất độtngột Một mặt, sự xuất hiện đó có thể được đặt song song với các nhân vật ở hiệnthực nhằm mục đích nêu lên những chân lý sống, những nhận thức mang tầm triếtli của tác giả Một mặt, đó thể hiện sự tiếp nối giữa quá khứ - hiện tại; không gianhai bờ hư - thực Những người đã khuất hiện diện một cách bình thường, thân mật,thân thiết với người ở hiện tại

Sự xuất hiện của kiểu dạng nhân vật này có thể coi là sự phản ảnh hai chiều tâm hồn con người, là sự mở rộng biên độ khám phá hiện thực của tác giả khi tìm hiểu con người tâm linh- mảng hiện thực mà trước nay có không nhiều tác giả khaithác Tất cả các nhân vật qua lăng kính sáng tạo của người nghệ sĩ đều là sản phẩmcủa trí tưởng tượng và trí tuệ chứ không phải là sự sao chụp nguyên xi các hình mẫu ở ngoài đời Hệ thống nhân vật trong tác phẩm của nhà văn dù là tồn tại thực tế hay không thực tế ở ngoài đời thì đó là cũng là những sản phẩm thuộc về con

người và đầy tính nhân văn Rõ ràng: “Nhà văn phải nhập thân vào nhân vật, sống say mê cuộc đời của họ nhưng đồng thời lại phải tỉnh táo để có thể thấy rõ đường đi nước bước của nhân vật "(Phan Cự Đệ).

*Nhân vật mạnh mẽ về tính dục

Văn học từ sau năm 1986 đã có sự cân bằng trở lại trong cách biểu hiện conngười Văn xuôi đương đại Việt Nam nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng,chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa mới trong quá trình hội nhập, trong đó cóvăn hóa tính dục chiếm một lượng không nhỏ Bên cạnh đó, “Sự xuất hiện của cải

Trang 38

kì ảo là một thái độ hiện sinh của chủ thể đối với thực tại Có thể, đó là thái độcưỡng lại sự đồng hóa của thực tại Có thể, đó là nhu cầu biểu hiện “bóng tối củabản ngã” Đó là những ham muốn dị thường về tính dục” [28, tr.300] Bởi vậy,cách nhìn về tình dục của các nhà văn đương đại cũng cởi mở hơn.

Theo Phan Tuấn Anh: “Những nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực kì ảocũng thường xuyên sống tham dục, đề cao thân xác Bởi vì, nếu văn học kì ảo (thếkỷ XIV đến thế kỷ XIX) là sự biểu đạt một cách kín đáo, ý nhị những ẩn ức, khátvọng tính dục, tự do luyến ái thông qua hình tượng những hồn ma, bóng quỷ dụ dỗ(kiểu Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh), thì trong chủ nghĩa hiện thực kì ảo (thếkỷ XX cho đến nay), tính nhục thể được đề cao và miêu tả trực diện”

Các nhà văn đương đại viết về vấn đề tính dục với nhiều cách thức khácnhau, khai thác nó một cách cặn kẽ mạnh bạo hơn bao giờ hết Ta có một NguyễnThị Thu Huệ nhẹ nhàng kín đáo, một Y Ban trần trụi, trực diện, một Đỗ HoàngDiệu nóng bỏng đến nhầy nhụa, một Nguyễn Ngọc Tư quê mùa, chất phác, HàPhạm Phú thì tính dục như là những ẩn ức của thế hệ trẻ, lối sống nổi loạn, buôngthả trong thời đại ngày nay Còn Hà Phạm Phú thì để cho các nhân vật của mình

tràn ngập những ham muốn Các nhân vật trong Trưng Trắc nam có, nữ có, đều

đam mê tình dục một cách nhiệt liệt Nhưng đam mê, say mê theo một lẽ rất bìnhthường bởi đạo lý giao hòa của con người, văn hóa phồn thực khi xưa

Tuy nhiên, về đề tài tính dục khen có, chê có nhưng ít ai quan tâm đến một

hiện tượng đặc biệt: “các tác phẩm càng đậm chất kì ảo thì yếu tố tình dục càngmạnh, và càng nhạt chất kì ảo thì yếu tố tính dục càng yếu” [18, tr.291] Nói cách

khác, đề tài tính dục gắn bó mật thiết theo tỉ lệ thuận với các biến thể của nó trong

tương quan với cái kì ảo Viết về tính dục và cái kì ảo ta đã thấy trong Bóng đè, Vuquy của Đỗ Hoàng Diệu Tính dục không chỉ đơn thuần mang lại những đặc tính về

mặt sinh học mà trên thực tế nó là văn hóa, là giá trị văn nghệ đích thực

Trang 39

Với Hà Phạm Phú, đổi mới văn học nghệ thuật là cần thiết trong nền văn họctrẻ và xu thế tiếp nhận đương đại Đối với anh, mượn yếu tố kì ảo là dụng ý nghệthuật, tạo nên những trang viết đậm đặc dục tính để không ngừng chạm đến cáitinh thần đổi mới văn học và tinh thần nhân bản của con người

Hầu hết các nhân vật chính yếu trong Trưng Trắc đều đề cập tới tính dục.

Tuy nhiên, mức độ đậm nhạt và sự bao phủ của cái kì ảo cũng khác nhau

Bà Thiện với Muôn có những đêm đắm say Bà Thiện vốn là vợ Lạc Tướng,nhưng sự vắng vẻ của chồng làm bà khôn nguôi những ám ảnh dục vọng Như mộtlẽ thường tình của người thiếu phụ xuân sắc, Muôn thì vạm vỡ, cường trắng nhưloài thú, việc hai người chung chạ là chuyện thường tình Sự gặp gỡ, quyện vàonhau của hai người còn được giăng mắc trong không khí kì ảo của văn hóa, lễ hội

phồn thực”nỏ nường” “Bà Thiện xuất thân làm nghề canh cửi, kết hôn với Lạctướng mà thành quý tộc Vì thế từ sâu thẳm tâm hồn bà, cái chất dân dã nhà quêvốn lâu nay vẫn thu mình lại, giờ bùng trỗi dậy Bà quên phắt thân phận là Lạctướng phu nhân, hồn nhiên trẻ lại tuổi mười tám đôi mươi, y như những cô gáikhác thèm được chiếm lĩnh chàng, thèm được chàng mơn trớn vuốt ve, đem choniềm khoái cảm chưa bao giờ được hưởng ” [23, tr.30].

Và trong không khí nồng nhiệt ấy, hai người “quấn nhau như đôi sam,chàng chắp cánh cho nàng bay vào bầu trời đầy sao, hòa vào với vũ trụ…” [23,

tr.30]

Các cuộc yêu trong Trưng Trắc được tác giả khắc họa rất hư ảo, nhiệt liệt,nồng cháy Những ngọn đuốc tình hừng hực trong mắt đôi nam, nữ Đó là nhữngđêm say nồng của bà Thiện - chàng Muôn; Muôn - Nhài; Nhài - Trùm Lý; BàThiện - Lạc Tướng,…

Như vậy, có thể thấy sự gắn bó mật thiết giữa cái kì ảo và đề tài tính dụctrong tiểu thuyết Hà Phạm Phú Todorov từng giải thích về sự gắn bó này rằng: “tađã biết rằng cái siêu nhiên bao giờ cũng xuất hiện trong một trải nghiệm về các

Trang 40

giới hạn, trong những trạng thái cực điểm” [Theo 5, tr.153] Cho nên sự kết hợpgiữa tình dục cuồng liệt với cái kì ảo ở tác phẩm kì ảo của Hà Phạm Phú là điều dễhiểu, bởi tình dục cuồng liệt chính là giới hạn, là trạng thái cực điểm.

Chắc chắn rằng trong tiểu thuyết của Hà Phạm Phú, chúng ta cảm nhận rõràng mối liên kết giữa những nhân vật mà bản năng tính dục mạnh mẽ đã chạm vàothế giới kì ảo Dưới góc nhìn này, những khía cạnh tối tăm của cuộc sống đượckhám phá một cách chân thực và rõ ràng hơn, mang lại cho chúng ta một cái nhìntoàn diện và sâu sắc hơn về thế giới nội tâm thông qua việc đào sâu vào mạchngầm vô thức và bản năng của con người

Đồng thời, thông qua thế giới kì ảo, Hà Phạm Phú đã thể hiện một cách sắcsảo cách con người sống và suy nghĩ trong thời đại ngày nay Tác phẩm này khôngchỉ là một bức tranh chân thực về cuộc sống, mà còn là một gương phản chiếu chonhững khổ đau, niềm vui, nỗi buồn, và niềm sung sướng rất đích thực của conngười Nhà văn đã đồng cảm và lắng nghe những cảm xúc này và truyền tải chúngđến độc giả một cách đầy tinh tế, sâu sắc, thâm trầm

2.1.2 Nhân vật có mối quan hệ với cái kì ảo*Nhân vật có đời sống tâm linh

Khi chủ nghĩa duy lý chưa ra đời và chưa chi phối đời sống con người, đờisống tâm linh ở con người rất dễ được nhận thấy, thậm chí nó thâm nhập tất cả cácmặt đời sống khác của con người Nhưng trong xã hội hiện đại, khi lý trí được tônthờ như một quyền lực vạn năng, chủ nghĩa duy lý đã đem lại cho con người mộtsức mạnh nhận thức mới để chiếm lĩnh thế giới chung quanh, khiến cho con ngườicó được nhiều thứ hơn - vật chất cũng như tinh thần – trước đó chưa hề có, đồngthời nó lại làm cho con người mất đi nhiều thứ vốn có của nó, trước hết là đời sống

tâm linh Vì thế “con người là là một điều bí ẩn cần khám phá, trong đó tâm linhlà một phần không thể thiếu, một sự phát triển cao nhất của đời sống tinh thần.

Hoạt động tâm linh làm cho con người lớn hơn chính nó” [16, tr.18].

Ngày đăng: 13/09/2024, 20:11

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w