Kết cấu lồng ghép

Một phần của tài liệu Dấu Ấn hiện thực kì Ảo trong trưng trắc của hà phạm phú (Trang 62 - 66)

Chương 3. Nghệ thuật thể hiện dấu ấn của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo trong tiểu thuyết Trưng Trắc

3.1. Xây dựng kết cấu truyện

3.1.1. Kết cấu lồng ghép

Kết cấu lồng ghép là một thủ pháp nghệ thuật hiện đại, thể hiện thái độ cách tân nghệ thuật và tinh thần từ bỏ những cấu trúc nghệ thuật đơn tuyến, lắp ghép vốn là thuật ngữ của ngành điện ảnh nhưng được sử dụng rộng rãi trong tự sự hiện đại. “Thủ pháp lắp ghép cùng lúc hướng tới: thứ nhất, tạo nên sự lạ hóa cho đối

tượng, thứ hai, hiện thực trong đời sống không hiện lên như một mặt phẳng mà đa tầng, hỗn độn; thứ ba, mở rộng đường biên thể loại, làm cho tiểu thuyết có thể dung nạp được nhiều góc độ tiếp cận đời sống và có khả năng ôm chứa trong nó nhiều thể loại khác nhau” [23, tr.182]. Lối kết cấu này có ưu điểm là tiết kiệm

được lời mà vẫn khai lộ nhiều quan điểm của tác giả, thể hiện được những diễn biến tâm trạng, những quy luật tâm lý của con người.

Cùng với nhiều nhà văn khác, Hà Phạm Phú đã nỗ lực tìm tòi thay đổi kết cấu tạo ra sức sống mới cho dòng chảy tiểu thuyết đương đại. Trong các cuốn tiểu thuyết của mình Hà Phạm Phú đã sử dụng lồng ghép, đan xen nhiều cốt truyện.

Chính thủ pháp hữu hiệu này đã làm cho những tác phẩm của tác giả có dung lượng lớn và nội dung phong phú, thâu tóm nhiều tri thức về tình yêu, bao lực, hôn nhân gia đình, tâm linh, tù tội vào trong một khung truyện chính.

Các chuyện kể được liên kết với nhau theo cách lồng ghép, đan cài vào nhau liên tục theo một kết cấu tương đối phức tạp. Có sự xuất hiện của nhiều câu chuyện trong một câu chuyện lớn bao trùm, nhưng đến lúc kết thúc chúng đã gặp gỡ được nhau, chứng tỏ nghệ thuật, tài năng chơi kết cấu khá chắc tay của nhà văn, mà điều này ở Việt Nam ít người làm được. Bằng cách này nhà văn đã thao túng được người đọc, khiến cho họ bị lưỡng lự, kích thích và phải tự nguyện dò đoán để khôi

phục lại trình tự đã bị nhân vật phá vỡ, qua đó đi đến được cái đích cuối cùng của câu chuyện mà nhà văn đang hướng đến.

Tiểu thuyết Trưng Trắc được chia làm ba phần: Liên Lâu - Mê Linh - Lãng Bạc. Có thể thấy cách đặt tên chương phần dựa trên không gian mà các tuyến nhân vật hoạt động chủ yếu. Phần 1 kể về tình cảm nồng cháy của chàng Muôn và nàng Nhài, lồng ghép một đêm say mãnh liệt nhưng chớp nhoáng của Muôn - bà Thiện.

Hơn cả, phần 1 nói về hùng tâm tráng chí của Lạc tướng Trưng, người vừa phải tập hợp lực lượng, cài cắm người của mình thu thập tình báo như Trùm Lý, vừa phải mềm dẻo, khôn khéo tiếp đón quan quân Hán trên chính địa tộc mình.

Phần 2 tiếp diễn trên phần 1. Nhưng Muôn, nhân vật xuất hiện nhiều ở phần 1 đã biến mất, theo một nhiệm vụ của ông Trùm. Phần 2 xoay quanh hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị. Một mặt, hai mị nương thiên tư trác tuyệt, sẵn là người kế tự hoàn hảo mà Lạc tướng mong chờ; một hai, hai nàng ấy vốn còn trong sáng, thơ ngây. Những ý nghĩ, câu chuyện xung quanh hai nàng, chuyện tình yêu, chuyện nhà, chuyện nước. Nhất là Trắc, cảm tình với Măng, với Sách thật đẹp đẽ, giản đơn nổi bật hơn hẳn những phù phiếm, trọng trách lo toan ở đời.

Đến phần 3, Lạc tướng, nhân vật chủ chốt ở hai phần trước đó đã hóa về trời, linh hồn ông còn gửi gắm chút gì cho con gái trưởng của mình. Phần 3 nói về diễn biến cuộc chiến giữa cộng đồng người Việt với quan quân Hán. Sự mạnh mẽ, mưu lược của Trắc sau cái chết chồng mình càng bộc lộ rõ. Dù cho cuối cùng, hai chị em cùng nhau ngã xuống bên sông Hát, nhưng ý chí và định lực hai bà vẫn sáng bừng, hóa thành hai vệt sáng bay lên trời.

Có thể thấy, dù cho mạch chính truyện từ lúc xuất hiện nhân vật Muôn cho đến khi chàng phải sang xứ người. Từ lúc bà Thiện còn quyến luyến với chàng trai vạm vỡ, săn chắc Muôn cho đến khi bà sinh ra hai người con gái cho Lạc tướng.

Từ lúc Lạc tướng chở che, rèn luyện con mình để nối nghiệp đến lúc ông qua đời, trao lại thanh kiếm cho Trắc. Từ lúc Trắc còn là một cô bé tươi sáng, nảy sinh

những cảm xúc đầu đời với Măng cho đến khi nàng lấy Thi Sách làm chồng. Và sau cùng, Trắc và Nhị cùng để thấm máu của mình bên dòng sông Hát. Mọi sự kiện chính cho các nhân vật chính đều theo một trình tự tuyến tính.

Nhưng đồng thời, Trưng Trắc bên cạnh khắc họa cuộc chiến gìn giữ dân tộc, đó còn là những nỗi niềm riêng của mỗi cá thể nhân vật ở đây. Ông Trùm Lý vất vả ngược xuôi, thuận theo dòng dõi Lạc tướng cả đời. Ông là người ở lại sau cùng để nuôi giữ nghiệp lớn. Người tháo vát, khôn khéo, đa tình như vậy nhưng cũng hay mải mê nhớ lại người đàn bà Cư Phong cùng đứa con gái mất sớm. Câu chuyện chắp nối qua những gì ông Trùm đi qua, nhất là khi ông tiếp cận với càng nhiều người con gái, từ đấy câu chuyện về quá khứ ông mới lộ diện.

Vì đặc trưng tiểu thuyết lịch sử, Hà Phạm Phú còn khéo léo lồng ghép những huyền tích, truyền thuyết xưa. Để lý giải vì sao hai dòng họ Mộc, Thi nhà đối nghịch nhau, ông Thi mới kể ra cơ sự rằng hai nhà vốn là dòng dõi của Sơn Tinh - Thủy Tinh ngày nào.

Hay câu chuyện về Đô Dương hai lần cứu chủ, được viết thành một chương truyện dài, thông qua lời của huyện lệnh Thi. Vốn Đô Dương, là một nhân vật xuất hiện ở giữa truyện, cảnh xuất hiện không nhiều. Đô Dương là bạn cũ của thầy dạy võ cho hai chị em Trắc, Nhị, sau này khi chiến sự bắt đầu, Đô Dương cũng hết sức hết lòng phò tá. Không chỉ biến động của cuộc đời nhân vật như Đô Dương được lồng ghép, mà kiểu kết cấu này còn xuất hiện ở nhiều quan nhà Hán, ở Tích Quang và quan Thái Thương tên Lục An, ai cũng có một mẩu truyện riêng của mình. Mẩu truyện đó kể về những chuyện trong quá khứ, tưởng như không khớp với mạch truyện chính hiện tại.

Với kiểu kết cấu này người đọc có cảm giác như tác giả đang nháp, đang trong quá trình phôi thai đứa con tinh thần của mình chứ đây chưa phải là sản phẩm chính thức. Thực chất đây là một kết cấu đầy dụng công của tác giả. Lồng ghép, lắp ghép nhiều số phận dường như chưa trọn vẹn vào với nhau, Hà Phạm

Phú muốn nói rằng các nhân vật là bản nháp của người khác, và là bản nháp của chính mình, họ vừa sống trong truyện, sống theo mạch chính, nhưng bên cạnh đó họ cũng có cuộc đời riêng, họ cũng có những biến động, sự kiện tuân theo dòng mạch cá nhân họ.

Kết cấu lồng ghép đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tác phẩm, nó cũng là cơ sở để người đọc nhận ra phong cách riêng của mỗi nhà văn. Do đó, việc lựa chọn kết cấu không chỉ giúp nhà văn có lối đi riêng mà còn giúp nhà văn thể hiện quan niệm và khẳng định cá tính sáng tạo. Hà Phạm Phú không chỉ thể hiện và khẳng định cá tính sáng tạo của mình thông qua kết cấu lắp ghép kì ảo mà còn từng bước góp phần hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam, đưa tiểu thuyết Việt Nam dần hòa nhập vào quỹ đạo chung của văn học thế giới.

3.2.1. Lồng ghép yếu tố kì ảo vào câu chuyện thật

Việc sử dụng yếu tố huyền ảo để mở rộng cốt truyện thường được người viết thể hiện thông qua nhiều cách thức khác nhau, nhưng thường gặp nhất vẫn là sự lồng ghép một cách tự nhiên hai tính chất thực – ảo trong một tác phẩm.

Chủ nghĩa hiện thực kì ảo “được xem như một hình thức nghệ thuật rất độc

đáo và kỳ lạ, xuất phát từ văn học Mỹ La tinh, nó xóa ranh giới giữa ảo và thực, giữa điều huyền hoặc tưởng tượng và sự thực thường nhật. Còn theo tiến trình các phương pháp nghệ thuật, tức là về quan niệm mỹ học và thủ pháp sáng tạo, thì chủ nghĩa hiện thực kì ảo được khai triển từ chủ nghĩa siêu thực – đó là chủ nghĩa siêu thực về cái phi lý

Todorov cho rằng: “cái kì ảo luôn được xây dựng dựa trên giọng điệu lưỡng

lự, do dự và cuối cùng là người đọc bị phân vân trước sự tồn tại của cải kì ảo. Để đạt được sự lưỡng lự, hoang mang đó, cần tồn tại hai thế giới song hành, thế giới ảo và thế giới thực, hai thế giới đối lập, tách rời nhau. Cảm xúc và tâm lý chung của con người khi chuyển dịch từ thế giới thực sang thế giới ảo là sợ hãi” [Theo 5, tr.328]

Bên cạnh đó, kỹ thuật lồng ghép các yếu tố kì ảo vào cốt truyện được Hà Phạm Phú dẫn dắt khéo léo bằng sự đan cài thông qua các motip kì ảo khác như:

linh cảm, ám ảnh, giấc mơ. Những sự kiện gắn liền với những diễn biến của các mô típ này chỉ chiếm thời lượng ngắn, dung lượng nhỏ nhưng lại giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển cốt truyện, tạo ra sự liên hoàn giữa ảo và thực. Sự đan xen giữa hư và thực, cái có mặt và cái vắng mặt tạo hiệu quả nghệ thuật gián cách, tạo nên tâm thế lưỡng lự, người đọc “chìm đắm trong sự lưỡng trị trước giải pháp cần chọn”

Một phần của tài liệu Dấu Ấn hiện thực kì Ảo trong trưng trắc của hà phạm phú (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w