Tìm hiểu về các hoạt động cơ bản của ICD, kho ngoại quan hàng tổng hợp, kho hàng lạnh, kho CFS, kho hàng không kéo dài, chuỗi cung ứng lạnh

Một phần của tài liệu Chuyên đề 1 lượng giảm tự nhiên, tổn thất hàng hóa và hoạt động kho hàng (Trang 22 - 36)

3.1. Các hoạt động cơ bản của ICD

ICD là viết tắt của Inland Container Depot, được hiểu là cảng cạn hay cảng nội địa, cảng khô.Cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đấu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biến, cảng đường thuỷ nội địa, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt. Đồng thời, nó còn giữ chức năng tương tự như cửa khẩu đối với các lô hàng đượ xuát khẩu và nhập khẩu bằng đường biển.

Vai trò của cảng ICD

Thông thường, hàng hóa sẽ được tập trung tại cảng biển chuẩn bị cho hoạt động xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Tuy nhiên diện tích của cảng biển thường bị giới hạn trong khi hàng hóa có nhu cầu làm dịch vụ thông quan và các dịch vụ liên quan lại rất cao.

Vậy nên, cảng cạn ICD ra đời như một cánh tay nối dài của cảng biển, là một xu thế phát triển tất yếu. Theo đó, các cảng cạn ICD được xây dựng tại khu vực nội địa không giáp biển, diện tích rộng lớn với đầy đủ các dịch vụ đi kèm như lưu trữ, đóng gói, làm thủ tục hải quan,

…như cảng biển thực thụ.

Nhờ đó cảng cạn ICD sẽ góp phần làm giảm tình trạng ách tắc tại cảng biển. Thay vì chen chúc làm các thủ tục, dịch vụ tại cảng biển, doanh nghiệp có thể tiến hành ngay tại Depot để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho việc vận chuyển.

Nói cách khác, cảng cạn Depot sẽ giữ vai trò như điểm tập kết và chuyển tiếp hàng hóa, container cho cảng biển, là nơi thông quan trong nội địa, giúp tăng hiệu quả khai thác của hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ logistics.

b. Cấu trúc của cảng cạn và các hoạt động của nó : Cấu trúc :

+Khu vực bãi chứa container (Container Yard/ Marshalling Yard).

+Khu vực để thông quan hàng hóa.

+Trạm dành cho hàng lẻ (CFS).

+Kho ngoại quan.

+Khu tái chế và đóng gói hàng hóa.

+Khu vực văn phòng gắn liền với các thủ tụ hành chính.

+Cổng giao nhận container.

+Cổng dành cho xe máy.

+Xưởng sữa chữa.

+Khu vực vệ sinh container -Hoạt động cảng cạn :

+Nhận và gửi hàng được vận chuyển bằng container.

+Đóng, dỡ hàng container.

+Là điểm tập kết container để vận chuyển hàng hóa đến đúng nơi theo quy định của pháp luật.

+Là nơi diễn ra các hoạt động làm thủ tục hải quan, thông quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

+Thu nhập và phân chia các loại hàng lẻ vô cùng container đối với các loại

hàng chung chủ (LCL).

+Như “nhà kho” tạm chứa các mặt hàng xuất nhập khẩu.

+Sửa chữa và bảo dưỡng container

KHO NGOẠI QUAN HÀNG TỔNG HỢP Kho ngoại quan là gì?

Kho ngoại quan là gì? Kho ngoại quan theo thuật ngữ logistics là khu vực kho bãi được thiết lập tại Việt Nam. Tuy nhiên, được ngăn cách với khu vực lân cận, hàng hóa có xuất xứ nước ngoài hoặc hàng hóa trong nước được vận chuyển vào kho ngoại quan theo hợp đồng ủy thác để lưu kho, bảo quản và các dịch vụ khác. Mục đích của kho ngoại quan là lưu giữ, bảo quản tạm thời hoặc thực hiện các dịch vụ đơn giản như đóng gói, chia tách hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài hoặc hàng hóa trong nước chuẩn bị xuất khẩu. Quy định cụ thể về sự kiện này căn cứ vào hợp đồng ký kết giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng.

Theo Luật Hải quan 2014, kho ngoại quan là khu vực kho, bãi dùng để lưu giữ hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan chờ xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc lưu giữ tại Việt Nam. Sau đó Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác.

Địa điểm được phép thành lập kho ngoại quan như sau:

+ Bao gồm các tỉnh, thành phố là đầu mối lưu thông hàng hóa giữa Việt Nam và các nước, có điều kiện xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng.

+ Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đặc khu kinh tế.

+ Tất cả hàng hóa ra vào khu ngoại quan phải làm thủ tục ra vào kho bãi, chịu sự giám sát, kiểm tra của hải quan.

Các hoạt động thực hiện tại kho ngoại quan

Đơn vị quản lý kho ngoại quan, đơn vị khai hải quan còn được ủy quyền thay thế các hoạt động kho ngoại quan sau:

+Đóng gia cố các gói kiện hàng +Phân loại hàng hóa và bảo trì

+Chia nhỏ hoặc kết hợp các sản phẩm +Bao bì sản phẩm

+Lấy mẫu hàng hóa để quản lý kho ngoại quan hoặc thông quan.

+Thay đổi quyền sở hữu hàng hóa

+Đặc biệt đối với các kho đặc biệt đã có giấy phép xăng dầu, hóa phẩm, hàng hóa đặc thù thì được chuyển đổi, trộn lẫn trong phạm vi cho phép. Đảm bảo không gây nguy hiểm cho khu vực xung quanh và các hạng mục khác.

+Thủ tục xuất nhập hàng hóa kho ngoại quan.

Hầu hết các hoạt động này đều phải đặt dưới sự giám sát của các quan chức hải quan.

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHO HÀNG LẠNH

a. Khái niệm : Kho hàng lạnh là một phòng hay kho chứa được thiết kế, lắp đặt với hệ thống làm mát, làm lạnh hay cấp đông để bảo quản, lưu trữ hàng hóa lâu và giữ được chất lượng tốt nhất. Một số kho lạnh còn được gắn hệ thống cấp ẩm hoặc hút ẩm. Hệ thống này cũng có thể điều chỉnh mức ẩm tùy theo mục đích bảo quản của từng loại sản phẩm chuyên biệt

b. Phân loại :

Theo mục đích sử dụng :

- Kho lạnh nhà hàng: đảm bảo thực phẩm trong nhà hàng luôn tươi ngon và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Kho lạnh gia đình: mục đích bảo quản thực phẩm, rau quả khác nhau.

- Kho lạnh cho thuê: được thiết kế phù hợp với nhu cầu cho khách hàng thuê để bảo quản sản phẩm. Thông thường được thiết kế và lắp đặt ở 2 dạng kho lạnh:

+Loại kho được chia thành nhiều kho lạnh nhỏ để khách hàng tự xuất nhập hàng và tự quản lý hàng hóa trong kho.

+Loại kho lớn được chia ô, chia tầng kệ để sắp xếp hàng hóa. Người cho thuê kho có nhiệm vụ xuất nhập hàng và quản lý hàng hóa trong kho lạnh cho khách hàng

- Kho lạnh chế biến: chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, chế biến thịt, sữa,… Có diện tích lớn và có riêng phòng máy để theo dõi, quản lý nhiệt độ. Công suất máy lớn để đáp ứng tần suất xuất nhập hàng nhiều và phụ tải lớn.

- Kho lạnh sơ chế: các nhà máy thực phẩm, thủy sản, rau quả... luôn có khâu sơ chế sản phẩm ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phòng vì vậy cần có kho lạnh để đảm bảo giữ lạnh cho sản phẩm trong quá trình sơ chế sản phẩm.

- Kho lạnh phân phối: kho lạnh trung tâm của các siêu thị, các nhà nhập khẩu sản phẩm lạnh.

Dùng để trung chuyển, phân phối hàng trong kho đi đến các kho nhỏ hơn ở các tỉnh hoặc các khu vực lân cận.

Theo sản phẩm cần bảo quản :

- Kho lạnh bảo quản rau, quả: Đây là kho lạnh dùng để bảo quản các loại sản phẩm ở nhiệt độ dương. Dãy nhiệt độ bảo quản rau xanh thường vào khoảng 12oC đến 15oC. Kho lạnh dùng bảo quản củ, quả hoặc trái cây thường được cài đặt ở khoảng nhiệt độ từ 2oC đến 8oC

- Kho lạnh bảo quản hoa tươi: nhiệt độ bảo quản hoa tươi thường rơi vào khoảng 1oC đến 10oC, tùy theo từng loại. Bảo quản hoa tươi cũng cần lưu ý đến yếu tố độ ẩm trong kho, hoa cần độ ẩm lớn vào khoảng 90-95%.

- Kho lạnh bảo quản sữa: khoảng nhiệt độ phù hợp từ 2oC đến 8oC.

- Kho lạnh bảo quản vacxin: Nhiệt độ để bảo quản vắc xin thông thường từ 2oC đến 8oC (riêng vắc xin covid 19 có nhiệt độ bảo quản đến -80oC).

- Kho lạnh bảo quản thủy, hải sản: các nhà máy chế biến thủy, hải sản trong nước thông thường cần cả kho cấp đông với nhiệt độ -40oC đến -45oC và kho bảo quản đông lạnh từ - 18oC đến -22oC.

- Kho lạnh bảo quản thịt: có khoảng nhiệt độ từ -16oC đến -20oC. Những chế phẩm từ thịt thường được đưa thẳng vào kho bảo quản đông lạnh chứ không qua khâu cấp đông như thịt tươi.

- Kho lạnh bảo quản kem: kem là sản phẩm cần được bảo quản đông lạnh ở nhiệt độ từ khoảng -18oC đến -22oC. Ngoài việc giữ cho kem có chất lượng tốt còn phải giữ cho kem luôn ở hình dáng đẹp mắt, nên kho lạnh bảo quản kem yêu cầu nhiệt độ tương đối khắt khe.

Theo thể tích kho lạnh :

- Kho lạnh mini: có sức chứa nhỏ từ 1 tấn đến 20 tấn. Kho lạnh mini phù hợp cho các nhà hàng, quán ăn, các chuỗi FnB, Resort, các đơn vị kinh doanh hải sản, trái cây, thực phẩm đông lạnh hoặc nhà riêng,…

- Kho lạnh thương mại: có sức chứa lớn từ 5 tấn đến hàng trăm tấn để bảo quản lượng hàng hóa của các công ty thương mại trong và ngoài nước.

- Kho lạnh công nghiệp: có sức chứa lớn từ 20 tấn đến hàng trăm ngàn tấn. Kho lạnh công nghiệp thường được lắp đặt cho các dự án lớn trong các nhà máy chế biến, nhà máy sản xuất, các công ty xuất nhập khẩu, ở các sân bay,

bến cảng,…

c. Hoạt động :

+Kho hàng lạnh được sử dụng phổ biến trong công nghiệp chế biến thực phẩm và bảo quản hàng hóa như : hàng nông sản, hải sản, hoa quả tươi, vacxin,… và có các hoạt động như sau :

+Nhận và xếp dỡ hàng hóa: Kho hàng lạnh nhận những lô hàng từ các nhà cung cấp và xếp dỡ chúng vào kho với sự chăm sóc đặc biệt để đảm bảo nhiệt độ được duy trì.

soát và độ ẩm thích hợp để bảo quản chất lượng

+Quản lý kho: Quản lý theo dõi số lượng hàng hóa trong kho, ngày sản xuất và hạn sử dụng để đảm bảo rằng hàng hóa không bị hỏng hoặc hết hạn sử dụng.

+Bảo trì và kiểm tra: Kỹ thuật viên thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống lạnh để đảm bảo rằng nhiệt độ được duy trì ổn định và không xảy ra sự cố.

+Đóng gói và xuất kho: Hàng hóa được đóng gói và chuẩn bị sẵn sàng cho việc vận chuyển tới điểm đích cuối cùng, và sau đó được xuất kho thông qua các phương tiện vận chuyển lạnh.

+Xử lý đơn hàng: Quản lý xử lý đơn hàng, giao hàng và đảm bảo rằng hàng hóa được giao đúng người và địa điểm một cách nhanh chóng và hiệu quả.

+Theo dõi và báo cáo: Theo dõi hoạt động của kho, bao gồm cả nhiệt độ và độ ẩm, và tạo báo cáo để đánh giá hiệu suất và cải thiện quy

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHO CFS

CFS là viết tắt của cụm từ Container Freight Station. Tạm dịch là Trạm vận chuyển container. CFS là một nơi thu gom hàng hóa từ các chủ hàng để đóng vào container, hoặc dùng để chia hàng hóa từ một container ra cho nhiều người nhận, thường nằm bên ngoài cảng.CFS thường được sử dụng cho hàng hóa vận chuyển dưới dạng lô hàng LCL (Less Than Container Load). Do đó, chúng tôi biết rằng CFS là một địa điểm cố định dành riêng cho việc đóng gói hoặc dỡ hàng từ các container, trong khi CY là một bãi chứa các container đã được đóng gói đầy đủ.

Các hoạt động cơ bản kho CFS :

● Phân loại, đóng gói hàng chờ xuất khẩu, hàng lẻ LCL từ chủ hàng.

● Một số lẻ hàng hóa từ các chủ hàng khác nhau, bao gồm hàng hóa quá cảnh và một số hàng hóa trung chuyển để xuất khẩu, được tách riêng và gộp chung vào các container.

● Kết hợp một container hàng hóa và hàng hóa sẵn sàng xuất khẩu sang nước thứ ba với các lô hàng xuất khẩu khác.

● Kiểm tra các mặt hàng đã xuất

● Thay đổi quyền sở hữu các mặt hàng trong CFS

Quy trình khai thác ở kho CFS diễn ra như thế nào?

So với kho ngoại quan và hệ thống kho bãi khác, quy trình khai thác ở kho Container Freight Station có sự khác biệt nhất định. Cụ thể, chia theo loại hàng cần xuất khẩu và nhập khẩu, quy trình này được diễn ra như sau:

Quy trình đối với hàng xuất khẩu

Với hàng hóa xuất khẩu, quy trình khai thác ở kho Container Freight Station sẽ gồm có 7 bước:

● Bước 1: Xác định thông tin chi tiết về lô hàng và booking tàu vận chuyển

● Bước 2: Liên hệ trực tiếp với chủ hàng để xác nhận thời gian hàng về kho

● Bước 3: Tiến hành giao hàng đến kho theo đúng thỏa thuận

● Bước 4: Tiến hành đóng gói hàng hóa tại kho

● Bước 5: Chuẩn bị vỏ container để đóng hàng vào container

● Bước 6: Hải quan tiến hành kiểm tra lô hàng sau khi chủ hàng hoàn tất thủ tục giấy tờ

● Bước 7: Kho Container Freight Station tiến hành giám sát tất cả các quy trình nhận, lưu trữ, đóng hàng vào container và xuất đi

Quy trình đối với hàng nhập khẩu

Khác với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sẽ diễn ra với 4 bước:

● Bước 1: Chuẩn bị chứng từ liên quan đến lô hàng gồm: Giấy ủy quyền của chủ hàng hoặc người cho thuê kho Container Freight Station (2 bản), Master bill of lading (1 bản), Manifest (1 bộ)

● Bước 2: Tiến hành làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập điểm gom hàng lẻ

● Bước 3: Chuyển hàng từ cảng về kho

● Bước 4: Đưa hàng vào điểm gom hàng lẻ theo yêu cầu KHO HÀNG KHÔNG KÉO DÀI

a. Khái niệm :

Theo nghị định 68/2016/NĐ-CP, kho hàng không kéo dài (off-airport cargo terminal) là một khu vực lưu trữ hàng hóa quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu thông qua đường hàng không. Đây là nơi chịu sự giám sát và kiểm tra nghiêm ngặt của các cơ quan hải quan.

Kho hàng không kéo dài đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý và vận chuyển hàng quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng không và thương mại quốc tế.

b. Hoạt động :

+Nhận hàng ( xử lý hàng hóa trước khi cho vào kho và cảng).

+Cất hàng vào vị trí đã được xác định từ trước.

+Lấy hàng theo 2 phương thức : sơ cấp và thứ cấp.

+Đóng gói, xử lý hàng hóa bị trả lại

Chức năng của Kho hàng không kéo daì +Rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan.

+Thuận lợi trong việc gom các kiện hàng và ghép chúng lại vào các đơn vị vận tải thích hợp mà không cần pallet hay container để đưa ra cảng hàng không.

+Giảm chi phí vận chuyển hàng đến cảng hàng không.

+Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ hàng không

CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH

Chuỗi cung ứng lạnh (cold chain) là gì?

Chuỗi cung ứng lạnh (cold chain) là chuỗi cung ứng có hoạt động và quy trình được tạo ra với khả năng kiểm soát và duy trì nhiệt độ, độ ẩm cho các loại hàng hóa, sản phẩm đặc thù cần được bảo quản lạnh, để đảm bảo chất lượng cũng như thời gian sử dụng cho sản phẩm trong quá trình vận chuyển, phân phối ra thị trường.

Hiện nay, một số lĩnh vực có sản phẩm đặc thù cần được áp dụng chuỗi cung ứng lạnh để bảo quản như: thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, hàng đông lạnh,...

Cấu trúc của chuỗi cung ứng lạnh

Cấu trúc của chuỗi cung ứng lạnh được xét trên 2 phương diện đó là tính vật lý và phương diện tổ chức. Gồm nhiều yếu tố từ kho lưu trữ, cách vận hành, kiểm soát nhiệt độ,... để đảm

bảo sự an toàn và chất lượng sản phẩm tốt nhất trước khi đến tay khách hàng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về 2 phương diện này qua thông tin sau:

Xét trên tính vật lý

Xét trên mặt vật lý, chuỗi cung ứng lạnh bao gồm 2 thành phần là hệ thống kho lạnh và hệ thống xe tải lạnh.

● Hệ thống kho lạnh: Hệ thống kho lạnh sẽ có vai trò lưu trữ cũng như bảo quản hàng hóa tại các điểm Logistics quan trọng. Tại đây, hàng hóa sẽ được lưu trữ trước khi đến tay người dùng hay những điểm phân phối khác.

● Xe tải lạnh: Xe tải lạnh sẽ có vai trò phân phối và đảm bảo các điều kiện của hàng hóa như: Độ ẩm, nhiệt độ,... luôn đạt trạng thái tốt nhất trong suốt quá trình vận chuyển.

Cụ thể với mỗi loại hàng hóa khác nhau, chuỗi cung ứng lạnh sẽ cung cấp nhiệt độ phù hợp.

Ví dụ như:

● Hàng hóa là thịt: Đối với loại hàng hóa thực phẩm này thường cần độ đông lạnh ở mức bình thường, dao động từ -16 đến -20 độ C.

● Hàng hóa là hải sản: Đặc biệt với loại hàng hải sản này thường cần độ đông lạnh sâu, dao động từ -28 đến -30 độ C.

● Hàng hóa là trái cây, rau củ quả: Những hàng hóa này thường mức đông lạnh ít, dao động từ 2 đến 4 độ C.

Một phần của tài liệu Chuyên đề 1 lượng giảm tự nhiên, tổn thất hàng hóa và hoạt động kho hàng (Trang 22 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w