- Giám sát nhiệt độ và độ ẩm: Đối với hàng hóa nhạy cảm về nhiệt độ và độ ẩm, sử dụng thiết bị giám sát và điều khiển để đảm bảo rằng điều kiện lý tưởng được duy trì suốt quá trình vận
Lượng giảm tự nhiên
Khái niệm
-: Lượng giảm tự nhiên (hay hao hụt tự nhiên): là sự thay đổi (giảm bớt) về trọng lượng của hàng hoá trong quá trình vận tải Lượng giảm tự nhiên phụ thuộc vào:
• Loại hàng và tính chất của hàng hoá vận chuyển,
• Điều kiện vận tải như: khoảng cách vận chuyển, thời hạn bảo quản, số lần xếp dỡ, chuyển tải
• Bao bì và kết cấu bao bì.
• Các yếu tố của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm của không khí
- Đối với một số loại hàng, lượng giảm tự nhiên trong quá trình vận tải là không thể tránh khỏi Khi xảy ra lượng giảm tự nhiên trong giới hạn cho phép (tỉ lệ hao hụt tự nhiên theo qui định) thì không bên nào phải chịu trách nhiệm
Nguyên nhân gây ra lượng giảm tự nhiên
- Giảm trọng lượng hàng hoá do bốc hơi
• Trong quá trình vận tải, một số loại hàng do đặc điểm mà có thể mất đi một lượng nước do bốc hơi làm giảm trọng lượng cảu chúng Hiện tượng bốc hơi liên quan mật thiết với đặc tính hàng hoá, bao bì, nhiệt độ, thời tiết và phương pháp bảo quản.
- Giảm trọng lượng do rơi vãi
• Trong quá trình vận tải, các loại hàng hạt nhỏ, hàng lỏng, hàng đổ đống bị giảm khối lượng do bị rơi vãi Nguyên nhân gây ra rơi vãi là do: bao bì và chất lượng bao bì không đảm bảo, do khi vận chuyển hàng hoá bị xô, bị lắc, bị chấn động.
Ví dụ minh họa
Đối với rau quả tươi khi được vận chuyển qua biển, chúng có thể trải qua sự hao hụt tự nhiên do biến đổi nhiệt độ, độ ẩm và sóng biển lớn Điều này làm cho rau quả nhanh chín quá, đổi màu hoặc hư hỏng.
Hình 1.1 Lượng giảm tự nhiên với trái cây và rau củ
Tổn thất hàng hóa
Khái niệm
- Tổn thất hàng hóa : là sự mất mát về vật chất, hoặc mất mát về giá trị hàng hóa phát sinh do sự suy giảm hoặc thiệt hại, giả mạo dẫn đến thiệt hại trong quá trình vận tải mà bên vận tải phải chịu bồi thường thiệt hại đó
Nguyên nhân gây ra tổn thất hàng hoá
- Hiện tượng biển thủ hàng hoá trong quá trình vận tải
- Bao bì bị hư hỏng trong khi xếp dỡ.
Nguyên nhân này chủ yếu là do phương pháp xếp dỡ không đảm bảo theo yêu cầu kĩ thuật qui định như: khi xếp dỡ không chú ý tuân thủ theo các nhãn hiệu qui định; các bao bì va chạm mạnh gây biến dạng; móc trực tiếp vào bao bì (không đúng qui định) Hàng hoá bị va đập, xô dẩy, nén, ép trong khi phương tiện hoạt động trên hành trình; do kĩ thuật xếp hàng không đảm bảo theo qui định.
- Tốc độ phương tiện không phù hợp với các điều kiện khai thác.
- Hàng bị thấm nước, ẩm ướt.
Trước khi xếp hàng lên phương tiện không tuân thủ qui định về vệ sinh; không chèn lót cẩn thận, phương tiện không có khả năng che chắn hàng hoá, Xếp hàng khô lẫn với hàng ẩm, ướt mà không ngăn cách tốt; xếp lẫn hàng có mùi để mùi lây lan sang các hàng khác.
- Do ảnh hưởng của nhiệt độ không thích hợp (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp).
- Do thông gió không kịp thời.
- Tổn thất hàng hóa do côn trùng, vi sinh vật có hại gây ra.
Ví dụ minh họa
Một tàu chN vật liệu xây dựng bị đắm trên hành trình do gặp bão Nếu tiến hành trục vớt thì chi phí trục vớt có thể bOng hoặc lớn hơn giá trị ban đầu của lô hàng.
Hình 1.2 Tổn thất hàng hóa do đắm tàu
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HƯ HỎNG, THIẾU HỤT HÀNG HÓA – CÁC LOẠI THÔNG GIÓ VÀ NGUYÊN TẮC THÔNG GIÓ TRONG KHO HÀNG VÀ TRONG VẬN TẢI
Một số biện pháp phòng ngừa hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa
- Kiểm tra hàng hóa trước và sau khi nhận : Kiểm tra hàng hóa cẩn thận và ghi chép lại bất kì hư hỏng hoặc thiếu hụt nào Điều này giúp xác định nguồn gốc của vấn đề và đưa ra các biện pháp sữa chữa hoặc bồi thường thích hợp.
- Sử dụng đóng gói chất lượng cao : Sử dụng đóng gói chất lượng, bao gồm thùng cartoon, pallets, vật liệu bảo vệ, chèn lót như bọt biển, túi khí hoặc giấy kín để đảm bảo hàng hóa được bảo vệ khỏi va đập và yếu tố môi trường.
- Gắn mác rõ ràng và chính xác: Đảm bảo rằng tất cả hàng hóa được gắn mác với thông tin đầy đủ, rõ ràng và chính xác về sản phẩm, khối lượng, kích thước, ngày sản xuất, ngày hết hạn.
- Sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp: Chọn phương tiện phù hợp với loại hàng hóa Điều này bao gồm việc lựa chọn xe cơ giới, container, hoặc khoang tàu biển phù hợp với tính chất của hàng hóa.
- Giám sát nhiệt độ và độ ẩm: Đối với hàng hóa nhạy cảm về nhiệt độ và độ ẩm, sử dụng thiết bị giám sát và điều khiển để đảm bảo rằng điều kiện lý tưởng được duy trì suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ.
- Đào tạo và quản lí nhân viên: Đào tạo nhân viên vận chuyển và lưu trữ hàng hóa để họ hiểu cách đối phó với các tình huống đặc biệt, và đảm bảo rằng họ tuân thủ quy trình và quy tắc an toàn.
- Bảo vệ an ninh: Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh để đảm bảo rằng hàng hóa không bị mất trộm hoặc bị gian lận trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
- Giám sát liên tục: Sử dụng các hệ thống giám sát và theo dõi liên tục để theo dõi hàng hóa trong thời gian vận chuyển và lưu trữ để có thể phát hiện kịp thời và giải quyết các vấn đề.
- Xác nhận giao nhận chính xác: Khi giao nhận hàng hóa, đảm bảo rằng số lượng và tình trạng hàng hóa được kiểm tra và xác nhận một cách chính xác, và ghi chép lại thông tin này.
Các loại thông gió trong kho hàng và trong vận tải
- Quạt điện tử: Là hệ thống thông gió sử dụng quạt điện tử để tạo lưu thông không khí trong kho hàng Thường có động cơ mạnh mẽ và được điều chỉnh để kiểm soát tốc độ gió Đặc biệt để làm lạnh kho hoặc tạo áp suất không khí thích hợp.
Hình 2.1 Quạt dàn kho lạnh
- Cửa sổ thông gió: Có thể được mở hoặc đóng để kiểm soát luồng không khí và nhiệt độ trong kho hàng.
Hình 2.2 Cửa sổ thông gió
- Quạt thông gió: Là một thiết bị quan trọng giúp cải thiện chất lượng không khí và duy trì môi trường làm việc an toàn cho nhân viên Có thể sử dụng để loại bỏ không khi ô nhiễm và ẩm ướt, và điều hòa nhiệt độ trong kho
- Máy làm lạnh và điều hòa không khí: Được sử dụng để duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong kho, thường kết hợp với hệ thống thông gió để đảm bảo nhiệt độ và không khí trong kho hàng được làm lạnh và lưu thông một cách hiệu quả
Hình 2.4 Máy làm lạnh trong kho hàng
- Quạt trần: Là hệ thống thông gió treo trên trần kho hàng và tạo luồng không khí được sử dụng để duy trì nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong kho
Hình 2.5 Quạt trần trong kho hàng
- Hệ thống hút khói: Được sử dụng để loại bỏ khói và không khí độc hại
Hình 2.6 Hệ Thống hút khói
- Cửa sổ thông gió: Thường được trang bị cửa sổ có thể mở và đóng để tạo lưu thông không khí tự nhiên
Hình 2.7 Cửa sổ thông gió trượt
- Quạt vận tải: Được lấp đặt để tạo lưu thông không khí trong cabin hoặc không gian vận chuyển Giúp cải thiện luồng không khí và sự thoải mái của hành khách hoặc thủy thủ
- Hệ thống gió dưới sàn: Được sử dung để cung cấp không khí sạch và làm mát dưới sàn để bảo vệ hàng hóa khỏi nhiệt độ cao và độ ẩm
Hình 2.9 Hệ thống thông gió dưới sàn
- Cửa thông gió trên tàu biển: Được sử dụng để tạo lưu thông không khí và kiểm soát điều kiện trong các khoang chứa hàng, có thể mở hoặc đòn theo tùy nhu cầu.
Hình 2.11 Cửa sổ thông gió trên tàu
Nguyên tắc thông gió trong kho hàng và vận tải
- Lựa chọn vị trí và thiết kế kho hàng hợp lý : Để tối ưu hóa lưu thông không khí, lựa chọn vị trí kho hàng sao cho có thể tận dụng lợi ích từ gió tự nhiên Thiết kế kho hàng với các cửa sổ hoặc lỗ thoát không khí ở các vị trí chiến lược để tạo lưu thông không khí hiệu quả
- Sử dụng quạt và hệ thống thông gió cơ học: Trong kho hàng lớn hoặc trong trường hợp cần, sử dụng quạt và hệ thống thông gió cơ học để tạo lưu thông không khí Các quạt có thể được đặt ở các vị trí chiến lược để đảm bảo lưu thông đều và hiệu quả
- Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm: Sử dụng hệ thống thông gió để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm bên trong bên kho Điều này có thể đòi hỏi điều khiển lưu thông không khí và sử dụng thiết bị như máy làm lạnh hoặc máy sấy
- Bảo vệ hàng hóa khỏi bụi và cặn bã: Đảm bảo rằng hệ thống thông gió được bảo dưỡng định kỳ để loại bỏ bụi bẩn và cặn bã Bụi bẩn có thể gây hư hỏng hàng hóa và làm giảm hiệu suất thông gió
- Làm sạch và bảo dưỡng thường xuyên: Hệ thống thông gió cần được làm sạch và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo rằng nó hoạt động hiệu quả Điều này bao gồm việc kiểm tra quạt, lọc không khí, và các thành phần khác của hệ thống
- An toàn: Đảm bảo rằng hệ thống thông gió không tạo ra nguy cơ an toàn cho nhân viên hoặc hàng hóa Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng không có mối nguy hiểm từ quạt hoặc thiết bị thông gió
- Đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động: Đảm bảo rằng các phương tiện vận chuyển có hệ thống thông gió hoạt động tốt và được bảo dưỡng định kỳ Điều này bao gồm kiểm tra quạt và cửa sổ, và đảm bảo rằng chúng ta có thể tạo lưu thông không khí cần thiết
- Kiểm soát nhiệt độ: Trong vận tải hàng hóa nhạy cảm về nhiệt độ, hệ thống thông gió cần được sử dụng để duy trì nhiệt độ lý tưởng Điều này có thể làm bằng cách điều chỉnh quạt hoặc cửa sổ để tạo sự tuần hoàn không khí trong khoang
- Đảm bảo không khí tươi : Đảm bảo rằng không khí bên ngoài có thể được cung cấp vào khoang vận chuyển để duy trì sự tươi mát và sạch sẽ Điều này giúp duy trì hiệu suất và đảm bảo không gian sạch sẽ
- Làm sạch và bảo quản hệ thống thông gió: Hệ thống thông gió cần được làm sạch định kỳ để loại bỏ bụi bẩn và cặn bã Điều này giúp duy trì hiệu suất và đảm bảo không gian không khí sạch sẽ
- Điều khiển tốc độ thông gió: Trong trường hợp cần, điều khiển tốc độ thông gió để đảm bảo rằng hàng hóa không bị tác động bởi luồng không khí quá mạnh hoặc quá yếu
- An toàn: Đảm bảo rằng hệ thống thông gió không tạo ra nguy cơ va chạm hoặc hiểm họa cho nhân viên hoặc hàng hóa trong quá trình vận chuyển
CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CẢNG ICD, KHO NGOẠI QUAN, KHO HÀNG TỔNG HỢP, KHO HÀNG LẠNH, KHO CFS, KHO HÀNG KHÔNG KÉO DÀI, CHUỐI CUNG ỨNG LẠNH
Cảng ICD
-ICD là viết tắt của Inland Container Depot, được hiểu là cảng cạn hay cảng nô ‚i địa, cảng khô.
- Bãi chứa container (Marshalling Yard/Container Yard)
- Khu vực thông quan hàng hóa - Trạm hàng lẻ (CFS), kho ngoại quan, khu tái chế đóng gói hàng hóa, khu vực văn phòng, cổng giao nhận container, cổng dành riêng cho xe máy, xưởng sửa chữa và nơi vệ sinh container
3.1.3 Hoạt động của cảng ICD:
Tập kết, trung chuyển hàng hóa: Cảng cạn ICD là nơi tập kết, trung chuyển hàng hóa từ các khu vực sản xuất, tiêu thụ đến cảng biển Hàng hóa được vận chuyển đến cảng cạn ICD bằng các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.
Lưu trữ hàng hóa: Cảng cạn ICD có các kho bãi để lưu trữ hàng hóa trong thời gian chờ vận chuyển đến cảng biển hoặc đến các khu vực tiêu thụ
Phân phối hàng hóa: Cảng cạn ICD có thể thực hiện phân phối hàng hóa đến các khu vực tiêu thụ bằng các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa
Làm thủ tục hải quan: Cảng cạn ICD được phép làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển bằng container.
Kho ngoại quan ( BONDED WAREHOUSE )
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Hải quan 2014, kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam
3.2.2 Dịch vụ tại kho ngoại quan:
- Đóng gói bao bì, phân loại hàng hoá, bảo dưỡng - Lấy mẫu hàng hóa để quản lý hoặc thông quan
- Chuyển quyền sở hữu hàng hóa
- Đặc biệt, các kho ngoại quan chuyên dùng chứa hóa chất, xăng dầu được phép thay đổi chủng loại hàng hóa khi đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan quốc gia và yêu cầu quản lý nghiệp vụ quốc gia có liên quan
3.2.3 Hoạt động của kho ngoại quan:
- Lưu trữ hàng hóa: lưu trữ hàng hóa nhập khẩu trước khi được phân phối vào thị trường
- Kiểm soát hải quan: đảm bảo các qui trình hợp pháp của hàng hóa
- Quản lý vận chuyển: đảm bảo rằng hàng hóa được gửi đi và nhận về một cách an toàn, đúng hẹn và tuân thủ các quy định về xuất nhập khẩu
- Tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu: giảm bớt thời gian và chi phí trong việc thực hiện các quy trình hải quan.
Kho hàng tổng hợp
- Kho tổng hợp là nơi lưu trữ của bên thứ ba, nơi các lô hàng nhỏ được tập trung tại các xe tải lớn rồi mang đến một điểm bán lẻ Các lô hàng tổng hợp có thể được phân phối theo khu vực trước khi chuyển đến tay người tiêu dùng.
Hơn nữa , các cơ sở này có vị trí chiến lược để đáp ứng kịp thời các nhu cầu biến động của khách hàng Mô tả trực quan cách hoạt động của kho tổng hợp hàng hóa như sau:
3.3.2 Dịch vụ tại kho tổng hợp :
- Dịch vụ cho thuê kho chứa hàng hóa - Dịch vụ kiểm đếm nhập xuất hàng hóa - Dịch vụ kiểm kê và báo cáo tồn kho định kỳ - Dịch vụ vận chuyển phân phối hàng hóa - Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa trong kho - Dịch vụ đóng gói, dán nhãn hàng hóa
3.3.3 Các hoạt động cơ bản tại kho hàng tổng hợp:
Lưu trữ hàng hóa: Kho hàng tổng hợp có thể lưu trữ nhiều loại hàng hóa khác nhau, bao gồm cả hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa nội địa, hàng hóa nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, v.v
Bảo quản hàng hóa: Hàng hóa được lưu trữ tại kho hàng tổng hợp phải được bảo quản trong điều kiện an toàn, tránh hư hỏng, mất mát.
: Kho hàng tổng hợp có thể thực hiện các hoạt động phân phối
Phân phối hàng hóa hàng hóa đến các khu vực tiêu thụ
Vận chuyển hàng hóa: Kho hàng tổng hợp có thể kết hợp với các nhà vận tải để cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
Kho hàng lạnh
- Kho lạnh là một kho chứa hàng hóa được điều chỉnh nhiệt độ để bảo quản các sản phẩm tươi sống, đông lạnh hay dễ hư hỏng Kho lạnh được thiết kế với hệ thống cách nhiệt và làm lạnh đặc biệt để giữ cho nhiệt độ bên trong ổn định và hướng đến mục tiêu của việc bảo quản
3.4.2 Một số kho hàng lạnh phổ biển
- Kho lạnh chế biến - Kho lạnh phân phối, kho trung chuyển - Kho thương nghiệp
- Kho lạnh mini - Kho lạnh bảo quản đông - Kho bảo quản lạnh
3.4.3 Các hoạt động cơ bản tại kho hàng lạnh:
Lưu trữ hàng hóa: Kho hàng lạnh được sử dụng để lưu trữ các loại hàng hóa cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Bảo quản hàng hóa: Hàng hóa được lưu trữ tại kho hàng lạnh phải được bảo quản trong điều kiện an toàn, tránh hư hỏng, mất mát
Phân phối hàng hóa: Hàng hóa được lưu trữ tại kho hàng lạnh có thể được phân phối đến các khu vực tiêu thụ.
Kho CFS
- CFS ( Certificate of free sale) :là loại phí được thu khi hàng ở trong kho để chờ xếp lên container hoặc tháo dỡ từ container xuống Chi phí này sẽ được bộ phận công vụ hỗ trợ tập kết hàng, bảo quản tại kho CFS yêu cầu doanh nghiệp phải chi trả
- CFS còn được coi là giấy chứng nhận lưu hành tự do( tại Khoản 1 Điều 36 Luật
- CFS ( Container Freight Station ): Hiểu một cách đơn giản là điểm giao hàng lẻ
Cụ thể, kho CFS là một hệ thống kho, bãi được sử dụng để thu gom, chia tách hàng lẻ hay còn gọi là hàng LCL( Less than Container load)
3.5.2 Đặc điểm của kho CFS:
3.5.2.1 Hoạt động cơ bản tại CFS:
- Đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa chờ xuất khẩu.
- Nhận hàng quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào các địa điểm thu gom hàng lẻ trong cảng để chia tách, đóng ghép chung container xuất khẩu hoặc đóng ghép chung với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
- Hỗ trợ chủ hàng, bên vận tải chia tách lô hàng nhập khẩu chờ làm thủ tục hải quang hoặc đóng ghép container xuất sang các nước thứ 3.
- Thay đổi quyền sở hữu hàng hóa trong thời gian lưu trữ.
1 Người gom hàng tiếp nhận các lô hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau 2 Phân loại, sắp xếp, tập hợp hàng lẻ, tiến hành kiểm tra hải quan rồi đóng vào container tại kho CFS 3 Chuyển các container cho địa điểm đến bằng tuyến đường phù hợp (đường sắt, tàu, hàng không, …) 4 Tại nơi đến, đại lý của người gom hàng sẽ tiếp nhận các container này, dỡ hàng vào giao hàng cho người nhận.
- Nếu doanh nghiệp có nhiều lô hàng lẻ và xuất khẩu đến nhiều khách hàng tại một quốc gia thì kho CFS sẽ là điểm tập kết thu gom hàng lẻ thành một lô lớn đóng đầy Container Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí, thủ tục xuất khẩu và thời gian tải hàng.
- Nếu doanh nghiệp có ít hàng thì kho CFS sẽ là nơi giúp các chủ hàng có thể ghép chung với nhiều chủ hàng khác để đóng đầy Container, từ đó tiết kiệm chi phí vận chuyển và thuận tiện trong khâu thủ tục.
- Theo Điều 61 Luật Hải quan, hàng hóa trong kho CFS nếu lưu giữ quá thời gian quy định (khoảng 90 ngày tính từ lúc nhập kho) sẽ cần phải đưa ra khỏi kho và xử lý theo quy định tại Điều 57 Luật Hải quan hàng hóa.
- Các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa tại kho CFS khá phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao, bởi các hoạt động tại kho CFS được kiểm soát cực kỳ nghiêm ngặt từ cán bộ hải quan.
- Các kho CFS thường đặt gần cảng, vậy nên các doanh nghiệp có thể sẽ phải phát sinh thêm chi phí kéo hàng về lưu tại kho CFS.
Kho hàng không kéo dài
3.6.1: Khái niệm kho hàng không kéo dài:
- Kho hàng không kéo dài là khu vực kho, bãi có diện tích rộng lớn dùng để lưu trữ các loại hàng hóa, sản phẩm xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không Các hàng hóa hóa này chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
- Hay kho hàng không kéo dài là một loại cơ sở lưu trữ hàng hóa được thiết kế để đặc biệt phục vụ cho việc lưu trữ và quản lý các sản phẩm dài, không thể xếp chồng lên nhau, như tấm ván, ống dẫn, hay các sản phẩm dài khác.
3.6.2 Hoạt động cơ bản của kho hàng không kéo dài trong logistics:
1 Nhận hàng : Tiếp nhận các sản phẩm dài từ nguồn cung ứng hoặc từ dây chuyền sản xuất.
2 Xử lý hàng hóa: Kiểm tra, đánh giá và ghi nhận thông tin về sản phẩm để đảm bảo chất lượng và tính toàn vẹn của chúng.
3 Lưu trữ: Xếp sản phẩm vào kho theo cách phù hợp để tối ưu hóa không gian lưu trữ và dễ dàng truy cập.
4 Quản lý hàng tồn kho: Theo dõi và ghi nhận thông tin về số lượng và vị trí của sản phẩm trong kho để dễ dàng tìm kiếm và quản lý.
5 Chuẩn bị hàng hóa: Chuẩn bị và đóng gói hàng hóa cho việc vận chuyển hoặc giao hàng cho khách hàng k hi có yêu cầu.
6 Vận chuyển: Sắp xếp và vận chuyển hàng hóa từ kho đến điểm đích thông qua các phương tiện vận tải phù hợp.
7 Kiểm soát chất lượng: Đảm bảo rằng hàng hóa được bảo quản và vận chuyển một cách an toàn và đúng cách để tránh hỏng hóc và mất mát.
3.6.3 Chức năng của kho hàng không kéo dài:
- Thuận tiện trong việc ghép và gom hàng- Thúc đẩy các dịch vụ hàng không phát triển- Tiết kiệm chi phí vận chuyển đến cảng hàng không
Chuỗi cung ứng lạnh
- Chuỗi cung ứng lạnh là một hệ thống cung ứng hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ, được thiết kế để duy trì điều kiện nhiệt độ thích hợp cho các sản phẩm dễ hỏng như thực phẩm đông lạnh, sản phẩm y tế, hoặc hóa phẩm nhạy cảm với nhiệt độ Mục tiêu của chuỗi cung ứng lạnh là đảm bảo rằng các sản phẩm này được vận chuyển và lưu trữ trong môi trường nhiệt độ kiểm soát được để giữ cho chúng tươi ngon và an toàn.
- Xét về mặt vật lý: cấu trúc cơ bản của chuỗi cung ứng lạnh về mặt vật lý bao gồm 2 phần:
Hệ thống kho lạnh: Hệ thống kho lạnh sẽ có vai trò lưu trữ cũng như bảo quản hàng hóa tại các điểm Logistics quan trọng Tại đây, hàng hóa sẽ được lưu trữ trước khi đến tay người dùng hay những điểm phân phối khác.
Xe tải lạnh: Xe tải lạnh sẽ có vai trò phân phối và đảm bảo các điều kiện của hàng hóa như: Độ ẩm, nhiệt độ, luôn đạt trạng thái tốt nhất trong suốt quá trình giao nhận
- Với mỗi loại hàng hóa khác nhau, chuỗi cung ứng lạnh sẽ cung cấp nhiệt độ phù hợp.
3.7.3 Các hoạt động trong chuỗi cung ứng lạnh:
1 Lưu trữ và quản lý kho : Duy trì các kho lạnh có điều kiện nhiệt độ kiểm soát được để lưu trữ hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ.
2 Đóng gói và đóng thùng hàng: Đóng gói sản phẩm vào bao bì phù hợp và đóng thùng hàng để bảo vệ chúng khỏi biến chất và hỏng hóc trong quá trình vận chuyển.
3 Vận chuyển: Sử dụng phương tiện vận chuyển đặc biệt như xe tải lạnh hoặc container lạnh để vận chuyển hàng hóa trong môi trường nhiệt độ kiểm soát được.
4 Giám sát và điều khiển nhiệt độ: Theo dõi và kiểm soát nhiệt độ của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ để đảm bảo chúng không bị hỏng hóc.
5 Xử lý đơn đặt hàng: Chuẩn bị và xử lý các đơn đặt hàng từ khách hàng, bao gồm cả việc đóng gói và vận chuyển sản phẩm.
6 Bảo quản chất lượng: Đảm bảo rằng hàng hóa được bảo quản trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm.
7 Theo dõi và quản lý chuỗi cung ứng: Theo dõi và quản lý các quy trình và hoạt động trong chuỗi cung ứng lạnh để đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và y tế.
3.7.4 Chức năng của chuỗi cung ứng lạnh:
- Đảm bảo hàng hóa có chất lượng tốt nhất, hạn chế hư hỏng bằng cách kéo dài thời gian lưu trữ
- Gia tăng trải nghiệm, xây dựng lòng trung thành cho khách hàng - Tạo cơ hội hợp tác quốc tế, phát triển bền vững: Việc ứng dụng chuỗi cung ứng lạnh cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của mình ra quốc tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp nước ngoài.
GIỚI THIỆU MÃ SKU VÀ VAI TRÒ TRONG HOẠT ĐỘNG
Mã SKU
- SKU – Stock Keeping Unit (Mã sản phẩm lưu kho) là một mã định danh duy nhất cho từng sản phẩm giúp theo dõi hàng tồn kho dễ dàng hơn hay hiểu một cách đơn giản đó là mã hàng hóa SKU là công cụ quan trọng đối với các nhà bán lẻ và bán buôn, cho phép họ xác định sản phẩm và giám sát mức tồn kho trên các hệ thống và kênh dựa trên một chuỗi các kí tự gồm số và / hoặc chữ.
- Đối với một sản phẩm, những thuộc tính có thể đặt trong mã SKU bao gồm: loại sản phẩm, nhà sản xuất, mô tả, vật liệu, kích thước, màu sắc, bao bì, các chính sách bảo hành… Tùy từng lĩnh vực cũng như các thức quản lý kho, cách tổ chức xây dựng doanh nghiệp, có thể thiết kế SKU cho phù hợp Chính vì vậy, mã SKU là 1 yếu tố quan trọng trong quy trình quản lý hàng hóa và quản lý tồn kho.
- Trong các trường thông tin của sản phẩm, nên cân nhắc những thông tin nào là quan trọng nhất và giúp bạn phân biệt được giữa sản phẩm này với các sản phẩm khác thì hãy đưa vào trong mã SKU để tránh tình trạng nhồi nhét quá nhiều thông
- Thông thường một SKU nên gồm những yếu tố sau đây:
+ Tên nhà sản xuất / tên thương hiệu.
+ Mô tả sản phẩm: về chất liệu (cotton, kaki, lụa, gấm…); hình dáng (dài, ngắn…).
+ Ngày mua hàng: gồm các số ngày, tháng, năm (chỉ nên dùng 2 số cuối).
+ Kho lưu trữ: nếu có nhiều kho hàng nên có ký hiệu riêng cho từng kho theo khu vực Hà Nội, Hồ Chí Minh… hay theo quận, huyện.
+ Tình trạng sản phẩm: còn mới hay đã qua sử dụng.
Hình 4.3 Mô tả về mã SKU
Kết hợp tất cả các yếu tố (biến thể) trên lại cùng nhau, ta sẽ đặt SKU cho sản phẩm theo danh mục một cách dễ dàng.
Vai trò của SKU trong hoạt động kho bãi
1 Định danh sản phẩm: Mỗi SKU đại diện cho một loại sản phẩm cụ thể hoặc một biến thể cụ thể của sản phẩm SKU giúp xác định một cách chính xác sản phẩm trong kho bãi và phân biệt nó khỏi các mặt hàng khác.
2 Theo dõi và quản lý hàng tồn kho: ã SKU giỳp xỏc định chớnh xỏc từng sản phẩm, từ đú dễ dàng theo dừi số lượng, vị trí, tình trạng của sản phẩm trong kho. ã Việc theo dừi SKU giỳp quản lý hàng tồn kho hiệu quả, trỏnh tỡnh trạng thiếu hụt hoặc tồn kho quá nhiều. ã SKU giỳp kiểm soỏt tốt việc xuất nhập kho, đảm bảo hàng húa được luõn chuyển nhanh chóng.
3 Nâng cao hiệu quả hoạt động kho bãi: ã SKU giỳp đơn giản húa cỏc quy trỡnh trong kho bói như: thu gom, đúng gúi, vận chuyển, sắp xếp, phân loại sản phẩm. ã Việc sử dụng SKU giỳp tiết kiệm thời gian và chi phớ vận hành kho bói. ã Nõng cao hiệu quả trong việc xử lý đơn hàng và phục vụ khỏch hàng.
4 Quản lý, thanh toán đơn hàng chính xác và đơn giản hơn: Khi có đơn hàng, người bán chỉ cần ghi nhận mã của sản phẩm Từ đó, quy trình quản lý được thống nhất, đơn giản hơn và hạn chế tình trạng nhầm lẫn, sai sót.
5 Lập kế hoạch cho việc bán hàng, nhập kho: Việc áp mã cho sản phẩm sẽ giúp các thông tin được thống nhất, chúng ta sẽ thu được các thông tin về hàng nhập kho, số lượng hàng bán, thời gian lưu kho,… Qua đó, có thể thống kê được những mặt hàng bán chạy, khó bán, bán chậm Tiếp theo, sẽ tiến hành lập kế hoạch để nhập kho những mặt hàng được ưa chuộng, bán chạy và giảm hàng tồn kho những mặt hàng bán chậm hay khó bán.
6 Tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm:
- SKU giúp truy xuất nguồn gốc sản phẩm một cách nhanh chóng và chính xác. ã Việc truy xuất nguồn gốc giỳp đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp. ã Tăng cường niềm tin của khỏch hàng vào sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
7 Tích hợp với các hệ thống khác: ã SKU cú thể được tớch hợp với cỏc hệ thống khỏc như hệ thống bỏn hàng, hệ thống kế toán, hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM). ã Việc tớch hợp giỳp tự động húa cỏc quy trỡnh, nõng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
MÔ HÌNH CROSS DOCKING VÀ MÔ HÌNH KHO HÀNG TRUYỀN THỐNG
Mô hình Cross docking
- Cross docking là một kĩ thuật logistics nhằm loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng Thay vì lưu trữ hàng hóa, mô hình này tập trung vào việc tiếp nhận, phân loại và chuyển hàng hóa trực tiếp đến điểm cuối cùng Ý tưởng chính của kĩ thuật này là chuyển các lô hàng trực tiếp từ các trailer đến cho các trailer đi – bỏ qua quá trình lưu trữ trung gian Các lô hàng thông thường chỉ mất khoảng một ngày ở Cross dock và đôi khi chưa tới 1 giờ.
5.1.2 Cách thức hoạt động của mô hình Cross docking:
1 Hàng hóa từ các nhà cung cấp( NCC) khác nhau được tiếp nhận tại kho Cross docking.
2 Hàng hóa được phân loại dựa trên điểm đến, loại sản phẩm, v.v.
3 Hàng hóa được chuyển tải trực tiếp đến các phương tiện vận chuyển khác để đi đến điểm cuối cùng.
4 Hàng hóa có thể được chọn hợp nhất hoặc chia nhỏ tùy theo yêu cầu của khách hàng.
5.1.3.Mô hình chung của phương pháp quản lý kho hàng hóa Cross docking:
1 Cross docking sản xuất (Manufacturing Cross Docking ): Hỗ trợ và thu gom các nguồn cung đầu vào để hỗ trợ Just-in-time trong sản xuất.
2 Cross docking nhà phân phối (Distributor Cross Docking): Thu gom các sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp khác nhau vào một pallet sản phẩm hỗn hợp
Pallet này sẽ được giao cho khách hàng ngay khi thành phần cuối cùng được nhận.
3 Cross docking vận tải (Transportation Cross Docking): Hoạt động này kết hợp các lô hàng từ một số nhà vận tải khác nhau ở dạng LTL hoặc theo gói nhỏ nhằm lợi thế kinh tế về quy mô (Economies of scale).
4 Cross docking bán lẻ (Retail Cross Docking): Quá trình này liên quan đến việc tiếp nhận các sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp và phân loại chúng vào các xe tải đầu ra cho một số cửa hàng bán lẻ.
5 Cross docking cơ hội (Opportunistic Cross Docking): Có thể sử dụng ở bất kì kho hàng nào, chuyển một sản phẩm trực tiếp từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng nhằm đáp ứng một nhu cầu biết trước ví dụ như một đơn đặt hàng của khách hàng.
- Giúp làm giảm thiểu không gian và lượng hàng tồn kho - Giảm chi phí vận chuyển
- Giữ tất cả các hàng hóa cần thiết trong cùng một kho giúp việc tìm kiếm hàng hóa nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều
- Giảm rủi ro về sản phẩm bị hư hỏng - Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm tới tay người tiêu dung cuối cùng
- Yêu cầu cao về hệ thống: Cần có hệ thống quản lý kho hàng và vận tải hiệu quả
- Khó khăn trong việc phối hợp giữa các nhà cung cấp, nhà kho và đơn vị vận chuyển
- Không phù hợp với các loại hàng hóa dễ hư hỏng hoặc cần bảo quản đặc biệt
Mô hình kho hàng truyền thống
- Mô hình kho hàng truyền thống: là mô hình lưu trữ hàng hóa phổ biến nhất, trong đó hàng hóa được nhận vào kho, lưu trữ trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó xuất ra khỏi kho khi có đơn hàng.
1 Hàng hóa được nhận vào kho từ nhà cung cấp 2 Hàng hóa được kiểm tra, phân loại và lưu trữ trong kho 3 Hàng hóa được xuất ra khỏi kho khi có đơn hàng từ khách hàng 4 Hàng hóa được đóng gói và giao hàng cho khách hàng
- Đơn giản, dễ dàng vận hành và quản lý - Linh hoạt, phù hợp với nhiều loại hình khác nhau - Chi phí đầu tư thấp, không cần đầu tư vào công nghệ cao
- Hiệu quả thấp, tốn thời gian và nhân công trong quá trình xử lý hàng hóa
- Chi phí lưu kho, quản lí kho bãi cao
- Khó khăn trong việc theo dõi và quản lí hàng hóa trong kho
So sánh mô hình Cross docking và mô hình kho hàng truyền thống
- Cả hai mô hình đều liên quan đến việc quản lí, kiểm soát và xử lý hàng hóa nhằm tối ưu hóa quá trình vận chuyển và lưu trữ hàng hóa để giảm thiểu thời gian và chi phí.
- Cả mô hình Cross Docking và mô hình kho hàng truyền thống có thể được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng khác nhau.
5.3.2 Điểm khác biệt giữa Mô hình Cross docking và Mô hình truyền thống: Đặc điểm Mô hình Cross Docking Mô hình kho hàng truyền thống
- Ngắn hoặc thậm chí loại bỏ hoàn toàn
( Hàng hóa được nhận và chuyển giao nhanh chóng, không cần lưu trữ trong kho trong thời gian dài.)
- Xử lý hàng hóa nhanh chóng: Hàng hóa nhận từ NCC được xử lý và chuyên giao nhanh chóng tới khách hàng tiếp theo
- Xử lý hàng hóa bao gồm kiểm tra chất lượng, đóng gói, đếm số lượng, gắn nhãn và sắp xếp hàng hóa theo các tiêu chuẩn nhất định
3 Quy - Quản lí đơn hàng - Theo dõi hàng tồn kho, hàng hóa - Đồng bộ việc xử lý - Phân phối hàng trong kho
- Quản lý đơn đặt hàng tối ưu hóa sự di chuyển và
- Sắp xếp hàng hóa trong kho.
- Tối ưu hóa quá trình vận chuyển
- Giảm thời gian vận chuyển và chi phí liên quan
- Loại bỏ hoặc giảm thiểu các bước trung gian và thời gian lưu kho
- Quá trình kiểm tra, đóng gói và sắp xếp hàng hóa trong kho phức tạp - Kéo dài thời gian, tạo sự chậm trễ trong quá trình phân phối - Rủi to tổn thất hàng hóa tự nhiên cao như: hư hỏng, mất mác hoặc thất lạc có thể xảy ra trong quá trình lưu trữ và xử lí hàng hóa
Cả hai mô hình đều có thể áp dụng các biện pháp và quản lý hiệu quả để giảm tổn thất hàng hóa tự nhiên và tối ưu hoạt động kho hàng Tuy nhiên, Cross Docking có tiềm năng giảm tổn thất hàng hóa tự nhiên và đạt được tốc độ phân phối nhanh hơn nhờ vào việc loại bỏ quá trình lưu trữ dài hạn trong kho.
Định nghĩa
- An toàn lao động trong kho hàng là một vấn đề quan trọng cần được quan tâm và thực hiện nghiêm túc Kho hàng là nơi tập trung nhiều hàng hóa, nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc, với nhiều kích thước, trọng lượng khác nhau Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động, gây ra tai nạn, thương tích cho người lao động.
Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn kho hàng
- Tai nạn do xe nâng hàng: theo Hội đồng an toàn quốc gia xe nâng hàng là , nguyên nhân gây ra 78 ca tử vong liên quan đến công việc và 7,290 ca chấn thương không liên quan đến những ngày nghỉ làm vào năm 2020.
- Tai nạn do vật nặng rơi, đổ: Đây là một trong những mối nguy hiểm phổ biến nhất trong kho hàng.
-Tai nạn do điện giật: Kho hàng thường có nhiều thiết bị điện, máy móc hoạt động
Nếu không được sử dụng và bảo dưỡng đúng cách, các thiết bị này có thể gây ra tai nạn điện giật.
- Tai nạn do hóa chất: Kho hàng có thể chứa nhiều loại hóa chất, nguyên vật liệu nguy hiểm Nếu không được bảo quản đúng cách, các hóa chất này có thể gây ra rò rỉ, tràn, đổ vỡ bồn chứa hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân hay dẫn tới các vụ cháy nổ, trong nhà kho.
- Tai nạn do hỏa hoạn: Kho hàng thường chứa nhiều vật liệu dễ cháy nổ Nếu không được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy đầy đủ và hoạt động hiệu quả, hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây ra thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
- Người lao động vô tình hoặc cố ý vi phạm các tiêu chuẩn, quy trình sử dụng máy an toàn và không thực hiện theo nội quy an toàn của xưởng sản xuất.
Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong kho hàng
- Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động : Các thiết bị bảo hộ lao động cần được trang bị đầy đủ và sử dụng đúng cách như mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, găng tay, ủng, khẩu trang,
-Thiết kế, bố trí kho hàng khoa học: Kho hàng cần được thiết kế, bố trí khoa học, đảm bảo an toàn cho người lao động, bao gồm:
Sắp xếp hàng hóa gọn gàng, ngăn nắp, đảm bảo cân bằng, không bị rơi, đổ.
- Lắp đặt hệ thống giá kệ chắc chắn, đạt tiêu chuẩn
- Đảm bảo lối đi thông thoáng, không có vật cản
-Thực hiện các quy định an toàn lao động : Người lao động cần được đào tạo, huấn luyện về các quy định an toàn lao động, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định này trong quá trình làm việc.
- Kiểm tra, giám sát thường xuyên: Kho hàng cần được kiểm tra, giám sát thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục các nguy cơ mất an toàn lao động
- Ghi biển báo các khu vực nguy hiểm : Những cảnh báo này sẽ giúp cho người quản lý kho hàng, nhân viên khi di chuyển vào khu vực đó chú ý an toàn và cẩn trọng hơn, tránh được những mối nguy hiểm xung quanh.
- Đảm bảo an toàn PCCC trong kho : Doanh nghiệp cần sắp xếp hàng hóa trong kho phải khoa học, để trên giá kệ gọn gàng Các dãy kệ đan xen giữa ngành hàng dễ cháy và khó cháy Không bố trí hàng dễ cháy gần các bóng đèn, dây dẫn, cầu giao, các ổ cắm,…