- Điêu khắc có nhiều hình thức sáng tạo tác phẩm như đục, đẽo, tạc, nhằm mục đích loại bỏ những phần thừa hoặc lắp ráp, sửa chữa những phần cần thiết.- Điêu khắc có thể để màu tự nhiên n
Trang 1KHOA MỸ THUẬT & THIẾT KẾMÔN NGHỆ THUẬT HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI:NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM
Giảng viên: Vũ Thị TrangLớp: 232_71TART20012_09
Nhóm: Điêu khắc
TP Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 5 năm 2024
Trang 21.1.Khái niệm:
1.2.Đặc trưng:
a) Kỹ thuật:
b) Chất liệu:
2 NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM:
2.1.Điêu khắc thời kỳ Văn Lang:
2.3.Điêu khắc thời Trần (1225 – 1400): 13
2.4.Điêu khắc thời Trịnh ( 1778 – 1802): 15
2.5.Điêu khắc thời Lê (Lê Sơ – Lê Trung Hưng) (1428 – 1789) 16
a) Thời Lê Sơ (1428-1527): 16
b) Thời Lê Trung Hưng (1533-1789): 18
2.6.Điêu khắc thời Nguyễn ( 1802 – 1945) 20
2.7.Điêu khắc thời hiện đại: 22
3 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT: 23
3.1.Giá trị tinh hoa văn hóa qua các loại hình điêu khắc 23
3.2.Vai trò của điêu khắc đối với bảo tồn văn hóa Việt 26
4 KẾT LUẬN: 27
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM:
Trang 5- Điêu khắc có nhiều hình thức sáng tạo tác phẩm như đục, đẽo, tạc, nhằm mục đích loại bỏ những phần thừa hoặc lắp ráp, sửa chữa những phần cần thiết.- Điêu khắc có thể để màu tự nhiên như màu của thân của gỗ, đá, đất nung…hoặc cũng có thể phủ màu từ đơn sắc (sơn son) đến tô vẽ hay trộn, đúc tự do đủ màu.
- Trên thế giới hiện nay có rất nhiều tác phẩm điêu khắc mang giá trị lịch sử và ý nghĩa chính trị, là biểu tượng mang tầm quốc gia hay là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
1.2 Đặc trưng:
a) Kỹ thuật:
- Phương pháp tạc: là cách nghệ nhân sử dụng các dụng cụ như máy mài, máycắt, búa, lưỡi đục, dao đục để tác động lên khối chất rắn như gỗ, đá, để tạo ra tác phẩm điêu khắc theo ý muốn Bằng cách loại bỏ các phần gỗ hoặc đá thừa không đúng vị trí, người thợ có thể tạo hình các lớp nhân vật hay phong cảnh Việc tạo độ lồi lõm giúp cho những tác phẩm nghệ thuật trở nên sống động và đẹp mắt hơn
Bức chạm khắc cảnh thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh ở đình Phù Lão
Trang 6phù điêu hay bức tượng Khi đã có mẫu, có thể đổ khuôn và dễ dàng tạo hình Đất sét cũng có thể được đốt nung để tạo thành gốm, sành hay sứ.
Tranh Phù Điêu Xi Măng- Phương pháp đúc: là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình hoàn thiện một tác phẩm điêu khắc Khi đã có mẫu, người thợ có thể tạo ra khuônvà sử dụng nó để đúc thành tượng hoặc phù điêu Nguyên liệu để đúc có thể là đồng, thạch cao hoặc nhựa compsite lỏng, sử dụng các hợp chất lỏng có thể đông đặc để tạo hình trong khuôn Khuôn có thể được tạo bằng đất, nhựa silicon hoặc thạch cao, tùy thuộc vào sự lựa chọn phù hợp với từng sản phẩm để tạo ra khuôn đúc
Trang 7Tượng Phật đồng nghìn tay nghìn mắt của làng nghề đúc đồng Phường Đúc, Huế.
b) Chất liệu:
- Composite: nhựa composite hay còn gọi là compozit được tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau Trong đó loại composite phổ biến và được ứng dụng tạo nên các tác phẩm phù điêu composite- một loại hình điêu khắc- là compsite nền kim loại Các tác phẩm điêu khắc composite đẹp và sắc nét hơn so với các tác phẩm điêu khắc làm từ xi măng hay thạch cao
- Thạch cao: là vật liệu sạch và thân thiện với với môi trường, dễ điêu khắc tạohình nên thạch cao là lựa chọn tốt nhất khi xây dựng vách ngăn, trần và điêu khắc tạo hình Bên cạnh đó thạch cao còn rất bền, mát, dễ dàng tạo được hoa văn theo ý thích vàkhông bị nấm mốc
- Xi măng: là loại vật liệu kết dính thủy lực ở dạng bột mịn hỗn hợp, có màu đen xám Trong nghệ thuật điêu khắc, tranh phù điêu xi măng là những tác phẩm được chạm khắc trên một bề mặt, thường là một tấm tranh, hoặc một bức tường đắp phù điêuchất liệu xi măng là sự kết hợp của nghệ thuật hình ảnh hai chiều và nghệ thuật điêu khắc 3 chiều
- Đá ánh: Chất liệu đá ánh gồm các thành phần: composite, butanox, sợi thuỷ tinh, hạt đá thạch anh và 14 hạt đá và bột đá khác nhau Đá ánh tạo được bề mặt có độ xốp, khi có ánh đèn rọi thì bề mặt sản phẩm rất mướt và óng ánh, trong sản phẩm có thành phần đá Thạch anh Theo phong thủy đá Thạch anh tạo sự hưng thịnh và luồng khí tốt tươi cho gia chủ Sản phẩm tạo được sự sang trọng
2 NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC VIỆT NAM:
2.1 Điêu khắc thời kỳ Văn Lang:Thời kỳ Văn Lang, kéo dài từ thế kỷ thứ 3 TCN đến thế kỷ thứ 1 TCN, nổi tiếng với nền văn hóa Đông Sơn, đã để lại nhiều di sản nghệ thuật quý giá
- Trong đó trống đồng Đông Sơn là một trong những tác phẩm điêu khắc nổi bật nhất Trống đồng Đông Sơn được chế tác từ đồng, với kích thước trung bình có đường kính mặt trống khoảng 50-70 cm và chiều cao khoảng 40-60 cm Trống có hình dáng tròn, mặt trống phẳng và thân trống hình trụ với đáy phình to Hoa văn trên mặt trống và thân trống được trang trí bằng các họa tiết phức tạp, phản ánh sự phong phú của đời sống và tín ngưỡng của người Việt cổ
Trang 8Trống đồng Đông Sơn
- Trung tâm mặt trống thường được khắc hình sao hoặc mặt trời nhiều tia, xung quanh làcác vòng hoa văn đồng tâm Những họa tiết này không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc, biểu tượng cho quyền lực và địa vị xã hội Hình ảnh conngười và động vật được khắc họa sinh động, miêu tả các hoạt động như lễ hội, chiến đấu, săn bắn, và các loài chim, cá thể hiện sự đa dạng của thiên nhiên
- Trống đồng Đông Sơn không chỉ là một nhạc cụ mà còn là biểu tượng quyền lực, đượcsử dụng trong các nghi lễ tôn giáo và xã hội Các tác phẩm này thể hiện kỹ thuật đúc
Trang 9đồng tiên tiến và khả năng sáng tạo vượt bậc của người Việt cổ Hoa văn trên trống được khắc tinh tế, phản ánh trình độ nghệ thuật cao và óc sáng tạo của người làm Hìnhảnh mặt trời nhiều tia ở trung tâm thể hiện sự tôn thờ mặt trời, một biểu tượng quan trọng trong tín ngưỡng nông nghiệp.
- Ngoài ra, tượng nam nữ trên thạp đồng Đào Thịnh cũng rất nổi tiếng Thạp có dáng hình trụ, thuôn dần xuống đáy, nắp đậy hình nón cụt, ở giữa có hình mặt trời 12 tia, xung quanh có 11 vành hoa văn Đặc biệt trên nắp thạp có 4 cặp tượng trai gái đang giao hợp Trai thì xõa tóc, ngang hông đeo dao găm, đóng khố Gái thì váy ngắn Bộ phận sinh dục của nam giới được thể hiện rất rõ, chứng tỏ người xưa cố ý khi đặt khối tượng này trên nắp thạp phản ánh khát vọng sinh sôi nẩy nở, sự phồn thịnh của con người và vạn vật Trên thân đúc nổi 25 băng hoa văn: răng cưa, vòng tròn tiếp tuyến…bên trong thạp chứa nhiều than tro và răng người
Thạp Đào Thịnh đang được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Trang 10Một trong những cặp tượng trai gái đang giao duyên trên nắp thạp Đào Thịnh.
Hoa văn trang trí trên thạp đồng Đào Thịnh.- Trang trí hoa văn trên thạp gần gũi với cách trang trí trên trống đồng Ngọc Lũ Giữa
nắp thạp có hoa văn hình ngôi sao 12 cánh tượng trưng cho hình mặt trời Xung quanh ngôi sao là các vành hoa văn hình học điển hình của văn hóa Đông Sơn Đáng chú ý cóđàn chim xòe cánh, mỏ dài bay ngược chiều kim đồng hồ Điểm nhấn của nắp thạp
Trang 11chính là những khối tượng người Xét về độ tinh xảo của hoa văn và kỹ thuật đúc, thạpĐào Thịnh có thể sánh ngang với những trống Đông Sơn như Ngọc Lũ, Hoàng Hạ.- Thạp đồng Đào Thịnh là bản thông điệp của quá khứ gửi cho thế hệ mai sau về cuộc
sống vật chất và quan niệm phồn thực, khát vọng sinh sôi nẩy nở của con người và vạnvật của cư dân nông nghiệp lúa nước
2.2 Điêu khắc thời Lý (1010 - 1225):Điêu khắc thời Lý khá tinh vi và cân đối, chủ yếu trên gốm và trên đá Đề tài điêu khắc cũng rất đa dạng và độc đáo Nhưng thường là các chủ đề về thiên nhiên như mây, nước, hoa sen, hoa cúc Đặc biệt, hình tượng con rồng với nhiều nếp cong mềm mại, tượng trưng cho nguồn nước, niềm mơ ước cho cư dân trồng lúa
Tượng rồng thời lý Trang trí chim phượng trên lá đề thời Lý
Dựa trên các hiện vật điêu khắc đá và gốm được khai quật và còn được lưu giữ đến hiện nay Người ta chỉ thấy rồng được tạc dưới dạng phù điêu, không thấy chạm chìm và chạm tròn Những con rồng thân tròn và khá dài, không có vẩy Thân người uốn khúc mềm mại và thon dài từ đầu tới chân Tạo cảm giác hình tượng rồng rất nhẹ nhàng và thanh thoát Các nhà nghiên cứu gọi đây là rồng hình giun hay hình dây
Trang 12Tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích.Kỹ thuật điêu khắc tinh xảo của tượng thể hiện qua các chi tiết tỉ mỉ trên khuôn mặt, y phục vàtư thế ngồi thiền của Phật Các đường nét mềm mại của tượng mang lại cảm giác thanh thoát và bình yên, phản ánh đặc trưng nghệ thuật thời Lý Tượng Phật A Di Đà không chỉ là biểu tượng của sự từ bi và trí tuệ mà còn đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng và thiền định củaPhật giáo thời kỳ này.
Trang 13Được chạm khắc từ đá, đầu rồng có chiều dài khoảng 1 mét và có niên đại từ thế kỷ 11-12 Đầu rồng được khắc với các đường nét uyển chuyển, tinh tế, phản ánh kỹ thuật điêu khắc cao cấp của thời Lý Các chi tiết như vảy rồng, râu và mắt được chạm khắc tỉ mỉ và sống động, tạonên hình ảnh rồng mạnh mẽ và uy nghi Rồng là biểu tượng của quyền lực, sức mạnh và sự uy nghiêm, thường xuất hiện trong kiến trúc hoàng gia và tôn giáo thời Lý Hình ảnh rồng còn mang ý nghĩa bảo vệ và mang lại sự may mắn, thịnh vượng.
Các tác phẩm điêu khắc thời Lý như tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích, tượng Kim Cương chùa Tây Phương và đầu rồng ở Điện Kính Thiên không chỉ là những tuyệt tác nghệ thuật mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa, tôn giáo sâu sắc Chúng phản ánh kỹ thuật điêu khắc tinh xảo, sự sáng tạo và tâm linh của người Việt cổ, đồng thời là những biểu tượng quan trọng trong văn hóa và tín ngưỡng thời kỳ Lý
2.3 Điêu khắc thời Trần (1225 – 1400):Nghệ thuật điêu khắc thời Trần chịu ảnh hưởng cũng như tiếp nối từ thời nhà Lý cách tạo hìnhhiện thực khoáng đạt và khỏe khoắn hơn Phong cách mạnh mẽ, khái quát và quan tâm đến tính biến động của cấu trúc tổng thể hơn là hình mô tả Nhờ vào sự giao lưu văn hóa rộng rãi cùng tinh thần thượng võ được phát huy mạnh mẽ
Những công trình điêu khắc được thể hiện trong cung điện, chùa chiền, dinh thự và lăng mộ vua chúa được đánh giá là có bước tiến bộ và tinh xảo hơn so với thời Lý Đạo Phật thời nhà Trần vẫn thịnh hành mặc dù công trình chùa chiền không được đồ sộ như thời Lý Điêu khắc Phật giáo hiện chưa tì được pho tượng nào Nhưng vẫn còn lại rất nhiều bệ tượng đá hoa sen hình hộp
Trang 14Đầu rồng thời Lý và thời Trần rất giống nhau vẫn có thể phân biệt được bởi đầu rồng không có nhiều chi tiết phức tạp như thời Lý Thân rồng vẫn giữ được dáng dấp như thời Lý Hình rồng được chạm khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm Các đường cong tròn nối nhau,
Trang 15khúc trước lớn, khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc một, có dạng hình răng cưa lớn, nhọn.
2.4 Điêu khắc thời Trịnh ( 1778 – 1802):Thời Trịnh, từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, là giai đoạn nổi bật với sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật điêu khắc, đặc biệt là các tác phẩm mang tính tôn giáo và cung đình Một trong những tác phẩm điêu khắc nổi bật nhất của thời kỳ này là tượng Hộ Pháp và La Hán tại chùa Bút Tháp và chùa Tây Phương
Tượng Hộ Pháp hiền từ trông xuống dân chúng
Tượng Hộ Pháp tại chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, là một trong những tác phẩm điêu khắc nổi bật của thời Trịnh Tượng được chế tác từ gỗ, với chiều cao khoảng 2 mét, thể hiện hình ảnh uy nghiêm và mạnh mẽ của các vị thần bảo vệ Phật pháp Kỹ thuật điêu khắc tinh xảo được thể hiện qua từng chi tiết chạm khắc trên khuôn mặt, cơ bắp và trang phục của tượng Các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát và sinh động mang lại cảm giác thực và thần thái cho các vị Hộ Pháp Tượng không chỉ đóng vai trò trang trí mà còn mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc, biểu trưng cho sự bảo vệ và quyền lực, giúp xua đuổi tà ma và bảo vệ Phật pháp
Trang 16
18 vị La Hán, chùa Tây PhươngNgoài ra, tượng La Hán tại chùa Tây Phương, Hà Nội, cũng là một ví dụ tiêu biểu của nghệ thuật điêu khắc thời Trịnh Được chế tác từ gỗ, các tượng La Hán có chiều cao khoảng 1,5-2 mét, thể hiện chân dung của 18 vị La Hán với các biểu cảm và tư thế khác nhau Mỗi tượng LaHán là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, phản ánh sự phong phú trong biểu cảm và tư duy nghệ thuật của người thợ điêu khắc Các chi tiết trên tượng được chạm khắc tỉ mỉ, từ nét mặt, ánh mắt, đến y phục và cử chỉ, tạo nên sự sống động và chân thực Tượng La Hán không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn là biểu tượng của sự giác ngộ, từ bi và trí tuệ trong Phật giáo
2.5 Điêu khắc thời Lê (Lê Sơ – Lê Trung Hưng) (1428 – 1789)
a) Thời Lê Sơ (1428-1527):
Thời Lê Sơ (1428-1527) là một trong những thời kỳ thịnh vượng nhất của lịch sử Việt Nam, nổi bật với những thành tựu to lớn trong nghệ thuật và văn hóa Trong lĩnh vực điêu khắc, thời kỳ này để lại nhiều tác phẩm quan trọng, đặc biệt là các tượng Phật và các chi tiết trang trí kiến trúc đình, chùa
Trang 17Đầu dư đình Thổ Tang “Uống rượu” bây đình Thổ TangTác phẩm điêu khắc đáng chú ý khác là các bức phù điêu trang trí tại đình Thổ Tang, Vĩnh Phúc Các bức phù điêu này được chạm khắc từ gỗ, mô tả các cảnh sinh hoạt hàng ngày, cảnh
Trang 18dứa rất đẹp mắt và sống động Trên cửa vọng treo bức hoành phi Hòa Vi Quý (Hòa là quý) Bên trái cửa võng gần hậu cung còn có bức chạm cảnh sinh hoạt của đời sống nông thôn Việt Nam, thể hiện cảnh một gia đình với trung tâm bức chạm là hình ảnh một đôi trai gái đang tìnhtự Bốn góc bức chạm tả cảnh sinh hoạt trong cuộc sống gia đình: Từ cảnh chồng đèn sách, vợ chăm con… Có thể nói, những bức chạm này không chỉ đạt tới độ điêu luyện trong kỹ thuật điêu khắc gỗ dân gian, từ bố cục, tạo dáng, đục bong chạm thùng mà còn mang những nội dung và triết lý nhân sinh sâu sắc.
Tượng Quan Âm Bồ Tát tại chùa Thầy, Hà Nội.Tượng được làm từ đồng, cao khoảng 1,2 mét, thể hiện hình ảnh Quan Âm Bồ Tát trong tư thếđứng trên tòa sen, với nét mặt từ bi và hiền hòa Các chi tiết trên tượng, từ khuôn mặt, y phục đến tòa sen, đều được chạm khắc tỉ mỉ, thể hiện kỹ thuật điêu khắc đồng tinh xảo của thời Lê Sơ Tượng Quan Âm Bồ Tát không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của lòng từ bi, mang lại sự an lành và bình yên cho người dân
b) Thời Lê Trung Hưng (1533-1789):
Thời Lê Trung Hưng (1533-1789) là giai đoạn phục hưng của triều đại Lê sau thời kỳ nhà Mạcnắm quyền Đây là thời kỳ có nhiều biến động nhưng cũng có những thành tựu đáng kể trong
Trang 19nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật điêu khắc Một số tác phẩm điêu khắc nổi bật của thời kỳ này gồm các tượng Phật và các chi tiết trang trí đình chùa.
Tượng Phật là Quan âm “nghìn mắt nghìn tay” chùa Hạ (Vĩnh Yên)
Trang 20một con mắt Kỹ thuật điêu khắc gỗ thời kỳ này rất tinh xảo, thể hiện qua các chi tiết tỉ mỉ và sống động trên khuôn mặt, y phục và các pháp khí Tượng không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt mỹ mà còn mang ý nghĩa tôn giáo sâu sắc, tượng trưng cho lòng từ bi và khả năng cứu độ chúng sinh của Quan Âm.
Ngoài ra, tác phẩm điêu khắc nổi bật khác là các bức chạm khắc trang trí tại đình Tây Đằng, Hà Nội Các bức chạm khắc này được chế tác từ gỗ, miêu tả các cảnh sinh hoạt hàng ngày, cảnh chiến đấu và các truyền thuyết dân gian Đặc biệt, kỹ thuật chạm khắc gỗ thời Lê Trung Hưng thể hiện sự khéo léo và tinh xảo, với các chi tiết được chạm rất tỉ mỉ và sống động Các hình ảnh trên các bức chạm khắc không chỉ có giá trị nghệ thuật mà còn phản ánh cuộc sống và văn hóa của người Việt thời kỳ này
Với các tác phẩm còn lưu giữ đến ngày nay như Tượng Phật là Quan Âm “nghìn mắt nghìn tay” chùa Hạ (Vĩnh Yên), Tượng Phật Bà Quan m “nghìn mắt nghìn tay” chùa Bút Tháp (Bắc Ninh),… Và các tác phẩm điêu khắc trong đình làng như đình Phù Lão, Chu Quyến, Thổ Tang,Liên Hiệp, Hương Lộc,…
2.6 Điêu khắc thời Nguyễn ( 1802 – 1945)Chịu ảnh hưởng khá nhiều từ phương Tây Điều này được thể hiện qua kiến trúc và điêu khắc trong lăng mộ của vị vua triều đại này.Năm 1925, trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời có bước ngoặt mới, hội hoạ với các nghệ sỹ có tên tuổi bắt đầu thay thế địa vị độc tôn của nghệ thuật điêu khắc cổ