1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm kinh doanh quốc tế đề tài môi trường chính trị pháp luật của mỹ và ảnh hưởng tới việc xuất khẩu vải thiều việt nam

18 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Môi trường chính trị - pháp luật của Mỹ và ảnh hưởng tới việc xuất khẩu vải thiều Việt Nam
Tác giả Vũ Ngọc Hà, Nguyễn Hương Liên, Bùi Thị Bích Ngọc, Bùi Xuân Nhật, Đinh Thị Thu, Hoàng Khánh Huyền
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Minh Hiền, ThS. Trịnh Ngọc Hoài Anh
Trường học Học viện Ngoại giao Khoa Truyền thông và Văn hoá Đối ngoại
Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Khái niệm về môi trường chính trị Môi trường chính trị là môi trường bao gồm: Hệ thống luật pháp, các cơ quan Chính phủ và vai trò của các nhóm áp lực xã hội.. Những chính sách của Nhà n

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN OÁ HĐỐI NGOẠI

-

ĐỀ TÀI: MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT C A M VÀ ỦỸ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XUẤT KHẨU VẢI THIỀU VIỆT NAM

Họ và tên sinh viên: Vũ Ngọc Hà - QHQT48C10896: Nguyễn Hương Liên - QHQT48C10976

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM 3

1.1 Môi trường chính trị trong kinh doanh quốc tế 3

1.1.1 Khái niệm v môi trưề ờng chính trị 3

1.1.2 nh hư ng c a môi trư ng chính trẢởủờị tới kinh doanh quốc tế 3

1.2 Môi trường pháp luật trong kinh doanh qu c tế 3 ố1.2.1 Khái niệm v môi trưề ờng pháp luật 3

1.2.2 nh hư ng c a môi trư ng pháp luẢởủờật t i kinh doanh quớốc tế 3

2.3 Tổng quan về xuất khẩu v i thiềảu Việt Nam 7

2.3.1 Tiềm năng xuất khẩu vải thiều c a Viủệt Nam 7

2.3.2 Tình hình xuất khẩu vải thiều hi n tệ ại 7

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯ NG CỞỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CỦA MỸ TỚI VIỆC XU T KH U VẤẨẢI THIỀU VIỆT NAM 8

3.1 Thuận lợi 8

3.1.1 Hi p đ nh quan hệịệ thương m i giạữa Việt Nam và Mỹ 8

3.1.2 Chính sách t do c nh tranh c a nhà nưự ạủớc Hoa Kỳ - nề ản t ng

CHƯƠNG 4: ẢNH HƯ NG CỞỦA MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT CỦA MỸ TỚI VIỆC XU T KH U VẤẨẢI THIỀU VIỆT NAM 10

4.1 Thuận lợi 10

4.2 Khó khăn 11

4.2.1 COOL Luật Truy xu t Ngu- ấồn g c s n phẩm 11 ố ả

Trang 3

4.2.2 Quy định v an toàn thực phẩm 12 ề 4.2.3 Quy định kiểm dịch th c vựật 12 4.2.4 Khai báo hải quan 13

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC XUẤT KHẨU V I ẢTHIỀU VI T NAM 14 Ệ

5.1 Ưu tiên các hoạt đ ng xúc ti n xuộếất khẩu 14 5.2 Đa dạng hóa cơ c u s n ph m xuất khẩu 14 ấảẩ5.3 Tăng cường công tác ngoại giao kinh tế 14 5.4 Nâng cao chất lượng s n phẩm 14 ả5.5 Tăng cường qu ng bá s n phảảẩm, phát triển thương hi u tệại thị trường quốc tế 14

Trang 4

CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM

1.1 Môi trường chính trị trong kinh doanh quốc tế 1.1.1 Khái niệm về môi trường chính trị

Môi trường chính trị là môi trường bao gồm: Hệ thống luật pháp, các cơ quan Chính phủ và vai trò của các nhóm áp lực xã hội Ở Việt Nam, thuật ngữ “môi trường chính trị” là thuật ngữ nhằm nhấn mạnh đến phạm vi nội bộ quốc gia thường gồm 3 bộ phận hợp thành: chính đảng, nhà nước và tổ chức xã hội

1.1.2 Ảnh hưởng của môi trường chính trị tới kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế thực chất là hoạt động kinh doanh đối ngoại giữa các quốc gia trên thế giới nhằm thu về lợi nhuận Do đó, hoạt động này liên quan mật thiết đến nền chính trị của các quốc gia tham gia Môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn tới kinh doanh quốc tế

Đầu tiên là chính trị trong nước Những chính sách của Nhà nước, các hoạt động hợp tác với cơ quan quản lý đầu tư của nước ngoài để thu thập thông tin môi trường đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hay các cơ chế, định hướng đầu tư ra nước ngoài đóng một phần không nhỏ đối với việc xuất khẩu ra thị trường quốc tế

Tiếp theo chính trị quốc tế Bên cạnh những lợi ích khi tham gia vào môi trường quốc tế sẽ tạo ra sự đa dạng trong thị trường, nó cũng ẩn chứa những tác động tiêu cực phức tạp Ví dụ như xung đột về ý thức hệ giữa các quốc gia có thể dẫn tới các lệnh cấm vận về kinh tế Khi nền chính trị quốc tế thay đổi theo chiều hướng tiêu cực sẽ kéo theo sự thay đổi tiêu cực trong quan hệ kinh doanh quốc tế

1.2 Môi trường pháp luật trong kinh doanh quốc tế 1.2.1 Khái niệm về môi trường pháp luật

Môi trường pháp luật được hiểu là tổng hợp các quy định pháp luật liên quan đến một lĩnh vực bất kỳ mà chủ thể thực hiện lĩnh vực đó có các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ, bên cạnh đó là có bao gồm cả các nghĩa vụ phải thực hiện

1.2.2 Ảnh hưởng của môi trường pháp luật tới kinh doanh quốc tế

Trang 5

Pháp luật được coi là biện pháp điều chỉnh mọi hoạt động của công dân tất cả các quốc gia trên thế giới Vì vậy, trong quan hệ kinh doanh quốc tế, môi trường pháp lý có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt, nó chi phối mọi hoạt động hợp tác kinh doanh quốc tế Khi tham gia kinh doanh quốc tế, ta cần nắm vững Luật quốc tế và Luật của từng quốc gia, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức tiến hành và kết quả hoạt động kinh doanh quốc tế

Trên thế giới có các hệ thống pháp luật sau: thông luật; luật dân sự; luật mang tính chất tôn giáo, luật tục và luật hỗn hợp Trong đó có các vấn đề xung quanh luật, cụ thể là: Tiêu chuẩn hóa; Sở hữu trí tuệ; Sở hữu công nghiệp; Bằng sáng chế; Nhãn hiệu đã đăng ký; Bản quyền; Bảo hành và trách nhiệm pháp lý của sản phẩm; Thuế Ở mỗi quốc gia, luật pháp và các quy định cũng khác nhau Tuy nhiên, những khác biệt này sẽ phụ thuộc vào khung pháp lý toàn cầu

Môi trường pháp lý và chính trị cho kinh doanh quốc tế rất phong phú và đa dạng Khi các doanh nghiệp, công ty tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế, họ sẽ phải chịu sự chi phối, kiểm soát của hệ thống chính trị, pháp luật Doanh nghiệp, công ty tuân thủ đầy đủ các yếu tố, nguyên tắc chung của pháp luật giúp cho hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện một cách cụ thể, khách quan và đúng đắn; giúp giá trị kinh doanh quốc tế đạt được hiệu quả tối ưu

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT CỦA MỸ VÀ XUẤT KHẨU VẢI THIỀU VIỆT NAM 2.1 Chính trị

2.1.1 Nguyên tắc “tam quyền phân lập”

Bộ máy chính trị của Mỹ hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập, bao gồm hành pháp, lập pháp và tư pháp Quyền lập pháp ở Mỹ được trao cho Quốc hội, quyền hành pháp cho tổng thống và quyền tư pháp thuộc về toà án Mỗi bang có hệ thống hiến pháp và pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của Liên bang Điều này nhằm đảm bảo sự công bằng trong phân chia quyền lực chính trị

Cơ quan lập pháp của Quốc hội Mỹ bao gồm Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Tổng thống sẽ là người nắm quyền hành pháp và hệ thống Chính phủ cũng như Tổng thống sẽ không được quyền sáng lập hay xây dựng luật Cả Quốc hội và Chính phủ đều chịu trách nhiệm trước toàn dân và hai bên

Trang 6

cũng không thể có quyền phế truất nhau, Quốc hội không thể lật đổ Tổng thống cũng như Tổng thống không thể giải tán Quốc hội

Theo thể chế phân chia quyền lực của Mỹ, lập pháp và hành pháp hình thành độc lập với nhau Tổng thống cũng sẽ do nhân dân bầu cử theo hình thức trực tiếp mà không thông qua quốc hội để đảm bảo sự độc lập của quyền hành pháp

Cơ quan tư pháp sẽ phát triển hoạt động của mình thông qua các quy tắc, trật tự và được thể hiện thông qua tòa án Toà án, trong sự phân quyền của Hiến pháp nước Mỹ, độc lập với các quyền hành pháp hay lập pháp Các thẩm phán trong các cơ quan tư pháp sẽ không bị chi phối bởi các hoạt động chính trị khác mà tập trung vào giải quyết và thực thi công lý Thẩm phán cũng có thể được coi là có quyền tối cao khi không ai có quyền sa thải thẩm phán trừ khi người này được quy chiếu là vi phạm pháp luật

Mặc dù hoạt động riêng biệt, ba nhánh quyền lực này vẫn có liên hệ với nhau thông qua các hành động kiềm chế và đối trọng nhau Quốc hội sẽ là người phê duyệt nhân sự được Tổng thống lựa chọn tham gia vào hoạt động trong các bộ máy tư pháp và hành pháp Ví dụ, nếu có một dự luật được đề xuất, Tổng thống không phê chuẩn dự luật của Quốc hội và phủ quyết điều mà Nghị viện và Thượng viện thông qua thì Quốc hội sẽ phải thảo luận lại Một dự luật được thông qua là khi nó được trên hai phần ba ý kiến đồng thuận

2.1.2 Hệ thống hai đảng tại Mỹ

Tại Mỹ, hệ thống lưỡng đảng là hệ thống đã tồn tại hàng thập kỷ Hệ thống này hiện nay bao gồm Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa

Đảng Dân chủ, về ý thức hệ, là một chính phủ quyền lực cung cấp các dịch vụ cần thiết và bù đắp bất công Chương trình nghị sự của Đảng tập trung vào dịch vụ xã hội, y tế giáo dục và bảo vệ môi trường Đảng Dân chủ nổi bật về sự công bằng, đặc biệt là đối với các nhóm yếu thế Đối với Đảng Cộng hoà, đây là đảng với quan điểm một chính phủ quyền lực sẽ can thiệp vào kinh doanh và hạn chế tự do Đảng tập trung vào giảm thuế và tiêu dùng chính phủ, phát triển quân đội hùng hậu Đảng Cộng hòa nhấn mạnh vào sự thành công của cá nhân mà không phải quyền lợi nhóm

Mỹ có tình hình chính trị khá ổn định Môi trường chính trị ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể giảm thiểu mức độ rủi ro khi tham gia đầu

Trang 7

tư, kinh doanh tại thị trường Mỹ Tuy nhiên việc các đảng có những chính sách và mục tiêu khác nhau khiến cho việc đầu tư, kinh doanh phải thường xuyên thay đổi để thích nghi với từng nhiệm kỳ tổng thống thuộc các đảng phái đối lập nhau

2.2 Pháp luật

Mỹ là một trong những nước có hệ thống luật pháp phức tạp hàng đầu thế giới Đây cũng là hệ thống giúp Mỹ phát triển kinh tế và thương mại của đất nước mạnh mẽ như hiện nay

2.2.1 Hệ thống luật Liên bang tại Mỹ

Hệ thống pháp luật tại Mỹ có nhiều cấp, có thể là nhiều hơn hầu hết các nước khác Ở Mỹ có 2 hệ thống pháp luật gồm hệ thống pháp luật liên bang và hệ thống pháp luật tiểu bang của 50 tiểu bang, và tất cả phải tuân thủ với các quy định của Hiến pháp Liên bang Hiến pháp Liên bang có nội dung quy định phân định quyền hạn của Liên bang và của các tiểu bang

Hiến pháp Liên bang không có giới hạn quá chặt chẽ giữa liên bang và các tiểu bang, nên đây cũng có thể vừa là lợi thế bởi nó có thể tạo ra sự cân bằng quyền hạn giữa Liên bang và các tiểu bang, các tiểu bang cũng có thể linh hoạt tùy theo đặc thù về đời sống văn hóa xã hội tại đó Tuy nhiên đây cũng có thể là bất lợi khi khó có thể rạch ròi xác định thẩm quyền của bang hay liên bang

2.2.2 Các nguồn luật khác

Ngoài các đạo luật do Quốc hội ban hành và quy định của Hiến pháp, Đôi khi những nguồn này quy định rõ ràng ranh giới giữa hành vi hợp pháp và phạm pháp, nhưng không thể nào có thể ban hành đủ luật để khép kín được tất cả các tình huống xảy ra, vì vậy các nguồn luật khác sẽ có tác dụng bổ sung và hỗ trợ về mặt pháp lý như thông luật ( một tuyển tập các quyết định tư pháp, thông tục và quy tắc chung có từ nhiều thế kỷ trước) hay tiền lệ tư pháp (thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó)

Đối với kinh doanh quốc tế, việc ở Mỹ có hai hệ thống cấp phép: Giấy phép và sự chấp thuận của Liên bang; Giấy phép và sự chấp thuận của tiểu bang khiến cho các điều kiện để doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư

Trang 8

trở nên phức tạp hơn Hệ thống thuế quan với các mức thuế khác nhau, cùng với các luật như luật bồi thường thương mại, luật chống phá giá, luật thuế bù giá, luật bảo vệ người tiêu dùng ,luật an toàn sản phẩm tiêu dùng… đặt ra thách thức không nhỏ cho việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Mỹ

2.3 Tổng quan về xuất khẩu vải thiều Việt Nam

Việt Nam đã và đang tận dụng các thế mạnh và cơ hội để mở rộng thị trường, tạo thuận lợi cho xuất khẩu vải thiều và các sản phẩm chế biến từ vải thiều sang các thị trường quốc tế mới, tạo kênh kết nối mở rộng với thị trường nông sản của nước ta

2.3.1 Tiềm năng xuất khẩu vải thiều của Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, vải thiều được xuất khẩu chủ yếu thuộc hai vùng là Thanh Hà (Hải Dương) và Lục Ngạn (Bắc Giang) Vải thiều thường chín rộ trong khoảng thời gian ngắn từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm với sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn Vải thiều Việt Nam có quả to, khi chín có màu đỏ tươi, hạt nhỏ, cùi dày, và có mùi thơm nhè nhẹ

Nhiều năm qua, sản phẩm vải thiều Việt Nam không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu đến nhiều thị trường trên thế giới với đa dạng phương thức bán hàng, từ kênh bán hàng truyền thống, kênh bán hàng hiện đại đến các kênh thương mại điện tử Cùng với các hiệp định thương mại ví dụ như hiệp định quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ, hay sự cải tiến trong mô hình trồng trọt như áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, vải thiều Việt Nam đang dần trở thành mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Nhật Bản, Úc…

2.3.2 Tình hình xuất khẩu vải thiều hiện tại

Về tình hình xuất khẩu vải thiều, hiện nước ta đang chủ yếu xuất khẩu quả vải thiều sang Trung Quốc và đang dịch chuyển dần sang các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản hay các nước Trung Đông

Ví dụ như tại Bắc Giang, vải thiều đã được xuất khẩu tới 30 quốc gia, trong đó cao nhất là Trung Quốc và nhiều thị trường tiềm năng khác như Singapore, Nhật Bản, Các tiểu vương quốc Ả Rập Tỉnh này có đến 28.000 ha đất trồng vải thiều, sản lượng đạt mức 125.000 tấn, trong đó có lượng lớn đạt an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP 100% diện tích trồng vải được định hướng theo quy trình sản xuất sạch, an toàn Việc xuất khẩu

Trang 9

vải thiều tới Mỹ cũng có nhiều tín hiệu rất tích cực Sản lượng xuất khẩu đang có xu hướng tăng, đáp ứng tốt những yêu cầu khắt khe tới từ phía Mỹ Càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài chú ý và đầu tư mạnh mẽ vào mặt hàng xuất khẩu đang phát triển này

CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CỦA MỸ TỚI VIỆC XUẤT KHẨU VẢI THIỀU VIỆT NAM

3.1 Thuận lợi

Tình hình chính trị ổn định ở Mỹ tạo ra một môi trường đầu tư, kinh doanh tích cực Trái lại, nếu thâm nhập vào một thị trường có chính trị bất ổn thì mức độ rủi ro khi đầu tư sẽ cao hơn Việc xuất khẩu vải thiều là một ví dụ rất rõ ràng về thành công của Việt Nam khi thâm nhập vào một đất nước có chính trị ổn định

Một trong các đặc điểm nổi bật của chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ là tính bảo hộ, trong đó thuế quan là một công cụ hết sức cần thiết để bảo hộ nền sản xuất nói chung và nền sản xuất nông nghiệp nói riêng Đáng chú ý, Hoa Kỳ cũng là quốc gia tham gia tích cực vào quá trình tự do hóa thương mại của thế giới nên Hoa Kỳ có nhiều ưu đãi về thuế quan theo các thỏa thuận của hiệp định kinh tế song phương và đa phương Các thỏa thuận này đã nới lỏng hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu nói chung và có sự ưu đãi lớn đối với hàng nông sản nhập khẩu vào Hoa Kỳ

3.1.1 Hiệp định quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Mỹ

Ngày 13/7/2000, tại Washington, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được chính thức ký kết giữa Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Charlene Barshefsky, kết thúc 4 năm đàm phán liên tục Ngày 13/7/2000, tại Washington, Hiệp định Thương mại Việt Nam Hoa Kỳ đã được chính thức ký kết giữa Bộ trưởng Thương - mại Việt Nam Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Charlene Bashefsky, kết thúc 4 năm đàm phán liên tục Hiệp định được đưa ra với mong muốn thiết lập và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại bình đẳng và cùng có lợi trên cơ sở tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau

Trong đó, hai bên nhất trí trong việc mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại hàng hoá; các hạn ngạch, giấy phép và kiểm soát xuất khẩu và nhập khẩu sẽ được loại bỏ; 2

Trang 10

năm sau khi Hiệp định có hiệu lực (2002), các bên hạn chế tất cả các loại phí và phụ phí dưới bất kỳ hình thức nào áp dụng đối với xuất nhập khẩu, và đảm bảo rằng những loại phí và phụ phí đó không phải là một sự bảo hộ gián tiếp đối với sản xuất trong nước hoặc vì mục đích thu ngân sách

Đây là cơ hội lớn cho các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu vải thiều nói riêng Thuế quan là một trong những rào cản lớn nhất khiến cho những doanh nghiệp/ cá nhân bán hàng quan ngại khi họ muốn đưa vải thiều ra nước ngoài, do đó, Hiệp định quan hệ thương mại chính là một bước đệm giúp vải thiều vươn tới một thị trường lớn như Mỹ

3.1.2 Chính sách tự do cạnh tranh của nhà nước Hoa Kỳ - nền tảng của chế độ tư bản

Trong lịch sử, chính sách kinh tế của Nhà nước Hoa Kỳ đối với thị trường được tóm tắt bằng một thuật ngữ tiếng Pháp “laissez-faire” (hãy để mặc nó) Chính sách đưa ra rằng: chừng nào các thị trường còn tự do và cạnh tranh thì hoạt động của từng cá nhân, từng tổ chức kinh tế được dẫn dắt và thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân, sẽ có thể phối hợp để tạo ra lợi ích lớn hơn cho xã hội Chính sách này ủng hộ một số dạng can thiệp của nhà nước, chủ yếu để thiết lập nên thể chế kinh tế với những quy tắc cơ bản cho thị trường mà ở đó các doanh nghiệp tự do kinh doanh Do đó, quyền tự do kinh doanh chính là cơ hội cho các ngành hàng xuất khẩu từ Việt Nam phát triển cùng lúc với các ngành hàng khác trong thị trường

Ngoài ra, Mỹ cũng là một quốc gia đa văn hóa, các doanh nghiệp/ cá nhân kinh doanh xuất khẩu vải thiều Việt Nam sẽ giảm bớt gánh nặng về sự cạnh tranh với các ngành hàng trong nước như những nước khác, không giống như xu hướng ưa chuộng sản phẩm nội địa đang diễn ra ở các quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, …

3.2 Khó khăn

3.2.1 Lạm phát

VND bị đánh giá thấp so với USD bởi lạm phát Việt Nam cao hơn của Mỹ, ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ, cũng như việc phát triển công nghiệp hỗ trợ cho xuất khẩu Do đó, chính sách tỷ giá thời gian qua chú trọng giảm giá VND so với USD nhưng chưa xem xét liệu VND có mất giá so với các đối tác thương

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w