1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế

168 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
Tác giả Nguyễn Tấn Duy
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Hồng Luân
Trường học Đại học Quốc gia Tp. HCM
Chuyên ngành Công nghệ và quản lý xây dựng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 168
Dung lượng 2 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ (16)
    • 1.1. Giới thiệu chung (16)
    • 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu (16)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (17)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.5. Đóng góp của luận văn (18)
    • 1.6. Cấu trúc của luận văn (18)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN (19)
    • 2.1. Tổng quan về chậm trễ tiến độ thi công (19)
      • 2.1.1. Định nghĩa chậm trễ tiến độ thi công (19)
      • 2.1.2. Các tác hại của việc thi công chậm tiến độ (20)
    • 2.2. Các nghiên cứu về chậm trễ tiến độ trong ngành xây dựng (20)
    • 2.3. Tổng hợp các nhân tố gây chậm trễ tiến độ liên quan nhà thầu thi công (37)
      • 2.3.1. Nhóm các nhân tố liên quan đến máy móc, thiết bị, vật tư (39)
      • 2.3.2. Nhóm các nhân tố liên quan đến nhân lực (39)
      • 2.3.3. Nhóm các nhân tố liên quan đến đặc điểm, chính sách của nhà thầu24 2.3.4. Nhóm các nhân tố liên quan đến các công tác chuẩn bị (39)
      • 2.3.5. Nhóm các nhân tố liên quan đến các công tác lúc thi công (40)
      • 2.3.6. Nhóm các nhân tố liên quan đến các điều kiện bên ngoài (40)
    • 2.4. Tóm tắt chương 2 (41)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (42)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (42)
    • 3.2. Quy trình khảo sát dữ liệu (44)
      • 3.2.1. Thiết kế bảng câu hỏi (44)
      • 3.2.2. Nội dung bảng câu hỏi khảo sát (44)
      • 3.2.3. Kích thước mẫu (44)
      • 3.2.4. Phương pháp thu thập dữ liệu (45)
    • 3.3. Công cụ phân tích dữ liệu (45)
    • 3.4. Tóm tắt chương 3 (46)
  • CHƯƠNG 4. THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU (47)
    • 4.1. Thu thập và xử lý số liệu (47)
    • 4.2. Thống kê mô tả (47)
      • 4.2.1. Thời gian công tác trong ngành xây dựng (47)
      • 4.2.2. Vị trí công tác (48)
      • 4.2.3. Số dự án từng tham gia (49)
      • 4.2.4. Quy mô dự án (50)
      • 4.2.5. Lĩnh vực hoạt động (51)
    • 4.3. Xếp hạng các nhân tố gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu (52)
      • 4.3.1. Xếp hạng theo khả năng xảy ra (52)
      • 4.3.2. Xếp hạng theo mức độ ảnh hưởng (55)
      • 4.3.3. Tổng hợp xếp hạng theo mức độ quan trọng (57)
    • 4.4. Kiểm định quan điểm đánh giá của nhóm “GĐDA & CHT/CHP” với nhóm “Tư vấn giám sát” (61)
    • 4.5. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo (61)
      • 4.5.1. Thang đo các nhân tố liên quan đến máy móc, thiết bị, vật tư (62)
      • 4.5.2. Thang đo các nhân tố liên quan đến nhân lực (62)
      • 4.5.3. Thang đo các nhân tố liên quan đến đặc điểm, chính sách nhà thầu 48 4.5.4. Thang đo các nhân tố liên quan đến công tác chuẩn bị (63)
      • 4.5.5. Thang đo các nhân tố liên quan đến công tác thi công (64)
      • 4.5.6. Thang đo các nhân tố liên quan đến điều kiện bên ngoài (65)
      • 4.5.7. Thang đo các nhân tố gây chậm trễ tiến độ (65)
    • 4.6. Phân tích nhân tố khám phá EFA (69)
      • 4.6.1. Lý thuyết về phân tích nhân tố khám phá EFA (69)
      • 4.6.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA (70)
    • 4.7. Phân tích nhân tố khẳng định CFA (75)
      • 4.7.1. Lý thuyết về phân tích nhân tố khẳng định CFA (75)
      • 4.7.2. Mô hình phân tích nhân tố khẳng định ban đầu (77)
      • 4.7.3. Mô hình phân tích nhân tố khẳng định hiệu chỉnh (81)
        • 4.7.3.1. Giá trị hội tụ (85)
        • 4.7.3.2. Độ tin cậy của thang đo (86)
        • 4.7.3.3. Giá trị phân biệt (88)
        • 4.7.3.4. Tính đơn nguyên (89)
    • 4.8. Xây dựng mô hình SEM (89)
      • 4.8.1. Lý thuyết về mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (89)
      • 4.8.2. Mô hình cấu trúc ban đầu (91)
      • 4.8.3. Mô hình cấu trúc hiệu chỉnh (96)
      • 4.8.4. Kiểm định bootstrap (100)
    • 4.9. Tóm tắt chương 4 (101)
  • CHƯƠNG 5. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, HẠN CHẾ CHẬM TRỄ TIẾN ĐỘ CHO NHÀ THẦU THI CÔNG (103)
    • 5.1. Đề xuất các giải pháp (103)
    • 5.2. Đánh giá các giải pháp (106)
    • 5.3. Tóm tắt chương 5 (113)
  • CHƯƠNG 6. KIỂM NGHIỆM THỰC TẾ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHẬM TRỄ TIẾN ĐỘ DO NHÀ THẦU THI CÔNG (115)
    • 6.1. Mục đích chương (115)
    • 6.2. Giới thiệu sơ bộ công trình thực tế (115)
    • 6.3. Áp dụng kết quả nghiên cứu để phân tích các nguyên nhân (117)
    • 6.4. Tóm tắt chương 6 (122)
  • CHƯƠNG 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (123)
    • 7.1. Kết luận (123)
    • 7.2. Kiến nghị (124)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (126)
  • PHỤ LỤC (128)
    • 1. Các nhân tố liên quan đến máy móc, thiết bị, vật tư (145)
    • 2. Các nhân tố liên quan đến nhân lực (145)
    • 3. Các nhân tố liên quan đến đặc điểm, chính sách của nhà thầu (146)
    • 4. Các nhân tố liên quan đến công tác chuẩn bị (146)
    • 5. Các nhân tố liên quan đến công tác thi công (146)
    • 6. Các nhân tố liên quan đến điều kiện bên ngoài (147)
    • 7. Các nhân tố gây chậm trễ tiến độ (147)

Nội dung

Nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ trong xây dựng là do nhiều bên và nhiều yếu tố tác động, từ chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu; cho đến các yếu tố bên ngoài như thời tiết, môi trường

TỔNG QUAN

Tổng quan về chậm trễ tiến độ thi công

Chậm trễ là các hoạt động hoặc các sự kiện có thời gian hoàn thành lớn hơn thời gian cần thiết dự kiến (Stumpf, George R., 2000) Trong xây dựng, chậm trễ tiến độ là khoảng thời gian mà các hạng mục của dự án thi công kéo dài hoặc hoàn thành không đúng hạn (Bramble và Callahan, 1987) Nói tóm lại, chậm trễ tiến độ là một tình huống xảy ra mà các công việc sẽ bị thực hiện chậm lại và được hoàn thành không đúng hạn đã đề ra

Có nhiều cách tiếp cận để phân loại chậm trễ trong xây dựng Nếu phân loại theo nguyên nhân xảy ra chậm trễ, có các loại chậm trễ như sau: chậm trễ không thể tha thứ, chậm trễ có thể tha thứ - không bồi thường, chậm trễ có thể tha thứ - có thể bồi thường

Hình 2.1 Phân loại chậm trễ theo nguyên nhân xảy ra

(Nguồn: Theodore Trauner - Construction delay, Second edition, 2009) [16]

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 5

Chậm trễ không thể tha thứ: loại chậm trễ do thất bại của nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ, nhà cung cấp vật tư trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Thông thường, hầu hết các hợp đồng không chấp nhận bất cứ đền bù nào cho nhà thầu về thời gian và chi phí do lỗi chậm trễ này gây ra Ngược lại nhà thầu có trách nhiệm lấy lại tiến độ đã mất hoặc bị phạt do thiệt hại của việc hoàn thành dự án chậm trễ

Chậm trễ có thể tha thứ - không bồi thường: loại chậm trễ này gây ra bởi bên thứ ba, không phải do nhà thầu hay chủ đầu tư mà do các điều kiện bên ngoài như thời tiết, khủng bố, thiên tai, thông thường nhà thầu được kéo dài thời gian hoàn thành dự án nhưng không được đền bù chi phí phát sinh

Chậm trễ có thể tha thứ - có thể bồi thường: loại chậm trễ này gây ra bởi chủ đầu tư hoặc do một bên chủ đầu tư chịu trách nhiệm: tư vấn, ban quản dự án Trong trường hợp này các nhà thầu có thể gia tăng thời gian cho công việc của mình và có thể yêu cầu đền bù cho những chi phí phát sinh

2.1.2 Các tác hại của việc thi công chậm tiến độ Theo Arditi et al.(1985), thì sự chậm trễ của các dự án xây dựng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng có thể làm chậm sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng nói riêng và ảnh hưởng đến hầu hết các ngành kinh tế khác Đối với chủ đầu tư: chậm trễ tiến độ làm tăng chi phí, làm giảm doanh thu và sụt giảm thương hiệu Đổi với nhà thầu: làm gia tăng chi phí và mất uy tín của nhà thầu Đối với đơn vị tư vấn: làm giảm niềm tin ở các chủ đầu tư và sự ra đi của các khách hàng tương lai.

Các nghiên cứu về chậm trễ tiến độ trong ngành xây dựng

o Nhân tố chậm trễ liên quan đến tư vấn: tư vấn giám sát thiếu kinh nghiệm, mâu thuẫn giữa tư vấn và kỹ sư thiết kế, tư vấn chậm trễ việc phê duyệt những thay đổi lớn trong phạm vi công việc (scope of work) nhà thầu, chậm trễ

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 6 trong việc thực hiện kiểm tra và nghiệm thu, nghiên cứu công trường không chính xác, tư vấn hỗ trợ không đầy đủ cho quản lý dự án, chậm trễ trong xem xét và phê duyệt hồ sơ thiết kế, kém trong thông tin và phối hợp với các bên o Nhân tố chậm trễ liên quan đến nhà thầu: thường xuyên thay đổi thầu phụ, nhà thầu không đủ kinh nghiệm, biện pháp thi công không thích hợp, bộ phận quản lý dự án thiếu năng lực, lên kế hoạch và tiến độ cho dự án không hiệu quả, công nghệ kỹ thuật cũ, kém trong thông tin và phối hợp với các bên, yếu kém của quản lý công trường và giám sát, phải làm lại do làm sai, nhà thầu phụ không đáng tin cậy o Nhân tố chậm trễ liên quan đến thiết kế: sự phức tạp của thiết kế, thay đổi thiết kế bởi chủ đầu tư trong quá trình xây dựng, thiết kế bị lỗi do người thiết kế, khảo sát và thu thập dữ liệu không đầy đủ trước khi thiết kế, thiếu kinh nghiệm của đội ngũ thiết kế, sai sót và chậm trễ trong việc hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế, sự hiểu nhầm của thiết kế đối với yêu cầu của chủ đầu tư, yếu kém trong việc sử dụng các phần mềm thiết kế tiên tiến, bản vẽ thiết kế cung cấp thông tin không rõ ràng và đầy đủ o Nhân tố chậm trễ liên quan đến trang thiết bị: vấn đề phân bổ thiết bị, máy móc thiết bị thường xuyên hỏng hóc, thiết bị không thích hợp, thiếu thiết bị hiện đại, hiệu quả của thiết bị thi công thấp, thiếu thiết bị, huy động thiết bị chậm o Nhân tố chậm trễ liên quan đến yếu tố bên ngoài: tai nạn trong quá trình xây dựng, những thay đổi trong quy định của chính phủ và pháp luật, xung đột chiến tranh và thế lực thù địch, chậm trễ trong việc xin giấy phép xây dựng, chậm trễ trong việc nghiệm thu và chứng nhận cuối cùng của bên thứ ba, sự chậm trễ trong việc cung cấp các dịch vụ tiện ích như điện, nước…, do khủng hoảng tài chính toàn cầu, mất thời gian do vấn đề kiểm soát giao thông và sự giới hạn mặt bằng của công trường, thiên tai (lũ lụt, bão, động đất…), biến động về giá, vấn đề với công trình lân cận, giải phóng mặt bằng chậm, điều kiện bề mặt và bên dưới mặt đất không mong đợi (loại đất, mực nước ngầm cao), điều kiện thời tiết không thuận lợi (mưa, nắng to)

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 7 o Nhân tố chậm trễ liên quan đến công nhân lao động: do vắng mặt, động lực và tinh thần lao động thấp, năng suất lao động thấp, mâu thuẫn cá nhân trong lao động, thiếu lao động, huy động công nhân lao động chậm, lao động thiếu chất lượng và không đủ kinh nghiệm o Nhân tố chậm trễ liên quan đến vật tư: thay đổi loại và thông số kỹ thuật của vật tư trong quá trình thi công, nguy hiểm do việc sắp xếp vật tư, chậm trễ trong công tác sản xuất vật tư, sự leo thang của giá cả vật tư, cung cấp vật tư chậm, công tác thu mua vật liệu xây dựng kém, vật liệu xây dựng chất lượng kém, thiếu vật liệu xây dựng, nhà cung cấp vật liệu không uy tín o Nhân tố chậm trễ liên quan đến chủ đầu tư: thay đổi yêu cầu, mâu thuẫn giữa các chủ đầu tư - cùng đầu tư dự án, chậm trễ trong việc phê duyệt hồ sơ thiết kế, chậm trễ tiến độ thanh toán, chậm trễ trong việc phân phối đến công trường, sai lầm trong việc nghiên cứu sự khả thi của dự án, thiếu người đại diện có khả năng, chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm trong các dự án xây dựng, thiếu sự ưu đãi cho nhà thầu để hoàn thành trước thời hạn, thông tin và phối hợp giữa các bên kém, chậm trong việc ra quyết định, tạm ngưng công trình do ý chủ đầu tư o Nhân tố chậm trễ liên quan đến dự án: sự phức tạp của dự án, hình phạt cho việc chậm trễ không hiệu quả, tranh chấp pháp lý giữa các bên tham gia dự án, thời gian thi công ngắn theo hợp đồng ban đầu, điều khoản hợp đồng bất lợi (phụ thuộc loại hợp đồng xây dựng như chỉ định thầu, chìa khóa trao tay…, và loại đấu thầu như thương lượng, giá thầu thấp…)

(2) Nghiên cứu về xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công đối với dự án nhà ở công cộng Singapore của Bon-Gang Hwang, Xianbo Zhao, Si Yi Ng, Singapore (2012) [2] đã chỉ ra 18 nhân tố như sau: o Chỉ huy công trường: liên quan đến điều phối vật tư, đôn đốc kỹ sư công trường, kiểm tra dự án và thông tin giữa các bên o Tài chính của nhà thầu o Sự phối hợp giữa các bên o Sự chuẩn bị về kế hoạch tiến độ và cập nhật o Kinh nghiệm của nhà thầu

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 8 o Biện pháp thi công o Kinh nghiệm của tư vấn o Thiết lập các điều kiện thi công o Tốc độ ra quyết định của chủ đầu tư o Tài chính của chủ đầu tư trong quá trình xây dựng o Thiết kế thay đổi bởi chủ đầu tư trong quá trình thi công o Kinh nghiệm của chủ đầu tư o Thời gian thi công được đưa ra bởi chủ đầu tư o Nhân công, lao động o Nhân viên quản lý dự án o Trang thiết bị o Vật tư o Điều kiện không gian của công trường: bởi vì công trường có điều kiện không gian chật hẹp sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển vật tư, thiết bị và công nhân gây chậm trễ tiến độ thi công

Nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thi công và xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chậm trễ tiến độ của dự án nhà ở công cộng Singapore, chưa đi sâu tìm hiểu và phân tích nhân tố nào thuộc trách nhiệm của nhà thầu và chưa tìm xem mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau

(3) Nghiên cứu của Adel Al‐Kharashi & Martin Skitmore, A rập Saudi (2009) [3] về nguyên nhân của sự chậm trễ các dự án xây dựng trong nước A rập Saudi, trong đó các nguyên nhân liên quan đến nhà thầu bao gồm: o Kinh nghiệm của nhà thầu o Năng lực yếu của nhân viên kỹ thuật nhà thầu o Thường xuyên thay đổi thầu phụ vì họ làm việc không hiệu quả o Việc kiểm soát tiến độ dự án không hiệu quả bởi nhà thầu o Khó khăn về tài chính cho dự án của nhà thầu o Sự phối hợp kém của nhà thầu với các bên tham gia dự án o Trao đổi, thông tin bởi nhà thầu với các bên tham gia dự án kém

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 9 o Mâu thuẫn trong tiến độ thi công của thầu phụ trong việc thực hiện dự án o Mâu thuẫn giữa nhà thầu với các bên (tư vấn và chủ đầu tư) o Chậm trễ trong việc khảo sát công trường của nhà thầu o Việc thay đổi những nhân sự quan trong của nhà thầu o Sự tham gia của bộ phân văn phòng công ty nhà thầu không hiệu quả trong việc hỗ trợ, kiểm soát dự án o Việc lập tiến độ của nhà thầu không hợp lý o Việc lên kế hoạch của nhà thầu không hợp lý o Nghiên cứu về kỹ thuật thi công, biện pháp thi công của nhà thầu trong giai đoạn đấu thầu không thích hợp o Biện pháp thi công thực tế tại công trường không hợp lý o Sự chậm trễ trong việc chuẩn bị để nộp thầu o Thầu phụ thi công chậm trễ o Chỉ huy công trường và giám sát yếu kém o Tăng thêm các dự án mới o Việc quản lý chất lượng của nhà thầu không hiệu quả o Quản lý dòng tiền o Việc quản lý lỏng lẻo các nguyên tắc an toàn của nhà thầu o Tổ chức, bố trí mặt bằng thi công không hợp lý o Các vấn đề nội bộ của công ty o Chậm trễ trong việc huy động của công trường (về máy móc, thiết bị, nhân công…) o Làm lại do làm sai trong quá trình thi công (4) Nghiên cứu của Wa’el Alaghbari et al, Malaysia (2007) [4] đưa ra các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do trách nhiệm nhà thầu là: o Chậm trễ trong việc phân phối vật tư đến công trường o Thiếu vật tư trên công trường o Các lỗi, defect khi xây dựng o Kỹ năng và kinh nghiệm nhân công kém

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 10 o Thiếu nhân công o Năng suất lao động của công nhân kém o Vấn đề tài chính của nhà thầu o Vấn đề phối hợp với các bên o Thầu phụ thiếu kỹ năng o Thiếu nhân viên công trường của nhà thầu o Chỉ huy công trường yếu kém o Thiếu máy móc thiết bị trên công trường

(5) Nghiên cứu của Frank D.K et al, Ghana (2010) [5] đưa ra các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ theo nhóm: o Yếu tố liên quan đến vật tư:

 Thiếu vật tư trên công trường hoặc trên thị trường

 Phân phối vật tư chậm o Yếu tố liên quan đến nhân lực:

 Thiếu lao động có tay nghề

 Thiếu nhân công o Yếu tố liên quan đến máy móc thiết bị:

 Máy móc thiết bị bị lỗi hoặc hỏng

 Thiếu kỹ năng điều khiển máy móc thiết bị o Yếu tố liên quan đến tài chính:

 Chậm trễ trong việc thanh toán

 Khó khăn trong đánh giá tín dụng o Yếu tố liên quan đến môi trường:

 Điều kiện thời tiết xấu

 Điều kiện thi công ở công trường không thuận lợi: mặt bằng, địa chất o Yếu tố liên quan đến sự thay đổi:

 Chủ đầu tư có những thay đổi

 Những thay đổi cần thiết

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 11

 Sai sót trong việc khảo sát địa chất

 Thay đổi điều kiện thi công trên công trường: mặt bằng, địa chất… o Yếu tố liên quan đến các hành động của chính phủ:

 Chậm trễ trong các thủ tục hành chính, xin giấy phép

 Sự khác biệt giữa tiêu chuẩn thiết kế và tiêu chuẩn xây dựng o Yếu tố liên quan đến hợp đồng:

 Các tranh chấp pháp lý

 Thông tin giữa các bên không phù hợp

 Chẫm trễ trong việc hướng dẫn từ tư vấn

 Chậm trễ của các nhà thầu phụ o Yếu tố liên quan đến việc lập kế hoạch và kiểm soát kỹ thuật:

 Chỉ huy công trường và giám sát yếu kém

 Thiếu chương trình, kế hoạch làm việc

 Tai nạn trong quá trình xây dựng

 Đánh giá thấp chi phí của dự án

 Đánh giá thấp sự phức tạp của dự án

 Đánh giá thiếu chính xác thời gian hoàn thành dự án Tương tự, các nghiên cứu ở các nước khác trên thế giới như Nigieria [6], Ai Cập [7], Indonesia [8] cũng đưa ra các nhân tố tương tự như những nghiên cứu kể trên, và xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc chậm trễ tiến độ của dự án; xem xét mức độ tương quan về hạng các nhân tố giữa các nhóm khảo sát như giữa nhà thầu, chủ đầu tư & tư vấn giám sát, hoặc giữa nhà thầu lớn & nhà thầu nhỏ

(9) Theo nghiên cứu của Long Le-Hoai, Young Dai Lee, Jun Yong Lee (2008) [9] về vấn đề chậm trễ và vượt chi phí của các dự án xây dựng lớn ở Việt Nam và so sánh với một số nước khác, 7 nhóm nguyên nhân chính gây ra chậm trễ và vượt chi phí được xem xét: vấn đề chậm và thiếu, thiếu năng lực, thiết kế, thị trường và việc

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 12 ước tính đánh giá, năng lực tài chính, chính phủ, nhân công; cụ thể các nhân tố gây chậm trễ và vượt chi phí trong 7 nhóm nguyên nhân này là: o Do vấn đề chậm và thiếu: thanh toán chậm các công việc đã hoàn thành, yếu kém trong việc quản lý hợp đồng, biện pháp thi công lỗi thời hoặc không phù hợp, không lường trước điều kiện công trường o Do vấn đề thiếu năng lực: quản lý và giám sát công trường kém, chậm trong việc trao đổi thông tin giữa các bên, trợ lý quản lý dự án yếu kém o Do vấn đề thiết kế: sai sót trong thiết kế, thay đổi thiết kế, thiết kế bổ sung o Do thị trường và việc đánh giá: tình trạng thiếu nguyên liệu, nghiệm thu đánh giá không chính xác, biến động về giá o Do năng lực tài chính: khó khăn về tài chính của nhà thầu, khó khăn về tài chính của chủ đầu tư o Do trở ngại từ chính phủ o Do tình trạng thiếu công nhân lành nghề o Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: thời tiết xấu, lỗi trong quá trình thi công, nhà thầu phụ không đủ năng lực, nghiệm thu chậm các công việc đã hoàn thành

Trong đó 6 nguyên nhân gây chậm trễ và vượt chi phí được xác định do lỗi của Nhà thầu gồm: chỉ huy và giám sát công trường kém, khó khăn về tài chính của nhà thầu, biện pháp thi công lỗi thời hoặc không phù hợp, nhà thầu phụ không đủ năng lực, lỗi trong quá trình thi công, không lường trước điều kiện thi công

(10) Một nghiên cứu khác của Đặng Thị Trang (LVThS - 2008) [4] ứng dụng Logic mờ trong phân tích chậm trễ và cập nhật tiến độ thích hợp, xác định khả năng xảy ra của từng nhân tố và mức độ ảnh hưởng của nó đối với chậm trễ tiến độ xây dựng tương ứng với từng công tác Nghiên cứu chia ra 7 công tác chính bao gồm: o Chuẩn bị mặt bằng/ lắp dựng cần trục, vận thăng o Thi công cọc o Thi công móng/ phần ngầm o Thi công kết cấu khung nhà

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 13 o Lắp đặt điện nước o Thi công hoàn thiện o Lắp đặt trang thiết bị Ứng với mỗi công tác sẽ khảo sát tương ứng với 11 nhân tố (có thể ít hơn tùy loại công tác) gây chậm trễ tiến độ:

 Bố trí mặt bằng công trường

 Sai sót trong thi công

 Sai sót trong thiết kế

 Sự khác biệt giữa các điều kiện thực tế với khảo sát

Tổng hợp các nhân tố gây chậm trễ tiến độ liên quan nhà thầu thi công

Bảng 2.2.Tổng hợp các nhân tố gây chậm tiến độ liên quan đến nhà thầu:

STT Các nhân tố gây chậm trễ tiến độ liên quan nhà thầu

A Nhóm các nhân tố liên quan tới máy móc, thiết bị, vật tư:

1 Thiếu máy móc, thiết bị, vật tư trên công trường hoặc trên thị trường

2 Chậm trễ trong việc huy động máy móc, thiết bị, vật tư về công trường

3 Máy móc thiết bị hỏng hoặc bị lỗi trong quá trình thi công, vật tư không đạt chất lượng

4 Thiếu kỹ năng điều khiển máy móc, thiết bị thi công [5]

B Nhóm các nhân tố liên quan đến nhân lực:

5 Chỉ huy công trường và giám sát của nhà thầu yếu kém [1], [2], [9], [11],

6 Thiếu nhân công và thiếu lao động có tay nghề [2], [10], [5], [4], 7 Thầu phụ không đủ năng lực & kinh nghiệm [1], [9], [11], [4]

C Nhóm các nhân tố liên quan đến đặc điểm, chính sách của nhà thầu:

8 Nhà thầu thiếu kinh nghiệm thi công [1], [2], [3]

9 Khó khăn tài chính của nhà thầu [2], [9], [10],

10 Các quy trình của nhà thầu rườm rà, không hiệu quả Ý kiến chuyên gia 11 Sơ đồ tổ chức công trường không hợp lý Ý kiến chuyên gia 12 Chính sách thưởng, phạt không có hoặc không hợp lý khi [11]

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 23 công trường thi công vượt hoặc chậm tiến độ 13 Thay đổi những nhân sự quan trọng của nhà thầu [3]

D Nhóm các nhân tố liên quan đến các công tác chuẩn bị:

14 Việc lập kế hoạch, tiến độ thi công không hợp lý [1], [2], [11], [3],

15 Đánh giá thấp chi phí, sự phức tạp của dự án [5]

16 Sai sót trong việc khảo sát mặt bằng công trường, điều kiện địa chất trước thi công

17 Sai sót trong việc thiết kế, tính toán biện pháp thi công Ý kiến chuyên gia

E Nhóm các nhân tố liên quan đến các công tác lúc thi công:

18 Biện pháp thi công không thích hợp, lạc hậu [1], [2], [9], [11],

19 Tổ chức, bố trí mặt bằng thi công không hợp lý [10], [3]

20 Làm lại do làm sai trong quá trình thi công [1], [9], [10], [3],

21 Sự phối hợp, trao đổi thông tin của nhà thầu với các bên tham gia dự án kém

22 Mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa nhà thầu với các bên tham gia dự án

23 Quản lý chất lượng công trình không hiệu quả [3]

24 Quản lý an toàn tại công trường kém [3], [5]

25 Việc thanh toán cho thầu phụ chậm trễ [5]

26 Việc kiểm soát tiến độ dự án không hiệu quả [3]

27 Chậm trễ trong việc lập hồ sơ kiểm tra chất lượng thi công, lập hồ sơ nghiệm thu

28 Tai nạn trong quá trình thi công [3], [5]

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 24

29 Thường xuyên thay đổi thầu phụ [1], [3]

F Nhóm các nhân tố liên quan đến các điều kiện bên ngoài:

30 Ảnh hưởng bởi việc nhận thêm các dự án mới Ý kiến chuyên gia 31 Ảnh hưởng bởi các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết [5]

32 Ảnh hưởng điều kiện thời tiết bất lợi (mưa, nắng to…) [10], [5]

2.3.1 Nhóm các nhân tố liên quan đến máy móc, thiết bị, vật tư Các nhân tố liên quan đến máy móc, thiết bị, vật tư bao gồm: thiếu máy móc, thiết bị, vật tư trên công trường hoặc trên thị trường; chậm trễ trong việc huy động máy móc, thiết bị, vật tư về công trường; máy móc, thiết bị hỏng hoặc bị lỗi trong quá trình thi công, vật tư không đạt chất lượng; thiếu kỹ năng điều khiển máy móc, thiết bị thi công

Trong quá trình thi công xây dựng, máy móc, thiết bị, vật tư liên quan trực tiếp đến tiến độ thi công Chỉ khi máy móc,thiết bị, vật tư có đầy đủ và đạt chất lượng thì công trường mới có thể thi công một cách trôi chảy và đúng tiến độ

2.3.2 Nhóm các nhân tố liên quan đến nhân lực Các nhân tố liên quan đến nhân lực, con người bao gồm: chỉ huy công trường và giám sát của nhà thầu yếu kém; thiếu nhân công và thiếu lao động có tay nghề

Tương tự như nhóm yếu tố máy móc, thiết bị, vật tư, yếu tố về nhân lực con người cũng liên quan trực tiếp đến tiến độ thi công xây dựng, bởi có sự điều hành, thực hiện và sử dụng các máy móc thiết bị vật tư đó thì công trình mới được thi công trôi chảy và đạt tiến độ Nhiều nghiên cứu đã xếp hạng nhân tố chỉ huy công trường và giám sát của nhà thầu yếu kém có ảnh hưởng quan trọng đến việc chậm tiến độ.Nghiên cứu của Long Le-Hoai, et al (2008) [9] xếp hạng nhân tố này ảnh hưởng mạnh nhất đến việc chậm trễ tiến độ và vượt chi phí ở Việt Nam

2.3.3 Nhóm các nhân tố liên quan đến đặc điểm, chính sách của nhà thầu Các nhân tố liên quan đến đặc điểm, chính sách của nhà thầu bao gồm: nhà thầu thiếu kinh nghiệm thi công; khó khăn tài của nhà thầu; các quy trình của nhà thầu rườm rà, không hiệu quả; sơ đồ tổ chức công trường của công ty không hợp lý;

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 25 chính sách thưởng, phạt không có hoặc không hợp lý khi công trường thi công vượt tiến độ hoặc chậm tiến độ; thay đổi những nhân sự quan trọng của nhà thầu

Mỗi nhà thầu có những đặc điểm & chính sách riêng của công ty, những điểm này ảnh hưởng đến quá trình vận hành thi công của công trường

2.3.4 Nhóm các nhân tố liên quan đến các công tác chuẩn bị Các nhân tố liên quan đến các công tác trước thi công bao gồm: việc lập kế hoạch, tiến độ thi công không hợp lý; đánh giá thấp chi phí, sự phức tạp của dự án; áp dụng kỹ thuật thi công cho công trình trong giai đoạn đấu thầu không thích hợp; sai sót trong việc khảo sát mặt bằng công trường, điều kiện địa chất trước thi công; tuyển thầu phụ không đủ năng lực & kinh nghiệm Các công tác trước thi công là những công tác chuẩn bị cho quá trình thi công sau này, vì vậy nó ảnh hưởng gián tiếp đến tiến độ thi công sau này Khi công tác chuẩn bị kỹ lưỡng và phù hợp thì công trình mới thi công một cách suôn sẻ và hoàn thành đúng tiến độ đề ra

2.3.5 Nhóm các nhân tố liên quan đến các công tác lúc thi công Các nhân tố liên quan đến các công tác lúc thi công bao gồm: việc kiểm soát tiến độ dự án không hiệu quả; sự phối hợp, trao đổi thông tin kém của nhà thầu với các bên tham gia dự án; mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa nhà thầu với các bên tham gia dự án; biện pháp thi công tại công trường không thích hợp, lạc hậu; quản lý chất lượng công trình không hiệu quả; quản lý an toàn tại công trường kém; tai nạn trong quá trình thi công; tổ chức, bố trí mặt bằng thi công không hợp lý; làm lại do làm sai trong quá trình thi công; việc thanh toán cho thầu phụ chậm trễ; chậm trễ trong việc lập hồ sơ kiểm tra chất lượng thi công, lập hồ sơ nghiệm thu; thường xuyên thay đổi thầu phụ

Các nhân tố này tác động trực tiếp đến việc thi công có đúng tiến độ hay không Đây là nhóm nhân tố chính gây nên việc chậm trễ tiến độ do nhà thầu, các yếu tố còn lại có tác động, ảnh hưởng lên nhóm nhân tố này

2.3.6 Nhóm các nhân tố liên quan đến các điều kiện bên ngoài

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 26

Các nhân tố liên quan đến các điều kiện bên ngoài bao gồm: Ảnh hưởng bởi việc nhận thêm các dự án mới; Ảnh hưởng bởi các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết; Ảnh hưởng điều kiện thời tiết bất lợi (mưa, nắng to…)

Do một vài tác động bên ngoài và nhà thầu không có kế hoạch trước để ứng phó cũng sẽ gây nên việc thi công chậm trễ, mà trách nhiệm này thuộc về nhà thầu bởi vì thông thường trong hợp đồng, chủ đầu tư luôn yêu cầu nhà thầu có biện pháp để không làm ảnh hưởng tiến độ thi công khi xảy ra các điều kiện

Tóm tắt chương 2

 Tổng quan về chậm trễ tiến độ: định nghĩa, tác hại của việc chậm trễ tiến độ trong xây dựng

 Tổng hợp một số nghiên cứu trước đây về chậm trễ tiến độ trong ngành xây dựng, về tên đề tài, phương pháp nghiên cứu, mục tiêu & kết quả đạt được của từng nghiên cứu

 Xác định các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu: từ việc lọc ra từ các nghiên cứu trước kết hợp với tham khảo ý kiến chuyên gia để bổ sung thêm các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu, cuối cùng có 6 nhóm với 32 nguyên nhân được tổng hợp

Chương tiếp theo sẽ xếp hạng các nguyên nhân này, kiểm định các thang đo và rút gọn các yếu tố, tìm mối liên hệ giữa các nguyên nhân với nhau để có cái nhìn sâu sắc hơn về chúng

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 27

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Ngoài ra, 2 công trình thực tế được xem xét để kiểm nghiệm lại các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu đưa ra trong nghiên cứu Quy trình nghiên cứu được thể hiện cụ thể theo sơ đồ dưới đây:

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 28

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu:

Các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu & đề xuất biện pháp khắc phục, hạn chế

Xác định các yếu tố gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công Tham khảo các tài liệu, nghiên cứu trước & ý kiến chuyên gia, những người có kinh nghiệm

Thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ

Chỉnh sửa, hoàn thiện bảng câu hỏi

-Thống kê mô tả -Kiểm định thang đo -Phân tích nhân tố khám phá EFA -Phân tích nhân tố khẳng định CFA -Mô hình SEM Đề xuất các biện pháp khắc phục, hạn chế

Kiểm nghiệm thực tế các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công

Kết luận, kiến nghị Chương 7

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 29

Quy trình khảo sát dữ liệu

Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên tổng quan về các nghiên cứu đã thực hiện trước đây, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những người có kinh nghiệm về vấn đề chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công

Theo ý kiến của các chuyên gia và những người có nhiều kinh nghiệm trong ngành xây dựng, các yếu tố sau được bổ sung vào bảng câu hỏi:

 Các quy trình của nhà thầu rườm rà, không hiệu quả (VC10)

 Sơ đồ tổ chức công trường không hợp lý (VC11)

 Sai sót trong việc thiết kế, tính toán biện pháp thi công (VD17)

 Ảnh hưởng bởi việc nhận thêm các dự án mới (VF30) 3.2.2 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát

Bảng câu hỏi khảo sát gồm 3 phần:

Phần 1: giới thiệu về đề tài, tác giả, mục đích nghiên cứu, định nghĩa về chậm trễ tiến độ do nhà thầu, và hướng dẫn cách thức trả lời cho người tham gia khảo sát

Phần 2: trình bày các yếu tố gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu và các mục trả lời theo 5 mức độ của thang đo Likert

Phần 3: thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát

Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ đánh giá Nội dung của bảng câu hỏi chính thức được đính kèm ở phụ lục

3.2.3 Kích thước mẫu Một nghiên cứu có giá trị khi mẫu dùng để thu thập dữ liệu có tính đại diện cao cho tổng thể Tính đại diện của mẫu phụ thuộc chủ yếu vào kích cỡ và tính đồng nhất của mẫu, mẫu càng lớn và càng đồng nhất thì tính đại diện càng cao Do đó kích thước của mẫu cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu

Theo quy tắc kinh nghiệm để xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA thì thông thường số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (trích từ trang 263 của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – phân tích dữ liệu với SPSS, NXB thống kê 2005) Dựa vào số biến quan sát

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 30 trong nghiên cứu này (32 biến quan sát) thì số lượng mẫu cần thiết là từ 160 trở lên

Nghiên cứu này thực hiện lấy mẫu với số mẫu là 207

3.2.4 Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp lấy mẫu được sử dụng là lấy mẫu thuận tiện kết hợp với kỹ thuật lấy mẫu snowball Dữ liệu được thu thập bằng 2 cách:

Cách 1: phát bảng câu hỏi tới đối tượng khảo sát

Cách 2: sử dụng công cụ mail và google docs

Kết quả thu được như sau:

 Cách 1: Hơn 300 bảng câu hỏi được phát đi Kết quả thu lại được 184 bảng trả lời trong đó có 137 bảng trả lời đạt yêu cầu và 47 bảng trả lời không hợp lệ

 Cách 2: Bảng khảo sát bằng Google docs: thu được 72 phản hồi trong đó có 70 phản hồi hợp lệ, 2 phản hồi không hợp lệ.

Công cụ phân tích dữ liệu

Nội dung luận văn Công cụ nghiên cứu

Xây dựng mô hinh ban đầu: các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công

- Tham khảo các tài liệu, nghiên cứu đã thực hiện trước đây

- Tham khảo ý kiến chuyên gia - Lập bảng câu hỏi khảo sát Kiểm định các thang đo, rút gọn & phân nhóm lại các yếu tố để hình thành thang đo mới phù hợp với dữ liệu khảo sát thực tế

- Hệ số Cronbach Alpha - Phân tích nhân tố khám phá EFA

Kiểm định mô hình và các thang đo mới - Phân tích nhân tố khẳng định

CFA Xây dựng mô hình về mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu với nhau

- Phân tích mô hình SEM

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 31

Ngoài ra, còn có một số công cụ khác được sử dụng để phân tích như:

Tóm tắt chương 3

Chương 3 trình bày các nội dung sau:

 Quy trình nghiên cứu: trình bày các bước thực hiện nghiên cứu và cách thức thực hiện nghiên cứu một cách tổng quát

 Quy trình khảo sát: trình bày cách thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, mô tả cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát, và xác định cỡ mẫu dự kiến thu thập cũng như phương pháp thu thập dữ liệu khảo sát

 Xác định các phương pháp để phân tích dữ liệu khảo sát, bao gồm: phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định CFA, mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, và các công cụ phân tích khác như thống kê mô tả, trị trung bình mean, hệ số Cronbach’s Alpha, phần mềm sử dụng cho nghiên cứu SPSS 23, AMOS 23

Chương tiếp theo sẽ tiến hành thu thập & phân tích số liệu dựa trên các phương pháp đã đề cập bên trên, để xếp hạng các nhân tố, phân loại và chắt lọc lại các nhân tố chính, tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố đó

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 32

THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Thu thập và xử lý số liệu

 Phát bảng câu hỏi trực tiếp đến đối tượng khảo sát: hơn 300 bảng câu hỏi được phân phát tới các công trường xây dựng tại TPHCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương Kết quả thu lại được 184 bảng trả lời trong đó có 137 bảng trả lời đạt yêu cầu được giữ lại để thực hiện các phân tích tiếp theo và 47 bảng trả lời không hợp lệ

 Bảng khảo sát qua email và Google docs: thu được 72 phản hồi, trong đó có 70 phản hồi hợp lệ.

Thống kê mô tả

4.2.1 Thời gian công tác trong ngành xây dựng

Bảng 4.1 Bảng thống kê thời gian công tác trong ngành xây dựng

Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ tích lũy

Hình 4.1 Biểu đồ thời gian công tác trong ngành xây dựng

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 33

Trong 207 đối tượng khảo sát, có khoảng 65% người trả lời có số năm công tác trong ngành xây dựng > 3 năm Số người có trên 5 năm kinh nghiệm làm việc là 43% Điều này chứng tỏ kinh nghiệm của đối tượng khảo sát là khá tốt để đưa ra các đánh giá đúng về các câu hỏi nghiên cứu

Bảng 4.2 Bảng thống kê vị trí công tác

Vị trí công tác Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ tích lũy

KS bộ phận văn phòng 53 25.60% 83.57%

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 34

Hình 4.2 Biểu đồ vị trí công tác

Có tới 52% người tham gia trả lời là kỹ sư giám sát và kỹ sư bộ phận văn phòng Đây cũng là đối tượng kỹ sư phổ biến nhất của các nhà thầu Giám đốc dự án có 6 người, chiếm 3% Số lượng chỉ huy trưởng/chỉ huy phó là 25 người, chiếm 12% Đây là một tỷ lệ tương đối tốt nhưng không thể hiện được đó là con số tốt bởi vì trong nhiều nhà thầu, một công trình thường có 1 CHT và 2 CHP

Trưởng bộ phận chiếm 16% bao gồm cả bộ phận phụ trách thi công và bộ phận phụ trách văn phòng

4.2.3 Số dự án từng tham gia

Bảng 4.3 Bảng thống kê về số dự án từng tham gia

Số dự án từng tham gia Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ tích lũy

Chưa có dự án nào 0 0.00% 0.00%

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 35

Hình 4.3 Biểu đồ về số dự án từng tham gia

Khoảng 35% người trả lời từng tham gia trên 5 dự án xây dựng, số lượng tham gia từ 3-5 dự án cũng chiếm 25% số người trả lời, 40% người trả lời tham gia từ 1-3 dự án Tất cả các bảng trả lời đánh dấu “chưa có dự án nào” đều bị loại ra vì không có kinh nghiệm thực tiễn Do đó dữ liệu thu được là đáng tin cậy

Bảng 4.4 Bảng thống kê về quy mô dự án

Quy mô dự án Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ tích lũy

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 36

Hình 4.4 Biểu đồ về quy mô dự án

Số lượng người tham gia vào các dự án từ 200 tỷ đồng trở lên là 132 người, chiếm 63% trên tổng số người trả lời Điều này chứng tỏ những người tham gia khảo sát có kinh nghiệm làm việc trong các dự án có quy mô lớn, đây cũng là quy mô dự án mà các nhà thầu lớn quan tâm và việc đảm bảo thi công đúng tiến độ được đặt lên hàng đầu

Bảng 4.5 Bảng thống kê về lĩnh vực hoạt động

Lĩnh vực hoạt động Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ tích lũy

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 37

Hình 4.5 Biểu đồ về lĩnh vực hoạt động

Có 94% người trả lời hoạt trong trong lĩnh vực xây dụng dân dụng và công nghiệp Đây là hai lĩnh vực phổ biến nhất do đó người trả lời có tính đại diện cho phần lớn ngành xây dựng Có 4% người tham gia hoạt động trong lĩnh vực cầu đường và 2% hoạt động ở lĩnh vực khác (cơ sở hạ tầng, M&E)

Xếp hạng các nhân tố gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu

Bảng 4.6 Bảng xếp hạng trị trung bình khả năng xảy ra của các nhân tố

Descriptive Statistics STT Ký hiệu Nhân tố gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu N Mean 1 VB6 Thiếu nhân công và thiếu lao động có tay nghề 207 3.40

2 VE25 Việc thanh toán cho thầu phụ chậm trễ 207 3.37 3 VB7 Thầu phụ không đủ năng lực và kinh nghiệm 207 3.34 4 VC9 Khó khăn tài chính của nhà thầu 207 3.28 5 VD14 Việc lập kế hoạch, tiến độ thi công không hợp lý 207 3.26

6 VE26 Việc kiểm soát tiến độ dự án không hiệu quả 207 3.25 7 VE24 Quản lý an toàn tại công trường kém 207 3.20 8 VD15 Đánh giá thấp chi phí, sự phức tạp của dự án 207 3.17 9 VF32 Ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi

10 VD17 Sai sót trong việc thiết kế, tính toán biện pháp thi công 207 3.16

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 38

11 VE20 Làm lại do làm sai trong quá trình thi công 207 3.12 12 VB5 Chỉ huy công trường và giám sát của nhà thầu yếu kém 207 3.10

13 VE22 Mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa nhà thầu với các bên tham gia dự án 207 3.10 14 VE19 Tổ chức, bố trí mặt bằng thi công không hợp lý 207 3.09

15 VA2 Chậm trễ trong việc huy động máy móc, thiết bị, vật tư về công trường 207 3.07 16 VC8 Nhà thầu thiếu kinh nghiệm thi công 207 3.07 17 VE23 Quản lý chất lượng công trình không hiệu quả 207 3.06

18 VE18 Biện pháp thi công không thích hợp, lạc hậu 207 3.04 19 VE21 Sự phối hợp, trao đổi thông tin của nhà thầu với các bên tham gia dự án kém 207 3.03 20 VA3 Máy móc thiết bị hỏng hoặc bị lỗi trong quá trình thi công, vật tư không đạt chất lượng 207 3.01 21 VD16 Sai sót trong việc khảo sát mặt bằng công trường, điều kiện địa chất trước thi công 207 3.00 22 VA1 Thiếu máy móc, thiết bị, vật tư trên công trường hoặc trên thị trường 207 2.95 23 VE29 Thường xuyên thay đổi thầu phụ 207 2.93 24 VE28 Tai nạn trong quá trình thi công 207 2.91 25 VE27 Chậm trễ trong việc lập hồ sơ kiểm tra chất lượng thi công, lập hồ sơ nghiệm thu 207 2.90 26 VC10 Các quy trình của nhà thầu rườm rà, không hiệu quả 207 2.89

27 VC11 Sơ đồ tổ chức công trường không hợp lý 207 2.76 28 VC12 Hay thay đổi những nhân sự quan trọng của nhà thầu 207 2.72

29 VF30 Ảnh hưởng bởi việc nhận thêm các dự án mới 207 2.70

30 VC13 Chính sách thưởng, phạt không có hoặc không hợp lý khi công trường thi công vượt hoặc chậm tiến độ

31 VF31 Ảnh hưởng bởi các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết 207 2.46 32 VA4 Thiếu kỹ năng điều khiển máy móc, thiết bị thi công 207 2.42

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 39

Yếu tố “thiếu nhân công và thiếu lao động có tay nghề” được là có khả năng xảy ra cao nhất, bởi vì các công trình xây dựng hiện nay ở Tp Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung là rất nhiều, đặc biệt là nhà cao tầng, nhưng số lượng nhân công và lao động có tay nghề không đủ để đáp ứng Cũng tương tự như vậy, nhân tố “thầu phụ không đủ năng lực và kinh nghiệm” có khả năng xảy ra cao đứng vị trí thứ 3, việc tìm kiếm thầu phụ cũng như nhân công và lao động có chất lượng trong ngành xây dựng hiện nay là không dễ dàng, họ là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm của ngành xây dựng và có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công Hiện tại nguồn nhân lực này đang thiếu thốn và hầu hết các nhà thầu phải sử dụng những người không có chuyên môn xây dựng hoặc phải đào tạo từ đầu

Yếu tố “việc thanh toán cho thầu phụ chậm trễ” có khả năng xảy ra cao, xếp vị trí thứ 2 Việc nhà thầu chính thanh toán cho thầu phụ chậm trễ hầu như xảy ra ở mọi công trình xây dựng, điều này ảnh hưởng đến tiến độ thi công thông qua tâm lý của thầu phụ khi làm việc mà chưa được thanh toán, hoặc tạo nên mâu thuẫn, bất đồng giữa thầu chính và thầu phụ, ảnh hưởng đến năng suất lao động và tiến độ thực hiện công việc Nhân tố này xảy ra một phần nguyên nhân do “khó khăn tài chính của nhà thầu” gây nên, nhân tố này có khả năng xảy ra cũng khá cao, xếp vị trí thứ 4

Yếu tố “việc lập kế hoạch, tiến độ thi công không hợp lý” xếp vị trí thứ 5 và

“việc kiểm soát tiến độ dự án không hiệu quả” xếp vị trí thứ 6 Đây là 2 yếu tố liên quan trực tiếp đến tiến độ thi công, khả năng xảy ra là tương đối cao, chủ yếu do kinh nghiệm người lập kế hoạch và việc tìm hiểu hồ sơ chưa kỹ lưỡng, cũng như việc kiểm soát thực hiện các công tác thi công không hiệu quả gây ra Điều này rất dễ xảy ra vì nó phụ thuộc nhiều vào năng lực con người, ở Việt Nam điều này mặc dù được các nhà thầu chú trọng song vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả

Bên cạnh đó, 5 yếu tố có xếp hạng thấp nhất về khả năng xảy ra gồm có

“hay thay đổi những nhân sự quan trọng của nhà thầu”, “ảnh hưởng bởi việc nhân

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 40 thêm các dự án mới”, “chính sách thưởng, phạt không có hoặc không hợp lý khi công trường thi công vượt hoặc chậm tiến độ”, "ảnh hưởng bởi các ngày nghỉ lễ tết”, “thiếu kỹ năng điều khiển máy móc, thiết bị thi công” Các yếu tố này có giá trị mean bé hơn 2.76, được đánh giá là có khả năng xảy ra thấp đến trung bình

4.3.2 Xếp hạng theo mức độ ảnh hưởng

Bảng 4.7 Bảng xếp hạng trị trung bình mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

STT Ký hiệu Nhân tố gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu N Mean

1 VE28 Tai nạn trong quá trình thi công 207 4,00 2 VB6 Thiếu nhân công và thiếu lao động có tay nghề 207 3,88 3 VB7 Thầu phụ không đủ năng lực và kinh nghiệm 207 3,87 4 VC8 Nhà thầu thiếu kinh nghiệm thi công 207 3,85 5 VD17 Sai sót trong việc thiết kế, tính toán biện pháp thi công 207 3,84

6 VB5 Chỉ huy công trường và giám sát của nhà thầu yếu kém 207 3,81

7 VD14 Việc lập kế hoạch, tiến độ thi công không hợp lý 207 3,75

8 VA1 Thiếu máy móc, thiết bị, vật tư trên công trường hoặc trên thị trường 207 3,72

9 VC9 Khó khăn tài chính của nhà thầu 207 3,72 10 VE20 Làm lại do làm sai trong quá trình thi công 207 3,69 11 VD15 Đánh giá thấp chi phí, sự phức tạp của dự án 207 3,67 12 VE18 Biện pháp thi công không thích hợp, lạc hậu 207 3,65 13 VA2 Chậm trễ trong việc huy động máy móc, thiết bị, vật tư về công trường 207 3,63

14 VD16 Sai sót trong việc khảo sát mặt bằng công trường, điều kiện địa chất trước thi công 207 3,60 15 VE26 Việc kiểm soát tiến độ dự án không hiệu quả 207 3,60 16 VE29 Thường xuyên thay đổi thầu phụ 207 3,60 17 VE25 Việc thanh toán cho thầu phụ chậm trễ 207 3,57 18 VE22 Mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa nhà thầu với các bên tham gia dự án 207 3,57

19 VE24 Quản lý an toàn tại công trường kém 207 3,56 20 VE19 Tổ chức, bố trí mặt bằng thi công không hợp lý 207 3,47 21 VE21 Sự phối hợp, trao đổi thông tin của nhà thầu với các bên tham gia dự án kém 207 3,40

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 41

22 VF32 Ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi (mưa, nắng to) 207 3,37

23 VA3 Máy móc thiết bị hỏng hoặc bị lỗi trong quá trình thi công, vật tư không đạt chất lượng 207 3,36 24 VC10 Các quy trình của nhà thầu rườm rà, không hiệu quả 207 3,31

25 VC11 Sơ đồ tổ chức công trường không hợp lý 207 3,27 26 VC12 Hay thay đổi những nhân sự quan trọng của nhà thầu 207 3,25

27 VE23 Quản lý chất lượng công trình không hiệu quả 207 3,25 28 VE27 Chậm trễ trong việc lập hồ sơ kiểm tra chất lượng thi công, lập hồ sơ nghiệm thu 207 3,13 29 VA4 Thiếu kỹ năng điều khiển máy móc, thiết bị thi công 207 3,10

30 VF30 Ảnh hưởng bởi việc nhận thêm các dự án mới 207 2,81 31 VC13 Chính sách thưởng, phạt không có hoặc không hợp lý khi công trường thi công vượt hoặc chậm tiến độ

32 VF31 Ảnh hưởng bởi các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết 207 2,44

Kiểm định quan điểm đánh giá của nhóm “GĐDA & CHT/CHP” với nhóm “Tư vấn giám sát”

Nghiên cứu thực hiện kiểm định Independent Samples Test đối với đánh giá của 2 nhóm trên về khả năng xảy ra & mức độ ảnh hưởng

Kết quả kiểm định cho thấy không có sự khác biệt nhiều giữa 2 nhóm đánh giá: Giám đốc dự án & CHT/CHP của nhà thầu; với nhóm Tư vấn giám sát Về khả năng xảy ra có 31/32 nhân tố không có sự khác biệt, về mức độ ảnh hưởng có 28/32 nhân tố không có sự khác biệt (xem phần phụ lục)

Có thể giải thích điều này là bởi trong ngành xây dựng ở Việt Nam hiện nay, nhân sự xây dựng có thể đã từng làm ở nhiều vị trí và thay đổi không cố định, nhóm Tư vấn giám sát có nhiều người cũng đã từng làm việc cho nhà thầu và ngược lại

Do vậy quan điểm không có nhiều sự khác biệt Hơn nữa, số lượng mẫu cho 2 nhóm này trong nghiên cứu không đủ lớn, chưa thể đưa ra kết luận cho toàn bộ tổng thể

Với kết luận không có sự khác biệt giữa 2 nhóm trên, tác giả sẽ sử dụng kết quả khảo sát của cả nhóm Tư vấn giám sát để thực hiện các bước phân tích tiếp theo mà không làm ảnh hưởng đến sự chính xác của nghiên cứu.

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo

Theo bảng 4.1 “Xếp hạng khả năng xảy ra của các nhân tố” thì các nhân tố đang xem xét trong nghiên cứu đều có giá trị mean >2.42, nghĩa là các yếu tố này đều có thể xảy ra trong điều kiện nước ta hiện nay Hơn nữa, mức độ ảnh hưởng là

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 47 khía cạnh quan trọng và cốt yếu, nên việc xem xét và phân tích các nhân tố dựa trên thang đo mức độ ảnh hưởng là thích hợp và cần thiết, dựa trên cơ sở các nhân tố này đều có khả năng xảy ra trong điều kiện thực tế Nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm tra thang đo, phân tích nhân tố và các bước tiếp theo từ số liệu thu thập được về mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến chậm trễ tiến độ

4.5.1 Thang đo các nhân tố liên quan đến máy móc, thiết bị, vật tư

Bảng 4.9 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố máy móc thiết bị, vật tư

VA1 Thiếu máy móc, thiết bị, vật tư trên công trường hoặc trên thị trường

VA2 Chậm trễ trong việc huy động máy móc, thiết bị, vật tư về công trường

VA3 Máy móc thiết bị hỏng hoặc bị lỗi trong quá trình thi công, vật tư không đạt chất lượng

VA4 Thiếu kỹ năng điều khiển máy móc, thiết bị thi công ,582 ,767 4.5.2 Thang đo các nhân tố liên quan đến nhân lực

Bảng 4.10 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố nhân lực

VB5 Chỉ huy công trường và giám sát của nhà thầu yếu kém

VB6 Thiếu nhân công và thiếu lao động có tay nghề ,639 ,716

VB7 Thầu phụ không đủ năng lực và kinh nghiệm ,600 ,756

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 48

4.5.3 Thang đo các nhân tố liên quan đến đặc điểm, chính sách nhà thầu

Bảng 4.11 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố đặc điểm, chính sách nhà thầu

VC8 Nhà thầu thiếu kinh nghiệm thi công ,510 ,667 0.722

VC9 Khó khăn tài chính của nhà thầu ,450 ,688

VC10 Các quy trình của nhà thầu rườm rà, không hiệu quả ,481 ,680

VC11 Sơ đồ tổ chức công trường không hợp lý ,490 ,674

VC12 Hay thay đổi những nhân sự quan trọng của nhà thầu ,451 ,687

VC13 Chính sách thưởng, phạt không có hoặc không hợp lý khi công trường thi công vượt hoặc chậm tiến độ

4.5.4 Thang đo các nhân tố liên quan đến công tác chuẩn bị

Bảng 4.12 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố liên quan đến công tác chuẩn bị

Cronbach's Alpha if Item Deleted

VD14 Việc lập kế hoạch, tiến độ thi công không hợp lý ,563 ,753 0.789

VD15 Đánh giá thấp chi phí, sự phức tạp của dự án ,565 ,753

VD16 Sai sót trong việc khảo sát mặt bằng công trường, điều kiện địa chất trước thi công

VD17 Sai sót trong việc thiết kế, tính toán biện pháp thi công ,579 ,746

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 49

4.5.5 Thang đo các nhân tố liên quan đến công tác thi công

Bảng 4.13 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố liên quan đến công tác thi công

Cronbach's Alpha if Item Deleted

VE18 Biện pháp thi công không thích hợp, lạc hậu ,645 ,829 0.851

VE19 Tổ chức, bố trí mặt bằng thi công không hợp lý ,613 ,832

VE20 Làm lại do làm sai trong quá trình thi công ,565 ,836

VE21 Sự phối hợp, trao đổi thông tin của nhà thầu với các bên tham gia dự án kém

VE22 Mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa nhà thầu với các bên tham gia dự án

VE23 Quản lý chất lượng công trình không hiệu quả ,514 ,840

VE24 Quản lý an toàn tại công trường kém ,579 ,835

VE25 Việc thanh toán cho thầu phụ chậm trễ ,426 ,845

VE26 Việc kiểm soát tiến độ dự án không hiệu quả ,457 ,843

VE27 Chậm trễ trong việc lập hồ sơ kiểm tra chất lượng thi công, lập hồ sơ nghiệm thu

VE28 Tai nạn trong quá trình thi công ,543 ,838

VE29 Thường xuyên thay đổi thầu phụ ,377 ,848

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 50

4.5.6 Thang đo các nhân tố liên quan đến điều kiện bên ngoài

Bảng 4.14 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố liên quan đến điều kiện bên ngoài

VF30 Ảnh hưởng bởi việc nhận thêm các dự án mới ,367 ,496 0.573

VF31 Ảnh hưởng bởi các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết ,473 ,320

VF32 Ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi (mưa, nắng to) ,316 ,575

4.5.7 Thang đo các nhân tố gây chậm trễ tiến độ

Bảng 4.15 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố gây chậm trễ tiến độ (lần 1)

VA1 Thiếu máy móc, thiết bị, vật tư trên công trường hoặc trên thị trường ,447 ,914 0.916 VA2 Chậm trễ trong việc huy động máy móc, thiết bị, vật tư về công trường ,467 ,914 VA3 Máy móc thiết bị hỏng hoặc bị lỗi trong quá trình thi công, vật tư không đạt chất lượng

VA4 Thiếu kỹ năng điều khiển máy móc, thiết bị thi công ,465 ,914

VB5 Chỉ huy công trường và giám sát của nhà thầu yếu kém ,617 ,912

VB6 Thiếu nhân công và thiếu lao động có tay nghề ,495 ,913

VB7 Thầu phụ không đủ năng lực và kinh nghiệm ,548 ,913

VC8 Nhà thầu thiếu kinh nghiệm thi công ,645 ,911 VC9 Khó khăn tài chính của nhà thầu ,543 ,913

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 51

VC10 Các quy trình của nhà thầu rườm rà, không hiệu quả ,367 ,915

VC11 Sơ đồ tổ chức công trường không hợp lý ,457 ,914

VC12 Hay thay đổi những nhân sự quan trọng của nhà thầu ,393 ,915

VC13 Chính sách thưởng, phạt không có hoặc không hợp lý khi công trường thi công vượt hoặc chậm tiến độ

VD14 Việc lập kế hoạch, tiến độ thi công không hợp lý ,562 ,913

VD15 Đánh giá thấp chi phí, sự phức tạp của dự án ,525 ,913

VD16 Sai sót trong việc khảo sát mặt bằng công trường, điều kiện địa chất trước thi công

VD17 Sai sót trong việc thiết kế, tính toán biện pháp thi công ,518 ,913

VE18 Biện pháp thi công không thích hợp, lạc hậu ,678 ,910

VE19 Tổ chức, bố trí mặt bằng thi công không hợp lý ,601 ,912

VE20 Làm lại do làm sai trong quá trình thi công ,573 ,912

VE21 Sự phối hợp, trao đổi thông tin của nhà thầu với các bên tham gia dự án kém ,619 ,912 VE22 Mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa nhà thầu với các bên tham gia dự án ,455 ,914 VE23 Quản lý chất lượng công trình không hiệu quả ,543 ,913

VE24 Quản lý an toàn tại công trường kém ,549 ,913 VE25 Việc thanh toán cho thầu phụ chậm trễ ,363 ,915 VE26 Việc kiểm soát tiến độ dự án không hiệu quả ,419 ,914

VE27 Chậm trễ trong việc lập hồ sơ kiểm tra chất lượng thi công, lập hồ sơ nghiệm thu

,408 ,915 VE28 Tai nạn trong quá trình thi công ,548 ,913 VE29 Thường xuyên thay đổi thầu phụ ,361 ,915

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 52

VF30 Ảnh hưởng bởi việc nhận thêm các dự án mới ,314 ,916

VF31 Ảnh hưởng bởi các ngày nghỉ lễ, nghỉ tết ,170 ,918

VF32 Ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bất lợi (mưa, nắng to) ,314 ,916

Thang đo các nhân tố liên quan đến điều kiện bên ngoài Cronbach’s Alpha 0.573, hơn nữa hệ số tương quan biến-tổng của các biến F30, F31, F32 trong thang đo các nhân tố gây chậm trễ gần với 0.3 nên ta loại đi 3 biến này Sau khi loại bỏ thang đo “các nhân tố liên quan đến điều kiện bên ngoài” ta được Cronbach’s Alpha như bên dưới:

Bảng 4.16 Hệ số Cronbach’s Alpha thang đo các nhân tố gây chậm trễ tiến độ (lần 2)

VA1 Thiếu máy móc, thiết bị, vật tư trên công trường hoặc trên thị trường ,470 ,917 0.919 VA2 Chậm trễ trong việc huy động máy móc, thiết bị, vật tư về công trường ,478 ,917 VA3 Máy móc thiết bị hỏng hoặc bị lỗi trong quá trình thi công, vật tư không đạt chất lượng

VA4 Thiếu kỹ năng điều khiển máy móc, thiết bị thi công ,466 ,918

VB5 Chỉ huy công trường và giám sát của nhà thầu yếu kém ,631 ,915

VB6 Thiếu nhân công và thiếu lao động có tay nghề ,497 ,917

VB7 Thầu phụ không đủ năng lực và kinh nghiệm ,558 ,916

VC8 Nhà thầu thiếu kinh nghiệm thi công ,656 ,915 VC9 Khó khăn tài chính của nhà thầu ,561 ,916 VC10 Các quy trình của nhà thầu rườm rà, không hiệu quả ,362 ,919

VC11 Sơ đồ tổ chức công trường không hợp lý ,459 ,918

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 53

VC12 Hay thay đổi những nhân sự quan trọng của nhà thầu ,389 ,918

VC13 Chính sách thưởng, phạt không có hoặc không hợp lý khi công trường thi công vượt hoặc chậm tiến độ

VD14 Việc lập kế hoạch, tiến độ thi công không hợp lý ,570 ,916

VD15 Đánh giá thấp chi phí, sự phức tạp của dự án ,533 ,916

VD16 Sai sót trong việc khảo sát mặt bằng công trường, điều kiện địa chất trước thi công

VD17 Sai sót trong việc thiết kế, tính toán biện pháp thi công ,528 ,917

VE18 Biện pháp thi công không thích hợp, lạc hậu ,682 ,914

VE19 Tổ chức, bố trí mặt bằng thi công không hợp lý ,618 ,915

VE20 Làm lại do làm sai trong quá trình thi công ,584 ,916

VE21 Sự phối hợp, trao đổi thông tin của nhà thầu với các bên tham gia dự án kém ,621 ,915 VE22 Mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa nhà thầu với các bên tham gia dự án ,439 ,918 VE23 Quản lý chất lượng công trình không hiệu quả ,516 ,917

VE24 Quản lý an toàn tại công trường kém ,540 ,916 VE25 Việc thanh toán cho thầu phụ chậm trễ ,366 ,919 VE26 Việc kiểm soát tiến độ dự án không hiệu quả ,415 ,918

VE27 Chậm trễ trong việc lập hồ sơ kiểm tra chất lượng thi công, lập hồ sơ nghiệm thu

VE28 Tai nạn trong quá trình thi công ,544 ,916 VE29 Thường xuyên thay đổi thầu phụ ,356 ,919

Theo Trọng & Ngọc (2008) thì hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 và hệ số tương quan biến-tổng lớn hơn 0.3 thì thang đo được chấp nhận là đáng tin cậy Ở đây, sau khi loại bỏ các biến thuộc thang đo “các nhân tố bên ngoài”, hệ số Cronbach’s

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 54

Alpha của các thang đo đều > 0.7 Do đó các biến quan sát đo lường cùng một khái niệm và có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Mục đích của bước phân tích nhân tố khám phá EFA: rút gọn tập hợp từ 29 biến quan sát ở trên còn 25 biến nhưng có ý nghĩa hơn và vẫn đại diện cho tập biến ban đầu Hơn nữa, phân tích EFA giúp chúng ta khám phá ra 6 nhân tố tiềm ẩn sau các biến quan sát và đại diện cho các biến quan sát này (được trình bày chi tiết bên dưới)

Trong phân tích EFA, các thông số sau cần được quan tâm để đảm bảo sự phù hợp của dữ liệu:

Bartlett’s Test of Sphericity: là đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể Sig < 0.05 nghĩa là bác bỏ giả thuyết các biến không có tương quan, nghĩa là các biến có tương quan với nhau trong tổng thể, như vậy phân tích nhân tố là phù hợp (Trọng & Ngọc, 2008)

Phương pháp trích xuất và phép quay: phương pháp trích Principal Axis Factoring (PAF) với phép quay Promax sẽ phản ánh dữ liệu tốt hơn phương pháp trích Principal Component với phép quay Varimax (trích Nguyễn Khánh Duy, 2009), đồng thời cũng phù hợp cho mục đích phân tích cấu trúc tuyến tính SEM ở phần sau Nghiên cứu này sử dụng phép trích xuất nhân tố Principal Axis Factoring (PAF) cho kết quả trích xuất phương sai chính xác hơn, phép quay không vuông góc Promax cho kết quả các nhân tố sau khi quay có mối quan hệ với nhau

KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là chỉ số dùng để xem xét sự phù hợp của phân tích nhân tố Trị số này lớn hơn 0.5 thì phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không phù hợp với dữ liệu (Trọng & Ngọc, 2008)

Factor loading (hệ số tải nhân tố): là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu, Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng, Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tế (Nguyễn Khánh Duy, 2009) Hệ số factor loadding được chọn theo cỡ mẫu: với cỡ

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 55 mẫu 200 thì factor loading phải lớn hơn 0.4 (Hair et al, 2009) Factor loading lớn nhất mỗi item >0.5 (Nguyễn Khánh Duy, 2009)

Ngoài ra, tổng phương sai trích phải lớn hơn hoặc bằng 50% (Nguyễn Khánh Duy, 2009)

4.6.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Quá trình phân tích nhân tố được thực hiện dựa trên tiêu chí Eigenvalue > 1

Dựa trên kết quả sau mỗi lần thực hiện EFA, các biến có hệ số tải nhân tố < 0.4 bị loại bỏ (C13, E21, E23, E29) Cuối cùng, sau 5 lần thực hiện EFA có 6 nhân tố được rút trích với 25 biến quan sát được giữ lại

Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, các biến quan sát bị phân chia lại vào các nhóm mới Do đó cần phải được đặt tên cho các nhân tố mới này Việc đặt tên mới cho các nhân tố được căn cứ vào các biến quan sát nằm bên trong nhân tố đó Kết quả phân tích và đặt tên các nhân tố mới được trình bày như dưới đây:

KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 56

Extraction Method: Principal Axis Factoring a When factors are correlated, sums of squared loadings cannot be added to obtain a total variance

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 57

Extraction Method: Principal Axis Factoring

Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization a Rotation converged in 7 iterations

Bảng 4.17 Kết quả phân tích EFA và đặt tên cho các nhân tố mới

Ký hiệu Yếu tố Factor loading

% Các yếu tố về đặc điểm, nguồn lực của nhà thầu

VB7 Thầu phụ không đủ năng lực và kinh nghiệm ,733

30,348 30,348 VB6 Thiếu nhân công và thiếu lao động có tay nghề ,728

VB5 Chỉ huy công trường và giám sát của nhà thầu yếu kém ,708

VC9 Khó khăn tài chính của nhà thầu ,693 VC8 Nhà thầu thiếu kinh nghiệm thi công ,651

Các yếu tố về công tác thi công

VE18 Biện pháp thi công không thích hợp, lạc hậu ,825

7,560 37,908 VE24 Quản lý an toàn tại công trường kém ,771

VE20 Làm lại do làm sai trong quá trình thi công ,619

VE28 Tai nạn trong quá trình thi công ,610 VE19 Tổ chức, bố trí mặt bằng thi công không hợp lý ,566

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 58

Các yếu tố về máy móc, thiết bị, vật tư

VA1 Thiếu máy móc, thiết bị, vật tư trên công trường hoặc trên thị trường ,720

5,442 43,350 VA2 Chậm trễ trong việc huy động máy móc, thiết bị, vật tư về công trường ,718 VA4 Thiếu kỹ năng điều khiển máy móc, thiết bị thi công ,702

VA3 Máy móc thiết bị hỏng hoặc bị lỗi trong quá trình thi công, vật tư không đạt chất lượng

Các yếu tố về công tác chuẩn bị

VD16 Sai sót trong việc khảo sát mặt bằng công trường, điều kiện địa chất trước thi công

4,302 47,652 VD17 Sai sót trong việc thiết kế, tính toán biện pháp thi công ,600

VD14 Việc lập kế hoạch, tiến độ thi công không hợp lý ,591

VD15 Đánh giá thấp chi phí, sự phức tạp của dự án ,523

Các yếu tố về kiểm soát và phối hợp với các bên VE25 Việc thanh toán cho thầu phụ chậm trễ ,860

3,757 51,409 VE26 Việc kiểm soát tiến độ dự án không hiệu quả ,658

VE27 Chậm trễ trong việc lập hồ sơ kiểm tra chất lượng thi công, lập hồ sơ nghiệm thu

VE22 Mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa nhà thầu với các bên tham gia dự án ,483 Các yếu tố về tổ chức công trường

VC10 Các quy trình của nhà thầu rườm rà, không hiệu quả ,708

2,989 54,398 VC12 Hay thay đổi những nhân sự quan trọng của nhà thầu ,701

VC11 Sơ đồ tổ chức công trường không hợp lý ,560

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 59

Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) = 0.863 > 0.5, Bartlett’s Test of Sphericity:

Sig = 0.000 < 0.05 cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp

Tổng phương sai trích bằng 54.398% cho biết 6 nhân tố được rút ra giải thích được 54.398% biến thiên của dữ liệu

Nhân tố bao gồm thiếu nhân công và thiếu lao động có tay nghề; thầu phụ không đủ năng lực và kinh nghiệm; chỉ huy công trường và giám sát của nhà thầu yếu kém đại diện cho khái niệm “nhân lực” Các nhân tố bao gồm nhà thầu thiếu kinh nghiệm thi công; khó khăn tài chính của nhà thầu đại diện cho khái niệm “đặc điểm nhà thầu” Kết hợp hai khái niệm trên, nhân tố mới được đặt tên là “các yếu tố về đặc điểm, nguồn lực nhà thầu”

Nhân tố bao gồm biện pháp thi công không thích hợp, lạc hậu; quản lý an toàn tại công trường kém; làm lại do làm sai trong quá trình thi công; tai nạn trong quá trình thi công; tổ chức, bố trí mặt bằng thi công không hợp lý được đặt tên là “các yếu tố về công tác thi công”

Nhân tố bao gồm thiếu máy móc, thiết bị, vật tư trên công trường hoặc trên thị trường; chậm trễ trong việc huy động máy móc, thiết bị, vật tư về công trường; thiếu kỹ năng điều khiển máy móc, thiết bị thi công; máy móc thiết bị hỏng hoặc bị lỗi trong quá trình thi công, vật tư không đạt chất lượng được đặt tên là “các yếu tố về máy móc, thiết bị, vật tư”

Nhân tố bao gồm sai sót trong việc khảo sát mặt bằng công trường, điều kiện địa chất trước thi công; sai sót trong việc thiết kế, tính toán biện pháp thi công; việc lập kế hoạch, tiến độ thi công không hợp lý; đánh giá thấp chi phí, sự phức tạp của dự án được đặt tên là “các yếu tố về công tác chuẩn bị”

Nhân tố bao gồm việc thanh toán cho thầu phụ chậm trễ; việc kiểm soát tiến độ dự án không hiệu quả; chậm trễ trong việc lập hồ sơ kiểm tra chất lượng thi công, lập hồ sơ nghiệm thu; mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa nhà thầu với các bên tham gia dự án được đặt tên là “các yếu tố về kiểm soát và phối hợp với các bên”

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 60

Nhân tố bao gồm các quy trình của nhà thầu rườm rà, không hiệu quả; hay thay đổi những nhân sự quan trọng của nhà thầu; sơ đồ tổ chức công trường không hợp lý được đặt tên là “các yếu tố về tổ chức công trường”

Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Mục đích của bước phân tích nhân tố khẳng định CFA: Phân tích nhân tố khẳng định CFA là bước tiếp theo sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm kiểm định xem mô hình đo lường và các thang đo có đạt yêu cầu hay không

Các chỉ số đánh giá mô hình được trình bày dưới đây được trích dẫn từ Bài giảng thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính SEM với phần mềm AMOS của tác giả Nguyễn Khánh Duy (2009) Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình, người ta thường sử dụng Chisquare (CMIN); Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df); chỉ số thích hợp so sánh (CFI-Comparative Fit Index); chỉ số Tucker & Lewis (TLI - Tucker

& Lewis Index); chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation)

Mô hình được xem là thích hợp với dữ liệu thực tế khi kiểm định Chi-square có P-value > 0.05 Tuy nhiên Chi-square có nhược điểm là phụ thuộc vào kích thước mẫu Nếu một mô hình nhận được các giá trị GFI, TLI, CFI ≥ 0.9 (Bentler

& Bonett, 1980); CMIN/df ≤ 2, một số trường hợp CMIN/df có thể ≤ 3 (Carmines

& McIver, 1981); RMSEA ≤ 0.08, RMSEA ≤ 0.05 được xem là rất tốt (Steiger, 1990) thì mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thực tế, hay tương thích với dữ liệu thực tế

Thọ & Trang (2008) cho rằng nếu mô hình nhận được các giá trị TLI, CFI ≥ 0.9, CMIN/df ≤ 2, RMSEA ≤ 0.08 thì mô hình phù hợp (tương thích) với dữ liệu thực tế

Các chỉ tiêu trên cũng được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình cấu trúc SEM

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 61

Ngoài ra khi thực hiện phân tích CFA, cần phải chú ý đến một số chỉ tiêu khác như sau: Đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số tin cậy tổng hợp (composite reliability) và tổng phương sai trích được (variance extracted)

Hệ số tin cậy tổng hợp (ρc) (Joreskog 1971) và tổng phương sai trích được (ρvc) (Fornell & Larchker 1981) được tính toán theo công thức:

Trong đó: λi là trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i, 1  i 2 là phương sai của sai số đo lường biến quan sát thứ i, p là số biến quan sát của thang đo Hai chỉ tiêu ρc và ρvc phải đạt từ 0.5 trở lên

Theo Hair (1998) thì “phương sai trích (Variance Extracted) của mỗi khái niệm nên vượt quá 0.5”; phương sai trích cũng là một chỉ tiêu đo lường độ tin cậy

Nó phản ánh lượng biến thiên chung của các biến quan sát được tính toán bởi biến tiềm ẩn

Tính đơn hướng/đơn nguyên (Unidimensionality):Theo Steenkamp & Van Trijp (1991), mức độ phù hợp của mô hình với dữ liệu thực tế cho chúng ta điều kiện cần và đủ để cho tập biến quan sát đạt được tính đơn hướng, trừ trường hợp các sai số của các biến quan sát có tương quan với nhau

Giá trị hội tụ (Convergent validity): Gerbring & Anderson (1988) cho rằng thang đo đạt được giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hoá của thang đo đều cao (>0.5) và có ý nghĩa thống kê (P t , / 2,  n  2 thì bác bỏ giả thiết H0.

4.7.2 Mô hình phân tích nhân tố khẳng định ban đầu Từ kết quả phân tích EFA, có 6 nhân tố được rút trích Các nhân tố này cùng với các biến quan sát tương ứng sẽ được đưa vào trong phân tích nhân tố khẳng định bao gồm:

Nhân tố “đặc điểm, nguồn lực của nhà thầu” được đo lường bởi các biến VB7, VB6, VB5, VC9, VC8

Nhân tố “công tác thi công” được đo lường bởi các biến VE18, VE24, VE20, VE28, VE19

Nhân tố “máy móc, thiết bị, vật tư” được đo lường bởi các biến VA1, VA2, VA4, VA3

Nhân tố “công tác chuẩn bị” được đo lường bởi các biến VD16, VD17, VD14, VD15

Nhân tố “kiểm soát và phối hợp với các bên” được đo lường bởi các biến VE25, VE26, VE27, VE22

Nhân tố “tổ chức công trường” được đo lường bởi các biến VC10, VC12, VC11

Các khái niệm trên được đưa vào mô hình CFA bằng phần mềm AMOS 23 với dữ liệu được lấy từ phần mềm SPSS 23 Kết quả mô hình CFA ban đầu như sau:

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 63

Hình 4.6 Mô hình CFA ban đầu

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 64

Hình 4.7 Kết quả phân tích mô hình CFA ban đầu với trọng số chưa chuẩn hóa

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 65

Hình 4.8.Kết quả phân tích mô hình CFA ban đầu với trọng số chuẩn hóa

Sự phù hợp của mô hình CFA với dữ liệu nghiên cứu được đánh giá theo các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp như sau:

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 66 o Chi-square/df = 1.897 < 2 (thỏa mãn) o CFI = 0.896 < 0.9 (không thỏa) o TLI = 0.880 < 0.9 (không thỏa) o GFI = 0.838 < 0.9 (không thỏa) o RMSEA = 0.066 < 0.08 (thỏa mãn) Mô hình ban đầu còn có các thông số (CFI, TLI, GFI) chưa tốt lắm nên mô hình cần được hiệu chỉnh để phù hợp hơn

4.7.3 Mô hình phân tích nhân tố khẳng định hiệu chỉnh Mô hình CFA hiệu chỉnh là mô hình thêm mối quan hệ tương quan giữa các sai số e7 e9; e13 e14 và e15 e16 theo thông số điều chỉnh MI (modification Indices) sau khi chạy mô hình CFA ban đầu

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 67

Hình 4.9 Mô hình CFA hiệu chỉnh

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 68

Hình 4.10 Kết quả phân tích mô hình CFA hiệu chỉnh với trọng số chưa chuẩn hóa

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 69

Hình 4.11.Kết quả phân tích mô hình CFA hiệu chỉnh với trọng số chuẩn hóa

Sự phù hợp của mô hình CFA hiệu chỉnh với dữ liệu nghiên cứu được đánh giá theo các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp như sau:

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 70 o Chi-square/df = 1.714 < 2 (thỏa mãn) o CFI = 0.918 >0.9 (thỏa mãn) o TLI = 0.904 > 0.9 (thỏa mãn) o GFI = 0.856 < 0.9 (chấp nhận) o RMSEA = 0.059 < 0.08 (thỏa mãn) Như vậy mô hình phù hợp với dữ liệu thực tế Ngoài ra, cần kiểm định thêm các giá trị như giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, độ tin cậy của thang đo, tính đơn nguyên, như bên dưới:

Bảng 4.18 Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình CFA hiệu chỉnh

Xây dựng mô hình SEM

4.8.1 Lý thuyết về mô hình cấu trúc tuyến tính SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) là một kỹ thuật phức hợp và linh hoạt sử dụng để phân tích mối quan hệ phức tạp trong mô hình nhân quả Mô hình SEM là sự mở rộng của mô hình tuyến tính tổng quát cho phép nhà nghiên cứu kiểm định một tập hợp phương trình hồi quy cùng một lúc Mô hình SEM đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu khoa học xã hội, nghiên cứu hành vi (tâm lý học, xã hội học) và trong lĩnh vực quản lý (Phạm Đức Kỳ, 2007)

Các yếu tố trong mô hình SEM:

Biến tiềm ẩn hay nhân tố (latent variables) là các biến không thể quan sát hoặc đo lường được Biến tiềm ẩn chỉ có thể quan sát hoặc đo lường một cách gián tiếp thông qua các biến khác mà chúng ta đo lường bằng cách kiểm tra, khảo sát…Trong mô hình, dạng biến này thường được thể hiện dưới dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông

Biến quan sát, đo lường, chỉ thị (observed, measured and indicator variables) là các biến mà chúng ta dùng để xác định hoặc suy luận ra các biến tiềm ẩn Một biến quan sát, chỉ thị thường chỉ đại diện cho một biến tiềm ẩn Người nghiên cứu thường sử dụng một nhóm các biến quan sát để đại diện cho một biến tiềm ẩn Dạng biến này thường được thể hiện dưới dạng hình ê-líp hoặc hình tròn

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 75

Biến ngoại sinh (exogenous latent variables) là các biến độc lập Nó gây ra sự thay đổi về giá trị của các biến khác trong mô hình Những thay đổi trong giá trị của các biến ngoại sinh không được giải thích bằng mô hình Thay vào đó chúng được xem là bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác bên ngoài mô hình

Biến nội sinh (endogenous latent variables) là các biến phụ thuộc Đồng nghĩa là chúng bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các biến ngoại sinh trong mô hình Sự thay đổi về giá trị của các biến nội sinh được giải thích bởi mô hình bởi vì tất cả các biến tiềm ẩn ảnh hưởng đến nó đều được mô tả trong mô hình

Số hạng sai số và phần dư (Error & disturbance):

Số hạng sai số ei biểu thị sai số của các biến đo lường, trong khi di biểu thị cho nhiễu hay sai số liên quan với giá trị dự báo của các biến nội sinh từ các biến ngoại sinh hay còn gọi là phần dư của ước lượng hồi quy

Trong mô hình đo lường của SEM, mỗi biến nội sinh có một số hạng sai số (ei) hay nhiễu (di), nó thể hiện tính không chắc chắn và không chính xác của sự đo lường, đồng thời nó còn thể hiện cho cả các biến chưa được phát hiện và không được đo lường trong mô hình

Hai dạng quan hệ trong mô hinh SEM: mối quan hệ phụ thuộc (thể hiện bằng mũi tên một chiều) và mối liên hệ tương quan hay hiệp phương sai (thể hiện bằng mũi tên 2 chiều)

Các bước để xây dựng mô hình SEM: o Định nghĩa các nhân tố: xác định các biến nào sẽ được sử dụng làm biến đo lường (lựa chọn thang đo, kiểm tra thử nghiệm thang đo…) o Xây dựng mô hình đo lường: xác định các biến tiềm ẩn/ nhân tố và gán các biến đo lường cho các nhân tố, vẽ sơ đồ đường cho mô hình đo lường o Thiết kế quy trình lấy mẫu và xử lý kết quả: đánh giá về độ đầy đủ của kích cỡ mẫu, lựa chọn phương pháp ước lượng và hướng tiếp cận việc mất dữ liệu (missing data) o Đánh giá mô hình đo lường: đánh giá sự phù hợp của mô hình GOF (goodness of fif) thông qua một số chỉ số như sau: chi square  2 , bậc tự do df, chỉ số độ phù hợp GFI, CFI, TLI, chỉ số RMSEA, SRMR…Mức độ

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 76 phù hợp của mô hình phụ thuộc nhiều vào đặc trưng của mô hình, liên quan tới kích cỡ mẫu và độ phức tạp của nó

Các phương pháp ước lượng: MLE (maximum likelihood estimation) là phương pháp ước lượng được sử dụng phổ biến nhất So sánh với một số phương pháp ước lượng khác, MLE tỏ ra hiệu quả, giảm sai số và cho kết quả tin cậy trong nhiều trường hợp khác nhau Ngoài ra còn một số phương pháp khác: WLS (weighted least squares), GLS (generalized least squares), ADF (asymptotically distribution free)… o Xây dựng mô hình cấu trúc: chuyển mô hình đo lường thành mô hình cấu trúc bằng cách gắn thêm các liên hệ giữa các nhân tố o Đánh giá mô hình cấu trúc: đánh giá thông số GOF, mức ý nghĩa, phương, chiều và kích cỡ của các tham số cấu trúc ước lượng Nếu mô hình chưa phù hợp thì kiểm tra, hiệu chỉnh lại mô hình Nếu mô hình có kết quả chấp nhận được thì tiến hành đánh giá, kết luận

Việc xây dựng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được thực hiện sau bước phân tích nhân tố khẳng định CFA Mô hình SEM được xây dựng để xem xét các thành phần (đã được kiểm định ở phần phân tích nhân tố khẳng định) có tác động qua lại với nhau như thế nào

Các chỉ tiêu đánh giá mô hình SEM cũng là các chỉ tiêu được dùng để đánh giá mô hình trong phân tích nhân tố khẳng định CFA

4.8.2 Mô hình cấu trúc ban đầu Mô hình SEM được xây dựng trên mô hình CFA hiệu chỉnh với 6 nhân tố:

“đặc điểm, nguồn lực nhà thầu”; “công tác thi công”; “công tác chuẩn bị”; “máy móc, thiết bị, vật tư”; “kiểm soát, phối hợp với các bên”; “tổ chức công trường”

Mô hình SEM được xây dựng nhằm tìm ra mối liên hệ, tác động qua lại giữa các nhân tố gây ra chậm trễ tiến độ với nhau Các giả thiết ban đầu được đưa ra như sau: o Giả thiết 1: “đặc điểm, nguồn lực của nhà thầu” ảnh hưởng dương đến

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 77 o Giả thiết 2: “đặc điểm, nguồn lực của nhà thầu” ảnh hưởng dương đến

“công tác chuẩn bị” (+) o Giả thiết 3: “đặc điểm, nguồn lực của nhà thầu” ảnh hưởng dương đến “tổ chức công trường” (+) o Giả thiết 4: “đặc điểm, nguồn lực của nhà thầu” ảnh hưởng dương đến

“kiểm soát, phối hợp với các bên” (+) o Giả thiết 5: “đặc điểm, nguồn lực của nhà thầu” ảnh hưởng dương đến

“máy móc, thiết bị, vật tư” (+) o Giả thiết 6: “công tác chuẩn bị” ảnh hưởng dương đến “công tác thi công”

Tóm tắt chương 4

Luận văn thạc sĩ GVHD: PGS.TS Phạm Hồng Luân

HVTH: Nguyễn Tấn Duy Trang: 87

 Thống kê mô tả mẫu

 Xếp hạng các nhân tố gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu theo 2 khía cạnh: khả năng xảy ra & mức độ ảnh hưởng, tổng hợp xếp hạng mức độ quan trọng của các nhân tố dựa trên 2 khía cạnh trên

 Kiểm định quan điểm đánh giá của 2 nhóm “Giám đốc dự án &

CHT/CHP” với nhóm “Tư vấn giám sát” về khả năng xảy ra & mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chậm trễ tiến độ Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa 2 nhóm và dữ liệu khảo sát của cả 2 nhóm sẽ được sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo

 Thực hiện kiểm tra độ tin cậy của thang đo theo mức độ ảnh hưởng (là khía cạnh quan trọng và chính yếu của nghiên cứu) Kết quả loại bỏ đi 3 yếu tố thuộc thang đo “các nhân tố bên ngoài”

 Phân tích nhân tố khám phá EFA: có 6 nhân tố được rút trích và đặt tên mới, với 25 biến quan sát được giữ lại sau khi loại bỏ đi 4 biến C13, E21, E23, E29

 Phân tích nhân tố khẳng định CFA: 6 nhân tố được rút ra từ kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA có các chỉ tiêu đánh giá thang đo đều đạt yêu cầu, ngoại trừ chỉ số GFI=0.856

Ngày đăng: 09/09/2024, 14:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Phân loại chậm trễ theo nguyên nhân xảy ra. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
Hình 2.1. Phân loại chậm trễ theo nguyên nhân xảy ra (Trang 19)
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu (Trang 43)
Bảng 4.1. Bảng thống kê thời gian công tác trong ngành xây dựng. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
Bảng 4.1. Bảng thống kê thời gian công tác trong ngành xây dựng (Trang 47)
Bảng 4.2. Bảng thống kê vị trí công tác. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
Bảng 4.2. Bảng thống kê vị trí công tác (Trang 48)
Hình 4.2. Biểu đồ vị trí công tác. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
Hình 4.2. Biểu đồ vị trí công tác (Trang 49)
Hình 4.3.  Biểu đồ về số dự án từng tham gia. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
Hình 4.3. Biểu đồ về số dự án từng tham gia (Trang 50)
Bảng 4.4. Bảng thống kê về quy mô dự án. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
Bảng 4.4. Bảng thống kê về quy mô dự án (Trang 50)
Hình 4.4. Biểu đồ về quy mô dự án. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
Hình 4.4. Biểu đồ về quy mô dự án (Trang 51)
Hình 4.5 Biểu đồ về lĩnh vực hoạt động. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
Hình 4.5 Biểu đồ về lĩnh vực hoạt động (Trang 52)
Bảng 4.8. Bảng xếp hạng mức độ quan trọng của các nhân tố - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
Bảng 4.8. Bảng xếp hạng mức độ quan trọng của các nhân tố (Trang 58)
VC11  Sơ đồ tổ chức công trường - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
11 Sơ đồ tổ chức công trường (Trang 59)
Bảng 4.17. Kết quả phân tích EFA và đặt tên cho các nhân tố mới - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
Bảng 4.17. Kết quả phân tích EFA và đặt tên cho các nhân tố mới (Trang 72)
VC11  Sơ đồ tổ chức công trường không hợp - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
11 Sơ đồ tổ chức công trường không hợp (Trang 73)
Hình 4.6. Mô hình CFA ban đầu - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
Hình 4.6. Mô hình CFA ban đầu (Trang 78)
Hình 4.10. Kết quả phân tích mô hình CFA hiệu chỉnh với trọng số chưa - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nguyên nhân gây chậm trễ tiến độ do nhà thầu thi công và biện pháp khắc phục, hạn chế
Hình 4.10. Kết quả phân tích mô hình CFA hiệu chỉnh với trọng số chưa (Trang 83)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN