Nhân vật có mối quan hệ với cái kì ảo

Một phần của tài liệu Dấu Ấn hiện thực kì Ảo trong trưng trắc của hà phạm phú (Trang 40 - 44)

Chương 2. Những đặc điểm của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo trong tiểu thuyết Trưng Trắc

2.1. Thế giới nhân vật kì ảo

2.1.2. Nhân vật có mối quan hệ với cái kì ảo

*Nhân vật có đời sống tâm linh

Khi chủ nghĩa duy lý chưa ra đời và chưa chi phối đời sống con người, đời sống tâm linh ở con người rất dễ được nhận thấy, thậm chí nó thâm nhập tất cả các mặt đời sống khác của con người. Nhưng trong xã hội hiện đại, khi lý trí được tôn thờ như một quyền lực vạn năng, chủ nghĩa duy lý đã đem lại cho con người một sức mạnh nhận thức mới để chiếm lĩnh thế giới chung quanh, khiến cho con người có được nhiều thứ hơn - vật chất cũng như tinh thần – trước đó chưa hề có, đồng thời nó lại làm cho con người mất đi nhiều thứ vốn có của nó, trước hết là đời sống tâm linh. Vì thế “con người là là một điều bí ẩn cần khám phá, trong đó tâm linh

là một phần không thể thiếu, một sự phát triển cao nhất của đời sống tinh thần.

Hoạt động tâm linh làm cho con người lớn hơn chính nó [16, tr.18].

Hòa trong dòng chảy của đời sống đương đại, văn xuôi sau 1975 cũng đề cập nhiều tới vấn đề này ở những phương diện khác nhau. Mỗi nhà văn đi vào khai thác mỗi khía cạnh riêng bí ẩn của tâm linh, không vì mục đích đáp ứng sự hiếu kỳ của người đọc mà họ muốn hướng tới sự khám phá ngày càng sâu sắc về con người. Đó là những gì thuộc về cõi miền sâu thẳm, hư ảo, chờn vờn, vượt khỏi khả năng kiểm soát của ý thức nhưng cơ bản vẫn gắn với thế giới tinh thần của con người, là khả năng bí ẩn của con người mà khoa học duy lý chưa thể giải thích.

Trong những năm gần đây, ta thường bắt gặp kiểu nhân vật tâm linh ở các tác phẩm tiêu biểu như: Ăn mày đĩ vãng (Chu Lai); Người đi vắng (Hà Phạm Phú);

Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường); Thương nhớ đồng quê

(Nguyễn Huy Thiệp); Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông (Nguyễn Vĩnh Nguyên);

Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái)... kiểu nhân vật tâm linh thường gắn

với khả năng linh cảm có thể thấu thị những vất đề bí ẩn trong thế giới tự nhiên vượt khỏi trường nhận thức của con người.

Trước hết ta tìm hiểu về linh cảm. Theo từ điển tiếng Việt (NXB Ngôn ngữ học Việt Nam): “Linh cảm là cảm thấy bằng linh tính”. Còn tác giả Nguyễn Đăng Dung trong cuốn Văn hóa tâm linh: “Tâm linh là cải thiêng liêng cao cả trong

cuộc đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”.

Đối với một số tác giả khác, tâm linh: “thường được hiểu như đời sống tinh thần đầy bí ẩn của con người, đối lập với “ý thức” kiểu lý tính thuần túy. Nó bao gồm cái phi lý tính, cái tiềm thức, vô thức, bản năng thiên phú “có thể nhấn mạnh phần trực cảm, linh giác, những khả năng bí ẩn” (nhưng vẫn có ý thức của con người)

Các nhân vật của Hà Phạm Phú luôn mang trong mình những linh cảm, dự cảm về tương lai. Có thể nói Hà Phạm Phú đã có những cảm nhận sâu sắc về thế giới tinh thần, con người và khám phá nó ở bề sâu “linh cảm”. Bởi linh cảm là một đặc điểm không thể thiếu trong đới sống tinh thần nhân vật của tiểu thuyết, nó chi phối và quyết định hành động và số phận của nhiều nhân vật.

Văn học Việt Nam đương đại dẫu không có bóng đại thụ khổng lồ trong việc phục chế văn hóa dân gian. Nhưng cũng có những tâm hồn lớn lấy yếu tố dân gian glàm xương cốt sáng tác, bởi sự phát triển của xã hội, “càng gần với cái cấp tiến,

hiện đại con người càng lo sợ đánh mất bản nguyên” [24, tr.238]. Vì thế, đây là

cách nhanh nhất trở về với cội nguồn dân tộc. Có thể kể đến Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Gió lửa và Đất trời của Nam Dao... Với Hà Phạm Phú, tiểu thuyết là cái cớ để anh đưa người đọc trở về với căn tính văn hóa xa xưa. Ở đó có bộ tộc Việt xưa, sống tự nhiên, phóng khoáng, bị chèn ép cả về địa - văn hóa.

Song, họ để lại những trầm tích văn hóa như nếp sống tổ chức cộng đồng, những tục lệ tâm linh như nghi lễ thờ cúng tổ tiên, nô náo vào lễ hội phồn thực, “Từ trên đài cao, Lạc tướng Mê Linh cầm cây chầy lớn như cây chày giã gạo, khi thấy anh con trai và cô gái vác "nổ" và ‘nường" được hai ông bà già dẫn ra đến giữa sân, thì giã gấp vào mặt chiếc trống đồng. Thùng! Thùng! Thùng! Tiếng trống gấp gấp cổ vũ, khiến mọi người như vừa được uống một bát rượu lớn, mặt ai cũng đỏ bừng lên…” [23, tr.41]

Bên cạnh đó, những nhân vật trong tiểu thuyết Hà Phạm Phú luôn hoài nghi, chiêm nghiệm về đạo lý đời người. Vì thế miền tâm linh với Đức Phật,, đạo Mẫu, văn hóa phồn thực... mới cứu rỗi, chở che, chỉ điểm cho đời sống con người.

*Nhân vật đi vắng với cốt truyện

Nếu như nhân vật có khả năng thần kỳ, nhân vật ma quái và nhân vật với đời sống tâm linh được khắc họa chủ yếu thông qua thủ pháp kì ảo hóa, thì nhân vật đi vắng lại được hiện lên bằng những thủ pháp như xóa trắng, mờ hóa nhân vật.

Trong các câu chuyện của Hà Phạm Phú, những nhân vật đi vắng, biến mất là điều thường xuyên xuất hiện và không làm ai ngạc nhiên, băn khoăn. Cái bất thường được chấp nhận như là điều bình thường, hiển nhiên.

Nhân vật đi vắng là kiểu nhân vật thiếu hụt, vắng khuyết một phần nào đó, nhân vật không hoàn thiện, mơ hồ, khó xác định. Trong Trưng Trắc của Hà Phạm

Phú có thể thấy hai loại nhân vật đi vắng tiêu biểu: Loại nhân vật trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm nhưng đi vắng với bản thân do sự thiếu hụt trong trạng thái tinh thần hoặc nhân cách; loại thứ hai là loại nhân vật đi vắng với cốt truyện, chỉ xuất hiện trong lời kể hoặc ký ức của nhân vật khác, tham gia vào câu chuyện nhưng không trực tiếp có mặt.

Loại nhân vật đi vắng với cốt truyện chiếm số lượng nhiều hơn so với loại nhân vật đi vắng thứ nhất và thường xuất hiện trong tác phẩm thông qua lời kể hoặc ký ức của nhân vật khác, tham gia vào cốt truyện nhưng không trực tiếp có mặt.

Đó là nhân vật Muôn xuất hiện nhiều ở chương 1 nhưng hoàn toàn vắng mặt ở 2 chương sau. Khởi điểm, người đọc ấn tượng với chàng trai Muôn trai tráng, hừng hực, vạm vỡ. Ban đầu, người đọc được giới thiệu với Muôn qua một hình ảnh rất mạnh mẽ: một chàng trai tráng, hấp dẫn và mạnh mẽ. Chương đầu tập trung vào mối quan hệ của Muôn với hai người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời chàng:

nàng Nhài, một người phụ nữ trẻ đẹp và tươi trẻ; và bà Thiện, một phụ nữ cao quý đang vắng chồng.. Qua trạng thái tâm lý của hai người phụ nữ ngang qua đời Muôn, người đọc phần nào thấy được tâm tính trẻ trung, rạng rỡ, căng tràn chút phần nào ghen tuông, chiếm hữu ở Nhài; cũng như dòng len lỏi của bà Thiện - vị phu nhân lạc tướng cao quý nhưng cũng có ẩn ức riêng trong mình. Có thể nói, Muôn như một nhân vật chủ chốt xuyên suốt trong chương một. Nhưng đến chương hai, chỉ bằng vài lời bâng quơ, về việc lạc tướng cần người qua Trung Quốc phát triển, ông Trùm tiến cử ngay Muôn. Từ đó về sau, Muôn mờ nhạt, gián đoạn, cùng lắm là xuất hiện trong hồi ức của bà Thiện chứ hoàn toàn vắng bóng trong tâm trí Nhài. Qua cách mà tâm lý của Nhài và bà Thiện ảnh hưởng đến Muôn, người đọc có thể cảm nhận được sự đa dạng và phức tạp của tâm tính của anh.

Nhân vật vắng bóng thứ hai được nhắc đến đó là người đàn bà vì khó sinh mà qua đời, theo dòng hồi tưởng của ông Trùm. Người phụ nữ ấy là mảnh kí ức không thể quên của người đàn ông từng trải, bươn chải và dù cho sau này ông đã gặp, qua lại với nhiều những đàn bà. Phần kí ức về người đàn bà này quan trọng, bởi nó phần nào hé lộ một chặng đời quan trọng của ông Trùm. Trong những lúc đang mê ngủ, ông Trùm vẫn thấp thoáng về người đàn bà yêu ông, sinh con cho ông và mất trong đơn chiếc không có ai bên cạnh.

Như vậy, nhân vật đi vắng đã trở thành một kiểu nhân vật đặc trưng, có tính hệ thống trong tiểu thuyết của Hà Phạm Phú: đó là những nhân vật đi vắng khỏi cuộc đời, khỏi cốt truyện, nhân vật đi vắng với chính bản thể, đi vắng với người đọc... Thế giới nhân vật đông đảo, đầy chặt trong tiểu thuyết Hà Phạm Phú càng trở nên bề bộn khi nhà văn chồng lên đa tầng, đa kiếp các nhân vật. Nhưng thế giới ấy không ấm áp, đông vui mà ngược lại lạnh vắng và rời rạc bởi thiếu sự liên kết, vắng mối thông hiểu lẫn nhau. Qua kiểu nhân vật đi vắng, Hà Phạm Phú muốn khái quát trạng thái tinh thần thời đại, bi kịch của con người hiện đại. Hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Hà Phạm Phú được xây dựng không ngoài mục đích phản ánh chân thực đời sống con người – bức chân dung tinh thần cùng các vấn đề nhức nhối, căng thẳng của đời sống đương đại.

Một phần của tài liệu Dấu Ấn hiện thực kì Ảo trong trưng trắc của hà phạm phú (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w