Các mô típ huyền thoại

Một phần của tài liệu Dấu Ấn hiện thực kì Ảo trong trưng trắc của hà phạm phú (Trang 83 - 87)

Chương 3. Nghệ thuật thể hiện dấu ấn của Chủ nghĩa hiện thực kì ảo trong tiểu thuyết Trưng Trắc

3.4. Các mô típ huyền thoại

Môtip là một thuật ngữ được vay mượn từ tiếng Pháp (motif), thuật ngữ này được nhiều nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu. Theo định nghĩa trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, môtip “là từ Hán Việt (do người Trung Quốc phiên âm từ

tiếng Pháp) có thể chuyển thành các từ khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt, nhằm chỉ những nhân tố những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học, văn nghệ” [12, tr.196].

Giáo sư Trần Đình Sử định nghĩa: “Mô típ là các đơn vị cố định thể hiện

một nội dung nào đó được sử dụng nhiều lần là một hiện tượng phổ biến trong văn học dân gian và văn học viết. Do đó, vận dụng khái niệm mô típ là một phương pháp hữu hiệu vì mô típ vừa có quan hệ vừa có ý nghĩa [21, tr.169].

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng mô típ là một hiện tượng trong văn học có tính bền vững và lặp lại nhiều lần trong tác phẩm. Tuy nhiên không phải yếu tố nào lặp lại cũng trở thành mô típ mà phải có cái gì đó khắc sâu và gây ấn tượng cho người đọc về một phương diện nào đó cũng như tác giả gởi gắm một quan niệm hay ý nghĩa về cuộc sống.

*Môtip lời tiên tri

Trong cuộc sống, lời tiên tri cũng là một loại tín ngưỡng khá phổ biến trong đời sống tâm linh của con người. Nó báo cho chúng ta biết những may - rủi, được - mất, những điều sắp và sẽ xảy ra trong đời sống. Sự huyền bí của Trời của Đất của thánh thần đã đem lại nhiều phép màu và cũng tạo một nét tâm linh riêng trong lòng người.

Với thủ pháp nghệ thuật sử dụng lời tiên tri trong tác phẩm, Hà Phạm Phú đã đem lại một hiệu quả thẩm mỹ trộn lẫn giữa hư và thực, tạo không khí mờ ảo khiến người đọc có những cảm xúc, sự hứng thú, tò mò khi đọc văn bản, đồng thời tác giả cũng lồng vào đó là tình yêu, lẽ sống và thân phận con người. Ngay từ đoạn đầu Trưng Trắc, tác giả đã bắt đầu hành trình của nhân vật Trùm Lý bằng lời gieo quẻ cheo leo của sư Tát Đạt. Đó là thẻ Thủy Lôi Truân: “Hào sơ là hào dương.

Hào hai, hào ba và hào bốn là hào âm. Hào năm là hào dương. Hào thượng là hào âm” [22, tr.3]. Ý chỉ rằng gặp buổi gian nan mà hành động thì có thể tốt,

nhưng phải kiên nhẫn giữ điều chính, đừng vội vã hành động, trước hết cần người giúp, để họ cáng đáng lúc đầu thì mọi việc làm sẽ tốt."

Khởi đầu bằng lời bói toán, vạn dặm trường niên của Trùm Lý được quy cả vào “người giúp” trong lời bói của nhà sư. Nó nghĩa rằng Trùm Lý còn phải chờ đợi thêm trong công cuộc giúp nước của mình, cần chờ đợi, thuận theo những cánh chim đầu đàn. Rừng xanh lo gì không thiếu củi đốt.

Để đến khi đã thâu tóm toàn bộ cốt truyện, độc giả chững lại nhớ về lời bói toán ở đầu. Công cuộc quả thực đã có những thành tựu, nhưng cũng mất mát vô bờ. Những đầu lĩnh đã ngã xuống, chỉ còn mỗi Trùm Lý lại gian truân bắt đầu hành trình mới. Tuy vậy, vẫn được sống, vẫn còn mầm mống, việc sư Tát Đạt nhăn mày rồi lại giãn ra có lẽ là chỉ sự gian lao này.

Có thể thấy rằng nhà văn sử dụng yếu tố kì ảo, lời tiên tri, để đem đến cho bạn đọc những màu sắc mới khi nhìn nhận về cuộc sống, bởi vì trong thế giới này không phải con người chỉ đối diện với thế giới hiện thực mà còn đối diện với nhiều

bình diện khác để giải mã những hoài nghi, những trăn trở của con người trong hành trình đi kiếm tìm hạnh phúc. Như vậy hiệu ứng của việc sử dụng mô típ huyền thoại làm cho tác phẩm có chiều sâu hơn.

*Mô típ giấc mơ

Theo phân tâm học của Freud đã khẳng định giấc mơ luôn có một ý nghĩa gì đó đối với đời sống tinh thần của con người. Bởi vì giấc mơ chỉ xuất hiện khi con người đang ngủ, ở trạng thái ngủ con người không bị kiểm soát của cái hữu thức nhưng chính lúc đó tinh thần con người vẫn đang hoạt động. Từ đó Freud cho rằng giấc mơ xuất hiện trong lúc ngủ chính là những biểu hiện của những gì còn sót lại trong ngày, trong đời sống hằng ngày khi còn thức. Giấc mơ là sự giải thoát của linh hồn. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Cái gì chất đống lại ở đáy con tim thì tự

hắt hơi ra thành giấc mộng”. Vậy giấc mơ là cái van tình cảm của chúng ta, giấc

mơ giúp giải phóng tình cảm của chúng ta khỏi những ám ảnh, những thèm muốn bị nhốt suốt cả ngày và nhờ giấc mơ con người mới trút bỏ được những căng thẳng. Vì vậy giấc mơ là vương quốc mà ở đó vô thức tìm cách thỏa mãn những ham muốn của mình. Và giấc mơ luôn có ý nghĩa và đóng vai trò to lớn trong hoạt động tinh thần. Giải mã những giấc mơ là cách để ta hiểu rõ tận cùng tâm hồn con người và góp phần hiểu biết những ẩn khuất của tâm linh.

Motif giấc mơ trong các tiểu thuyết lịch sử mang sắc thái kì ảo có thể mang ý nghĩa và vai trò đa dạng, tùy thuộc vào ngữ cảnh và tác phẩm cụ thể.

Trong Trưng Trắc của Hà Phạm Phú, motif giấc mơ thể hiện một số khía cạnh như.

Phản ánh tâm trạng và tâm lý của nhân vật: Giấc mơ có thể được sử dụng để thể hiện tâm trạng, tâm lý, hoặc xuyên suốt tâm tính của nhân vật. Những giấc mơ có thể là một cách để tiết lộ bên trong của họ, những lo lắng, sợ hãi, hoặc ước mơ của họ. Mặt khác, giấc mơ tạo ra một thế giới lịch sử kì ảo phức tạp: Giấc mơ có thể tạo ra một chiều không gian và thời gian khác biệt, nơi mà nhân vật có thể trải

qua các cuộc phiêu lưu hoặc gặp gỡ những sự kiện lịch sử quan trọng. Điều này giúp tạo ra một thế giới phong phú và hấp dẫn trong tiểu thuyết. Bởi vậy, giữa khói hương trong lễ hội, chúc tụng, Lạc tướng mới mộng thấy đời Hùng Vương trước.

Việc tạo ra một không gian linh thiêng, huyền ảo, hình bóng Hùng Vương uy nghiêm mà ân cần, những lời dặn dò của người xưa kéo lại khoảng cách hư - thực, phần nào tạo nên một cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa con người hiện tại với tổ tiên mà không hề gượng gạo, xa rời.

Mặt khác, sử dụng motif giấc mơ còn giúp khám phá ý nghĩa của thực và tưởng: Giấc mơ có thể dẫn dắt nhân vật và độc giả vào cuộc khám phá về sự phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng. Những giấc mơ có thể đặt ra câu hỏi về sự thật và hiện thực, và có thể tạo ra sự mâu thuẫn hoặc những trải nghiệm đầy kỳ diệu cho nhân vật. Khi Trắc còn đang đắm chìm trong nỗi đau mất cha. Những mơ hồ, nan giải trên con đường và sứ mệnh sắp tới. Thì giấc mơ gặp lại người Lạc tướng quá cố chính là lời hồi đáp kịp thời nhất cho những bất an, dự định của nàng.

Tóm lại, motif của giấc mơ trong các tiểu thuyết lịch sử kì ảo có thể thêm sâu sắc và phong phú cho câu chuyện, đồng thời mang đến những cơ hội để khám phá tâm trạng, tâm lý và ý nghĩa sâu xa của nhân vật và thế giới trong tác phẩm.

Giữa lúc băn khoăn với những biến động trên chính trường, đời sống của quần thể cư dân, lời ám thị của Hùng Vương, của người cha Lạc tướng như một sự củng cố.

Một lời đáp từ ngàn xưa cổ vũ con cháu tộc Hùng càng gồng gáng, xứng đáng với nghĩa vụ, trách nhiệm trên vai.

Một phần của tài liệu Dấu Ấn hiện thực kì Ảo trong trưng trắc của hà phạm phú (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w