Lượng giảm tự nhiên phụ thuộc vào: - Loại hàng và tính chất của hàng hóa vận chuyển, điều kiện vận tải như: khoảng cách vận chuyển, thời hạn bảo quản, số lần xếp dỡ, chuyển tải…- Bao bì
Trang 1BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH
-םםם -CHUYÊN ĐỀ 1:
LƯỢNG GIẢM TỰ NHIÊN, TỔN THẤT HÀNG HÓA VÀ HOẠT ĐỘNGKHO HÀNG
Giảng viên: THS NGUYỄN THỊ HỒNG THUMôn: HÀNG HÓA VẬN TẢI
Nhóm thực hiện: NHÓM 3
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03/ 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH MỤC BẢNG 4
DANH MỤC HÌNH 5
1 Lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hóa 6
1.1 Lượng giảm tự nhiên (Normal Loss) 6
1.1.1 Khái niệm: 6
1.1.2 Nguyên nhân gây ra lượng giảm tự nhiên 7
1.2 Tổn thất hàng hóa ( Abnormal Loss) 8
1.2.1 Khái niệm: 8
1.2.2 Nguyên nhân gây ra tổn thất hàng hóa 9
1.3 Sự khác nhau giữa LGTT VÀ TTHH 9
2 Một số biện pháp phòng ngừa hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa Giới thiệu các loại thônggió và nguyên tắc thông gió trong kho hàng và trong vận tải 10
2.1 Một số biện pháp phòng ngừa hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa 10
2.2 Giới thiệu các loại thông gió và nguyên tắc thông gió trong kho hàng và trong vận tải 15
2.2.1 Các loại thông gió phổ biến: 15
2.2.2 Nguyên tắc thông gió trong kho hàng: 17
2.2.3 Nguyên tắc thông gió trong vận tải: 18
3 Tìm hiểu hoạt động cơ bản 19
3.1: ICD 19
3.1.1 ICD là gì? 19
3.1.2 Hoạt động cơ bản của ICD: 19
3.2 Kho ngoại quan 20
3.2.1 Khái niệm 20
3.2.2 Các hoạt động cơ bản 20
3.3 Kho hàng tổng hợp 20
3.3.1 Khái niệm 20
Trang 34.3: Sự khác nhau giữa mã SKU và mã vạch 26
4.4: Vai trò của mã SKU trong hoạt động kho hàng: 27
5 So sánh mô hình Cross docking và mô hình kho hàng truyền thống 30
5.1 Mô hình kho hàng truyền thống 30
5.2 Mô hình Cross docking 31
5.3 So sánh 2 mô hình trên: 33
6 An toàn lao động trong kho hàng 36
6.1 Khái niệm kho hàng: 36
6.2 Các nguy cơ tiềm ẩn khi làm việc tại kho hàng 36
6.3 Các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn lao động trong kho hàng 39
7 Kết luận chuyên đề 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Lượng giảm tự nhiên ở xăng………7
Hình 1.2 Lượng giảm tự nhiên ở trái cây………7
Hình 1.3 Lượng giảm tự nhiên ở nước đóng chai………8
Hình 1.4 Lượng giảm tự nhiên ở dầu……… 8
Hình 1.5 Lượng giảm tự nhiên khi vận chuyển bột mì………8
Hình 1.6 Lượng giảm tự nhiên hàng lỏng………8
Hình 2.6 Dàn lạnh công nghiệp kho lạnh……… 14
Hình 2.7 Quạt hướng trục thường sử dụng trong nhà kho, khu bếp……… 15
Hình 2.8 Cửa sổ thông gió nhà xưởng, kho hàng……… 15
Hình 2.9 Quạt thông gió âm tường ……….16
Hình 2.10 Quạt thông gió công nghiệp……….16
Hình 2.11 Hệ thống thông gió trong container lạnh……… 16
Hình 4.1: Khái niệm SKU……… 23
Hình 4.2: Cách đọc mã SKU……… 24
Hình 4.3: Sự khác nhau giữa SKU và mã vạch……… 25
Hình 4.4: SKU giúp quản lý hàng hóa tồn kho dễ dàng hơn……… 27
Hình 4.5: SKU trong lập kế hoạch cho việc bán hàng, nhập kho……… 28
Trang 6Hình 5.1 Hình ảnh một kho hàng truyền thống……… 29
Hình 5.2 Nhân công đang làm việc trong kho hàng truyền thống……… 30
Hình 5.3 Tổng quan mô hình Cross Docking………31
Hình 5.4 Hàng hoá được di chuyển liên tục và nhanh chóng nhờ mô hình Cross Docking……… 32
Hình 6.1 Xe nâng va chạm với kệ hàng hóa……….36
Hình 6.2 Xe nâng tông phải người………36
Hình 6.3 Sự cố đổ hóa chất tại kho hàng……… 37
Hình 6.4 Công nhân gặp sự cố trong lúc xếp hàng ……….37
Hình 6.5 Công nhân gặp tai nạn với thiết bị xếp dỡ……… 38
Hình 6.6 Các trang bị bảo hộ cá nhân cần thiết ………39
Hình 6.7 Một số biển báo chú ý……….40
Hình 6.8 Tuyên truyền kỹ năng an toàn cho người lao động……….40
Hình 6.9 Trang bị phòng cháy chữa cháy trong kho hàng……….41
Hình 6.10 Phân chia làn đường xe nâng trong kho hàng………42
Trang 71 Lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hóa
1.1 Lượng giảm tự nhiên (Normal Loss)1.1.1 Khái niệm:
Lượng giảm tự nhiên ( hay hao hụt tự nhiên) là sự thay đổi ( giảm bớt) về trọng lượng của hàng hóa trong quá trình vận tải Lượng giảm tự nhiên phụ thuộc vào:
- Loại hàng và tính chất của hàng hóa vận chuyển, điều kiện vận tải như: khoảng cách vận chuyển, thời hạn bảo quản, số lần xếp dỡ, chuyển tải…
- Bao bì và kết cấu bao bì.
- Các yếu tố của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm của không khí… Đối với một số loại hàng, lượng giảm tự nhiên trong quá trình vận tải là không thể tránh khỏi Khi xảy ra lượng giảm tự nhiên trong giới hạn cho phép (tỷ lệ hao hụt tự nhiên theo quy định) thì không bên nào phải chịu trách nhiệm.
1.1.2 Nguyên nhân gây ra lượng giảm tự nhiên.
- Giảm trọng lượng hàng hóa do bốc hơi.
+ Trong quá trình vận tải, một số loại hàng do đặc điểm mà có thể mất đi một lượng nước do bốc hơi làm giảm trọng lượng của chúng Hiện tượng bốc hơi liên quan mật thiết với đặc tính hàng hóa, bao bì, nhiệt độ, thời tiết và phương pháp bảo quản + Ví dụ: các loại hàng như: rau quả tươi, xăng, dầu, bia, rượu đóng chai, các loại
Hình 1.1 Lượng giảm tự nhiên ở xăng Hình 1.2 LGTN ở trái cây
Trang 8Hình 1.3 LGTN ở nước đóng chai Hình 1.4 LGTN ở dầu
- Giảm trọng lượng do rơi vãi.
+ Trong quá trình vận tải, các loại hàng hạt nhỏ, hàng lỏng, hàng đổ đống… bị giảm khối lượng do bị rơi vãi Nguyên nhân gây ra rơi vãi là do: bao bì và chất lượng bao bì không đảm bảo, do khi vận chuyển hàng hóa bị xô, bị lắc, bị chấn động…Ví dụ: vận chuyển xăng dầu, gạo, bột mì, lúa mạch…
+ Ở Liên bang Nga, lượng giảm tự nhiên được xác định cho từng loại hàng (có đặc
tính hao hụt tự nhiên) theo điều kiện vận chuyển cụ thể Tỷ lệ hao hụt tự nhiên nằm trong giới hạn từ 0,1% - 3,4% Khi vận chuyển bột mì, nếu khoảng cách vận chuyển dưới 1000km, tỷ lệ hao hụt tự nhiên là 0,1%; khoảng cách từ 1000-2000km: 0,15% và cự ly trên 2000km là 0,20%.
Hình 1.5 LGTN khi vận chuyển bột mì Hình 1.6 LGTN hàng lỏng 1.2 Tổn thất hàng hóa ( Abnormal Loss)
1.2.1 Khái niệm:
Trang 9Hình 1.7 Tổn thất hàng hóa do đắm tàu.1.2.2 Nguyên nhân gây ra tổn thất hàng hóa
- Trong khi xếp dỡ, bảo quản không chú ý nhãn hiệu, trọng lượng một mã hàng hóa quá sức nâng của cần trục, công cụ mang hàng không được kiểm tra trước khi sử dụng,
- Trong hầm tàu hàng bị nén ép, xô đẩy khi tàu chạy do xếp quá chiều cao cho phép, chèn lót không cẩn thận,
- Do thấm nước hoặc do ẩm ướt - Do ảnh hưởng của nhiệt độ - Do thông gió không kịp thời.
- Do xác côn trùng, vi sinh vật có hạ.
Hình 1.8 Tổn thất hh do lệnh cont Hình 1.9 Tổn thất hh do hh bị chèn
1.3 Sự khác nhau giữa LGTT VÀ TTHH.
Trang 10Bảng 1.1 Bảng so sánh sự khác nhau giữa Lượng giảm tự nhiên và Tổn thất hàng hóa.
2 Một số biện pháp phòng ngừa hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa Giớithiệu các loại thông gió và nguyên tắc thông gió trong kho hàng vàtrong vận tải.
2.1 Một số biện pháp phòng ngừa hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa.
- Gắn mác hàng hóa một cách rõ ràng và chính xác : Đảm bảo rằng tất cả hàng
hóa được gắn mác với thông tin đầy đủ, rõ ràng và chính xác về sản phẩm, khối lượng, kích thước, ngày sản xuất, ngày hết hạn để dễ dàng quản lý.
- Giám sát nhiệt độ và độ ẩm: Đối với hàng hóa nhạy cảm về nhiệt độ và độ ẩm,
sử dụng thiết bị giám sát và điều khiển để đảm bảo rằng điều kiện lý tưởng được duy trì suốt quá trình vận chuyển và lưu trữ.
- Lựa chọn và sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp: Chọn phương tiện
phù hợp với loại hàng hóa Điều này bao gồm việc lựa chọn xe cơ giới, container, hoặc khoang tàu biển phù hợp với tính chất của hàng hóa.
- Chuẩn bị tàu: Chuẩn bị tàu chu đáo trước khi nhận hàng để vận chuyển.
+ Các hầm, khoang chứa hàng phải được vệ sinh sạch sẽ đạt yêu cầu đối với từng
Lượng giảm tự nhiên Tổn thất hàng hóa
Kiểm soát + Không thể kiểm soát được hoàn toàn.
+ Có thể kiểm soát được hoàn toàn
Bồi thường + Người vận chuyển không phải bồi thường
+ Người vận chuyển phải bồi thường.
Trang 11+ Kiểm tra sự kín nước của hầm hàng: kiểm tra các đường ống dẫn dầu, nước chạy qua hầm, các ống thoát nước, ống đo nước lacanh, ballast, các lỗ la canh, các tấm nắp miệng hầm hàng, hệ thống thông gió hầm hàng tất cả phải ở điều kiện, trạng thái tốt.
+ Công tác chuẩn bị tàu, hầm hàng phải được ghi vào nhật ký tàu.
Hình 2.1 Giám định sạch sẽ, sự phù hợp của hầm hàng
Hình 2.2 Kiểm tra kín nước hầm hàng bằng vòi rồng
- Vật liệu đệm lót, cách ly: Vật liệu đệm lót phải chuẩn bị đầy đủ, thích hợp đối
với từng loại hàng và tuyến đường hành trình của tàu Sử dụng đóng gói chất lượng, bao gồm thùng carton, pallets, vật liệu bảo vệ, chèn lót như bọt biển, túi khí hoặc giấy kín để đảm bảo hàng hóa được bảo vệ khỏi va đập và yếu tố môi trường.
+ Các vật liệu đệm lót phải đảm bảo cách ly được hàng với thành, sàn tàu và với các lô hàng với nhau và đảm bảo không để hàng bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.
+ Các vật liệu đệm lót thường là các loại bạt, chiếu cói, cót, giấy nilon, gỗ ván, gỗ thanh…
Trang 12+ Trong một số trường hợp, có thể dùng hàng hóa để chèn lót.
Hình 2.3 Túi khí chèn hàng container- Phân bố hàng xuống các hầm hợp lý:
+ Đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền viên, đảm bảo tận dụng được sức chứa và trọng tải tàu, tiến độ làm hàng…
+ Đảm bảo sao cho mỗi loại hàng với tính chất cơ, lý, hóa, sinh của chúng được xếp vào những chỗ thích hợp để vận chuyển và không làm ảnh hưởng xấu đến các hàng hóa xếp quanh nó như:
· Hàng tỏa mùi mạnh (cá, da muối ) với hàng có tính hút mùi mạnh (như chè, thuốc, gạo, đường )
· Hàng tỏa ẩm (lương thực, hàng lỏng ) với hàng hút ẩm (bông, vải, đường ) · Hàng tỏa bụi mạnh (như xi măng, phân chở rời, lưu huỳnh ) không được xếp
cùng thời gian với các loại hàng mà có thể bị hỏng bởi bụi (bông, vải, sợi ) · Hàng dễ cháy nổ cần xếp xa với các nguồn nhiệt như buồng máy, ống khói… · Các loại hàng lỏng chứa trong thùng nên xếp vào các hầm riêng nếu xếp chung
với các hàng khác thì nên xếp ở dưới cùng và sát về vách sau của hầm
Trang 13Hình 2.4 Phân bổ hàng hóa lên tàu hợp lý
Hình 2.5 Cách sắp xếp hàng hóa hợp lý
- Kiểm tra hàng hóa trước và sau khi nhận: Kiểm tra hàng hóa cẩn thận và ghi
chép lại bất kì hư hỏng hoặc thiếu hụt nào Điều này giúp xác định nguồn gốc của vấn đề và đưa ra các biện pháp sửa chữa hoặc bồi thường thích hợp.
- Giám sát quá trình vận chuyển hàng hóa nghiêm ngặt: Sử dụng các hệ thống
giám sát và theo dõi liên tục để theo dõi hàng hóa trong thời gian vận chuyển và lưu trữ để có thể đảm bảo hàng hóa không bị mất trộm hoặc bị gian lận trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
Những biện pháp này có thể giảm thiểu rủi ro hư hỏng và thiếu hụt hàng hóa đồng thời tạo ra môi trường an toàn và hiệu quả cho vận chuyển cũng như lưu trữ hàng hóa.
Trang 142.2 Giới thiệu các loại thông gió và nguyên tắc thông gió trong kho hàng và trongvận tải.
- Thông gió: là quá trình thay đổi không khí trong bất kì không gian nào với mục
đích cung cấp không khí chất lượng cao, kiểm soát nhiệt độ, loại bỏ những mùi khó chịu, hơi ẩm…từ đó tạo ra môi trường tại nơi làm việc dễ chịu và thoáng mát hơn.
2.2.1 Các loại thông gió phổ biến:
- Quạt điện tử:là hệ thống thông gió sử dụng quạt điện tử để tạo lưu thông không khí
trong kho hàng Chúng thường có động cơ mạnh mẽ và có thể được điều chỉnh để kiểm soát tốc độ gió.
- Quạt hướngtrục: Quạt hướng trục là quạt
hút công nghiệp, thực chất nó là quạt thông gió có chiều hút và thổi song song với trục quạt Quạt hướng trục có 2 loại chính đó chính là quạt hướng trục trực tiếp và quạt hướng trục gián tiếp.
● Quạt hướng trục trực tiếp là loại thiết bị thông gió công nghiệp có cánh gắn trực tiếp vào mô tơ.
● Quạt hướng trục gián tiếp là loại thiết bị thông gió công nghiệp dùng dây curoa để tác động lực quay từ mô tơ đến cánh.
Trang 15Hình 2.7: Quạt hướng trục thường sử dụng trong nhà kho, khu bếp
- Cửa sổ thông gió:Cửa sổ thông gió có thể được mở hoặc đóng để kiểm soát luồng
không khí và nhiệt độ trong kho hàng.Chúng thường được đặt ở vị trí quan trọng để tối ưu hóa lưu thông không khí.
Hình 2.8 Cửa sổ thông gió nhà xưởng, kho hàng
- Quạt thông gió: quạt thông gió trong kho hàng là một thiết bị quan trọng giúp cải
thiện chất lượng không khí và duy trì môi trường làm việc an toàn cho nhân viên Quạt thông gió có thể được sử dụng để loại bỏ không khí ô nhiễm và ẩm ướt, đồng thời giúp điều hòa nhiệt độ trong không kho.
Hình 2.9 Quạt thông gió âm tường Hình 2.10 Quạt thông gió công nghiệp
Trang 16- Hệ thống thông gió trong container: Trong vận tải container, một số loại
container được thiết kế với hệ thống thông gió để cải thiện điều kiện bên trong Các hệ thống này có thể làm mát hoặc làm khô không khí trong container.
Hình 2.11 Hệ thống thông gió trong container lạnh
2.2.2 Nguyên tắc thông gió trong kho hàng:
Áp dụng 2 nguyên tắc cơ bản sau đây: - Nhiệt độ điểm sương:
● Thông gió khi nhiệt độ điểm sương trong hầm hàng cao hơn nhiệt độ điểm sương ngoài hầm hàng.
● Không thông gió khi nhiệt độ điểm sương trong hầm hàng thấp hơn nhiệt độ điểm sương ngoài hầm hàng.
- 3 độ C : Trường hợp không xác định chính xác nhiệt độ điểm sương hầm hàng, người ta dựa vào nhiệt độ trung bình của hầm hàng ở thời điểm xếp hàng và áp dụng quy tắc 3 độ C như sau:
● Thông gió khi nhiệt độ không khí bên ngoài hầm hàng thấp hơn nhiệt độ trung bình của hầm hàng khi xếp hàng, tối thiểu 3 độ C
● Không thông gió hầm hàng khi nhiệt độ bên ngoài hầm hàng thấp hơn nhiệt độ trung bình của hầm hàng khi xếp hàng, tối thiểu 3 độ C
Trang 172.2.3 Nguyên tắc thông gió trong vận tải:
- Đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động: Đảm bảo rằng các phương tiện vận chuyển có hệ thống thông gió hoạt động tốt và được bảo dưỡng định kỳ Điều này bao gồm kiểm tra quạt và cửa sổ, và đảm bảo rằng chúng ta có thể tạo lưu thông không khí cần thiết.
- Kiểm soát nhiệt độ: Trong vận tải hàng hóa nhạy cảm về nhiệt độ, hệ thống thông gió cần được sử dụng để duy trì nhiệt độ lý tưởng Điều này có thể làm bằng cách điều chỉnh quạt hoặc cửa sổ để tạo sự tuần hoàn không khí trong khoang.
- Đảm bảo không khí tươi: Đảm bảo rằng không khí bên ngoài có thể được cung cấp vào khoang vận chuyển để duy trì sự tươi mát và sạch sẽ Điều này giúp duy trì hiệu suất và đảm bảo không gian sạch sẽ.
- Làm sạch và bảo quản hệ thống thông gió: Hệ thống thông gió cần được làm sạch định kỳ để loại bỏ bụi bẩn và cặn bã Điều này giúp duy trì hiệu suất và đảm bảo không gian không khí sạch sẽ.
- Điều khiển tốc độ thông gió: Trong trường hợp cần, điều khiển tốc độ thông gió để đảm bảo rằng hàng hóa không bị tác động bởi luồng không khí quá mạnh hoặc quá yếu.
- An toàn: Đảm bảo rằng hệ thống thông gió không tạo ra nguy cơ va chạm hoặc hiểm họa cho nhân viên hoặc hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
3 Tìm hiểu hoạt động cơ bản
3.1: ICD
3.1.1 ICD là gì?
ICD ( Inland Container Depot) là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, hoặc gọi tắt là
Depot Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải hàng hóa bằng container gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không quốc tế, cửa khẩu đường bộ, đường sắt quốc tế.
Theo Điều 04, Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định rằng: Cảng cạn là một bộ
phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường biển.
Trang 183.1.2 Hoạt động cơ bản của ICD:
ICD cung cấp các dịch vụ sau:
- Dịch vụ bãi chứa container (container có hàng, container rỗng, container hàng lạnh, …)
- Dịch vụ lưu trữ hàng hóa, kho hải quan, kho CFS
- Trung chuyển hàng siêu trường siêu trọng, hàng hóa khác - Làm thủ tục hải quan, thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu
- Cung cấp các dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng cho container vận chuyển cũng như các thiết bị được sử dụng để vận chuyển container hàng hoá.
- Các cảng cạn có thể kiểm soát phí xuất cảnh và cũng hỗ trợ các thủ tục hành chính và tài liệu.
- ICD đóng một vai trò rất lớn trong việc gom các lô hàng LCL (ít hơn tải trọng container), dẫn đến giảm thiểu tình trạng thiếu container trong ngành vận tải biển.
3.2 Kho ngoại quan3.2.1 Khái niệm
“Kho ngoại quan là khu vực kho,bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan đượcgửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nướcngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam”
(Điều 4 luật Hải Quan 2014, tại khoản 10)
3.2.2 Các hoạt động cơ bản
- Thực hiện đóng gói, phân loại, gia cố, bảo dưỡng hàng hóa - Nhượng quyền sở hữu hàng hóa đó.
- Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ mục đích hoàn thành các thủ tục hải quan.
- Nếu trường hợp kho ngoại quan chuyên dụng chứa các sản phẩm hàng hóa là xăng, dầu, chất lỏng, hóa chất và đáp ứng đủ các điều kiện của nhà nước về quản lý giám sát hải quan và quản lý chuyên ngành thì được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại của hàng hóa đó.
Trang 19tất các thủ tục hải quan để xuất sang nước ngoài, hàng hết thời gian tạm nhập buộc tái xuất, hàng buộc phải tái xuất theo cơ quan có thẩm quyền
3.3 Kho hàng tổng hợp3.3.1 Khái niệm
Kho tổng hợp chính là nơi lưu trữ trung gian Tại đây, những lô hàng nhỏ được tập
trung tại những xe tải lớn và dần được vận chuyển đến một vài điểm bán lẻ Đối với những lô hàng tổng hợp thì thường được phân phối theo từng khu vực trước khi vận chuyển đến tay người tiêu dùng.
3.3.2 Các hoạt động cơ bản
- Tập kết hàng hóa - Đưa hàng hóa lên xe
- Vận chuyển hàng hóa đến điểm bán lẻ
3.4 Kho hàng lạnh3.4.1 Khái niệm
Kho lạnh là một nhà kho có vỏ kho được làm bằng vật liệu cách nhiệt, bên trong
được gắn thiết bị làm lạnh dùng để bảo quản và lưu trữ một số sản phẩm nhằm làm tăng thời gian sử dụng của sản phẩm mà vẫn giữ được chất lượng tốt nhất.
Hoặc có thể hiểu cụ thể hơn như sau:
Kho lạnh là một phòng không gian kín hoạt động với mục đích là bảo quản hàng
hóa, sản phẩm Khi bảo quản hàng hóa trong kho, kho sẽ giúp những sản phẩm ấy duy trì chất lượng trong thời gian dài Đặc biệt là hạn chế những hư hỏng xảy ra theo thời gian Các kho lạnh hoạt động trên nguyên lý làm giảm nhiệt độ bên trong để ngăn chặn, ức chế sự phát triển, sinh sôi của các vi khuẩn có hại Từ đó giúp ngăn chặn mầm mống gây hư hỏng từ sâu bên trong
3.4.2 Các hoạt động cơ bản
- Các dịch vụ quản lý hàng, phân loại, đóng gói, dán nhãn, cấp đông, …
- Sản xuất và cung cấp nguyên liệu trữ lạnh.
Trang 203.5 Kho CFS3.5.1 Khái niệm
Theo nghị định 68/2016/NĐ - CP
Địa điểm thu gom hàng lẻ gọi tắt là kho CFS (Container Freight Station), là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia tách, đóng gói, sắp xếp, đóng ghép và dịch vụ chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của nhiều chủ hàng vận chuyển chung container.
3.5.2 Các hoạt động cơ bản
- Là nơi đóng gói, sắp xếp và phân loại lại các hàng hóa đang chờ xuất khẩu.
- Là nơi tiếp nhận hàng hóa quá cảnh, hàng trung chuyển được đưa vào kho CFS để chia tách, đóng ghép chung Container chờ xuất khẩu hoặc đóng ghép chung với hàng chờ xuất khẩu của Việt Nam.
- Là nơi hỗ trợ chia tách các lô hàng nhập khẩu trong quá trình chờ làm thủ tục hải quan hoặc chờ đóng ghép với các Container xuất khẩu.
- Hỗ trợ thay đổi, chuyển quyền sở hữu hàng hóa trong thời gian lưu kho.
3.6 Kho hàng không kéo dài3.6.1 Khái niệm
Theo nghị định 68/2016/NĐ - CP
Kho hàng không kéo dài là khu vực kho, bãi ngoài cửa khẩu để lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được vận chuyển bằng đường hàng không chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Kho hàng không kéo dài đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý và vận chuyển hàng quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng không và thương mại quốc tế
Trang 21- Cất hàng vào vị trí đã được xác định từ trước - Lấy hàng theo 2 phương thức : sơ cấp và thứ cấp - Đóng gói, xử lý hàng hóa bị trả lại.
3.7 Chuỗi cung ứng lạnh 3.7.1 Khái niệm:
Chuỗi cung ứng lạnh là một khái niệm khá phổ biến ở các nước có nền nông nghiệp phát triển, được hiểu là các chuỗi cung ứng có khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ thích hợp với các loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản lạnh khác nhau, nhằm bảo đảm và kéo dài tuổi thọ của các mặt hàng nhạy cảm với nhiệt độ cao như sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản, hàng đông lạnh chế biến, hoa tươi cắt cành, các sản phẩm dược phẩm đặc biệt là vacxin.
3.7.2 Các hoạt động cơ bản:
- Cung cấp hệ thống nhà kho lạnh: Đảm nhận vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và bảo quản hàng hóa tại những “điểm nút” Logistics nhất định Những mặt hàng nhạy cảm và dễ hỏng hóc sẽ được kiểm soát tốt hơn về nhiệt độ bảo quản Hàng hóa sẽ được lưu trữ tại đây, trước khi tiếp tục chuyển tới tay người tiêu dùng cuối cùng hay tại những điểm phân phối khác.
- Cung cấp phương tiện vận tải lạnh: Bao gồm những loại phương tiện vận chuyển chuyên dụng, ví dụ như: xe tải, xe container đông lạnh, những thiết bị chuyên dụng cho hoạt động vận chuyển,… Phương tiện vận chuyển hàng đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối, đảm bảo những điều kiện tối ưu về nhiệt độ, độ ẩm,… của hàng hóa, trong suốt quá trình giao – nhận.
4 Mã SKU (Stock Keeping Unit)
SKU là công cụ được sử dụng từ lâu trên toàn thế giới trong việc quản lý sản phẩm Nó đang chứng minh được hiệu quả rõ rệt hơn, bất chấp sự phát triển của mã vạch Vì nó được tạo ra dựa trên những đặc điểm của bản thân sản phẩm nên SKU đóng góp
Trang 22rất lớn trong công việc quản lý kho và bán hàng Nắm vững được khái niệm và những ứng dụng của nó, doanh nghiệp sẽ biết cách đặt mã sao cho hiệu quả nhất.
Hình 4.1: Khái niệm SKU
4.1: Khái niệm
SKU là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Stock-Keeping Unit Dịch ra tiếng Việt nghĩa là “Đơn vị lưu kho” Một cách dễ hiểu hơn nó là một loại mã bao gồm cả chữ và số dùng để phân loại các mặt hàng tồn kho Nó có thể là một sản phẩm hoặc dịch vụ, chứa đựng các thông số, thuộc tính, dấu hiệu đặc biệt để phân biệt giữa các mặt hàng với nhau Các mã này không được quy định cũng không được chuẩn hóa Đặc biệt, số lượng SKU không bị giới hạn cho dù danh mục hàng hóa của bạn có mở rộng đến đâu Trong lĩnh vực quản lý kho hàng, SKU là một công cụ hữu ích giúp bạn tìm kiếm sản phẩm nhanh chóng, dễ dàng và khoa học.
SKU bao gồm những chữ và số được tạo ra theo quy ước của doanh nghiệp Những ký tự này thường sẽ mô tả các đặc điểm của sản phẩm như: