1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các yếu tố quan trọng cản trở đến việc áp dụng quy trình Value Engineering vào các dự án xây dựng tại Việt Nam

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các yếu tố quan trọng cản trở đến việc áp dụng quy trình Value Engineering vào các dự án xây dựng tại Việt Nam
Tác giả Nguyen Ba Quang
Người hướng dẫn PGS.TS. Lưu Truong Van
Trường học Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM
Chuyên ngành Công nghệ và Quản lý Xây dựng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố TP. Hô Chí Minh
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 21,83 MB

Nội dung

Mục tiêu 2, áp dụng phương pháp phân tích nhân tổ khám phá EFA, cácyếu to cản trở đã được nhóm lại thành 5 nhân tố chính để giải thích nguyênnhân tại sao VE lại hiễm khi được áp dụng tro

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS LƯU TRUONG VAN

Cán bộ cham phản biện 1: - -.- c2 c2 222211211211 1151132

Cán bộ cham phản biện 2: - - c7 2221121121131 11x s2

Luận Văn Thạc Si được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG

TP.HCM ngày thang năm 2014.

Thành phân Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý

chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nêu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐÓNG TRƯỞNG KHOA

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

nam

-000 -NHIEM VU LUẬN VAN THAC SĨ

Ho va tén hoc vién: NGUYEN BA QUANG MSHV : 12080311

Ngày thang năm sinh: 18 - 06 - 1988 Noisinh : Gia Lai

Chuyên ngành : CONG NGHỆ VA QUAN LY XÂY DUNG Mãsó : 60.58.901- TEN DE TAL:

PHAN TICH CAC YEU TO QUAN TRONG CAN TRO DEN VIEC AP

DUNG QUY TRINH VALUE ENGINEERING VAO CAC DU AN

XAY DUNG TAI VIET NAM

2- NHIEM VU LUAN VAN:> Khảo sát, xác định các yếu tổ quan trong cản trở việc ứng dụng quy trình

VE vào các dự án xây dựng tại Việt Nam.

> Phan tích, đánh giá mức độ cản trở của các yếu tố và nhóm các yếu tố quantrọng cản trở đến việc ứng dụng quy trình VE vào các dự án xây dựng tại

TP HCM, ngày tháng năm 2014CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA ĐÀO TẠO

PGS.TS.LƯU TRƯỜNGVĂN TS LƯƠNG ĐỨC LONG

Trang 4

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc đến PGS.TS LƯU TRƯỜNGVĂN, người thay đáng kính đã tận tâm hướng dẫn và truyền đạt cho tôi rất nhiều ýkiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn.

Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận được sự hướng dẫn tận tình

của quý thầy cô, sự hỗ trợ và góp ý chân tình của quý đồng nghiệp và bạn bè, sựkhuyến khích và động viên mạnh mẽ từ các anh chị và các bạn cùng lớp cao họcCông nghệ và Quản lý xây dựng khóa 2012, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trìnhthu thập số liệu và tài liệu để hoàn thành tốt luận văn này

Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cám ơn quý thay, cô nghành Công nghệ vàQuản lý xây dựng đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trongsuốt thời gian tôi học chương trình cao học

Ngoài ra, tôi cũng xin chân thành cám ơn quý đồng nghiệp, nhóm Việt

PMP-SG, cùng bạn bè công ty ToYo, GS E&C, SPACE Group, Visangha, PV Oil,Coteccons, Hòa Binh, CC1, TPCons, TP Oil & Gas đã tận tinh giúp đỡ tôi trongquá trình thu thập dữ liệu.

Và cuối cùng, tôi xin đặc biệt cám ơn Ba, Mẹ, cùng các thành viên kháctrong gia đình luôn đồng hành, động viên hỗ trợ về mọi mặt để tôi yén tâm hoànthành tốt luận văn này

Tp Hô Chí Minh, ngày tháng năm 2014

Người thực hiện luận văn

NGUYEN BA QUANG

Trang 5

Cho đến thời điểm hiện tại, khái niệm Value Engineering (VE) đã ton tại từhơn nửa thế kỷ và được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới vớinhững thành tựu nhất định đã được ghi nhận Tại nước ta, mặc dù đã có một sốdau hiệu cho thấy việc áp dụng quy trình VE trong ngành xây dựng Tuy nhiên,VE vẫn chưa được áp dụng phổ biến.

Luận văn này bao gdm 3 muc tiéu chinh: (1) khao sat, xac dinh cac yếu tố

quan trọng cản trở việc ứng dụng quy trình VE vào các dự án xây dựng tại Việt

Nam (2) phân tích, đánh giá mức độ cản trở của các yếu tố và nhóm các yếu tổquan trọng cản trở đến việc ứng dụng quy trình VE vào các dự án xây dựng tạiViệt Nam (3) So sánh các yếu tố quan trọng chủ yếu, cản trở đến việc ứng dụngVE vào các dự án xây dựng tại Việt Nam với một số nước như Trung Quốc;

Malaysia.

Mục tiêu (1), thực hiện thông qua phỏng vẫn và bảng khảo sát Dữ liệu thuthập từ bảng khảo sát sử dụng chỉ số trung bình để phân tích Kết quả thu đượcchỉ ra rằng: VE hiễm khi được áp dụng tại Việt Nam chủ yếu là do “thiếuchuyên gia về VE”, “thiếu kiến thức về VE”, “thiểu sự hướng dẫn cụ thể quy trìnháp dung VE trong ngành xây dựng”, và “thiếu văn bản pháp luật quy định về việc

áp dụng VE trong ngành xây dựng”.

Mục tiêu (2), áp dụng phương pháp phân tích nhân tổ khám phá EFA, cácyếu to cản trở đã được nhóm lại thành 5 nhân tố chính để giải thích nguyênnhân tại sao VE lại hiễm khi được áp dụng trong các dự án xây dựng tại ViệtNam đó là “năng lực của đội ngũ thực hiện VE”, “ năng lực của chủ đầu tư vàcác bên liên quan”, “chất lượng của quá trình thực hiện VE”, “thiếu hướngdẫn và quy định cụ thể về việc thực hiện quy trình VE” và “ thiếu thời gian

thực hiện VE”.

Mục tiêu (3), thông qua một sỐ nghiên cứu tương tự ở Trung Quốc,

Malaysia, tác giả đã thực hiện so sánh việc áp dụng VE tại Việt Nam với

Trung Quốc và Malaysia Nhìn chung ở cả 3 quốc gia, việc áp dụng VE còn bịcản trở rất nhiều và chưa được áp dụng phô biến trong các dự án xây dựng, chủ

Trang 6

The concept of value engineering has existed for more than half a century.Value Engineering (VE) has been widely applied in many countries around theworld and its application in construction is credited with some success notably Inour country, there is some evidence of VE procedure applications in theconstruction industry However, it is still not so popular.

This thesis includes three main aims : (1) Investigating the barriers of theapplication of VE in Vietnamese construction industry (2) analysis and assessmentof the factors and groups of important obstacle factors of the application of VE inVietnam construction industry (3) comparison of mainly important factors in theapplication of VE in construction projects in Vietnam with a number of countriessuch as China; Malaysia

For 1Ÿ objective, was carried out through interviews and questionnaires Thenthe data analysis was carried out by using average index method The result showedthat the reasons for poor application of VE in construction industry are lack ofexperts VE, lack of knowledge of VE, lack of procedures for applying VE, lack ofVE implementation regulation.

For 2" objective, application of explore factor analysis method, obstacle

factors were grouped into 5 main factors to explain why VE is rarely applied in theconstruction projects in Vietnam Those are "the ability of VE implementationteam", "the ability of investors and _ stakeholders", "quality of the VEimplementation process", "lack of guidance and regulations on the implementationVE "and" lack of time to implement VE”

The last objective, through a number of similar studies in China, Malaysia, theauthor has made comparing the application of VE in Vietnam, China andMalaysia Generally, in all 3 countries, the application of VE is also hampered a lotand still not commonly used in construction projects, mainly due to the followingreasons: "lack of knowledge about VE", "lack of specific guidelines and regulationto apply VE process", "lack of experts VE".

Trang 7

Tôi, Nguyễn Bá Quang, xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện luậnvăn: “phân tích các yếu tố quan trọng cản trở đến việc áp dụng quy trình ValueEngineering vào các dự án xây dựng tại Việt Nam”, các số liệu thu thập va kết quảnghiên cứu được thé hiện hoàn toàn trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ

nghiên cứu nào khác Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu cua mình.

Tp HCM, ngày tháng năm 2014

NGUYEN BA QUANG

Trang 8

MỤC LỤC

DANH MỤC BANG BIEU - - 22222121 E5 2 12121215115 1111 111111 xe, 4DANH MỤC HÌNH - G52 SE SE E111 1111 11151115111 1111 111111 1xe 5TỪ NGỮ VIET TAT 555 S++ E1 ri 5CHƯƠNG 1: ĐẶT VAN ĐÍỨE -22-2221122.21 221 110.1 1 1 1 e 6

[.1 Giới thiệu Chung - << << 5 s3 5100100100 6

1.2 Vẫn dé nghiên cứu 91.2.1 Lý do dẫn đến nghiên cứu - ¿+2 2222222282222 EEEEEeEeEeErErkrkrerereee 91.2.2 Một số câu hỏi được đặt ra xung quanh vấn đề nghiên cứu 10

1.3 Mục tiêu nghiên cứu II1.4 Phạm vi nghiên cứu II1.5 Đóng góp của nghiÊn CỨU - <5 5< 5< 0199301 91 91 ng 12

1.6 Cấu trúc luận Văn - c- - cv S12 11 91950111111 9111121 HH HT Họ 12CHUONG 2: TONG QUAN 132.1 Nguén g6c ra 042017 13

2.2 Thuật ngữ va các định nghĩa cee eee cece cence eee c2 2S S2 s2 14586,0 33 142.2.2 Định nghĩa VE 162.3 Lợi ích của việc áp dụng VĨE - - cv 182.4 Lĩnh vực ứng dung cua VE 202.5 Quy trình thực hiỆn - - G5 G5 G9939 9933000101 ke 20

2.6 Các yếu tô cản trở việc áp dụng quy trình VE 5-s+c+cccecesecreceee 21

2.7 Các nghiên CUU tương TỰ - << 00 ke 272.7.1 Nghiên cứu trong NGC .- c0 nh 272.7.2 Các nghiên cứu ngoài NƯỚC - - << 0n ke 27

CHƯƠNG3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

3.1 Quy trình nghi€n CỨU - Ăn ng 323.2 Thu thập dữ lIỆu - - 5s «ST 00000 0 33

3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi ¿ ¿E2 <2 512123 E511 E1 2325 1111111 11111 e2 33

3.2.2 Nội dung bảng câu NOI - s5 «5 5 5s TH 0 343.2.3 Khao sát thử nghiỆm - - << « s «s0 0 0 343.2.4 Khảo sát đại trà - Q00 0000101100000 001 1111111110 1 ng v4 353.3 Các phương pháp, công cụ nghiÊn CỨU «5 5S 111 E551 eree 383.3.1 Công cụ nghiÊn CỨU - << «G0000 nọ re 383.3.2 Cac phương pháp nghiÊn CỨU - œ5 E0 90 ng re 39

3.3.2.1 Kiểm tra thang do LiK€rẨ - - ¿56 S2 SE‡E#EE£EEEEEEEEEEEEErkekrerkrrerred 39

3.3.2.2 Tương quan hạng Spearman”s RhO «+ + Ekssessseeeeeese 39

Trang 9

3.3.2.3 Phân tích nhân tổ khám phá (EFA) ¿+2 +52 ++s+E+£e+x+xererrerered 40CHƯƠNG 4: PHAN TÍCH DU LIEU 424.1 Thơng tin tong quát ¿©2¿©©+++++2E+ESEELEeEE11A211.11.11.ecrrkred 42

4.1.1 Đơn vị CONG TỐC - - - - cọ TH ke 434.1.2 VỊ trí cơng tác 44

4.1.3 Số năm kinh nghiệm -:++2222SEE.22EEEEEEEE.EEEEE122122112121 2 021 454.2 Mức độ hiểu biết về VIE, tt 2 H1 912191 11T TH ng ng ng ri 464.3 Mơi trường tiếp cận VE 46

4.4 Sự tham gia thực hiện VÍE, LH nọ nà 484.5 Kinh nghiệm tham gia thực hiện V HQ HH 484.6 Những khĩ khăn gặp phải khi áp dụng VE - - «se 50

4.7 Kiểm định độ tin cậy của thang O nghe 524.8 Trị trung bình mean và xếp hang các yếu tố gây cản trở - 534.8.1 Phân tích một số yếu tố quan trong cản trở đến việc áp dụng VE 564.9 Sự tương quan về xếp hạng giữa các nhĩm tham gia dự án - 594.10 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ¿+ + 2 ©s+++S£+*+E+££+x+xezezxvxrecxee 624.10.1Chỉ số KAISER-MEY ER-OLKIN (KMO) và BARTLETT’S TEST 624.10.2 Các thành phan chính - ¿2 52 2E+E+EE£E£E+EEEEEeEeEkrkrrrrererreee 634.10.3 Ma trận thành phan và nhĩm các nhân tỐ - + + 2 25s+£+c+£z£szs¿ 664.10.4 Giải thích các nhân tỒ - - cv ng hư 684.11 Đánh giá hướng tác động của các nhân tố cản trở đến việc áp dụng VE vào các

dự án xây dựng tại Việt Nam ng ng 1 111 kh 71

4.11.1 Kiểm tra sự tương quan giữa các biến ecececeseeesessssesesseseseseseseseeseseeeesesen 724.11.2 Hướng tác động của những nhân tố cản trở đến việc áp dụng VE 734.12 So sánh các yếu tơ cản trở quan trọng đến việc áp dụng quy trình VE vào cácdự án xây dựng tại Việt Nam, với Trung Quốc và Malaysia -.- <5 74

4.12.1 Tồn cảnh việc áp dụng quy trình VE trong ngành cong nghiệp xây dựng tại

Trung Quốc và MalaySiáa ¿+ - 256 SE 212392233921 1212112121121 21 111111 74

4.12.1.1 Trung QUỐC 525652 E2 E53 E115 1151115111525 1111 xe, 74

4.12.1.2 MaÏaSla ọ nọ re 75

4.12.1.3 Khu vực Đơng Nam A - ¿E22 SESE 2E EcEEErrrrrreee 764.12.2 So sánh các yếu tố cản trở quan trọng - sex: 76CHƯƠNG 5: KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ -+222CcEErveccee 70SL Ket na 795.2 Kiến nghị - - SE 122% 121 15115 1111111151111 111 110101011511 11 1101101011111 y0 805.3 Kiến nghị cho nghiên cứu tiẾp theO + ¿555252 2E+E££+E+EeEezterererrerered 82TÀI LIEU THAM KHẢO 2-2-5 S2 SE‡EESESEEEESEEEEEEEEEEEEEEEErkrkerkeee 83

PHU LỤCC - - Gv 86

Trang 10

DANH MỤC BANG BIEUBang 1.1: Bảng tổng hợp kết quả thực hiện VE 5-5-5252 2 £2S22s£Ezezrrsred 10Bang 2.1: Những thuật ngữ về VIE 5-52 S223 E2 E1 1 1215111112111 1e tk 18Bang 3.1: Cac yếu tố cản trở đến việc áp dụng VE vào các dự án xây dựng tại Việt

NAM SG họ vớ 36

Bảng 4.1: Thống kê kết quả phân phối và thu thập bảng trả lời - 42

Bang 4.2: Đơn vị CONG TỐC - - <5 s1 HH ng ng HH ng 43Bảng 4.3: VỊ trí cơng tác 41

Bảng 4.4: Số năm kinh nghiệm - 2 2522 SE E£E2£E£EE£EEEEEEEeEErrrrrrrrrkd 45Bang 4.5: Chỉ số trung bình của đối tượng khảo sát về mức độ hiểu biết VE 46Bang 4.6: Tan số người trả lời về mức độ hiểu biết VE - 5-5 5c 2555: 46

Bảng 4.7: Kinh nghiệm tham gia thực hiện VE 49

Bang 4.8: Hệ số Cronbach’s Anpha các yếu tỐ ¿-¿ ¿25222 c+£+x+sze£z£zezereei 53Bang 4.9: Hệ số Cronbach’s Anpha tong thé - 5-2222 222222 cseerererrsred 53Bang 4.10: Những yếu tố gây cản trở việc áp dụng quy trình VE vao các dự án xây

dung tai Vidt ¡01 5 56

Bảng 4.11: Trị trung bình các yếu tố theo tong thé và từng nhĩm 60Bảng 4.12: hệ số tương quan hạng giữa các nhĩm tham gia khảo sát 61Bang 4.13 : Chi số KMO và Bartlett’s Test cccccccccscsccsesssescesssssssssesessseeeees 62

Bang 4.14: Giá trị CommunaÏItI©S - - - S331 111101011 vn ke 64

Bang 4.15: Chỉ số KMO và Bartletts Test sau khi loại 2 yếu t6 1.02 và IV 64Bang 4.16: Các thành phan chính -. ¿ ¿+ 2 5252 E+E+E2E2E2E2E E22 £eErrerrsred 65Bảng 4.17: Ma trận thành phan XOay ¿552 E3 23222121 E2 Errrrerreo 67

Trang 11

Bang 4.18: Các yếu tô cản trở của 5 thành phan chính - 5 525¿ 68Bang 4.19: Hệ số tương quan giữa các biến 2-2 2 SE xEErkcsreerkd 73Bang 4.20: các yếu tổ cản trở quan trọng nhất đến việc áp dụng VE tại Việt Nam76Bang 4.21: các yếu tô cản trở quan trọng nhất đến việc áp dung VE tai Trung Quốc

Hình 4.6 : Sự tham gia thực hiện VE 48

Hình 4.7 : Số năm kinh nghiệm tham gia thực hiện VE 48

Hình 4.8 : Kinh nghiệm tham gia thực hiện VE 49

Hình 4.9 : Số dự án tham gia thực hiện V - - -Ă cv 50Hình 4.10 : Biểu đỗ Scree Plot 5tr2 65Hình 4.11 : Mô hình thé hiện hướng tác động của những nhân tổ cản trở đến việc áp

UNG àsaiiaiiaddididdiiaiẢ - 73

Trang 12

TỪ NGU VIET TAT

VE : Value EngineeringSAVE Int : Society of American Value Engineers InternationalFAST : Functional Analysis System Technique

INVEST: Indian Value Engineering SocietyIVM : Institute of Value ManagementCSVA : Candian Society of Value AnalysisSJVE : Society of Japanese Value EngineeringEFA : Explore Factor Analysis

Trang 13

CHUONG I: DAT VAN DE

1.1 GIOI THIEU CHUNGCông nghiệp-xây dựng là nhóm ngành kinh tế thực lớn nhất, trong nhiều nămqua đã trở thành động lực, đầu tau tăng trưởng của toàn bộ nên kinh tế nước ta.“Nam 2010, GDP công nghiệp-xây dựng tăng 7,17%, cao nhất so với 2 năm trước.Ty trọng trong GDP của công nghiệp-xây dựng đạt 41,64%, cũng là mức cao nhất

từ trước tới 2010 Tỷ trọng lao động đang làm việc trong nhóm ngành công

nghiệp-xây dựng và nhóm ngành dich vụ năm 2010 đạt 50,5%, cao nhất so với các nămtrước Rõ nhất là tăng trưởng GDP do nhóm ngành công nghiệp-xây dựng vẫn giữđược tốc độ cao hơn tốc độ tăng GDP của toàn bộ nên kinh tế (năm 2011 tăng

6,68% so với tăng 6,24%, năm 2012 tăng 5,75% so với tăng 5,25%, 6 tháng 2013tăng 5,18% so với 4,9%, dự báo cả năm tăng 5,5% so với 5,4%, bình quân trong 3năm tăng 6% so với tăng 5,4%)” ( Minh Ngoc, 2013).

Nguồn: - Kế hoạch 5 năm 2011-2015 và ước tính số liệu của Tong Cục Thống Kê

Tuy nhiên, “tốc độ tăng GDP do nhóm ngành nảy tạo ra đã tăng chậm liên tụctrong 3 năm nay Tốc độ tăng bình quân trong thời kỳ 2011-2013 đã thấp hơn thờikỳ 2006-2010 (ước 6% so với 6,38%/năm), vừa thấp xa so với mục tiêu đề ra Nếu

giữ mục tiêu 7,8- 8%/nam của 5 năm, thì 2 năm còn lại phải tăng

10,57-10,91%/nam Day là tốc độ tăng rất cao, lại trong điều kiện nợ xấu còn cao, tăng

Trang 14

trưởng tín dụng thấp, tốc độ tăng tôn kho chậm lại nhưng còn cao, tổng cầu yếu ”

(Minh Ngọc, 2013).

“Báo cáo của Bộ xây dựng về tình hình kinh doanh của các doanh nghiệpngành xây dựng cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh trong năm 2012 của nhómngành này rất kém, thé hiện ở tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt mức thấp,một số đơn vị còn đạt mức dưới 10%, thấp hơn cả chỉ phí vay vốn trung bình củacác tổ chức tin dụng” ( Hoàng Anh, 2013)

Công ty cổ phần (CTCP) Xây dựng hạ tang Sông Da (SDH) lỗ 20.76 tỷ đồngtrong 9 tháng đầu năm 2012 Trao đổi với phóng viên báo Đầu Tư Chứng Khoán,“lãnh đạo SDH cho biết, trong quý IV/2012, Công ty chỉ hoạt động “cầm chừng”và tiếp tục không có lợi nhuận Hiện nay, nguồn thu chủ yếu mang lại cho Công

ty là các dự án cho thuê khu công nghiệp và văn phòng Tuy nhiên, thị trường

BĐS trong năm nay rất khó khan, nhiều dự án của Công ty không thực hiện đượcnhư ky vọng, trong khi đó, các chi phí trong năm 2012 lại bị “đội” lên nhiều” MộtSỐ Công ty phải điều chỉnh lại giảm lợi nhuận vì tình hình kinh tế khó khăn như:CTCP Xây dựng số 5 (VC5) đã điều chỉnh lại lợi nhuận kế hoạch năm 2012 từ 19tỷ đồng xuống còn 14 ty đồng “Ong Ngô Hải An, Tổng giám đốc VC5 cho biết,

tình hình khó khăn nên trong năm qua, Công ty chỉ tập trung hoàn thành các dự án

khả thi để có cơ sở ghi nhận doanh thu trong năm nay và năm 2013 Đối với cácdự án thiếu nguồn vốn cũng như kém khả thi thì Công ty sẽ dừng lại và thanh lývới chủ đầu tư” CTCP Vinaconex số 2 (VC2) phải điều chỉnh giảm kế hoạch lợinhuận từ 33,5 ty đồng xuống còn 26,5 tỷ đồng CTCP Vinaconex số 6 (VC6) điềuchỉnh lợi nhuận từ 13 tỷ đồng xuống còn 104 tỷ đồng: CTCP Xây dựng số 9(VC9) cũng giảm từ 20 ty đồng xuống còn 17,83 ty đồng CTCP Đầu tư và thươngmại (DIC) điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2012 cho phù hợp với tình hìnhthực tế, lợi nhuận sau thuế của Công ty đã từ mức hơn 24 tỷ đồng được giảmxuống còn hon12 tỷ đồng (Hoàng Anh, 2013)

Với những khó khăn, thách thức như vậy, các đơn vi thầu, công ty xây dựng

Trang 15

gian thi công sẽ có một ưu thế rất lớn.

Một dự án được coi là thành công phải đáp ứng được mục tiêu lợi nhuận

cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công, đồng thời còn phải đáp ứng được các mụctiêu kinh tế-xã hội của đất nước Với những dự án phức tạp, quy mồ lớn, việc đạtđược sự cân băng về chi phí, chất lượng, tiến độ không phải là điều đơn giản.Điều đó đòi hỏi dự án phải được soạn thảo và phân tích đánh giá một cách toàndiện ngay từ giai đoạn chuẩn bị kế hoạch đầu tư nhằm tránh những chi phí khôngcần thiết, và dé ra những giải pháp thiết kế tối ưu Đôồng thời, đáp ứng được yêucầu của chủ đầu tư cũng như đảm bảo tiến độ dự án và làm tăng giá trị công trình.Một trong những phương thức tốt nhất để khắc phục các rào cản trên là sử dụngphương pháp tiếp cận đội nhóm quản lý giá trị “Value Engineering hay viết tắt là

VE”.

VE là một phương pháp tiếp cận có hệ thống va có cau trúc, cải thiện các dựán, sản phẩm và các quá trình VE được sử dụng để phân tích sản phẩm và quátrình sản xuất, các dự án xây dung, quản tri kinh doanh VE giúp đạt được sự cânbăng về yêu cầu công nang, năng suất, chất lượng, an toàn, tiết kiệm chi phí vàcác nguồn tài nguyên cần thiết khác để hoàn thành những yêu cầu đặt ra Sự cânbăng thích hợp sẽ giúp cho dự án đạt giá trị tối đa Quy trình VE đạt được kết quảtốt nhất khi được áp dụng bởi một đội ngũ đa thành viên có kinh nghiệm và kiếnthức chuyên môn liên quan đến các loại dự án được nghiên cứu (SAVE,2013).VE hướng tới mục tiêu tối ưu giá trị dự án thông qua việc cung cấp những côngnăng cân thiết với chi phí thấp nhất mà không ảnh hưởng tới chất lượng và hiệusuất

Các lợi ích đem lại khi áp dụng VE như : đạt được giá trị tốt hơn cho đồngtiền trong sự thỏa mãn những nhu cau của khách hàng, tiết kiệm chi phi dự ánbăng cách loại bỏ các chi phí không cần thiết, sự hiểu biết tốt hơn về mục tiêu dự

án, nâng cao công năng dự án, cải thiện khả năng làm việc nhóm, nâng cao sựsáng tạo VE được áp dụng rộng rãi trong kinh doanh và trong các ngành công

nghiệp: các nhà thâu, nhà thiết kế xây dựng, các nhà sản xuất ô tô, xử lý hóa chất,

Trang 16

công ty dược phẩm Lợi ích dễ nhận thấy nhất ở những công ty thực hiện VE làlợi ích đầu tư tốt hơn, rút ngăn tiến độ, tiết kiệm chi phí, nang tầm vị thế cạnh

tranh của các công ty đó (SAVE, 2013).

1.2 VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU1.2.1 LÝ DO DAN DEN NGHIÊN CUU

VE đã được áp dụng thành công dau tiên ở Mỹ năm 1947, sau đó phát triểnmạnh mẽ và được chấp nhận rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như Anh, Úc,Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Pháp, Italia Tuy nhiên ở Việt Nam, VE vẫnchưa được áp dụng pho biến và chỉ có một lượng nhỏ các dự án xây dựng có áp

dụng VE.

Theo cách truyền thống, các dự án xây dựng tại Việt Nam thường phát triểntheo xu hướng: chủ dau tư thuê đơn vi tư van phát triển các giai đoạn thiết kế, sauđó tiến hành thi công bởi các đơn vị thầu thi công, và hầu như không thực hiện batkỳ một chương trình nao đảm bảo giá trị trong phan lớn quá trình phát triển của dựán Điều này dé dẫn đến sự xuất hiện các chi phí không can thiết, chất lượng khôngđảm bảo khi chuyển tiếp giữa các giai đoạn, do không có sự kết hop kịp thời vàthông suốt quá trình giữa các bên liên quan trong dự án ( Việt, 2013)

Và thực tế cho thấy, rất ít công ty xây dựng tại Việt Nam áp dụng quy trìnhVE vì thiếu kiến thức và nhân lực có kinh nghiệm, chuyên gia về VE VE được ápdụng chủ yếu bởi các công ty tư vẫn nước ngoài hoặc công ty tổng thầu EPC

Trong lịch sử ứng dụng, VE đã được chứng minh là đạt hiệu quả cao trong

việc giảm chi phí, cải thiện hiệu suất và chất lượng của dự án Tại Hoa Ky, VEđược áp dụng rộng rãi ở cấp chính phủ và tư nhân Trên trang web của Cục quản lýđường cao tốc liên bang (FHWA) đã tổng hợp các kết quả của việc ứng dụng VEtrong giai đoạn từ năm 2002 đến 2005 theo bảng 1.1:

Trang 17

Năm 2005 2004 2003 2002

Số nghiên cứu VE 300 324 309 377

Chi phí thực hiện VE (triệu USD) 98 7.67 8.42 9.02

Tổng mức dau tư dự án (ty USD) 31.58 | 18.7 20.48 20.61Tổng số phương án dé xuất 2427 1794 1909 2344Tong giá trị tiết kiệm của những

phương án đề xuất (tỷ USD) 6.76 3.04 1.97 3.050

Số phương án dé xuất được chấp nhận 1077 793 794 969Giá tri của những phương án dé xuất

được chấp nhận (tý USD) 3.187 1.115 1.11 1.043

Phan trăm chi phi tiết kiệm được 10.10% 6.00% 5.40% 5.10%

Return on Investment (RO]) 319:1 145:1 132:1 116:1

Bảng 1.1: Bang tong hợp kết quả thực hiện VEBảng trên cho thấy việc áp dụng quy trình VE giúp tổng mức đầu tư của dự án tiếtkiệm được từ 5% đến 10% (Usama, 2008) Ngoài ra, nghiên cứu của Việt (2013)

cũng chứng minh được hiệu quả tương tự của việc áp dung VE trong ngành xâydựng Việt Nam.

Do đó, thật sự cần thiết để tiến hành một nghiên cứu chính thức để xác địnhcác nhân tố quan trọng cản trở đến việc áp dụng quy trình VE ? Từ đó lý giải vì saoVE vẫn còn hiểm khi được áp dụng vào các dự án xây dựng tại Việt Nam

1.2.2 MOT SO CÂU HOI DUOC ĐẶT RA XUNG QUANH VAN DENGHIEN CUU

v Tại sao các dự án xây dựng ở Việt Nam lai hiém khi áp dụng quy trình VE?v Những yếu tô quan trọng cản trở việc áp dụng quy trình VE vào các dự án

xây dựng tại Việt Nam là gì?

* Những lợi ích đem lại từ VE là gì?

v_ Làm thé nao dé áp dụng quy trình VE một cách hiệu quả, nhằm nâng cao

giá tri công trình?

Trang 18

1.3 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU> Khảo sát, xác định các yếu t6 quan trọng cản trở việc ứng dụng quy trình

VE vào các dự án xây dựng tại Việt Nam.

> Phan tích, đánh giá mức độ cản trở của các yếu tố và nhóm các yếu tố quantrọng cản trở đến việc ứng dụng quy trình VE vào các dự án xây dựng tại

Việt Nam.

> So sánh các yếu tô quan trọng chủ yếu, cản trở đến việc ứng dung VE vàocác dự án xây dựng tại Việt Nam với một số nước như Trung Quốc;

Malaysia.

1.4 PHAM VLNGHIÊN CỨU

- Thoi gian: nghiên cứu được thực hiện từ 02/2014 đến 06/ 2014.- Pia ban: nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn thành phố Hỗ Chí

dựng (nếu chưa từng tham gia thực hiện VE cho bất kỳ một dự án xâydựng nảo) Bao gồm:

o Chu đầu tư / các thành viên trong ban quản lý dự án.o Tư van thiết kế / Ban giám đốc / kỹ sư / kiến trúc sư.o Nha thâu thi công, nhà thầu EPC / Giám đốc điều hành, ban chỉ huy

công trình

Với những điều kiện như vậy, dữ liệu được thu thập phục vụ cho nghiêncứu từ các đối tượng khảo sát sẽ có tính khách quan, được đánh giá gần với thực tế

Trang 19

1.5 ĐÓNG GOP CUA NGHIÊN CỨU% VE MAT HOC THUAT:

+VE vân còn là một hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam về việc nâng cao

giá trị công trình, dự án xây dựng Luận văn trình bày một cách hệ thống về trìnhtự, khái niệm cũng như quy trình áp dụng VE để nâng cao giá trị dự án

+ Nghiên cứu này góp phần xác định các yếu tố quan trọng cản trở việc ápdụng quy trình thực hiện VE vào các dự án xây dựng tại Việt Nam đồng thời kếthợp phương pháp phân tích nhân tổ khám phá EFA giúp nhóm các yếu tố thành cácyếu t6 có kích thước nhỏ hơn

% VE MAT THUC TIEN:+ Nghiên cứu giúp nâng cao sự hiểu biết về VE (loi ích của việc áp dung VE,quy trình áp dụng VE, so sánh việc áp dụng VE tại Việt Nam và một số nước trênthế giới ) cho kỹ sư xây dựng, các đơn vị liên quan trong dự án xây dựng vànhững cá nhân quan tâm muốn tìm hiểu áp dụng VE

+ Nghiên cứu giúp các đơn vị liên quan trong một dự án hiểu rõ những khó

khăn, thách thức trong việc áp dụng VE cho dự án xây dựng tại Việt Nam là bởi

những nguyên do nao Từ đó, dé ra những giải pháp khắc phục nham nâng cao hiệu

quả việc áp dụng VE.

+Trở thành một tài liệu lưu hành nội bộ cần thiết để tham khảo trong các công

ty xây dựng hiện nay.

1.6 CÂU TRÚC LUẬN VĂNLuận văn gồm 5 chương:- Chương 1: giới thiệu về dé tài nghiên cứu, đặt van dé lý do dẫn đến nghiên

cứu, xác định rõ ràng các mục tiêu nghiên cứu, và đóng góp của luận văn.

- Chương 2: tong quan về VE, tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển của VE, các

định nghĩa, thuật ngữ, quy trình thực hiện VE, các nghiên cứu tương tự đã thực

hiện tại Việt Nam và trên thế giới

- Chương 3: m6 ta quy trình nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu, công cụ nghiêncứu.

- Chương 4: phân tích kết quả từ bảng câu hỏi khảo sát và thực hiện so sánhnhững yếu tố cản trở quan trọng tại Việt Nam với Trung Quốc và Malaysia

- Chương 5: trình bày các kết luận, kiến nghị và các gợi ý cho những nghiên

cứu xa hơn.- Phụ lục.

Trang 20

CHƯƠNG 2: TỎNG QUAN

2.1 NGUON GÓC RA ĐỜI CUA VE

VE đã được thai nghén từ đầu những năm 1940 bởi Lawrence D Milestrong khi ông đang làm việc cho tổng công ty điện lực GE ( General Electriccompany), một nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ đang phải đối mặt với tìnhtrạng khan hiếm nguyên liệu chiến lược cần thiết dé sản xuất các thiết bị chiếntranh trong suốt Thế chiến thứ II Ông Miles nhận ra rằng nếu việc cải thiện vàđổi mới giá trị sản phẩm có thể bắt đầu từ hệ thống "quản lý", thì GeneralElectric sẽ có một lợi thé cạnh tranh lớn trên thị trường Với ý nghĩ đó, ôngMiles chấp nhận thách thức và đưa ra các khái niệm phân tích công nang, mà

ông tích hợp vào một quá trình sáng tạo sau này ông gọi là phân tích giá tri(Value Analysis).

Sự kiện kích hoạt cho sự phat triển của VE là "vụ việc về van dé amiăng”,xảy ra vào năm 1947 tại tổng công ty điện lực General Electric, của Mỹ khiThế giới chiến II vừa kết thúc Amiăng, một loại vật liệu ván sàn thường đượcchỉ định cho nhà kho, được cung cấp rất hạn chế Thông qua một số nhà cungcấp chuyên nghiệp, công ty General Electric phát hiện ra một vật liệu thay thếcó sẵn với chi phí thấp hơn nhưng lại có hiệu quả cao hơn Tuy nhiên, trongquy định về kiểm soát cháy nỗ có quy định về việc sử dụng amiăng trong cácsản, cũng như cắm sử dụng vật liệu thay thế

Vụ việc này giúp General Electric được hưởng lợi trong một thời gian dài.

Vì thế, nó thúc đây nghiên cứu các công năng của những sản phẩm khác nhau.Một đội nhóm nghiên cứu do ông Lawrence D Miles đứng đầu được thành lậpdé tim ra phương pháp tốt nhất để cải thiện giá trị của bất kỳ sản phẩm nào.Nhóm đã tiến hành nghiên cứu trong 5 năm với ngân sách 3 triệu đô la Hệ

Trang 21

thống mà họ phát triển là những gì chúng ta biết về Value Engineering (VE),

hay phân tích giá tri gia tăng (Value Analysis).

Năm 1954, Cục hải quân Mỹ đã sử dụng quy trình này để cải thiện chỉphí trong suốt giai đoạn thiết kế Họ gọi nó là “Value Engineering” VE đãđược sử dụng chính thức trong bộ quốc phòng Mỹ từ những năm 1961 Năm1960, Charles Bytheway đã bố sung thêm các thành phần cơ bản của VE,một quy trình phân tích đường công năng chính có thể nhắn mạnh sự logiccủa các công tác khi nghiên cứu về giá trị Đó là hệ thống kỹ thuật phân tích

công năng “Functional Analysis System Technique” (FAST), một thành

phân tiêu chuẩn của phương pháp giá tri Nam 1985, quy trình VE phát triểnmạnh mẽ và được chấp nhận rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới như NhậtBản, Anh, Úc, Canada cùng với sự ra đời của hiệp hội VE quốc te “

Society of American Value Engineers International” (SAVE Int.) dành riêng

cho các hoạt động va nghiên cứu về VE Năm 1997, SAVE đã thông quamột tiêu chuẩn cho phương pháp luận VE, các hội nghị thảo luận về VE luônđược SAVE tổ chức hang năm Ngày nay, VE trở nên pho biến hơn, đã cónhiều nghiên cứu, ứng dụng của VE, các quy trình, số tay thực hiện VE đượcáp dung cho các tô chức, đơn vị trên toàn thế giới (Việt, 2013)

2.2 THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA2.2.1 GIA TRI (VALUE)

Giá trị là một trong những khái niệm cơ ban quan trọng nhất trong kỹ thuật

phân tích giá trị (VE) Tuy nhiên, giá tri là một thuật ngữ được giải thích với

nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo ngữ cảnh Trong luận văn này, thuật ngữ giá trị

được giải thích trong ngữ cảnh của phương pháp luận VE.Gia tri mang cả hai đặc tính: chủ quan và khách quan Nó được trình bày

trong điều khoản về việc sử dung, chat lượng cua công việc đã hoàn thành, dich

vụ; tính năng sở hữu của đôi tượng mong muôn; chi phí, tông sô lao động, vật

Trang 22

liệu, chi chí dự phòng và các chi phí khác cần thiết để sản suất (Mudge, 1976;

SAVE, 2001 đã trích dẫn bởi Gongbo, 2009)

DellIsola (1997) đã định nghĩa giá tri là cách sử dụng chi phí hiệu quả nhấtđể hoàn thành một công năng nhằm đạt nhu cầu, mong muốn và kỳ vọng của

người sử dụng.

Kelly et al (2004) (đã trích dẫn bởi Gongbo, 2009) đã định nghĩa giá trị là sựtương đương cua một hạng mục rõ ràng trong đơn vi của đồng tiền, nỗ lực hoặctrao đổi Hơn nữa, gia tri co thé duoc do lường trên một thang đo so sánh, phảnánh mong muốn đạt được hay giữ lại một hạng mục nào đó Về khía cạnh này,có hai thành phân với quan điểm khác nhau về giá trị Thứ nhất là thành phầnkhách quan, nhìn nhận giá trị theo quan điểm kinh tế Còn lại là thành phan chủquan cho rằng giá trị bắt nguồn từ những sự chọn lựa của cá nhân hay một nhómngười về chỉ phí, giá, lợi ích và sự thỏa mãn về sự tiêu thụ

lv° SJVE (1981) xác định giá trị bằng việc lập tỉ lệ công năng va chi phí phảitrả để đạt được công năng tương ứng Mối quan hệ giữa giá trị, công năng, chỉ

phí được mồ tả như sau: công năng

s* DellIsola (1997) hiểu giá trị là mối quan hệ giữa công năng, chất lượng, chi

phí Do đó, ông định nghĩa giá trị như sau: “giá tri là cách sử dụng chi phí hiệu

Trang 23

công năngGia tri ~

tai nguyén

Trong đó công năng được đo lường bởi các yêu cầu từ khách hàng vatài nguyên được đo lường bởi nguồn vật liệu, nhân công, chi phí, thời gian, đòi hỏi để hoàn thành công năng đó

“se Với những quan điểm như trên, có thé kết luận giá trị trong VE là mỗiquan hệ liên quan giữa những yêu cầu của người sử dụng về công năng và chỉphí Về bản chất, nó là khả năng của sản phẩm hay dich vụ dé làm thỏa mãnyêu cầu của người sử dụng về những chỉ phí đã trả Ở phương diện này, giá trịđược quyết định bởi sự đánh giá, sự ky vọng va sự hiểu biết của người sử

dụng.

2.2.2 ĐỊNH NGHĨA VE

Có một sự bối rỗi đáng kế bao quanh việc sử dụng thuật ngữ nào trongquy trình quản lý và nâng cao giá trị trên bình diện quốc tế Những thuật ngữđược sử dụng rộng rãi nhất là “value engineering” (VE), “value analysis”(VA)và “value management’(VM), chúng được sử dung để thay thé cho nhau trong

các tài liệu liên quan.

s%* Tai các quốc gia và châu lục có VE phát triển mạnh như Mỹ, An Độ, NhậtBan, các nước Châu Au, VE được định nghĩa như sau:

- Tại Mỹ theo hiệp hội VE quốc tế (SAVE.Int, 2007), VE được định

Trang 24

nghĩa là một quy trình có hệ thống theo kế hoạch công việc, áp dụng bởi đa độinhóm để nâng cao giá trị của một dự án thông qua việc phân tích các công năng.- Tai An Độ (INVEST), VE là một su định hướng công năng, một cachtiếp cận đội nhóm có hệ thống, nghiên cứu nhăm cung cấp giá trị cho một sảnphẩm, hệ thống hoặc dịch vụ Thông thường sự cải thiện này tập trung vàogiảm chi phí mà không ảnh hưởng tới chất lượng, năng suất của sản phẩm, dịchvụ theo yêu cau của khách hàng.

- Tai Nhat Ban (SJVE), VE được định nghĩa là một phương pháp tiếp cậncó hệ thống dé phân tích những yêu cầu về công năng của sản phẩm va dịch vụnhăm dat được những công năng cần thiết với tong chi phí thấp nhất

- Tai Chau Au (IVM, 2013), VE duoc hiéu nhu Value Management lamột phương pháp tiếp cận bằng đội nhóm có cau trúc dé xác định các công năng

yêu câu của dự án với mục tiêu tôi ưu hóa công năng với chi phí thâp nhat.

Các tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực này cũng đã đưa ra những địnhnghĩa về VE

- D.Miles (1993) VE là một hệ thống giải quyết vấn đề, thực hiện bằngviệc sử dụng những kỹ thuật cụ thể, dựa trên kiến thức, kỹ năng của đội nhóm.Đó là một cách tiếp cận có tổ chức sáng tạo với mục đích loại trừ các chi phíkhông cần thiết mà không ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tính năng yêucầu của khách hàng

- Dell’Isola (1997) VE là một quy trình có tô chức, một nỗ lực chặt chẽcó hệ thông được thực hiện bởi da đội nhóm, đại diện cho tất cả các bên liênquan với mục tiêu cải thiện giá trị, tối ưu vòng đời chi phí của dự án VE xácđịnh những chi phí không cần thiết có khả năng loại bỏ trong khi vẫn đảm bảochất lượng, độ tin cậy, hiệu suất và các yếu tổ quan trọng khác ở mức độ đáp ứng

hoặc vượt hơn mức mong đợi của khách hàng.

Shublaq (2003) (trích dẫn bởi Usama, 2008) định nghĩa VE là một kỹ

thuật kiểm soát chỉ phí đặc biệt được thực hiện bởi một đội nhóm chuyên gia

Trang 25

có kinh nghiệm Kỹ thuật này là một nghiên cứu có hệ thống và sáng tạo nhằmgiảm chi phí, nâng cao độ tin cậy, hiệu suất VE được dùng để đạt được sự cânbăng tốt nhất giữa chi phí, chất lượng, hiệu suất của sản phẩm, hệ thống hoặc

công trình.

s* Theo hiệp hội VE quốc tế (SAVE Int, 2007), một bảng thuật ngữ về VE đãđược định nghĩa, sàng lọc lại bởi một đội ngũ nghiên cứu gồm 10 hội viên của

SAVE.lnt.Thuật ngữ Định nghĩa

VA Ap dung phuong phap quan ly va nang cao gia tri vao du an, san

phẩm hay dich vụ đang thực hiện dé cải thiện giá trị.VE Áp dụng phương pháp quản lý và nâng cao giá trị vào dự án hay

dịch vụ đang ở giai đoạn lập kế hoạch hay ở các giai đoạn banđầu dé cải thiện giá trị

VM Áp dụng phương pháp quản lý và nâng cao giá trị cho tô chức để

tìm kiém chiến lược cải thiện giá trị.Phương pháp Là một quy trình có hệ thông được thực hiện bởi đội nhóm đaquản lý vànâng | thành viên để cải thiện giá trị dự án thông qua việc phân tíchcao giá tri công năng Quan niệm giống như VE, VA va VM

(Valuemethodology)

Bảng 2.1: những thuật ngữ về VE

2.3 LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG VEs* Theo Dell°Isola (1997) , quy trình VE được sử dụng dé đạt một số mục tiêu

sau:- Tiết kiệm chi phi, rut gon tiến độ, cải thiện chất lượng, độ tin cậy, cũng

như hiệu suất công trình.- Nang cao việc quản lý nguồn tài chính, nhân lực, nguồn

vật tư.

- Ngoài ra, VE còn đóng góp tích cực vào việc cải thiện nhân tố con người,

thái độ làm việc, khả năng tư duy cũng như sáng tạo và làm việc nhóm.

% Theo hiệp hội VE Châu Au (IVM, 2008) , các lợi ich dé thay nhất phát

Trang 26

sinh khi thực hiện VE bao gồm:- Quyết định kinh doanh tốt hơn bởi các nhà sản xuất ra quyết định trên cơ

sở được cung cấp nhiều sự lựa chọn, phương án.- Các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng bên ngoài được cải thiện bởi

sự hiểu biết rõ ràng, và do nhu cầu thực sự của họ được ưu tiên.Tang kha năng cạnh tranh bang việc cải tiến kỹ thuật và tổ chức quản lý.- Một nền van hóa giá trị được pho cap, do đó nang cao su hiéu biét vé

mục tiêu của tô chức cho của mỗi thành viên.- Cải thiện thông tin liên lạc nội bộ và phổ biến kiến thức về những yếu tố

thành công chính cho tổ chức.- Sự đồng bộ thông tin liên lạc được tăng cường và hiệu quả bằng cách

phát triển đội nhóm đa ngành và đa nhiệm - Các quyết định có thê được hỗ trợ bởi các bên liên quan s* Theo hiệp hội VE Canada (CSVA, 2013) , các lợi ích điển hình của việc sử

- Cai thiện sự tham gia của các bên liên quan.

- _ Ưu tiên lựa chọn mục tiêu hoặc giải pháp có tính cạnh tranh.

- Nang cao sự hiểu biết về khái niệm và có thé đo lường các giá trị liên quanđến dự án, sản phẩm hoặc quá trình,

- Cai thiện văn hóa doanh nghiệp thông qua tăng cường sự sáng tao và gidi

thiệu những ý tưởng mới và cách tiếp cận

- Cai thiện tiên độ dự án.

Nâng cao chất lượng

2.4 LĨNH VUC UNG DUNG CUA VE

Theo SA VE.int (được trích dẫn từ Usama, 2008) VE được sử dung rộng rãi

Trang 27

trong các lĩnh vực sau đây:

e Giao thông vận tải: nơi có nhu cau về dịch vụ chuyên chở gia tăng vàgiới hạn ngân sách VE cung cấp các giải pháp sáng tạo và hiệu quả vềchi phí cho xây dựng, vận hành, bảo trì các hệ thông giao thông

e Y tế: kế từ khi các khoản chi tiêu cho công việc chăm sóc sức khỏe đangleo thang với tốc độ nhanh chóng, ứng dụng của VE đã cải thiện đángkế chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe

e Xây dung: VE hỗ trợ trong việc khắc phục nhiều thử thách như ràngbuộc ngân sách, van dé an toàn và tác động của môi trường

e Sản xuất: VE là một công cụ mạnh mẽ dé giải quyết các van dé, nângcao giá trị về

chất lượng, chi phí và hiệu suất cho bat kỳ sản phẩm hoặc hoạt động nào.e_ Môi trường: các tổ chức công nghiệp và chính phủ phải đối mặt với áplực ngày càng tăng do các luật nghiêm ngặt về môi trường Họ phảicung cấp những giải pháp an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí là tốtnhất

e Chính phủ: vì khả năng tiết kiệm chi phí khi thực hiện VE là đáng kế,nên VE nhanh chóng lan rộng đến tat cả các cấp chính quyên tại HoaKỳ Đặc biệt U.S Federal Highway Administration đã sử dụng VE đểđem lại nhiều hiệu quả tuyệt vời và những thành công liên tục

2.5 QUY TRÌNH THUC HIỆN VETheo hiệp hội VE quốc tế (SAVE.Int, 2007), quy trình thực hiện VE gồm có

3 giai đoạn nghiên cứu chính được mô tả băng sơ đô như sau :

Trang 28

Các công việctrước nghiện

GIAI ĐOẠN 1 - TRƯỚC NGHIÊN CỨU

GIAI DOAN 2- GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU ( KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC VE )

NO

Giai đoạn Giai đoạn | Giai đoạn Giai đoạn |

thông tin tích công năng sáng lo đánh giá

YE8

Giai đoạn A Giai đoạn

trình bày ° phái triển

GIAI DOAN 8 - GIAI BOAN SAU NGHIÊN COU

Giai đoạn Kiểm soái

L1 Có quá ít dự án xây dựng đã được áp dung VE tại Việt Nam

Sự thiếu kiến thức về VE và tình hình thực tế của ngành xây dựng Việt Nam (sốlượng dự án có áp dụng VE là quá ít) góp phần quan trọng gây ảnh hưởng đến khả

năng tin tưởng của các bên trong công việc thực hiện VE vào dự án Mặc dù VE phat

triển ngày càng rộng rãi, kết quả đem lại của VE được công bố tuy nhiên cũngkhông tránh khỏi sự nghi ngờ từ chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, nhà thầu thi công,cho rằng VE có thực sự đem lại lợi ích một cách hiệu quả hay không, sự tiêu tốnthời gian va chi phí dé thực hiện có dat được kết quả như mong muốn Chính điềunày đã dẫn đến lo ngại cho các bên khi áp dụng VE vào dự án của họ

Trang 29

I.2 Quy mô và sự phức tạp của dự án được đề nghị áp dụng VEVới những dự án có quy mô lớn ( đồng nghĩa với sự phức tạp của dự án đó cũng tănglên rất nhiều) thì phải đòi hỏi một đội ngũ chuyên gia thực hiện VE phải có kinhnghiệm va trình độ chuyên môn rat cao Trong khi tại Việt Nam, thật không dé dàngdé tìm kiếm những đội ngũ chuyên gia này Còn với những dự án có quy mô nhỏ thìlại nay sinh ra tâm lý không muốn thực hiện VE của nhà thầu và chủ đầu tư vì sự tốnkém mà khả năng tiết kiệm chi phí của dự án cũng không nhiều

II.1 Thiếu kiến thức về VERất nhiều chuyên gia, đơn vi, công ty trong lĩnh vực xây dựng không hiểu VE làgi, quy trình thực hiện và lợi ích đem lại khi áp dụng VE, mức độ hiểu biết về VEảnh hưởng trực tiếp đến sự chấp nhận và sử dụng VE trong ngành xây dựng

H.2 Thiếu sự ting hộ và tham gia tích cực từ chủ đầu tư và các bên liên quanMặc dù VE có thể thúc đây cải tiến và cung cấp nhiều lợi ích Tuy nhiên, để thayđổi thói quen và văn hóa làm việc hiện tại trong bat kỳ t6 chức nào không phải làmột nhiệm vụ dé dàng Thêm vào đó, chính phủ cũng không có các chính sách déthúc đây và khuyến khích thực hiện VE trong ngành xây dựng, vì vậy các công tytrách nhiệm hữu hạn, các đơn vi tư nhân cũng sẽ thiếu sự hỗ trợ cho việc thực hiện

VE (Mazlan, 1999)

H.3 Thiếu sự ràng buộc ban dau về việc thực hiện VE giữa chủ dau tư và cácbên liên quan (tư van thiết kế, nhà thầu )

Ở các nước phát triển, việc thực hiện VE được quy định rõ trong hợp đồng (FIDIC)

hoặc trong văn bản pháp luật và những lợi ích mang lại thường được chia sẻ giữa

đơn vị thực hiện (thường là nhà thầu thi công) và chủ dau tư ( thông thường là 50:50

theo FIDIC) Tuy nhiên, tại Việt Nam, lại không có những quy định đó, hơn nữa,

chủ đầu tư lại không muốn chia sẻ lợi ích này nên VE gặp rất nhiều khó khăn.HI.4 Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, quy mô của nhà thầu

Nhiều nhà thầu chưa thật sự hiểu và nhận thức day đủ về VE Hon nữa cũng không

Trang 30

có nhiều đơn vị có năng lực, kinh nghiệm và uy tín trong việc xem xét đánh giá vàdé nghị VE dẫn đến các chủ đầu tư chưa hoàn toan được thuyết phục về quy trình vàkết quả VE.

IL.5 Thái độ bảo thủ của đội ngũ thiết kế

Quy trình VE là sự tham gia đại diện cua đa đội nhóm cùng nhau nghiên cứu Vi

vậy sự đóng góp và liên kết của đội ngũ thiết kế là rất quan trọng cho sự thành

công của nghiên cứu VE VE thường được thực hiện tại 15% hoặc 40-60% của

giai đoạn thiết kế (Dell’Isola, 1997) Mazlan(1999) cho rang đội ngũ thiết kế

khá miễn cưỡng khi tham gia và nghi ngờ lợi ích đem lại từ việc áp dụng VE Họ

cho rang VE chỉ là phương pháp cat giảm chi phí khác và đơn thuan là tìm lỗi thiếtkế của họ Rất nhiều nhà thiết kế cho răng trong thời gian vài ngày, đội nhóm VEkhông thể hiểu day đủ về dự án như nhóm thiết kế hiện tại

H.6 Thiếu sự đầu tư, chính sách ủng hộ phát triển và nguồn nhân lực để tiến

hành VE cua các công ty xây dựng Việt Nam

Đội ngũ thực hiện VE tại Việt Nam hiện nay đang thiếu cả về “chất” và “lượng”

Tuy nhiên ban lãnh đạo của các công ty xây dựng Việt Nam vẫn còn chưa ý thức

được hết tầm quan trọng và những hiệu quả do việc thực hiện VE mang lại nên thiếusự quan tâm và thiếu những chính sách ủng hộ, dao tạo nguồn nhân lực

HIH.1 Thiếu chuyên gia về VETrong ngành xây dựng Việt Nam hiện tại, SỐ lượng cá nhân đã từng tham gia thựchiện VE là không nhiều, hơn nữa, những người này chủ yếu biết đến và được thựchiện VE là nhờ môi trường làm việc (làm trong những công ty tư vấn nước ngoàihoặc những dự án nước ngoài), bên cạnh đó, kinh nghiệm và số dự án họ tham giathực hiện VE của ho cũng không nhiều Do đó, việc áp dụng quy trình VE vào cácdự án xây dựng trở nên cực ky khó khan bởi các chủ đầu tư nếu có quan tâm đến VEvà muốn áp dụng VE vào các dự án của mình thì họ cũng thật sự khó mà tìm thaymột đội ngũ chuyên gia về VE dé thực hiện

Trang 31

HI.2 Thiếu sự hợp tác và trao doi trong quá trình thực hiện VE giữa các thành

viên trong đội nhóm

Làm VE là công việc của cả một tập thể, tuy nhiên nhận thức về VE của từng cánhân là không giống nhau Thêm vào đó là tâm lý ngại thay đối, ít kinh nghiệmtham gia thực hiện VE nên việc thực hiện VE gặp rất nhiều khó khăn

IH.3 Kha nang ước tính chi phí của đội ngũ thực hiện VE

Dé có một kết quả VE tốt và thuyết phục được chủ đầu tư và các bên liên quan thực

hiện nó thì khả năng ước tính chi phí của đội ngũ thực hiện VE cũng đóng một vai

trò rất quan trọng Bởi thời gian thực hiện nghiên cứu VE là không nhiều (khoảng40h) nên ngoài yếu tố trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thi khả năng ước tinhchi phí tốt sẽ giúp cho đội ngũ thực hiện VE dé xuất những phương án thay thé tối

ưu cho dự án IH.4 Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của mỗi thành viên trong đội ngũthực hiện VE

Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của mỗi thành viên trong lĩnh vực của họ là

một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả của quá trình thực hiệnVE Một số tác giả về VE đã nhân mạnh thành phan đa ngành , kích thước và cau

trúc của đội VM (Kelly va Male, 1993 ; Norton và McElligot 1995 trích dẫn từ Shen

and Liu,2003) Tuy nhiên, kinh nghiệm, chuyên môn và kiến thức của các thànhviên vẫn chưa được quan tâm day du Nghiên cứu VE thực hiện các nhiệm vụ liêntiếp và chuyên sâu của sự hiểu biết ,kiểm toán, sáng tạo , đánh giá va phát triểntrong một thời gian ngăn Nếu không có một sự tích lũy đủ kinh nghiệm về chuyênmôn và kiến thức, thì không thể thực hiện quá trình này thuận lợi Đặc biệt, vớinhững dự án phải chịu nghiên cứu với một số vẫn đề kỹ thuật phức tạp và thiếuthông tin cần thiết Mặt khác , các thành viên có kinh nghiệm trong đội VE sẽ làmtăng độ tin cậy của các dé xuất VE Thông thường kết quả của nghiên cứu VE phảiđối mặt với những nghi ngờ từ nhóm kỹ thuật ban đầu (Kelly và Male, 1993) Vì

Trang 32

thế, việc áp dụng quy trình VE sẽ trở nên thật sự khó khăn nếu các thành viên trong

đội VE không tích lũy đủ kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong lĩnh vực củachính họ.

HI.5 Khả năng thuyết phục va làm chủ cuộc họp (với chủ đầu tư và các bên

liên quan) của trướng nhóm thực hiện VE

Kết quả của quá trình thực hiện VE phụ thuộc rất nhiều vào khả năng điều phối,

trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện VE của trưởng nhóm thực hiện VE.

Tuy nhiên, một kỹ năng khác cũng rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quyếtđịnh có hay không việc áp dụng các kết quả của quá trình thực hiện VE là kỹ năngdẫn dắt, thuyết phục và làm chủ cuộc họp của trưởng nhóm đội ngũ VE

IV.1 Dữ liệu thu thập không đây đủ trong các giai đoạn ban dau của dự án gây

khó khăn trong việc đưa ra ý tưởng, phương án.

Kinh nghiệm về việc thực hiện VE cho các dự án tương tự còn ít, các số liệu tínhtoán giai đoạn dau là tham khảo cộng với sự thiếu rõ ràng và không day đủ nhữngchỉ dẫn kỹ thuật (specification) Thêm vào đó, dữ liệu thu thập trong các giai đoạnban đầu của dự án không đầy đủ dẫn đến rất khó đánh giá và phân tích phương án.Dẫn đến kết quả của việc thực hiện VE không đạt hiệu quả cao và làm tăng sự nghi

ngờ của chủ đâu tư và các bên liên quan.

IV.2 Khó khăn khi tiễn hành đánh giá, phân tích và lựa chọn phương án

Khi thực hiện VE tại những giai đoạn sớm của dự án, đôi khi đội nhóm VE không

thé thu thập đủ thông tin cần thiết của dự án như những dit liệu về chi phí, thông tincông trường trong giai đoạn trước nghiên cứu của kế hoạch VE Do đó khó cóthể tạo ra một dữ liệu đầy đủ cho các bước nghiên cứu tiếp theo, gây khó khăntrong việc đánh giá, phân tích và đưa ra các phương án phù hợp Kết quả là độinhóm VE phải làm tất cả các giả thiết cần thiết trong cuộc họp Điều này có thể

Trang 33

làm gia tăng sự không chắc chăn kết quả đầu ra của nghiên cứu VE Hơn nữa, saukhi giai đoạn sáng tạo đưa ra các ý tưởng, yêu câu tiễn hành các tính toán cơ bản vàphân tích chi phí để xác định tính khả khi, lợi ích tiém năng của các phương ántrong giai đoạn đánh giá Nhiệm vụ này can rất nhiều thời gian, có thể chiếm hơnmột nửa thời gian trong cuộc họp Vì vậy, các thành viên không thé hoàn thành tatcả các phân tích can thiết, đáp ứng sự trả lời đầy đủ các câu hỏi trong buổi hop.

IV.3 Thiếu thời gian thực hiện40 giờ cho việc lập kế hoạch VE được xem là một tiêu chuẩn của việc áp dụng VEvà đã được nhiều chuyên gia khuyến cáo Tuy nhiên vẫn dé chính khi thực hiệnlà sắp xếp thời gian tham gia và sự sẵn sàng để tham gia Việc mời các chuyêngia dự án như kiến trúc sư, kỹ sư, nhà quản lý dự án tham gia nghiên cứu liêntục trong một khoảng thời gian dài là điều thực sự khó khăn Cũng có không ítchuyên gia trong ngành xây dựng cho răng có thể cần nhiều thời gian hơn để thựchiện VE, và họ cũng thiếu thời gian dé tham gia

IV.4 Thiếu sự hướng dan cu thé quy trình áp dung VE trong ngành xây dựng

VE đang còn khá mới lạ trong ngành xây dựng Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có

một quy trình hướng dẫn cụ thể nào cho áp dụng VE vào ngành xây dựng, cũngnhư các công ty xây dựng tại Việt Nam, điều này là một trong những nhân tố gâykhó khăn trong việc thúc day sự phát triển của VE trong môi trường xây dung tại

tránh khỏi.

Trang 34

2.7 CÁC NGHIÊN CỨU TƯƠNG TỰ2.7.1 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC.

Việt (2013) với nghiên cứu “đánh gia khả năng ứng dụng Value

Engineering để nâng cao giá trị thiết kế trong các công ty tư vẫn xây dựng tạiViệt Nam” đã đề cập đến 10 yếu tố khuyến khích và 10 yếu tố gây cản trở việc

ứng dụng VE vào các dự án xây dựng tại Việt Nam.

- Nhân tố chính quan trọng nhất để tiến hành thực hiện VE vào dự án là “đểdat được giá tri toi tru tổng vốn đấu tư của chủ dau tu” Ba nhân tô quan trọngtiếp theo là “dé cat giảm chi phí dự án mà không ảnh hưởng xấu đến chất lượngvà hiệu suất dự án”, “ loại bỏ những chi phí không cần thiết°, và “ dé dat đượcmột thiết kế hiệu quả hơn”

-Các nhân tố được xác định có mức độ gây cản trở lớn nhất đó là “thiéu sựhướng dan quy trình áp dung VE”, tiép theo là “thiếu kiến thức về VE” và “khókhăn khi tiễn hành đánh giá và phân tích phương án”

=> Kết quả của nghiên cứu cho thấy, mức độ hiểu biết về VE là dưới mứctrung bình, điều này phản ánh đúng tình hình thực tế môi trường xây dựng Việt

Nam hiện nay Tuy nhiên khả năng ứng dụng của VE trong ngành xây dựng tại

Việt Nam nói chung và trong các công ty tư vẫn xây dựng là hoàn toàn có thể vàcần những đề nghị cho sự mở rộng phát triển VE, kết hợp với một quy trình thựchiện đơn giản và có thé dé dàng áp dụng

2.7.2 CÁC NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC

1 Shen va BEng (1997) voi nghiên cứu những bài học kinh nghiệm khi áp

dụng VM trong ngành công nghiệp xây dựng tại Hồng Kông (“ Value

Management in Hong Kong’s construction industry: lessons learned”) đã chỉ

ra 5 nhân tô can trở việc áp dung VM vào nganh công nghiệp xây dựng :

Trang 35

Ranking Cac nhan to can tro

1 Thiéu kiên thức dé thực hiện VE

Không tự tin giới thiệu VE với chủ đầu tưThiếu thời gian dé thực hiện VE

Chủ đâu tư và các bên liên quan thiêu tin tưởng

cho là tốt hơn hoặc đầy đủ hơn

2 Shen và Liu (2003) với nghiên cứu các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến

thành công của việc thực hiện Value Management (VM) trong xây dựng

(“Critical Success Factors for VM Studies in Construction”), đã dé xuất 23yếu tố Sau khi tiến hành khảo sát và phân tích dữ liệu tac giả của nghiêncứu này đã xác định được 5 yếu tô quan trọng nhất được xếp hạng như sau:

STT Cac nhân tố anh hưởngl Sự ủng hộ và tham gia tích cực của chủ đầu tư

2 Mục tiêu nghiên cứu của VM rõ ràng

3 Sự hợp tác và trao đổi trong quá trình thực hiện VM của các

thành viên trong đội ngũ tiễn hành VM

4 Trình độ chuyên môn của trưởng nhóm thực hiện VM

5 Khả năng thuyết phục và làm chủ buổi họp ( với chủ đầu tư và

các bên liên quan) của trưởng nhóm thực hiện VM

3 Cheah va Ting (2004) với nghiên cứu, đánh giá khả năng ứng dung của

VE vào ngành công nghiệp xây dựng ở Đông Nam A (“Appraisal of VE inConstruction in Southeast Asia”) đã xác định được 4 yếu t6 quan trọng nhấtảnh hưởng đến việc áp dụng VE như sau:

Trang 36

Latiet và K (2009) với nghiên cứu, thực hiện VE cho các dịch vụ co sở hạ

tầng trong khu vực công tại Indonexia (“Implementation of Value

Engineering in the infrastructure services of Indonexia’s Public Works

Department”) , đã dé xuất 31 yếu tô ảnh hưởng đến việc thực hiện VE trongđó có 5 yếu tô được đánh giá là quan trọng nhất theo thứ tự là

5 Trình độ chuyên môn của công chức

5 Jaapar va ccs (2009) với nghiên cứu tác động của việc thực hiện VM tại

Malaysia (“ the impact of Value Management implementation in Malaysia”)

đã chỉ ra yếu tố quan trọng nhất can trở việc áp dung VM tai nước nay là“thiếu kiến thức ve VM”, “ thiếu sự ung hộ của các bên liên quan", “thai độ

Trang 37

năng thuyết phục”.

6 Li and Ma (2012) với nghiên cứu, đánh gia khả năng ứng dụng cua VE vào

ngành công nghiệp xây dựng ở Trung Quốc (“Appraisal of Value

Engineering Application to Construction Industry in China’) đã xác định

được yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc áp dung VE là: “thiếu sựhiểu biết về VE”, tiếp theo là “thiếu quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật”, “thiếuchuyên gia VE”, “thiếu thời gian để thực hiện VE”

7 Whyte và Cammarano (2012) với nghiên cứu những kỹ thuật và các giai

đoạn để áp dụng VM vào các dự án cơ sở hạ tang ở miễn tây Australia (

Value Management in infrastructure projects in western Australia: techniques

and staging”) đã chỉ ra 10 yếu tố gây cản trở cho việc áp dung VM trong đóyếu tô quan trọng nhất là “/hiếu thời gian thực hiện”, tiếp theo là “ thiếu sự

hiểu biêt về VM” và “những chỉ tiêu kỹ thuật con chưa rõ rang”.

%* Kết luận:

Ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Italia, Nhật Bản, Hồng Kông quy trình VE đã được áp dụng từ 20 đến 50 năm trước đây và đã có rất nhiềunghiên cứu cũng như hội thảo thường niên về VE Những nghiên cứu nướcngoai mà tác giả trình bày trong phan này thật sự chỉ là một con số rất rất nhỏso với những nghiên cứu trên thế giới về VE, điều này cho thay VE đã được ápdụng rất phổ biến ở các nước trên thế giới

Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay VE lại rất hiém khi được áp dụng vànhững nghiên cứu chính thức về VE cũng rất hạn chế ( theo tác giả tìm hiểu thimới chỉ có nghiên cứu của Việt (2013) là một nghiên cứu chính thức về VE).Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ mới đặt nền móng cho những nghiên cứuvề VE sau này khi chỉ mới đánh giá khả năng ứng dung VE; dé xuất một quytrình nghiên cứu VE cho các công ty tư vẫn thiết kế tại Việt Nam; đồng thời,dé xuất ra 10 nhân tố khuyến khích và 10 nhân t6 gây khó khăn cho việc ápdụng VE tại Việt Nam nhưng chưa thật sự đi sâu và giải quyết triệt dé vẫn dé

Trang 38

tại sao VE lại hiểm khi được ap dụng vào các dự an xáy dựng tai ViétNam?những nhân to quan trọng cản trở đến việc dp dụng quy trình VE vào cácdự án xây dựng có thực sự là chỉ gói gon trong 10 nhân tô mà Việt (2013) déxuất hay không?

Trang 39

CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Hình 3.1: quy trình nghiên cứu

XÁC ĐỊNH CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

~

/

Tham khao cacnghiên cứu trước,sách, báo, Internet

V

Xác định các yếu tô quan trọng

cản trở việc ứng dụng quy trìnhVE vào dự án xây dựng

hiện VE

2.Kiém định thang đo

(Cronbach’s alpha)

Ne

(\ Phan tích thống kê mô ta.

V Thiết kế bang câu hỏi so bộ \

Tiến hành khảo sát thu thập số liệu chính thức

1.Chi số trung bình (mean) |

Trang 40

3.2 THU THẬP DỮ LIỆU

3.2.1 THIẾT KE BANG CẤU HOI (Trưng, 2013)

Hình 3.2: thiết kế bảng câu hỏi

| XÁC ĐỊNH DU LIEU CAN THU THẬP

Câu hỏi rõ rang, dé hiểu, day đủ va

phù hợp với nội dung nghiên cứu mg

Sai, thiêu, cân chỉnh

Ngày đăng: 24/09/2024, 05:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN