- Xếp hạng và phân tích rủi ro định tính các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính dự án bệnh viện - Thẩm định tài chính đối với dự án bệnh viện - Đề xuất biện pháp làm giảm sự tác động của rủi
GIỚI THIỆU
Giới thiệu chung
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: con người là tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước Trong đó, sức khỏe là tài sản quý báu của mỗi người, mỗi gia đình, xã hội, của đất nước Vì vậy sức khỏe của mỗi người là một nhân tố quan trọng trọng sự nghiệp dựng nước và giữ nước
Các nước phát triển như Hoa kỳ sức khỏe là ưu tiên hàng đầu, ở đó bệnh viện được đầu tư rất lớn: gồm máy móc thiết bị, hệ thống đào tạo bác sĩ….Tại Hoa kỳ thì bệnh viện tuyến cơ sở ưu tiên hơn bệnh viện tuyến trên còn ở nước ta thì ngược lại
Nếu chỉ chú trọng đến bệnh viện tuyến trên thì người dân có xu hướng kéo lên các bệnh viện tuyến trên, bênh viện lớn với mục đích đảm bảo sự sống của mình, họ không muốn vào những bệnh viện mà sự rủi ro cao Vào ngày 16.09 bộ y tế đã tổ chức hội nghị xây dựng và phát triển y tế cơ sở Bộ trưởng y tế coi tầm quan trọng của y tế cơ sở, là xương sống của hệ thống y tế Việt nam, cứu cánh cho dân nghèo
Thành phố Bảo Lộc Lâm Đồng có dân số trên 153.000 người (theo số liệu năm 2009) mà chỉ có một bệnh viện đa khoa với quy mô 150 giường bệnh, trang thiết bị hiện đại chưa có Vì vậy tình trạng quá tải luôn xảy ra, tình trạng bệnh nhân nặng thêm do cấp cứu không kịp thời (nhất là một số bệnh về tim mạch, đột quỵ…) ảnh hưởng xấu đến xã hội, các cơ sở khám chữa bệnh không có giấy phép xuất hiện gây bức xúc trong xã hội Nói chung bệnh viện công thì thiếu, trang thiết bị hiện đại chưa đầy đủ, cở sở y tế tư nhân đạt chuẩn thì lại thiếu Theo nghị định 53 năm 2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập ban hành ngày 25 tháng 05 năm 2006, trong đó có y tế Một nghiên cứu đánh giá về loại hình này tại Việt nam cho các tổ chức, cá nhân muốn thành lập cơ sở y tế tư nhân ở tuyến tỉnh chưa có.Vì vậy nghiên cứu về phân tích rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án bệnh viện là cần thiết.
Xác định vấn đề nghiên cứu
Lâm Đồng là một tỉnh nghèo của nước ta, nguồn thu chủ yếu là nông nghiệp và du lịch, đời sống còn nhiều khó khăn Bảo Lộc tuy là thành phố thuộc tỉnh nhưng bệnh viện vẫn trong tình trạng thiếu, trang thiết bị hiện đại của bệnh viện còn thiếu, bệnh nhân khi nhập viện điều trị không được sẽ đưa lên tuyến trên, làm mất rất nhiều thời
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106 gian làm cho bệnh càng nặng thêm, bệnh để lâu càng khó chữa, đặc biệt là một số bệnh cần thời gian điều trị nhanh như về não, tim mạch Trong khi đó các cở sở y tế không chất lượng, không trang thiết bị hiện đại thì mọc ra nhiều
Từ những thực tế như vậy, cần có một nghiên cứu cụ thể về việc đầu tư xây dựng bệnh viện cấp cứu đạt chuẩn Nghiên cứu sẽ đi sâu vào phân tích các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính khi xây dựng dự án này.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu gồm bốn mục tiêu chính như sau:
- Nhận dạng các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án bệnh viện
- Xếp hạng và phân tích rủi ro định tính các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính dự án bệnh viện
- Thẩm định tài chính đối với dự án bệnh viện - Đề xuất biện pháp làm giảm sự tác động của rủi ro ảnh hưởng tài chính đối với dự án bệnh viện.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
nghiên cứu này là bệnh viện cấp cứu thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng
- Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư - Đối tượng khảo sát: là các chuyên gia làm việc cho chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế đã từng tham gia thực hiện dự án bệnh viện, các chuyên gia là bác sĩ làm công việc quản lý tại các bệnh viện ở Lâm Đồng
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01/2016
- Đối tượng nghiên cứu: phân tích hiệu quả tài chính dưới ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro
Đóng góp của nghiên cứu
Nghiên cứu là tài liệu giúp chủ đầu tư tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư vào dự án xây dựng bệnh viện cấp cứu tại thành phố Bảo Lộc Từ đó có thể khuyến khích có thêm những nghiên cứu khác cho các dự án tương tự cho các tỉnh khác trên cả nước với mong muốn ngày càng có nhiều dự án xây dựng đạt chuẩn như trên được thực hiện
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Kết cấu luận văn
Chương 1: đặt vấn đề, ở chương này thì trình bày xác định vấn đề nghiên cứu cũng như mục tiêu nghiên cứu
Chương 2: tổng quan, giới thiệu tổng quát các định nghĩa Chương 3: phương pháp nghiên cứu, giới thiệu quy trình nghiên cứu, công cụ nghiên cứu
Chương 4 phân tích rủi ro ảnh hưởng tài chính dự án bệnh viện bao gồm phân tích rủi ro định tính và thẩm định tài chính đối với dự án bệnh viện
Chương 5 các biện pháp ứng phó với rủi ro, ở chương này đề xuất các biện pháp ứng phó rủi ro ảnh hưởng dự án bệnh viện và kiểm chứng các đề xuất đó
Chương 6 kết luận và kiến nghị, nghiên cứu được những gì, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
TỔNG QUAN DỰ ÁN
Giới thiệu khái quát về bệnh viện
Theo tổ chức y tế thế giới, bệnh viện là một bộ phận không thể tách rời của tổ chức xã hội y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh, chữa bệnh và dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và môi trường cư trú Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học ( Tài liệu đào tạo nâng cao nghiệp vụ trong các cơ sở y tế - Bộ y tế, 2009)[1]
2.1.2 Phân tuyến hệ thống bệnh viện
Theo tài liệu đào tạo nâng cao nghiệp vụ trong các cơ sở y tế - Bộ y tế, 2009)[1] Hệ thống khám chữa bệnh gồm 3 tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, đảm bảo tính liên tục về cấp độ chuyên môn
Tuyến 1 bao gồm các bệnh viện đạt tiêu chuẩn hang III, gồm có các bệnh viện quận huyện thị xã, (gọi chung là bệnh viện huyện), bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, một số bệnh viện ngànhvà bệnh viện tư nhân, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cơ bản; tiếp nhận bệnh nhân từ cộng đồng, từ các trạm y tế cơ sở
Tuyến 2 bao gồm các bệnh viện đa khoa , chuyên khoa tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, bệnh viện tư nhân, một số bệnh viện ngành tại thành phố trực thuộc trung ương đạt tiêu chuẩn bệnh vện hạng II trở lên; cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh với các vớ các kỹ thuật chuyên khoa, chuyên ngành đáp ứng hầu hết nhu cầu khám chữa bệnh của nhân nhân, ; là cơ sở thực hành cho học sinh trường y- dược trong tỉnh , thành phố Mỗi tỉnh có ít nhất một bệnh viện đa khoa, quy mô từ 300-800 giường, theo tỷ lệ giường bệnh phục vụ từ 1600-1800 dân
Tuyến 3 bao gồm bệnh viện đạt tiêu chuẩn hạng I, hoặc hạng đặc biệt, là tuyến thực hiện các kỹ thuật, chuyên khoa sâu, nghiên cứu khoa học, đồng thời là cơ sở thực hành cho các sinh viên các trường đại học Y-Dược Duy trì và phát triển các bệnh viện đa khoa trung ương hiện có, với quy mô 500-1500 giường
Theo tài liệu đào tạo nâng cao nghiệp vụ trong các cơ sở y tế - Bộ y tế, (2009)[1] Quy định của bộ y tế, căn cứ vào vị trí chức năng, nhiệm vụ, quy mô và nội
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106 dung hoạt động, cơ cấu lao động và trình độ cán bộ, khả năng chuyên môn, cở sở hạ tầng, và trang thiết bị bệnh viện được phân hạng thành 4 hạng
Bệnh viện hạng 1: là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc bộ y tế, một số bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ kỹ thuật cao, được trang bị hiện đại, có chuyên khoa sâu, hạ tầng cơ sở phù hợp
Bệnh viện hạng 2 là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tỉnh thành phố trực thuộc trung ương , một số bệnh viện đa khoa khu vực, bệnh viện ngành, có khả năng chuyên môn, có đội ngũ cán bộ đa khoa, chuyên khoa, có trang thiết bị phù hợp, đủ khả năng hỗ trợ cho bệnh viện hạng 3
Bệnh viện hạng 3 và 4 lả đơn vị độc lập hoặc một bộ phận cấu thành trung tâm y tế huyện , thị, một số bệnh viện ngành làm nhiệm vụ khám chữa bệnh thông thường, chỉ đạo chuyên môn đối với y tế xã phường, trường học để làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu
2.1.4 Bệnh viện cấp cứu Áp dụng tiêu chuẩn 4470-2012 về tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa Bao gồm các khoa: khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú, khoa nội, khoa ngoại, khoa phụ sản, khoa nhi, khoa truyền nhiễm, khoa cấp cứu, khoa hồi sức tích cực và chống độc, khoa y học cổ truyền, khoa vật lý trị liệu-phục hồi chức năng, khoa ung bướu, khoa y học hạt nhân, khoa phẫu thuật-gây mê hồi sức, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa xét nghiệm, khoa giải phẫu bệnh, khoa lọc máu, khoa nội soi, khoa dược, khoa dinh dưỡng… Áp dụng quyết định 33 năm 2005 bộ y tế về tiêu chuẩn thiết kế khoa cấp cứu và khoa hồi sức tích cực và chống độc
*Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
- Yêu cầu về khu đất xây dựng:
+ Vị trí phải phù hợp với quy hoạch được duyệt, giao thông thuận lợi và có tính đến nhu cầu phát triển trong tương lai
+ Vệ sinh thông thoáng, tránh các khu đất có môi trường ô nhiễm
+ Phù hợp với phân khu chức năng được xác định trong quy hoạch tổng mặt bằng của đô thị
+ Quy mô và diện tích sàn/giường bệnh phải phù hợp
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
- Yêu cầu về quy hoạch tổng mặt bằng:
+ Bố cục mặt bằng phải đảm bảo: hợp lý, không chồng chéo giữa các bộ phận, trong từng bộ phận, điều kiện vệ sinh phòng bệnh tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển của bệnh viện trong tương lai
+ Không gian của tòa nhà, từng bộ phận của các khối đáp ứng các yêu cầu: đáp ứng điều kiện vận chuyển thuốc men dụng cụ y tế, thực phẩm, rác,…có sự cách ly giữa các khoa đặc thù với các khoa khác
+ Hệ thống giao thông phân luồng, không chồng chéo, lộn xộn, phải có tối thiểu hai cổng ra vào, phải có đường để xe phòng cháy chữa cháy tới được, hệ thống hành lang phải có mái che
Bệnh viện cấp cứu Bảo Lộc gồm các khoa chính sau: Khoa cấp cứu tổng hợp, khoa nội tim mạch tổng quát, khoa hồi sức tích cực và chống độc, khoa khám bệnh, khoa bệnh lý mạch máu não, khoa dược, khoa thần kinh, khoa chuẩn đoán hìnhảnh
Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư
Hiệu quả của dự án đầu tư là đánh giá toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án Hiệu quả dự án được đặc trưng bởi nhóm mục tiêu:
+ Định tính: thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được + Định lượng: thể hiện giữa quan hệ lợi ích và chi phí dự án
Có nhiều phương pháp để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, nghiên cứu này chỉ sử dụng hai phương pháp: phương pháp giá trị hiện tại tương đương (Net present value – NPV) và phương pháp suất sinh lợi nội tại (internal rate of return – IRR)
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
2.2.1.Phương pháp giá trị hiện tại tương đương (NPV)
Phương pháp giá trị hiện tại tương đương ký hiệu (NPV) là phương pháp quy đổi các giá trị thu chi thực trong quá trình đầu tư về thời điểm ban đầu để so sánh đánh giá
Nt: Các khoản thu ở năm t
V t : Các khoản chi ở năm t r: Suất chiết khấu(%) t: Thời gian hoạt động của dự án
D: là giá trị thu hồi do thanh lý tài sản khi kết thúc thời gian tính toán của dự án
NPV >0: thì dự án có lời- Dự án đáng giá
NPV=0: thì dự án hòa vốn NPV 0 là sự giàu có hơn lên, tài sản của nhà đầu tư sẽ nở lớn hơn nếu thực hiện dự án
2.2.2.Phương pháp suất thu lợi nội tại (IRR)
Suất thu lợi nội tại (Internal Rate of Return, IRR) là suất thu lợi mà bản thân dự án mang lại cho chủ đầu tư IRR là lãi suất mà ứng với nó thì giá trị hiện tại tương đương của dự án bằng 0 Tức là NPV (ứng r=IRR)=0
+ Nếu dự án có IRR>IRRtc (hay MARR) thì dự án đáng giá + Nếu so sánh nhiều dự án (các dự án loại trừ nhau ), A :đầu tư lớn, B:đầu tư nhỏ thì:
IRR(A-B)>MARR thì dự án có vốn đầu tư lớn hơn là đáng giá
IRR là khả năng sinh lời đích thực của bản thân dự án IRR chỉ thay đổi khi các yếu tố nội tại, tức giá trị các dòng ngân lưu thay đổi
Khi thấy NPV=0, thì nghĩ rằng dự án klhông mang lại hiệu quả nào Nhưng ngay cả khi NPV=0 cũng có nghĩa là dự án đã mang lại cho đồng vốn một suất sinh lời, đó chính là IRR
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Suất sinh lợi nội tại của một dự án được tính bằng cách giải phương trình sau:
IRR ≥ r: dự án đáng giá IRR < r: dự án không đáng giá
Các quan điểm phân tích tài chính
Nếu xét theo nguồn vốn ta có xét dự án theo hai quan điểm: quan điểm tổng đầu tư và quan điểm chủ đầu tư
2.3.1.Quan điểm tổng đầu tư
Theo DL Luong (2014) [3], thì nhà cho vay thẩm định dự án dựa trên dòng ngân lưu của tổng vốn đầu tư, tức xem xét tới tổng dòng ngân lưu chi cho dự án (kể cả phần đóng thuế) và tổng dòng ngân lưu thu về (kể cả phần trợ cấp, trợ giá) Quan điểm nhà cho vay còn được gọi là quan điểm tổng đầu tư Theo đó, các ngân hàng cho vay sẽ xác định được tính khả thi về mặt tài chính của dự án, nhu cầu cần vay vốn cũng như khả năng trả nợ gốc và lãi vay của dự án Mục đích xem xét dự án là nhằm đánh giá sự an toàn của số vốn cho vay Nhưng tại sao nhà cho vay lại chỉ cần quan tâm đến dòng ngân lưu của tổng đầu tư? Đơn giản vì nhà cho vay được ưu tiên nhận trước dòng thu của dự án mà không có nghĩa vụ phải “chia sẻ” với chủ sở hữu Ngay cả khi dự án gặp rủi ro thị trường , tổng dòng thu của dự án chỉ vừa bằng với số tiền cần trả (nợ gốc và lãi vay), nhà cho vay vẫn thu đủ phần mình, mọi rủi ro “dồn hết” lên vai chủ sở hữu
Suất chiết khấu sử dụng để tính NPV theo quan điểm nhà cho vay là chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC), vì tổng dòng ngân lưu bao gồm hai nguồn vốn : nợ vay và vốn chủ sở hữu
Suất chiết khấu được lựa chọn thường căn cứ vào :
- Chi phí cơ hội của vốn - Tỷ lệ lạm phát
- Tỷ lệ rủi ro của các dự án
Chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền (WACC) sẽ được tính theo công thức như sau:
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
- D% = D/(D+E) và E% = E/(D+E) - E là vốn chủ sở hữu trong tổng vốn đầu tư - D là vốn vay trong tổng vốn đầu tư
- re là lãi suất sinh lời đòi hỏi của chủ đầu tư - rd là lãi suất vay vốn vay
2.3.2.Quan điểm chủ đầu tư (Quan điểm chủ sở hữu)
Theo DL Luong (2014) [4], quan điểm của chủ đầu tư còn gọi là quan điểm chủ sở hữu hay quan điểm cổ đông, mục đích nhằm xem xét giá trị thu nhập ròng còn lại của dự án Khác với quan điểm nhà cho vay, chủ sở hữu khi tính khi tính dòng ngân lưu phải công vốn vay ngân hàng vào dòng ngân lưu vào và trừ khoản trả lãi vay và nợ gốc của dòng ngân lưu ra Nói cách khác chủ đầu tư quan tâm đến dòng ngân lưu ròng còn lai cho mình sau khi đã thanh toán nợ vay
Suất chiết khấu sử dụng để tính NPV theo quan điểm chủ sở hữu là chi phí sử dụng vốn (suất sinh lời đòi hỏi) của chủ sở hữu ( re), vì chỉ tính trên dòng ngân lưu của chủ sở hữu Lưu ý là, dòng ngân lưu của chủ sở hữu bằng (=) dòng ngân lưu tổng đầu tư trừ (-) dòng ngân lưu vay và trả nợ.
Quản lý rủi ro dự án
Theo DL Luong ( 2014) [5], mục đích của quản lý rủi ro dự án là giảm tối thiểu khả năng rủi ro trong khi đó tăng tối đa những cơ hội tiềm năng Những tiến trình chính bao gồm:
+ Xác định mục đích + Nhận dạng rủi ro + Phân tích rủi ro + Phản ứng lại rủi ro + Kiểm soát rủi ro
Một rủi ro: là bất cứ sự kiện nào mà ngăn cản công ty đạt được những mục tiêu dự án Cần thiết xác định những mục tiêu của dự án tại thời điểm ban đầu
Dự án thất bại, rủi ro gây: vượt chi phí, chậm tiến độ, chất lượng kém
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Sau khi xác định muc tiêu dự án thì cần nhận ra rủi ro và sự không chắc chắn ngăn cản việc đạt những mục tiêu đã định trước
Kỹ thuật cho việc nhận dạng rủi ro:
+ Kiểm tra danh sách rủi ro được phát triển từ kinh nghiệm
+ Phân tích tài liệu về các dự án tương tự quá khứ + Đặt câu hỏi và phỏng vấn có cấu trúc
+ Bàn bạc, động não, + Phán đoán dựa vào kinh nghiệm và tri thức
+ Phân tích hệ thống ( sơ đồ xương cá):
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Phân tích rủi ro định tính Đánh giá khả năng có thể xảy ra và tác động của rủi ro để xác định quy mô và độ ưu tiên
Phân tích tất cả các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến dự án với mục đích có thể xếp hạng các yếu tố rủi ro này thông qua tích số của ma trận khả năng xảy ra (probability) và mức độ ảnh hưởng (Impact)
Phân tích rủi ro định lượng: thường sử dụng các phương pháp sau - Phân tích độ nhạy:cho phép đánh giá sự biến đổi của các chỉ tiêu kết quả thực hiện dự án với các giá trị khác nhaucủa các biến số dự án Ý nghĩa: xác định những biến có ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích ròng của dự án và mức độ ảnh hưởng của chúng Từ đó kiểm định biến gây rủi ro lớn nhất
- Phân tích tình huống:cho phép tính toán những thay đổi các biến số cơ bản theo một kiểu nhất định và cho phép thay đổi nhiều hơn một biến tại một thời điểm
- Phân tích mô phỏng (Mô phỏng Monte Carlo): đây là kỹ thuật phân tích rủi ro cho phép thay đổi các biến chính khi các biến đầu vào thay đổi một cách đồng thời, khi ta chon một phân phối xác suất giả định nào đó Khó khăn lớn nhất là xác định dạng phân phối xác suất của các biến câu thành dự án.Phần mềm hổ trợ là Crystal ball hoặc một số phần mềm tương tự, việc xác định các phân phối này là không khó nếu dữ liệu thu thập được là đủ lớn để phần mềm có thể xử lý
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
2.4.4.Phản ứng lại rủi ro
Sau khi xác định rủi ro, định lượng và xếp loại rủi ro, cần phát triển một kế hoạch đáp ứng rủi ro để giải quyết rủi ro bất lợi nhất và tận dụng những cơ hội có lợi
Mọi quyết định rủi ro ảnh hưởng bởi thái độ của con người
Chức năng điều khiển rủi ro thực thi kế hoạch quản lý rủi ro Kế hoạch quản lý rủi ro phải được theo dõi và cập nhật thường xuyên để thích ứng với trường hợp thay đổi
2.5.Phân tích rủi ro ảnh hưởng tài chính dự án
Theo luận văn thạc sĩ của NT Dinh, (2010) [10], có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả dự án, do dự án đầu tư trong một thời gian dài nên khả năng rủi ro là rất cao, do đó cần phải có nhiều dự báo và phải là dự báo xa Lợi ích và hạn chế của phân tích rủi ro ảnh hưởng tài chính dự án:
Lợi ích: khi phân tích thì ta có thể chấp nhân được dự án có NPV thấp mà rủi ro nhỏ, mà cũng có thể loại bỏ nhựng dự án có NPV cao nhưng rủi ro cao Khi phân tích thì cũng sẽ giảm những sai lệch khi đánh giá dự án
Hạn chế lớn nhất là nếu không xác định rõ các biến phụ thuộc trong phân tích rủi ro thì rất dễ dẫn tới kết luận sai lầm Một hạn chế nữa là khi đưa mô hình tính toán không đúng thì kết quả phân tích có thể bị sai
2.5.1.Phân tích rủi ro định tính
Các yếu tố rủi ro xuất hiện từ giai đoạn bắt đầu dự án đến giai đoạn vận hành dự án
Sử dụng hai thuộc tính khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng trong phân tích rủi ro định tính Cơ sở để đánh giá khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng dựa trên kinh nghiệm của người được phỏng vấn Tích khả năng xuất hiện và tác động tạo ma trận làm cơ sở xếp hạng rủi ro
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Thẩm định tài chính là quá trình kiểm tra đánh giá khách quan, khoa học nội dung có liên quan khả thi tài chính của dự án đầu tư
Mục đích: đánh giá khả thi về tài chính của dự án đầu tư thông qua:
Kiểm tra, đánh giá khả năng thực hiện về khía cạnh tài chính của dự án đầu tư
Kiểm tra, đánh giá tính chính xác và độ an toàn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư (NPV, IRR)
Kiểm tra, đánh giá khả năng trả nợ của dự án đầu tư
Thẩm định tài chính có vai trò quan trọng trong việc ra quyết định đầu tư cho các dự án đầu tư
2.6.Các nghiên cứu tương tự 2.6.1 ICRAM-1: mô hình đánh giá rủi ro cho những dự án xây dựng quốc tế (icram-1: model for international construction risk assessment) 11
M Hastak và Aury.Shaked đã đề xuất mô hình đánh giá rủi ro cho những dự án xây dựng quốc tế vào năm 2000 Mô hình giúp người sử dụng trong việc đánh giá những rủi ro cần thiết có liên quan đến việc mở rộng sự hoạt động trong thị trường Quốc tế bởi việc phân tích rủi ro môi trường, thị phần và cấp độ dự án Mô hình được sử dụng như một công cụ định lượng rủi ro của việc đầu tư xây dựng quốc tế
Phương pháp và công cụ nghiên cứu là dựa vào các nghiên cứu trước và phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã xác định được 73 nhân tố rủi ro được phân chia thành 3 cấp độ: Cấp độ quốc gia (Macro level), cấp độ thị trường (market level), cấp độ dự án (project level) Sau đó dùng kỹ thuật AHP để xác định trọng số gộp chung cho từng cấp độ cụ thể
Kết quả cho thấy ICRAM-1 cung cấp một phương pháp cấu trúc để đánh giá những nhân tố rủi ro trong hoạt động xây dựng quốc tế Nó được thiết kế để kiểm tra dự án cụ thể ở nước ngoài, và có thể sử dụng như một công cụ để xác định số lượng rủi ro trong đầu tư xây dựng quốc tế như là một trong những bước đầu tiên đánh giá dự án Bốn kết quả chính đạt được từ phân tích mô hình là: Thiết bị cảnh báo rủi ro cao, ảnh hưởng của môi trường trong nước đối với dự án cụ thể, ảnh hưởng của môi trường thi trường đối với dự án cụ thể, và rủi ro tổng thể dự án
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
2.6.2 Phân tích rủi ro trong thẩm định đầu tư dựa trên kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo (risk analysis in investment appraisal based on the monte carlo simulation technique) 12
Các nghiên cứu tương tự
M Hastak và Aury.Shaked đã đề xuất mô hình đánh giá rủi ro cho những dự án xây dựng quốc tế vào năm 2000 Mô hình giúp người sử dụng trong việc đánh giá những rủi ro cần thiết có liên quan đến việc mở rộng sự hoạt động trong thị trường Quốc tế bởi việc phân tích rủi ro môi trường, thị phần và cấp độ dự án Mô hình được sử dụng như một công cụ định lượng rủi ro của việc đầu tư xây dựng quốc tế
Phương pháp và công cụ nghiên cứu là dựa vào các nghiên cứu trước và phỏng vấn chuyên gia, tác giả đã xác định được 73 nhân tố rủi ro được phân chia thành 3 cấp độ: Cấp độ quốc gia (Macro level), cấp độ thị trường (market level), cấp độ dự án (project level) Sau đó dùng kỹ thuật AHP để xác định trọng số gộp chung cho từng cấp độ cụ thể
Kết quả cho thấy ICRAM-1 cung cấp một phương pháp cấu trúc để đánh giá những nhân tố rủi ro trong hoạt động xây dựng quốc tế Nó được thiết kế để kiểm tra dự án cụ thể ở nước ngoài, và có thể sử dụng như một công cụ để xác định số lượng rủi ro trong đầu tư xây dựng quốc tế như là một trong những bước đầu tiên đánh giá dự án Bốn kết quả chính đạt được từ phân tích mô hình là: Thiết bị cảnh báo rủi ro cao, ảnh hưởng của môi trường trong nước đối với dự án cụ thể, ảnh hưởng của môi trường thi trường đối với dự án cụ thể, và rủi ro tổng thể dự án
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
2.6.2 Phân tích rủi ro trong thẩm định đầu tư dựa trên kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo (risk analysis in investment appraisal based on the monte carlo simulation technique) 12
A.Hacura, M.Jadamus-Hacura, and A.Kocot đã trình bày mục đích và cách sử dụng của kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo như một ứng dụng để đánh giá những dự án đầu tư vào năm 2000 Tiêu chí được sử dụng để đánh giá tính khả thi của dự án đó là giá trị hiện tại tương đương (NPV)
Phương pháp và công cụ nghiên cứu là: Bài báo đưa ra một case study về việc đầu tư kinh doanh, phân phối sản phẩm mới trong công việc Một bảng ngân lưu tài chính được xây dựng qua 5 năm
Phân tích rủi ro: Có hai biến rủi ro: Doanh thu hàng bán là một phân phối bình thường và chi phí biến đổi được ước lượng vào khoảng 50% đến 70% doanh thu hàng bán
Kết quả cho thấy:Mô phỏng cho kết quả NPV trung bình là 9620,6>0 và Phần trăm để NPV r là dự án đáng đầu tư
Dùng mô phỏng Monte carlo với sụ hỗ trợ của phần mềm Crystal Ball.
Thu thập dữ liệu
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Tham khảo sách, báo, các nghiên cứu tương tự, luận văn đi trước, sau đó tổng hợp lại các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án Sau đó tham khảo ý kiến 03 chuyên gia
Bảng câu hỏi sơ bộ được hình thành
Phỏng vấn các chuyên gia, hỏi ý kiến
Bảng câu hỏi hoàn chỉnh
Dùng bảng câu hỏi hoàn chỉnh gửi đến các chuyên gia để khảo sát thông qua email hoặc phỏng vấn trực tiếp
Tổng hợp và xử lý số liệu thu thập được Ý kiến chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong quản lý tài chính dự án xây dựng bệnh viện (05 chuyên gia)
Tổng hợp ý kiến đánh giá, phản hồi Đánh giá dữ liệu
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
3.3.2.Thiết kế bảng câu hỏi:
3.3.2.1.Cấu trúc phân chia rủi ro (Risk break down structure – RBS) :
Dựa vào luận văn thạc sĩ (DTT Tran, 2011)[17], bài báo Risk management in construction projects (N Banaitiene và A Banaitis, 2012)[13], luận văn thạc sĩ (KT Nguyen, 2015)[21] Từ đó đề xuất phân nhóm các yếu tố rủi ro như sau:
Bảng 3.1 Bảng phân nhóm các yếu tố rủi ro
RBS cấp 1 RBS cấp 2 RBS cấp 3
Rủi ro tài chính dự án
Hết hạn sử dụng của thuốc Khả năng thanh toán của bệnh nhân Sử dụng không hết công suất máy móc thiết bị Đền bù về chuyên môn Dự đoán số lượng bệnh nhân không chính xác
Năng lực các bên tham gia dự án
Năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư
Năng lực nhà thầu Năng lực tư vấn thiết kế Năng lực tư vấn giám sát Thất thoát trong quá trình xây dựng Thiếu phối hợp trao đổi thông tin giữa các bên tham gia dự án Công tác giải phóng mặt bằng chậm Những mâu thuẫn trong tài liệu hợp đồng
An toàn lao động Ý thức an toàn lao động trên công trường kém Quy trình về an toàn lao đông chưa hợp lý
Thiếu dụng cụ bảo hộ lao động
Hệ thống pháp lý phức tạp Chính sách, quy hoạch thay đổi
Cấp phép xây dựng chậm Thủ tục hành chính rườm rà
Tài chính Tài chính chủ đầu tư không đủ để đầu tư
Chi phí lãi vay thay đổi
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Lợi nhuận mong muốn của chủ đầu tư
Lạm phát tăng Giá vật tư, giá nhân công, chi phí thiết bị tăng
Năng lực khai thác dự án
Khả năng thu hút bệnh nhân Tiếp thị, quảng cáo kém Nhân sự đáp ứng được năng lực và tận tâm với nghề
Quy trình khám chữa bệnh không hợp lý Thiếu sự liên kết với các bệnh viện lớn trong khu vực Bảng 3.1 chỉ là bảng phân nhóm đề xuất các yếu tố rủi ro, chi tiết các nhân tố rủi ro xem chương 04
3.3.2.2.Cấu trúc bảng câu hỏi:
- Những yêu cầu khi xây dựng bảng câu hỏi:
+ Câu từ phải rõ ràng Cần có giải thích, hướng dẫn giúp người trả lời hiểu hết mục đích của việc khảo sát, hiểu nội dung câu hỏi, nhằm tiết kiệm thời gian
+ Sử dụng thang đo đơn giản để người đọc dễ dàng đánh vào bảng câu hỏi
+ Các câu hỏi phải được xếp từ đơn giản đến phức tạp nhằm không gây mệt cho người trả lời
+ Nội dung bảng câu hỏi khảo sát gồm 2 phần: phần các yếu tố rủi ro thì ưu tiên để phần đầu, phần thông tin chung để sau, nhằm giảm sự khó chịu cho người trả lời
- Bảng câu hỏi sơ bộ, gồm 2 phần:
+ Phần 1: Nhờ các chuyên gia đề xuất thêm các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án ngoài các yếu tố đã có
+ Phần 2: Phần thông tin chung, sử dụng câu hỏi liệt kê (list questions), câu hỏi phân loại ( category questions), câu hỏi mở (open questions), để thu thập thông tin cá nhân người được khảo sát
- Bảng câu hỏi hoàn chỉnh, gồm 2 phần:
+ Phần 1: Đánh giá khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro, sử dụng câu hỏi mức độ với thang đo mức độ dạng Likert:
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Bảng 3.2 Thang đo về mức độ
+ Phần 2: thông tin chung để thu thập thông tin người được khảo sát
3.3.3.Phương pháp lấy mẫu và số lượng mẫu:
Do thời gian làm luận văn có hạn nên phương pháp lấy mẫu được chọn là lấy mẫu thuận tiện Đây là phương pháp lấy mẫu phi xác suất Có thể lấy mẫu gồm những người kỹ sư xây dựng đang theo học lớp quản lý dự án, hay lớp tư vấn giám sát…bằng cách phát bảng câu hỏi Có thể chọn mẫu tại các ban điều hành công trường xây dựng nơi có các kỹ sư đang làm việc Hoặc đến văn phòng của một số công ty xây dựng nhờ các kỹ sư ở đó đánh khảo sát
Theo (T Hoang và NMN Chu, 2008), [19] thì số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến trong nghiên cứu
Bảng câu hỏi khảo sát có 30 yếu tố rủi ro , vậy cần 150 mẫu
Các phiếu khảo sát được gửi trực tiếp đến khoảng 250 chuyên gia Sau thời gian khoảng 05 tháng, nhận được khoảng 209 bảng, nhưng chỉ thu được 151 bảng trả lời khảo sát hợp lệ Vì vậy số lượng mẫu dùng để phân tích là 151 mẫu.
Các công cụ nghiên cứu và phân tích dữ liệu
3.4.1.Các công cụ nghiên cứu
Bảng 3.3 Các công cụ nghiên cứu
STT Nội dung Các công cụ nghiên cứu
1 Nhận dạng các yếu tố rủi ro Bảng câu hỏi khảo sát
2 Xếp hạng các yếu tố rủi ro MS-Excel
3 Phân tích các yếu tố rủi ro Phân tích rủi ro định tính: Phần mềm SPSS
Thang đo về khả năng xảy ra
Rất hiếm khi xảy ra 1
Thang đo về mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng rất ít 1 Ảnh hưởng ít 2 Ảnh hưởng trung bình 3 Ảnh hưởng nhiều 4 Ảnh hưởng rất nhiều 5
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106 ảnh hưởng tài chính dự án Phân tích rủi ro định lượng: mô phỏng Monte carlo với sự hỗ trợ của phần mềm Crystal Ball
Dựa vào tích của khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng
Khả năng xảy ra Mức độ Xác suất
Rất hiếm khi xảy ra 1 0% - 10%
Mức độ ảnh hưởng Mức độ Mô tả Ảnh hưởng rất ít 1 Hầu như không ảnh hưởng đến chi phí hoặc doanh thu của dự án Ảnh hưởng ít 2 Làm tăng chi phí hoặc giảm doanh thu của dự án nhưng không đáng kể Ảnh hưởng trung bình 3 Làm tăng chi phí hoặc giảm doanh thu vừa phải Ảnh hưởng nhiều 4 Làm tăng chi phí hoặc giảm doanh thu nhiều Ảnh hưởng rất nhiều 5 Làm tăng chi phí hoặc giảm doanh thu rất nhiều
- Ma trận khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng: đó là tích giữa khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng
Bảng 3.4 Bảng ma trận đánh giá rủi ro Khả năng xảy ra
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Bảng 3.5 Xếp hạng mức độ rủi ro
Mức độ rủi ro Điểm Màu
Nguồn: Luận văn thạc sĩ, (DTT Tran, 2011)[17]
3.4.2.2.Phân tích các yếu tố rủi ro bằng phần mềm SPSS
Các dữ liệu thu thập được đưa vào phần mềm SPSS để phân tích sau khi xử lý mã số hóa
3.4.2.2.1.Phân tích độ tin cậy ( hệ số cronbach’s alpha)
Hệ số cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau
Một trong những phương pháp kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo được gọi là kiểm định độ tin cậy chia đôi.(T Hoang & NMN Chu, 2008) 20
Trong đó: ρ: Hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi
N: Số mục hỏi Theo Peterson, R (1994)14thì: α ≥0,6: Có thể dùng được 0,7 ≤ α ≤ 0,8: Sử dụng được 0,8 ≤ α < 1: Thang đo lường là tốt
3.4.2.2.2.Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một nhóm nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung và thông tin của biến ban đầu, theo (Hair & ctg, 1998)
Trong phân tích nhân tố chỉ số Factor Loading (hệ số tải nhân tố) là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố:
+ Nếu cỡ mẫu nghiên cứu khoảng 50 thì hệ số factor loading phải lớn hơn 0,75 + Nếu cỡ mẫu nghiên cứu khoảng 100 thì hệ số factor loading phải lớn hơn 0,55
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
+ Nếu cỡ mẫu nghiên cứu trên 350 thì hệ số factor loading phải lớn hơn 0,3 Đại lượng eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố
Những nhân tố có eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc và sẽ bị loại khỏi phân tích nhân tố
Tổng phương sai trích (total variance explained)cho biết các nhân tố giải thích được bao nhiêu phần trăm biến thiên của dữ liệu Thang đo được chấp nhận khi có tổng phương sai trích ≥ 50%
Bartlett’s test of sphericity: Kiểm định Bartlett là kiểm định xem các biến tham gia vào phân tích nhân tố có mối tương quan với nhau hay không Nếu các biến không có sự tương quan với nhau thì không nên áp dụng phân tích nhân tố vì các biến tham gia phải phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một yếu tố chung
Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) measure of sampling adequacy: là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Trị số KMO nằm trong khoảng từ 0,5 đến 1 thích hợp để phân tích nhân tố
Các bước trong phân tích nhân tố
+ Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, lựa chọn các biến tham gia vào phân tích nhân tố và các biến này phải được đo lường một cách thích hợp bằng thang đo định lượng
+ Bước 2: Xây dựng ma trận tương quan: Để áp dụng được phân tích nhân tố thì các biến phải có liên hệ với nhau
Kiểm định Bartlett được sử dụng để kiểm định giả thuyết Ho là các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể Nếu đại lượng này càng lớn thì càng có nhiều khả năng bác bỏ giả thuyết Ho này
+ Bước 3: Xác định số lượng nhân tố được rút ra Để tóm tắt các thông tin chứa đựng trong các biến gốc, cần có sự rút ra một số lượng các nhân tố ít hơn số biến Có 5 phương pháp nhằm xác định số lượng nhân tố: Xác định từ trước, dựa vào eigenvalue, biểu đồ dốc (scree plot), phần trăm biến thiên giải thích được (percentage of variance), chia đôi mẫu, kiểm định mức ý nghĩa
+ Bước 4: Xoay nhân tố: Mặc dù ma trận nhân tố ban đầu hay ma trận nhân tố không xoay cho thấy được mối liên hệ giữa các nhân tố và từng biến một, nhưng nó ít khi tạo ra các nhân tố có thể giải thích được một cách dễ dàng bởi vì các nhân tố có tương quan với nhiều biến Vì vậy việc giải thích kết quả khá khó khăn Thông qua việc xoay các
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106 nhân tố, ma trận nhân tố sẽ đơn giản hơn và dễ giải thích hơn Có nhiều phương pháp xoay khác nhau như:
Orthogonal rotation: Xoay các nhân tố trong đó vẫn giữ nguyên góc ban đầu giữa các nhân tố
Varimax procedure: Xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hoá số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố Chọn phép xoay varimax nếu phương pháp trích chọn là principal components
Quartimax: Xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hoá số nhân tố có hệ số lớn tại cùng một biến, vì vậy sẽ tăng cường khả năng giải thích các biến
Equamax: Xoay các nhân tố để đơn giản hoá việc giải thích cả biến lẫn nhân tố
Oblique (direct oblimin): Xoay các nhân tố mà không giữ nguyên góc ban đầu giữa các nhân tố (tức là có tương quan giữa các nhân tố với nhau) Phương pháp nên sử dụng khi nào các nhân tố trong tổng thể có khả năng tương quan mạnh với nhau
+ Bước 5: Đặt tên và giải thích các nhân tố (nhóm các nhân tố) Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến có hệ số (factor loading) lớn ở cùng một nhân tố
(Nguồn: luận văn thạc sĩ KT Nguyen, 2015)[21]
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
3.4.2.3.Mô phỏng Monte carlo bằng phần mềm crystal ball
Nguồn: Luận văn thạc sĩ, (DTT Tran, 2011)[17]
- Thiết lập mô hình bảng tính: lập bảng hiệu quả tài chính của một dự án về bệnh viện cụ thể trên phần mềm MS Excel
QUY TRÌNH MÔ PHỎNG MONTE CARLO BẰNG
Thiết lập mô hình bảng tính
Xác định biến rủi ro
Xác định biến kết quả
Thiết lập các thông số chạy mô phỏng
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
PHÂN TÍCH RỦI RO ẢNH HƯỞNG TÀI CHÍNH DỰ ÁN BỆNH VIỆN
Phân tích định tính
Qua tham khảo sách, bài báo Risk management in construction projects (N
Banaitiene và A Banaitis, 2012)[13], luận văn thạc sĩ (NTT Tran, 2011)[17], , luận văn thạc sĩ ( NT Dinh, 2010)[10], luận văn thạc sĩ KT Nguyen, 2013) được 31 yếu tố thể hiện ở bảng 2.1, sau khi tham tham khảo ý kiến 03 chuyên gia , một bảng câu hỏi gồm 27 yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án được đề xuất (xem phụ lục), bảng này được gửi đến 5 chuyên gia Từ sự góp ý của các chuyên gia, một bảng câu hỏi hoàn chỉnh gồm 30 yếu tố được đề xuất (xem phụ lục) Trong bảng câu hỏi này có các yếu tố thuộc nhóm kinh doanh, các yếu tố này được đưa vào sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia (bác sĩ, quản lý bệnh viện và các chuyên gia trong quản lý dự án bệnh viện)
Kết quả tổng hợp lại được bảng 4.0 như sau:
Bảng 4.0 Các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án xây dựng bệnh viện ( bảng hoàn chỉnh)
STT Yếu tố rủi ro
1 Hết hạn sử dụng của thuốc Ý kiến chuyên gia
2 Khả năng thanh toán của bệnh nhân Ý kiến chuyên gia
3 Sử dụng không hết công suất máy móc thiết bị Ý kiến chuyên gia
4 Đền bù về chuyên môn Ý kiến chuyên gia
5 Dự đoán số lượng bệnh nhân không chính xác [17], [21], [10]
B Năng lực các bên tham gia dự án
1 Năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư [17], [21]
3 Năng lực tư vấn thiết kế [13], [17], [21]
4 Năng lực tư vấn giám sát [17], [21]
5 Thất thoát trong quá trình xây dựng [17], [21]
6 Thiếu phối hợp trao đổi thông tin giữa các bên tham gia dự án [17], [21]
7 Công tác giải phóng mặt bằng chậm [17], [21], [10]
8 Những mâu thuẫn trong tài liệu hợp đồng [21]
1 Ý thức an toàn lao động trên công trường kém [21], [13]
2 Quy trình về an toàn lao đông chưa hợp lý [21], [13]
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
3 Thiếu dụng cụ bảo hộ lao động [21], [13]
1 Hệ thống pháp lý phức tạp [13]
2 Chính sách, quy hoạch thay đổi [13], [10]
3 Cấp phép xây dựng chậm [13]
4 Thủ tục hành chính rườm rà [21]
1 Tài chính chủ đầu tư không đủ để đầu tư [21]
2 Chi phí lãi vay thay đổi [21], [10]
3 Lợi nhuận mong muốn của chủ đầu tư thay đổi [21], [10]
5 Giá vật tư, giá nhân công, chi phí thiết bị tăng [21], [17]
F Năng lực khai thác dự án
1 Khả năng thu hút bệnh nhân Ý kiến chuyên gia
2 Tiếp thị, quảng cáo kém [21]
3 Nhân sự đáp ứng được năng lực và tận tâm với nghề [21]
4 Quy trình khám chữa bệnh không hợp lý Ý kiến chuyên gia 5 Thiếu sự liên kết với các bệnh viện lớn trong khu vực Ý kiến chuyên gia
Bảng câu hỏi khảo sát này (xem đính kèm phụ lục) Sau đó bảng câu hỏi được gửi tới khoảng 250 chuyên gia bằng cách phỏng vấn trực tiếp Sau thời gian khoảng 05 tháng, nhận được khoảng 209 bảng, nhưng chỉ thu được 151 bảng trả lời khảo sát hợp lệ Vì vậy số lượng mẫu dùng để phân tích là 151 mẫu
4.1.1.Thông tin chung 4.1.1.1.Đơn vị công tác
Hình 4.1: Đơn vị công tác
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Hình 4.1 cho thấy đối tượng khảo sát chủ yếu là đơn vị thi công và tư vấn quản lý dự án (chiếm 79%) Do đó câu trả lời dựa trên quan điểm nhà thầu thi công và quản lý dự án
Hình 4.2 Vị trí công tác
Hình 4.2 cho thấy vị trí công tác của các đối tượng khảo sát tập trung chủ yếu giám sát xậy dựng và nhân viên thi công (chiếm 84%)
Hình 4.3 Thời gian công tác
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Hình 4.3 cho thấy đối tượng khảo sát có kinh nghiệm làm việc từ 3 đến 10 năm (chiếm khoảng 70%) Chứng tỏ những người được khảo sát có nhiều kinh nghiệm làm việc, đồng nghiã với việc số liệu khảo sát đáng tin cậy
4.1.1.4.Quy mô dự án từng tham gia
Hình 4.4 Quy mô dự án
Hình 4.4 cho thấy những chuyên gia được khảo sát tham gia những dự án từ trên 50 tỷ (chiếm 85,43%) Điều này ngụ ý là các chuyên gia được khảo sát là những người từng tham gia các dự án lớn
4.1.1.5.Hiểu biết về rủi ro
Hình 4.5 Hiểu biết về rủi ro
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Hình 4.5 cho thấy các chuyên gia được khảo sát đều hiểu biết rõ về rủi ro Như vậy họ có thể trả lời bảng khảo sát về rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án Dữ liệu thu thập được sẽ rất đáng tin cậy
4.1.2.Phân tích số liệu khảo sát 4.1.2.1.Kiểm tra thang đo (hệ số Cronbach’s Alpha)
4.1.2.1.1.Khả năng xảy ra Bảng 4.1 Kết quả thang đo về khả năng xảy ra của các biến rủi ro
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s alpha nếu loại biến Nhóm: Kinh doanh Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,899
Nhóm: Năng lực các bên tham gia dự án Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,749
Nhóm: An toàn lao động Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,759
Nhóm: Chính sách Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,610
Nhóm: Tài chính Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,690
Nhóm: Năng lực khai thác dự án Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,759
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Trong các nhóm nêu trên, biến nào có giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến (Cronbach’s Alpha if item deleted) lớn hơn giá trị Cronbach’s Alpha của nhóm thì biến đó sẽ bị loại và tiến hành phân tích lại
Nhóm kinh doanh:Loại biến A1 (Hạn sử dụng thuốc), loại biến A3 (Sử dụng công suất máy móc thiết bị
Nhóm Năng lực các bên tham gia dự án:Loại biến B5 (Thất thoát trong quá trình xây dựng), loại biến B6 (Phối hợp trao đổi thông tin giữa các bên tham gia dự án), loại biến B8 (Những mâu thuẫn trong tài liệu, hợp đồng
Nhóm chính sách: Loại biến D2( Chính sách, quy hoạch )
Nhóm năng lực khai thác dự án: Loại biến F2 ( Tiếp thị, quảng cáo), loại biến F5 ( Sự liên kết với các bệnh viện lớn trong khu vực)
Giá trị Cronbach’s Alpha của các nhóm đều lớn hơn 0,6 Vậy thang đo là đáng tin cậy
4.1.2.1.2.Mức độ ảnh hưởng Bảng 4.2 Kết quả thang đo về mức độ ảnh hưởng của các biến rủi ro
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s alpha nếu loại biến Nhóm: Kinh doanh Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,877
Nhóm: Năng lực các bên tham gia dự án Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,753
Nhóm: An toàn lao động Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,711
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Nhóm: Chính sách Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,828
Nhóm: Tài chính Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,796
Nhóm: Năng lực khai thác dự án Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,730
Giá trị Cronbach’s Alpha của các nhóm đều lớn hơn 0,6 Vậy thang đo là đáng tin cậy
4.1.2.2.Phân tích thống kê mô tả
Từ SPSS có bảng sau:
Bảng 4.3 Bảng thống kê về khả năng xảy ra của các biến rủi ro
Biến Tên biến Trung bình Độ lệch chuẩn
A2 Khả năng thanh toán của bệnh nhân 4,32 0,467 151
A4 Đền bù về chuyên môn 4,30 0,459 151
A5 Dự đoán số lượng bệnh nhân không chính xác 4,38 0,486 151 B1 Năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư 3,43 0,497 151
B3 Năng lực tư vấn thiết kế 3,37 0,485 151
B4 Năng lực tư vấn giám sát 3,46 0,500 151
B7 Công tác giải phóng mặt bằng chậm 3,47 0,501 151 C1 Ý thức an toàn lao động trên công trường kém 2,44 0,572 151
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
C2 Quy trình về an toàn lao đông chưa hợp lý 2,33 0,640 151
C3 Thiếu dụng cụ bảo hộ lao động 2,36 0,605 151
D1 Hệ thống pháp lý phức tạp 1,83 0,691 151
D3 Cấp phép xây dựng chậm 1,72 0,655 151
D4 Thủ tục hành chính rườm rà 1,50 0,564 151
E1 Tài chính chủ đầu tư không đủ để đầu tư 4,47 0,551 151
E2 Chi phí lãi vay thay đổi 4,36 0,533 151
E3 Lợi nhuận mong muốn của chủ đầu tư thay đổi 4,41 0,545 151
E5 Giá vật tư, giá nhân công, chi phí thiết bị tăng 4,36 0,533 151
F1 Khả năng thu hút bệnh nhân 3,84 0,505 151
F3 Nhân sự đáp ứng được năng lực và tận tâm với nghề 3,63 0,607 151
F4 Quy trình khám chữa bệnh không hợp lý 3,58 0,581 151
Từ bảng 4.3 thấy các biến nhóm A và nhóm E có trung bình cao, đây có thể là nhóm nhân tố rủi ro cao
Từ phần mềm SPSS ta có:
Bảng 4.4 Bảng thống kê về mức độ ảnh hưởng của các biến rủi ro
Biến Tên biến Trung bình Độ lệch chuẩn
A2 Khả năng thanh toán của bệnh nhân 4,40 0,491 151
A4 Đền bù về chuyên môn 4,38 0,486 151
A5 Dự đoán số lượng bệnh nhân không chính xác 4,40 0,492 151 B1 Năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư 3,44 0,512 151
B3 Năng lực tư vấn thiết kế 3,50 0,502 151
B4 Năng lực tư vấn giám sát 3,49 0,502 151
B7 Công tác giải phóng mặt bằng chậm 3,51 0,502 151
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
C1 Ý thức an toàn lao động trên công trường kém 2,32 0,604 151
C2 Quy trình về an toàn lao đông chưa hợp lý 2,26 0,608 151
C3 Thiếu dụng cụ bảo hộ lao động 2,32 0,604 151
D1 Hệ thống pháp lý phức tạp 1,93 0,674 151
D3 Cấp phép xây dựng chậm 1,92 0,707 151
D4 Thủ tục hành chính rườm rà 1,71 0,659 151
E1 Tài chính chủ đầu tư không đủ để đầu tư 4,33 0,574 151
E2 Chi phí lãi vay thay đổi 4,34 0,578 151
E3 Lợi nhuận mong muốn của chủ đầu tư thay đổi 4,37 0,584 151
E5 Giá vật tư, giá nhân công, chi phí thiết bị tăng 4,32 0,546 151
F1 Khả năng thu hút bệnh nhân 3,66 0,578 151
F3 Nhân sự đáp ứng được năng lực và tận tâm với nghề 3,58 0,570 151
F4 Quy trình khám chữa bệnh không hợp lý 3,56 0,584 151
Từ bảng 4.4 thấy các biến nhóm A và nhóm E có trung bình cao, đây có thể là nhóm nhân tố rủi ro cao
4.1.2.2.3.Xếp hạng các nhân tố rủi ro
Bảng 4.5 Bảng xếp hạng các nhân tố rủi ro
Biến Tên biến Khả năng xảy ra
2 E1 Tài chính chủ đầu tư không đủ để đầu tư 4,47 4,33 19,355
3 A5 Dự đoán số lượng bệnh nhân không chính xác 4,38 4,4 19,272
4 E3 Lợi nhuận mong muốn của chủ đầu tư thay đổi 4,41 4,37 19,271
5 A2 Khả năng thanh toán của bệnh nhân 4,32 4,44 19,18
6 E2 Chi phí lãi vay thay đổi 4,36 4,34 18,922
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
7 E5 Giá vật tư, giá nhân công, chi phí thiết bị tăng 4,36 4,32 18,835
8 A4 Đền bù về chuyên môn 4,3 4,38 18,834
9 F1 Khả năng thu hút bệnh nhân 3,84 3,66 14,054
10 F3 Nhân sự đáp ứng được năng lực và tận tâm với nghề 3,63 3,58 12,995
11 F4 Quy trình khám chữa bệnh không hợp lý 3,58 3,56 12,744 12 B7 Công tác giải phóng mặt bằng chậm 3,47 3,51 12,179
Năng lực tư vấn giám sát 3,46 3,49 12,075
14 B1 Năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư 3,43 3,44 11,799
15 B3 Năng lực tư vấn thiết kế 3,37 3,5 11,795
17 C1 Ý thức an toàn lao động trên công trường kém 2,44 2,32 5,66
18 C3 Thiếu dụng cụ bảo hộ lao động 2,36 2,32 5,475
19 C2 Quy trình về an toàn lao đông chưa hợp lý 2,33 2,26 5,265
20 D1 Hệ thống pháp lý phức tạp 1,83 1,93 3,531
21 D3 Cấp phép xây dựng chậm 1,72 1,92 3,302
22 D4 Thủ tục hành chính rườm rà 1,5 1,71 2,565
Tử bảng 4.5 lập ra bảng ma trận đánh giá rủi ro sau:
Bảng 4.6: Ma trận đánh giá rủi ro
Nhìn vào bảng ma trận đánh giá rủi ro thấy được:
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Các nhân tố thuộc nhóm rủi ro thấp
C1: Ý thức an toàn lao động trên công trường kém
C2: Quy trình về an toàn lao đông chưa hợp lý
C3: Thiếu dụng cụ bảo hộ lao động
D1: Hệ thống pháp lý phức tạp
D3: Cấp phép xây dựng chậm
D4: Thủ tục hành chính rườm rà
Các nhân tố thuộc nhóm rủi ro vừa phải
F1: Khả năng thu hút bệnh nhân
F3: Nhân sự đáp ứng được năng lực và tận tâm với nghề
F4: Quy trình khám chữa bệnh không hợp lý
B1: Năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư
B3: Năng lực tư vấn thiết kế
B4: Năng lực tư vấn giám sát
B7: Công tác giải phóng mặt bằng chậm
Các nhân tố thuộc nhóm rủi ro cao
E1: Tài chính chủ đầu tư không đủ để đầu tư
E2: Chi phí lãi vay thay đổi
E3: Lợi nhuận mong muốn của chủ đầu tư thay đổi
E5: Giá vật tư, giá nhân công, chi phí thiết bị tăng
A2: Khả năng thanh toán của bệnh nhân
A4: Đền bù về chuyên môn
A5: Dự đoán số lượng bệnh nhân không chính xác Cũng theo bảng 4.5 thì
- 3 nhân tố xếp hàng đầu là: lạm phát tăng, tài chính chủ đầu tưkhông đủ để đầu tư, dự đoán số lượng bệnh nhân không chính xác
- 3 nhân tố xếp cuối là: hệ thống pháp lý phức tạp, cấp phép xây dựng chậm, thủ tục hành chính rườm rà
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
- Các nhân tố xếp hàng đầu và nhân tố xếp cuối được phân tích nguyên nhân trong bảng 4.7
Bảng 4.7 Bảng phân tích 3 nhân tố xếp hạng đầu Xếp hạng
- Tình hình lạm phát của Việt nam giai đoạn từ 2010 đến 2016 diễn biến khá phức tạp
Nguồn: Tổng cục thống kê Nhìn vào bảng trên có thể thấy lạm phát cao ở năm 2011, và thấp vào năm 2015
Theo Nguyễn đức Độ, 2017[22] Với dự báo lạm phát năm 2017 khoảng 1% Điều này cản trở sự phục hồi của nền kinh tế và có thể dẫn đến vòng xoáy giảm lạm phát: Lạm phát thấp – lãi suất thực cao – tăng trưởng thấp – lạm phát thấp hơn … và cuối cùng là tình trạng giảm phát
- Lạm phát giảm là cơ sở để lãi suất giảm, điều này tác động tích cực đến thị trường bất động sản Lúc đó người dân và doanh nghiệp vay tiền nhiều hơn, tiền sẽ đổ vào kênh đầu tư bất động sản nhiều, làm cho thị trường này khởi sắc Tuy nhiên khi bơm tiền nhiều ra nền kinh tế và lạc quan tiêu dùng quá mức thường sẽ làm cho lạm phát tăng
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
2 Tài chính chủ đầu tư không đủ để đầu tư
- Hiện nay khá nhiều dự án đang dừng vì thiếu vốn (chủ yếu là các dự án nhà cao tầng – có vốn đầu tư lớn), có dự án thì xong phần thô, có dự án thì chỉ mới xong phần hầm, có dự án thì đang hoàn thiện nhưng thiếu vốn…
- Một khoản đầu tư vài chục tỷ là lớn, khi mà đời sống của người Việt còn thấp, GDP bình quân đầu người chỉ đạt 45,7 triệu đồng, năm 2015 (Tổng Cục Thống Kê, 2015) [23] Những dự án bệnh viện ngoài phần xây dựng, phần cơ điện, còn có khoản đầu tư thiết bị với đơn giá cao Đây cũng là lý do mà nhân tố này xếp hạng rủi ro cao
3 Dự đoán số lượng bệnh nhân không chính xác
- Dự đoán số lượng bệnh nhân là các dự đoán giả định dựa trên việc nghiên cứu thị trường và sự phán đoán thực tế
- Đây thực sự là bài toán khó, đòi hỏi người nghiên cứu phải làm tỉ mỉ Số lượng khách hàng có thể giảm đi, khi đối thủ cạnh tranh càng ngày càng nhiều
- Vì vậy đây là nhân tố rủi ro được xếp hạng cao
Bảng 4.8 Bảng phân tích 3 nhân tố xếp hạng cuối Xếp hạng
20 Hệ thống pháp lý phức tạp
- Quy định pháp luật về điều kiện hoạt động bệnh viện tư nhân không quá phức tạp Đó là quy mô bệnh viện, cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức các khoa các phòng chức năng, số lượng nhân viên hành nghề, định mức biên chế, những yêu cầu về người chịu trách nhiệm chuyên môn, về người trưởng khoa …
- Các bước tiến hành thành lập bệnh viện tư nhân khá đơn giản: xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xin giấy phép hoạt động bệnh viện tư nhân, tiến hành đi vào hoạt động Chỉ có bộ y tế mới có thẩm quyền giải quyết việc này
- Số giường bệnh trên 10.000 dân của bệnh viện công là 22,5 21 Cấp phép xây dựng chậm
22 Thủ tục hành chính rườm rà
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Thẩm định tài chính
Trong phần trước nghiên cứu đã tìm ra 30 yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án xây dựng bệnh viện
Trong phần này, ứng dụng vào một dự án bệnh viện cụ thể Đó là đi vào phân tích hiệu quả tài chính trong hai trường hợp: chưa xét đến yếu tố rủi ro và có xét đến yếu tố rủi ro
Phân tích hiệu quả tài chính có xét đến yếu tố rủi ro định lượng được chọn từ bảng xếp hạng các yếu tố rủi ro
Dùng mô phỏng Monte Carlo các biến đó với sự hỗ trợ phần mềm crystal ball để đánh giá tài chính thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR
Dự án nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng, phường thành phố Bảo Lộc, là trung tâm của thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng
Dự án nằm giao điểm giữa quốc lộ 55 và quốc lộ 20, đây cũng là cơ sở để các bệnh nhân tại các bệnh viện hạng thấp chuyển lên
Hình 4.6 Vị trí xây dựng từ google maps
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
(Theo cổng thông tin điện tử Lâm Đồng)[26]
Thành phố Bảo Lộc có ba dạng địa hình chính: núi cao, đồi dốc và thung lũng
Núi cao: Phân bố tập trung ở khu vực phía Tây Nam thành phố Bảo Lộc, bao gồm các ngọn núi cao (từ 900 đến 1.100 m so với mặt nước biển) độ dốc lớn (cấp IV đến cấp VI) Diện tích khoảng 2.500 ha, chiếm 11% tổng diện tích toàn thị xã
Đồi dốc: Bao gồm các khối bazan bị chia cắt mạnh tạo nên các ngọn đồi và các dải đồi dốc có đỉnh tương đối bằng với độ cao phổ biến từ 800 đến 850 m Độ dốc sườn đồi lớn (từ cấp II đến cấp IV), rất dễ bị xói mòn, dạng địa hình này chiếm 79,8% tổng diện tích toàn thành phố, là địa bàn sản xuất cây lâu năm như chè, cà phê, dâu
Thung lũng: Phân bố tập trung ở xã Lộc Châu và xã Đại Lào, chiếm 9,2% tổng diện tích toàn thành phố Đất tương đối bằng phẳng, nhiều khu vực bị ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh Vì vậy thích hợp với phát triển cà phê và chè, nhưng có thể trồng dâu và cây ngắn ngày
(Theo cổng thông tin điện tử Lâm Đồng)[27]
Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở nhiệt độ cao trên 800m và tác động của địa hình nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo với những đặc trưng chính như sau:
Nhiệt độ trung bình cả năm 21-22°C, nhiệt độ cao nhất trong năm 27,4°C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 16,6°C
Số giờ nắng trung bình 1.680 giờ/năm, bình quân 4,6 giờ/ngày (tháng mùa mưa: 2-3 giờ/ngày, các tháng mùa khô: 6-7 giờ/ngày), mùa khô nắng nhiều nhưng nhiệt độ trung bình thấp tạo nên nét đặc trưng độc đáo của khí hậu Bảo Lộc
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm 2.513 mm, số ngày mưa trung bình cả năm 190 ngày, mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9
Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao từ 80-90%
Gió: gió chủ đạo theo hai hướng chính:
Gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng 1 đến tháng 4
Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Nắng ít, độ ẩm cao, nhiều ngày có sương mù, cường độ mưa lớn Đó là những nét riêng độc đáo của Bảo Lộc
Tất cả những đặc điển nêu trên tác động rất lớn đến việc thiết kế kết cấu công trình, đặc biệt là phần móng và phần than
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Lâm Đồng thì dân số thành phố Bảo Lộc năm 2009 là 153.000 người Đã có một bệnh viện công đa khoa hiện hữu quy mô 150 giường
Vì vậy quy mô dự kiến là 200 giường Theo thông tư 18 năm 2013 của bộ y tế, diện tích khu đất xây dựng bệnh viện lấy theo quy chuẩn thiết kế bệnh viện từ 50m2/giường đến 100m2/giường, đủ để bố trí các hạng mục công trình sau: khối khám bệnh, khối kỹ thuật nghiệp vụ, khối hành chính quản trị và dịch vụ tổng hợp, khối kỹ thuật hậu cần và khối công trình phụ trợ
Diện tích khu đất phải là 20000m2 Diện tích xây dựng là 7000m2 (chiếm 35%diện tích toàn khu đất ) Diện tích cây xanh bóng mát, nhà xe và cách ly với bên ngoài là 8000m2 (chiếm 40% diện tích toàn khu đất)
Phần diện tích đường nội bộ là 5000m2 (chiếm 25%) toàn khu đất) Bệnh viện cấp cứu Bảo Lộc gồm các khoa chính sau: Khoa cấp cứu tổng hợp, khoa nội, khoa hồi sức tích cực và chống độc, khoa khám bệnh đa khoa, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, khoa xét nghiệm (vi sinh, hóa sinh, huyết học và truyền, nội soi) khoa dược, khoa phụ sản, khoa nhi, khoa vật lý và hồi phục chức năng, khoa mắt, khoa tai mũi họng, khoa răng hàm mặt Khoa cấp cứu tổng hợp là khoa chủ đạo của bệnh viện, tiếp nhận tất cả bệnh nhân 24/24, cấp cứu ngoại viên, sẵn sàng cấp cứu hàng loạt, thực hiện cấp cứu kỹ thuật cao : tiếp nhận, chuẩn bị bệnh nhân, phối hợp cùng chuyên khoa nội tim mạch can thiệp xử trí nhồi máu cơ tim cấp Phối hợp cùng chuyên khoa ngoại xử trí các trường hợp đột quỵ cấp: tiêu sợi huyết trong nhồi máu não và can thiệp nội mạch lấy cục máu đông Ngoài các khoa trên còn có các phòng sau: phòng tài chính kế toán, phòng hành chính nhân sự, quản lý chất lượng, phòng vật tư thiết bị y tế, phòng công tác xã hội
Theo tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa khu vực, TCVN 9212-2012 [28] và TCVN 4470-2012 [29] thì: diện tích phần xây dựng 7000m2 bao gồm:
Khoa khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú có diện tích 2100m2
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
5 Ngoại Chuẩn bị dụng cụ 1 12 1 12
11 Răng hàm mặt Tiểu phẩu 2 15 2 30
12 Răng hàm mặt Chỉnh hình 2 15 2 30
13 Răng hàm mặt Xưởng răng giả 2 15 2 30
Rửa hấp sấy dụng cụ 2 18 2 36
15 Tai mũi họng Phòng soi 1 24 1 24
16 Tai mũi họng Phòng thủ thuật 1 36 1 36
Rửa hấp sấy, chuẩn bi 1 18 1 18
18 Mắt Điều trị -tiểu phẫu 2 30 1 30
19 Mắt Điều trị- rửa hấp, sấy 2 18 1 18
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
STT Tên khoa/phòng Diện tích
3 Khu vệ sinh nam, nữ 18 36
STT Tên khoa/phòng Diện tích
1 Phòng phát thuốc, kho thuốc 18 18
3 Phòng chẩn đoán, xét nghiệm nhanh
- Phòng bác sĩ Xquang và lưu hồ sơ 15 15
4 Phòng lưu hồ sơ của phòng khám 24 24
6 Phòng quản lý trang thiết bị 18 18
STT Tên khoa/phòng Diện tích
1 Phòng thay gửi quần áo 9 18
3 Kho quần áo, đồ dùng 18
4 - Đồ sạch của bệnh nhân 15 18
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
5 - Đồ gửi của bệnh nhân 15 18
STT Tên khoa/phòng Diện tích
3 Thay quần áo nhân viên 12 24
Khoa cấp cứu có diện tích 535m2
Phòng đợi cho người nhà bệnh nhân 40 40
4 P Tắm rửa, khử độc cho bệnh nhân 12 12
5 P Phòng chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm 24 24
13 P vệ sinh, thay đồ nhân viện 24 24
Khoa điều trị tích cực và chống độc có diện tích 460m2
Tổng diện tích(m2) Điều trị 1 Sảnh đón 18 18
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106 tích cực và chống độc
3 P làm thủ tục can thiệp 28 28
13 P vệ sinh, thay đồ nhân viện 24 24
Khoa xét nghiệm và phẫu thuật có diện tích 2790m2, gồm 3tầng, mỗi tầng 930m2
Các khu vực STT Phòng
Phẫu thuật, gây mê hồi sức
3 Phòng nghỉ giữa ca mổ 24 24
4 Phòng ghi hồ sơ mổ 12 12
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106 trợ 3 Hành chính, trực 24 144
5 Thay quần áo, vệ sinh 24 48
Các khu vực STT Phòng
Khu nghiệp vụ kỹ thuật
3 Chuẩn bị môi trường, mẫu 18 18
1 Trực, nhận trả kết quả 18 18
4 Phòng hành chính, giao ban đào tạo 24 24
6 Phòng nhân viên, trực khoa 24 24
7 Khu vệ sinh, thay quần áo 24 48
Các khu vực STT Phòng
Khu nghiệp vụ kỹ thuật
1 Trực+ nhận trả kết quả 18 18
3 Phòng hành chính, giao ban đào tạo 24 24
6 Phòng nhân viên, trực khoa 24 24
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
7 Khu vệ sinh, thay quần áo 24 48
Các khu vực STT Phòng
Khoa huyết học, truyền máu
Khu nghiệp vụ kỹ thuật
1 Xét nghiệm huyết học, truyền máu 52 52
3 Phòng lưu trữ mẫu xét nghiệm 18 18
1 Tiếp đón+ nhận trả kết quả 24 24
3 Phòng hành chính, giao ban đào tạo 36 36
6 Phòng nhân viên, trực khoa 24 24
7 Phòng vệ sinh bệnh nhân 18 36
8 Khu vệ sinh, thay quần áo nhân viên 24 48
Khoa dược có diện tích 400m2
6 Kho dưự trữ dụng cụ y tế 32 32
9 Phòng kế toán, thống kê 24 24
11 Khu vệ sinh, thay quần áo 24 48
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Khu điều trị nội trú có diện tích 4440m2, gồm 4 tầng, mỗi tầng 1110m2, gồm có các chuyên khoa sau
1 Phòng nội soi dạ dày, tá tràng 24 24
2 Phòng nội soi trực tràng 24 24
3 Phòng nội soi tiết niệu 24 24
4 Phòng nội soi đường mật 24 24
5 Phòng nội soi mũi, thanh quản, phế quản 24 24
6 Phòng nội soi - Xquang can thiệp 24 24
7 Phòng nội soi sản phụ khoa 24 48
2 Phòng vệ sinh trước khi đẻ 2 18 3 Phòng nghỉ sau nạo thai 3 36
4 Phòng rửa tay, thay áo 2 18
7 Phòng nạo thai, đặt vòng 2 36
8 Phòng vệ sinh trước khi đẻ 2 18
11 Rửa hấp sấy dụng cụ 2 18
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
15 Chỗ rửa, hấp, chuẩn bị dụng cụ 2 36
3 Chuẩn bị cơm và ăn 2 36
9 Kho thu hồi đồ bẩn 2 42
Chuyên khoa vât lý trị liệu và phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng
4 Khu vệ sinh, thay quần áo 2 48
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106 điện Phòng điều trị nhiệt
Phòng điều trị bằng vận động
Bộ phận thủy trị liệu
19 Chỗ nghỉ sau tập thể dục 30 60
2 Nội tim mạch - lão học 18 6 4 1 172
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Cấp cứu, điều trị tích cực và chống độc
13 Cấp cứu, điều trị tích cực và chống độc
Khu hành chính, hậu cần, tang lễ nhà xác có diện tích 1465m2
Khu hành chính, quản trị
3 Phòng kế toán tổng hợp 18 18
4 Phòng tổ chức cán bộ 18 18
5 Phòng tài chính, kế toán 18 18
7 Phòng hành chính quản trị 30 30
8 Phòng lưu trữ hồ sơ 30 30
9 Phòng vật tư, trang thiết bị y tế 21 21
10 Phòng đào tạo và nghiên cứu khoa học 21 21
13 Trung tâm thông tin- điện tử 24 24
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106 tích(m2)
Kỹ thuật hậu cần & dịch vụ tổng hợp
1 Kho dự trữ, văn phòng phẩm 45 45
2 Kho đồ cũ, bao bì 36 36
Tổng diện tích(m2) Khu dịch vụ tổng hợp
Khu tang lễ và nhà xác 685m2 Tổng diện tích phần xây dựng là 7000m2, tòa nhà cao nhất là 4 tầng
4.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính chưa xét đến yếu tố rủi ro
Xác định tổng mức đầu tư theo thông tư 06-2016 – TT-BXD [30], sử dụng phương pháp xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình
Theo quyết định 1161-2015- QD-BXD [31] thì chi phí xây dựng công trình là Gxd 0*497.881.820.576.364.000 vnđ (cho quy mô 200 giường)
Theo quyết định 1161-2015- QD-BXD [32] thì chi phí thiết bị là Gtb 0*1.704.000.00040.800.000.000 vnđ (cho quy mô 200 giường)
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
4.2.2.1.3 Chi phí quản lý dự án
Theo quyết định 79-2017- QD-BXD [33] nội suy ra thì chi phí quản lý dự án là Gqlda=5.449.491.000 vnđ
Ta được bảng tổng mức đầu tư
Bảng 4.12 Tổng mức đầu tư Đơn vị: ngàn đồng
Chi phí xây dựng tuyến ống cấp nước, ống nhựa HDPE DN 90
Chi phí xây dựng tuyến cống thoát nước D400
4 Chi phí đường nội bộ
Chi phí xây dựng tuyến đường nội bộ Bê tông nhựa hạt trung trên móng cấp phối đá dăm, với Eyc>140MPa
5 Chi phí quản lý dự án
6 Chi phí tư vấn đầu tư
Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Chi phí thiết kế xây dựng
Chi phí thẩm tra báo cáo khả thi
Chi phí thẩm tra thiết kế xây dựng
Chi phí thẩm tra dự toán xây dựng
Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu
Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu tư vấn
Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu thi công xây dựng
Chi phí lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm thiết bị
Chi phí giám sát thi công xây dựng
Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị
Chi phí bảo hiểm công trình (TT329/2016 BTC)
Hạng mục chung- Một số công việc không xác định được từ thiết kế
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Hạng mục chung- Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường
Chi phí lãi vay( do chưa trả lãi vay trong giai đoạn đầu tư)
Tổng cộng 612.367.404 4.2.2.2 Lich vay vốn
Bảng 4.13 Lịch vay vốn Đơn vị tính: ngàn đồng)
STT NGUỒN VỐN VÀ KHOẢN
1 Tỷ lệ sử dụng vốn
LỆ 2 Nhu cầu vốn cho dự án 153.091.851 459.275.553 612.367.404 100%
3 Tỷ lệ % vốn huy động 50% 50%
6 Vốn vay theo tiến độ - 244.946.962 244.946.962 40%
+ Thời gian đầu tư XD 1 năm
+ Thời gian kinh doanh 9 năm Trả nợ với vốn vay lấy tử bảng lịch vay vốn: 244.946.962.000 đồng
Bảng 4.14 Kế hoạch trả nợ Đơn vị tính: ngàn đồng)
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
7 Nợ cuối kỳ 266.502.294 236.890.928 207.279.562 177.668.196 Đơn vị tính: ngàn đồng)
59.222.732 Đơn vị tính: ngàn đồng)
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Theo thông tư 06-2016/ TT-BXD
Bảng 4.15 Bảng chi phí dự phòng
Chỉ số giá xây dựng (năm 20110)
1 Chỉ số giá xây dựng Ixdtk 100,00 101,48
2 Chon năm 2011 làm gốc I goc 0/100 101,48/100
3 Chỉ số giá xây dựng tính toán Ixdtt 1,00 1,01
4 Chỉ số gia xây dựng bình quân : Ixdbq
5 Mức dự báo biến động giá xây dựng ∆Ixd 0,00 0,00
XL+TB+QLDA+TVXD+CKP)= 554.099.066
7 Kế hoạch thực hiện 2 năm: (2018- 1 2
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
8 Dự kiến tỷ lệ % sử dụng chi phí 25% 75%
9 Chi phí theo kế hoạch (chưa tính dự phòng) 138.524.767
10 Lãi hàng năm (do chưa trả lãi vay trong giai đoạn ĐTXD )
Chỉ số giá xây dựng (năm
1 Chỉ số giá xây dựng Ixdtk 111,36 110,39
2 Chon năm 2011 làm gốc Igoc 111,36/101,4
3 Chỉ số giá xây dựng tính toán Ixdtt 1,10 0,99
4 Chỉ số gia xây dựng bình quân : Ixdbq (I2011+I2012+I2013+I2014+I2015) /5
5 Mức dự báo biến động giá xây dựng ∆Ixd
6 V'= ( XL+TB+QLDA+TVXD+CKP)
7 Kế hoạch thực hiện 2 năm: (2018-
8 Dự kiến tỷ lệ % sử dụng chi phí 25%
9 Chi phí theo kế hoạch (chưa tính dự phòng)
10 Lãi hàng năm (do chưa trả lãi vay trong giai đoạn ĐTXD )
STT Nội dung Ký hiệu
Chỉ số giá xây dựng (năm 20110)
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
1 Chỉ số giá xây dựng Ixdtk 110,45
2 Chon năm 2011 làm gốc Igoc 110,45/110,39
3 Chỉ số giá xây dựng tính toán Ixdtt 1,00
4 Chỉ số gia xây dựng bình quân : Ixdbq
5 Mức dự báo biến động giá xây dựng ∆Ixd
6 V'= ( XL+TB+QLDA+TVXD+CKP) 554.099.066
7 Kế hoạch thực hiện 2 năm: (2018-
8 Dự kiến tỷ lệ % sử dụng chi phí 25% 1,00
9 Chi phí theo kế hoạch (chưa tính dự phòng)
10 Lãi hàng năm (do chưa trả lãi vay trong giai đoạn ĐTXD )
- 0,00 a Chi phí dự phòng do phát sinh (8%): 44.327.925 (ngàn đồng) b Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá
+ CPDP do trượt giá năm thứ 1 Không tính trượt giá
+ CPDP do trượt giá năm thứ 2
Tổng chi phí dự phòng do trượt giá
Vậy tổng chi phí dự phòng: 44.327.925+8.643.291R.971.216 ( ngàn đồng)
4.2.2.5 Dự kiến khấu hao hàng năm
Theo thông tư 45 năm 2013 của bộ tài chính [34], sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng
Bảng 4.16 Bảng dự kiến khấu hao hàng năm
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106 Đơn vị tính: ngàn đồng)
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024
Nguyên giá tính khấu hao 237.487.404
Giá trị còn lại sau khấu hao 227.987.908 218.488.412 208.988.915 199.489.419 189.989.923
Nguyên giá tính khấu hao 374.887.800
Giá trị còn lại sau khấu hao 337.399.020 299.910.240 262.421.460 224.932.680 187.443.900
Tổng giá trị còn lại 565.386.928 518.398.652 471.410.375 424.422.099 377.433.823
Năm 2025 Năm 2026 Năm 2027 Năm 2028 Năm 2029
Nguyên giá tính khấu hao
Giá trị còn lại sau khấu hao 180.490.427 170.990.931 161.491.435 151.991.939 142.492.442
Nguyên giá tính khấu hao
Khấu hao 10 năm 37.488.780 37.488.780 37.488.780 0 0 Giá trị còn lại sau khấu hao 149.955.120 112.466.340 74.977.560 74.977.560 74.977.560
Tổng giá trị còn lại 330.445.547 283.457.271 236.468.995 226.969.499 217.470.002
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Năm 2030 Năm 2031 Năm 2032 Năm 2033 Năm 2034
Nguyên giá tính khấu hao
Giá trị còn lại sau khấu hao 132.992.946 123.493.450 113.993.954 104.494.458 94.994.962
Nguyên giá tính khấu hao
Giá trị còn lại sau khấu hao 0 0 0 0 0
Tổng giá trị còn lại 132.992.946 123.493.450 113.993.954 104.494.458 94.994.962
Năm 2035 Năm 2036 Năm 2037 Năm 2038 Năm 2039
Nguyên giá tính khấu hao
Giá trị còn lại sau khấu hao 85.495.465 75.995.969 66.496.473 56.996.977 47.497.481
Nguyên giá tính khấu hao
Giá trị còn lại sau khấu hao 0 0 0 0 0
Tổng giá trị còn lại 85.495.465 75.995.969 66.496.473 56.996.977 47.497.481
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Nguyên giá tính khấu hao
Giá trị còn lại sau khấu hao 37.997.985 28.498.488 18.998.992 9.499.496 (0)
Nguyên giá tính khấu hao
Giá trị còn lại sau khấu hao 0 0 0 0 0
Tổng giá trị còn lại 37.997.985 28.498.488 18.998.992 9.499.496 (0)
4.2.2.6 Bảng doanh thu và chi phí chi tiết
Xem phụ lục 01, phụ lục 02, phụ lục 03, phụ lục 04
4.2.2.7 Báo cáo thu nhập dự án
Bảng 4.17 Bảng báo cáo thu nhập dự án
Khám và điều trị ngoại trú 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 Điều trị nội trú 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900
Tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Chi phí vật tư y tế 5.702.868 5.702.868 5.702.868 5.702.868 5.702.868
Chi phí bảo trì thiết bị dụng cụ 11.246.400 11.246.400
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Khám và điều trị ngoại trú 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 Điều trị nội trú 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900
Tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Chi phí vật tư y tế 5.702.868 5.702.868 5.702.868 5.702.868 5.702.868
Chi phí bảo trì thiết bị dụng cụ
Khám và điều trị ngoại trú 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 Điều trị nội trú 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900
Tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Chi phí vật tư y tế 5.702.868 5.702.868 5.702.868 5.702.868 5.702.868
Chi phí bảo trì thiết bị dụng cụ
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Khám và điều trị ngoại trú 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 Điều trị nội trú 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900
Tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000
Chi phí vật tư y tế 5.702.868 5.702.868 5.702.868 5.702.868 5.702.868
Chi phí bảo trì thiết bị dụng cụ
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Khám và điều trị ngoại trú 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 Điều trị nội trú 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900
Tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000
Chi phí vật tư y tế 5.702.868 5.702.868 5.702.868 5.702.868 5.702.868
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106 điện nước
Chi phí bảo trì thiết bị dụng cụ
4.2.2.8 Báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư (quan điểm nhà cho vay)
Bảng 4.17 Bảng báo cáo ngân lưu theo quan điểm tổng đầu tư
Khám và điều trị ngoại trú 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 Điều trị nội trú 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900
Tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
4 Dòng tiền quy đổi (PV) (612.367.404) 64.231.606 58.701.200 53.692.208 49.109.942
5 Dòng tiền cộng dồn (NPV) (612.367.404) (548.135.798) (489.434.597) (435.742.389) (386.632.447)
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106 ngoại trú Điều trị nội trú 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900
Tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000
4 Dòng tiền quy đổi (PV) 44.918.103 41.083.475 37.575.664 34.366.860 29.694.082
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Khám và điều trị ngoại trú 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 Điều trị nội trú 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900
Tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106 quy đổi (PV)
5 Dòng tiền cộng dồn (NPV) (171.842.861) (146.915.021) (124.028.646) (103.016.550) (83.725.239)
Khám và điều trị ngoại trú 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 Điều trị nội trú 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900
Tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000
4 Dòng tiền quy đổi (PV) 17.711.450 16.260.971 14.929.279 13.706.647 12.584.141
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Khám và điều trị ngoại trú 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 27.331.200 Điều trị nội trú 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900 43.821.900
Tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000 4.380.000
4 Dòng tiền quy đổi (PV) 11.553.563 10.607.385 9.738.693 8.941.143 8.208.909
5 Dòng tiền cộng dồn (NPV) 3.020.812 13.628.197 23.366.890 32.308.033 40.516.942
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Khám và điều trị ngoại trú 27.331.200 Điều trị nội trú 43.821.900
Tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu 4.380.000
4 Dòng tiền quy đổi (PV) 7.536.640
5 Dòng tiền cộng dồn (NPV) 48.053.582
Chi phí sử dụng vốn bình quân: WACC=E%*Re+D%*Rd
Từ bảng trên ta thấy giá trị hiện tại tương đương NPV>0, suất thu lợi nội tại IRR=9,9%> MARR=8,92%, lấy bằng WACC (giá trị sử dụng vốn) Dự án đáng để đầu tư
Thời gian hoàn vốn là 19,74 năm
4.2.2.9 Báo cáo ngân lưu theo quan điểm chủ đầu tư (quan điểm chủ sở hữu)
Bảng 4.18 Bảng báo cáo ngân lưu theo quan điểm chủ sở hữu
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
2 Ngân lưu vay, trả nợ vay 244.946.962 (53.063.568) (50.457.768) (47.851.967)
3 Ngân lưu vốn chủ sở hữu (367.420.442) 16.897.497 19.182.791 21.528.011
4 Dòng tiền quy đổi (PV) (367.420.442) 15.502.291 16.145.771 16.623.575
5 Dòng tiền cộng dồn (NPV) (367.420.442) (351.918.151) (335.772.380) (319.148.805)
2 Ngân lưu vay, trả nợ vay (45.246.167) (42.640.367) (40.034.567) (37.428.767)
3 Ngân lưu vốn chủ sở hữu 23.873.231 26.218.452 28.563.672 30.908.892
4 Dòng tiền quy đổi (PV) 16.912.399 17.040.195 17.031.584 16.908.222
5 Dòng tiền cộng dồn (NPV) (302.236.406) (285.196.211) (268.164.627) (251.256.405)
2 Ngân lưu vay, trả nợ vay (34.822.966) (32.217.166) 0 0
3 Ngân lưu vốn chủ sở hữu 33.254.112 31.850.454 63.807.041 63.807.041
4 Dòng tiền quy đổi (PV) 16.689.118 14.664.834 26.952.784 24.727.324
5 Dòng tiền cộng dồn (NPV) (234.567.287) (219.902.453) (192.949.670) (168.222.345)
2 Ngân lưu vay, trả nợ vay 0 0 0 0
3 Ngân lưu vốn chủ sở hữu 63.807.041 63.807.041 63.807.041 63.807.041
4 Dòng tiền quy đổi (PV) 22.685.619 20.812.494 19.094.031 17.517.460
5 Dòng tiền cộng dồn NPV (145.536.727) (124.724.233) (105.630.201) (88.112.741)
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
2 Ngân lưu vay, trả nợ vay 0 0 0 0
3 Ngân lưu vốn chủ sở hữu 63.807.041 63.807.041 63.807.041 63.807.041
4 Dòng tiền quy đổi (PV) 16.071.064 14.744.096 13.526.693 12.409.810
5 Dòng tiền cộng dồn (NPV) (72.041.677) (57.297.582) (43.770.888) (31.361.078)
2 Ngân lưu vay, trả nợ vay 0 0 0 0
3 Ngân lưu vốn chủ sở hữu 63.807.041 63.807.041 63.807.041 63.807.041
4 Dòng tiền quy đổi (PV) 11.385.147 10.445.089 9.582.650 8.791.422
5 Dòng tiền cộng dồn (NPV) (19.975.931) (9.530.842) 51.808 8.843.231
2 Ngân lưu vay, trả nợ vay 0 0
3 Ngân lưu vốn chủ sở hữu 63.807.041 63.807.041
4 Dòng tiền quy đổi (PV) 8.065.525 7.399.564
5 Dòng tiền cộng dồn (NPV) 16.908.756 24.308.320 r = rE 9%
Từ bảng trên ta thấy giá trị hiện tại tương đương NPV>0, suất thu lợi nội tại IRR%> MARR=9% Dự án đáng để đầu tư
Thời gian hoàn vốn là 21,53 năm
4.2.3 Phân tích hiệu quả tài chính có xét đến yếu tố rủi ro
Dựa vào các yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tài chính dự án xây dựng bệnh viện được tìm thấy ở phần kiểm tra thang đo (hệ số cronbach’s Alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA) Nghiên cứu sử dụng các yếu tố định lượng này để phân tích hiệu quả tài chính bằng cách: đầu tiên tìm phân phối các yếu tố đó, sau đó tìm được phân phối NPV, IRR, cuối
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106 cùng là độ nhạy NPV và IRR Khi đó có thể thấy được các yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả tài chính dự án
Các yếu tố rủi ro định lượng ảnh hưởng đến tài chính dự án bệnh viện từ bảng xếp hạng các nhân tố (bảng 4.5) là các yếu tố: lạm phát, số lượng bệnh nhân, lợi nhuận mong muốn của chủ đầu tư và chi phí lãi vay Thứ tự sau khi phân tích định tính như sau
Xếp hạng Biến Tên biến Khả năng xảy ra
2 A5 Dự đoán số lượng bệnh nhân không chính xác 4,38 4,4 19,272
3 E3 Lợi nhuận mong muốn của chủ đầu tư 4,41 4,37 19,271
4 E2 Chi phí lãi vay thay đổi 4,36 4,34 18,922
Xây dựng tất cả các chi phí và thu nhập dự kiến
Phân tích hiệu quả tài chính của dự án thông qua chỉ tiêu NPV, IRR có xét đến yếu tố rủi ro trên
BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI RỦI RO
Các biện pháp ứng phó rủi ro
Từ các nhân tố rủi ro xếp hạng cao trong phần phân tích rủi ro định tính, thì bảng các biện pháp ứng phó với các yếu tố rủi ro được đề xuất
Bảng 4.37 Bảng các biện pháp ứng phó với các yếu tố rủi ro
Nhóm Các yếu tố rủi ro Biện pháp
Rủi ro về kinh doanh
Khả năng thanh toán của bệnh nhân
Biện pháp 1: Chủ đầu tư không nên chú trọng quá nhiều vào lợi nhuận khi đầu tư vào bệnh viện, yêu cầu đóng tiền trước khi khám chữa bệnh Đền bù về chuyên môn
Biện pháp 2: Thường xuyên có các khóa huấn luyện tay nghề cho các bác sĩ để đối phó với những tình huống khẩn cấp
Dự đoán số lượng bệnh nhân không chính xác
Biện pháp 3: Luôn phải thực hiện khám chữa bệnh theo đúng quy trình của bệnh viện để tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra
Biện pháp 4: Phải thể hiện thái độ tận tâm, quan tâm nhiệt tình đến người bệnh, thể hiện được đẳng cấp của một bệnh hiện hàng đầu trong khu vực phía nam
Biện pháp 5: Lập bộ phận tiếp nhận, lấy ý kiến khách hàng để có những điều chỉnh hợp lý, đưa bệnh viện ngày càng đi lên
Rủi ro về năng lực khai thác dự án
Khả năng thu hút bệnh nhân
Biện pháp 6: Tham khảo quy trình một số bệnh viện lớn trong và ngoài nước để có những thay đổi tốt hơn
Quy trình khám chữa bệnh không hợp lý
Biện pháp 7: Có chính sách thu hút nhân tài, những người đầu ngành trong lĩnh vực y học Nhân sự đáp ứng được năng lực và tận tâm với nghề
Rủi ro về tài chính
Biện pháp 8: Đôn thúc các nhà thầu thi công, thiết kế đúng tiến độ để dự án hoàn thành đúng thời hạn Chi phí lãi vay thay đổi
Biện pháp 9: Có thể vay vốn từ nhiều ngân hàng khác nhau, có thể vay từ các tổ chức hỗ trợ y tế Lợi nhuận mong muốn của chủ đầu tư thay đổi
Biện pháp 10: Chủ đầu tư cần nắm tình hình các bệnh viện khác để không đòi hỏi suất sinh lời quá cao, nếu đòi hỏi cao quá thì phải đánh giá lại dự án
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Tài chính chủ đầu tư không đủ để đầu tư
Giá vật tư, nhân công, chi phí thiết bị tăng
Biện pháp 11: Chủ đầu tư tham gia đầu tư bệnh viện cần có tài chính tương đối mạnh, để tránh tình trạng thiếu vốn, dự án không về đích được
Năng lực các bên tham gia dự án
Công tác giải phóng mặt bằng chậm
Biện pháp 12: Cần kiểm tra kỹ hồ sơ năng lực của nhà thầu tư vấn, ưu tiên những nhà thầu đã từng tư vấn dự án bệnh viện
Năng lực tư vấn giám sát
Biện pháp 13: Cần kiểm tra kỹ hồ sơ năng lực của nhà thầu thi công, ưu tiên những nhà thầu đã từng thi công dự án bệnh viện
Năng lực tư vấn thiết kế
Biện pháp 14: Tuyển chọn ban quản lý dự án là những kỹ sư có thâm niên trong ngành xây dựng và đã từng tham gia vào dự án bệnh viện
Biện pháp 15: Chủ đầu tư phải có sự phối hợp tốt với chính quyền và cư dân vùng giải phóng mặt bằng
Năng lực quản lý dự án của chủ đầu tư
Kiểm chứng các biện pháp ứng phó rủi ro
Để kiểm chứng các biện pháp này thì phải lập bảng câu hỏi gửi đến các chuyên gia
Lập 02 bảng câu hỏi: bảng thứ nhất gửi đến 10 chuyên gia trong lĩnh vực y tế, các câu hỏi thuộc nhóm nhân tố rủi ro về kinh doanh và nhóm nhân tố rủi ro về năng lực khai thác dự án Bảng câu hỏi thứ 02 gửi đến 10 chuyên gia trong lĩnh vực quản lý dự án, các câu hỏi thuộc nhóm nhân tố rủi ro về tài chính và nhóm nhân tố rủi ro về năng lực các bên tham gia dự án
Các bảng câu hỏi này có trong phần phụ lục, kết quả khảo sát xuất ra từ SPSS như sau:
Bảng 5.1 Mean (tính khả thi)
Các biện pháp Mean Std
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Bảng 5.2 Mean (tính hiệu quả)
Bảng 5.3 Bảng xếp hạng các biện pháp
Mean( tính hiệu quả) Tích
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Theo bảng 5.3 thì biện pháp 3, biện pháp 7, biện pháp 14 lần lượt xếp các vị trí 1,2,3 Lần lượt phân tích 3 biện pháp xếp hạng đầu
Biện pháp 3: Luôn phải thực hiện khám chữa bệnh theo đúng quy trình của bệnh viện để tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra Đây là biện pháp xếp hang đầu theo kết quả khảo sát Việc bác sĩ không theo quy trình quy định khám chữa bệnh gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra không nhiều lắm nhưng một khi đã xảy ra thì hậu quả của nó vô lường, gây chết người, bệnh viện phải đền bù về chuyên môn, uy tin bệnh viện bị giảm xuống, sẽ không còn ai dám đến khám chữa bệnh Gần đây nhất là vụ 08 người chết khi chạy thận tại bệnh viện đa khoa Hòa Bình, nguyên nhân do cẩu thả nên sau khi sục rửa bác sĩ quốc đã quên rửa 02 đầu vào máy làm tồn dư hóa chất trong các đường ống dẫn vào máy lọc thận (theo vietnamnet, 2017)[35]
Biện pháp 7: Có chính sách thu hút nhân tài, những người đầu ngành trong lĩnh vực y học Đây là biện pháp xếp thứ 2 theo kết quả khảo sát Một công ty, cơ sở, một trường học hay bất kỳ một tổ chức nào đó, nó muốn mạnh phải có công nghệ máy móc, phải có nhân viên giỏi con người là yếu tố hàng đầu quyết định đến thành công của doanh nghiệp Trong bệnh viện bác sĩ là yếu tố quyết định đến thành công của bệnh viện, thu hút bệnh nhân đến khám và điều trị Vì vậy chính sách thu hút bác sĩ giỏi, bác sĩ có kinh nghiệm rất là quan trọng Do đó phải có những chính sách đãi ngộ cực tốt mới có thể thu hút họ về Có thể áp dụng một số chính sách sau:
Tăng lương theo bằng cấp
Hỗ trợ tiền nhà hàng tháng khi thuê nhà
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106
Hỗ trợ kinh phí một lần cho bác sĩ mới tuyển dụng tùy theo bằng cấp tiến sĩ, BSCKII, thạc sĩ, BSCKI, bác sĩ đa khoa tốt nghiệp loại giỏi…
Chính sách hỗ trợ đào tạo như cán bộ đang bảo vệ luận văn tốt nghiệp nghiên cứu sinh, bảo vệ luận văn tốt nghiệp chuyên khoa II, cán bộ thi đậu vào nghiên cứu sinh, đậu vào chuyên khoa II…tất cả các diện trên đều có hỗ trợ một khoản tiến lớn
Biện pháp 14: Tuyển chọn ban quản lý dự án là những kỹ sư có thâm niên trong ngành xây dựng và đã từng tham gia vào dự án bệnh viện Đây là biện pháp xếp thứ 3 theo kết quả khảo sát Điều này thể hiện đúng đắn khi đầu tư xây dựng Một ban quản lý tốt sẽ giúp kiểm soát tốt phần thiết kế, dẫn đến tiến độ không bị chậm, chất lượng công trình được nâng cao, đặc biệt là chi phí giảm, đúng tiến độ Để làm được điều đó đòi hỏi những người quản lý dự án phải có kinh nghiệm ở các dự án bệnh viện
HVTH: Lê Mậu Lộc – MSHV:7140106