Việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính để phục vụ tổ chức, cá nhân đang được thực hiện tại Quận 3 nhưng vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại những
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thị Hương Huế
Phản biện 1: PGS.TS Tạ Thị Thanh Tâm
Thời gian: vào hồi 13 giờ 30 ngày 02 tháng 8 năm 2024
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Hoạt động cung ứng dịch vụ công trực tuyến hiện nay của cơ quan nhà nước đang là xu hướng và ngày một thay đổi trong các khu vực công trong nước và ngoài nước Việc ứng dụng các công nghệ thông tin và nâng cao khoa học kỹ thuật trong cung ứng dịch vụ công để phục vụ đời sống xã hội hiện nay đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Chính phủ hiện đại là yêu cầu tất yếu với các mục đích nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong việc xây dựng Chính phủ số Cung ứng dịch vụ công trực tuyến là nội dung được chú trọng trong cải cách hành chính của Quận 3 Việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính để phục vụ tổ chức, cá nhân đang được thực hiện tại Quận 3 nhưng vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại những hạn chế cụ thể nhất định
2 Tình hình nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn tác giả đã tham khảo và xem qua các nguồn tài liệu Nhìn chung những công trình, tác phẩm nghiên cứu cơ bản đều đề cập đến những vấn đề lý luận về công nghệ thông tin, dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến từ đó nêu ra vai trò, trách nhiệm của nhà nước trong cung ứng dịch vụ công trực tuyến các khó khăn, bất cập trong trong cung ứng dịch vụ công trực tuyến và đề ra giải pháp Vì những điều này nên cần phải thay đổi nhận thức, vai trò, trách nhiệm của nhà nước và người dân trong thụ hưởng và cung ứng dịch vụ công trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả và hướng tới phát triển Chính phủ điện tử
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích nghiên cứu
Dựa trên các cơ sở lý luận và thực trạng về cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại Ủy ban nhân dân Quận 3, Tp Hồ Chí Minh, luận văn nghiên cứu về thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trực tuyến
Trang 4Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hoá và làm rõ một số vấn đề lý luận của dịch vụ công trực tuyến
Phân tích thực trạng cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại Ủy ban nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại Ủy ban nhân dân Quận 3, Tp Hồ Chí Minh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu dịch vụ công trực tuyến và cung ứng dịch vụ công trực tuyến giới hạn trong phạm vi cấp quận, huyện nói chung cũng như Ủy ban nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài này tập trung nghiên cứu về Dịch vụ công cụ thể là “Dịch vụ hành chính công”, hệ thống dịch vụ công trực tuyến và cung ứng dịch vụ công trực tuyến cấp quận, huyện tại Tp Hồ Chí Minh Về không gian nghiên cứu: Ủy ban nhân dân Quận 3 – Thành phố Hồ Chí Minh
Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2020 đến đầu năm 2023
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận văn Phương pháp luận:
Luận văn cũng kế thừa các quan điểm, cơ sở lý luận về dịch vụ công, dịch vụ công trực tuyến, mô hình một cửa và xây dựng chính phủ Điện tử của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: để thu thập thông tin, dữ liệu và các nguồn có sẵn liên quan đến nội dung cần phân tích
Phương pháp phân tích và tổng hợp: để phân tích các nội dung liên quan, những chủ thể tác động đến hoạt động cung ứng dịch vụ
Trang 5công trực tuyến Phương pháp này áp dụng chủ yếu khi viết Chương 1 và Chương 2
Phương pháp phỏng vấn: tác giả tiến hành phỏng vấn sâu về chủ thể sử dụng cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại UBND Q3
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn đóng góp của luận văn Về mặt lý luận: Làm rõ lý luận cung ứng dịch vụ công, dịch vụ
công trực tuyến
Về mặt thực tiễn: đánh giá tình hình thực trạng cung ứng dịch vụ
công trực tuyến, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công trực tuyến
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được thiết kế thành 3 chương:
“Phần mở đầu” - “Chương 1: Cơ sở khoa học về cung ứng dịch vụ công trực tuyến” - “Chương 2: Thực trạng cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại Ủy ban nhân dân Quận 3, Tp Hồ Chí Minh”
- “Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại Ủy ban nhân dân Quận 3, Tp Hồ Chí Minh”
- “Kết luận”
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN
1.1 Tổng quan về cung ứng dịch vụ công trực tuyến
1.1.1 Khái quát về dịch vụ công và cung ứng dịch vụ công
1.1.1.1 Khái niệm về dịch vụ công
“Là dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà
Trang 6… sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên tại khoản 1 Điều 3
1.1.1.2 Phân loại dịch vụ công
Dịch vụ công gồm ba bộ phận: Dịch vụ hành chính công; Dịch vụ sự nghiệp công; Dịch vụ công ích
1.1.1.3 Khái niệm cung ứng dịch vụ công
Theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí
chi thường xuyên “Sản phẩm, dịch vụ công là sản phẩm, dịch vụ
thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, … Dịch vụ công đem đến các lợi ích đáp ứng nhu cầu thiết yếu, tối thiểu cho xã hội, nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng một xã hội phát triển bình đẳng, ổn định”
Trang 7nhà nước cung ứng không cần đến cơ quan hành chính để giao dịch trực tiếp mà vẫn thực hiện với điện thoại, máy tính có kết nối Internet
1.1.2.2 Đặc điểm của dịch vụ công trực tuyến Một là, dịch vụ công trực tuyến do nhà nước cung ứng được gắn liền với thẩm quyền và những hoạt động của cơ quan nhà nước
Hai là, dịch vụ công trực tuyến được tạo ra nhằm mục đích phục vụ những hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước
Ba là, dịch vụ công trực tuyến là những hoạt động không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận Điều này được thể hiện ở việc các đối tượng thụ hưởng cá nhân, tổ chức khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến được tiết kiệm thời gian, chi phí
Bốn là, dịch vụ công trực tuyến là những dịch vụ được tạo ra với mục đích chính là nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng và đáp ứng nhu cầu của tất cả người dân
1.1.2.3 Vai trò của dịch vụ công trực tuyến Đối với cơ quan nhà nước: Cán bộ công chức có thể giảm áp lực công việc bằng cách thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến Có thể giải quyết các loại thủ tục hành chính nhanh, chính xác và cũng có thể theo dõi để có đầy đủ các nội dung, thông tin liên quan đến quá trình thực hiện giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính cho đơn vị thụ hưởng cá nhân hoặc tổ chức
Đối với người dân và Doanh nghiệp: Dịch vụ công trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian, chi phí Tăng tính công khai, minh bạch của thủ tục hành chính
1.1.2.4 Cung ứng dịch vụ công trực tuyến Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại theo đó một bên (sau đây gọi tắt là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thoả thuận
1.2 Nội dung cung ứng dịch vụ công trực tuyến
Trang 8Việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tính toàn diện để đảm bảo rằng dịch vụ được cung cấp đáp ứng được nhu cầu đa dạng của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp Triển khai dịch vụ công trực tuyến không thể thực hiện một cách cục bộ mà cần sự phối hợp và thống nhất giữa các cấp và đơn vị trong hệ thống hành chính
1.2.1 Ban hành danh mục dịch vụ công thực hiện theo phương thức trực tuyến
Theo Phụ lục I của Đề án 06 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, danh mục các thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cổng dịch vụ công quốc gia và hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo trực tuyến của cấp bộ và cấp tỉnh phục vụ giải quyết thủ tục hành chính
Danh mục thực hiện chỉ ra các dịch vụ công cụ thể sẽ được cung cấp trực tuyến, xác định phạm vi và mục tiêu cụ thể của mỗi dịch vụ công Lộ trình và kế hoạch thực hiện giúp định hình các bước cụ thể, tiến độ và nguồn lực cần thiết cho việc triển khai dịch vụ
1.2.2 Xây dựng quy trình cung ứng dịch vụ công trực tuyến
Quy trình cung ứng dịch vụ công trực tuyến được quy định tại thông tư số 22/2019/TT-BTTTT, ngày 31/12/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ trực tuyến Bước 2: Chuyển hồ sơ xử lý trực tuyến Bước 3: Giải quyết hồ sơ trực tuyến Bước 4: Trả kết quả hồ sơ trực tuyến Bước 5: Lưu trữ hồ sơ, kết quả giải quyết hồ sơ trực tuyến
Trang 91.2.3 Tổ chức cung ứng dịch vụ công trực tuyến
1.2.3.1 Xây dựng hạ tầng và đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin Xây dựng một Trung tâm kỹ thuật an toàn mạng là một phần quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định, an toàn và bảo mật cho hệ thống cơ sở hạ tầng khi triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến Từ đó tăng cường sự tin cậy và hiệu suất của dịch vụ công trực tuyến Hiện nay website Cổng Dịch vụ công Quốc Gia là www.dichvucong.gov.vn để thực hiện các thủ tục hành chính “Một phần” hoặc “Toàn trình”
1.2.3.2 Giới thiệu, hướng dẫn cho cá nhân và tổ chức doanh nghiệp về dịch vụ công trực tuyến
Tại mỗi cơ quan hành chính nhà nước, các trụ sở các khu phố trên địa bàn Quận 3 thành phố Hồ Chí Minh, được trang bị máy vi tính có kết nối internet tốc độ cao, hoạt động vào các buổi cố định và được Ủy ban nhân dân phường phân công lực lượng Đoàn thanh niên, tình nguyện viên phụ trách để tuyên truyền và hỗ trợ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến
1.2.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả cung ứng dịch vụ công trực tuyến
Quá trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến đòi hỏi việc thường xuyên kiểm tra và xử lý các vấn đề phát sinh là cực kỳ quan trọng:
- Thứ nhất, thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ công trực tuyến
- Hai là Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện trực tiếp việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trên hệ thống nếu phát hiện thiếu sót phải chủ và chủ động liên hệ để bổ sung, đề xuất sửa đổi điều chỉnh
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung ứng dịch vụ công trực tuyến
1.3.1 Hạ tầng công nghệ thông tin
Hạ tầng công nghệ thông tin hiện nay tại Tp Hồ Chí Minh cơ bản hoàn thiện dùng để kết nối liên thông giữa các cơ quan đơn vị được đảm bảo, việc gửi nhận văn bản điện tử đã thay thế hình thức gửi nhận
Trang 10văn bản truyền thống Hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng cơ sở dữ liệu được gọi chung là hạ tầng kĩ thuật
Hạ tầng kỹ thuật: Thiết bị tính toán: Bao gồm máy chủ (server) và máy trạm
(workstation)
Thiết bị ngoại vi: Bao gồm các thiết bị như máy in, máy quét,
bàn phím, chuột, màn hình, và các thiết bị nhập liệu khác
Thiết bị kết nối mạng: Gồm các thiết bị như bộ định tuyến
(router), switch, modem, hub, cung cấp các phương tiện để kết nối các thiết bị trong mạng và kết nối mạng với Internet hoặc các mạng khác
Thiết bị phụ trợ: Bao gồm các thiết bị như ổ cứng, bộ nhớ, ổ
đĩa quang, bộ lưu trữ mạng (NAS), và các thiết bị khác được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và thông tin
Mạng nội bộ (LAN) và Mạng diện rộng (WAN)
Hệ thống ứng dụng và cơ sở dữ liệu:
Cơ sở dữ liệu được hệ thống lưu trữ bằng những thuật toán điện tử dưới dạng tệp, hình ảnh, video, chữ ký số… giúp cho việc truy xuất, cập nhật và quản lý dữ liệu trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn
Cơ sở dữ liệu được đánh giá cao, khi đảm bảo các tiêu chí như: đầy đủ thông tin, phân loại và sắp xếp khoa học, được sử dụng hiệu quả trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, an toàn và bảo mật
1.3.2 Môi trường pháp lý, chính sách về dịch vụ công trực tuyến
Môi trường pháp lý là một hệ thống văn bản từ trung ương đến địa phương nhằm quy định cụ thể những chương trình định hướng cũng như hướng dẫn cho các bộ ngành, địa phương thực hiện triển khai cung ứng dịch vụ công trực tuyến
1.3.3 Trình độ tin học của Cán bộ công chức
Trình độ công nghệ thông tin của lượng cán bộ công chức lớn tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thao tác và giải quyết các thủ
Trang 11tục hành chính trên phần mềm và ứng dụng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng dịch vụ công trực tuyến
Nhóm cán bộ lãnh đạo: Cần có kỹ năng tin học và nắm được cách thức theo dõi quá trình giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến
Nhóm cán bộ công chức viên thực thi: Yêu cầu có kỹ năng công nghệ thông tin, nắm rõ và sử dụng các phần mềm liên quan đến tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến
1.3.4 Các yếu tố kinh tế - xã hội
Việc phát triển kinh tế - xã hội cũng tác động đến quá trình cung ứng dịch vụ công trực tuyến, ngày nay việc sử dụng điện thoại thông minh hầu như cần thiết tối thiểu của người dân
1.3.5 Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tiếp cận dịch vụ công trực tuyến, nhờ vào sự bùng nổ của các ứng dụng AI, di động và các nền tảng kết nối internet mọi lúc mọi nơi và tạo thuận lợi nhằm tăng động lực thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ công trực tuyến
1.3.6 Thói quen của người dân, doanh nghiệp trong thực hiện các giao dịch trực tuyến
Việc người dân sử dụng các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao cũng sẽ góp phần dần cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ và khi dịch vụ công trực tuyến có chất lượng tốt cũng sẽ thu hút được các nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng thay thế cho các dịch vụ truyền thống trực tiếp
1.4 Cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam
1.4.1 Kinh nghiệm cung ứng dịch vụ công trên thế giới
Cung ứng dịch vụ công trực tuyến cũng như xây dựng Chính phủ điện tử triển khai và thành công Trên toàn cầu, các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Israel đang dẫn đầu trong việc nhanh chóng tận dụng những lợi thế của chính phủ số
Trang 12Ở Hàn Quốc, việc triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến đã tiết kiệm được tới 8 tỷ USD mỗi năm Đồng thời cũng là nước đi đầu trong xu thế “3 Không”
Tại Mỹ, có mạng lưới bưu chính viễn thông rộng trên khắp cả nước Mỹ, Bưu chính Mỹ (USPS) được chính phủ Mỹ sử dụng để
cung ứng các hoạt động dịch vụ công trực tuyến trên cả nước
1.4.2 Kinh nghiệm cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại một số địa phương tại Việt Nam
- Thành phố Đà Nẵng: Cụ thể là người dân sử dụng tài khoản
công dân điện tử, đăng nhập 1 lần; chỉ cung cấp thông tin trong 1 lần đầu các lần tiếp theo sẽ được kế thừa thông tin trước; đưa 100% thủ tục một phần lên toàn trình; triển khai chính sách 0 đồng trong sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên các lĩnh vực thủ tục trích lục
- Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng: Tp Hải Phòng đã
giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến tới 35 Sở, các Ban ngành, Quận, Huyện tuỳ vào tình hình thực tế việc giao chỉ tiêu căn cứ trên tình hình thực trạng của quy trình xử lý hồ sơ Tiếp theo, một hoạt động hay khác là thành phố Hải Phòng thường xuyên tổ chức thành lập đoàn kiểm tra giám sát việc cung ứng và hoạt động dịch vụ
Nâng cao nhận thức của các CQNN, CBCC Cần xây dựng phần mềm cổng thông tin điện tử hoàn chỉnh để làm đầu mối cung cấp tất cả các dịch vụ công của UBND Quận Người dân chỉ cần truy cập vào một trang web duy nhất khi họ cần sử dụng
Trang 13dịch vụ hành chính công trực tuyến, và có thể yêu cầu hỗ trợ tư vấn và các hoạt động liên quan khác trên cùng một nền tảng
Đẩy mạnh sự hoạt động của các cơ quan truyền thông như: báo, đài, các nền tảng mạng xã hội nhằm tuyên truyền các mô hình cung ứng dịch vụ công trực tuyến đến với người dân để biết, sử dụng Chú trọng đến xây dựng tài liệu hướng dẫn, video hướng dẫn người dân quy trình thực hiện
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tại chương này, thứ nhất, làm rõ các khái niệm cơ bản: luận văn đã giải thích và làm rõ các khái niệm cơ bản quan trọng như Dịch vụ hành chính công, dịch vụ công trực tuyến, chính phủ điện tử, cung ứng dịch vụ công trực tuyến Thứ hai, luận văn đã trình bày về các đặc điểm, vai trò, danh mục của dịch vụ công trực tuyến và tổ chức cung ứng dịch vụ công trực tuyến Thứ ba, Luận văn đã nghiên cứu và trình bày những kinh nghiệm mà các quốc gia khác trên thế giới và một số địa phương tại Việt Nam trong việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3, TP HỒ CHÍ MINH
Từ khi thành lập Quận 3 gồm 25 phường đánh số từ 1 – 25 Năm 1988 Quận 3 sau quá trình chia tách sáp nhập Quận 3 còn 14 phường (Phường 1-14)
Năm 2021 Quận 3 tiếp tục sát nhập tiếp tục sát nhập phường 6,7,8 thành Phường Võ Thị Sáu Hiện nay chỉ còn 12 phường (Phường 1, 2, 3, 4, 5, 9, 10, 11, 12 và Phường Võ Thị Sáu)
Trụ sở của Ủy ban nhân dân Quận 3 toạ lạc tại số 99 Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh Tổng số cán bộ, công chức, viên chức 4.015 Trên địa bàn Quận 3 có gần 318 cơ quan, đơn vị của Trung ương và Thành phố