Thời gian kì ảo

Một phần của tài liệu Dấu Ấn hiện thực kì Ảo trong trưng trắc của hà phạm phú (Trang 54 - 62)

Chương 2. Những đặc điểm của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo trong tiểu thuyết Trưng Trắc

2.3 Thời gian kì ảo

Thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trưng của văn học, là hình thức cảm nhận thế giới của con người với một quan niệm nhất định về thế giới. Thời gian nghệ thuật được thi pháp học định nghĩa: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta

có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với các chiều thời gian hiện tại, quả khứ hay tương lai. Thời gian nghệ thuật do được sáng tạo nên mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lý. Nó có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian thực tế. Nó có thể đảo ngược hay vượt tới tương lai [25, tr.83].

Cũng giống như không gian nghệ thuật, sự hiện diện và chi phối của yếu tố kì ảo đã đem đến cho thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Hà Phạm Phú những đặc trưng riêng - thời gian biến ảo. Thời gian thường vận động biến hóa khác thường đan xen thời gian tuyến tính và phi tuyến tính, thời gian hòa nhập trong cõi vô thức, nhưng có sự vận động linh hoạt, đan xen nhiều yếu tố thực ảo.

* Thời gian thực ảo đan xen

Khác với thời gian tự sự theo lỗi biến thiên, ở đó các mốc thời gian được xác định rõ ràng và có một ý nghĩa nhất định trong tiến trình phát triển của cốt truyện, trong thời gian huyền thoại, quá khứ, hiện tại và cả tương lai hoàn toàn trộn lẫn tạo nên chất hư ảo, nhờ thế nới rộng kích tấc của thời gian trần thuật, “nó có thể lùi về

quá khứ rồi đột ngột hướng vào hiện tại hoặc đăm chiêu nhìn về tương lai vô tận, vô cùng. Điều này cũng có nghĩa là các chiều kích thời gian cùng đồng quy trên tác phẩm, những đơn vị thời gian cụ thể cũng bị hư hóa tạo thành những vòng sóng mờ ảo lung linh. Việc hư hóa thời gian thực tế để tạo ra kích thước thời gian huyền thoại thông qua mơ hồ hóa thời gian [22, tr.112].

Trong tiểu thuyết Hà Phạm Phú, các trạng từ chỉ thời gian xuất hiện với số lượng lớn và tần số cao, nhưng hầu hết đều được đo bằng những đơn vị không xác định. Bên cạnh đó là các biểu thức thời gian cũng mơ hồ bất định như nằm giữa ranh giới của thực và hư: đêm ấy, mấy ngày, đêm đêm, gần một năm qua, từ trước đến nay, quanh năm, chục năm, năm tháng dần trôi qua, mùa xuân lại đến, một đêm mùa hè, mùa đông năm ấy, có một lần, những năm ấu thơ, bao nhiêu năm qua, thời gian đưa thoi, thời gian cứ thế trôi... Tất cả đều không có ý nghĩa cá biệt, xác định làm cho cái hiện tại thoáng chốc hóa thành quá khứ, tiếng ngày qua lại không ngừng đồng vọng trong cuộc sống hôm nay để cùng hòa tan, quấn quýt trong vẻ đẹp hư hư, thực thực.

Thời gian trong Trưng Trắc được bắt đầu từ cái thực. Đó là chiếc thuyền chở gánh hát của Trùm Lý bị toán cướp biển làm khó dễ. Môn có dịp thể hiện bản lĩnh của mình trước cô gái chàng yêu, nàng Nhài. Bằng tài lặn và mưu trí, Môn và ông Trùm dẹp được đám lâu la và trở lại hành trình vốn dĩ của mình. Hành trình tới Mê Linh biểu diễn của họ mở đầu cho muôn vàn những câu chuyện khác.

Thời gian bị mờ ảo hóa thể hiện ở lần thứ hai ông Trùm gặp đạo sĩ. Trước đó hai người đã hẹn gặp mặt sau 3 tuần trăng, tức là ba tháng. Tối đến, ông Trùm đi khoảng một trống canh thì đến chỗ hẹn. Đạo sĩ hỏi sao ông Trùm đoán chắc được

thời gian mà tới đây. Vì 3 tháng thực sự quá dài, mặt trời mọc rồi lặn, không có công cụ đo thời gian chính xác thì sao biết đúng ngày mà gặp. Ông Trùm nói rằng tính rằng mỗi ngày là một ngày vui, góp đủ ba tháng ngày vui nên đến đây. Đạo sĩ khen hay, nhưng cũng nói lại rằng, ngày vui là cái thước đo, thước đo thì phụ thuộc vào tâm của con người. Thì dù đêm tối hay ngày sáng, nắng hay mưa, vẫn phải giữ được thước đo ấy. Tức là không bị phụ thuộc vào thời gian quy chuẩn bên ngoài…

Đạo sĩ bảo, rằng anh Trùm nói đúng. Người ta muốn đo độ dài đường đi phải

dùng cái thước, muốn đo lường thóc nhiều hay ít phải dùng cái đấu. Anh Trùm biết lấy niềm vui để mấ đo, đấy là một cách tốt. Nhưng cái thước ấy phụ thuộc vào cái tâm của anh. Cái đế mà đo ấy, dù đêm tối hay ngày sáng, dù trời nắng hay trời mưa, nó vẫn là nó. Nó phải là cái thước hay cái đấu. Những cái đó cũng có cái hạn chế, chỉ đo được cái tồn tại ngoài con người. Con người muốn biết mình sống vì cái gì, sống để làm gì thì dùng cái gì mà lượng, mà đo?” [23, tr.63].

Như vậy, có thể thấy với thủ pháp mơ hồ hóa thời gian tạo nên chất hư ảo.

Bên cạnh đó nhà văn luôn ý thức trong việc tạo ra thời gian thiêng. Đó là những khoảnh khắc giao thoa giữa ngày và đêm khi cõi âm và cõi dương còn đang hòa lẫn, lúc tờ mờ tranh tối tranh sáng, vạn vật còn chìm trong màn sương. Mọi vật cứ bồng bềnh như trôi trong cõi vô thức, ngày qua không vạch nét, ngày đang sống không hiện diện và ngày mai cũng chỉ là ý niệm mơ hồ. Nên thời gian của truyện dù có mở rộng ra tất cả các chiều quá khứ, hiện tại, tương lai thì vẫn mang hơi hướng của thời gian ngưng đọng, tĩnh tại của cổ tích, huyền thoại. Phải chăng bởi vì bóng đêm cũng tối tăm và huyền bí như vô thức nên Hà Phạm Phú đã lấy thời gian đêm làm người bảo trợ cho vô thức thực hiện. Thời gian đêm là cái nền để trên đó, anh để cho nhân vật tự đối diện với chính mình, thấu hết được những nỗi niềm trăn trở, day dứt, mong muốn bản năng mà cuộc sống sinh tồn ban ngày khiến họ phải kiềm nén, chối bỏ.

Tóm lại, với Hà Phạm Phú, thời gian và không gian nghệ thuật là chiếc chìa khóa vạn năng mở cánh cửa vào thế giới tâm hồn ẩn khuất của con người và cũng là cách đưa con người về với bản thể của mình. Qua thời gian và không gian nghệ thuật trong những tác phẩm, người đọc hiểu được tại vì sao con người không phải lúc nào cũng làm chủ được ngôi nhà của mình, hiểu được trong con người luôn tồn tại trong một thế giới vô thức kì ảo bao la. Nơi đó có những ham muốn bị dồn nén, có những bản năng hoạt động theo nguyên tắc khoái lạc và giấc mơ là cái giúp con người giải tỏa khỏi những dồn nén đó.

* Thời gian cốt truyện và ngoài cốt truyện

Trước hết, về thời gian cốt truyện.

Thời gian cốt truyện là thời gian trong đó cốt truyện được thực hiện, nó

mang tinh chất biên niên sử, diễn biến từ đầu cho đến cuối” [25, tr.66].

Thời gian cốt truyện là kiểu thời gian thông thường mà với bất cứ tác phẩm nào ta cũng có thể bắt gặp. Mặc dù đây không phải là kiểu thời gian đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực kì ảo nhưng khi khám phá các phương diện của yếu tố huyền ảo, ta không thể bỏ qua kiểu thời gian này.

Thời gian cốt truyện hay thời gian trần thuật sẽ đi theo trật tự thời gian khách quan, điểm nhìn thường ở ngôi thứ ba. Ưu điểm của việc sử dụng kiểu thời gian này do dựa trên sự vận động của thời gian khách quan nên nó mang đến cho tác phẩm khả năng phản ảnh hiện thực to lớn, làm cho truyện mạch lạc, dễ theo dõi. Tuy vậy do vận động theo dòng chảy tự nhiên của sự kiện, nó sẽ khó dừng lại hoặc rẽ ngang, đảo ngược, đi sâu vào những góc khuất tâm lý tình cảm, rất khó thành công khi thể hiện tâm trạng nhân vật và tư tưởng con người. Một cách tự nhiên, tác giả phải kết hợp với cách tổ chức thời gian khác như kiểu tổ chức thời gian ngoài cốt truyện...

Trưng Trắc của Hà Phạm Phú kết hợp sử dụng cả thời gian cốt truyện và

thời gian ngoài cốt truyện. Thời gian cốt truyện theo trật tự tuyến tính thường kết

hợp với thời gian ngoài cốt truyện tức thời gian tâm lý, phi tuyến tính, đảo trình tự, thời gian rẽ ngang. Hai trình tự thời gian tuyến tính lồng vào nhau, nghĩa là thời gian cốt truyện ở đây thường được khai thác theo hai trình tự: Thứ nhất là thời gian của các sự kiện trong cốt truyện xảy ra trong hiện tại được kể và thứ hai là thời gian các câu chuyện xảy ra trong quá khứ. Tốc độ của tuyến thời gian thứ nhất nhanh hơn và được bù lại bằng tốc độ chậm rãi của tuyến thời gian thứ hai. Vì thế mà Trưng Trắc vừa hấp dẫn cuốn hút bởi tình huống, lại vừa có cái sâu lắng thâm trầm của trải nghiệm, như vậy cũng có nghĩa là vừa đạt được tính triết luận, vừa đa âm đa thanh theo yêu cầu của tiểu thuyết mà không cần dung lượng lớn.

Cùng với thời gian cốt truyện, thời gian ngoài cốt truyện cũng đóng góp phần nào trong việc thể hiện dấu ấn hiện thực kì ảo.

Định nghĩa thời gian ngoài cốt truyện theo Từ điển văn học như sau : “Thời

gian ngoài cốt truyện là thời gian tâm lý gắn với những hồi ức, ký ức của nhân vật hay của người kể chuyện”. [25, tr. 87]

Theo đó, thời gian ngoài cốt truyện có thể chia thành ba loại: Một là, thời gian quay trở lại (ngược chiều với thời gian cốt truyện). Hai là, Thời gian không thời gian (loại thời gian tâm lý của nhân vật bị cách ly với đời sống xã hội). Ba là, Thời gian liên hội liên tưởng theo mô típ cải ở đây - lúc này gợi nhớ tới cái ở bên ấy - lúc ấy.

Việc kết hợp thời gian cốt truyện với một trong những mô típ của thời gian ngoài cốt truyện là do đối tượng thể hiện, đối tượng tái hiện đòi hỏi, và bản thân việc kết hợp thời gian nhiều chiều đòi hỏi nhà văn phải vững tay trong việc kết cấu tác phẩm và nó đưa tới hiệu quả lớn: số trang it tới tối thiểu có thể hàm chứa một dung lượng lớn nhất. Từ đó nảy sinh cấu trúc nhiều tầng của tác phẩm. Việc sử dụng thời gian đa tuyến đòi hỏi một kĩ thuật tự sự thích hợp. Đó là kĩ thuật tự sự đa chủ thể: có một hoặc nhiều người đóng vai trò người kể chuyện, có nhiệm vụ dẫn chuyện và đặc tả ngoại hình nhân vật bên cạnh nhân vật chính tự tường trình; lại có

hình thức nhiều người- với tư cách là những nhân chứng của sự việc cùng tham gia kể lại những điều tai nghe mắt thấy về sự kiện ấy và con người ấy”[Theo 24, tr.238]

Trong Trưng Trắc, sử dụng thời gian ngoài cốt truyện là một trong những biện pháp quan trọng nhằm làm tăng chất hiện thực kì ảo cho tác phẩm của mình.

Bởi, bên cạnh một dòng thời gian tuyến tính, thời gian cốt truyện mang tính chất biên niên sử còn có một dòng thời gian khác đang âm thầm diễn ra - dòng thời gian tâm lý gắn với những hồi ức, ký ức của nhân vật hay của người kể chuyện. Thực ra, đây là một kiểu thời gian không hề lạ lẫm đối với các nhà văn thời đổi mới. Đặc biệt là đối với các tác giả như Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Châu Diên,.... Việc vận dụng thời gian ngoài cốt truyện đã tạo cho tác phẩm của họ một diện mạo khá độc đáo, đặc biệt khi nó phát triển trở thành một kĩ thuật viết- kĩ thuật “dòng ý thức”.

Đó là những dòng hồi tưởng của Trùm Lý về người phụ nữ đã mất vì sinh con cho ông. Đứa bé đợi lúc ông trở về đã mất tăm mất tích. Hình bóng người đàn bà Cư Phong mông nở, hông hẹp cứ trở đi trở lại trong lòng ông. “Trùm Lí là người đa tình, đi đâu cũng có đàn bà mê mệt, nhưng trong số đó duy nhất có một người đàn bà ở Cư Phong làm cho ông Trùm say đắm còn hơn cả say trầu. Người đàn bà Cư Phong ấy có thai với ông Trùm, nhưng do sinh nở khó khăn, bị băng huyết mà chết, đứa bé mới được mươi lăm ngày tuổi do đó bị thất lạc.” [23, tr.

125].

Số phận trớ trêu, khi người đàn bà đẻ con thì ông Trùm đang ở Mê Linh, đến lúc trở lại, thì chuyện đã xảy ra từ nửa năm trước, đứa con không rõ ai bế đi đâu có còn sống không, không biết. Ba bốn năm trời rồi, chuyện cũ cũng nguôi ngoai, nhưng số phận đứa con thì vẫn canh cánh bên lòng, đi đâu ông Trùm cũng để ý tìm kiếm nhưng không có manh mối.

Đến kết truyện, tác giả vẫn không để Trùm Lí biết đứa bé gái tình cờ ông gặp lại, đứa bé Nhị chính là con gái của mình.

Tiểu kết

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hà Phạm Phú có mặt những nhân vật hoang đường ở các dạng như hồn ma, tiền kiếp, hậu kiếp, sự tái sinh của linh hồn chết... và càng được làm đầy thêm bởi sự chồng chéo tầng tầng lớp lớp các kiếp, các giới trên cùng một trục không - thời gian. Nhân vật huyễn hoặc trong tiểu thuyết Hà Phạm Phú có khi xuất hiện dưới dạng hồn ma, có khi hóa thân trong con người bình thường, có lúc được mang tên gọi cụ thể rõ ràng, nhưng nhiều khi thì chỉ là những hồi âm, những vang vọng, những cái bóng hay những tiếng nói mơ hồ, không xác định, thậm chí nó ẩn hiện trong vô vàn cỏ cây, vật giới của vũ trụ quanh ta. Tất cả tạo nên một không khí huyễn hoặc vừa đậm đặc, vừa bàng bạc bao phủ lên câu chuyện, nhiều khi khiến người đọc quên mất thế giới thực hiện hữu sống động đằng sau nó – trong khi đó mới là điều cốt lõi mà nhà văn muốn hướng tới.

Không thể có một tác phẩm hiện thực kì ảo thành công nếu nhà văn không xây dựng được một không gian, không khí kì ảo. kì ảo không chỉ đơn thuần là thủ pháp nghệ thuật. Nó còn là một phương thức thể hiện của văn học nghệ thuật. Qua đó nhà văn thức tỉnh lương tri con người, kí thác nỗi niềm, giải tỏa ẩn ức vươn đến một xã hội tốt đẹp từ khát vọng nhân bản vĩnh hằng.

Như vậy, thông qua việc phân tích đặc điểm, thế giới nhân vật của Hà Phạm Phú, ta thấy nhà văn đặt ra những vấn đề về không chỉ về các số phận lịch sử trong quá khứ mà xuyên suốt đến hiện đại - những vấn đề về kháng cự văn hóa, chính trường văn hóa. Mỗi nhân vật trong Trưng Trắc đều có những nét cá tính riêng, tất cả họ đều mang trong mình những tâm sự, hoài bão và cả nỗi lòng riêng. Cũng hoang mang và đầy ám ảnh về ý nghĩa của cuộc sống cuộc đời, nên họ luôn trên một hành trình vượt thoát khỏi sự tù túng, chật hẹp về mặt không gian. Số phận và

những nẻo đường đời của mỗi nhân vật được khắc họa đa dạng, mở rộng nhiều chiều kích, phần nào đến từ thế giới nhân vật đặt trong mối quan hệ với cái kì ảo, không gian và thời gian kì ảo.

Một phần của tài liệu Dấu Ấn hiện thực kì Ảo trong trưng trắc của hà phạm phú (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w