1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề bài phân tích vai trò của nguồn bổ trợ trong quá trình hình thành viện dẫn và áp dụng nguồn cơ bản

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích vai trò của nguồn bổ trợ trong quá trình hình thành, viện dẫn và áp dụng nguồn cơ bản
Tác giả Nhóm
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Công Pháp Quốc Tế
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Trong hệ thống Luật quốc tế, bên cạnh nguồn cơ bản, gồm: Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế, tồn tại những phương tiện bỗ trợ nguồn giúp xác định quy phạm luật quốc tế, được là nguồn b

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI



BÀI TẬP NHÓM MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Đề bài: Phân tích vai trò của nguồn bổ trợ trong quá trình hình thành,

viện dẫn và áp dụng nguồn cơ bản

Lớp học phần :

Trang 2

Hà Nội, tháng 3 năm 2023

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 Khái quát chung về nguồn bổ trợ trong luật quốc tế 1

1.1 Khái niệm nguồn bổ trợ của luật quốc tế 1

1.2 Ý nghĩa của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế và nguồn cơ bản của Luật quốc tế 2

2 Phân tích vai trò của nguồn bổ trợ trong việc hình thành, viện dẫn và áp dụng nguồn cơ bản 3

2.1 Phân tích vai trò của nguồn bổ trợ trong việc hình thành nguồn cơ bản .3

2.2 Phân tích vai trò của nguồn bổ trợ trong quá trình viện dẫn, áp dụng nguồn cơ bản 5

KẾT LUẬN 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nguồn của luật quốc tế là một trong những vấn đề mang ý nghĩa và vai trò quan trọng, có sự liên hệ chặt chẽ đến việc xác định sự hình thành của quan hệ pháp luật quốc tế và quá trình thực thi, áp dụng luật pháp quốc tế Trong hệ thống Luật quốc tế, bên cạnh nguồn cơ bản, gồm: Điều ước quốc tế

và Tập quán quốc tế, tồn tại những phương tiện bỗ trợ nguồn giúp xác định quy phạm luật quốc tế, được là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế Có những nguồn bổ trợ ra đời trước khi nguồn cơ bản được hình thành, thậm chí còn đóng góp vai trò tạo ra nguồn cơ bản nhưng thực tế hiện nay không có nhiều bài nghiên cứu về nguồn bổ trợ Từ đó, dẫn đến vấn đề liệu rằng nguồn bổ trợ

có đóng góp như thế nào trong hệ thống Luật quốc tế nói chung và cụ thể nó

có vai trò ra sao đối với nguồn cơ bản Mong muốn làm rõ vấn đề này, nhóm

lựa chọn thực hiện bài tiểu luận với đề bài: “Phân tích vai trò của nguồn bổ trợ trong quá trình hình thành, viện dẫn và áp dụng nguồn cơ bản” nhằm

làm rõ vai trò của nguồn bổ trợ đối với nguồn cơ bản để có góc nhìn bao quát

về vấn đề đã nêu

NỘI DUNG

1 Khái quát chung về nguồn bổ trợ trong luật quốc tế

1.1 Khái niệm nguồn bổ trợ của luật quốc tế

Nguồn bổ trợ là một trong hai loại nguồn của luật quốc tế Căn cứ vào khoản 1 Điều 38 Quy chế Toà án quốc tế và thực tiễn pháp lý quốc tế, nguồn

bổ trợ của luật quốc tế gồm:

- Các nguyên tắc pháp luật chung: là các nguyên tắc pháp luật tồn tại trong hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới, được hầu hết các quốc gia thừa nhận Những nguyên tắc này thường mang tính chất tố tụng

- Phán quyết của Toà án công lý quốc tế: là những bản án, quyết định giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế

Trang 4

- Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ: là các văn kiện quốc tế, trong đó chứa đựng những định hướng, chủ trương, biện pháp giải quyết từng vấn đề nhất định mang tính thời sự của đời sống quốc tế, hoặc tuyên bố về các nguyên tắc giải quyết những vấn đề nào đó trong quan hệ quốc tế

- Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia: là hành vi pháp luật có tính chất quốc tế về cả hai phương diện hình thức và nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, có mục đích tạo ra các kết quả nhất định trong các quan hệ quốc tế

- Học thuyết của các học giả danh tiếng về Luật quốc tế: là quan điểm của các học giả nổi tiếng về các vấn đề pháp lý quốc tế, hình thành thông qua nhiều hoạt động khác nhau, như phân tích các quy phạm luật quốc tế, trình bày hay đưa ra các quan điểm, các luận cứ về những vấn đề khoa học pháp lý quốc tế 1

Dựa vào tính chất, nội dung của các loại nguồn bổ trợ trên, có thể nhận định, nguồn bổ trợ trong luật quốc tế là một hình thức có thể chứa đựng quy phạm pháp lý quốc tế, không trực tiếp chứa đựng các quy phạm quốc tế, không được hình thành từ sự thoả thuận của các chủ thể luật quốc tế, và hầu như chỉ có ý nghĩa khuyến nghị đối với các chủ thể luật quốc tế

1.2 Ý nghĩa của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế và nguồn cơ bản của Luật quốc tế

Dù không mang giá trị pháp lý như nguồn cơ bản của luật quốc tế nhưng nguồn bổ trợ đóng vai trò quan trọng và có giá trị thực tiễn cao trong khoa học pháp lý Số lượng nguồn bổ trợ tương đối nhiều không những làm giàu

có, phong phú thêm cho hệ thống pháp luật quốc tế mà còn đóng vai trò là công cụ hữu hiệu để các chủ thể luật quốc tế sử dụng để giải quyết tranh chấp hay vấn đề phát sinh mà không thể áp dụng dễ dàng nguồn cơ bản hoặc khi không có nguồn cơ bản nào quy định về vấn đề đó Đồng thời, các loại nguồn

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

bổ trợ là cơ sở để hình thành nên các loại nguồn cơ bản và là phương tiện giải thích, làm sáng tỏ nội dung của các nguồn cơ bản

2 Phân tích vai trò của nguồn bổ trợ trong việc hình thành, viện dẫn và

áp dụng nguồn cơ bản

2.1 Phân tích vai trò của nguồn bổ trợ trong việc hình thành nguồn cơ bản

Nguồn bổ trợ có thể giúp định nghĩa và hình thành các nguồn cơ bản trong luật quốc tế Nguồn bổ trợ là phương tiện hỗ trợ cho nguồn cơ bản, thông qua các phương tiện này người ta có thể xây dựng các quy phạm luật quốc tế nhanh chóng hơn Tiêu biểu là vụ tranh chấp ngư trường đánh bắt cá giữa Anh và Na Uy được Toà án Công lý Quốc tế đưa ra phán quyết vào năm

19511 đã mở đầu cho việc công nhận rộng rãi phương pháp đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải Các nguyên tắc áp dụng đường cơ sở thẳng năm 1935 của Na Uy, qua phán quyết của Tòa, đã trở thành các tiêu chuẩn mới của luật quốc tế, được pháp luật quốc tế thừa nhận và được pháp điển hóa trong các công ước của Liên hợp quốc về Luật biển – Công ước Genevơ năm

1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (điều 4) và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (điều 7 Công ước 1982) Từ phán quyết này, rất nhiều quốc gia có đường bờ biển khúc khuỷu như của Na Uy đã áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng để xác định các vùng biển của quốc gia mình Như vậy, ban đầu phán quyết này của tòa án quốc tế chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp, nhưng sau đó nó được sử dụng rộng rãi được ghi nhận trở thành tập quán quốc tế và được cộng đồng quốc tế thừa nhận trong Công ước Luật Biển và góp phần làm hình thành nguồn cơ bản của luật quốc tế

Bên cạnh đó, nguồn bổ trợ còn giúp làm sáng tỏ, tạo tiền đề quan trọng

để các chủ thể luật quốc tế có cơ hội tiếp cận và giải thích luật quốc tế theo

Trang 6

nghĩa chung thống nhất Có thể kể đến Nghị quyết số 3314 (XXIX) của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1974 đã giúp làm rõ định nghĩa xâm lược và1 hành vi như thế nào của quốc gia được coi là tự vệ khi tấn công vũ trang, từ

đó giúp các chủ thể của luật quốc tế định hình các cách hành xử chung, thống nhất Hay, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền được thông qua trên cơ sở Nghị quyết số 217A (III) của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1948 đã góp phần2 hình thành hai Điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người đó là Công ước về các quyền dân sự, chính trị và Công ước các quyền kinh tế, xã hội năm

1996

Đồng thời, nguồn bổ trợ xuất hiện dưới hình thức là những ý kiến đóng góp, xây dựng vào quá trình hình thành các nguồn cơ bản Các học giả nổi tiếng trong lĩnh vực pháp lý quốc tế với các quan điểm, các phân tích của mình đã ảnh hưởng tích cực tới quá trình phát triển của luật quốc tế và quá trình nhận thức của con người về khoa học luật quốc tế Nổi bật trong đó là các luận điểm về tự do biển cả trong tác phẩm “Mare Liberum” năm 1609 của tác giả Hugues Grotius đã có tác động to lớn đến quá trình xây dựng Luật biển quốc tế Tác phẩm đã đặt nền móng cho các quy tắc pháp lý về các tự do3 biển cả, ngày nay, tại điều 87 Công ước Luật biển năm 1982 đề cập đến quyền

tự do biển cả giành cho các quốc gia có biển và không có biển bao gồm các quyền tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do lắp đặt cáp và ống ngầm, tự do xây dựng các đảo và các công trình nhân tạo khác đượcc luật quốc tế cho phép, tự do đánh bắt cá, và tự do nghiên cứu khoa học Đây được xem là học thuyết mang tính xương sống cốt lõi của luật biển hiện đại Cùng với quan điểm của cá nhân các học giả, quan điểm của các quốc gia – hay còn gọi là hành vi pháp lý đơn phương của các quốc gia về các vấn đề quốc tế đôi khi

Trang 7

cũng là cơ sở góp phần hình thành nên nguồn cơ bản Điển hình là tuyên bố đơn phương của Peru, Chile, Equateur liên quan đến yêu cầu lãnh hải rộng

200 hải lí và tiếp theo đó là các tuyên bố đa phương của Mỹ Latinh, tuyên bố chung Santiago năm 1952, Montevideo năm 1970, những tuyên bố về chủ quyền trên biển này đã góp phần hình thành nên khái niệm vùng đặc quyền kinh tế trước khi nó được pháp điển hoá trong Công ước Luật biển năm

1982 1

Như vậy, một trong những vai trò quan trọng của nguồn bổ trợ đó là góp phần hình thành nên nguồn cơ bản được diễn ra xuyên suốt quá trình các chủ thể luật quốc tế vận dụng pháp luật vào đời sống quan hệ quốc tế Không những tạo thêm nhiều hành lang pháp lý phù hợp giúp cho các chủ thể định hình cách hành xử hợp pháp mà còn làm phong phú hơn hệ thống pháp luật quốc tế

2.2 Phân tích vai trò của nguồn bổ trợ trong quá trình viện dẫn, áp dụng nguồn cơ bản

Trước hết, viện dẫn có thể hiểu là việc đưa ra các minh hoạ, dẫn chứng cho lập luận của một chủ thể nhất định Các nguồn cơ bản trong luật quốc tế thông qua các nguồn bổ trợ như các quy tắc và tiêu chuẩn để giải thích, làm rõ các nguyên tắc và quy định trong Luật

Nguồn bổ trợ góp phần làm sáng tỏ các quy định của luật quốc tế, tạo tiền đề quan trọng để các chủ thể luật quốc tế có cơ hội tiếp cận, giải thích và

xử sự một cách thống nhất Trong các nguồn của luật quốc tế, điều ước và tập quán quốc tế được áp dụng, viện dẫn trực tiếp để điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế do chúng chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật quốc tế Nguồn bổ trợ luật quốc tế không trực tiếp chứa đựng quy phạm pháp luật vì vậy quan hệ quốc tế luôn luôn phải xem xét đến nguồn cơ bản quy định như thế nào Trong trường hợp nguồn cơ bản đã quy định rõ

Trang 8

ràng các bên áp dụng trực tiếp nguồn cơ bản để điều chỉnh quan hệ phát sinh Nếu không chắc chắn về sự tồn tại của nguồn cơ bản hoặc nguồn cơ bản quy định không rõ ràng, cụ thể thì xem xét viện dẫn nguồn bổ trợ để chứng minh

sự tồn tại hoặc giải thích, làm sáng tỏ nội dung của nguồn cơ bản Tiêu biểu là việc làm rõ quy phạm trong Hiến chương Liên hợp quốc tại Khoản 4 Điều 2:

” Để làm sáng tỏ nội dung này tại Nghị quyết 2625 ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc quy định:

” Nghị quyết cũng quy định: “

” Chính từ đây, nguyên tắc cấm sử dụng

vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực ra đời, đặt dấu chấm hết cho phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm Hay, Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ được

ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 25/12/2000, căn cứ vào các quy định trong Công ước về luật biển năm 1982 để xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước Tại hiệp định này, để xác định các bộ phận như lãnh hải, thềm lục địa, Việt Nam

và Trung Quốc đã viện dẫn quy định đường cơ sở thẳng của Công ước Luật Biển năm 1982 - quy định xuất phát từ một phán quyết của Toà án Công lý Quốc tế Gần đây, các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ và quyền trên Biển Đông

Trang 9

của Việt Nam luôn là vấn đề mà Nhà nước đặt trọng tâm và thể hiện thái độ, quan điểm xuyên suốt, nhất quán, không thay đổi Theo đó, từ khi Toà trọng tài trong Vụ kiện Biển Đông ra Phán quyết cuối cùng ngày 12/07/2016 đến1 ngày 12/07/2021 nhân dịp năm năm, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói riêng hay Việt Nam nói chung luôn khẳng định lập trường vững vàng, rõ ràng, nhất quán và kiên quyết về các vấn đề trên Biển Đông như: ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, và bằng các giải pháp, biện pháp hoà bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 Thông qua tuyên bố của mình, Việt Nam khẳng định2 thiện chí và mong muốn giải quyết bằng các biện pháp phù hợp theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia

Bên cạnh đó, nguồn bổ trợ với vai trò giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật quốc tế cũng có thể được sử dụng để giúp áp dụng các nguồn cơ bản trong luật quốc tế Một khi các tranh chấp đã xảy ra và đang cần giải quyết bằng con đường tài phán nhưng chưa có một Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế điều chỉnh thì lúc này các nguồn bổ trợ sẽ được các bên tham khảo, đôi khi lấy làm lí giải cho mình Ví dụ, việc tranh chấp liên quan đến bảo hộ3 bằng sáng chế giữa Canada và Hoa Kỳ năm 1999 Cụ thể, Canada đã dựa vào4 Điều 28 của Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế quy định rằng điều khoản của một điều ước quốc tế không có giá trị ràng buộc một bên liên quan đến hành động, sự kiện hoặc tình huống bất kì xảy ra trước ngày Điều ước

Trang 10

quốc tế có hiệu lực đối với bên đó, đồng thời, Canada cho rằng phán quyết của Ban bồi thẩm không áp dụng nguyên tắc luật riêng thay thế luật chung theo đó đề nghị áp dụng các quy định cụ thể về cấp bằng không tự nguyện đối với sáng chế đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và bảo hộ ở mức cao hơn nêu tại khoản 6, 7 Điều 70 Hiệp định TRIPS thay vì khoản 1 Điều này Hay, một ví dụ điển hình khác có thể dễ dàng thấy trong thực tiễn quốc tế, khi xác định hoặc giải thích quy phạm Luật quốc tế, các quốc gia thường viện dẫn đến nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc Đặc biệt, các nghị quyết được viện dẫn nhiều hơn cả và có vai trò to lớn trong đời sống quốc tế là: Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1960 về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa, Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970 về những nguyên tắc của Luật Quốc tế; Tuyên bố năm 1974 về định nghĩa xâm lược,…Trong đó, Tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1960 về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa lên án sự phân biệt chủng tộc và chế độ A-pác-thai, sự kì thị sắc tộc, tôn giáo, được đại đa số các quốc gia trên thế giới ủng hộ và lấy đây làm khuôn mẫu trong việc viện dẫn áp dụng vào quan hệ quốc tế

Dễ thấy, trong thực tiễn áp dụng luật pháp quốc tế, các chủ thể của luật quốc tế luôn tích cực lồng ghép các nguồn cơ bản của luật quốc tế vào các ý kiến, quan điểm, đàm phán của mình Điều này vừa hỗ trợ cho quan điểm của chủ thể thêm phần chắc chắn, có cơ sở, vừa giúp cho nguồn cơ bản được áp dụng một cách đúng đắn, triệt để và hiệu quả

KẾT LUẬN

Nguồn bổ trợ có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển của luật quốc tế và quá trình nhận thức của con người về khoa học luật quốc tế, đóng góp vào việc tạo ra, giải thích, làm rõ điều ước quốc tế, tập quán quốc tế Các đóng góp của nguồn bổ trợ ngày càng được chứng minh giá trị và có vị trí

Trang 11

quan trọng trong thực tiễn luật pháp quốc tế, đồng thời, ngày càng được khẳng định vai trò và tầm ảnh hưởng trong hệ thống pháp luật quốc tế

Trang 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1 Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2022

2 Lê Thị Anh Đào, “Những vấn đề mới về nguồn của Luật Quốc tế : đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường”, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2018

3 “Phân tích nguồn bổ trợ của luật quốc tế”, Khoa luật – Trường Đại học Kinh tế-Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2014

4 Bảo Chi, “Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở Hiến chương LHQ và UNCLOS 1982”, Báo Thế giới và Việt Nam, ngày 12/07/2021, https://baoquocte.vn/viet-nam-ung-ho-giai-quyet-tranh-chap-o-bien-dong-tren-co-so-hien-chuong-lhq-va-unclos-1982-151209.html

5 Cao Đức Thái, “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người – Giá trị lịch sử

và đương đại’, Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung Ương, ngày 05/12/2018,

https://tuyengiao.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/tuyen-ngon-the-gioi-ve-quyen-con-nguoi-gia-tri-lich-su-va-duong-dai-117080

6 “[62] UNCLOS: Biển cả (High seas)”, Dự án International Law & Diplomacy, https://iuscogens-vie.org/2018/02/17/62/

7 “Giải quyết tranh chấp số DS170”, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ngày 19/06/2011, https://trungtamwto.vn/chuyen-de/2278-giai-quyet-tranh-chap-so-ds170

8 “Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình về phản ứng của Việt Nam trước việc Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 trên cơ sở đề nghị của Phi-líp-pin đã đưa ra Phán quyết cuối cùng”, Bộ Ngoại giao Việt Nam, https://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns160712171301

II Tài liệu tham khảo tiếng Anh

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w