1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề 1 lượng giảm tự nhiên, tổn thất hàng hóa và hoạt động kho hàng

54 305 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lượng Giảm Tự Nhiên, Tổn Thất Hàng Hóa Và Hoạt Động Kho Hàng
Tác giả Nhóm 2
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Thu
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP.HCM
Thể loại chuyên đề
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 21,15 MB

Nội dung

Lấy ví dụ minh họa1.1 Lượng giảm tự nhiên-Khái niệm : Lượng giảm tự nhiên hay hao hụt tự nhiên là sự thay đổi giảmbớt về trọng lượng của hàng hoá trong quá trình vận tải.Lượng giảm tự nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

VIỆN HÀNG HẢI 

TP.HCM, ngày 17 tháng 3 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

1 Lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hóa ( nguyên nhân, sự khác nhau giữa LGTN và TTHH ) Lấy ví dụ minh họa

2 Một số biện pháp phòng ngừa hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa ( nêu rõ các biện pháp

có hình minh họa cụ thể) Giới thiệu các loại thông gió và nguyên tắc thông gió trong kho hàng và trong vận tải

3 Tìm hiểu về các hoạt động cơ bản của ICD, kho ngoại quan hàng tổng hợp, kho hàng lạnh, kho CFS, kho hàng không kéo dài, chuỗi cung ứng lạnh.

4 Giới thiệu mã SKU và vai trò của mã trong hoạt động kho hàng

1.Lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hóa ( nguyên nhân, sự khác nhau giữa LGTN

và TTHH ) Lấy ví dụ minh họa

1.1 Lượng giảm tự nhiên

-Khái niệm : Lượng giảm tự nhiên (hay hao hụt tự nhiên) là sự thay đổi (giảm

bớt) về trọng lượng của hàng hoá trong quá trình vận tải.Lượng giảm tự nhiên phụ thuộc vào:

- Loại hàng và tính chất của hàng hoá vận chuyển, điều kiện vận tải như: khoảng cách vậnchuyển, thời hạn bảo quản, số lần xếp dỡ, chuyển tải …

- Bao bì và kết cấu bao bì

- Các yếu tố của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm của không khí Đối vớ

một số loại hàng, lượng giảm tự nhiên trong quá trình vận tải là không thể

tránh khỏi Khi xảy ra lượng giảm tự nhiên trong giới hạn cho phép (tỉ lệ hao

hụt tự nhiên theo qui định) thì không bên nào phải chịu trách nhiệm

-Nguyên nhân

+ Giảm trọng hàng hóa do bốc hơi

Trong quá trình vận tải hàng hoá, một số loại hàng do những đặc điểm riêng mà có thể

bị bốc hơi, làm giảm trọng lượng trong thực tế của chúng Hiện tượng bốc hơi nàythường được xem là có liên quan mật thiết tới tính chất của hàng hoá

Ví dụ: các loại hàng như: rau quả tươi, xăng, dầu…

Trang 4

+ Giảm trọng lượng do rơi vãi

Tình trạng rơi vãi rất thường xuyên xảy ra trong khi vận chuyển hàng hoá Các loạihàng hạt nhỏ, lỏng, hàng đổ đống thường xuyên bị rơi vãi làm tổng trọng lượng sảnphẩm bị hụt đi rất nhiều.Chính vì lý do này, nhiều nước đã đưa ra thông tin về lượnghàng hóa hao hụt được phép cho từng loại

Ví dụ như tại Nga, lượng giảm tự nhiên đã được quy định cho từng loại hàng hoá doyếu tố di chuyển như sau:

● Đối với rau quả tươi: 3,3%

-Nguyên nhân

- Bao bì bị hư hỏng trong khi xếp dỡ

Trang 5

Nguyên nhân này chủ yếu là do phương pháp xếp dỡ không đảm bảo theo yêu cầu kĩ thuậtqui định như: khi xếp dỡ không chú ý tuân thủ theo các nhãn hiệu qui định; các bao bì vachạm mạnh gây biến dạng; móc trực tiếp vào bao bì (không đúng qui định) Hàng hoá bị vađập, xô dẩy, nén, ép trong khi phương tiện hoạt động trên hành trình; do kĩ thuật xếp hàngkhông đảm bảo theo qui định.

- Tốc độ phương tiện không phù hợp với các điều kiện khai thác

- Hàng bị thấm nước, ẩm ướt

Trước khi xếp hàng lên phương tiện không tuân thủ qui định về vệ sinh; không chèn lót cẩnthận, phương tiện không có khả năng che chắn hàng hoá, Xếp hàng khô lẫn với hàng ẩm, ướt

mà không ngăn cách tốt; xếp lẫn hàng có mùi để mùi lây lan sang các hàng khác

- Do ảnh hưởng của nhiệt độ không thích hợp (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp)

- Gặp sự cố bất ngờ cháy nổ, tai nạn Việc gặp sự cố bất ngờ cháy nổ, tai nạn cũng là nguyênnhân gây hư hỏng hàng hóa Trong quá trình lưu hàng tại kho, hàng hóa hay cháy nổ tại khohàng sẽ gây thiệt hại lớn trong việc bảo quản hàng hóa

-Tổn thất hàng hóa do côn trùng, vi sinh vật có hại gây ra Thường xảy ra ở các loại hànglương thực, thực phẩm như lúa, gạo, rau củ Các động vật có hại như chuột mối mọt và côntrùng sẽ làm hư hỏng hàng hoá

1.3 Sự khác nhau giữa lượng giảm tự nhiên và tổn thất hàng hóa

Tổn thất hàng hóa khác với lượng giảm tự nhiên đó là sự vô ý thức thiếu

trách nhiệm của người làm công tác vận tải và bảo quản gây ra cho nên

người vận tải phải chịu trách nhiệm bồi thường

Lượng giảm tự nhiên Tổn Thất Hàng hóa

Nguyên nhân - Do yếu tố tự

nhiên

- Do điều kiện kỹ

- Do người đónghàng thiếu tráchnhiệm đối với

Trang 6

thuật xếp dỡ hàng hóa

Bồi Thường Người vận chuyển

không phải bồi thường

Người vận chuyển phảibồi thường

Ví dụ minh họa

ví dụ lượng giảm tự nhiên

- Khi trái cây và rau quả được vận chuyển qua biển, chúng có thể trải qua sự hao mòn tựnhiên do biến đổi nhiệt độ, độ ẩm và sóng biển lớn Điều này có thể làm cho trái câynhanh chín quá, chuyển màu hoặc hỏng mốc

- Trong quá trình vận chuyển xăng dầu có thể bị bốc hơi

Ví dụ về tổn thất hàng hóa

- Hàng hóa bị đổ, vỡ do quá trình lưu trữ và vận chuyển hàng hóa không đảm bảo vềbao bì, kỹ thuật xếp dỡ và vận chuyển

Trang 7

- Tổn thất hàng hóa do đắm tàu

Trang 8

2 Một số biện pháp phòng ngừa hư hỏng, thiếu hụt hàng hóa ( nêu rõ các biện pháp có hình minh họa cụ thể) Giới thiệu các loại thông gió và nguyên tắc thông gió trong kho hàng và trong vận tải.

2.1 Một số biện pháp phòng ngừa hư hỏng, thiếu hụt hang hóa

*Trong vận chuyển:

+Kiểm tra hàng hóa trước và sau khi nhận: Kiểm tra hàng hóa cẩn thận và ghi chép lại bất kì

hư hỏng hoặc thiếu hụt nào Điều này giúp xác định nguồn gốc của vấn đề và đưa ra các biệnpháp sữa chữa hoặc bồi thường thích hợp

+ Sử dụng đóng gói chất lượng cao: Sử dụng đóng gói chất lượng, bao gồm thùng cartoon,pallets, vật liệu bảo vệ, chèn lót như bọt biển, túi khí hoặc giấy kín để đảm bảo hàng hóađược bảo vệ khỏi va đập và yếu tố môi trường

Trang 9

+ Gắn mác rõ ràng và chính xác: Đảm bảo rằng tất cả hàng hóa được gắn mác với thông tinđầy đủ, rõ ràng và chính xác về sản phẩm, khối lượng, kích thước, ngày sản xuất, ngày hếthạn.

+Sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp: Chọn phương tiện phù hợp với loại hàng hóa.Điều này bao gồm việc lựa chọn xe cơ giới, container, hoặc khoang tàu biển phù hợp với tính

Trang 10

+Giám sát nhiệt độ và độ ẩm: Đối với hàng hóa nhạy cảm về nhiệt độ và độ ẩm, sử dụngthiết bị giám sát và điều khiển để đảm bảo rằng điều kiện lý tưởng được duy trì suốt quá

+Xây dựng mối quan hệ tốt với nhà cung cấp và đối tác vận chuyển: Mối quan hệ tốt với nhàcung cấp và đối tác vận chuyển có thể giúp giảm thiểu rủi ro thất thoát hàng hóa Điều này

Trang 11

bao gồm việc đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của hàng hóa nhận được từ nhà cung cấp, đốitác vận chuyển tin cậy và đúng thời gian giao hàng.

+Đào tạo và quản lí tốt nhân viên: Đào tạo nhân viên vận chuyển và lưu trữ hàng hóa để họhiểu cách đối phó với các tình huống đặc biệt, và đảm bảo rằng họ tuân thủ quy trình và quy

tắc an toàn

+Giám sát liên tục: Sử dụng các hệ thống giám sát và theo dõi liên tục để theo dõi hàng hóatrong thời gian vận chuyển và lưu trữ để có thể phát hiện kịp thời và giải quyết các vấn đề

Trang 12

+ Xác nhận giao nhận chính xác: Khi giao nhận hàng hóa, đảm bảo rằng số lượng và tìnhtrạng hàng hóa được kiểm tra và xác nhận một cách chính xác, và ghi chép lại thông tin này.

- Trong kho bãi:

+Xác định và đánh giá rủi ro: Doanh nghiệp cần xác định và đánh giá các rủi ro có thể xảy ratrong quá trình quản lý kho Điều này bao gồm việc phân tích các yếu tố, nguyên nhân gâythất thoát hàng hóa như đã đề cập ở trên Đánh giá rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp nhận biết

Trang 13

được những vùng nguy cơ và tập trung vào các biện pháp phòng ngừa cụ thể.

+Xây dựng quy trình kiểm tra và kiểm kê định kỳ

Quy trình kiểm tra và kiểm kê định kỳ giúp phát hiện sớm các sai sót trong kho hàng Việcthực hiện kiểm tra định kỳ cho phép so sánh số lượng hàng hóa thực tế với số lượng ghi chútrong hệ thống quản lý kho Nếu có sai lệch, có thể tiến hành điều tra và xử lý kịp thời để

giảm thiểu rủi ro thất thoát

Trang 14

+Đào tạo nhân viên quản lý kho

Đảm bảo rằng nhân viên quản lý kho được đào tạo đầy đủ về quy trình và kỹ năng quản lýkho Điều này bao gồm việc đảm bảo họ hiểu rõ các quy tắc và quy trình vận hành, biết cách

sử dụng các công cụ quản lý kho, nhận biết và giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình

làm việc

+Kiểm soát truy cập và bảo mật

Quản lý việc truy cập vào kho hàng và bảo mật thông tin liên quan là rất quan trọng để giảmthiểu rủi ro mất trộm hoặc lạm dụng Điều này có thể bao gồm việc thiết lập hệ thống kiểmsoát truy cập, lắp đặt hệ thống camera giám sát, đảm bảo sự an toàn và bảo mật của hệ thống

Trang 15

thông tin quản lý kho.

+Quản lý hàng hóa hết hạn sử dụng

Theo dõi và quản lý hàng hóa có hạn sử dụng là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu rủi ro

hư hỏng và thất thoát Đảm bảo hàng hóa được sử dụng theo nguyên tắc FIFO (First In, FirstOut) và thực hiện định kỳ kiểm tra để xác định hàng hóa có nguy cơ hết hạn sử dụng

+Sử dụng các công nghệ và hệ thống quản lý kho hiện đại giúp giảm thiểu rủi ro thất thoáthàng hóa Các hệ thống này bao gồm quản lý kho tự động, mã hóa hàng hóa, quét mã vạch,

hệ thống theo dõi vị trí hàng hóa, v.v Công nghệ giúp tăng cường tính chính xác và đáng tincậy trong việc quản lý kho và giảm thiểu sai sót con người

Trang 16

=>Ngoài ra,giảm thiểu rủi ro thất thoát hàng hóa trong quản lý kho đòi hỏi sự chặt chẽ trong quy trình,công nghệ hỗ trợ và đảm bảo trách nhiệm của nhân viên Bằng cách áp dụng các giải phápnêu trên, doanh nghiệp sản xuất có thể tăng cường hiệu quả quản lý kho và giảm thiểu rủi rothất thoát hàng hóa.

Trang 17

=>Có thể tham khảo mô hình “Just-in-time”: Quản lý kho theo mô hình JIT giúp loại bỏ tồnkho, dư thừa, đảm bảo mức dự trữ an toàn cho sản xuất

-Đối với việc vận chuyển trên tàu nên thực hiện một số biện pháp đảm bảo an toàn hàng hóa như:

• Các hầm, khoang chứa hàng phải được vệ sinh sạch sẽ đạt yêu cầu đối với từng loại hàng

• Kiểm tra và đưa vào hoạt động bình thường các thiết bị nâng, cẩu hàng

• Kiểm tra sự kín nước của hầm hàng: kiểm tra các đường ống dẫn dầu, nước chạy qua hầm,các ống thoát nước, ống đo nước lacanh, ballast, các lỗ la canh, các tấm nắp miệng hầmhàng, hệ thống thông gió hầm hàng tất cả phải ở điều kiện, trạng thái tốt

• Công tác chuẩn bị tàu, hầm hàng phải được ghi vào nhật ký tàu

Trang 18

-Hàng tỏa mùi mạnh (cá, da muối ) cùng hàng có tính hút mùi mạnh (như chè, thuốc,gạo,đường )

-Hàng tỏa ẩm (lương thực, hàng lỏng ) cùng hàng hút ẩm (bông, vải, đường )

-Hàng tỏa bụi mạnh (như xi măng, phân chở rời, lưu huỳnh ) không được xếp cùng thời

Trang 19

gian với các loại hàng mà có thể bị hỏng bởi bụi (bông, vải, sợi )

-Hàng dễ cháy nổ cần xếp xa với các nguồn nhiệt như buồng máy, ống khói

2.2 Giới thiệu các loại thông gió, nguyên tắc thông gió trong kho hàng và vận tải 2.2.1 Các loại thông gió

*Thông gió tự nhiên:

-Để không khí trong hầm thoát ra mà hạn chế không khí bên ngoài vào hầm, ta quay cácmiệng ống thông gió xuôi theo chiều gió để không khí trong hầm thoát ra (thông gió tự nhiênmột chiều )

-Muốn cho không khí trong và ngoài hầm lưu thông tuần hoàn, ta quay một miệng ống

ngược chiều gió còn miệng ống kia xuôi theo chiều gió

* Thông gió tự nhiên tuần hoàn

-Lưu ý rằng thông gió không đúng còn hại hơn là không thông gió Việc thay đổi hướngthông gió so với hướng gió sẽ làm thay đổi rất nhiều lượng gió vào trong hầm Hướng chạycủa tàu so với hướng gió cũng ảnh hưởng đến dòng không khí

-Chỉ thực hiện thông gió tự nhiên khi thời tiết ngoài trời không mưa, không có sương mù,gió thổi nhẹ, không có giông, sấm sét…

*Thông gió nhân tạo:

Trang 20

-Trên một số tàu tại các ống thông gió có lắp các quạt gió hai chiều, ta có thể tiến hànhcho

đẩy không khí ra hoặc hút không khí từ ngoài vào theo ý muốn và cường độ hay lưu lượnggió vào, ra cũng có thể thực hiện được đối các chế độ tốc độ của quạt

- Thông gió nhân tạo có thể chủ động trong mọi tình huống không phụ thuộc vào điều kiệnthời tiết bên ngoài mà có hiệu quả cao so với các phương pháp khác Hệ thống thông giónhân tạo cho phép tạo được nhiệt độ và độ ẩm không khí đưa vào hầm theo ý muốn Hệthống này thường được lắp đặt cố định trên các tàu chuyên dụng

2.2.2 Nguyên tắc thông gió:

* Nguyên tắc Nhiệt Độ Điểm Sương

Nhiệt độ Điểm sương:

+Nhiệt độ điểm sương là nhiệt độ của không khí mà tại nhiệt độ này thì hơi nước chứa trong

không khí đạt tới trạng thái bão hoà

+Nhiệt độ điểm sương được xác định như là nhiệt độ thấp nhất mà không khí không thể giữđược hơi ẩm hiện tại nó đã có và phải thải bớt lượng hơi âm thừa dưới dạng ngưng tụ thànhnước

+Nhiệt độ điểm sương của bất kỳ mẫu thử không khí nào cũng hoàn toàn phụ thuộc vào độ

Trang 21

nhiệt độ trung bình của hầm hàng ở thời điểm xếp hàng và áp dụng qui tắc 3 độ C như sau: +Thông gió khi nhiệt độ không khí bên ngoài hầm hàng thấp hơn nhiệt độ trung bình củahầm hàng khi xếp hàng, tối thiểu là 3 độ C

+ Không thông gió hầm hàng khi nhiêt độ bên ngoài hầm không thấp hơn nhiệt độ trungbình của hầm hàng khi xếp hàng, tối thiểu 3 độ C

*Ngoài nguyên tắc trên cùng với sự theo dõi không khí trong và ngoài hầm ta còn phải xét đến tính chất của loại hàng hóa trong hầm mà đề ra biện pháp thông gió hữu hiệu Xét về mặt ảnh hưởng của môi trường xung quanh thì hàng hóa được chia làm hai loại chính như sau:

- Hàng có tính hút ẩm (Hygroscopic Cargo): Đây chủ yếu là các loại hàng gốc thực vật

như các loại ngũ cốc, các loại bột ngũ cốc, bông, gỗ, thuốc sợi Loại hàng này dễ bị sự tácđộng của độ ẩm, chúng có thể hút ẩm, giữ ẩm và tỏa hơi ẩm Hàng hút ẩm làm tăng hiệntượng mồ hôi thân tàu khi nhiệt độ thay đổi, nhất là khi chở hàng từ vùng nóng sang vùnglạnh Đặc biệt, hiện tượng này xảy ra mạnh khi nhiệt độ bên ngoài giảm đột ngột

- Hàng không hút ẩm (Non - hygroscopic cargo): Là các loại hàng gốc từ các vật liệu cứng

như các sản phẩm sắt thép, máy móc, các đồ bằng đất nung, các hàng hóa đóng thùng, đónghộp Các loại hàng này dễ bị tác động bởi hiện tượng mồ hôi hàng hóa gây han gỉ, bẩn,làm biến màu dẫn đến hư hỏng đặc biệt khi chở hàng từ vùng lạnh sang vùng nóng hơn

*Từ nguyên tắc thông gió và hai loại nhóm hàng cơ bản trên có 4 trường hợp đặc trưng sau cần đặc biệt lưu ý khi tiến hành thông gió hầm hàng

a Đối với hàng hút ẩm:

- Hành trình từ vùng lạnh sang vùng nóng (Cold to warm voyage): Lúc đầu điểm sươngkhông khí trong hầm thấp hơn điểm sương không khí ngoài hầm Trong quá trình chuyểndần về vùng nóng điểm sương không khí trong hầm cao dần lên nhưng chưa đạt đến hoặc lớnhơn điểm sương không khí ngoài hầm thì không cần thiết thông gió Tại thời điểm mở hầmhàng tại cảng dỡ sự ngưng tụ có thể xuất hiện trên bề mặt hàng (mồ hôi hàng hóa) nhưng sẽmất đi khi hàng hóa được dỡ khỏi hầm hàng

Trang 22

- Hành trình từ vùng nóng sang vùng lạnh: Theo mức độ chuyển dần tới vùng lạnh nhiệt độ

và điểm sương không khí bên ngoài thấp dần và làm lạnh các mạn và boong tàu dẫn đến sựngưng đọng hơi nước tại các mặt trong thân tàu Hàng hút ẩm trong điều kiện này sẽ tỏa ẩmmạnh Trường hợp này cần thông gió hầm hàng liên tục với cường độ càng mạnh càng tốtngay từ khi chớm vào vùng lạnh Đây là trường hợp khó khăn để tạo được sự thông gió thoảmãn nhất là khi điểm sương bên ngoài quá thấp

b Đối với hàng không hút ẩm

- Hành trình từ vùng lạnh sang vùng nóng (Cold to warm voyage) Trường hợp này nhiệt độcủa hàng thấp hơn điểm sương không khí bên ngoài nhiều nên không được thông gió Nếuthông gió không khí nóng ẩm từ bên ngoài vào sẽ gây ngưng tụ hơi nước làm hư hỏng hàng

- Hành trình từ vùng nóng tới vùng lạnh: Trường hợp này mồ hôi thân tàu chắc chắn xảy ranhưng hàng hóa không bị ảnh hưởng trừ khi sự ngưng đọng ở các thành vách, trần nhỏ giọtvào hàng Việc thông gió ở mức độ bình thường

3 Tìm hiểu về các hoạt động cơ bản của ICD, kho ngoại quan hàng tổng hợp, kho hàng lạnh, kho CFS, kho hàng không kéo dài, chuỗi cung ứng lạnh.

3.1 Các hoạt động cơ bản của ICD

ICD là viết tắt của Inland Container Depot, được hiểu là cảng cạn hay cảng nội địa, cảngkhô.Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đấu mối tổ chứcvận tải gắn liền với hoạt động của cảng biến, cảng đường thuỷ nội địa, cảng hàng không, cửakhẩu đường bộ, ga đường sắt Đồng thời, nó còn giữ chức năng tương tự như cửa khẩu đốivới các lô hàng đượ xuát khẩu và nhập khẩu bằng đường biển

Trang 23

Vai trò của cảng ICD

Thông thường, hàng hóa sẽ được tập trung tại cảng biển chuẩn bị cho hoạt động xuất khẩuhoặc nhập khẩu Tuy nhiên diện tích của cảng biển thường bị giới hạn trong khi hàng hóa cónhu cầu làm dịch vụ thông quan và các dịch vụ liên quan lại rất cao

Vậy nên, cảng cạn ICD ra đời như một cánh tay nối dài của cảng biển, là một xu thế pháttriển tất yếu Theo đó, các cảng cạn ICD được xây dựng tại khu vực nội địa không giáp biển,diện tích rộng lớn với đầy đủ các dịch vụ đi kèm như lưu trữ, đóng gói, làm thủ tục hải quan,

…như cảng biển thực thụ

Nhờ đó cảng cạn ICD sẽ góp phần làm giảm tình trạng ách tắc tại cảng biển Thay vì chenchúc làm các thủ tục, dịch vụ tại cảng biển, doanh nghiệp có thể tiến hành ngay tại Depot đểtiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho việc vận chuyển

Nói cách khác, cảng cạn Depot sẽ giữ vai trò như điểm tập kết và chuyển tiếp hàng hóa,container cho cảng biển, là nơi thông quan trong nội địa, giúp tăng hiệu quả khai thác củahoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ logistics

b Cấu trúc của cảng cạn và các hoạt động của nó :

Cấu trúc :

Trang 24

+Khu vực bãi chứa container (Container Yard/ Marshalling Yard).

+Khu vực để thông quan hàng hóa

+Trạm dành cho hàng lẻ (CFS)

+Kho ngoại quan

+Khu tái chế và đóng gói hàng hóa

+Khu vực văn phòng gắn liền với các thủ tụ hành chính

+Cổng giao nhận container

+Cổng dành cho xe máy

+Xưởng sữa chữa

+Khu vực vệ sinh container

Trang 25

hàng chung chủ (LCL).

+Như “nhà kho” tạm chứa các mặt hàng xuất nhập khẩu

+Sửa chữa và bảo dưỡng container

KHO NGOẠI QUAN HÀNG TỔNG HỢP

Kho ngoại quan là gì?

Kho ngoại quan là gì? Kho ngoại quan theo thuật ngữ logistics là khu vực kho bãi được

thiết lập tại Việt Nam Tuy nhiên, được ngăn cách với khu vực lân cận, hàng hóa có xuất xứnước ngoài hoặc hàng hóa trong nước được vận chuyển vào kho ngoại quan theo hợp đồng

ủy thác để lưu kho, bảo quản và các dịch vụ khác Mục đích của kho ngoại quan là lưu giữ,bảo quản tạm thời hoặc thực hiện các dịch vụ đơn giản như đóng gói, chia tách hàng hóanhập khẩu từ nước ngoài hoặc hàng hóa trong nước chuẩn bị xuất khẩu Quy định cụ thể về

sự kiện này căn cứ vào hợp đồng ký kết giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng

Theo Luật Hải quan 2014, kho ngoại quan là khu vực kho, bãi dùng để lưu giữ hàng hóa đãhoàn thành thủ tục hải quan chờ xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Namhoặc lưu giữ tại Việt Nam Sau đó Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác

Địa điểm được phép thành lập kho ngoại quan như sau:

+ Bao gồm các tỉnh, thành phố là đầu mối lưu thông hàng hóa giữa Việt Nam và các nước,

có điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng

+ Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đặc khu kinh tế

+ Tất cả hàng hóa ra vào khu ngoại quan phải làm thủ tục ra vào kho bãi, chịu sự giám sát,kiểm tra của hải quan

Trang 26

Các hoạt động thực hiện tại kho ngoại quan

Đơn vị quản lý kho ngoại quan, đơn vị khai hải quan còn được ủy quyền thay thế các hoạt

động kho ngoại quan sau:

+Đóng gia cố các gói kiện hàng

+Phân loại hàng hóa và bảo trì

+Chia nhỏ hoặc kết hợp các sản phẩm

+Bao bì sản phẩm

+Lấy mẫu hàng hóa để quản lý kho ngoại quan hoặc thông quan

+Thay đổi quyền sở hữu hàng hóa

+Đặc biệt đối với các kho đặc biệt đã có giấy phép xăng dầu, hóa phẩm, hàng hóa đặcthù thì được chuyển đổi, trộn lẫn trong phạm vi cho phép Đảm bảo không gây nguyhiểm cho khu vực xung quanh và các hạng mục khác

+Thủ tục xuất nhập hàng hóa kho ngoại quan

Hầu hết các hoạt động này đều phải đặt dưới sự giám sát của các quan chức hải quan

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHO HÀNG LẠNH

Trang 27

a Khái niệm : Kho hàng lạnh là một phòng hay kho chứa được thiết kế, lắp

đặt với hệ thống làm mát, làm lạnh hay cấp đông để bảo quản, lưu trữ hàng

hóa lâu và giữ được chất lượng tốt nhất Một số kho lạnh còn được gắn hệ

thống cấp ẩm hoặc hút ẩm Hệ thống này cũng có thể điều chỉnh mức ẩm tùy

theo mục đích bảo quản của từng loại sản phẩm chuyên biệt

b Phân loại :

Theo mục đích sử dụng :

- Kho lạnh nhà hàng: đảm bảo thực phẩm trong nhà hàng luôn tươi ngon và đảm bảo vệ sinh

an toàn thực phẩm

- Kho lạnh gia đình: mục đích bảo quản thực phẩm, rau quả khác nhau

- Kho lạnh cho thuê: được thiết kế phù hợp với nhu cầu cho khách hàng thuê để bảo quản sảnphẩm Thông thường được thiết kế và lắp đặt ở 2 dạng kho lạnh:

+Loại kho được chia thành nhiều kho lạnh nhỏ để khách hàng tự xuất nhập hàng và tự quản

lý hàng hóa trong kho

Ngày đăng: 21/03/2024, 09:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w