Khái niệm, quan hệ kết hôn, quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngồi 3 7.1.1 Khái niệm hơn nhân và gia đình có yếu tỔ Hước Hgoài...-cc.
Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế 21 1 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật Việt Nam
Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật
Ngoài ra, ở Việt Nam vấn đề thừa kế theo pháp luật còn được quy định trong Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật doanh nghiệp, Luật nhà ở
24 và trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan Cụ thể, Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định như sau:
“1, Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mả người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết
2 Việc thực hiện quyên thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”
Quy định này của Bộ luật dân sự 2015 cơ bản vẫn giữ lại những nội dung trước đây của Điều 767 Bộ luật dân sự 2015
Theo quy định của Điều 767 Bộ luật dân sự 2005:
“1, Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người dé lai di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết
2 Quyên thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó
3 Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó
4 DI sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà nguoi dé lai di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.”
Nghiên cứu các quy định của Điều 767 Bộ luật dân sự 2005 cho thấy đây là các quy định đã được thảo luận trong thời kì chuẩn bị các Dự thảo Bộ luật dân sự 1995 và được đưa ra khỏi Dự thảo 14 trước khi lấy ý kiến nhân dân với lí do “đây là một vấn đề phức tạp, chúng ta lại chưa có kinh nghiệm trong thực tế, do đó việc quy định phải thận trọng, trước mắt chỉ quy định các vấn để đã rõ nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc trong thực tế phát triển kinh tế, giao lưu quốc tế hiện nay.”
Nội dung của Điều 680 Bộ luật dân sự 2015 cơ bản là khá rõ ràng, phù hợp với thông tư lệ pháp quốc tế và thực tiễn Việt Nam
Theo quy định tại Khoản | Điều 4 Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật dân sự là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự Theo quy định tại khoản l Điều
663 Bộ luật đân sự 2015, phần thứ năm Bộ luật dân sự quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Trường hợp luật khác có quy định về pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không trái với quy định từ Điều 664 đến Điều 671 của Bộ luật dân sự 2015, thì
25 luật đó được áp dụng, nếu trái thì quy định có liên quan của phần thứ năm của Bộ luật này được áp dụng
Như vậy, đối với quan hệ thừa kế theo pháp luật có yêu tố nước ngoài, việc áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật phải tuân theo quy định tại Điều 680 Bộ luật đân sự 2015 Theo đó quan hệ thừa kế theo pháp luật, gồm nhiều nội dung như xác định hàng thừa kế, diện thừa kế, phân chia tài sản thừa kế đều phải tuân theo pháp luật của nước nơi người để lại tài sản thừa kế là công dân ngay trước khi chết Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản tại Việt Nam được xác định theo khoản 2 Điều 680 Bộ luật dân sự 2015 phủ hợp với quy định pháp luật Điều này có nghĩa là người hướng di sản thừa kế hay người có quyền thừa kế thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản như thế nảo hoàn toàn do pháp luật của nước nơi có bất động sản quy định, nếu bất động sản ở Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam
Trong trường hợp người dé lai di sản thừa kế không có quốc tịch hoặc có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế theo pháp luật phải tuân theo quy định tại Điều 672 Bộ luật đân sự 2015
Trong trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người không quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tô nước ngoài
Trong trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Trong trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp đụng là pháp luật Việt Nam
Liên quan đến các quy định trên của Bộ luật dân sự 2015, Phần thứ tám Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong trường hợp áp dụng pháp luật đối với người không quốc tịch, người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch thì đương sự có nghĩa vụ chứng minh trước cơ quan có thâm quyên của Việt Nam về môi
26 quan hệ gắn bó nhất của mình về quyền và nghĩa vụ công dân với hệ thống pháp luật của nước được yêu cầu áp đụng Nếu đương sự không chứng minh được về mối quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân của mình đối với hệ thông pháp luật được yêu cầu thì pháp luật Việt Nam được áp dụng
Vấn đề thừa kế cũng được đề cập đến trong các luật khác của Việt
Nam Ví dụ, Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sử đổi, bổ sung 2009 và 2019 quy định: “Tô chức, cá nhân được thừa kế quyên tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế ” Ở Luật đất đai 2013 có nhiều quy định liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất đai có yếu tố nước ngoài: “Người sử đụng đất được thực hiện các quyên thừa kế quyền sử đụng đất theo quy định của Luật này.”
Khoản I Điều 53 Luật doanh nghiệp 2020 có dé cập đến vấn đề thừa kế:
“Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty.”
Mac du cac quy định trên của luật quốc nội của Việt Nam không phải là các quy phạm của tư pháp quốc tế, nhưng khi các quan hệ thừa kế có yếu tổ nước ngoài phát sinh và luật áp dụng lại là luật Việt Nam thì các quy định tương ứng trong các lĩnh vực liên quan kê trên sẽ được áp dụng.
Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo di chúc
hình thức của di chúc luôn được quan tâm chú ý giải quyết
Khoản | Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người đề lại đi sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết" Đây là một quy phạm xung đột, quy phạm này điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc Đối với việc thừa kế theo đi chúc thì như vậy các vấn đề về nội dung của di chúc, thời điểm mở thừa ké, di sản thừa kế, đều được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết
Ví dụ: Một người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, người đó có nhiều loại tài sản ở Việt Nam, gôm cả động sản và bât động sản, người này có vợ và
27 một con là người nước ngoài hiện đang sống tại nước ngoài Người này trước khi chết đã lập di chúc và dé lai di sản cho vợ và con của mình Theo đó, tất cả các vấn đề về thời điểm mở thừa kế, người hưởng đi sản, đều được áp dụng theo pháp luật của nước người để lại đi sản thừa kế là công dân Tức là trường hợp này cơ quan có thâm quyền của Việt Nam sẽ áp dụng luật nội dung của nước ngoài, nhưng các quy định liên quan đến thủ tục sẽ tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam
Khoản 2 Điều 680 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bắt động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản” Bắt động sản là một loại tài sản đặc biệt, do đặc tính gan lién voi dat dai, ma dat đai là một phần lãnh thổ của quốc gia, không thê sinh sôi, vì vậy việc thực hiện quyền thừa kế đối với loại tài sản này sẽ có những điểm khác biệt Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được hiểu là người hưởng di sản thừa kế hay người còn sống có được sở hữu bất động sản hay không hoàn toàn đo pháp luật của nước nơi có bất động sản quy định
Ví dụ: Việt Nam thừa nhận quyền hưởng di sản theo đi chúc của người được hưởng di sản nhưng nếu họ không thuộc diện mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì họ không thể đứng tên là chủ sở hữu của ngôi nhà đó, họ chỉ được hưởng giá trị của ngôi nhà đó mà thôi Đối với Việt Nam, Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1 Nang lue lap đi chúc, thay đổi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc
2 Hinh thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước noi di chúc được lập Hình thức của di chúc cũng được công nhận tại Việt Nam nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước sau đây: a) Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; b) Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm người lập di chúc chết; ©) Nước nơi có bât động sản nêu di sản thừa kê là bât động sản.”
Nghiên cứu Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 cho thấy nội dung Điều luật này đã kế thừa về cơ bản và phát triển tiếp tục các quy định của Điều 768 Bộ luật dân sự 2005 quy định về thừa kế theo đi chúc, theo đó “l Năng lực lập di chúc, thay đổi và huỷ bỏ đi chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lap di chúc là công dân 2 Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc” Nội dung của Điều 681 Bộ luật dân sự 2015 cơ bản là khá rõ ràng, phủ hợp với thông lệ tư pháp quốc tế và có cân nhắc đến thực tiễn Việt Nam
Bên cạnh các quy định nêu trên của Điều 6§I Bộ luật dân sự 2015, cũng cần chú ý đến các quy định khác liên quan đến vấn đề này mà trước tiên là các quy định của Bộ luật dân sự 2015 liên quan đến phần thừa kề theo pháp luật nêu trên Theo đó, thứ nhất, đó là quy định tại khoản 1 Điều 681 Bộ luật dân sự
2015 về năng lực lập di chúc, thay đôi hoặc huỷ bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tai thời điểm lập, thay đối hoặc hủy bỏ di chúc Thứ hai, đó là quy định tại câu đầu khoản 2 Điều 681 Bộ luật đân sự 2015 về hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi đi chúc được lập Tuy vậy, việc áp dụng pháp luật nước ngoài để công nhận tính hợp thức của di chúc cũng cần chú ý đến các quy định của Phần thứ năm Bộ luật dân sự 2015 về áp dụng/ không áp dụng pháp luật nước ngoài Thứ ba, đối với những trường hợp phát triển quy tắc Lex loci actus nêu trên, việc áp z z
XA 6 Xan Se dung quy tac “noi cu tra’, quy ta quốc tịch” và quy tắc “nơi có bất động sản” để z xn 6 công nhận tính hợp thức của di chúc tại Việt Nam cũng cần cân nhắc đến thực tiễn các nước thực thí Công ước La Haye 1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức của di chúc
Việc thừa kế theo di chúc cũng được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau Ví dụ, Luật đất đai 2013 như đã nêu trên có nhiều quy định liên quan đến thừa kế quyền sử đụng đất có yếu tố nước ngoài Điểm đ khoản | Diéu 169 Luật này quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở ” Điểm b khoản 2 Điều 186 Luật nảy quy định tiếp: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở găn liên với quyên sử dụng đât ở tại Việt Nam có các quyên đề
29 thừa kế nhà ở cho tô chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam dé 6 ”
Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo các điều óc quốc tễ
Đáng chú ý nhất trong số các điều ước quốc tế đó là hệ thống các công ước quốc tế được soạn thảo và thông qua trong khuôn khô Hội nghị La Haye về tư pháp quốc tế Trong số các công ước quốc tế đó phải kê đến: Công ước La Haye 1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức của di chúc (Convention of 5 October 1961 on the Conflicts of Laws Relating to the Form of Testamentary Dispositions); Céng ước La Haye 1973 về quản lí quốc tế bất động sản của người đã chết (Convention of 02 October 1973 Concerning the International Admimistration of the Estates of Deceased Persons); Công ước La Haye 1989 về pháp luật áp dụng cho vấn đề thừa kế bất động sản của người đã chét (Convention of 01 August 1989 on the Law Applicable to Succession to the Estates of Deceased Persons)
Các điều ước quốc tế có tính khu vực cũng được bàn đến nhiều Tiêu biểu nhất trong số đó phải kế đến Bộ luật Bustamante về tư pháp quốc tế (The Bustamante Code) được các nước Mỹ - La tính thông qua năm 1928 tại Hội nghị lần thứ 6 toàn châu Mỹ được tiến hành tại thủ đô của Cu Ba với tính cách là phụ lục của Hiệp ước Havana 1928
Số lượng các điều ước quốc tế song phương liên quan trực tiếp đến lĩnh vực thừa kế cũng khá lớn, tập trung chủ yếu vào các HĐTTTP về các vấn để dân sự và các hiệp định lãnh sự có quy định liên quan
Công ước La Haye năm 1961 về xung đột pháp luật liên quan đến hình thức của di chúc (Công ước La Haye 1961) được thông qua tại La Haye ngày
05/10/1961 Công ước La Haye 1961 trên thực tế đã tổng hợp và ghi nhận tất cả các quy tắc giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến hình thức đi chúc mà các nước đã và đang sử dụng trong thực tiễn tư pháp quốc tế Theo đó, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thê, các nước có thể áp đụng pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch vào thời điểm lập di chúc (Lex patriae/Lex nationalis), hoặc có thê áp đụng pháp luật của nước mà người lập di chúc có nơi cư tru chinh (Lex domicilii) Tuy vay, Cong ước La Haye 1961 cũng cho phép
30 áp dụng pháp luật của nước nơi có đi sản là bất động sản của người lập đi chúc (Lex rei sitae), hoặc áp dụng pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất với người lập đi chúc (Proper Law) Điều đáng chú ý ở đây là cá nhân có quyền lựa chọn hệ thống pháp luật mà được suy luận là thích hợp nhất trường hợp cụ thé dé lập di chúc
Công ước Washington 1973 về pháp luật thống nhất đối với hình thức di chúc quốc tế (Công ước Washington 1973) được thông qua ngày 26/10/1973
Công ước Washington 1973 là sản phâm của hoạt động nhất thê hoá pháp luật theo hướng tạo lập các quy phạm thực chất thống nhất trong lĩnh vực hình thức di chúc quốc tế, đưa ra một khuôn mẫu chung về hình thức của di chúc quốc tế
Céng uéc Washington 1973 đưa ra hai nhóm các yêu cầu đối với các nước thành viên Công ước: thứ nhất, nước thành viên Công ước phải nội luật hoá các quy tắc về lập đi chúc quốc tế được ghi nhận cụ thê trong Công ước này và trong Phụ lục I đính kèm Công ước với những thay đổi cần thiết phù hợp với thực tiễn quốc gia Thứ hai, nước thành viên Công ước phải thiết lập định chế những người có thâm quyền trong lĩnh vực này Theo Công ước Washington 1973, di chúc phải do chính tay người lập di chúc lập ra và phải có chữ kí của chính người lập đi chúc Người lập di chúc quốc tế phải tuyên bố về việc lập di chúc đó trước ít nhất là hai người làm chứng và người có thâm quyền trong lĩnh vue nay
Công ước La Haye 1973 về quản lí quốc tế bất động sản của người đã chết (Công ước La Haye 1973) được thông qua ngày 02/10/1973 Công ước La Haye 1973 quy định về việc chứng thực quốc tế trong việc xác lập những người được quản lí quốc tế bất động sản của người đã chết Giấy chứng thực này phải do cơ quan nhà nước có thâm quyền (thường là cơ quan tư pháp hoặc cơ quan hành chính) của nước nơi người chết thường trú trước khi chết lập theo quy định của pháp luật nước này Đề áp dụng pháp luật như vậy, cơ quan có thâm quyền của nước mà người đã chết có quốc tịch vào thời điểm chết và cơ quan có thâm quyền của nước nơi người chết thường trú trước khi chết phải có thoả thuận chung về vấn đề này Lex patriae/Lex nationalis cũng được áp dụng khi người này cư trú ở nước lập giấy chứng thực chưa đến 05 năm ngay trước ngày từ trần Giấy chứng thực này cho phép người nắm giữ nó có quyền tuyên bố áp
31 dụng các biện pháp cần thiết đề bảo vệ bất động sản của người đã chết kế từ ngày giấy chứng thực này có hiệu lực
Công ước La Haye 1989 về pháp luật áp dụng cho vấn đề thừa kế bất động sản của người đã chết (Công ước La Haye 1989) được thông qua ngày 01/8/1989 Công ước La Haye 1989 cho phép khả năng lựa chọn pháp luật có quan hệ gắn bó nhất đề điều chỉnh vấn đề thừa kế bất động sản Hình thức của tuyên bố thừa kế cũng như nội dung của tuyên bố đó được xác định theo pháp luật của nước nơi lập tuyên bố đó Công ước La Haye 1989 cho phép các bên liên quan lập thoả thuận về việc thừa kế, về thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế, về cách thức thay đổi và chấm dứt quan hệ thừa kế đối với di sản là bất động sản Công ước La Haye 1989 khẳng định mối quan hệ qua lại rõ ràng giữa pháp luật của nước mà người để lại đi sản muốn di sản của mình được tuân theo và phạm vi di sản thừa kế Công ước La Haye 1989 cũng có các quy định để phòng ngừa những hậu quả có thể phát sinh từ các động cơ kinh tế, xã hội, chính trị liên quan đến việc thừa kế đó
7.5.2.2 Điễu ước quốc tế song phương Vấn đề thừa kế luôn được quan tâm giải quyết trong nhiều hiệp định, đặc biệt là trong các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp và hiệp định lãnh sự mà Việt Nam là thành viên Đến nay, Việt Nam chưa tham g1a các điều ước quốc tế nhiều bên và điều ước quốc tế khu vực nêu trên về vẫn đề này
Các hiệp định lãnh sự thường quy định việc thông báo cho nước kí kết liên quan về trường hợp công dân của nước liên quan nước kí kết sở tại và cách thức xử lí lãnh sự, quy tắc bảo quản đối với tài sản của người đã chết phù hợp với các quy định của Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự và thực tiễn của các nước kết ước
Các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp thường dành riêng một chương hoặc một mục hoặc một số điều cụ thể để quy định những vấn đề xung đột pháp luật và xung đột quyền tài phán dân sự trong lĩnh vực thừa kế của công dân các nước kí kết hiệp định
Nguyên tắc bình đăng trong lĩnh vực thừa kế thường được khăng định trong các quy định đầu tiên của các chương, mục, nhóm điều khoản cụ thể về vấn đề thừa kế trong các HĐTTTP nảy (Điều 34 Hiệp định với Tiệp Khắc (Séc
32 và Xlovakia kế thừa), Điều 33 Hiệp định với Cu ba, Điều 42 Hiệp định với
Hungary, Điều 32 Hiệp định với Bungary, Điều 40 Hiệp định với Ba Lan, Điều 35 Hiệp định với Lào, Điều 38 Hiệp định với Cộng hoà Liên bang Nga, Điều 4l Hiệp định với Belarut ) Theo đó, “công dân của nước kí kết này được hưởng thừa kế trên lãnh thô của nước kí kết kia như công đân của nước ki kết kia”, tức là các nước kí kết hiệp định thừa nhận nguyên tắc không phân biệt đối xử, mà trước tiên là quy chế “đãi ngộ quốc gia”, trong lĩnh vực thừa kế có yếu tổ nước ngoai
Van đề thừa kế tài sản theo pháp luật luôn được quan tâm giải quyết và được quy định khá rõ ràng trong các HĐTTTP (Điều 35 Hiệp định với Tiệp Khắc, Điều 34 Hiệp định với Cu Ba, Điều 43 Hiệp định với Hungary, Điều 33 Hiệp định với Bungary, Điều 4l Hiệp định với Ba Lan, Điều 36 Hiệp định với Lào, Điều 39 Hiệp định với Cộng hoà Liên bang Nga, Điều 34 Hiệp định với