1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm công pháp quốc tế phân tích vai trò của nguồn bổ trợ trong quá trình hình thành viện dẫn và áp dụng nguồn cơ bản

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích vai trò của nguồn bổ trợ trong quá trình hình thành, viện dẫn và áp dụng nguồn cơ bản
Tác giả Lớp, Nhóm
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Công pháp quốc tế
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

Từ các nguyên nhân trên, nguồn bổ trợ của luật quốc tế được hìnhthành, phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nguồn cơ bản.Để tìm hiểu vấn đề này, nhóm em sẽ đi sâu vào

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Hà Nội, 2023Đề số 01

Phân tích vai trò của nguồn bổ trợ trong quá trìnhhình thành, viện dẫn và áp dụng nguồn cơ bản

Ll LỚP :: N NHÓM :; 01

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

I.Một số vấn đề chung 3

1.1 Nguồn của Luật quốc tế 3

1.2 Các loại nguồn của Luật quốc tế 4

II Vai trò của nguồn bổ trợ trong quá trình hình thành, viện dẫn và ápdụng nguồn cơ bản 5

2.1 Nguồn bổ trợ góp phần hình thành nguồn cơ bản của luật quốc tế 5

2.2 Nguồn bổ trợ có vai trò trong việc giải thích, làm sáng tỏ nội dungnguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế được ghi nhận trong nguồn cơ bản 7

2.3 Nguồn bổ trợ là cơ sở để biểu hiện sự tồn tại của các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế trong nguồn cơ bản 8

2.4 Nguồn bổ trợ sẽ được áp dụng khi không có các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh 10

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

2

Trang 3

MỞ ĐẦU

Thực tiễn cho thấy, khi tranh chấp trong các lĩnh vực luật quốc tế xảyra, nguồn cơ bản của luật quốc tế được các cơ quan tài phán áp dụng làm căncứ để xác định nghĩa vụ của các chủ thể Tuy nhiên, trong các tranh chấp quốctế không phải vụ tranh chấp nào cũng đều có thể áp dụng dễ dàng điều ướcquốc tế hay tập quán quốc tế Trong trường hợp không có cả hai nguồn trênhoặc có các quy phạm pháp luật quốc tế nhưng chưa rõ ràng, cụ thể thì các cơquan tài phán dựa vào đâu để giải quyết tranh chấp Từ đó đặt ra vấn đề, ngoàinguồn cơ bản ra còn có nguồn khác để hỗ trợ cho các cơ quan tài phán dễdàng căn cứ vào đó để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế vớinhau Từ các nguyên nhân trên, nguồn bổ trợ của luật quốc tế được hìnhthành, phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nguồn cơ bản.Để tìm hiểu vấn đề này, nhóm em sẽ đi sâu vào nghiên cứu vấn đề:"Phân tíchvai trò của nguồn bổ trợ trong quá trình hình thành, viện dẫn và áp dụngnguồn cơ bản"

Về lý luận, nguồn của luật quốc tế là phạm trù pháp lý gắn với quátrình hình thành các quy định của luật này Do đó, cần có sự phân biệt giữa

3

Trang 4

nguồn của luật quốc tế với những phương tiện hỗ trợ việc xác định quy phạmluật quốc tế, cũng được đề cập tại khoản 1 Điều 38 Quy chế toà án quốc tếLiên hợp quốc và một số hình thức khác hình thành trong thực tiễn phát triểncủa luật quốc tế như nghị quyết không bắt buộc của tổ chức quốc tế, hành vipháp lý đơn phương của quốc gia.

Quan điểm chung và phổ biến hiện nay đều cho rằng Khoản 1 Điều38 Quy chế Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc là cơ sở pháp lý để xácđịnh các loại nguồn của luật quốc tế Theo đó có thể xác định nguồn của luậtquốc tế có hai loại: nguồn cơ bản và nguồn bổ trợ

1.2 Các loại nguồn của Luật quốc tế

1.2.1 Nguồn cơ bản

Nguồn cơ bản của luật quốc tế là loại nguồn chứa đựng các nguyêntắc, các quy phạm pháp luật quốc tế, được áp dụng trực tiếp để điều chỉnhquan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế Nguồn cơ bản của luật quốc tếgồm: điều ước quốc tế và tập quán quốc tế

1.2.2 Nguồn bổ trợ

Nguồn bổ trợ của luật quốc tế là loại nguồn không trực tiếp chứađựng quy phạm pháp luật quốc tế Nguồn bổ trợ bao gồm:

Một là, các nguyên tắc pháp luật chung Các nguyên tắc chung của

pháp luật là các nguyên tắc pháp luật tồn tại trong hầu hết các hệ thống phápluật trên thế giới, được hầu hết các quốc gia thừa nhận Những nguyên tắc nàythường mang tính chất tố tụng như nguyên tắc luật riêng thay thế luật chung,luật sau thay thế luật trước,… Các nguyên tắc pháp luật chung thường đượccác cơ quan tài phán áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp để bù đắpnhững “khoảng trống” của luật quốc tế khi không có các quy phạm điều ướchoặc tập quán tương ứng

4

Trang 5

Hai là, phán quyết của Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc Thực

tiễn hoạt động của Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc cho thấy, các kếtquả xét xử thể hiện tại các bản án, ngoài chức năng giải quyết tranh chấp màtòa có thẩm quyền còn có ý nghĩa tư vấn quan trọng trong lĩnh vực thực thipháp luật quốc tế

Ba là, nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ Các văn kiện

của tổ chức quốc tế liên chính phủ có giá trị hiệu lực không đồng nhất, gồmcác nghị quyết có hiệu lực bắt buộc và nghị quyết không bắt buộc đối với cácthành viên Những nghị quyết có giá trị bắt buộc là nguồn luật được viện dẫnđến để giải quyết các quan hệ phát sinh giữa các quốc gia thành viên của tổchức đó

Bốn là, hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia Hành vi pháp lí

đơn phương là sự độc lập thể hiện ý chỉ của một chủ thể luật quốc tế Đó làcác hành vi pháp luật có tính chất quốc tế về cả hai phương diện hình thức vànội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, có mục đích tạo racác kết quả nhất định trong các quan hệ quốc tế Hành vi pháp lí đơn phươngcó một số dạng: công nhận, cam kết, phản đối

Năm là, các học thuyết về luật quốc tế Học thuyết về luật quốc tế là

những tư tưởng, quan điểm của các học giả nổi tiếng về các vấn đề pháp lýquốc tế, hình thành thông qua nhiều hoạt động khác nhau, như phân tích cácquy phạm quốc tế, trình bày hay đưa ra các quan điểm, luận cứ về những vấnđề của khoa học pháp lý quốc tế… Trong nhiều trường hợp, các học thuyếtnày đã đưa ra những lí giải về điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đề làmsáng tỏ nội dung của những quy phạm này, giúp cho việc áp dụng một cáchđúng đắn những quy phạm pháp luật quốc tế vào những trường hợp cụ thể

II Vai trò của nguồn bổ trợ trong quá trình hình thành, viện dẫn

và áp dụng nguồn cơ bản

5

Trang 6

2.1 Nguồn bổ trợ góp phần hình thành nguồn cơ bản của luật quốctế.

Nguồn bổ trợ có vai trò là cơ sở để hình thành quy phạm pháp luậtquốc tế thông qua quá trình pháp điển hóa Một ví dụ điển hình chứng minhcho vai trò này là vụ Ngư trường Nauy Trong vụ Ngư trường Anh – Na Uy1951, một loạt các vấn đề được giải quyết trong phán quyết của tòa án đãđược công nhận và sau đó được ghi nhận trong Công ước của Liên hợp quốcvề Luật biển năm 1982 về đường cơ sở thẳng, vùng nước lịch sử 1

Cụ thể, Anh và Nauy tranh chấp về quyền đánh cá trong khu vực biểnngoài khơi Nauy, Nauy cho rằng họ có quyền bảo tồn nghề cá cho ngư dâncủa họ trong khu vực này Anh lại cho rằng khu vực này là biển cả và ngư dâncủa mọi quốc gia đều có quyền đánh cá Sau khi Nauy quyết định hoạch địnhkhu vực biển cả đó bằng nghị định, Anh đơn phương thỉnh kiện Tòa án quốctế xem xét đường hoạch định khu vực đánh cá của Nauy Phán quyết ngày

18/12/1951 của Tòa án Công lý quốc tế đã tuyên bố: “Người ta không thể

khăng khăng biểu thị đường ngấn nước thủy triều thấp nhất như một nguyêntắc bắt buộc chạy theo bờ biển tại tất cả các chỗ uốn gập của nó Người tacũng thể biểu thị như các ngoại lệ của quy tắc này, các vi phạm nhiều đến nỗichúng gợi lên các mấp mô của một bờ biển gồ ghề; quy tắc sẽ mất đi trướccác ngoại lệ Toàn bộ một đường bờ biển như vậy đòi hỏi áp dụng mộtphương pháp khác: đó là đường cơ sở cách đường hình thể của bờ biển mộtkhoảng hợp lý” Tòa công nhận việc phân định của Na Uy dựa trên kỹ thuật

đường cơ sở thẳng: “không trái với luật pháp quốc tế” Từ phán quyết này củaTòa, rất nhiều quốc gia có đường bờ biển khúc khuỷu như của Nauy đã ápdụng phương pháp đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải Các tiêuchuẩn của đường cơ sở thẳng Nauy qua phán quyết của Tòa, đã trở thành cáctiêu chuẩn chung được luật pháp quốc tế thừa nhận và được điển chế hóa

1 Fisheries Jurisdiction Case (United Kingdom v Iceland) (Merits) ICJ Reports 1955.

6

Trang 7

trong các Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển – Công ước Giơ-ne-vơnăm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải và Công ước Liên Hợp Quốcvề Luật biển năm 1982 Ngày nay, đường cơ sở thẳng đã trở thành một quyphạm mang tính điều ước và tập quán.

Như vậy, trên cơ sở khẳng định sự đúng đắn và hợp lý, các phán quyếtcủa cơ quan tài phán quốc tế với vai trò là nguồn bổ trợ đã góp phần xây dựngcác quy phạm mới của luật quốc tế, kể cả việc hình thành các quy phạm luậtquốc tế dưới dạng các tập quán Ví dụ, quy phạm tập quán của luật môitrường quốc tế “không một quốc gia nào có quyền sử dụng hoặc cho phép sửdụng lãnh thổ của mình dân đến việc gây thiệt hại bởi việc gây ô nhiễm dokhói bay sang hoặc trên lãnh thổ của một quốc gia khác” được nêu ra trong vụTrail Smelter (Mỹ và Canada) của Tòa án Trọng tài Nguyên tắc đó sau này đãtrở thành cơ sở pháp lý cho những điều ước quốc tế về môi trường

2.2 Nguồn bổ trợ có vai trò trong việc giải thích, làm sáng tỏ nộidung nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế được ghi nhận trong nguồncơ bản.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy một vài lĩnh vực luật quốc tếcòn có các quy phạm chung chung, chưa rõ ràng, chưa thể áp dụng để giảiquyết một trường hợp cụ thể Khi đó, thông qua các phán quyết của các cơquan tài phán với vai trò là nguồn bổ trợ sẽ giải thích ý nghĩa, góp phần làmsáng tỏ nội dung của các quy phạm đó Cụ thể có thể kể đến lĩnh vực biểnđảo Ví dụ: trong việc phân định biển, thế nào là hoàn cảnh đặc thù ảnh hưởngđến kết quả phân định công bằng? Giá trị hiệu lực của các hoàn cảnh đặc thùtrong xác định chủ quyền đối với đảo, đá, quần đảo, vùng đảo được tính nhưthế nào? Giá trị của từng yếu tố trong chiếm hữu thực sự được giải thích rasao? Những vấn đề này được thực tiễn giải quyết tranh chấp của các cơquan tài phán quốc tế giải thích theo nhiều khía cạnh khác nhau với nhữngtrường hợp cụ thể Quốc gia là các bên tranh chấp có thể nghiên cứu và vận

7

Trang 8

dụng nhằm chứng minh, bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia hoặc bác bỏ lậpluận của đối phương

Một ví dụ điển hình cho vai trò là việc quy chế, cấu trúc địa chất củađảo đã được giải thích qua phán quyết của Tòa án trong vụ kiện Philippines –Trung Quốc mà Điều 121 Công ước Luật Biển 1982 có quy định nhưngkhông rõ ràng Đây là lần đầu tiên một cơ quan tài phán quốc tế giải thíchĐiều 121 Công ước Luật biển 1982 về quy chế pháp lý của đảo, đặc biệt là

Khoản 3 của Điều này Điều 121 quy định “Các đảo đá không có khả năng

cho con người cư trú hoặc khả năng có đời sống kinh tế riêng thì không cóvùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.” Đây là một trong số các điều khoản

mù mờ nhất của Công ước và các cơ quan tài phán quốc tế trong quá khứ luônné tránh giải thích Tòa trọng tài trong vụ kiện Philippines và Trung Quốckhông thể né tránh việc giải thích khi Philippines có đệ trình trực tiếp yêu cầuTòa phải giải thích Phán quyết có giá trị như một nguồn bổ trợ của luật quốctế, điều này tác động đến nhận thức và hành xử của các bên có quyền lợi trựctiếp liên quan đến Biển Đông Nếu có một vụ việc khác trong tương lai ở BiểnĐông và có những tình tiết tương tự như trong vụ việc Philippines kiện TrungQuốc thì rất có khả năng hội đồng xét xử sẽ tham khảo, viện dẫn, trích dẫn từPhán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016

Các bản án hay phán quyết của Tòa án quốc tế giúp giải thích, làmsáng tỏ những câu hỏi pháp lý đặc thù, vì vậy có một sức thuyết phục rất lớnđối với những vấn đề có tính chất tương tự Bên cạnh đó, những quốc gia thứba khác hoàn toàn có thể căn cứ các kết luận đúng, hợp lý, chính xác và đượcnhiều nước chấp nhận để điều chỉnh hành vi và lập trường của mình nhằmtăng sức thuyết phục, tính chính nghĩa và nhận được sự ủng hộ từ cộng đồngquốc tế

2.3 Nguồn bổ trợ là cơ sở để biểu hiện sự tồn tại của các nguyêntắc, quy phạm pháp luật quốc tế trong nguồn cơ bản

8

Trang 9

Thực tiễn đã cho thấy có rất nhiều vụ việc khẳng định cho việc nguồnbổ trợ góp phần chứng minh sự tồn tại của các nguyên tắc, quy phạm phápluật quốc tế trong nguồn cơ bản Tiêu biểu như vụ việc tranh chấp giữaCanada và Mỹ (1939 – 1941) Năm 1939, Mỹ kiện Canada ra Trọng tài vìkhói thải độc hại phát thải từ lò luyện kim tại bang Trail của Canada gây hạitới tiểu bang Washington của Mỹ Trong đơn kiện Mỹ yêu cầu xác định vềviệc gây ô nhiễm môi trường của lò luyện kim trên và yêu cầu những biệnpháp ngăn ngừa những tai hại có thể xảy ra trong tương lai cũng như hình

thức bồi thường thiệt hại Phán quyết của Trọng tài nêu rõ: Không quốc gia

nào có quyền sử dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của mình để phát tánkhói gây thiệt hại nghiêm trọng đến lãnh thổ, tài sản và người dân của quốcgia khác, những thiệt hại phải thể hiện ở những chứng cứ xác thực và thuyếtphục2 Một tập quán quốc tế mới đã được hình thành từ phán quyết trọng tài

đối với tranh chấp Trail Smelter năm 1941: “Không quốc gia nào có quyền sử

dụng hoặc cho phép sử dụng lãnh thổ của mình để phát tán khói gây thiệt hạinghiêm trọng đến lãnh thổ, tài sản và người dân của quốc gia khác”, và

nguyên tắc này được mở rộng bằng tuyên bố Stockholm: “Các quốc gia có

trách nhiệm bảo đảm những hoạt động chủ quyền quốc gia không gây thiệthại đến môi trường của các quốc gia khác hoặc các khu vực vượt quá giớihạn chủ quyền quốc gia” Trong vụ việc trên, tuyến bố Stockholm đóng vai

trò như một hành vi pháp lý đơn phương của một quốc gia đề cập đến mộtvấn đề tập quán quốc tế đã tồn tại trước đó theo hướng khẳng định tính đúngđắn và mở rộng về mặt quy định ràng buộc các quốc gia phải chấp hành

Thực tiễn cũng cho thấy có nhiều quy phạm điều ước và quy phạm tậpquán do Tòa án Công lý quốc lý viện dẫn, chỉ rõ trong phán quyết của mìnhvà được coi là cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp ở các vụ việc sau Trongthực tiễn hoạt động của mình, Tòa án không chỉ xác nhận sự tồn tại thực tếcủa tập quán quốc tế mà còn đưa ra nhiều định nghĩa và nguyên tắc mới, trở

2 Môi trường và lu tậ quốốc tếố vếề mối trường, Nhà xuấốt b n chính tr quốốc gia 1996ảị

9

Trang 10

thành cơ sở của luật tập quán và luật điều ước Tòa án Công lý quốc tế thườngdẫn chiếu tới các nguyên tắc đã được công nhận chung, ví dụ như nguyên tắcbình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia hay các nguyên tắc của chính hệ thốngpháp luật quốc tế mà nguồn gốc của chúng là từ điều ước hoặc luật tập quánquốc tế Có thể nói sự tồn tại và ảnh hưởng của các nguyên tắc chung của luậtlà một cách để chứng minh cho sự tồn tại của các nguyên tắc, quy phạm phápluật quốc tế trong nguồn cơ bản Theo đó, nguồn bổ trợ đã chứng minh sự tồntại của nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế trong nguồn cơ bản.

2.4 Nguồn bổ trợ sẽ được áp dụng khi không có các nguyên tắc,quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh

Trong bối cảnh hiện nay, các quan hệ, tranh chấp giữa các chủ thểquốc tế ngày càng phát triển theo xu hướng phức tạp hóa Những tranh chấpnày cần được giải quyết một cách nhanh chóng và tối ưu nhất để góp phầnhạn chế thiệt hại có thể xảy ra Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khi cáctranh chấp đã xảy ra đang cần giải quyết bằng con đường tài phán nhưng chưacó một điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế nào điều chỉnh thì lúc này, cácnguồn bổ trợ sẽ được các bên cũng như cơ quan tài phán tham khảo và ápdụng Cụ thể, các nguyên tắc pháp luật chung tồn tại phần lớn trong pháp luậtcác quốc gia có chứa đựng quy phạm được áp dụng để điều chỉnh vụ việc khikhông có điều ước, tập quán quốc tế Điều này cũng dễ hiểu, chẳng hạn nhưmột điều ước quốc tế dù là song phương hay đa phương thì để các chủ thể củaluật quốc tế cùng nhau đi đến việc kí kết là một khoảng thời gian rất dài, trảiqua rất nhiều thủ tục, đôi khi là đi đến bế tắc Mặt khác, một nguyên tắc phápluật chung hay một nghị quyết của một tổ chức liên chính phủ vốn đã đượccác quốc gia thành viên thừa nhận sẽ dễ được các chủ thể luật quốc tế đồng ýhơn nhiều so với việc một quan hệ phát sinh mới hoàn toàn

KẾT LUẬN

10

Ngày đăng: 10/09/2024, 22:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN