Kết hợp liên văn bản tạo độ nhòe thực ảo

Một phần của tài liệu Dấu Ấn hiện thực kì Ảo trong trưng trắc của hà phạm phú (Trang 66 - 70)

Chương 3. Nghệ thuật thể hiện dấu ấn của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo trong tiểu thuyết Trưng Trắc

3.1. Xây dựng kết cấu truyện

3.2.2. Kết hợp liên văn bản tạo độ nhòe thực ảo

“Tiểu thuyết là thể loại duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình bởi tiếp xúc với môi trường cái hiện tại chưa hoàn thành, tiểu thuyết luôn đặt hiện thực lên mặt bằng của cuộc sống hôm nay, mà cuộc sống hiện tại thì bao giờ cũng dang dở, chưa xong xuôi” [24, tr.23]. Từ trong tiềm năng thể loại, tiểu thuyết là một thể loại tự do, có khả năng tổng hợp, dung nạp những phong cách nghệ thuật của các văn bản thể loại khác. Đây chính là cơ sở của sự liên văn bản về thể loại, giữa văn bản tiểu thuyết và văn bản các thể loại, các loại hình nghệ thuật và phi nghệ thuật, chính thống và không chính thống...

Liên văn bản là một trong những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết hiện đại.

Một mặt liên văn bản được hiểu như một thủ pháp văn học xác định. Mặt khác,

liên văn bản còn được hiểu như là thuộc tỉnh bản thể của mọi văn bản – R.

Barthes” [1, tr.587].

Do tính chất liên văn bản mà giữa văn bản cá nhân và văn bản vĩ mô truyền thống, giữa văn bản văn học và văn bản của các loại hình khác nhau đã có sự xóa nhòa về ranh giới Liên văn bản cũng tạo nên sự lên ngôi của các văn bản truyền thống và các văn bản khác để chúng cùng hiện hữu và tồn tại trong văn bản hiện thời.

Sự làm mới cách thức thể hiện tiểu thuyết với hiện tượng liên văn bản xuất hiện một cách thường xuyên ở nhiều cấp độ và dạng thức khác nhau tạo nên kiểu kết cấu truyện lồng truyện. Hình thức văn bản trong văn bản góp phần tạo nên những tiếng nói khác nhau, mở rộng trường nhìn, đa dạng hóa cấu trúc của tiểu thuyết. Với hình thức này, tác phẩm sẽ tạo nên sự liên thông giữa thế giới thực và thế giới ảo (Đi tìm nhân vật, Thoạt kỳ thủy...) và nhân vật trong tiểu thuyết sẽ

“được sống lập thể” ở nhiều thế giới khác nhau, nhập nhiều vai khác nhau, các giới hạn không gian, thời gian do vậy được mở ra đến vô hạn.

Kể từ sau đổi mới, nhất là trong những năm gần đây, việc đổi mới tư duy tiểu thuyết ở các nhà văn đã dẫn đến những cách tân quan trọng trên cả phương diện nội dung và hình thức (mà đặc biệt là hình thức), ở quan niệm về chất liệu, làm mới ngôn ngữ tiểu thuyết hướng tới tính hiện đại, thậm chí hậu hiện đại của văn học thế giới như: Hồ Anh Thái, Hà Phạm Phú, Thuận... Trong đó tác phẩm

Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái được viết bởi cấu trúc lập thể, bởi giọng điệu

giễu nhại của người kể chuyện “mặt nạ tác giả”, nhờ đó nhận diện rõ nét chân dung con người hiện đại với đầy đủ các thành phần xã hội, va chạm, bổ sung cho nhau, làm bật lên cả một tấn trò đời. Hoặc “Đức Phật, nàng Savitri đã thể hiện rõ nhất ở tỉnh chất liên văn bản với sự đan cài của nhiều lớp diễn ngôn (các lớp diễn ngôn lịch sử, văn hóa, các lớp diễn ngôn chính luận triết lí, diễn ngôn thông tục thế sự, diễn ngôn tôn giáo, triết học, huyền thoại...)”

Cũng như các thế hệ đi trước, trong tất cả các cuốn tiểu thuyết của mình, Hà Phạm Phú luôn tìm tòi đổi mới về mặt hình thức, với nhiều thể loại được đán cắt,

“ôm chứa” vào lòng nó nhiều văn bản như: lời bài hát, câu chuyện, lời bình, lời dẫn truyện... mang nhiều tiếng nói khác nhau. Bằng cách này, nhà văn có thể linh hoạt hóa cách viết, biến cái có thể thành cái không thể và ngược lại, góp phần làm mới cho văn chương. Tuy nhiên các hình thức này chỉ xuất hiện với liều lượng vừa

đủ, tạo được chất liệu mới của tiểu thuyết, lạ nhưng không quá mức cảm thụ của bạn đọc.

Với Trưng Trắc, bạn đọc sẽ gặp nhiều trang viết về tín ngưỡng mẫu hệ của người Việt xưa, về lối sống, lễ hội... trong Trưng Trắc, Hà Phạm Phú đã "bồi đắp"

rất nhiều những tư liệu về các lễ hội cổ truyền, về bối cảnh của Mê Linh... Cả một đống tư liệu có được từ những công trình nghiên cứu tín ngưỡng dân gian, lịch sử, từ những câu chuyện tâm linh đó đây được đưa vào Trưng Trắc, góp phần vào sự thành công của cuốn tiểu thuyết.

Sự tìm về những giá trị văn hóa trầm tích, khát vọng nhìn nhận lại số phận cá nhân của sự kiện, nhân vật lịch sử... được lồng ghép dưới nhiều lớp mã bí ẩn.

Đó không phải là những chiêu hỏa mù, đó là đời sống được tái tạo dưới góc độ nghệ thuật tiểu thuyết mà nói như nhà văn Hà Phạm Phú: “Gấp cuốn sách lại,

nhận thấy chỉ có tình thương là không bị chối từ bởi tình thương vốn rất hiếm hoi trong thời này”. Qua Trưng Trắc, Hà Phạm Phú muốn giải mã khái quát, mổ xẻ cái

lõi của mỗi cá nhân người Việt, tâm hồn Việt. Trong văn hóa dân gian có tín ngưỡng mẫu hệ có độ dài về thời gian, tồn tại qua nhiều thời đại khác nhau. Tín ngưỡng xưa kia giống thứ trầm tích nằm trong lòng một dân tộc, một tộc người.

Trong đó lên đồng là một sản phẩm của văn hóa dân gian. Trong lúc người ta cần giải tỏa thì họ tìm đến văn hóa dân gian để thỏa mãn, nó có xấu không, mang lại gì cho xã hội không thì bản thân nhà văn không kết luận mà chỉ mượn những điều đó làm bối cảnh tiểu thuyết để xây dựng nhân vật của mình.

Mặt khác, sự xuất hiện của nhiều bài đồng dao cũng góp phần vô vào sự liên văn bản của tác phẩm. Nội dung và thời điểm xuất hiện của các bài đồng dao có sự thay đổi, nhằm nói lên diễn tiến câu chuyện đã thay đổi, dẫn đến tương lai của con người thực tại cũng không chắc chắn.

Đặc biệt, Hà Phạm Phú khéo léo lồng ghép lời dẫn truyện hay lời bình của chính các nhân vật trong truyện. Đó có thể là lời lẽ nhẹ nhàng, nhưng sâu sắc của

bà Thiện khi tác giả “lỡ” đánh đồng bà trong ánh nhìn của người hiện đại quá nhiều. Sự đối thoại giữa chính nhân vật - người kể truyện và thậm chí là chúng ta - người đọc, đều thể hiện một khoảng trống văn bản khôn cùng. Từng có thời các nhân vật lịch sử bị đóng khung trong mẫu mực, khuôn vàng hoặc của chính sử, hoặc những thiên kiến nặng nề. Thì giờ đây, Hà Phạm Phú mong muốn nới lỏng chiếc gông đó phần nào. Bằng cách cho nhân vật tự bày biện cho mình bằng lời lẽ hài hước, Hà Phạm Phú tạo nên dấu ấn riêng trong tác phẩm của mình. Có thể kể đến lời đối đáp của bàn Thiện sau đây: “Lời nhận xét của bà Thiện: Thưa đồng chí

nhà văn, đồng chí khéo tưởng tượng, nhưng mà cũng đúng. Ngày đó người đàn bà được biết nhiều đàn ông là một điều hãnh diện, bởi vì đàn bà làm chủ làng chạ, làm chủ gia đình. Người Hán thì ngược lại, đàn ông làm chủ, hưởng thụ đàn bà càng nhiều càng tốt. Gia đình là nói theo cách của người Hán, và họ bắt chúng ta phải theo họ. Sau này những người Việt viết sử, những nho sĩ xuất thân cửa Khổng bắt chước lối người Hán mới dựng lên những chuyện ly kỳ, vô lý một cách buồn cười. Đồng chí viết tôi nói với Môn, rằng tôi muốn làm chủ cả thế giới là không đúng rồi, những lúc như thế, với bản tính đàn bà, chúng tôi chỉ muốn làm chủ đàn ông, chúng tôi muốn lúc ấy người đàn ông phải toàn tâm toàn ý vì mình, cho mình, không được có tạp niệm, không có tạp niệm, đồng chí có hiểu không?” [23, tr.42]

Tóm lại, trong tiểu thuyết Hà Phạm Phú có sự kết hợp của nhiều hình thức:

tiểu thuyết lịch sử, lời bài hát, thơ, bài văn, những câu chuyện cổ tích, entry, blog, thư, phóng sự, báo chí... Đây là kỹ thuật ghép nối thể loại, mọi tình tiết ở nhiều thời điểm đan cài nhau, có vẻ rối, tưởng như không ăn nhập gì, nhưng lại là cầu nối liên kết tạo sự liền mạch của tác phẩm, không cho bất cứ chi tiết nào được tách rời ra, đồng thời nó tạo ra sự mờ nhòe, kích thích khả năng liên tưởng độc đáo ở người đọc. Đây là một nét đặc trưng trong tiểu thuyết Hà Phạm Phú, nó giúp cho nhà văn có nhiều hình thức lựa chọn để bộc lộ tư tưởng thẩm mỹ và thể hiện được những

khoảng trắng thẩm mỹ cần thiết tạo nên tính chất đa thanh cho tác phẩm, góp phần khẳng định phong cách của nhà văn.

Một phần của tài liệu Dấu Ấn hiện thực kì Ảo trong trưng trắc của hà phạm phú (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w