Bài tập luật công pháp quốc tế

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bài tập luật công pháp quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu "BÀI TẬP LUẬT CÔNG PHÁP QUỐC TẾ" bao gồm 2 bài tập trắc nghiệm về các chủ đề: Bài 1: Giải thích mâu thuẫn giữa việc Obama nhận giải Nobel Hòa bình và việc tăng quân tại Afghanistan. Bài 2: So sánh giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tòa án quốc tế.

Trang 1

BÀI TẬP LUẬT CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

Câu hỏi:

1 Bình luận về việc Obama vừa nhận giải Nobel Hòa bình vừa tăng viện 30.000 quân tới Afghanistan

2 So sánh việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình của 2 hình thức là trọng tài và tòa án quốc tế

Trang 2

1 Bình luận Obama

Giải Nobel Hòa Bình là 1 trong 5 giải thưởng ban đầu của giải Nobel Theo nguyện vọng ghi trong di chúc của Alfred Nobel, giải Nobel hòa bình nên được trao "cho người đã có đóng góp to lớn trong việc đẩy mạnh tình đoàn kết giữa các quốc gia, trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình"

Tuy nhiên, có vẻ như là trong thời gian từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 trở đi, nhất là trong thời gian gần đây, cùng với giải Nobel Văn chương, giải Nobel Hòa bình mang rất nhiều động cơ chính trị ở trong việc xét trao giải…

Năm 2009 này, giải Nobel Hòa bình đã được trao cho Tổng thống Mỹ Barack Obama Và theo Ủy ban Na Uy phát biểu khi loan báo giải thưởng, lí do để Ủy ban này trao tặng giải thưởng cho Obama đó chính là do ông đã có “những nỗ lực xuất sắc nhằm củng cố ngoại giao quốc tế và hợp tác giữa các dân tộc” :

“Obama khi làm tổng thống đã tạo ra không khí mới trong chính trị quốc tế.”

“Ngoại giao đa phương đã lấy lại vị trí trung tâm, nhấn mạnh vai trò mà Liên Hiệp Quốc và các tổ chức quốc tế khác có thể đóng góp.”

“Đối thoại và thương thuyết được ưa chuộng như công cụ để giải quyết những xung đột quốc tế khó khăn nhất.”

“Viễn cảnh một thế giới không có vũ khí hạt nhân đã mạnh mẽ kích thích thương lượng kiểm soát vũ khí và giải giáp.”

“Nhờ động thái của Obama, Hoa Kỳ nay đóng vai trò xây dựng hơn để đối phó các thách thức khí hậu lớn mà thế giới đối mặt.”

Ủy ban nói thêm trong thông cáo:

“Dân chủ và nhân quyền sẽ được củng cố.”

Trang 3

“Rất hiếm khi lại có một nhân vật như Obama thu hút chú ý của thế giới và cho người dân hy vọng có tương lai tốt hơn.”

“Ngoại giao của ông được dựa trên quan niệm rằng những ai lãnh đạo thế giới phải lãnh đạo trên căn bản những giá trị và thái độ mà đa số nhân dân thế giới chia sẻ.”

“Suốt 108 năm, Ủy ban Nobel Na Uy đã cố gắng thúc đẩy chính sách quốc tế và những thái độ mà Obama nay là người phát ngôn hàng đầu của thế giới.”

Tuy nhiên, khi Obama được tuyên bố là người sẽ giành giải Nobel Hòa bình 2009 từ ủy ban xét giải Nobel, dư luận thế giới đã có nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau :

- Nhiều ý kiến cho rằng việc Obama đoạt giải Nobel Hòa bình 2009 là 1 sự vinh danh cho ý tưởng, lời hứa hơn là cho hoạt động thực tiễn vì rõ ràng rằng trong 9 tháng cầm quyền của mình, Obama mới chỉ đưa ra được những ý tưởng chứ chưa phải là những hành động thực tế góp phần bảo vệ Hòa bình thế giới

- Một số ý kiến khác lại cho rằng Ủy ban Nobel đã chơi 1 nước cờ khá cao tay khi dùng giải Nobel Hòa bình như 1 sợi dây trói buộc Obama trong việc xử lí các vấn đề của thế giới Rõ ràng, với việc nhận giải Nobel Hòa bình, Obama không thể không để ý đến dư luận thế giới khi thực hiện những việc liên quan tới hòa bình thế giới ví dụ như phát động 1 cuộc chiến tranh mới chẳng hạn…

- Cũng có những ý kiến phản đối việc trao giải Nobel Hòa bình cho Obama, cho rằng việc trao nó cho Obama là vội vã và quá sớm trong thời điểm này Nhiều người quan sát bị sốc với quyết định này vì sự chọn lựa ông Obama là hơi sớm vì những chính sách đó thật ra cũng chưa đạt đến kết quả cụ thể nào trong việc tạo dựng hòa bình Nhiều người trên thế giới phản đối

Trang 4

giải Nobel hòa bình được trao cho TT Obama vì ông ta vẫn đang chỉ huy chiến cuộc tại Iraq và Afghanistan, ra lệnh tiến hành những đợt phản công chết chóc tại chiến trường Pakistan và Somalia

- Luống ý kiến thứ tư lại cho rằng việc Obama đạt giải Nobel về Hòa bình mang động cơ chính trị 1 cách rất rõ ràng Nó thể hiện ở điểm khi Ủy ban Nobel xét giải thì quá trình thương thảo để tăng viện quân Mỹ tại Afghanistan đang diễn ra Obama cũng ủng hộ ý tưởng này Do đó việc Ủy ban Nobel trao giải cho Obama cũng chỉ nhằm mục đích làm cho người ta cho rằng việc làm của Obama là chính nghĩa, góp phần đem lại hòa bình cho thế giới mà quên đi ý nghĩa sâu xa của việc tăng viện tại Afghanistan

Theo nhiều người đánh giá, rõ ràng cho đến thời điểm này, Tổng thống Obama chưa đạt được bất kỳ thành tích nổi bật nào ngoài dừng lại ở những ý tưởng rất hay Tất nhiên điều này không có gì là lạ với một tổng thống mới chân ướt chân ráo bước vào Nhà Trắng, lãnh đạo một cường quốc đang đối mặt với một loạt khó khăn, thách thức to lớn như Mỹ Người ta chỉ thấy lạ ở chỗ giải Nobel Hòa bình năm nay lại dành để tôn vinh những ý tưởng mà chưa cần kết quả Ông Obama đã cấm sử dụng các biện pháp tra tấn và tra hỏi hà khắc dành cho những kẻ khủng bố Ông cũng cam kết đóng cửa nhà tù ở vịnh Guantanamo – một trong những nguyên nhân làm xấu đi hình ảnh của nước Mỹ đối với thế giới Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ khó khăn và có nhiều khả năng ông Obama sẽ không hoàn thành được cam kết này vào tháng 1 năm 2010 như đã hứa Tổng thống Obama tuyên bố ông sẽ chấm dứt cuộc chiến tranh ở Iraq Tuy nhiên, ông đã tỏ ra chậm chễ trong việc đưa binh lính về nước và Mỹ chỉ thực sự chấm dứt sự hiện diện quân sự của nước này ít nhất là vào năm 2012 Và điều này chỉ xảy ra nếu cả Mỹ và Iraq tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận mà hai bên đã ký kết Trong khi đó, Tổng

Trang 5

thống Obama lại đang tham gia một cuộc chiến tranh thứ hai ở thế giới Hồi giáo, đó là Afghanistan Ông đang xem xét một cách nghiêm túc việc đẩy mạnh cuộc chiến ở đây Nhà lãnh đạo nước Mỹ đã nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine nhưng chưa đạt được bất kỳ tiến triển nào Đáng buồn hơn, ông nhận được rất ít sự ủng hộ của hai nhân tố chính này Tổng thống Obama nói ông muốn một thế giới phi hạt nhân nhưng chưa thực sự làm được điều gì cho nguyện vọng này Đến giờ vẫn chưa thể biết chắc chắn là Mỹ và Nga có ký được một hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới hay không Ông nói việc chống lại sự biến đổi khí hậu là một ưu tiên của mình nhưng Mỹ dường như chẳng đưa ra được một cam kết cụ thể nào trong vấn đề này Dự luật về chống biến đổi khí hậu được ông Obama ủng hộ vẫn bị đình lại ở Quốc hội Vậy còn về uy tín toàn cầu của ông Obama? Dường như uy tín của ông đã bị giáng một cú đấm mạnh cách đây hơn một tuần khi ông thất bại trong việc vận động cho Mỹ trở thành nước chủ nhà của Thế Vận hội Olympic 2016 tới Ông đã bị từ chối vào phút cuối

Với giải Nobel trong tay, Tổng thống Barack Obama chấp nhận nghịch lý : ông vừa là sứ giả của Hoà Bình, vừa là vị Tổng tư lệnh đã quyết định tăng viện cho số lính Mỹ đang đồn trú tại Afghanistan lên thêm 30.000 quân vào ngày 02.12 Quyết định tăng viện cho Afghanistan có thể đã khiến cho, ngay tại Na Uy, uy tín của Barack Obama đang xuống thấp trong các cuộc thăm dò dư luận Theo báo Verdens Gang (V.G) chỉ còn 35,9% người Na Uy nhận định Barack Obama xứng đáng được trao Nobel Hoà Bình Trong khi đó, cách đây 2 tháng, con số người Na Uy ủng hộ việc trao giải này cho Obama lên đến 42,7% Ngược lại ngày nay, có 33,5% mang quan điểm : tổng thống Mỹ không xứng đáng với Nobel Hoà Bình Một cuộc thăm dò của Gallup ngay sau khi Obama nhận giải thưởng cho thấy 61% dân Mỹ không cho rằng ông xứng đáng nhận giải Tất cả các cuộc thăm dò trên

Trang 6

đều cho chúng ta thấy việc mọi người cho rằng Obama không xứng đáng nhận giải Nobel Hòa bình có 1 phần quan trọng là do ông ta đã tăng viện thêm 30.000 lính Mỹ tới chiến trường Afghanistan Phản ứng này của người dân Mỹ cho chúng ta thấy được phần nào sự không hài lòng của người dân đối với quyết định của Obama

Ngay trong bài phát biểu khi nhận giải Nobel Hòa Bình, Tổng thống Barack Obama đã dành phần đầu trong bài diễn văn để nói đến chiến tranh Ông ngợi ca hòa bình nhưng cũng vẫn bảo vệ quan điểm chiến tranh, bảo vệ quan điểm tăng viện 30.000 lính Mỹ tới Afghanistan là 1 sự cần thiết, “một việc làm góp phần bảo vệ vững chắc nên hòa bình cho Afghanistan cũng như toàn thế giới” Obama thừa nhận chiến tranh là cần thiết về mặt đạo đức Bằng lời khẳng định này ông đã xếp mình đứng bên cạnh những người bảo thủ, những người tin vào một trật tự đạo đức bất biến Nhưng đồng thời, Obama cũng đặt ra một vấn đề hóc búa về đạo đức cần giải quyết Đó là khó khăn khi phải cân bằng giữa hai thực tế dường như là hiển nhiên: "rằng chiến tranh đôi khi là cần thiết, và chiến tranh ở một mức độ nào đó là sự thể hiện sự phẫn nộ của con người" Obama còn nói thêm "Chúng ta cần bắt đầu bằng việc thừa nhận sự thật phũ phàng rằng chúng ta sẽ không thể xóa bỏ được xung đột bạo lực", "Sẽ có những lúc các quốc gia - hoặc hoạt động đơn lẻ hoặc đồng bộ - nhận thấy rằng việc sử dụng vũ lực không những cần thiết mà còn mang tính chính nghĩa" Obama còn gợi ý rằng chiến tranh ở một mức độ nào đó là cách biểu đạt cảm xúc của con người Obama nhắc lại vai trò tổng tư lệnh của đất nước đang tiến hành hai cuộc chiến, một cuộc chiến đang bước vào giai đoạn kết thúc, và một cuộc chiến mà Hoa Kỳ cùng với 43 quốc gia khác, trong đó có Na Uy, nước mà ông đang đến nhận giải Nobel Hòa Bình cùng tham chiến cuộc chiến Afghanistan Tại buổi lễ nhận giải thưởng, Obama nhắc lại chính nghĩa của một cuộc chiến Obama khẳng

Trang 7

định, với tư cách ông chủ Nhà Trắng, ông có trách nhiệm phải bảo vệ quốc gia khỏi những mối đe dọa "Tôi nhìn thế giới như những gì nó đang diễn ra và không thể im lặng trước những mối đe dọa đối với dân Mỹ Quỷ dữ thực sự tồn tại trong thế giới này Phong trào đấu tranh không bạo lực đâu có ngăn chặn được quân đội Hitler Các cuộc đàm phán cũng không thể thuyết phục thủ lĩnh al-Qaeda hạ vũ khí Khi nói rằng đôi khi vũ lực là điều cần thiết không phải để người ta cay đắng, mà là để thừa nhận lịch sử, thừa nhận những bất toàn của con người và những hữu hạn của lý trí.” Để minh họa cho điều vừa nói, Obama nêu ra những trường hợp cần phải chiến đấu như trong tình huống tự vệ, ra tay giúp đỡ một đất nước đang bị xâm lăng, hoặc vì lý do nhân đạo như khi dân chúng của một quốc gia bị chính phủ nước đó tàn sát, hay là một cuộc nội chiến đe dọa cả một khu vực Barack Obama cũng phát biểu một cách thẳng thắn về cái giá phải trả của chiến tranh Ông thừa nhận trách nhiệm về biện pháp tăng cường thêm quân tại chiến trường xa xôi Afghanistan Theo ông thì những binh sĩ tham chiến sẽ ra tay bắn chết người khác, và có người sẽ phải hy sinh trên chiến trường Theo Obama thì chúng ta có thể thông hiểu rằng chiến tranh sẽ còn đó, nhưng chúng ta luôn nổ lực vì hòa bình

Như vậy, qua các luống ý kiến trên, chúng ta khó có thể thấy việc Obama nhận giải Nobel có thể coi là sự đúng đắn hay sai lầm, vội vàng của Ủy ban Nobel Bởi có tới tận mấy luồng ý kiến trái chiều nhau và bên nào cũng có những lý lẽ khá chính đáng để bảo vệ quan điểm của mình Theo ý kiến của e, các luồng ý kiến và quan điểm bảo vệ ý kiến có thể xét đến như sau

Theo quan điểm của những người không đồng tính với quyết định này của Ủy ban Nobel cho rằng, Obama đã thể hiện rõ ràng quan điểm về chiến tranh và hòa bình của ông ta trong bài phát biểu tại buổi lễ nhận giải, trong

Trang 8

việc đưa thêm 30.000 quân Mỹ tới Afghanistan Họ cho rằng đây là những quan điểm không mới của các tổng thống Mỹ khi nói đến chiến tranh và hòa bình Đó đều là những lí do hết sức ngụy biện Không thể dùng lí do bảo vệ hòa bình để đơn phương tiến hành chiến tranh đối với 1 nước khác, nhất là chiến tranh xâm lược, không thể dùng lí do bảo vệ hòa bình để tiến hành chiến tranh đơn phương lật đổ chính phủ của 1 quốc gia có chủ quyền và sau đó dựng lên 1 chính phủ mới để nắm quyền lãnhh đạo đất nước Bởi có thể thấy 1 điều không thể chối cãi đó chính là chủ quyền quốc gia là 1 điều thiêng liêng nhất, 1 điều bất khả xâm phạm Trong khi cả thế giới đã từng được chứng kiến việc Mỹ phớt lờ cộng đồng quốc tế để tiến hành chiến tranh xâm lược Afghanistan và Iraq và hiện nay vẫn sa lầy tại 2 chiến trường nóng bỏng đó mà không biết đến bao giờ mới rút được chân ra Việc Obama ngay tại buổi lễ trao giải Nobel Hòa bình vẫn bảo vệ quan điểm chiến tranh 1 cách ngụy biện có thể cho chúng ta thấy Obama ngoài việc cho chúng ta thấy tư tưởng của ông ta về chiến tranh còn ngầm bảo vệ “tính chính nghĩa” trong 2 cuộc chiến mà Mỹ đã phát động và đang tham gia tại Afghanistan và Iraq Một con người có quan điểm bảo vệ chiến tranh 1 cách ngụy biện như vậy thì liệu rằng có xứng đáng nhận giải Nobel hòa bình không trong khi Alfred Nobel đã đưa ra 1 trong những tiêu chí rất cơ bản về việc xét giải Nobel Hòa bình Đó là “người có đóng góp to lớn trong việc giải trừ hoặc hạn chế các lực lượng vũ trang và trong việc tổ chức hay xúc tiến các hội nghị hòa bình” Đây hẳn không phải là 1 ý kiến thiếu chính xác khi dựa trên luật quốc tế, việc xâm phạm chủ quyền của 1 quốc gia khác mà không được sự cho phép của LHQ rõ ràng là 1 việc làm không thể chấp nhận được trong xã hội hiện đại Nó chẳng khác gì việc con người ta sống trong thời kì văn minh những vẫn cư xử theo lối hoang dã, mông muội của những thời kì trước Nếu dùng quan điểm bảo vệ hòa bình để tiến hành chiến tranh thì rõ

Trang 9

ràng là chiến tranh sẽ không bao giờ có thể chấm dứt được mà chỉ ngày càng bùng nổ và lan rộng hơn do sự hận thù giữa 2 quốc gia sẽ ngày càng tăng cao Thêm nữa, việc tự cho là mình có trách nhiệm bảo vệ hòa bình để phát động chiến tranh sẽ tạo ra 1 tiền lệ hết sức nguy hiểm, 1 cái cớ rất dễ được các quốc gia sử dụng để chống lại 1 nước khác Điều này lại càng nguy hiểm cho nền hòa bình vốn dĩ đã rất mong manh của nhân loại

Tuy nhiên, những người trong Ủy ban Nobel và những người ủng hộ quyết định này lại cho rằng việc trao giải Nobel hòa bình cho Obama là xứng đáng, cho dù những hành động đóng góp cho hòa bình thế giới của ông ta vẫn chỉ thuộc dạng ý tưởng mà tính thực tiến chưa có nhiều Họ cho rằng, dù sao đối với mỗi quyết định của Tổng thống Mỹ, nó đều có tầm ảnh hưởng rất lớn tới những nước khác trên toàn thế giới Cho dù chỉ là ý tưởng, nhưng cái chúng ta được thấy chính là những ý tưởng của Obama nếu như được thực hiện 1 cách triệt để thì nó sẽ mang lại sự an bình rất lớn cho nhân loại Cho dù là ý tưởng thì những ý tưởng về hòa bình thế giới của Obama cũng xứng đáng được giải Nobel hòa bình Ý kiến này được những người trong Ủy ban Nobel và những người ủng hộ Obama đưa ra cũng có điểm đúng vì không phải nói nhiều chúng ta cũng thấy tầm quan trọng trong những quyết định của tổng thống Mỹ tới phần còn lại của thế giới Rõ ràng, cho dù mới chỉ là các ý tưởng, những nếu các ý tưởng và lời hứa của Obama mà được thực hiện thì đó là 1 sự bảo đảm rất tuyệt vời cho an ninh và hòa bình của nhân loại Cho nên, việc vinh danh những ý tưởng và lời hứa này cũng có thể là 1 điều đúng đắn

Luồng ý kiến thứ 3 cho rằng Ủy ban Nobel đã chơi 1 nước cờ khá cao tay trong việc trao giải Nobel hòa bình cho Obama Việc Nobel hòa bình được trao cho Obama có thể sẽ tạo ra 1 sợi dây trói vô hình đối với Obama trong các quyết định có liên quan tới chiến tranh tiếp theo của mình Bởi vì

Trang 10

dù sao Obama cũng đã nhận được 1 trách nhiệm nhất định đối với việc bảo đảm hòa bình cho toàn thế giới sau khi nhận giải Nobel này Về chuyện này chúng ta có thể thấy 1 số điều thú vị Đúng là người nào nhận giải Nobel về hòa bình, người đó sẽ mang trong mình trách nhiệm trong việc làm của mình hơn trước Bởi vì khi ấy họ sẽ bị cả thế giới “soi” trong những việc làm của mình, nhất là trong những việc có ảnh hưởng tới hòa bình và an ninh thế giới Nhưng phải thấy được là giải Nobel hòa bình chỉ là 1 giải thưởng mà thôi Nó không hề có tính ràng buộc nào hết Cho nên cho cho dù có nhận giải Nobel thì 1 khi phải đặt quyền lợi quốc gia lên trên hết, thì dĩ nhiên người ta sẽ chọn quyền lợi quốc gia Cho nên, có thể luống ý kiến này suy nghĩ hơi thiếu thực tế

Đối với quan điểm cho rằng Ủy ban Nobel trao giải cho Obama vì động cơ chính trị cũng khó có thể xác nhận điều này Những người theo quan điểm này có thể cho rằng trong khi Ủy ban xét giải thì việc thương thảo chuyện tăng quân tới Afghanistan đang diễn ra Và sau đúng 1 tuần khi Obama phê chuẩn việc tăng quân tới Afghanistan thì Ủy ban đã chính thức công bố người đoạt giải là Obama Việc trao giải này có thể coi là mang động cơ chính trị khi nó gần như là 1 việc làm cổ súy cho hành động tăng quân của Obama, cổ súy cho “chiến tranh chính nghĩa” mà Obama đã từng nói, làm khỏa lấp đi ý nghĩa sâu xa của việc tăng quân này Thực ra thì việc này cũng có thể có chứ không phải là không Bởi vì có 1 thực tế rất rõ ràng là giải Nobel hòa bình ngày càng bị lợi dụng vào việc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia hay mang động cơ chính trị chứ không hoàn toàn mang tính chất ban đầu nữa Với những ý kiến dạng này, cũng không thể bỏ qua hoàn toàn được Trên chính trường thế giới, chuyện gì cũng có thể xảy ra được Kissinger ở Mỹ, Lech Walesa ở Ba Lan hay Gorbachov ở

Ngày đăng: 02/05/2024, 22:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan