Nhân vật tự thân mang tính chất kì ảo

Một phần của tài liệu Dấu Ấn hiện thực kì Ảo trong trưng trắc của hà phạm phú (Trang 29 - 40)

Chương 2. Những đặc điểm của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo trong tiểu thuyết Trưng Trắc

2.1. Thế giới nhân vật kì ảo

2.1.1. Nhân vật tự thân mang tính chất kì ảo

*Nhân vật có khả năng thần kỳ

Đây là một loại nhân vật đặc trưng của thể loại văn học hiện thực kì ảo, mà đã được các tác giả nổi tiếng như Alejo Carpentier, Isabel Allende, Gabriel Garcia Marquez, Toni Morrison khắc họa một cách xuất sắc.

Trong khi những nhân vật kì ảo thường gây ra nỗi hoang mang và sự sợ hãi, thì những nhân vật trong hiện thực kì ảo lại tồn tại tự nhiên mà không gây bất kỳ cảm giác bối rối hay sợ hãi nào. Những nhân vật này tồn tại ở ranh giới giữa hiện

thực và kì ảo, làm cho thế giới hiện thực trở nên kì ảo và thế giới kì ảo lại được chấp nhận như là hiện thực. Dựa trên nguyên tắc "tin vào những gì họ kể" và không cần phải thuyết phục người đọc tin vào điều đó, các nhà văn hiện thực kì ảo đưa vào tác phẩm của họ những yếu tố kì ảo và nhân vật kì ảo mà không cần phải chứng minh rằng chúng có thực sự tồn tại hay không.

Hà Phạm Phú qua Trưng Trắc đã xây dựng thành công một thế giới nhân vật riêng của mình. Đó là một thế giới nhân vật phong phú và đa dạng với đủ mọi kiểu người trong cộng đồng người Việt xưa: từ những Lạc Tướng, Quan Thái thú, cho đến những ông Trùm gánh hát, những tên giặc cướp, sự, thương nhân, người phụ nữ đẹp, đa tình...Hệ thống nhân vật đa dạng phong phủ này chính là một tiền đề quan trọng để tác giả thể hiện yếu tố kì ảo. Kiểu loại nhân vật đầu tiên thể hiện rõ nhất yếu tố huyền ảo trong tác phẩm Hà Phạm Phú là kiểu nhân vật mang khả năng thần kỳ. Đây là kiểu nhân vật chứa đựng trong bản thân nó những tố chất và khả năng đặc biệt mà người bình thường không thể có được.

Với Trưng Trắc, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật Trưng Trắc- nàng mỵ nương trác tuyệt mang trong mình những khả năng thần kỳ và trọng trách dẫn dắt tộc Việt. Trắc là nhân vật trung tâm của chương 3, là thế hệ tiếp nối sau cái chết của Lạc tướng. Trắc là người con gái văn võ song toàn, cả về dung mạo lẫn phong thái, đều được người đời niềm nở, nhận được nhiều quẻ tốt. Ai ai cũng biết đến Trắc qua dáng “nữ vương”. Biết bao nhiêu lời khen đã dành cho dung mạo, phong thái của người con gái này.

Mới chỉ về dung mạo, phong thái, Trắc đã nổi trội hơn người bình thường.

Mô tả về Trắc, Hà Phạm Phú đã ví von cơ thể cô với những tọa hóa tươi đẹp, những luân chuyển xoay vần của vũ trụ. Theo đó, tóc Trắc dài và óng mượt, đen như mun bỏ xõa ngang bờ vai để trần trắng dịu dàng và nồng nàn, gợi nên “cảm

giác kỳ diệu như được chứng kiến sự chuyển đổi từ đêm tối sang ban ngày, như chứng minh sự hoàn thiện của vũ trụ”. [23, tr.55]. Ngực nàng thì tròn căng, chắc

nịch tựa như hai trái lê tỏa mùi hương quyến rũ. “Từ xa ngắm nhìn Trắc đi trên đường, thấy dáng thắt đáy lưng ong, cặp mông nở, đôi chân dài bước những bước nhẹ nhàng êm như lá rơi, bọn con trai không ai không nghĩ đó chính là hình ảnh mình gặp trong giấc mơ”, chính là hiện thân của “cái đẹp vẫn được vẽ lên qua trí

tưởng tượng” [23, tr.67]. Nếu được nghe giọng nói thánh thót của Trắc, người hành

khất đói khát cảm thấy ấm mát, người đau khổ cảm thấy được an ủi, người lạc bước trên sa mạc tuyệt vọng như nhìn thấy dòng sông với những thôn mạc xanh lành no đủ. Tóm lại, Trắc đúng là một cô gái có thể làm cho cả thế giới xung quanh mê đắm.

Bà Thiện, mẹ Trắc, nhận thấy nét đẹp của con mình, và đánh giá rằng: “

chợt nghĩ, sắp đẹp cũng là một sức mạnh, có thể lôi kéo cả trăm vạn người”. [23, tr.59].

Măng, người theo đuổi Trắc, nhìn nhận người con gái trác tuyệt này là:

“..lúc nào cũng sôi sục như thác nước réo, đầy tràn sức mạnh, rất cả quyết, nhưng cũng rất mơ mộng, đúng là tư cách một người chị cả. Thầy Năng Tế dạy võ cho cả Trắc và Nhị, từng có lần nhận xét, Trắc có tướng của bậc đế vương, biết nhìn xa trông rộng..

Nhất là, lời xem tướng của nhà sư Tát Đạt dành cho Trắc, có thể nói là phú quý muôn phần. “Là tướng phú quý, tướng của bậc đế vương, không thể xem

thường” [23, tr.78].

Có thể thấy, bàn về khí chất, phong thái của Trắc thì chưa bao giờ tách khỏi

“phú quý đế vương”. Việc nàng sinh ra đã là định sẵn gánh vác cơ nghiệp to lớn, ngàn đời. Bởi sinh ra để làm những chuyện phi thường, nên nhan sắc tài nghệ của Trắc cũng được miêu tả đậm chất thần kỳ, huyền thoại như thế.

Cùng với đó, Trắc cũng có khả năng thần kỳ trong việc thuần phục voi. Cụ thể đoạn trích sau đây: “Vị khách thương gọi một người quản tượng lại dặn dò.

Người quản tượng ra lệnh cho voi quỳ xuống để Trắc bước lên. Chú voi vươn

chiếc vòi mềm mại về phía mị nương hít thở, nhận ra một mùi hương, thơm lạ lùng như có sức ảo huyền hấp dẫn tỏa ra từ Trắc, bèn ngoan ngoãn quỳ xuống…” [23, tr.55]. Sự thần kỳ thể hiện từ mùi hương lạ lùng từ cơ thể trân quý của mị nương, thuần phục, thu hút cả loài tượng - biểu trưng cho sức mạnh bấy giờ.

“Đoàn voi của Trắc ra đi từ rất sớm. Để sang được đất Lão, phải vượt qua sông Cái. Thầy Tế cho dân chúng đóng một chiếc bè to, để chở voi. Chiếc bè được ken mấy lớp cây bương loại thật lớn, vậy mà khi con voi đặt chân xuống vẫn nghiêng lút nước. Thầy Tế đứng trước con voi, ra hiệu cho nó đừng sợ, nhưng con voi vẫn rất hốt hoảng, định trở lùi. Thấy vậy, Trắc bèn nhảy một bước tới bên con voi, cất giọng ôn tồn: "Tính nào, nghe chị, bước lên đi, bước thật nhẹ vào." [23, tr.178]. Con voi khi thấy có Trắc ở bên mới yên lòng bước những bước chắc chắn, đặt đúng nơi mà thầy Tế chỉ. Khi con voi đứng vững ở giữa bè, thì mọi người vỗ tay hoan hô. Dân làng dùng dây kéo bè qua sông…Có thể thấy, Trắc vốn thể hiện ra là mị nương với khả năng thần kỳ, cả về ngoại hình, khí chất đến uy nghiêm của nhà vua tương lai, vừa mềm mỏng vừa mạnh bạo, có khả năng lãnh đạo thần dân của mình.

Nhân vật mang khả năng năng thần kỳ này đã xuất hiện liên tục trong hai chương quan trọng, chương 2 và 3 của tác phẩm. Chương 1 đã tạo nên một bối cảnh, một nền tảng cơ bản giới thiệu người đọc về một mị nương văn võ song phàm, sở hữu một vẻ đẹp phi thường và sức mạnh thần kỳ. Nhân vật này có khả năng thu hút đám đông con người và thậm chí cả muông thú, tạo nên một sự kỳ diệu trong cuộc sống bình thường. Chương tiếp theo, chương 3, thúc đẩy câu chuyện về cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, cụ thể hơn là mị nương Trắc đã trở thành thủ lĩnh, có sứ mệnh chống lại Tô Định.

Trong việc sử dụng nhân vật này, có thể thấy sự rõ ràng của ý thức của nhà văn về việc xây dựng nhân vật theo hướng hiện thực kì ảo. Mặc dù trong tác phẩm này, hiện thực kì ảo mới chỉ là một phần nhỏ của những thể nghiệm, nhưng nó đã

tạo ra sự hấp dẫn và sự tò mò về những khả năng phi thường của nhân vật. Nhà văn đã thận trọng bắt đầu đặt nền móng cho những yếu tố này, để sau này có thể phát triển thành một phần quan trọng trong tác phẩm và tạo nên một thế giới văn học hiện thực kì ảo đầy sức mạnh và mê hoặc.

*Nhân vật ma quái

Nhân vật trong tác phẩm là sự pha trộn giữa người thật với hồn ma tạo nên một hiện thực đẫm màu sắc kì ảo. Nhân vật ma không chỉ tồn tại cùng lúc với người thật mà nó còn hiện hữu ngay trong con người thật, bởi lẽ suy cho cùng (theo cách cấu trúc nhân vật của Hà Phạm Phú) con người là sự đầu thai của những hồn ma, mang trong mình một tiền kiếp nào đấy và thực hiện cuộc hành trình về cái chết, tiếp tục trở thành những hồn ma.

Hồn ma với tư cách là nhân vật văn học đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử văn học Việt Nam cũng như văn học thế giới, đặc biệt là trong các tác phẩm truyền kỳ thời trung đại. Những nhân vật này là sản phẩm của trí tưởng tượng sáng tạo, là những ảo ảnh không có thực xuất hiện trong tâm thức của nhà văn; dựa trên cơ sở hình mẫu của con người, mang tâm tư tình cảm của con người; phản ánh những vấn đề của xã hội loài người.

Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt là văn xuôi thời đổi mới, kiểu nhân vật này xuất hiện khá nhiều: từ Chợ nằm dưới gốc cây cổ thụ của Y Ban,Thần đất của Vũ Bão, Bến trần gian của Lưu Sơn Minh... đến Nghĩa địa xóm Chùa của Đoàn Lê, Thân phận của tình yêu- Bảo Ninh...Nếu như trong các truyện truyền kì trung đại (tiêu biểu là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ), người ta thưởng mặc định kiểu nhân vật này là những hồn ma phụ nữ, là hiện thân của những nỗi oan khuất hay những dục vọng rất người của con người mà không được xã hội phong kiến chấp nhận (yêu đương tự do, giải phóng bản năng..) thì kiểu nhân vật ma quái trong văn xuôi hiện đại lại rất phong phú, đa dạng, không bị đóng khung trong một khuôn mẫu nào cả. Chẳng hạn trong tác phẩm Chợ nằm dưới gốc cây cổ thụ của Y

Ban hay Nghĩa địa xóm Chùa của Đoàn Lê, tác giả đã dựng nên cả một thế giới đầy ma quái và huyền ảo, trong đó thấp thoáng bóng dáng của những quan hệ, những thiết chế ...của cuộc sống con người. Thế giới ma ấy được hai nhà văn thổi vào linh hồn và nhịp sống của con người, trở nên sống động, hấp dẫn. Điều đáng lưu ý nhất là “ngay cả những đề tài, những khu vực trước đây được coi là cấm kỵ như chiến tranh, cách mạng, liệt sĩ... cũng được các nhà văn thể hiện bằng lối viết kì ảo”(Dư ba của truyện truyền kỳ, chi dị trong văn học Việt Nam hiện đại- Vũ Thanh). Những liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh về quốc vĩ đại nhưng linh hồn bất diệt của họ thì vẫn còn tồn tại trong tâm linh những người đang sống.

Họ vẫn hiện diện bằng cách này hay cách khác để gặp gỡ, chia sẻ, trò chuyện...với những đồng đội cũ, với những người đang sống...

Trong Trưng Trắc, đó là hồn của Lạc tướng Trưng hiện về. Có thể nói nhân vật Lạc tướng Trưng xuất hiện xuyên suốt từ chương 1 đến chương 2. Cái chết của ông là mầm mống, tiền đề tạo nên những biến động ở chương 3.

Lạc tướng Trưng là bậc hào kiệt, ôm việc lớn của non nước, hồn tộc Việt.

Đầu truyện, ngay khi đám ông Trùm bị bọn cướp biển làm khó dễ, đám ô hợp nghe đến danh Lạc tướng cũng bớt hung hăng phần nào. Bởi theo đó, Lạc tướng là người “không chỉ quan quân người Hán phải dè chừng mà đám lục lâm thảo khấu

cũng phải kính sợ” [23, tr.12]. Trước khi là một người chồng, người cha, Lạc

tướng là thủ lĩnh của một cộng đồng yếu thế, mỗi ngày đấu tranh để sinh tồn. Cả đời ông thống nhất một bên chiến tuyến, bên của dân tộc, cộng đồng người Việt.

Một mặt, ông cai quản, giúp đỡ dân tộc mình không bị đồng hóa, không bị ức hiếp;

một mặt ông phải mềm mỏng, cư xử với quan nhà Hán, cốt chỉ để kéo dài thời gian chuẩn bị. Khi mà nghiệp lớn còn non trẻ, người tài còn khó khăn, thì Lạc tướng đóng vai trò như kim chỉ nam của trận chiến lớn hơn bắt buộc phải xảy ra. Trận chiến của hai dân tộc Việt - Hán, trận chiến văn hóa - con người.

Vậy nên Lạc tướng mới ám hại. Khi cơ đồ ngày một sẵn sàng, người Hán càng chắc mẩm phải tận diệt người chủ lực này đến tận cùng. Khoảnh khắc nâng ly rượu độc ở nhà Tích Quang, Lạc tướng thật sự đã sẵn sàng dùng cái chết của mình để cống hiến vào nghiệp lớn trăm họ.

Những lời trăn trối của Lạc tướng vẫn còn đó: “Tôi đi rồi, bà phải thay tôi, gánh vác sơn hà, phải chăm sóc Trắc và Nhị để chúng thay tôi, thay bà khôi phục giang sơn nhà Hùng”. [23, tr.12]

. Dứt lời, “hồn ông lìa khỏi xác bay lên trời”.

Hồn Lạc Tướng còn xuất hiện lại khi Trưng Trắc đến viếng mộ cha. Cũng bởi “giang sơn nhà Hùng” đó, mà Lạc tướng mất đi mà hồn còn trở lại. Hiện về chỉ bảo cho người con gái nối nghiệp mình.

Hồn ma Lạc Tướng phảng phất trong khói sương trên đồi núi Cả, đầm Hà, sông Cái. Hồn tựa núi tựa sông như gửi gắm lại cơ đồ sơn hà chongười con gái cả.

Trắc vừa dứt lời thì bó hương bốc lửa, khói hương bay tỏa một vùng. Con

hồ nằm ôm lấy mộ Lạc tướng, im lặng. Qua làn khói hương, Trắc nhìn thấy Lạc tướng đứng phía bên kia, đăm đắm nhìn mình. Hai hàng lệ tuôn ra, chảy tràn trên má, Trắc kêu lên: "Cha, cha ơi..!" [23, tr.212.]. Ngay lúc Trắc còn đang buồn đau

bởi cái chết đột ngột của người cha, vẫn mơ hồ bởi bao nhiêu chuyện đè cả trên vai sau này, hồn lạc tướng như vin vào dòng chảy hiện thực, hiện ra với hình hài, bóng dáng người cha hiền từ, người Lạc Tướng trọng vọng bao đời. Trong khói nhang và cả nước mắt bịn rịn, một linh hồn xuất hiện mà không hề đáng sợ. Một người, một linh hồn đối thoại, gửi gắm lẫn nhau. “Lạc tướng vẫn ngắm nhìn Trắc, khóe

môi khẽ nhếch dường như mỉm cười. Trắc nuốt nước mắt: “Cha có gì dạy con?"

Lạc tướng vẫn không cất tiếng. Trắc chợt hiểu, cha đã về bên kia thế giới, nên cha con không thể nói chuyện cùng nhau..” Chỉ đến khi Trắc hiểu ra, thề nguyện sẽ đưa

thân mình nối nghiệp cha, Lạc Tướng mới khẽ gật đầu, hài lòng. Sự xuất hiện của linh hồn Lạc tướng như một sự chỉ bảo kịp thời cho Nữ vương sau này, luôn là

người lãnh đạo, người cha lo việc nước, bảo bọc con gái, không chỉ lúc sinh thời mà kể cả khi đã hóa thành linh hồn tách biệt dương thế.

Việc sử dụng linh hồn người đã khuất như một sự chỉ bảo, dẫn dắt cũng đã ứng nghiệm cũng đã được Hà Phạm Phú ứng dụng ngay trên bản thân Lạc Tướng.

Khi để Lạc Tướng nhận những lời chỉ bảo trực tiếp từ linh hồn Hùng Vương xưa kia.

Có thể thấy, nhân vật hồn ma không xuất hiện dưới dạng con người cụ thể mà chỉ hoá thân vào những làn gió, những giấc mơ, những lời chỉ dẫn để Lạc Tướng tìm ra hướng đi cho cơ nghiệp gìn giữ văn hóa- cộng đồng người Việt.

Bởi vậy mà hình bóng Hùng Vương hiện lên trong giấc mơ của Lạc Tướng, đến và đi như cơn gió thoảng”.

Một lần, sau lễ tế trời đất, Hùng Trưng cho chặt cọ lợp lán, trải cỏ nằm

nghỉ. Nửa đêm, khi đuốc nến đã tắt, Trưng bước ra khỏi lán, ngửa cổ nhìn lên bầu trời, bỗng thấy từ trên đỉnh trời xuất hiện một quầng sáng chói, thoạt đầu nhỏ như trái bưởi Đoan, rồi lớn lên như mặt trống đồng, sau cùng cả bầu trời Sơn Nghĩa Lĩnh sáng trắng như ban ngày. Hùng Trưng vội sụp lạy. Từ trên cao, một giọng ấm áp, vang động sông núi…” [23, tr.278.].

Và đến lúc “vầng sáng bay đi, Hùng Trưng mới dám ngẩng lên, còn kịp thấy

bóng Hùng Tổ cưỡi hạc thăm thẳm về trời. Trưng quay vào lán, mọi người vẫn đang ngủ say. Hóa ra đấy là một giấc mơ. Ngẫm nghĩ kỹ, Trưng tin rằng, đấy là hồn thiêng của các vua Hùng hiện về báo mộng, nhắc nhở Trưng nghĩa vụ của mình…” [23, tr.24.].

Sau lần gặp gỡ các Vua Hùng ấy đấy, Lạc Tướng mới quyết định sử dụng người tài. Đó là Trùm Lí, đứng ra tổ chức ra gánh hát rong, cho đi khắp nơi lấy lời hát làm vũ khí để thức tỉnh lòng người.

Câu chuyện về những người đã chết cách đây cả trăm năm lại hiện hữu, sống động như đang diễn ra, trong khi câu chuyện về những con người ở thời hiện tại lại

Một phần của tài liệu Dấu Ấn hiện thực kì Ảo trong trưng trắc của hà phạm phú (Trang 29 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w