Sử dụng hệ thốngđiều hịa khơng khí hoặc thiết bị hút ẩm để duy trì mức độ nhiệt độvà độ ẩm phù hợp. Sử dụng vật liệu bảo vệ: Đối với hàng hóa nhạy cảm với mơi trườngbên ngồi, sử dụng vậ
LƯỢNG GIẢM TỰ NHIÊN VÀ TỔN THẤT HÀNG HÓA
Nguyên nhân
Sự hao hụt trọng lượng hàng hóa do bay hơi nước là hiện tượng tự nhiên Lượng hao hụt này được người vận tải và chủ hàng thỏa thuận trước.
Hàng hóa bị rơi vãi thường là hàng rời, hàng đổ, hoặc hàng lỏng, nguyên nhân khách quan, không phải do lỗi vận chuyển.
Do ảnh hưởng bởi nhiệt
Do thông gió không kịp
Do vi sinh vật gây giảm trọng lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển Lượng giảm này là tổn thất tự nhiên.
Sự tác động của đặc tính hàng hóa
Điều kiện môi trường tự nhiên
Điều kiện kỹ thuật xếp dỡ
Là sự giảm bớt trọng lượng của hàng hóa trong quá trình vận tải, do lỗi của người vận tải thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên
Không cần phải bồi thường Cần phải bồi thường
Do các nguyên nhân khách quan: Do bay hơi nước, do rơi vãi.
Do các nguyên nhân chủ quan: Do rơi vãi, do ẩm ướt, do ảnh hưởng nhiệt độ,…
Bảng 1 1 Bảng so sánh sự khác nhau giữa lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hóa.
Ví dụ thực tế của lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hóa
Hàng hóa bị rơi rớt do nhiều nguyên nhân: bao bì hư hỏng, thời tiết xấu, kỹ thuật xếp dỡ không đảm bảo hoặc chất lượng đóng gói kém.
Hàng hóa bị hư hại do cẩu nâng không đúng cách, chất xếp không kỹ hoặc phân bố tải trọng không hợp lý dẫn đến đổ vỡ, dập nát.
Hình 1 1 Lượng giảm tự nhiên do thời tiết ảnh hưởng
Ví dụ 2: Hàng bị tổn thất do ẩm ướt, do nhiệt độ quá cao, vì lạnh hoặc thông gió không kịp thời,
Một số biện pháp phòng ngừa hư hỏng và thiếu hụt hàng hóa12 2.1 Các loại biện pháp phòng ngừa hư hỏng và thiếu hụt hàng hóa
Chuẩn bị tàu
Phải chuẩn bị tàu chu đáo, đảm bảo an toàn, đúng tiêu chuẩn trước khi nhận hàng để vận chuyển
Các hầm, khoang chứa hàng phải được vệ sinh sạch sẽ đạt yêu cầu đối với từng loại hàng
Hình 1 2 Tổn thất hàng hóa do chèn lót không tốt
Kiểm tra và đưa vào hoạt động bình thường các thiết bị nâng, cẩu hàng
Bảo đảm hầm hàng kín nước là yếu tố quan trọng, đòi hỏi kiểm tra kỹ lưỡng đường ống dẫn dầu, nước, ống thoát nước, thiết bị đo lường (lacanh, ballast), lỗ la canh, nắp hầm và hệ thống thông gió Tất cả phải hoạt động tốt và đảm bảo kín nước tuyệt đối.
Vật liệu đệm lót, cách ly
Vật liệu đệm lót đầy đủ và phù hợp cho từng loại hàng và tuyến đường vận chuyển là yếu tố quan trọng phòng ngừa hư hỏng, thiếu hụt Chúng phải cách ly hàng hóa với thành, sàn tàu và các lô hàng khác, ngăn ngừa xê dịch Trong điều kiện cho phép, có thể dùng chính hàng hóa (chịu va đập, đè nén, không vỡ) làm vật liệu chèn, nhưng phải đảm bảo không gây hư hại.
Một số vật liệu đệm lót thường là các loại bạt, chiếu cói, cót, giấy nylon, gỗ ván, gỗ thanh…
Hình 2 2 Kiểm tra sự kín nước của hầm hàng
Hình 2 3 Sử dụng túi khí giúp cố định hàng hoá
Hình 2 4 Hàng đóng cố định trên pallet
Những lưu ý khi làm hàng
Giám sát hàng hóa cẩn thận là nhiệm vụ trọng yếu của sĩ quan boong, thủy thủ trực ca, đặc biệt là sĩ quan phụ trách hàng hóa, giúp tránh khiếu nại và bồi thường Tàu phải cử người giám sát cùng nhân viên kiểm kiện hoặc tự đảm nhiệm nếu không thuê dịch vụ này.
Hàng hóa xuất khẩu phải đạt chất lượng, đúng quy cách và số lượng theo phiếu gửi Việc kiểm tra nghiêm ngặt hàng hóa trước khi xếp tàu là cần thiết; lô hàng không đạt yêu cầu sẽ bị từ chối hoặc ghi chú rõ tình trạng trên chứng từ.
Nếu hàng hóa hư hỏng trong quá trình vận chuyển, tàu phải lập biên bản miễn trừ trách nhiệm và từ chối vận chuyển Biên bản cần có chữ ký của đại diện tàu, kiểm kiện, kho hàng, đại diện công nhân và giám định viên.
Tàu có quyền giám sát công nhân bốc xếp, yêu cầu xếp hàng đúng sơ đồ và từ chối dịch vụ của nhóm công nhân không đáp ứng yêu cầu.
Hình 2 5 Mút xốp định hình nào không xếp hàng đúng theo yêu cầu của tàu và đề nghị thay nhóm công nhân khác.
Phân bố hàng xuống các hầm hợp lý
Đảm bảo tận dụng được sức chứa và trọng tải tàu, tiến độ làm hàng,
Đảm bảo an toàn cho tàu, thuyền viên
Việc sắp xếp hàng hóa cần đảm bảo tính phù hợp giữa loại hàng với đặc tính cơ lý hóa sinh, tránh ảnh hưởng xấu đến các sản phẩm xung quanh trong quá trình vận chuyển.
Các loại hàng toả mùi mạnh (cá, da muối…) không nên xếp gần các loại hàng có tính hút mùi mạnh như chè, thuốc, gạo, đường…
Các loại hàng toả ẩm (lương thực, hàng lỏng…) phải được xếp cách ly với các hàng hút ẩm (bông, vải, đường…)
Các loại hàng toả bụi mạnh như xi măng, phân chở rời,… không được xếp cùng thời gian với các loại hàng mà có thể bị hỏng bởi bụi
Các loại hàng dễ cháy nổ cần xếp xa với các nguồn nhiệt như buồng máy, ống khói
Hàng lỏng trong thùng cần xếp riêng, hoặc xếp dưới cùng và sát vách sau hầm nếu xếp chung với hàng khác.
Giới thiệu một số loại thông gió
Hệ thống thông gió thụ động, hay nhà xưởng thông gió tự nhiên, tận dụng luồng gió tự nhiên và chênh lệch áp suất để lưu thông không khí.
Hình 2 6 Hệ thống thông gió tự nhiên 16 Ưu điểm:
Đơn giản, dễ dàng thi công lắp đặt.
Tiết kiệm điện năng Do trong quá suốt trình hoạt động, hệ thống không tiêu thụ điện năng.
Chi phí đầu tư thấp Do hệ thống không sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại để vận hành.
Không sản sinh khí thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường.
Phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên: hướng gió, tốc độ gió, …
Hiệu suất truyền tải gió thấp.
2.2.2 Thông gió nhà xưởng bằng quạt thông gió mái
Hệ thống quạt hút mái nhà xưởng hút gió tươi vào trong, phân bổ đều, đồng thời đẩy không khí ô nhiễm ra ngoài nhờ chênh lệch áp suất.
Hình 2 7 Thông gió nhà xưởng bằng hệ thống quạt lắp mái Ưu điểm:
Quạt thông gió gắn mái có độ bền, tuổi thọ cao Chống chịu tốt với nhiều điều kiện thời tiết.
Chi phí đầu tư ban đầu thấp.
Lưu lượng gió sinh ra trên một thiết bị còn thấp, hiệu quả chưa thật sự nổi bật.
Cần nhiều thời gian để tính toán lưu lượng gió cần cấp, số quạt, chủng loại quạt phù hợp, …
2.2.3 Thông gió nhà xưởng bằng hệ thống Cooling pad
Là giải pháp thông gió nhà xưởng cho hiệu suất làm mát nhanh, tiết kiệm chi phí. Ưu điểm
Cho hiệu suất làm mát nhanh chóng.
Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và vận hành cho doanh nghiệp.
Không sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại.
Làm gia tăng độ ẩm không khí bên trong không gian xưởng
Không phù hợp với những không gian nhà xưởng có nhiều máy móc điện tử hiện đại.
Hình 2 8 Cấu tạo của tấm làm mát
Hình 2 9 Hệ thống thông gió nhà xưởng cooling pad
2.2.4 Thông gió nhà xưởng bằng hệ thống ống gió (hệ thống kênh dẫn gió)
Là một trong những giải pháp thông gió nhà xưởng được đông đảo chủ doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn. Ưu điểm:
Chi phí đầu tư lắp đặt không quá cao.
Cơ chế hoạt động dễ dàng.
Hiệu suất thông gió và làm mát cao
Phù hợp với nhiều không gian xưởng sản xuất.
Khó khăn khi tính toán và lựa chọn loại quạt, số lượng quạt cần sử dụng cho nhà xưởng.
Tốn nhiều thời gian để thi công lắp đặt hơn.
Nguyên tắc thông gió trong kho hàng và trong vận tải
Hình 2 10 Thông gió nhà xưởng bằng hệ thống ống gió kết hợp với hệ thống điều hòa công nghiệp
Hệ thống thông gió hiệu quả trong kho hàng cần được thiết kế kỹ lưỡng, bao gồm quạt hút và quạt thổi tạo luồng không khí tuần hoàn Số lượng và công suất quạt phải đáp ứng đủ nhu cầu thông gió của kho.
Kho hàng cần đủ cửa sổ và cửa thông gió đặt ở vị trí chiến lược, vừa đảm bảo lưu thông không khí tốt, vừa bảo vệ hàng hóa khỏi mưa và bụi.
Giữ thông gió kho hàng thông suốt, không bị vật cản như hàng hóa chất đống Sử dụng lưới chắn côn trùng có độ mở nhỏ tại cửa, cửa sổ và lỗ thông gió để ngăn côn trùng gây hại mà vẫn đảm bảo lưu thông không khí.
Hình 2 11 Thiết kế hệ thống thông gió trong công nghiệp
Kho hàng cần kiểm soát mùi hôi từ hàng hóa bằng hệ thống hút mùi hoặc các biện pháp khử mùi, nhằm tránh ô nhiễm không khí.
Kiểm soát độ ẩm kho hàng rất quan trọng để ngăn ngừa nấm mốc và vi khuẩn phát triển trên hàng hóa Sử dụng hệ thống điều hòa không khí hoặc thiết bị hút ẩm giúp duy trì độ ẩm ở mức phù hợp.
Hình 2 12 Hệ thống thông gió trong kho hàng
Hình 2 13 Kiểm soát độ ẩm trong không khí
Bảo vệ hàng hóa khỏi tác động của môi trường như mưa, nắng, bụi là rất quan trọng Sử dụng bao bì chống thấm, chống nắng và chống bụi để đảm bảo hàng hóa được lưu trữ an toàn.
Hệ thống thông gió trong phương tiện vận chuyển cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo lưu thông không khí tốt, tránh tình trạng bị hạn chế trong khoang chứa hàng.
Giữ thông thoáng cửa và lỗ thông gió khi bốc dỡ hàng hóa để đảm bảo lưu thông không khí trong khoang chứa, tránh tích tụ khí độc hại.
Hình 2 14 Kiểm tra hệ thống thông gió
Vận chuyển hàng hóa nhạy cảm cần kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ và độ ẩm bằng hệ thống điều hòa không khí hoặc thiết bị hút ẩm để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Bảo vệ hàng hóa nhạy cảm bằng vật liệu chống thấm, chống nắng thích hợp để tránh hư hỏng do thời tiết và môi trường.
Bảo dưỡng định kỳ hệ thống thông gió cho phương tiện vận tải rất quan trọng để đảm bảo hoạt động hiệu quả và luồng không khí thông suốt.
TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA CẢNG VÀ KHO
Cảng ICD
Hình 2 15 Hệ thống thông gió trong khoang chứa hàng
ICD (Inland Container Depot) hay Depot là cảng cạn, cảng khô hoặc cảng nội địa, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống logistics Theo Điều 04 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, cảng cạn là bộ phận hạ tầng giao thông vận tải, kết nối với các cảng biển, hàng không, đường thủy nội địa, ga đường sắt và cửa khẩu đường bộ, thực hiện chức năng cửa khẩu cho hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển.
Ví dụ tiêu biểu: ICD Mỹ Đình (Hà Nội), ICD Phước Long (Tp HCM).
3.1.2 Cấu trúc của cảng ICD:
Cấu trúc của cảng cạn bao gồm các khu vực chính như:
Hình 3 2 Sơ đồ vận chuyển hàng qua ICD
Khu vực thông quan hàng hóa;
Khu tái chế, đóng gói hàng hóa;
Cổng dành riêng cho xe máy
Xưởng sửa chữa và vệ sinh container.
3.1.3 Vai trò của cảng ICD:
Hình 3 3 Cảng cạn Long Biên
Hình 3 4 Điểm nối giữa nơi sản xuất, tiêu thụ và cảng biển
Cảng cạn là mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức, giảm chi phí và thời gian lưu trữ hàng hóa, đặc biệt trong hệ thống container Nó kết nối nơi sản xuất/tiêu thụ với cảng biển, giải quyết ùn tắc container và tối ưu hoạt động logistics.
3.1.4 Chức năng của cảng ICD mang lại:
- Trung tâm phân phối hàng hóa:
ICD là trung tâm lưu giữ container tạm thời, phục vụ quá trình vận chuyển hàng hóa đến cảng và lên tàu Doanh nghiệp xuất khẩu cũng sử dụng ICD để đặt hàng hóa vào container.
Cảng ICD không chỉ là trung tâm phân phối hàng hóa mà còn đảm nhiệm vận chuyển đa phương thức (đường sắt, đường bộ), tối ưu hóa chi phí logistics cho doanh nghiệp.
-Địa điểm tập kết container :
Hình 3 5 Trung tâm phân phối
Hạn chế về diện tích cảng biển gây tắc nghẽn container chờ thông quan Cảng cạn ICD (Inland Container Depot) giải quyết vấn đề này bằng việc cung cấp khu vực tập kết, đảm bảo lưu thông hàng hóa hiệu quả.
-Giảm thời gian lưu thông hàng hóa:
Cảng cạn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thời gian lưu thông hàng hóa nhờ các dịch vụ như đóng gói, lưu kho bãi và thủ tục hải quan.
3.1.5 Cơ sở vật chất kĩ thuật của cảng ICD:
Hình 3 6 Cảng Tân Cảng-Hiệp Phước(điểm tập kết cont)
Sự phát triển mạnh mẽ của xuất nhập khẩu thúc đẩy nhu cầu vận tải hàng hóa, đòi hỏi cảng phải đáp ứng thời gian vận chuyển nhanh chóng, chính xác Do đó, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của cảng, đặc biệt là cảng cạn.
Diện tích, không gian cảng ICD phải đủ rộng, thông thoáng để lưu trữ được nhiều hàng hóa với số lượng lớn trong cùng một ngày.
Có đủ hệ thống máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để phục vụ cho việc xếp dỡ và bảo quản hàng hóa.
Cảng cạn cần mở rộng khu vực văn phòng để đẩy nhanh thủ tục hải quan, tạo điều kiện thông quan hàng hóa thuận lợi cho doanh nghiệp.
Cảng vận hành hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo kết nối nội bộ hiệu quả, giúp xử lý công việc nhanh chóng và trơn tru.
Cảng phải có tường rào bảo vệ xung quanh, đảm bảo an ninh và vị trí cảng được ngăn cách với các khu vực xung quanh.
Các loại kho
3.2.1 Kho ngoại quan (Bonded warehouse)
Kho ngoại quan tại Việt Nam là khu vực được bảo đảm an ninh, chuyên lưu trữ hàng hóa đã hoàn tất thủ tục hải quan, chia làm hai loại: kho ngoại quan thương mại và kho ngoại quan công ích.
Hình 3 8 Kho ngoại quan Tavico
Hoạt động cơ bản của kho ngoại quan bao gồm:
Kho ngoại quan chuyên lưu trữ hàng hóa đã hoàn tất thủ tục hải quan, bao gồm cả hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
Bảo quản hàng hóa: Kho ngoại quan phải có các biện pháp bảo quản cần thiết để đảm bảo an toàn cho hàng hóa được lưu trữ, bao gồm:
Bảo quản hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật về bảo quản hàng hóa.
Sử dụng các phương tiện, thiết bị bảo quản hiện đại để đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro, cháy nổ, mất mát đối với hàng hóa.
Kho ngoại quan không chỉ cung cấp dịch vụ lưu trữ và bảo quản hàng hóa mà còn hỗ trợ khách hàng bằng các dịch vụ bổ sung.
Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa.
Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.
Xuất nhập hàng hóa giữa kho ngoại quan và kho nội địa. Để hoạt động, kho ngoại quan phải đáp ứng các điều kiện sau:
Có địa điểm, diện tích, trang thiết bị, phương tiện bảo quản hàng hóa phù hợp với quy mô hoạt động.
Có hệ thống quản lý kho, quản lý hàng hóa hiện đại.
Có đội ngũ nhân viên có đủ trình độ, kinh nghiệm để thực hiện các hoạt động của kho ngoại quan.
Kho ngoại quan tối ưu hóa hoạt động thương mại quốc tế, giảm chi phí, thời gian và rủi ro cho doanh nghiệp trong lưu trữ và vận chuyển hàng hóa.
Kho hàng tổng hợp lưu trữ đa dạng hàng hóa (tiêu dùng, công nghiệp, nguyên vật liệu, phụ tùng) tại vị trí thuận tiện vận chuyển, diện tích rộng, trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại bảo quản hàng hóa hiệu quả.
Các hoạt động cơ bản của kho hàng tổng hợp bao gồm:
Kho hàng tổng hợp chuyên lưu trữ hàng hóa, đòi hỏi việc phân loại và sắp xếp khoa học để đảm bảo an toàn và dễ dàng lấy hàng.
Kho hàng tổng hợp đảm bảo an toàn hàng hóa bằng các biện pháp bảo quản hiện đại, tuân thủ pháp luật, phòng ngừa rủi ro cháy nổ và mất mát Bên cạnh dịch vụ lưu trữ và bảo quản, kho còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ khách hàng khác.
Kho tổng hợp hiện đại đòi hỏi vị trí thuận tiện, diện tích rộng rãi, trang thiết bị đầy đủ, hệ thống quản lý tiên tiến và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Các hoạt động chính bao gồm đóng gói, phân loại, xếp dỡ, vận chuyển và kiểm đếm hàng hóa, đảm bảo hàng hóa được lưu trữ và bảo quản hiệu quả, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng và số lượng.
Kho hàng tổng hợp tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách giảm chi phí, thời gian và rủi ro lưu trữ, vận chuyển hàng hóa.
Kho lạnh là hệ thống bảo quản hàng hóa thiết yếu cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa cần nhiệt độ bảo quản đặc thù như thực phẩm, rau củ quả, đồ đông lạnh, dược phẩm và vaccine.
Các hoạt động cơ bản của một kho lạnh bao gồm:
Kho lạnh tiếp nhận và kiểm tra hàng hóa từ nhiều nguồn (trang trại, nhà chế biến, doanh nghiệp) đảm bảo chất lượng, an toàn theo tiêu chuẩn.
Kho lạnh áp dụng đa dạng phương pháp lưu trữ hàng hóa như lưu trữ pallet, giá đỡ và số lượng lớn, tùy thuộc vào loại hàng và thiết kế kho.
Kho lạnh duy trì nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng bằng nhiều hệ thống làm lạnh, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
Kho hàng chọn và đóng gói đơn hàng nhanh chóng, hiệu quả để đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn trước khi vận chuyển đến khách.
Kho lạnh chuyên vận chuyển hàng hóa đến các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và nhà máy chế biến thực phẩm bằng xe tải hoặc container lạnh, đảm bảo hàng hóa luôn được giữ ở nhiệt độ thích hợp.
Chuỗi cung ứng lạnh
Chuỗi cung ứng lạnh duy trì nhiệt độ phù hợp cho hàng hóa dễ hư hỏng như nông sản, thủy hải sản, thực phẩm đông lạnh, hoa tươi và dược phẩm (bao gồm vắc xin), đảm bảo chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản.
Hình 3 16 Chuỗi cung ứng lạnh
3.3.2: Cấu trúc của chuỗi cung ứng lạnh:
- Các chuỗi cung ứng lạnh bao gồm hai hệ thống Logistics cơ bản:
Mạng lưới nhà kho lạnh được kiểm soát tốt về nhiệt độ để bảo quản các mặt hàng nhạy cảm và dễ hỏng.
Hệ thống vận tải lạnh sử dụng xe tải, container lạnh và thiết bị chuyên dụng để vận chuyển, giao nhận và duy trì nhiệt độ lạnh cần thiết trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Chuỗi cung ứng lạnh đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho từng loại hàng hóa suốt quá trình vận chuyển và bảo quản, tuân thủ các tiêu chuẩn nhiệt độ phổ biến.
Đông lạnh sâu (Deep Frozen) từ -28 đến -30 độ C Đây là mức nhiệt độ lạnh nhất chủ yếu dành cho vận chuyển thủy, hải sản.
Đông lạnh (Frozen) Từ -16 đến -20 độ C, chủ yếu dành cho vận chuyển thịt gia cầm, gia súc.
Lạnh từ 2-4 độ C là nhiệt độ chuẩn bảo quản trái cây, rau quả, giúp tối ưu thời gian sử dụng.
Hình 3 19 Tiêu chuẩn nhiệt độ phổ biến
Nhiệt độ bảo quản dược phẩm thường từ 2-8 độ C, trong khi chuỗi cung ứng chuối, một loại trái cây toàn cầu quan trọng, cần duy trì ở 12-14 độ C.
-Về mặt tổ chức các chuỗi cung ứng lạnh thường tập trung vào 4 hợp phần chính là:
Trang bị các thiết bị dự trữ và vận chuyển hàng hóa an toàn đồng bộ trong điều kiện khí hậu được kiểm soát
Đào tạo các nhà quản lý và nhân viên có chuyên môn trong điều hành, sử dụng và duy trì các thiết bị chuyên dụng
Xây dựng các thủ tục để quản lý các quá trình vận hành, quy trình kiểm soát và sử dụng các thiết bị tối ưu.
Tạo mối liên kết chặt chẽ, trao đổi thông tin kịp thời, chính xác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng.
Chuỗi cung ứng lạnh, nhờ 4 thành phần cốt lõi, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển nhanh chóng, kịp thời với nhiệt độ và độ ẩm phù hợp.
3.3.3: Lợi ích của chuỗi cung ứng lạnh:
Chuỗi cung ứng lạnh tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh bằng cách giảm chi phí sản xuất và tổn thất hàng hóa dễ hư hỏng.
Chuỗi cung ứng lạnh đảm bảo chất lượng sản phẩm từ khâu thu hoạch đến tay người tiêu dùng.
Bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ thấp giúp duy trì chất lượng, giảm hao hụt, tăng nguồn cung và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường trong nước.
Phát triển chuỗi cung ứng lạnh hỗ trợ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm chất lượng hàng hóa trong nước và xuất khẩu nhờ duy trì nhiệt độ ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật Điều này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
So sánh mô hình Cross Docking và mô hình truyền thống
Mô hình Cross-docking và mô hình truyền thống cùng ứng dụng chuỗi cung ứng, nhưng khác biệt đáng kể về quy trình vận hành Điểm chung là cả hai đều tối ưu hóa việc luân chuyển hàng hóa.
Cả hai mô hình đều tập trung vào tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ nguồn nguyên liệu đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Chú Trọng vào Hiệu Quả: Cả hai mô hình đều nhắm đến việc cải thiện hiệu suất và giảm chi phí trong chuỗi cung ứng. Điểm khác nhau
Không yêu cầu lưu trữ dài hạn, tập trung vào chuyển giao nhanh chóng.
Thường yêu cầu lưu trữ lâu dài trong kho trước khi chuyển đến điểm đích.
Quá trình xử lý hàng hoá
Tập trung vào chuyển giao nhanh chóng, thường không có quy trình lựa chọn chi tiết.
Có quy trình lựa chọn, đóng gói và kiểm tra chất lượng trước khi chuyển đi.
Thời gian và hiệu quả
Tăng tốc quá trình vận chuyển, giảm thời gian lưu trữ, nâng cao hiệu quả chi phí.
Thích hợp cho các sản phẩm yêu cầu lưu trữ lâu dài và có quy trình làm việc chi tiết hơn.
Kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng
Yêu cầu kế hoạch và quản lý chuỗi cung ứng chặt chẽ để đảm bảo chuyển giao diễn ra mà không gặp trở ngại.
Thường có quy trình quản lý chuỗi cung ứng chi tiết hơn.
Sử dụng các phương tiện vận chuyển nhanh chóng để tối ưu hóa thời gian giao hàng.
Có thể sử dụng các phương tiện vận chuyển thích hợp với lưu trữ dài hạn.
Loại sản phẩm phù hợp
Phù hợp cho sản phẩm có thể chuyển giao nhanh chóng và không yêu cầu lưu trữ dài hạn.
Thích hợp cho sản phẩm yêu cầu lưu trữ dài hạn và quy trình làm việc chi tiết hơn.
Chi phí Có thể giảm chi phí liên quan đến lưu trữ và quản lý kho.
Chi phí lưu trữ và quản lý kho có thể cao hơn.
Bảng 4 1 Bảng so sánh mô hình Cross docking và mô hình truyền thống
Cross docking tối ưu hóa vận chuyển, giảm thời gian lưu kho, trong khi mô hình truyền thống phù hợp hơn với sản phẩm cần lưu trữ lâu dài Lựa chọn phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và chuỗi cung ứng.
An toàn trong lao động trong kho hàng
An toàn lao động trong kho hàng là yếu tố then chốt đối với ngành vận tải Để đảm bảo an toàn, cần tuân thủ các hướng dẫn cụ thể nhằm phòng ngừa tai nạn.
Bảo đảm an toàn thiết bị, trang thiết bị kho hàng, đặc biệt là thiết bị nâng hạ, xe nâng, cẩu và máy móc.
Đảm bảo sự an toàn của các tài sản và hàng hóa trong kho hàng, bao gồm cả việc đóng gói, vận chuyển và lưu trữ
Hình 5 1 Nhân viên kiểm tra xe nâng
Đảm bảo an toàn lao động kho hàng bằng đào tạo, trang bị bảo hộ cá nhân và tuân thủ quy trình an toàn cho nhân viên.
An toàn môi trường kho hàng được đảm bảo bằng việc kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố môi trường khác.
Hình 5 3 Nhân viên được đào tạo về an toàn lao động
Đảm bảo an toàn lao động tại kho hàng bằng việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, kiểm tra và bảo trì thiết bị định kỳ.
Đảm bảo sự an toàn của các phương tiện vận chuyển và các tài xế khi vào và ra khỏi.
Hình 5 5 Nghiêm túc thực hiện quy trình lao động
Thực hiện các quy định và quy trình an toàn lao động của ngành vận tải và các cơ quan chức năng liên quan
Giảm hao hụt tự nhiên và tổn thất kho vận là vấn đề không thể tránh khỏi trong logistics Tính toán và dự báo chính xác số lượng hao hụt giúp giảm thiểu thiệt hại cho chủ hàng và đảm bảo hàng hóa luôn trong tình trạng tốt nhất.
Hình 5 7 Các quy định đảm bảo an toàn lao động