Vì vậy môn học “Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học” giúp cho ngườihọc nắm được được những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản chophụ nữ tuổi vị thành niên, phụ nữ ngoài thời
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
GIÁO TRÌNHMÔN HỌC 20: CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ VÀ
NAM HỌCNGÀNH/NGHỀ: HỘ SINH
HỆ ĐÀO TẠO: VĂN BẰNG 2
(Ban hành kèm theo quyết định số 629/QĐ-CĐYT ngày 7/11/2022 của
Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá)
Tháng 11, năm 2022
Trang 2TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếulành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cánbộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm Hiện nay, Nhà trường đã vàđang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinhviên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo.
Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập chohọc sinh/sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạntập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo.
Tập bài giảng Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học được các giảng viênBộ môn Sản biên soạn dùng cho hệ: Cao đẳng hộ sinh - Văn bằng 2, dựa trênchương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2022, Thông tư03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao độngthương binh xã hội.
Vì vậy môn học “Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học” giúp cho ngườihọc nắm được được những kiến thức cơ bản về chăm sóc sức khỏe sinh sản chophụ nữ tuổi vị thành niên, phụ nữ ngoài thời kỳ sinh đẻ, phụ nữ tuổi tiền mãnkinh và mãn kinh; Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam giới, một số bệnh rốiloạn sinh lý sinh dục nam; Một số bệnh lý phụ khoa: NKĐSD và BLTQĐTD; vôsinh, các khối u sinh dục, sa sinh dục, rối loạn kinh nguyệt.
Môn học “Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học ” giúp học viên sau khira trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản vàmột số bệnh lý phụ khoa, nam khoa đã học vào hoạt động nghề nghiệp.
Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏinhững thiếu sót Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựngcủa các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh/sinh viên, những ngườisử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoànthiện hơn./.
Tham gia biên soạn1.TTƯTBsCK2: Nguyễn Thị Dung1 Ths.Bs: Nguyễn Thị Kim Liên2 Ths.Bs: Lê Đình Hồng
3 Ths.Bs: Lê Đức Quỳnh4 Bác sỹ: Đinh Thị Thu Hằng5 CNCKI: Trịnh Thị Oanh6 CN: Ngô Thị Hạnh
Thanh hóa, tháng 11 năm 2022
Chủ biên
ThS.BS Mai Văn Bảy
Trang 4MỤC LỤC
2 Chăm sóc sức khỏe phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh 103 Nhiễm khuẩn đường sinh dục và bệnh lây truyền qua đường
tình dục
18
5 Rối loạn kinh nguyệt và ra máu âm đạo bất thường 39
Trang 5CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌCTên môn học: CHĂM SÓC SỨC KHỎE PHỤ NỮ VÀ NAM HỌCMã môn học: MH 20
Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ: (Lý thuyết: 28 giờ; Kiểm tra: 02 giờ)
I Vị trí, tính chất môn học
- Vị trí môn học: Là môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, được sắp xếp
học sau môn "Giải phẫu sinh lý chuyên ngành”.
- Tính chất môn học: Môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về
CSSKSS cho phụ nữ tuổi vị thành niên, phụ nữ ngoài thời kỳ sinh đẻ, phụ nữ tuổitiền mãn kinh và mãn kinh; CSKSS cho nam giới, một số bệnh rối loạn sinh lý sinhdục nam; Một số bệnh lý phụ khoa: NKĐSD và bệnh LTQĐTD; vô sinh, các khối usinh dục, sa sinh dục, rối loạn kinh nguyệt
II Mục tiêu môn học
1 Kiến thức:
- Trình bày được những kiến thức cơ bản chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữtuổi sinh đẻ, tuổi vị thành niên, tiền mãn kinh và mãn kinh và tư vấn sức khỏe sinhsản cho nam giới
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, nhận định,
chẩn đoán, xử trí một số bệnh lý phụ khoa thường gặp (rối loạn kinh nguyệt, vôsinh, các khối u sinh dục, sa sinh dục, các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục vàbệnh LTQĐTD).
2 Kỹ năng:
- Vận dụng được những kiến thức đã học trong thực hành giao tiếp, tư vấn giáo dụcsức khỏe sinh sản cho tuổi vị thành niên, tuổi sinh đẻ, tuổi mãn kinh và tư vấn sứckhỏe sinh sản cho nam giới
- Vận dụng được những kiến thức đã học trong khai thác tiền sử, bệnh sử, nhậnđịnh, chẩn đoán, xử trí một số bệnh lý phụ khoa thông thường, vô sinh và các rổiloạn sinh lý sinh dục ở nam giới
3 Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:
- Đạo đức, tác phong người hộ sinh: Cẩn thận, ân cần, chu đáo, tôn trọng, đúngmực trong giao tiếp, chăm sóc người bệnh và bạn bè, thầy cô, nhân viên y tế
- Năng lực tự chủ, chịu trách nhiệm: Tự giác, tích cực, sáng tạo, tự chủ và chịutrách nhiệm trong quá trình học tập rèn luyện, gắn kết với nghề nghiệp, giúp hìnhthành các năng lực cơ bản của người hộ sinh
- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của nhà trường trong học tập, đảm bảoan toàn vệ sinh môi trường, nguyên tắc vô khuẩn trong sản khoa
III Nội dung môn học:
Trang 6BÀI 1CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
(Thời lượng: 02 giờ)
GIỚI THIỆU
Tuổi vị thành niên là thời kỳ phát triển đặc biệt, thời kỳ xảy ra đồng thời hàngloạt những biến đổi nhanh chóng cả về cơ thể cũng như sự biến đổi tâm lý và cácmối quan hệ xã hội Người cung cấp dịch vụ cần hiểu rõ về các đặc điểm tâm sinhlý và những thay đổi trong độ tuổi này thì mới có thể tiếp cận, tư vấn và cung cấpdịch vụ được cho VTN một cách phù hợp, thân thiện và hiệu quả Theo tổ chức y tếthế giới WHO: VTN là những người từ 10 - 19 tuổi và được chia ra 3 giai đoạn:VTN sớm: từ 10 đến 13 tuổi; VTN giữa: từ 14 đến 16 tuổi; VTN muộn: từ 17 đến19 tuổi Việc phân định này rất cần thiết, giúp hiểu rõ về sự thay đổi về thể chất,sinh lý, tâm lý tình cảm và các nguy bất lợi cho VTN, từ đó có kế hoạch tư vấn,chăm sóc phù hợp, giúp VTN phát triển hài hòa, toàn diện về sức khỏe nói chungvà sức khỏe sinh sản nói riêng
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
1 Trình bày được: Thay đổi về thể chất, tâm lý, sinh lý ở VTN/TN; Mong muốn vàquyền của VTN/TN về SKSS/SKTD Những nguy cơ về sức khỏe sinh sản vị thànhniên và nội dung tư vấn, chăm sóc
2 Biết vận dụng kiến thức đã học, để giải thích, tư vấn, hỗ trợ trong chăm sóc sứckhỏe cho VTN/TN, giúp VTN/TN phát triển toàn diện cả về tinh thần và thể chất.3 Tự giác, tích cực trong học tập, rèn luyện, giúp hình thành các năng lực cơ bảncủa người hộ sinh
NỘI DUNG CHÍNH1 Thay đổi về thể chất ở tuổi vị thành niên
1.1 Vị thành niên nữ1.1.1 Phát triển hình thể
Sự phát triển chiều cao thường bắt đầu vào khoảng từ 10 đến 15 tuổi., đạt đỉnhcao ở 12 - 13 tuổi, kết thúc khoảng 14 – 15 tuổi Thường sau 18 tuổi không pháttriển thêm về chiều cao Khi bắt đầu hành kinh, cơ thể phát triển bề ngang nhiềuhơn, vú nhô lên, mông nở nang hơn Lớp mỡ dưới da dày lên làm cho cơ thể VTNnữ mềm mại, giàu nữ tính, các đường cong của cơ thể rõ nét hơn
1.1.2 Vú phát triểnTuyến sữa phát triển, lớp mỡ ngực dày lên làm cho vú nhô lên và ngày càng
Trang 7dần, tròn trịa dần Trong quá trình phát triển của vú, có thể vú bên này phát triểnnhanh hơn vú bên kia một ít, hoặc đôi khi thấy ngứa hoặc đau tức.
1.1.3 Sự phát triển của khung chậuSo với vị thành niên nam, khung chậu của VTN nữ tròn hơn và rộng hơn, điềuđó đáp ứng cho chức năng sinh sản của người phụ nữ
1.1.4 Sự phát triển hệ thống lông- Lông mọc ở vùng mu, bẹn nhưng giới hạn trên là đường thẳng không vượt quávòm mu, đó là điều khác với VTN nam, lông nách sẽ mọc sau lông mu
- Nếu lông mu mọc lên phía trên rốn, cần tư vấn thăm khám xác định các dị tật sinh
dục, nam tính hóa (yếu tố di truyền).
1.1.5 Sự hoạt động của tuyến bã và tuyến mồ hôiViệc tăng androgen trong tuổi dậy thì ở cả nam và nữ dẫn đến việc tăng độdày của da, kích thích sự phát triển của tuyến bã, Thường thì các tuyến này pháttriển nhanh hơn các ống dẫn ra bề mặt của da, kết quả là các lỗ bít lại gây nên trứngcá và khi bị nhiễm khuẩn sẽ thành các mụn mủ, trứng cá có thể xuất hiện trên mặtvà cả trên cơ thể
1.1.6 Thay đổi về giọng nói: Tiếng nói trở nên trong trẻo, dịu dàng.1.1.7 Hoàn chỉnh sự phát triển của cơ quan sinh dục
- Âm hộ: Các môi bé và âm vật tăng dần sắc tố Môi bé phát triển, không bị môi lớnche như ở trẻ em Tuy nhiên, cũng cần hướng dẫn cho VTN biết, nếu thấy vùngsinh dục ngoài nhiều dịch, có mùi hôi hoặc ngứa cần khám chuyên khoa để loại trừbệnh lý
- Âm đạo: Phát triển rộng hơn, thành âm đạo dày hơn, môi trường âm đạo chuyểntừ kiềm sang toan
- Thành tử cung: Dày hơn và hoàn thiện hơn, đồng thời, niêm mạc tử cung chịu sựtác động của nội tiết buồng trứng, thay đổi theo chu kỳ và qua các giai đoạn Bongra, tái tạo, phát triển và chế tiết tạo nên hiện tượng kinh nguyệt
- Buồng trứng: Khi sinh ra, buồng trứng trẻ sơ sinh gái có khoảng 1.000.000 đến2.000.000 noãn nguyên thủy, đến tuổi VTN còn khoảng 500.000 và mỗi chu kỳkinh có nhiều nang phát triển, nhưng thường chỉ có một nang chín và được giảiphóng ra khỏi buồng trứng
1.2 Vị thành niên nam1.2.1 Phát triển hình thể:
Nam thường phát triển chiều cao muộn hơn nữ, thường bắt đầu từ 13 đến 14tuổi, nhưng tốc độ phát triển nhanh hơn (có thể tăng 8 đến 13cm/năm) Ngực và vaiphát triển, các cơ vân phát triển, chắc, tạo cơ thể cường tráng
Trang 81.2.2 Thay đổi ở vú: Vú ít phát triển, chỉ có thay đổi quanh núm vú1.2.3 Khung chậu: Khung chậu của nam ít phát triển và hẹp hơn khung chậu củanữ.
1.2.4 Sự phát triển hệ thống lôngLông mu và lông nách bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 10 đến 15 lông mu thô,sẫm màu, cong lên và mọc cao lên vùng bụng Lông nách mọc như lông mu Mọcrâu, lúc đầu mọc ở góc môi, rồi lan ra khắp môi, sau đó đến phần trên của má,vùng dưới môi và dưới cằm Số lượng lông ở mặt nhiều hay ít còn do yếu tố ditruyền
1.2.5 Phát triển tuyến bã và tuyến mồ hôi: Giống như nữ, do tăng Androgen, tạonên mùi cơ thể và mụn trứng cá
1.2.6 Thay đổi giọng nói:Sự thay đổi giọng nói thường diễn ra từ từ và tương đối muộn, thường đượcchia làm 2 giai đoạn Sự thay đổi sớm, trước lần xuất tinh đầu tiên là giai đoạn vỡgiọng Sau đó giọng nói trở nên trầm hơn sau khi lông nách, lông mu và chiều caophát triển đầy đủ
Hình 2 Các mốc trong phát triển giới tính
1.2.7 Hoàn chỉnh sự phát triển cơ quan sinh dục
Trang 9- Thay đổi đầu tiên là sự phát triển của tinh hoàn, thường bắt đầu ở độ tuổi từ 10đến 13 Sự phát triển này tiếp tục trong suốt tuổi VTN và được hoàn thiện trong độtuổi 15 đến 18.
- Hình thể dương vật phát triển, bắt đầu ở độ tuổi từ 10 đến 12, hoàn thiện ở độ tuổitừ 13 đến 16 Trong thời gian này kích thước của dương vật tăng lên Đây thường làlĩnh vực đáng quan tâm đối với trẻ trai, đôi khi sự phát triển chậm có thể gây nênsự lo lắng, cần giải thích để VTN yên tâm, điều đó là hoàn toàn bình thường
- Tinh hoàn to lên, da bìu có màu đỏ và nhăn nheo Những thay đổi bên trong củatinh hoàn bao gồm: Sự tăng kích thước của ống sinh tinh, sự thay đổi của các tế bàotrên thành ống và bắt đầu sản xuất tinh trùng
2 Thay đổi sinh lý ở tuổi vị thành niên
2.1 Vị thành niên nữBắt đầu từ tuổi dậy thì: Buồng trứng trưởng thành, có 2 hoạt động:- Ngoại tiết: hàng tháng nang noãn phát triển, có thể có nhiều nang noãn phát triểnnhưng chỉ có một nang phát triển đến chín và giải phóng ra noãn bào Phần vỏ nangphát triển thành hoàng thể
- Nội tiết: nang trứng sản xuất ra estrogen, hoàng thể tiết ra progesteron vàEstrogen
Sự hoạt động có chu kỳ của buồng trứng dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt ỞVTN nữ, khi thấy có kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ hệ sinh dục bắt đầu hoạtđộng, có khả năng sinh sản
2.2 Vị thành niên namTinh hoàn trưởng thành có 2 hoạt động vừa ngoại tiết vừa nội tiết.- Ngoại tiết: tinh bào được sản xuất từ ống sinh tinh trở thành tiền tinh trùng, quamào tinh hoàn trở thành tinh trùng trưởng thành Tinh trùng được sản xuất ra liêntục và tập trung tại túi tinh
- Nội tiết: tiết ra Testosteron, túi tinh và tuyến tiền liệt sản xuất ra phần lỏng củatinh dịch Biểu hiện xuất tinh: Lần xuất tinh đầu tiên thường xuất hiện sau khi tinhhoàn phát triển một năm, ở độ tuổi từ 14 đến 15 và thường xuất tinh vào ban đêmnên còn gọi là "giấc mộng ướt" Hiện tượng xuất tinh cho thấy khả năng sinh sảncủa nam giới bắt đầu Hiện tượng mộng tinh, dương vật cương cứng ngoài ý muốncó thể làm cho vị thành niên lo lắng, ưu phiền Cần giải thích để vị thành niên antâm vì đó là sinh lý
3 Thay đổi về tâm lý ở tuổi vị thành niên
Tùy theo từng giai đoạn phát triển của thời kỳ VTN mà có những biến đổi vềtâm lý khác nhau
Trang 103.1 Thời kỳ vị thành niên sớmThời kỳ vị thành niên sớm, bắt đầu ý thức mình không còn là trẻ con, muốnđược độc lập, muốn được tôn trọng, được đối xử bình đẳng như người lớn VTNchú trọng đến các mối quan hệ bạn bè, quan tâm đến hình thức bên ngoài và nhữngthay đổi của cơ thể, tò mò, thích khám phá, thử nghiệm, bắt đầu phát triển tư duytrừu tượng, có những hành vi mang tính thử nghiệm, bốc đồng.
3.2 Thời kỳ vị thành niên giữaThời kỳ vị thành niên giữa, họ tiếp tục quan tâm nhiều hơn đến hình dáng cơthể, tỏ ra độc lập hơn, thích tự mình quyết định, có xu hướng tách ra khỏi sự kiểmsoát của gia đình Thời kỳ này, phát triển mạnh cá tính, sở thích cá nhân, chịu ảnhhưởng nhiều của bạn bè đồng trang lứa VTN quan tâm đến bạn khác giới, dễ ngộnhận tình bạn khác giới với tình yêu, tiếp tục phát triển tư duy trừu tượng, pháttriển kỹ năng phân tích, bắt đầu nhận biết hậu quả của hành vi Có xu hướng muốnthử thách các qui định, các giới hạn mà gia đình hay xã hội đặt ra
3.3 Thời kỳ vị thành niên muộnThời kỳ này, VTN đã khẳng định sự độc lập và tạo dựng hình ảnh bản thântương đối ổn định Khả năng đánh giá và giải quyết vấn đề tốt hơn, cách suy nghĩ,nhận xét và ứng xử chín chắn hơn Giảm ảnh hưởng của nhóm bạn bè, chú trọngmối quan hệ gia đình, chú trọng tới mối quan hệ riêng tư, tin cậy giữa 2 người hơnnhóm Biết định hướng cuộc sống, nghề nghiệp rõ ràng hơn Biết phân biệt tình bạnvà tình yêu, cách nhìn nhận tình yêu mang tính thực tế hơn, có xu hướng muốn thửnghiệm tình dục
4 Tư vấn sức khỏe sinh sản cho vị thành niên
4.1 Những điểm cần lưu ý khi tư vấn SKSS cho VTN/TN- Người tư vấn cần hiểu những đặc điểm phát triển tâm-sinh lý của lứa tuổiVTN/TN để đảm bảo tính riêng tư, đồng cảm, tế nhị và không phán xét Tư vấn quađiện thoại và qua internet có thể thực hiện ở những nơi có điều kiện
- Các cơ sở y tế cần sử dụng nhiều loại tài liệu truyền thông, quảng bá, cung cấpthông tin rõ ràng, chính xác và phù hợp
- VTN/TN thường lo sợ bị tiết lộ thông tin nên miễn cưỡng khi chia sẻ điều riêng tưvà vì quan hệ tình dục khi chưa kết hôn hiện không được xã hội chấp nhận,VTN/TN sợ phải thừa nhận có quan hệ tình dục, do đó, việc bảo mật và hạn chếchia sẻ thông tin cá nhân rất quan trọng
- Người tư vấn cần dành nhiều thời gian, giải thích cặn kẽ vì VTN/TN ít hiểu biếtvề cơ thể, SKSS/SKTD
Trang 11- Người tư vấn cần chú ý hỗ trợ một số kĩ năng sống cần thiết để VTN/TN có thể cóthái độ, hành vi đúng mực và thực hành an toàn.
4.2 Các bước tư vấn cơ bảnCác bước tư vấn cho VTN/TN về cơ bản cũng giống như 6 bước (6G) trong tưvấn SKSS (gặp gỡ, gợi hỏi, giới thiệu, giúp đỡ, giải thích, gặp lại) nhưng tư vấncho VTN chỉ diễn ra thuận lợi và có hiệu quả thực sự khi người tư vấn tạo đượcmối quan hệ tin cậy, kiên trì lắng nghe, biết kiềm chế Bước gặp gỡ ban đầu đóngvai trò rất quan trọng bởi nếu VTN/TN không có ấn tượng tốt với cán bộ tư vấnngay từ đầu thì họ cũng sẽ không cởi mở và chia sẻ những vấn đề họ gặp phải.Trường hợp cần có sự tham gia của người thân (gia đình, bạn tình, bạn bè thân,thầy giáo ) phải thảo luận trước với VTN/TN
4.3 Những kĩ năng tư vấn cơ bảnCác kĩ năng tư vấn cho VTN/TN về cơ bản cũng giống như tư vấn SKSS gồmkĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng khuyến khích, đặc biệt là kĩ năng giảiquyết vấn đề để giúp VTN/TN xác định vấn đề và tìm cách giải quyết Tuy nhiên,tư vấn cho VTN/TN đòi hỏi cán bộ tư vấn phải sử dụng các kĩ năng tư vấn mộtcách thành thục và ở mức độ yêu cầu cao hơn Lắng nghe VTN/TN không chỉ làthu nhận được những gì họ muốn nói, mà còn thu nhận được cả những điều ẩn chứabên trong, những điều mà VTN/TN không biết hoặc không thể diễn đạt
4.4 Những nội dung cần tư vấn SKSS VTN/TN4.4.1 Giúp VTN/TN biết cách nhận biết những tình cảm của bản thân và học cáchtự kiểm soát
Hướng dẫn VTN/TN biết cách nhận biết tình cảm của bản thân như buồn chán,thất vọng, phẫn nộ, căng thẳng và biết cách tự kiểm soát tình cảm, biết cách xử trítrong tình huống cụ thể
4.4.2 Giúp VTN/TN nhận biết những trải nghiệm trong quá khứ, những tác độngđến hành vi hiện tại
Hỗ trợ VTN/TN bày tỏ những vấn đề trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ,những ảnh hưởng đến hiện tại để giúp VTN/TN học các giải toả, xác định cáchphòng tránh và hướng xử trí thích hợp trong tương lai Nếu VTN/TN từ chối, có thểsử dụng những cách diễn đạt khác dễ dàng hơn đối với VTN/TN như viết ra giấyhoặc điện thoại Đôi khi trải nghiệm tiêu cực có thể “khêu gợi lại nỗi đau” khiếncác em buồn chán và lo lắng hơn
4.4.3 Chuẩn bị cho VTN/TN hướng đến những thay đổi và ra quyết định tích cựctrong cuộc sống
Trang 12- VTN/TN thường gặp khó khăn khi phải đối mặt với những thay đổi và phải trảiqua một thời kỳ khó khăn để xử lý những hệ quả do sự thay đổi gây nên Do vậycán bộ tư vấn cần giúp các em học cách chuẩn bị hướng đến những thay đổi sắp tớitrong cuộc sống của các em Người tư vấn cần giúp đỡ các em lập kế hoạch chi tiếtcho những thay đổi sắp tới và thảo luận với các em về kế hoạch đó.
- VTN/TN cần được hỗ trợ nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi và tự giảiquyết vấn đề của họ Những thái độ và hành vi trong lĩnh vực SKSS/SKTD làkhông dễ dàng thay đổi Cán bộ tư vấn cần hướng dẫn cho VTN/TN các kĩ năngsống quan trọng trong cuộc sống: kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giải quyết vấn đề,kĩ năng từ chối, kĩ năng thương thuyết
4.4.4 Khẳng định các quyền khách hàng của VTN/TN- Trong quá trình tư vấn, người tư vấn cần tư vấn phù hợp cho VTN/TN về cácquyền khách hàng bao gồm các quyền quan trọng như: quyền được tiếp cận thôngtin và dịch vụ, quyền được lựa chọn và ra quyết định, quyền được đảm bảo an toàn,quyền được riêng tư và bí mật thông tin, quyền được tôn trọng tư cách, quyền đượclàm hài lòng, quyền được chăm sóc liên tục
- Thông tin cho VTN/TN về chính sách đảm bảo riêng tư và giữ bí mật thông tincủa cơ sở y tế và cán bộ y tế
- Cung cấp đầy đủ thông tin và khẳng định VTN/TN có quyền hỏi và làm rõ thôngtin khi mong muốn Tìm hiểu các yếu tố có thể làm hạn chế việc tiếp cận và sửdụng dịch vụ của VTN/TN như mức độ kinh tế, trình độ văn hóa, dân tộc, tìnhtrạng di cư, tình trạng khuyết tật, nhân dạng giới, xu hướng tình dục, tình trạngnghiện chất, nghiện internet, nghiện chơi game, v.v…
- Không có thái độ định kiến với khách hàng và đảm bảo khách hàng có đầy đủthông tin, được hỗ trợ kĩ năng để tự ra quyết định
- Kết nối với các cơ sở dịch vụ y tế và dịch vụ hỗ trợ như tư vấn, trợ giúp pháp lí,trợ giúp xã hội và giới thiệu cho VTN/TN các cơ sở dịch vụ y tế phù hợp với nhucầu và khả năng tiếp cận
4.4.5 Những chủ đề cần tư vấn- Đặc điểm phát triển cơ thể, tâm-sinh lý tuổi VTN.- Kinh nguyệt bình thường và bất thường tuổi VTN, thai nghén và sinh đẻ ở tuổiVTN, các biện pháp tránh thai ở tuổi VTN
- Mộng tinh, thủ dâm.- Tiết dịch âm đạo hoặc niệu đạo ở tuổi VTN, nhiễm khuẩn đường sinh sản vàNKLTQĐTD bao gồm cả HIV/AIDS Tình dục an toàn và lành mạnh, bạo lực và
Trang 13- Mong muốn và quyền của vị thành niên về SKSS/SKTD.- Những nguy cơ về sức khỏe sinh sản vị thành niên và nội dung tư vấn, chăm sóc.
LƯỢNG GIÁ
I Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống cho các câu sau đây
Câu 1 Theo Tổ chức Y tế thế giới: Vị thành niên là những người từ
A 10 – 15 tuổi.B 10 – 19 tuổi.C 10 – 24 tuổi
Câu 2 Tuổi dậy thì ở các em nữ thường sớm hơn và trong khoảng từ………, các
em nam trong khoảng từ 12 - 17 tuổi.A 10 – 13 tuối
B 10 - 15 tuổiC 10 – 17 tuối
Câu 3 Nam thường phát triển chiều cao muộn hơn nữ, thường bắt đầu nhưng
tốc độ phát triển nhanh hơn.A từ 10 đến 12 tuổi,
B từ 12 đến 13 tuổi,C từ 13 đến 14 tuổi
II Chọn đáp án đúng cho các câu sau đây:
Câu 4 Thay đổi đầu tiên là sự phát triển của tinh hoàn, thường bắt đầu ở độ tuổi từ
10 đến 13 Sự phát triển này tiếp tục trong suốt tuổi VTN và được hoàn thiện trongđộ tuổi 15 đến 18
A Đúng.B Sai
Câu 5 Hiện tượng xuất tinh cho thấy khả năng sinh sản của nam giới bắt đầu.
A Đúng.B Sai
Câu 6 Ở VTN nữ, khi thấy có kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ hệ sinh dục bắt
đầu hoạt động, có khả năng sinh sản.A Đúng
Trang 14B Sai.
III Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau đây:
Câu 7 Những rào cản nào khiến VTN/TN khó thực hiện mong muốn và quyền
trong lĩnh vực SKSS/SKTD:A Quan niệm của xã hội đối với VTN còn hạn chế, chưa thống nhất.B Các chính sách, chiến lược về SKSS/SKTD cho VTN/TN còn ít, chưa cụ thểC Thiếu các cơ sở cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện với VTN/TN
D A và CE A, B và C
Trang 15Bài 2
CHĂM SÓC SỨC KHỎEPHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH VÀ MÃN KINH
(Thời lượng: 02 giờ)
GIỚI THIỆU
Tiền mãn kinh - mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữxảy ra khi nồng độ estrogen giảm Tuổi mãn kinh bao gồm thời kỳ trước, trong vàsau mãn kinh Tuổi mãn kinh trung bình từ 48 - 52 tuổi Nếu mãn kinh trước 40tuổi gọi là mãn kinh sớm, và nếu sau 55 tuổi gọi là mãn kinh muộn Mãn kinh đượcchẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng, khi một phụ nữ từ trước vẫn có kinh đều mỗitháng lại tự nhiên ngừng, không có kinh trong 12 chu kỳ liên tiếp Khi một phụ nữcòn trẻ (dưới 40 tuổi mà vô kinh liên tiếp 12 tháng) hoặc một phụ nữ đã bị cắt tửcung mà có một số các triệu chứng cơ năng của mãn kinh, muốn chẩn đoán là mãnkinh cần làm các xét nghiệm định lượng nội tiết buồng trứng và tuyến yên Mãnkinh thường là tự nhiên, nhưng cũng có thể do phẫu thuật cắt bỏ hai buồng trứng vìbệnh lý, do xạ trị
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
1 Trình bày được dấu hiệu của tiền mãn kinh, mãn kinh và một số biến cố thườnggặp ở phụ nữ mãn kinh và nội dung chăm sóc
2 Biết vận dụng kiến thức đã học trong nhận định, chăm sóc phụ nữ tiền mãn kinhvà mãn kinh
3 Chủ động, tích cực trong quá trình học tập, giúp hình thành các năng lực cơ bảncủa người hộ sinh
NỘI DUNG CHÍNH1 Triệu chứng
1.1 Tiền mãn kinh- Tiền mãn kinh, là giai đoạn kéo dài khoảng 2 đến 5 năm trước khi kinh nguyệtdừng hẳn
- Các dấu hiệu thường gặp: rối loạn kinh nguyệt dưới dạng chu kỳ kinh ngắn lạihay thưa ra, rong kinh,rong huyết, cường kinh Xuất hiện hội chứng tiền kinh nhưtăng cân, lo âu, căng thẳng, đau vú…Xét nghiệm nội tiết không có ý nghĩa vì thờikỳ này nội tiết đã trong tình trạng không ổn định
- Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng: cần chẩn đoán phân biệt với nguyên nhânthực thể gây rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là các bệnh lý ung thư phụ khoa
1.2 Mãn kinh:
Trang 16Mãn kinh là khi người phụ nữ đã mất kinh liên tiếp 12 tháng1.2.1 Triệu chứng lâm sàng:
- Tắt kinh: mất kinh liên tiếp 12 tháng.- Rối loạn vận mạch:
+ Cơn bốc nóng mặt: thường xảy ra đột ngột, tự nhiên cảm thấy bốc nóng mặt,cổ, ngực Cơn bốc nóng xảy ra chừng vài phút, có thể ngắn hơn, chỉ vài giây,nhưng thường kèm theo triệu chứng vã mồ hôi Thường các cơn bốc nóng hay xảyra vào ban đêm hoặc trong khi có stress Triệu chứng này thường kéo dài 6 thángđến vài năm, có thể 2 - 3 năm nhưng cũng có người đến 5 năm
+ Vã mồ hôi: Có thể kèm theo cơn bốc nóng mặt hay xảy ra đơn lẻ, vã mồ hôicũng thường xảy ra vào ban đêm nên gây mất ngủ, khó chịu
- Triệu chứng thần kinh tâm lý: Hồi hộp, mệt mỏi, khó chịu Mất ngủ, giảm cảmgiác khi quan hệ tình dục hay lo lắng, cáu gắt, trầm cảm Đau nhức xương khớp, cóthể xuất hiện cơn đau nhức nửa đầu (migrain)
- Triệu chứng tiết niệu - sinh dục:+ Âm đạo khô teo, giao hợp đau, dễ bị viêm, nhiễm khuẩn, khám âm đạo thấyniêm mạc mỏng, khô, nhợt nhạt
+ Các dây chằng giữ tử cung và các cơ quan vùng chậu mất tính đàn hồi vàsức căng nên dễ đưa đến sa sinh dục
+ Tử cung và cổ tử cung teo nhỏ Nội mạc tử cung mỏng, không còn có hiệntượng phân bào hay chế tiết, rất ít mạch máu
+ Niêm mạc đường tiết niệu cũng teo mỏng, dễ nhiễm khuẩn tiết niệu, sóntiểu hay đái dắt, tiểu không tự chủ
1.2.2 Triệu chứng cận lâm sàng- Các xét nghiệm định lượng nội tiết tố tuyến yên, sinh dục: định lượng FSH,progesteron và estradiol
- Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan thận, sinh hóa máu: cholesterol toàn phần,triglycerid, HDL, LDL, lipoprotein, điện tim, chụp vú
- Các thăm khám cận lâm sàng trong sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạctử cung bằng xét nghiệm tế bào âm đạo - cổ tử cung, soi cổ tử cung, nạo sinh thiếtniêm mạc tử cung, đo mật độ xương
2 Chẩn đoán
- Ở một phụ nữ từ 45 - 52 tuổi đang hành kinh, tự nhiên không có kinh 12 thángliên tiếp, có một số triệu chứng cơ năng của mãn kinh, có thể nghĩ đến hội chứngmãn kinh
Trang 17- Nếu người phụ nữ dưới 40 tuổi không còn hiện tượng kinh nguyệt nữa, có thể cholàm xét nghiệm định lượng FSH và estradiol Nếu FSH > 40 mIU/ml và/hoặcestradiol < 50pg/l có thể chẩn đoán mãn kinh Hỏi tiền sử: bản thân, gia đình: vềloãng xương, tim mạch, các bệnh ung thư.
3 Những biến cố thường gặp
3.1 Biến cố do loãng xươngSự cấu tạo xương thông qua 2 quá trình Tạo xương và tiêu xương Estrogencó tác dụng bảo vệ xương, giúp canxi gắn kết vào mô xương, giúp niêm mạc ruộthấp thu Canxi và ngăn cản đào thải Canxi qua phân, mặt khác estrogen còn chốngtác dụng tiêu xương của hormon tuyến cận giáp Khi mãn kinh, estrogen giảm làmcho xương giòn, xốp và dễ gẫy, xương xốp, làm lún đốt sống lưng, gây còng, mứcđộ còng nhiều hay ít tùy thuộc từng người Vì vậy, để phòng ngừa loãng xương,gãy xương, cần hướng dẫn họ thực hiện chế độ ăn đảm bảo cung cấp các chất vilượng, bổ sung canxi, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với điều kiện, hoàn cảnhcủa họ
3.2 Biến cố tim mạchEstrogen có tác dụng bảo vệ tim mạch do làm giãn mạch vành, tăng lưu lượngđộng mạch vành, ngăn chặn xơ vữa động mạch, ức chế tăng sinh lớp cơ trơn mạchmáu, giúp cho lòng động mạch không bị chít hẹp và đỡ co thắt và tưới máu cơ timtốt hơn Phụ nữ mãn kinh, do thiếu hụt estrogen, dễ mắc các bệnh tim mạch, nhưtăng huyết áp, nhồi máu cơ tim Để phòng bệnh và phát hiện sớm biến cố này,NVYT cần có kế hoạch theo dõi huyết áp, dấu hiệu bệnh tim cho phụ nữ tuổi mãnkinh và hướng dẫn chế độ ăn uống hợp lý hạn chể dầu mỡ, hạn chế muối, hạn chếđường, luyện tập phù hợp
3.3 Biến cố về sinh dục- Phụ nữ mãn kinh, gây thiếu hụt estrogen, âm đạo không chứa glycogen, nên trựckhuẩn Doderlein kém phát triển, không thể tạo được acid lactic, nên môi trường âmđạo mất tính toan Vì vậy, âm đạo dễ bị viêm nhiễm hơn so với thời kỳ hoạt độngsinh sản Âm đạo khô teo, giao hợp đau, dễ bị viêm, nhiễm khuẩn, khám âm đạothấy niêm mạc mỏng, khô, nhợt nhạt Nếu bị viêm nhiễm phải điều trị kháng sinhkết hợp với estrogen
- Các dây chằng giữ tử cung và các cơ quan vùng chậu mất tính đàn hồi và sứccăng nên dễ đưa đến sa sinh dục
- Tử cung và cổ tử cung teo nhỏ, niêm mạc tử cung mỏng, không còn có hiện tượngphân bào hay chế tiết, rất ít mạch máu
3.4 Biến cố về tiết niệu
Trang 18- Một số phụ nữ tuổi mãn kinh do giảm estrogen hoặc tuổi già phàn nàn về triệuchứng đái són, do niêm mạc đường tiết niệu cũng teo mỏng, dễ nhiễm khuẩn tiếtniệu, són tiểu hay đái dắt, tiểu không tự chủ Cần loại trừ nguyên nhân són đái donhiễm khuẩn đường tiết niệu, thường gặp són tiểu là một lượng nước tiểu chảy rakhông tự chủ được khi căng thẳng, khi hắt hơi, khi ho v.v
- Hướng xử trí: đái són thể nhẹ, cần luyện tập co thắt các cơ vùng tiểu khung là cóthể điều trị được, đối với thể nặng cần thăm khám chuyên khoa tiết niệu, có thểphải phẫu thuật Bài tập cho luyện tập đáy chậu thường làm Người phụ nữ đượchướng dẫn ngồi hoặc đứng thoải mái Hướng dẫn họ tập co cơ vòng hậu môn, nhưnhịn đi ỉa lỏng, bằng cách đếm nhanh 4 lần (1-2) và đếm chậm 4 lần (1-2-3-4-5) rồithư giãn Bài tập có thể làm bất cứ lúc nào trong ngày, tốt nhất là tập hàng giờ.3.5 Bệnh Alzheimer
Alzheimer,là một quá trình thoái hóa tế bào thần kinh, làm giảm chức năngnão bộ Khoảng 40 % người trên 80 tuổi mắc bệnh này Sau tuổi 70, tỷ lệ mắcbệnh của phụ nữ gấp 3 lần nam giới Người mắc bệnh Alzheimer phải sống lệ thuộcvào người khác Cần thăm khám bác sỹ chuyên khoa thần kinh để được điều trịsớm, đúng phác đồ
3.6 Một số ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ mãn kinh- Ung thư vú: Việc khám, đánh giá và tự đánh giá vú ở phụ nữ mãn kinh là rất quantrọng NVYT cần hướng dẫn họ tự đánh giá vú thường xuyên khi tắm, khi đi ngủđể có thể phát hiện sớm những bất thường ở vú, đến bệnh viện chuyên khoa khám,chụp vú định kỳ
- Ung thư tử cung: Phụ nữ mãn kinh vẫn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, ungthư thân tử cung, đặc biệt chú ý ở những người có tiền sử viêm cổ tử cung kéo dài.Một phụ nữ mãn kinh, nếu xuất hiện ra máu âm đạo phải nghĩ tới khả năng ung thưtử cung
- Ung thư buồng trứng: Ở phụ nữ mãn kinh, bình thường buồng trứng thường teonhỏ khi có khối u buồng trứng, thì tỷ lệ ung thư rất cao
Trang 19Hình: Ảnh hưởng của nội tiết tố sinh dục nữ ở thời kỳ mạn kinh4 Điều trị
- Tiền mãn kinh: có thể sử dụng thuốc tránh thai kết hợp, đặc biệt loại thế hệ mới,hoặc Progestins dùng trong 10 ngày ở nửa cuối mỗi tháng
- Mãn kinh: phác đồ điều trị bằng nội tiết và tư vấn cho từng trường hợp cụ thể.+ Nguyên tắc sử dụng thuốc nội tiết liều thấp nhất có hiệu quả Thời gian sửdụng tùy thuộc vào thể trạng và nhu cầu từng người Phối hợp estrogen +progestogen nếu còn tử cung Nên sử dụng estrogen tự nhiên hoặc gần giống với tựnhiên, hoặc có thể sử dụng thực phẩm chức năng gần giống với estrgen tự nhiên.được sử dụng rộng rãi
+ Chống chỉ định sử dụng nội tiết cho những trường hợp: có ung thư hay nghingờ ung thư, có thai hay nghi ngờ có thai, có khối u liên quan đến nội tiết, đã bịviêm tắc tĩnh mạch hay động mạch, đang bị xuất huyết âm đạo bất thường chưachẩn đoán được nguyên nhân
5 Chăm sóc
5.1 Chăm sóc tinh thần:- Tư vấn cho phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh luôn giữ tinh thần thanh thản,vui tươi, lạc quan, để họ cảm thấy có ích cho gia đình và xã hội
- Các thành viên trong gia đình cần quan tâm đến đời sống tình cảm của người phụnữ tuổi mãn kinh, tránh để họ có cảm giác cô đơn, mặc cảm họ là người thừa
5.2 Chế độ lao động, nghỉ ngơi thích hợp:- Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh cần có hoạt động chân tay kèm theo hoạtđộng trí tuệ, giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh các bệnh lý tuổi già
- Chế độ lao động, nghỉ ngơi thích hợp, không nên lao động nặng, nhưng cũngkhông nên trì trệ, ít vận động Vận động ít, gây trì trệ, teo cơ, làm tăng nguy cơloãng xương, bệnh tim mạch Cần tư vấn cho họ nên có một số công việc cụ thểphù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh cụ thể của từng người
Trang 20- Hướng dẫn người có tuổi tập dưỡng sinh, đi bộ là hình thức thể dục phù hợp nhất.Chú ý nơi ở, vấn đề đi lại, nhà vệ sinh đề phòng trượt chân ngã, sẽ dễ bị gẫy xương.5.3 Chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Dinh dưỡng theo khoa học, uống bổ sung các loại vitamine, các chất vi lượng, ănnhẹ vào buổi tối
- Nên hạn chế ăn dầu, mỡ, chất béo để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch Cung cấpđầy đủ chất đạm, nên dùng các loại đạm thực vật dễ tiêu, cung cấp các acid béokhông bão hòa
- Cung cấp lượng rau quả tươi và sữa giàu Canxi, để giảm nguy cơ loãng xương,nên ăn các thức ăn cung cấp nhiều canxi như tôm, cua, cá Mỗi tuần nên có ít nhấtmột bữa cá kho nhừ, ăn cả xương
5.4 Vấn đề tình dục ở người phụ nữ tuổi mãn kinh :- Cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình dục cho người phụ nữ mãn kinh, để họ hiểurõ và hiểu đúng nhu cầu về tình dục ở lứa tuổi này, tránh bị mặc cảm
- Nên duy trì tình dục nếu có nhu cầu, với những hình thức khác nhau, đảm bảođược nhu cầu tình cảm, nhưng phải phù hợp với sức khỏe và cần có sự hợp tác giữahai người
- Phụ nữ tuổi mãn kinh còn duy trì hoạt động tình dục, vẫn có nguy cơ mắc bệnhnhiễm khuẩn đường sinh dục và bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cảHIV, nếu quan hệ tình dục không an toàn
- Nếu sa sinh dục thì không nên sinh hoạt tình dục hoặc nếu có nhu cầu thì khi sinhhoạt phải đẩy khối sa vào trong âm đạo
5.5 Thông tin giáo dục sức khỏe:- Cung cấp thông tin về các dấu hiệu cơ năng xuất hiện ở phụ nữ tuổi mãn kinh vàgiải thích rõ nguyên nhân của các dấu hiệu này là những thay đổi nội tiết chứkhông phải bệnh lý
- Cung cấp kiến thức về những bệnh lý mà tuổi mãn kinh thường gặp, cách dựphòng, chẩn đoán sớm và điều trị các rối loạn và biến cố
- Cung cấp kiến thức về các dấu hiệu, các biến cố, hướng xử trí, điều trị và dựphòng, phân tích rõ về hiệu quả cũng như các tác dụng phụ không mong muốn củaphương pháp điều trị, hướng dẫn họ thực hiện kế hoạch điều trị, theo dõi và chămsóc cụ thể đối với từng dấu hiệu, tứng biến cố của tiền mãn kinh/mãn kinh
- Cần giải thích rõ các bệnh ung thư có thể xảy ra cho phụ nữ tuổi tiền mãnkinh/mãn kinh Cần tập trung tư vấn, hướng dẫn họ thực hiện các xét nghiệm đểtầm soát, phát hiện sớm các loại ung thư ở phụ nữ cao tuổi như ung thư cổ tử cung,
Trang 21- Giáo dục, tư vấn, hướng dẫn cho phụ nữ tiền mãn kinh/mãn kinh biết cách tự theodõi, phát hiện một số bất thường về sức khỏe và đến cơ sở y tế chuyên khoa ngayhoặc có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ: khám phụ khoa, khám tim mạch, khámsức khỏe tổng quát.
GHI NHỚ
- Tuổi mãn kinh trung bình từ 48 - 52 tuổi.- Các dấu hiệu của tiền mãn kinh, mãn kinh: rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ, lo âu,khô âm đạo,
- Một số biến cố thường gặp ở phụ nữ mãn kinh: Rối loạn vận mạch, loãng xương,biến cố tim mạch, eithemer, các ung thư
- Nội dung chăm sóc phụ nữ mãn kinh: tinh thần, dinh dưỡng, luyện tập, khámbệnh định kỳ
LƯỢNG GIÁ
I Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống cho các câu sau đây
Câu 1 Mãn kinh là ngừng hành kinh do ngừng các hoạt động cơ bản của ………….
A vùng dưới đồi.B tuyến yên.C buồng trứng
Câu 2 Tuổi mãn kinh trung bình ở các nước phát triển là
A 40 – 45 tuổiB 45 – 50 tuổiC 51- 52 tuổi
Câu 3 Do thiếu hụt , người phụ nữ sau mãn kinh dễ mắc các bệnh tim mạch,
như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim.A progesteron
B estrogenC prolactin
II Chọn đáp án đúng cho các câu sau đây:
Câu 4 Các dấu hiệu lâm sàng của thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh là các biểu
hiện của sự thiếu hụt progesteron ở phụ nữ.A Đúng
B Sai
Câu 5 Phụ nữ mãn kinh cần đi khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ hướng dẫn điều
trị của bác sỹ chuyên gia.A Đúng
B Sai
Trang 22Câu 6 Ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh cần đề phòng các nguy cơ gẫy
xương do loãng xương.A Đúng
B Sai
III Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau đây:
Câu 7 Các biểu hiện lâm sàng chủ yếu ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh là:
A Cơn bốc nóng mặt cổ.B Vã mồ hôi ban đêm, mất ngủ, mệt mỏi, dễ nóng giận, suy nhược thần kinh.C Đau nhức khớp và cơ, khô teo âm đạo, rối loạn tiết niệu-sinh dục
D A và B.E A, B và C
Trang 23MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
1 Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng và nội dung chăm sóc người mắc bệnh:Viêm âm hộ, âm đạo do nấm candida anbicans, Trichomonas; do lậu; sùi mào gàsinh dục và các biện pháp phòng bệnh
2 Biết vận dụng kiến thức đã học để phát hiện, xử trí và chăm sóc người bệnh mắcNKĐSD/ bệnh LTQĐTD
3 Chủ động, tích cực trong học tập, giúp hình thành các năng lực cơ bản của ngườihộ sinh
NỘI DUNG CHÍNH1 Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục
1.1 Viêm âm hộViêm âm hộ là nhiễm khuẩn khu trú từ màng trinh tới 2 môi lớn.1.1.1 Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi:
- Nguyên nhân: do vi trùng thường là do các vi trùng như E.coli, liên cầu tụ cầu,Bacteria vagynalis,
- Điều kiện thuận lợi: do vệ sinh cá nhân kém, giao hợp thô bạo gây xước niêmmạc vùng tiền đình
Trang 241.1.2 Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:- Viêm âm hộ cấp tính:
+ Nguyên nhân: viêm âm hộ cấp tính thường gặp ở người trẻ, không giữ vệsinh trong khi trong lúc quan hệ tình dục
+ Triệu chứng lâm sàng: thường xuất hiện triệu chứng đau vùng âm hộ, khóchịu sau giao hợp trong 1 – 2 ngày đầu và ra nhiều khí hư Khí hư màu vàng lẫn mủ,có mùi hôi, quan hệ tình dục thấy đau rát và rất khó chịu, đi tiểu nóng rát và đau.Khám vùng tiền đình có màu đỏ, có khí hư màu vàng lẫn mủ Cấy hoặc soi hoặcnhuộm gram để tìm vi khuẩn gây bệnh, cần làm kháng sinh đồ để lựa chọn khángsinh phù hợp cho điều trị
- Viêm âm hộ mãn tính:+ Nguyên nhân: thường xuất hiện sau viêm âm hộ cấp cấp tính, do điều trịkhông tích cực hoặc không điều trị diễn tiến thành viêm âm hộ mãn tính
+Triệu chứng lâm sàng: triệu chứng không rầm rộ, đau giảm, nhưng khí hưkhông giảm khí hư vẫn ra nhiều, ngứa vùng âm hộ, tầng sinh môn Xét nghiệm khíhư nhuộm gram hay nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh, tốt nhất là làm kháng sinh đồđể lựa chọn kháng sinh phù hợp
1.1.3 Hướng xử trí- Xử trí đối với viêm âm hộ: hạn chế quan hệ tình dục, vệ sinh cá nhân tốt (vệ sinhtình dục, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh vùng bộ phận sinh dục ngoài hằng ngày, ).- Sử dụng kháng sinh toàn thân, tại chỗ, tốt nhất là dựa vào kháng sinh đồ
1.2 Viêm hay abces tuyến BartholinTuyến Bartholin nằm ở vùng tiền đình, thường bị viêm hay bị abces vì cửatuyến rộng lại nằm ngay đầu dưới cửa âm đạo, ngoài màng trinh
1.2.1 Nguyên nhân: là hậu quả của viêm âm hộ1.2.2 Triệu chứng lâm sàng
- Cấp tính: viêm tuyến Bartholin cấp tính có biểu hiện lâm sàng giống như viêm âmhộ đau ra khí hư và ngứa Triệu chứng thực thể của viêm tuyến Bartholine cấp tính:viêm đỏ vùng âm hộ quanh cửa tuyến, nắn vào vùng viêm người bệnh rất đau, cóthể thấy mủ ở trong cửa tuyến chảy ra
- Mãn tính: tuyến Bartholin thường có biểu hiện viêm mạn tính giống như abces.Sau một thời gian viêm tuyến Bartholin cấp tính, điều trị không tích cực hoặckhông điều trị thì những viêm nhiễm này sẽ trở thành khối abces tuyền Bartholin.Biểu hiện lâm sàng tình trạng viêm âm hộ giảm dần, nhưng vẫn còn ra khí hư vàđau, một bên âm hộ (môi lớn môi bé) gần phía sau ngày càng nổi lên Khi đi lại
Trang 25đặc biệt vùng cửa tuyến, nắn khối abces có thể thấy mủ chảy ra qua cửa tuyến vàbệnh nhân kêu đau
1.3 Viêm âm đạo cổ tử cung1.3.1 Nguyên nhân:
- Do vệ sinh cá nhân kém: vệ sinh giao hợp hay vệ sinh kinh nguyệt kém.- Do nấm Candida albican, do Bacterial vaginosis, E.coli, do thiếu estrogen ở ngườiphụ nữ mãn kinh
1.3.2 Các hình thái viêm âm đạo và cổ tử cung1.3.2.1 Viêm âm đạo do Bacterial vaginosis- Nguyên nhân và điều kiện thuận lợi:
+ Nguyên nhân: do vi khuẩn Bacterial vaginosis đặc trưng bởi sự thay thế trựckhuẩn Lactobacillus bằng các vi khuẩn yếm khí: Mobiluncus, Mycoplasma hominis,Bacteroides species, Gardnerella vagivalis trong môi trường âm đạo, trong đó trên80% là Gardnerella vagivalis Các vi khuẩn này gây nên viêm âm đạo không đặchiệu Những vi khuẩn kỵ khí này sản xuất ra các enzym phân huỷ protein thành cácacid amin như : putrescine, cadaverine và trimethy lamine Trong môi trường kiềmcác acid amin này sẽ biến đổi thành dạng bay hơi và tạo nên mùi cá ươn
+ Các yếu tố nguy cơ: Phụ nữ có quan hệ tình dục với nhiều người và vớingười nhiễm Bacterial vaginosis thì có tỉ lệ mắc bệnh cao Phụ nữ sử dụng dụng cụtử cung có tỷ lệ nhiễm Bacterial vaginosis cao hơn những phụ nữ không dùng dụngcụ tử cung; phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm Bacterial vaginosis cao hơn; pHâm đạo > 4,5 thuận lợi cho nhiễm Bacterial vaginosis
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Viêm âm đạo do Bacterial vaginosis thường ra khí hư nhiều hôi rất khó chịu,đặc biệt sau khi giao hợp hoặc dùng xà phòng kiềm tính, ngứa và khó chịu ở âm hộ,âm đạo Tuy nhiên có khoảng 50% phụ nữ nhiễm Bacterial vaginosis không có cáctriệu chứng cơ năng
+ Khám âm đạo: có nhiều khí hư lỏng thuần nhất, màu trắng hoặc xám, mùihôi tanh Niêm mạc âm đạo thường không viêm đỏ
+ Triệu chứng cận lâm sàng của viêm âm đạo do Bacterial vaginosis: NhuộmGram khí hư tìm Clue cells có độ nhạy 93% và độ đặc hiệu 79%
- Chẩn đoán:
Bacterial vaginosis gồm nhiều vi khuẩn yếm khí, trong đó Gardnerellavaginalis chiếm hơn 80%, nên lấy tiêu chuẩn chẩn đoán Gardnerella vaginalis làmtiêu chuẩn chẩn đoán cho Bacterial vaginosis Vì vậy, theo WHO, để chẩn đoán làviêm âm đạo do Bacterial vaginosis cần có ít nhất 3 trong 4 tiêu chuẩn sau:
Trang 26+ Khí hư loãng, trắng, đồng nhất dính vào thành âm đạo.+ pH dịch âm đạo > 4,5.
+ Test sniff (test amin) dương tính: là thấy mùi cá ươn khi nhỏ vài giọt KOH10% vào khí hư
+ Clue cells chiếm 20% tế bào biểu mô âm đạo.Clue cells là các tế bào biểu mô gai của âm đạo được bao vây bởi nhiều vitrùng rất nhỏ cho ra hình hạt
- Hướng xử trí:+ Metronidazol là thuốc có tác dụng tốt nhất với Bacterial vaginosis.+ Trong 3 tháng cuối thai kỳ, viêm âm đạo do Bacterial vaginosis có thể điềutrị:
+ Đặt âm đạo mỗi tối 1 viên Flagyl 500mg trong 10 ngày Tỉ lệ khỏi 79%.Ngoài ra có thể dùng Clindamylin, Amoxin hay Ampicilin
+ Không cần phải điều trị bạn tình theo khuyến cáo của trung tâm kiểm soát vàphòng ngừa bệnh
+ Tỉ lệ tái phát sau điều trị Metronidazol khoảng 10% 1.3.2.2 Viêm âm đạo do nấm Candida albricans
- Nguyên nhân: nấm gây bệnh ở niêm mạc âm đạo chủ yếu là Candida albicansbệnh hay gặp ở phụ nữ có thai, đái tháo đường
- Triệu chứng :
+ Triệu chứng cơ năng của viêm âm đạo do nấm candida albricans chủ yếu là:ngứa rát nhiều ở âm hộ, tầng sinh môn, khí hư màu trắng dính như bột ướt, khônghôi, nhiều hoặc ít, tiểu khó, đau khi giao hợp
+ Triệu chứng thực thể: khám âm hộ, âm đạo viêm đỏ, có thể xây xướcnhiễm khuẩn do gãi, có thể viêm cả tầng sinh môn, đùi bẹn Khí hư trắng, dày dínhvào thành âm đạo, nền có vết trợt đỏ Bôi dung dịch Lugol âm đạo bắt mầu nâu sẫm,nham nhở những mảng nhỏ không hoặc ít bắt mầu với Lugol
+ Triệu chứng cận lâm sàng: lấy khi hư âm đạo soi tươi hoặc làm tiêu bảnnhuộm Fuschin sẽ thấy sợi nấm, bảo tử nấm như hình hạt thóc; pH âm đạo < 4,5.- Điều trị:
+ Kháng sinh kháng nấm đường uống: có thể dùng một trong các phác đồ sau:Itraconazol 100mg x 4 viên (uống 2 lần trong 1 ngày duy nhất) hoặc x 6 viên (Uốngmỗi ngày 2 viên/ 3 ngày) hoặc Fluconazon 150 mg x 1viên (Uống 1 viên duy nhất)
+ Kháng sinh kháng nấm đặt âm đạo: các viên đặt âm đạo trong thành phần cóchứa Nystatin, Chlotrimazon v.v
Trang 27+ Kem bôi âm đạo, âm hộ trong thành phần có chứa Nystatin, Chlotrimazon.+ Rửa vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài bằng dung dịch Natribiccacbonat,không rửa bằng xà phòng.
+ Điều trị cho cả bạn tình, không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị
1.3.2.3 Viêm âm đạo cổ tử cung ở người già (mãn kinh)
- Nguyên nhân: do suy giảm chức năng buồng trứng, dẫn đến thiếu hụt estrogenlàm khô teo biểu mô âm đạo, tiết niệu, sinh dục
- Triệu chứng:+ Triệu chứng cơ năng: thường gặp trong viêm âm đạo cổ tử cung ở người già:người bệnh thấy ngứa ở rát ở âm hộ, cửa âm đạo, ra khí hư màu vàng số lượng ítmùi hôi
+ Triệu chứng thực thể: Khám âm đạo bằng đặt mỏ vịt: người bệnh kêu đau rát,niêm mạc âm đạo vùng tổn thương màu đỏ hoặc là teo, trợt, cổ tử cung nhỏ hơnbình thường, có chỗ bị xây xước màu đỏ trong âm đạo có ít khí hư loãng màu hơivàng
+ Triệu chứng cận lâm sàng: xét nghiệm khí hư có thể nhuộm gram hay ký đểtìm vi khuẩn gây bệnh tìm những tế bào bất thường để phát hiện sớm ung thư cổ tửcung
- Hướng xử trí: vệ sinh vùng sinh dục ngoài bằng dung dịch sát khuẩn, bôi hay đặtviên thuốc có chứa estrogen hay đặt thuốc kháng sinh
1.3.2.4 Viêm tử cung- Nguyên nhân: Nguyên nhân gây viêm tử cung, thường xảy ra sau đẻ, sau sẩy, hút,nạo, phá thai, đặt và tháo dụng cụ tử cung không đảm bảo vô khuẩn Sau những thủthuật thăm dò đường dưới như bơm hơi vòi trứng, chụp buồng tử cung vòi trứng,thăm dò buồng tử cung, nạo sinh thiết, đo buồng tử cung, bơm tinh trừng vàobuồng tử cung (IUI), thụ tinh nhân tạo IVF Viêm niêm mạc tử cung sau viêm âmđạo, sau viêm cổ tử cung, do lao
- Triệu chứng:+ Viêm niêm mạc tử cung cấp tính: thường xảy ra sau một số biến cố sản khoa,sau đẻ vài ngày sản phụ mệt mỏi, da xanh xao, thiếu máu, sốt cao 39 - 40°C, mạchnhanh sản dịch hôi, tử cung co hồi kém
+ Viêm niêm mạc tử cung mãn tính: ra máu ra khí hư nhiều đôi khi lẫn mù màuvàng hoặc lẫn máu khám âm đạo thì tích tử cung bình thường lắm tử cung khôngthấy gì đặc biệt
Trang 28+ Xét nghiệm nạo sinh thiết buồng tử cung có thể thấy hình ảnh viêm, tế bảoviêm (bạch cầu) Chụp vùng tử cung có thể thấy tổn thương viêm dính tử cung.Siêu âm có thể thấy âm vang bất thường trong tử cung.
- Hướng xử trí: nghỉ ngơi, dùng thuốc kháng sinh chống viêm, điều trị nguyên nhânnếu tìm thấy nguyên nhân
1.3.2.5 Viêm lộ tuyến tử cung- Nguyên nhân: theo giải phẫu 2/3 chiều dài cổ tử cung nằm trong âm đạo, cấu trúcbiểu mô âm đạo giống biểu mô mặt ngoài cổ tử cung Vì thế khi âm đạo bị viêm thìniêm mạc bên ngoài cổ tử cung cũng bị viêm, thường cùng tác nhân gây bệnh Cácnguyên nhân thường gặp: do sang chấn khi đẻ, khi nạo, hút điều hoà kinh nguyệt.Do viêm âm đạo, cổ tử cung lâu dài, biểu mô lát mặt ngoài cổ tử cung bị mất, nênbiểu mô trụ trong lỗ cổ tử cung bò ra ngoài, hình ảnh này được gọi là lộ tuyến cổ tửcung
- Triệu chứng:+ Triệu chứng cơ năng: ra khí hư nhiều, dai dẳng.+ Triệu chứng thực thể: thăm khám bằng mỏ vịt thấy âm đạo có ít hoặc nhiều khíhư nhầy, mặt ngoài cổ tử cung vùng bình thường có màu hồng và nhẵn, vùng lộtuyến từ phía lỗ cổ tử cung bò ra ngoài có màu đỏ không nhẵn mịn, trên mặt lớp lộtuyến có khí hư che phủ và chạm vào dễ chảy máu, khi bôi dung dịch lugol 3% lêncổ tử cung, vùng lộ tuyến không bắt màu, vùng lành bắt màu nâu gụ Nếu bôi Acidacetic 1% thấy vùng lộ tuyến nổi lên các hạt nhỏ (cửa tuyến)
+ Triệu chứng cận lâm sàng: không có xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán lộ tuyến,dựa vào thăm khám nếu bôi Lugol thấy có vùng không bắt màu Lugol, cần soi cổ tửcung, cấy dịch âm đạo tìm vi khuẩn, làm xét nghiệm tế bào, âm đạo cổ tử cung pháthiện sớm các tổn thương nghi ngờ ung thư cổ tử cung
- Hướng xử trí: vệ sinh vùng sinh dục ngoài bằng dung dịch sát khuẩn, đặt thuốcâm đạo, diệt tuyến bằng phương pháp đốt nhiệt, đốt điện, áp lạnh hoặc Lazer
1.4 Viêm phần phụ
(thường do lậu cầu khuẩn), viêm phần phụ mãn tính:
- Nguyên nhân: thường viêm phần phụ do lậu cầu, Clamydia trachomtis điều trịkhông tích cực để trở thành mãn tính viêm do lao do lao viên do các vi khuẩn khácnguyên nhân là có điều kiện gây viêm triệu chứng bệnh nhân thường thấy mệt mỏisốt một bên hố chậu hay hạnh một bên hỗ trợ hoặc là hai bên đầu tự nhiên bóp nắnđau khi đau hỗ trợ bệnh nhân thường thấy ra khí hư màu vàng
- Triệu chứng: khám âm đạo kết hợp với sờ nắn tay ngoài tay trong âm đạo bình
Trang 29cung nằm thấy một khối nhỏ bờ không gió, mật độ không chắc, nắm đau di động tửcung sang bên trái bệnh nhân thấy đau bên phải đau và ngược lại.
- Hướng xử trí và chăm sóc: nghỉ ngơi, chườm lạnh, liệu pháp sóng ngắn hay hồngngoại để làm giảm quá trình viêm, giảm đau Sử dụng kháng đặc hiệu, phối hợpkháng sinh toàn thân, tại chỗ, tốt nhất là theo kháng sinh đồ
2 Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục
2.1 Nhiễm khuẩn đường sinh dục do do trùng roi (Trichomonas vaginalis):
Viêm âm đạo cổ tử cung do Trichomonas vaginalis là bệnh lây truyền quađường tình dục Có hai loại Trichomonas vaginalis ở đường ruột gây bệnh tiêu chảy,một loại gây viêm âm đạo sinh dục, đều là ký sinh trùng roi có khả năng di độngbằng lông roi của nó Trichomonas vaginalis dễ chết khi để khô hay luộc kỹ Ở namgiới Trichomonas vaginalis sống trong niệu đạo và ẩn nấp ở tuyến tiền liệt Ở nữgiới nó nằm trong nếp nhăn âm đạo, trong tuyến nhầy của vùng âm hộ Muốn điềutrị Trichomonas vaginalis âm đạo phải điều trị cho cả vợ lẫn chồng cùng một lúc.2.1.1.Nguyên nhân, yếu tố thuận lợi
Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis, là bệnh thường gặp ở phụ nữ, bệnhlây truyền qua đường tình dục là chủ yếu, hoặc có thể lây qua dùng chung bồn tắm,khăn tắm ướt Thời gian ủ bệnh từ 1- 4 tuần lễ, có khoảng 1/4 người bệnh không cóbiểu hiện lâm sàng
2.1.2 Triệu chứng:- Sau khi quan hệ tình dục với người nhiễm Trichomonas vaginalis thấy ra khí hưnhiều, loãng màu vàng hơi xanh, có nhiều bọt nhỏ, hôi và cảm thấy ngứa khó chịu.Cảm giác đau, nóng rát âm đạo, ngứa, giao hợp đau, thường kèm theo triệu chứngtiểu khó
- Đặt mỏ vịt bộc lộ cổ tử cung thấy niêm mạc âm đạo và cổ tử cung đỏ phù nề Khíhư nhiều, loãng lẫn bọt, màu vàng xanh, bôi lugol 3 % cổ tử cung bắt màu khôngđều, chỗ nâu, chỗ đỏ
- Xét nghiệm bằng cách soi tươi khí hư trong một giọt nước muối sinh lý có thểthấy Trichomonas vaginalis đang di động nhuộm gram thấy có rõ hơn
2.1.3 Tiến triển và biến chứng- Tiến triển: bệnh dễ lây cùng với những tác nhân khác, khó điều trị nếu khôngdùng thuốc đặc hiệu
- Biến chứng dễ gây vô sinh, dễ gây với ôi non, ối vỡ sớm, những tổn thương âmđạo dễ gây đẻ khó và nhiễm trùng sau đẻ
2.1.4 Hướng xử trí
Trang 30- Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài bằng dung dịch sát khuẩn dùng thuốc đặc trị làMetronidazol Có thể uống một liều duy nhất 2 gam hoặc điều trị dài ngày với 2viên 500mg trên ngày nhân với 7 ngày Nên điều trị thêm một đợt thứ hai sau 2 – 3tuần Nếu dùng Metronidazol đặt âm đạo thì dùng một viên trên một ngày, đặt liêntiếp trong 15 ngày
- Khi điều trị kiêng giao hợp, nếu có giao hợp thì nên dùng bao cao su để tránh lâynhiễm Cần điều trị cho bạn tình với liệu tương tự
2.2 Sùi mào gà sinh dụcSùi mào gà sinh dục là bệnh gây nên do virus gây u nhú ở người HPV (Humanpapilloma virus) type 6 – 11, bệnh lây truyền qua đường tình dục và xuất hiện ở cảnam và nữ Tổn thương là các u sùi có múi xuất hiện ở cơ quan sinh dục Bệnh gặpnhiều nhất ở những người trẻ tuổi trong khoảng từ 20-25 tuổi, lứa tuổi bước vàogiai đoạn sinh sản Đặc biệt, sùi mào gà sinh dục có thể biến chứng thành ung thư,nếu mắc HPV type 16, 18 thì người bệnh còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung vàung thư dương vật
2.2.1 Nguyên nhân - Chủ yếu gây bệnh sùi mào gà sinh dục là do bị lây nhiễm quaquan hệ tình dục không an toàn dưới mọi hình thức (bao gồm cả quan hệ bằngmiệng, quan hệ qua đường hậu môn, hoặc những tiếp xúc sinh dục)
- Virus sùi mào gà (HPV) type 6 – 11, sẽ xâm nhập và tấn công nhanh chóng đếncác bộ phận khác trong cơ thể Do đó, việc quan hệ tình dục không an toàn sẽ làmgia tăng nguy cơ mắc bệnh
- Bệnh sùi mào gà cũng có thể bị lây nhiễm cho những người có khả năng miễndịch kém, niêm mạc da bị trầy xước khi tiếp xúc trực tiếp với đồ dùng cá nhân códính virus sùi mào gà của người bệnh như dùng chung đồ lót, quần áo, chăn màn,bàn chải đánh răng, khăn tắm thậm chí là chung bồn cầu nhà vệ sinh hay nhữngvết thương hở thì nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà cũng rất cao
2.2.2 Triệu chứng- Thường không có biểu hiện về dấu hiệu cơ năng, thời gian ủ bệnh không rõ ràngcó thể vài tuần hoặc 2 - 3 tháng
- Tổn thương trong bệnh sùi mào gà sinh dục thường gặp ở người nữ là các u nhúmàu hồng tươi, mềm, không đau, dễ chảy máu khu trú ở âm hộ, hậu môn, âm đạo,cổ tử cung
- Tổn thương trong bệnh sùi mào gà sinh dục ở người nam là các u nhú màu hồngtươi, mềm, không đau, dễ chảy máu khu trú ở rãnh bao quy đầu, bao da, thândương vật, có khi ở lỗ sáo
Trang 31- Xét nghiệm định type HPV giúp tiên lượng bênh.2.2.4 Hậu quả
- Làm tổn thương bộ phận sinh dục: ảnh hưởng chức năng sinh lý, sinh sản của cảnam và nữ
- Tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh xã hội: dễ dàng lây nhiễm virus sang cho ngườixung quanh, nguy cơ mắc bệnh xã hội khác như lậu, HIV, do hệ miễn dịch bị suygiảm
- Gây ra bệnh ung thư: HPV gây bệnh sùi mào gà cũng là tác nhân dẫn đến bệnhung thư cổ tử cung ở người nữ và ung thư dương vật ở người nam
- Gây nguy hiểm khi đang mang thai: thai phụ dễ bị sinh non, sẩy thai, trẻ sinh ra bịsùi mào gà bẩm sinh hoặc gặp dị tật
2.2.5 Hướng xử trí:Sùi mào gà sinh dục hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị triệuchứng bằng phương pháp đốt nhiệt, lazer, áp lạnh hoặc phẫu thuật
2.3 Bệnh lậu2.3.1 Nguyên nhân
Bệnh lậu do Song cầu gram âm, hình hạt cà phê, đây là một bệnh da liễutương đối phổ biến và cũng khó chữa vì vi khuẩn dễ kháng thuốc do lậu cầu tiết ramen Penicillinase Bệnh lậu có hai loại cấp tính và mãn tính, mãn tính điều trị khó2.3.2 Triệu chứng
- Triệu chứng biểu hiện sớm nhất ở người nữ sau khi quan hệ tình dục với ngườimắc bệnh lậu là: ra khí hư nhiều lẫn mủ, âm đạo đau rát, đi tiểu nóng rát, khó chịu,nước tiểu có lẫn những phần trắng như mủ đôi khi âm hộ sưng đỏ do viêm tuyếnBarholine biểu hiện đau ngứa, khó chịu, có khi sốt
- Nếu quan hệ tình dục qua miệng cũng có triệu chứng như viêm họng, khạc ra đờmlẫn mủ, hoặc qua hậu môn cũng có dấu hiệu đau rát hậu môn và có nước trắng đụctừ hậu môn chảy ra
- Đặt mỏ vịt thăm khám thấy cổ tử cung đỏ, phù nề chạm vào dễ chảy máu mủchảy ra từ ống cổ tử cung Có thể thấy lỗ niệu đạo đạo, có mủ từ trong chảy ra hoặccó khi chỉ có dịch đục
- Xét nghiệm: lấy dịch âm đạo, hoặc từ lỗ niệu đạo, hoặc từ vùng hầu họng soi tươicó thể tìm thấy lậu cầu Nhuộm Gram thấy song cầu gram âm, hình hạt cà phê nằmtrong nguyên sinh chất tế bảo mủ Trường hợp mãn tính có thể cấy tìm lậu cầu gâybệnh và làm kháng sinh đồ
2.3.3 Biến chứng- Trước khi có thai dễ gây viêm phần phụ dẫn đến vô sinh
Trang 32- Khi có thai dễ gây sẩy thai, ối vỡ non, đẻ non.- Khi chuyển dạ có thể dễ gây nhiễm lậu mắtt sơ sinh, điều trị không kịp thời có thểgây mù mắt sơ sinh
- Thai cũng có khả năng nhiễm lậu cầu trong tử cung do lậu cầu vào nước ối gâynhiễm khuẩn ối
2.3.4 Hướng xử trí- Điều trị kinh điển vẫn là Penicilline với liều cao, điều trị càng sớm càng tốt hiệuquả càng tốt, điều trị ngay khi có triệu chứng ban đầu Thường dùng một liều duynhất 4,8 triệu đơn vị Penicilline gồm (2,4 triệu đơn vị Procaine Penicillline G và2,4, triệu đơn vị Benzathine Penicilline G)
- Hiện nay có rất nhiều loại kháng sinh mới như cephalosporin thế hệ 3, điều trị lậucầu cho kết quả tốt như Ceftriaxon, Rocephine 1 g, tiêm bắp liều duy nhất,
- Điều trị gọi là khỏi bệnh, phải được đánh giá bằng xét nghiệm tìm lậu cầu nhiềulần, nhiều tháng mới được coi là khỏi
2.4 Nhiễm Clamydia trachomatis sinh dục2.4.1 Nguyên nhân
Clamydia trachomatis là mầm bệnh virút gây lây truyền qua đường tình dục.Clamydia trachomatis có thể gây nhiễm khuẩn ở mắt, gây tổn thương ở hệ lym phôbào và thường kết hợp với một nhiễm khuẩn khác ở đường sinh dục (như lậu, giangmai, trichomonas)
2.4.2 Triệu chứng lâm sàng:- Sau khi nhiễm bệnh, có thể ra khí hư ít, nhầy ở cổ tử cung, người bệnh thấy hơikhó chịu hoặc không có triệu chứng
- Xét nghiệm làm phản ứng Ellissa hay dịch âm đạo tìm tác nhân gây bệnh có thểdương tính
2.4.3 Ảnh hưởng của bệnh đối với thai nghén:
Khi thai phụ bị nhiễm Clamydia trachomatis thường dễ gây sẩy thai, đẻ non,vỡ ối non, ối vỡ sớm Thai có thể bị nhiễm bệnh từ trong tử cung, sau đẻ trẻ sơ sinhbị viêm phổi, viêm củng mạc mắt, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sinh cao
2.4.4 Hướng xử trí
Thuốc được chọn điều trị là Tetrracicllin 500mg uống ngày 4lần, mỗi lần 01viên trong 7 ngày, thuốc chống chỉ định cho phụ nữ, có thể sử dụng Erythromycin500mg, uống 4 ngày, 4 lần/1ngày, trong 7 ngày
2.5 Bệnh giang mai2.5.1 Nguyên nhân
Trang 33- Bệnh giang mai là bệnh do xoắn khuẩn Treponema Pallidum, xoắn khuẩn cónhiều ở trong các nốt săng giang mai, dịch đường sinh dục, trong máu và ở các tạngtrong cơ thể Xoắn khuẩn có thể qua rau thai gây nên giang mai bẩm sinh, giangmai di truyển qua bố mẹ.
- Nếu phát hiện sớm bệnh giang mai, điều trị tích cực sớm, bệnh có thể khỏi.2.5.2 Triệu chứng lâm sàng: có 3 giai đoạn
- Giang mai ở giai đoạn 1: tổn thương biểu hiện bằng dấu hiệu nổi ban đỏ (săng)xuất hiện vào khoảng 3 tuần sau lần giao hợp bị nhiễm bệnh Săng là một vết néttròn, bờ cứng, hơi gờ cao trên một nền đỏ, không đau, kèm với hạch bẹn Xoắnkhuẩn xâm nhập vào máu, vào các tạng Nốt săng có thể xuất hiện ở vùng sinh dục,ở cổ, miệng, vùng hầu họng, gây triệu chứng giống viêm họng Nốt săng này diễnbiến khoảng 2 đến 6 tuần rồi lành để lại những sẹo nhỏ, nhưng vẫn còn bệnh nếukhông được điều trị
- Giang mai giai đoạn 2: giai đoạn này bệnh diễn biến từ khoảng 3 tuần đến 6 thángsau tổn thương ban đầu Lâm sàng biểu hiện những tổn thương chồi, sùi tròn dínhlại thành từng đám, bờ cứng, bề mặt ẩm, xuất tiết dịch màu xám, hoại tử Bệnhnhân cảm thấy trong người khó chịu, sốt nhẹ, đồng thời thấy nổi nhiều hạch bẹn, cóhạch to bằng quả cau, quả trứng có thể có dấu hiệu rụng tóc
- Giang mai giai đoạn muộn: biểu hiện từ 3 đến 10 năm sau tổn thương ban đầu màkhông được chẩn đoán, điều trị không đúng mức Bệnh thường biểu hiện ở các tạngtrong cơ thể, lúc này rất khó chữa
2.5.3 Cận lâm sàngĐể chẩn đoán xác định cần: lấy dịch ở nốt săng (ở âm hộ, âm đạo, cổ tử cung)nhuộm Gram tìm xoắn khuẩn hay soi tươi trên kính kiển vi nền đen có thể thấyxoắn khuẩn đang hoạt động, lấy máu tìm kháng thể giang mai phản ứng BW(Wassermann)
2.5.4 Tiến triển và biến chứng- Tiến triển: bệnh tiến triển muộn thầm lặng khó chữa Bệnh có khả năng gây dichứng cho người bệnh và con của họ thường để lại hậu quả nghiêm trọng
- Biến chứng: gây vô sinh quái thai, đẻ non thai chết lưu.2.5.5 Hướng xử trí
- Có thể dùng một trong các thuốc sau đây: Benzthin Penicilline G 2,4 triệu đơn vị,tiêm bắp một lần duy nhất; hoặc Procain Penicilline G 1,2 triệu đơn vị, tiêm bắp 1lần/1ngày, trong 10 ngày liên tiếp; Doxycillin 100 mg, uống 2 lần/1ngày, trong 15ngày
Trang 34- Chú ý: không dùng Doxycillin cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 7tuổi.
2.6 Nhiễm Herpes sinh dục2.6.1 Đặc điểm sinh bệnh học
Nhiễm Herpes do virus Herpes gây ra, có hai loại virút: loại Herpes Simplexvirus I, gây bệnh gây nhiễm bệnh ở nửa người trên Herpes Simplex virus 2, viết tắtlà HSVII, gây nhiễm và lây truyền virus qua đường sinh dục, cách lây truyển cóthể qua miệng, sinh dục hay vệ sinh cá nhân kém
2.6.2 Triệu chứng lâm sàngBiểu hiện lâm sàng sau quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh có cảm giáckhó chịu và sốt kiểu cảm cúm Xuất hiện những mụn nước ở vùng sinh dục, mụnnước mọc thành từng đám rất đau có thể kèm theo hạch bẹn, khó chịu và rát banđầu mụn nước trong sau đó mụn nước đục rồi vỡ ra trở thành các vết loét nhỏ, rấtdễ bị nhiễm khuẩn Các mụn nước sẽ tự lành sau 2 tuần và không để lại sẹo chỗ cómụn nước
2.6.3 Cận lâm sàng- Soi tươi dịch lấy từ tổn thương thấy có nhiều tế bào khổng lồ đa nhân với nhữngtế bào mang nhiều ẩn thể trong nhân
- Cấy tế bào tìm virus Herpes sinh dục II, nhưng khó và tốn kém.- Thử phản ứng ELISA
2.6.4 Biến chứngTình trạng nhiễm Herpes sinh dục II ở người có và không có thai giống nhau.Nhiễm Herpes sinh dục II khi có thai, HSVII có thể gây tổn thương thai, trẻ bịnhiễm HSVII có khả năng tử vong chu sản tới 50%, trẻ sống có thể bị tổn thươngthần kinh, HSVII có khả năng gây ối vỡ non, xâm nhập qua rau vào buồng ối gâythai bị nhiễm HSVII hoặc lây truyền khi đẻ qua đường âm đạo
2.6.5 Hướng xử trí- Các thuốc điều trị HSVII hiện nay không có khả năng diệt virus mà chỉ có hiệuquả làm giảm triệu chứng bệnh và giảm thời gian bị bệnh Cần điều trị ngay càngsớm càng tốt cho trường hợp mới mắc HSVII sơ phát
- Có thể dùng một trong các loại thuốc sau: có thể sử dụng phác đồ điều trị bằng
một trong các loại thuốc sau đây (nếu tái phát uống trong 5 ngày): Acyclovir uống
400mg x 3 lần/ ngày x 7 ngày, hoặc Acyclovir uống 200mg x 5 lần/ ngày x 7 ngày,hoặc Famcyclovir uống 250mg x 3lần/ngày x 7ngày, hoặc Valacyclovir uống 1g x2 lần/ ngày x 7 ngày
Trang 35- Chú ý: ở thai phụ thời kỳ chuyển dạ, nếu chưa nhiễm vào ối, chỉ nhiễm ở âm đạonên mổ lấy thai và không bấm ối trước khi mổ đẻ.
- Cung cấp bao cao su (BCS), khuyến khích sử dụng BCS và tư vấn để giảm số bạn
tình hoặc trì hoãn các hoạt động tình dục để làm giảm nguy cơ mắc lạiNKĐSD/LTQĐTD
- Nhân viên y tế phải tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong khi thăm khám và làm thủthuật, phẫu thuật sản phụ khoa và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản
- Tất cả phụ nữ cần được khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần.- Tình dục an toàn, không quan hệ tình dục trong thời gian mắc bệnh hoặc quan hệtình dục phải sử dụng bao cao su
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.- Điều trị cho bạn tình khi mắc một NKĐSD có thể có căn nguyên từ LTQĐTD, tưvấn cẩn thận cho người bệnh và bạn tình của họ khi bạn không chắc chắn
GHI NHỚ- Viêm âm hộ, âm đạo do nấm candida anbicans, là bệnh nhiễm khuẩn sinh dục
thường gặp, biểu hiện lâm sàng khí hư trắng đục như váng sữa, ngứa âm môn, xétnghiệm dịch âm đạo thấy nấm Điều trị bằng thuốc kháng nấm đường uống, bôi, đặtâm đạo
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Trichomonas; do lậu, giang mai có thể điềutrị khỏi bằng kháng sinh
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục: sùi mào gà sinh dục, herpes, HIV, viêm ganB là các bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
LƯỢNG GIÁ
I Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống cho các câu sau đây
Câu 1 NKLTQĐTD/NKĐSD là một trong các căn nguyên quan trọng nhất gây
bệnh tật và tử vong cho bà mẹ và trẻ em trong ………A thời kỳ chu sinh
B thời kỳ sơ sinh.C thời kỳ hậu sản
Câu 2 Viêm âm đạo, cổ tử cung, niệu đạo do lậu, là bệnh
Trang 36A do vi sinh vật nội sinhB nhiễm khuẩn y sinhC lây truyền qua đường tình dục
II Chọn đáp án đúng cho các câu sau đây:
Câu 3 Tất cả các nhiễm khuẩn đường sinh dục đều lây truyền qua đường tình dục.
A Đúng.B Sai
Câu 4 Viêm âm đạo do trichomonas là bệnh lây truyền qua đường tình dục.
A Đúng.B Sai
III Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau đây:
Câu 5 Triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn đường sinh dục do Trichomonas
gồm:A Ngứa rát ở âm hộ, có khi ngứa vùng hậu môn.B Khí hư nhiều, trắng đục, loãng có bọt
C Âm đạo đau rát, niêm mạc âm đạo phù nề đỏ có mảng bám như bột ướt.D A và B
E A và C
Câu 6 Để chẩn đoán nhiễm khuẩn đường sinh dục do nấm candida albican, cần
dựa vào các triệu chứng nào sau đây:A Khí hư âm đạo màu trắng đặc màu vàng trắng, bám dính.B Ngứa nhiều vùng âm hộ
C Soi tươi dịch âm đạo thấy hình ảnh Trichomonas.D A và B
E A và C
Trang 37MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài nà người học có khả năng:
1.Trình bày được nội dung cơ bản trong truyền thông giáo dục sức khỏe cho phụ nữnói chung, phụ nữ ngoài thời kỳ thai nghén
2 Biết vận dụng những kiến thức đã học trong thực hành tư vấn giáo dục sức khỏephụ nữ
3 Chủ động, tích cực trong quá trình học tập, giúp hình thành các năng lực cơ bảncủa người hộ sinh
NỘI DUNG CHÍNH1 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho phụ nữ nói chung
1.1 Vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày
- Bộ phận sinh dục nữ từ bên ngoài (lỗ âm đạo) thông với tử cung vào ổ bụng qua
vòi trứng, nên vi khuẩn có thể xâm nhập từ âm hộ vào bên trong gây viêm niêmmạc tử cung, viêm vòi trứng, viêm tiểu khung Hàng ngày, đại tiểu tiện nhiều lần,vùng sinh dục ngoài dễ bị bẩn, nếu người nữ không vệ sinh tốt, vệ sinh không đúngcách có thể là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, nấm, virus phát triển và gây viêmnhiễm
- Việc giáo dục vệ sinh thân thể và bộ phận sinh dục hàng ngày, không phải chỉ làsự tư vấn cho một cá thể nào đó, mà người hộ sinh cần có ý thức và biện pháptuyên truyền, giáo dục tới mọi đối tượng trong cộng đồng, để không những bảnthân người nữ thực hiện tốt, mà chính họ có thể là tuyên truyền viên, hướng dẫnviên giúp chúng ta trong công việc này mọi lúc, mọi nơi
Trang 38- Trong quá trình truyền thông tư vấn, người hộ sinh cần quan tâm tìm hiểu nhữngphong tục, tập quán, thói quen ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe sinh sảnngoài thời kỳ thai nghén Từ đó tìm ra những phong tục, tập quán thói quen tốt thìkhuyến khích họ phát huy, những phong tục thói quen không có lợi, hoặc có hạicho sức khỏe thì hướng dẫn, giải thích và làm thay đổi nhận thức, thay đổi nhữnghành vi đối với thói quen đó.
- Nội dung cần tư vấn bao gồm:+ Rửa bộ phận sinh dục ngoài: Dùng nước sạch như nước máy, nước giếng
hoặc nước mưa Dùng xà phòng có độ sút nhẹ để rửa (xà phòng tắm) Dùng vòi
nước hoặc gáo múc nước để dội, chứ không ngồi ngâm trong chậu Rửa từ trước rasau, rửa âm hộ trước, hậu môn sau cùng Chú ý, trong khi rửa không cho tay vàotrong âm đạo, vì có thể đưa vi khuẩn, bụi bẩn hoặc hóa chất vào trong âm đạo hoặclàm xước niêm mạc âm đạo, dễ gây viêm nhiễm
+ Thường xuyên thay quần áo lót sạch sẽ hàng ngày, quần áo phải rộng,thoáng, tốt nhất là bằng các loại vải thấm hút dịch
+ Hàng ngày, phải rửa bộ phận sinh dục ngoài, ít nhất một lần trước khi đi ngủvà sau khi đi đại tiện
+ Đối với trẻ gái cần phải thường xuyên mặc quần lót, để tránh bụi đất, vikhuẩn bám vào âm hộ, âm đạo hoặc các bé nhét dị vật vào âm đạo
1.2 Vệ sinh kinh nguyệtKinh nguyệt là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng, từ buồngtử cung ra ngoài Máu kinh là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển Vì vậy,trong những ngày hành kinh, nếu không vệ sinh tốt thì dễ nhiễm khuẩn đường sinhdục
- Vệ sinh vùng âm hộ:+ Trong những ngày hành kinh, mỗi ngày rửa âm hộ nhiều lần, tùy thuộc vào
lượng máu kinh nhiều hay ít, nhưng ít nhất 3 lần/ngày (sáng, trưa, tối), mỗi lần rửa
xong phải thay băng vệ sinh mới, cách rửa như vệ sinh hàng ngày.+ Dùng băng vệ sinh được sản xuất sẵn, dùng một lần rồi bỏ Nếu dùng vảimàn thì phải được giặt bằng nước sạch với xà phòng có độ xút cao để tẩy sạch,
phơi khô ở nơi thoáng có ánh nắng mặt trời xa các công trình vệ sinh (là khô là tốtnhất), băng vệ sinh cần được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, đề phòng khi
sử dụng dễ bị nấm, nhiễm khuẩn.+ Nên làm vệ sinh ở nhà tắm, không làm vệ sinh ở nơi đại tiểu tiện, sông, suối,ao hồ
Trang 39- Vệ sinh thân thể hàng ngày: khi hành kinh vẫn có thể tắm rửa bình thường, tốtnhất tắm bằng nước ấm, tắm dưới vòi nước hoặc dùng gáo múc dội, không ngâmmình trong ao hồ, bể tắm,…
- Chế độ làm việc:+ Trong những ngày hành kinh, không lao động ngâm mình trong nước, vị dễbị nhiễm khuẩn, nếu bị lạnh kéo dài, có thể bị băng kinh
+ Tránh làm việc nặng quá sức, thời gian lao động không quá dài, quá căngthẳng, dễ làm kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài
+ Tránh đi lại nhiều, đi xa, làm việc lâu ở tư thế đứng, nên nghỉ giữa giờnhiều hơn bình thường
+ Nếu ra máu nhiều hoặc đau bụng nhiều, phải nghỉ việc để đảm bảo sức khỏe.- Chế độ ăn, uống nghỉ ngơi:
+ Không ăn, uống các chất kích thích như ớt, hạt tiêu, cà phê, thuốc lá, rượu,nước chè đặc, dễ bị kích thích, tự ý sử dụng thuốc, làm kinh nguyệt ra nhiều vàkéo dài
+ Không thức quá khuya hoặc dậy quá sớm, nên nghỉ trưa.- Sinh hoạt tình dục: không sinh hoạt tình dục trong những ngày hành kinh, vìdễ bị nhiễm khuẩn do máu kinh là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển,cổ tử cung mở, đồng thời làm cho người phụ nữ mệt mỏi hơn
1.3 Vệ sinh tình dụcTình dục là nhu cầu sinh lý bình thường của con người, nhưng cần phải điềutiết hoạt động tình dục đúng mức, để đảm bảo sức khỏe chung và sức khỏe sinh sản,nghĩa là tình dục phải an toàn và có trách nhiệm: Chỉ quan hệ tình dục khi cả hai cónhu cầu và thấy người khỏe mạnh, trước khi quan hệ cả 2 người phải rửa vệ sinh bộphận sinh dục ngoài Không giao hợp khi bị ốm, khi vừa ăn no, khi say vì có thể bị
chết đột tử (phạm phòng).
- Tình dục an toàn: là không để có thai ngoài ý muốn, không để lại những hậu quảkhông tốt về thể chất và tinh thần và không để cho bản thân và bạn tình mắc cácbệnh NKĐSD/LTQĐTD
- Tình dục có trách nhiệm là: hai người phải quan tâm thông cảm với nhau, làm chocả 2 người cùng thoải mái chứ không phải thỏa mãn sự ham muốn, khoái cảm củamột người, mà bắt buộc hoặc gò ép, làm cho bạn tình đau đớn, mệt mỏi Cần tôntrọng nguyện vọng của bạn tình và thương lượng sử dụng các biện pháp tránh thaiphù hợp
Trang 402 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên
- Khi tư vấn về sức khỏe sinh sản cho tuổi vị thành niên cần chú ý: Vị thành niêncần được đối xử như người lớn Họ sẽ “không nghe” nếu họ cảm thấy họ đangđược lên lớp Trong khi vấn sức khỏe sinh sản cho VTN, cần chú ý chiếm đượclòng tin của họ qua cách thức nhẹ nhàng và chân thành Không làm cho VTN thấysợ hãi và tội lỗi hoặc tư vấn theo kiểu áp đặt, độc đoán
- Khi tư vấn, cần phải lắng nghe ý kiến của khách hàng, lưu tâm đến những lo lắng,nhu cầu của họ Giúp họ đưa ra những vấn đề rắc rối của bản thân, bằng sự thôngcản, chia sẻ làm cho họ yên tâm rằng những nhu cầu hiểu biết về cơ thể cảm xúc,sự phát triển, sự chán nản và ham muốn tình dục là bình thường, khuyến khích họnói về những gì mà họ đã biết, họ đã đưa ra những quyết định gì, lý do về sự lựachọn đó
- Những lĩnh vực cần tư vấn bao gồm:+ Những thay đổi về thể chất, tinh thần và cảm xúc xuất hiện trong tuổi VTNcủa các cô bé, cậu bé Cả hai giới phải tiếp nhận các thông tin này, nó bao gồm kiếnthức về giải phẫu về bộ phận sinh dục và những thay đổi bình thường của nó vềkích thước và thời gian có những thay đổi đó Cần cung cấp cho VTN kiến thức vềkinh nguyệt, những việc cần làm khi có kinh nguyệt và các hoạt động giới tính
+ Tư vấn giải thích về sự thụ thai, có thai, sinh con và vai trò làm cha mẹ Cầnphải nhấn mạnh vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của vợ chồng với nhau và con cáicủa họ, đồng thời cũng cần cung cấp các thông tin về các nguy cơ do mang thai vàsinh đẻ ở tuổi VTN
+ Thông tin đầy đủ và chính xác về các BPTT ngoài ý muốn, phá thai (an toànvà không an toàn).
- Thông tin rõ ràng về công tác vệ sinh phụ nữ hàng ngày, những nguy cơ mắc cácbệnh NKĐSD/LTQĐTD
- Phân tích giải thích những nguy cơ dẫn đến vô sinh, nguy cơ nghiện ma túy,những lời đồn thổi không đúng về sức khỏe sinh sản VTN
3 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho phụ nữ tuối sinh đẻ
Độ tuổi sinh đẻ ở phụ nữ theo hệ thống báo cáo DSKHHGĐ từ 15 - 49 tuổi Ởđộ tuổi này, người phụ nữ đã trưởng thành cả về thể chất, sinh lý, tâm lý, phần lớnđã có việc làm ổn định, xây dựng gia đình và sinh con Trong CSSKSS, khôngnhững người phụ nữ mà cả người chồng hoặc bạn tình cũng có vai trò rất quantrọng Vì vậy, đối tượng truyền thông tư vấn bao gồm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ,các cặp vợ chồng và các thành viên trong gia đình