Đối diện với thách thức của tình trạng khan hiếm vật liệu, việc thực hiện hoạt động QLVL một cách hiệu quả trở thành yếu tố quan trọng trong việc quản lý chi phí, tiến độ, đồn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐỖ THỊ KIM TUYỀN
PHÂN TÍCH CÁC HÀNH VI QUẢN LÝ HIỆU QUẢ TRÁNH LÃNG PHÍ NGUỒN CUNG ỨNG VẬT LIỆU
ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 8580302
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Anh Thư Chữ ký: Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ
Chữ ký: Cán bộ chấm nhận xét 2: TS Đặng Ngọc Châu
Chữ ký: Đồ án tốt nghiệp thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG-HCM, Phân hiệu ĐHQG-HCM tại tỉnh Bến Tre vào ngày 23 tháng 06 năm 2024 Thành phần Hội đồng đánh giá đồ án tốt nghiệp thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ đồ án tốt nghiệp thạc sĩ)
1 PGS.TS Lương Đức Long : Chủ tịch Hội đồng2 PGS.TS Đỗ Tiến Sỹ : Cán bộ chấm nhận xét 1 3 TS Đặng Ngọc Châu : Cán bộ chấm nhận xét 2 4 PGS.TS Trần Đức Học : Thư ký hội đồng
5 TS Nguyễn Thanh Việt : Ủy viên hội đồng Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
PGS.TS Lương Đức Long PGS.TS Lê Anh Tuấn
Trang 3ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên học viên: Đỗ Thị Kim Tuyền MSHV: 2270198
Ngày, tháng, năm sinh: 12/01/1993 Nơi sinh: Bến Tre Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 8580302
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
1 Xác định các hoạt động quản lý vật liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả quy trình cung ứng vật liệu
2 Xác định mối quan hệ giữa các hoạt động quản lý vật liệu đến hiệu quả quy trình cung ứng Đánh giá tác động của việc thực hiện hiệu quả quy trình cung ứng đến việc đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng vật liệu địa phương và giảm lãng phí vật liệu
3 Đưa ra các kết luận về kết quả thu được, hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai
II NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/01/2024 III NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/5/2024 IV CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Anh Thư
Bến Tre, ngày 20 tháng 5 năm 2024
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS Nguyễn Anh Thư
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
TS Lê Hoài Long
TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Trang 4iii
LỜI CÁM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gởi lời cảm ơn đến Trường Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh, Bộ Môn Thi công & Quản lý xây dựng đã tạo điều kiện mở lớp thạc sĩ ngành Quản lý xây dựng tại Bến Tre, để em có cơ hội học tập, nâng cao kiến thức bản thân Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS Nguyễn Anh Thư Cô luôn đưa ra những gợi ý, góp ý để em có thêm nhiều ý tưởng để bài hoàn thành bài đồ án tốt nghiệp thạc sĩ như kế hoạch đã đề ra, cũng như bước đầu thực hiện viết một bài báo khoa học Cám ơn Cô đã cho em thêm động lực, tinh thần để em phấn đấu, phát triển bản thân
Xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các Anh/Chị/em đã nhiệt tình hỗ trợ em trong việc thực hiện bảng câu hỏi khảo sát để em có dữ liệu phân tích hoàn thành bài đồ án này Em xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Quý lãnh đạo và anh, chị em đồng nghiệp tại Phân hiệu ĐHQH-HCM tại tỉnh Bến Tre đã khuyến khích, động viên và tạo điều kiện để em hoàn thành chương trình học
Xin cám ơn gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần cho em vượt qua những khó khăn để từng bước hoàn thành những mục tiêu đã đề ra
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã cố gắng thực hiện hoàn chỉnh nhất nhưng cũng không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp từ Qúy Thầy/Cô để em hoàn thiện tốt hơn
Cuối cùng, xin kính chúc Ban Lãnh đạo Khoa, Qúy Thầy/Cô Bộ môn thi công và Quản lý xây dựng thật nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp giáo dục cũng như trong cuộc sống
“Chúng tôi xin cảm ơn Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM đã hỗ trợ cho nghiên cứu này.”
Bến Tre, ngày 20 tháng 5 năm 2024
Đỗ Thị Kim Tuyền
Trang 5iv
TÓM TẮT
Đảm bảo nguồn nguyên liệu sẵn có và giảm thiểu lãng phí xây dựng là hai khía cạnh quan trọng trong việc thực hiện các dự án xây dựng nhằm cải thiện hiệu suất và tính bền vững của dự án Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tác động của hiệu quả quy trình cung ứng để đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng và giảm lãng phí vật liệu Từ đó, tổng kết những nhóm hoạt động ảnh hưởng đến việc đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng vật liệu và giảm lãng phí
Qua tham khảo các nghiên cứu trước đây cùng với tham khảo từ các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý vật liệu, thi công xây dựng nhằm xác định các hoạt động quản lý vật liệu Đề tài đã tổng hợp được 35 hoạt động quản lý vật liệu có mối liên hệ đến hiệu quả quy trình cung ứng vật liệu Sau đó, một bảng khảo sát được gởi đến các đối tượng trong lĩnh vực xây dựng Qua thu thập dữ liệu, tác giả thu thập được 186 mẫu hợp lệ Dữ liệu được thu thập và phân tích qua các bước: Thống kê mô tả tần số, Trị trung bình, Phân tích độ tin cậy Crobanch’s Anpha, Phân tích khác biệt trung bình One-way ANOVA, Phân tích nhân tố khám phá (EFA), Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Sau đó một mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được phát triển để khám phá giả thuyết đặt ra hiệu quả quy trình cung ứng có tác động tích cực đến việc đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng vật liệu và giảm lãng phí Kết quả cho thấy, giả thuyết đặt ra phù hợp, bốn nhóm hoạt động: Đảm bảo chất lượng, Mua sắm và bảo quản vật liệu, Kiểm soát vật liệu, Lập kế hoạch cung ứng vật liệu có ảnh hưởng tích cực đến việc đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng vật liệu và giảm lãng phí Trong đó nhóm hoạt động đảm bảo chất lượng được cho là có tác động nhiều nhất đến việc đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng vật liệu và giảm lãng phí Với những kết quả đạt được từ đề tài đã xác định các hoạt động quản lý vật liệu có ảnh hưởng tích cực đến việc đảm bảo nguồn cung ứng cũng như giảm lãng phí vật liệu Nghiên cứu hiện tại đã bổ sung giá trị cho kiến thức hiện có Các nhà thầu thi công xây dựng có thể tập trung vào việc triển khai các hoạt động quan trọng này để đảm bảo tính khả dụng của vật liệu và giảm thiểu lãng phí vật liệu, qua đó nâng cao thành công và tính bền vững của dự án
Trang 6v
ABSTRACT
Ensuring the availability of materials and minimizing construction waste are two important aspects in implementing construction projects to improve the efficiency and sustainability of the project This topic is conducted to evaluate the impact of the effectiveness of the supply process to ensure the availability of supplies and reduce material waste From there, summarize the groups of activities that affect the assurance of the availability of materials and reduce waste
Through referring to previous studies along with consulting experts with many years of experience in the field of materials management and construction to determine material management activities The topic has synthesized 35 material management activities that are related to the effectiveness of the material supply process Then, a survey was sent to the subjects in the construction field Through data collection, the author collected 186 valid samples Data were collected and analyzed through the following steps: Frequency descriptive statistics, Mean, Crobanch's Alpha reliability analysis, One-way ANOVA mean difference analysis, Exploratory factor analysis (EFA), Confirmatory factor analysis (CFA) Then a linear structural model SEM was developed to explore the hypothesis that the efficiency of the supply process has a positive impact on ensuring material supply readiness and reducing waste The results showed that the hypothesis was appropriate, four groups of activities: Quality assurance, Material procurement and storage, Material control, Material supply planning have a positive impact on ensuring material supply readiness and reducing waste In which, the quality assurance group of activities is considered to have the greatest impact on ensuring material supply readiness and reducing waste The results of the study have identified the material management activities that have a positive impact on ensuring the availability of materials and reducing material waste The present study has added value to the existing knowledge Construction contractors can focus on implementing these important activities to ensure material availability and minimize material waste, thereby improving the success and sustainability of the project
Keywords: Material availability, material waste, Material management
activities, Supply process efficiency, SEM structural equation model
Trang 7vi
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đồ án tốt nghiệp thạc sĩ này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Anh Thư Các số liệu và kết quả phân tích trong bài đồ án là hoàn toàn trung thực, chưa từng công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác Các dẫn chứng được trích dẫn từ nguồn gốc khoa học rõ ràng
Bến Tre, ngày 20 tháng 5 năm 2024
Đỗ Thị Kim Tuyền
Khóa 2022 Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM
Trang 8vii
MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN iii
1.2 Mục tiêu thực hiện đề tài 3
1.3 Đối tượng, phạm vi thực hiện đề tài 3
1.4 Cấu trúc đề tài 4
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6
2.1 Các khái niệm liên quan đến quản lý vật liệu 6
2.1.1 Các khái niệm về quản lý vật liệu 6
2.1.2 Lợi ích của việc quản lý vật liệu 7
2.1.3 Thực trạng nguồn vật liêu và hoạt động quản lý vật liệu 9
2.2 Khái quát các nghiên cứu đã thực hiện 10
2.3 Bảng tổng hợp các hoạt động quản lý vật liệu 14
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu 18
3.2 Thiết kế bảng câu hỏi 20
3.3 Thành lập bảng câu hỏi phỏng vấn 22
3.4 Tiến hành thu thập dữ liệu 23
3.4.1 Xác định số lượng mẫu 23
3.4.2 Phương thức lấy mẫu 23
3.4.3 Phương thức thu thập dữ liệu và xử lý số liệu 23
Trang 9viii
3.5 Phân tích dữ liệu 25
3.5.1 Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha 25
3.5.2 Phân tích One Way – Anova 26
3.5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 26
3.5.4 Phân tích nhân tố khẳng định CFA 28
3.5.5 Mô hình nghiên cứu – Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM 29
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 31
4.1 Tổng hợp các hoạt động quản lý vật liệu 31
4.2 Phân tích thống kê mô tả 37
4.2.1 Số năm kinh nghiệm 37
4.2.2 Chuyên môn công tác 38
4.2.3 Vai trò trong quản lý dự án 39
4.2.4 Tham gia hoạt động quản lý vật liệu 39
4.2.5 Mức độ hiểu biết về hoạt động quản lý vật liệu 40
4.2.6 Loại hình dự án của đối tượng tham gia khảo sát 40
4.3 Kiểm tra độ tin cậy, xếp hạng các hoạt động quản lý vật liệu 41
4.4 Phân tích khác biệt trung bình One-Way Anova 46
4.5 Phân tích nhân tố khám phá EFA 54
4.6 Phân tích nhân tố khẳng định CFA 61
4.7 Xây dựng mô hình SEM 65
4.7.1 Các giả thuyết đặt ra 65
4.7.2 Giải thích mối tương quan 69
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74
5.1 Kết luận 74
5.2 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn mà đề tài mang lại 76
5.2.1 Ý nghĩa khoa học 76
5.2.2 Ý nghĩa thực tiễn 76
Trang 10ix
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 1 – BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 84
PHỤ LỤC 2 – BẢNG PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA 91
PHỤ LỤC 3- KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA 92
PHỤ LỤC 4- KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KHÁC BIỆT TRUNG BÌNH 93
PHỤ LỤC 5- PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 99
PHỤ LỤC 6 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH CFA 104
PHỤ LỤC 7 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SEM 109
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG 113
Trang 11x
DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1 Lưu đồ quy trình thực hiện 20
Hình 3.2 Các bước thực hiện khảo sát 21
Hình 3.3 Nội dung và phương pháp thực hiện 25
Hình 3.4 Các bước thực hiện kiểm định One Way – Anova 26
Hình 4.1 Kinh nghiệm làm việc của đối tượng khảo sát 38
Hình 4.2 Chuyên môn công tác của các đối tượng khảo sát 38
Hình 4.3 Vai trò trong QLDA của đối tượng khảo sát 39
Hình 4.4 Tỷ lệ các đối tượng khảo sát tham gia hoạt động QLVL 40
Hình 4.5 Tỷ lệ phản hồi mức độ hiểu biết về hoạt động QLVL 40
Hình 4.6 Loại hình dự án đã tham gia của đối tượng khảo sát 41
Hình 4.7 Kết quả phân tích mô hình CFA với hệ số chuẩn hóa 62
Hình 4.8 Mô hình SEM ban đầu 66
Hình 4.9 Mô hình SEM đã chuẩn hóa 67
Trang 12xi
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Lợi ích của hoạt động quản lý vật liệu 8
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các hoạt động QLVL theo tài liệu tham khảo 14
Bảng 3.1 Thống kê số lượng phiếu khảo sát 24
Bảng 3.2 Bảng cỡ mẫu – hệ số tải tiêu chuẩn 27
Bảng 3.3 Mức độ phù hợp của đo lường với thực tế (Hair et al., 2010) 28
Bảng 4.1 Các hoạt động QLVL được đề xuất từ các đối tượng khảo sát 31
Bảng 4.2 Tổng hợp các hoạt động quản lý vật liệu 33
Bảng 4.3 Các yếu tố đánh giá hiệu quả quy trình cung ứng vật liệu 37
Bảng 4.4 Kết quả kiểm tra độ tin cậy thang đo 41
Bảng 4.5 Kết quả xếp hạng trung bình các nhân tố 42
Bảng 4.6 Thể hiện kết quả kiểm định sự khác biệt về trung bình 47
Bảng 4.7 Thể hiện kết quả kiểm định hậu Tamhane’s T2 51
Bảng 4.8 Kết quả kiểm tra giá trị Communalities 54
Bảng 4.9 Thể hiện kết quả KMO 55
Bảng 4.10 Ma trận xoay kết quả EFA 56
Bảng 4.11 Phân nhóm theo tính chất biến 57
Bảng 4.12 Kết quả phân tích CFA 63
Bảng 4.13 Bảng hệ số tương quan của mô hình khi chưa chuẩn hóa 63
Bảng 4.14 Tương quan giữa các biến trong toàn thang đo 64
Bảng 4.15 Hệ số tương quan giá trị phân biệt 65
Bảng 4.16 Kết quả phân tích Model Fit đã chuẩn hóa 68
Bảng 4.17 Hệ số hồi quy của mô hình SEM 68
Trang 13xii
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ bằng Tiếng Việt
Chữ viết đầy đủ bằng Tiếng Anh
2 SPSS Phân tích sản phẩm và thống kê Statistical Product and
Services Solutions 3 EFA Phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor Analysis 4 CFA Phân tích nhân tố khẳng định Confirmatory Factor Analysis 5 SEM Mô hình hóa cấu trúc Structural Equation Modeling 6 VLXD Vật liệu xây dựng Construction material
8 QLVL Quản lý vật liệu Material management
Trang 141
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do hình thành đề tài
Mức độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của bất kỳ quốc gia đều được đo lường bằng cơ sở hạ tầng hiện có Theo thông tin từ Vneconomy, trong giai đoạn từ 2011-2020, ngành xây dựng đã chiếm từ 5-6% của GDP Việt Nam (Nguyễn, 2020) Theo báo cáo tổng kết của Bộ Xây dựng, đóng góp của ngành xây dựng vào tổng sản phẩm (GDP) trong nước ước đạt từ 7,3 đến 7,5% (Thắng, 2023) Đặc biệt trong giai đoạn Covid từ 2019 đến 2020 tất cả các phương diện đều chịu ảnh hưởng trong đó có hoạt động xây dựng Đại dịch đã qua, ngành xây dựng dần khôi phục, đặc biệt là vật liệu xây dựng (VLXD) đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của ngành xây dựng
Tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành xây dựng đòi hỏi việc tiêu thụ một lượng lớn VLXD Trong quản lý DAXD, việc quản lý vật liệu (QLVL) đóng vai trò quan trọng trong thành công của một dự án Điều này phần lớn do chi phí VLXD chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng chi phí công trình, thường lên đến 50-60% (S Kar & K N Jha, 2020a) Do đó, việc tiết kiệm chi phí vật liệu, dù chỉ là một phần nhỏ, có thể tăng lợi nhuận một cách đáng kể Tiết kiệm 2% chi phí vật liệu có thể dẫn đến một tăng trưởng lợi nhuận lên đến 14,6% (Kar & Jha, 2023) Vì vậy, vật liệu cần được quản lý bằng một hệ thống nhằm giúp dự án hoàn thành đúng tiến độ, nâng cao năng suất, giảm chi phí xây dựng đồng thời giảm thiểu đáng kể lượng chất thải xây dựng từ lãng phí vật liệu gây ra
Hiện nay nguồn cát - một trong những nguyên liệu xây dựng quan trọng tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), đang gặp phải tình trạng khan hiếm, gây ra sự tăng giá đột ngột và ảnh hưởng đến các dự án xây dựng trong khu vực Nguồn cung cát còn thiếu ở nhiều dự án lớn đang được thực hiện tại các tỉnh như Tiền Giang và Bến Tre Theo kế hoạch, trong năm 2024 tỉnh Bến Tre sẽ giải quyết vấn đề này bằng cách khai thác từ sáu mỏ cát có tổng lượng trữ dự kiến gần 15 triệu mét khối, điều này sẽ đáp ứng nguồn nguyên liệu thiết yếu cho các dự án trọng điểm
Trang 152 trên địa bàn tỉnh thông qua việc tổ chức đấu giá (N Trường, 2023) Đối diện với thách thức của tình trạng khan hiếm vật liệu, việc thực hiện hoạt động QLVL một cách hiệu quả trở thành yếu tố quan trọng trong việc quản lý chi phí, tiến độ, đồng thời đảm bảo nguồn cung vật liệu và giảm thiểu lãng phí nguyên liệu địa phương
Vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết trong việc quản lý nguồn cung cấp vật liệu địa phương Ở một số tỉnh, vai trò của các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng của nguồn vật liệu còn hạn chế chưa thể hiện hết vai trò của mình Các dữ liệu về trữ lượng, nguồn gốc và địa điểm sản xuất vật liệu từ các doanh nghiệp cũng chưa được công bố một cách đầy đủ và minh bạch, ảnh hưởng đến quá trình cung ứng vật liệu cho các dự án xây dựng đang triển khai (Nga, 2023)
Khi dịch Covid – 19 xuất hiện, mọi hoạt động đều bị ảnh hưởng, trong đó có hoạt động xây dựng Trước tình hình đó một số địa phương đã khuyến khích sử dụng vật liệu địa phương trong các công trình xây dựng tại địa phương, nó không chỉ làm giảm chi phí vận chuyển mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương trong quãng thời gian đầy khó khăn đó (M Trường, 2021) Tuy nhiên, việc quản lý nguồn vật liệu địa phương cũng đặt ra nhiều vấn đề khó khăn, thách thức cần giải quyết, khi các hiện tượng như khai thác trái phép, vật liệu không đạt yêu cầu và hơn hết là sử dụng lãng phí không hiệu quả
Vì vậy, để đảm bảo sẵn sàng cung ứng vật liệu, tránh lãng phí trong việc quản lý nguồn cung ứng vật liệu tại chỗ cho các DAXD, việc nghiên cứu, ứng dụng các phương pháp, quy trình, công nghệ cải tiến là hết sức cần thiết Điều này giúp tăng năng suất và tính bền vững của các dự án xây dựng, đồng thời giảm thiểu lượng chất thải xây dựng thải ra môi trường Việc cung cấp vật liệu kịp thời trong quá trình thi công là một yếu tố quan trọng, vì bất kỳ sự chậm trễ nào cũng có thể gây khó khăn trong quá trình thi công
Với mục đích tìm ra các hoạt động quản lý vật liệu phù hợp với phạm vi thực
Trang 163 giảm thiểu lãng phí vật liệu Từ kết quả phân tích, các nhà thầu sẽ được cung cấp thêm thông tin về các hoạt động liên quan đến QLVL nhằm cải thiện việc QLVL, tăng năng suất lao động, kiểm soát hiệu quả chi phí, tiến độ ở một mức độ nào đó Đặc biệt, tận dụng nguồn cung ứng tại địa phương không chỉ là giảm chi phí vận chuyển mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế và cộng đồng địa phương Đó chính là lý
do hình thành đề tài "Phân tích các hành vi quản lý hiệu quả tránh lãng phí nguồn cung ứng vật liệu địa phương trong các dự án xây dựng"
1.2 Mục tiêu thực hiện đề tài
Điều quan trọng trong QLVL là đảm bảo nguồn cung ứng vật liệu và giảm thiểu lãng phí để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của công trình, dự án xây dựng Chính vì vậy, mục tiêu mà đề tài xác định cần thực hiện là:
- Xác định các hoạt động liên quan đến QLVL trong các công trình, dự án xây dựng
- Xác định mối liên hệ giữa các hoạt động QLVL đến hiệu quả quy trình cung ứng
- Đánh giá tác động của hiệu quả quy trình cung ứng vật liệu đến việc đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng vật liệu và giảm lãng phí
- Đưa ra kết luận về các kết quả thu được, những hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
1.3 Đối tượng, phạm vi thực hiện đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động liên quan đến QLVL được áp dụng trong các công trình, DAXD
- Đối tượng phỏng vấn sơ bộ: Những cá nhân có kinh nghiệm QLVL tại các đơn vị thi công và đơn vị có liên quan khác
- Đối tượng của cuộc khảo sát đại trà bao gồm các đối tượng trong lĩnh vực thi công, QLDA, chủ đầu tư, tư vấn giám sát, các nhà cung cấp vật liệu, đặc biệt là các nhà thầu thi công, vì họ đóng vai trò quan trọng trong QLVL
Trang 174 - Phạm vi thực hiện: Dữ liệu khảo sát được thu thập từ các công ty thi công, Ban QLDA, Sở xây dựng, và các đơn vị có liên quan trong tỉnh Bến Tre và các tỉnh thành lân cận
- Thời gian hoàn thành đề tài dự kiến từ giữa tháng 1 đến khoảng cuối tháng 5 năm 2024
1.4 Cấu trúc đề tài
Nội dung của đề tài thực hiện được thể hiện qua năm chương bao gồm:
Chương 1: Mở đầu - Giới thiệu vấn đề, mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên
cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trong chương này, tổng hợp một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, các định nghĩa về QLVL được đưa ra bởi một số nghiên cứu trước Thực trạng của các hoạt động QLVL, nhấn mạnh lợi ích của việc thực hiện QLVL trong các dự án xây dựng Bằng cách tham khảo các tài liệu liên quan, được tổng hợp và xác định sơ bộ, chương này đề cập đến 25 hoạt động QLVL
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các công cụ, phương pháp để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đã đề ra Các phương pháp phân tích được sử dụng trong bài như:
- Xác định và phân tích các hoạt động QLVL bao gồm: Thống kê tần số, Thống kê trung bình, Phân tích độ tin cậy Crobanch’s Anpha, Phân tích khác biệt trung bình One-way ANOVA
- Tìm ra mối quan hệ giữa các hoạt động QLVL và hiệu quả quy trình cung ứng vật liệu thông qua việc thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA), Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
Đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả quy trình cung ứng đảm bảo sự sẵn
Trang 185
Chương 4: Phân tích dữ liệu
Sau khi thu được kết quả khảo sát, xử lý mẫu, tiến hành phân tích dữ liệu như các nội dung đã xác định ở Chương 3 Sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích định lượng tiến hành phân tích số liệu để chứng minh giả thuyết đã đặt ra: Hiệu quả quy trình cung ứng vật liệu có ảnh hưởng tích cực đến việc đảm bảo sự sẵng sàng cung ứng vật liệu và giảm lãng phí vật liệu trong các dự án xây dựng
Chương 5: Kết luận và kiến nghị - Từ kết quả phân tích dữ liệu tổng kết lại
vấn đề nghiên cứu, hạn chế của đề tài, mở rộng cho các hướng nghiên cứu tiếp theo
Kết luận chương 1
Trong chương này, học viên đã giới thiệu một cách tổng quát các nội dung trong bài đồ án tốt nghiệp Ở chương tiếp theo, học viên giới thiệu một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài Thông qua việc tìm hiểu các nghiên cứu đó, học viên thực hiện tổng hợp sơ bộ 25 hoạt động QLVL Ngoài ra, chương 2 còn thể hiện một số định nghĩa về QLVL, thực trạng trong hoạt động QLVL và đánh giá lợi ích từ việc thực hiện QLVL mang lại
Trang 196
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương này, học viên trình bày một số nội dung, bao gồm định nghĩa về QLVL, các lợi ích của việc QLVL trong công tác xây dựng, thực trạng việc QLVL Đồng thời, học viên tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến đề tài đang thực hiện, để từ đó thấy được sự cần thiết và tính mới, khả thi của vấn đề đang được nghiên cứu
2.1 Các khái niệm liên quan đến quản lý vật liệu
2.1.1 Các khái niệm về quản lý vật liệu
Theo Mahayuddin "quản lý vật liệu là một hệ thống quản lý được đề xuất để lập kế hoạch và kiểm soát chất lượng, số lượng vật liệu, vị trí thiết bị đúng giờ, giá cả phù hợp và đúng số lượng theo yêu cầu" (Mahayuddin, Pereira, Badaruzzaman, & Mokhtar, 2008)
Tương tự như Mahayuddin, Caldas và đồng tác giả, đã nêu lên chi tiết và rõ ràng hơn về các đối tượng có liên quan đến QLVL Họ định nghĩa "quản lý vật liệu là một quy trình tích hợp bao gồm con người, tổ chức, công nghệ và quy trình được sử dụng để xác định, định lượng, thu thập, xúc tiến, kiểm tra, vận chuyển, tiếp nhận, lưu trữ và bảo quản vật liệu, thiết bị và thông tin liên quan trong suốt vòng đời của một dự án một cách hiệu quả, chu kỳ Mục tiêu của quy trình này là đảm bảo chất lượng và số lượng chính xác của vật liệu và thiết bị được mua sắm một cách hiệu quả, với chi phí hợp lý và sẵn có khi cần thiết Thực hiện chương trình quản lý vật liệu toàn diện đóng góp vào việc đạt được kết quả dự án dễ dàng dự đoán hơn, giảm chi phí, cải thiện năng suất và chất lượng, cũng như tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn" (Caldas, Menches, Reyes, Navarro, & Vargas, 2015)
Theo CII, QLVL được định nghĩa là "một quy trình tích hợp để lập kế hoạch và kiểm soát tất cả những nỗ lực cần thiết nhằm đảm bảo rằng chất lượng và số lượng vật liệu và thiết bị được xác định phù hợp một cách kịp thời, có được với chi phí hợp lý và sẵn có khi cần thiết" (CII, 2018)
Trang 207 hoặc tái mô hình hóa các cấu trúc hiện có, sử dụng vật liệu hiệu quả hơn với tầm quan trọng lớn của góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành xây dựng cũng như giải quyết vấn đề vật chất vấn đề quản lý chất thải" (Muleya & Kamalondo, 2017)
Lãng phí có thể xảy ra khi vật liệu được sử dụng không hiệu quả, theo quan điểm của Charles, lãng phí được định nghĩa "là việc sử dụng quá nhiều máy móc, thiết bị, tài chính, hoặc nguồn nhân lực hơn là cần thiết để hoàn thành một sản phẩm cụ thể mà không mang lại hiệu quả" (Charles Igwe, Nasiri, & Hammad, 2021) "Lãng phí bao gồm việc gây tổn thất do hư hỏng, sử dụng tài nguyên không cần thiết, và dẫn đến tiêu tốn thời gian và chi phí cho các công việc không đóng góp vào việc tăng giá trị cho sản phẩm" (Yuan, Wu, & Zuo, 2018) Vì vậy, có thể hiểu lãng phí là bất kỳ công việc nào làm phát sinh chi phí nhưng không làm gia tăng giá trị sản phẩm
Từ các khái niệm trên, ta có thể nhận thấy có nhiều cách tiếp cận không giống nhau về quản lý vật liệu Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của QLVL là đảm bảo vật liệu được cung cấp đúng lúc, đủ số lượng cần thiết và đạt chất lượng, từ đó đảm bảo tiến độ công việc thực hiện theo kế hoạch, chất lượng của các công trình, cải thiện hiệu quả chi phí thực hiện, hạn chế lượng chất thải đổ ra bên ngoài, và tăng cao năng suất lao động, hướng đến sự thành công của một dự án
2.1.2 Lợi ích của việc quản lý vật liệu
Theo Caldas và các tác giả, vật liệu chiếm vị trí quan trọng nhất trong dự án xây dựng, thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí và có thể lên đến 50-60% chi phí dự án và tác động đến 80% tiến độ dự án (Caldas et al., 2015) Vì vậy, QLVL trở thành một phần quan trọng và chức năng thiết yếu giúp tăng năng suất trong các công trình xây dựng QLVL không yêu cầu sự sử dụng các thiết bị quá phức tạp hoặc hiện đại, mà tập trung vào các kỹ năng cơ bản của kỹ sư quản lý như lập kế hoạch và kiểm soát vật liệu Mặc dù, tỷ lệ vật liệu chiếm hơn một phần hai trong tổng chi phí, nhưng hiện vẫn còn nhiều nhà quản lý không đánh giá cao việc này và chưa thấy được tầm quan trọng của QLVL trong mọi dự án xây dựng Trước tình hình nguồn cung vật liệu ngày càng khan hiếm và giá cả biến động liên tục, việc áp dụng hiệu quả các hoạt động QLVL có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng hiệu suất lao động và đảm bảo tiến độ
Trang 218 của dự án Điều này sẽ minh chứng vai trò quan trọng cũng như lợi ích mà QLVL mang lại cho nhà thầu và các bên tham gia xây dựng Bảng 2.1 trình bày một số lợi ích mà hoạt động QLVL mang lại mà học viên đã tổng hợp
Bảng 2.1 Lợi ích của hoạt động quản lý vật liệu
1 Năng suất lao động tăng 6% Theo Bernold and Treseler, muốn tăng
năng suất lao động thì phải có một kế hoạch quản lý phù hợp và hiệu quả (Bernold & Treseler, 1991)
2 Chi phí nhân công lao động giảm 4-6%
Theo Bernold and Tresele "Năng suất lao động sẽ được cải tiến rõ rệt nếu thực hiện việc quản lý vật liệu một cách có hiệu quả" (Bernold & Treseler, 1991) 3 Chi phí phát sinh tăng 18% Theo Thomas và các tác giả khác "việc
quản lý vật liệu không hiệu quả có thể dẫn đến việc tăng chi phí của dự án, vì nó là một trong những nhân tố quan trọng khi thực hiện việc lập kế hoạch và kiểm soát tồn kho vật liệu" (Thomas, Sanvido, & Sanders, 1989)
4 Giảm đến 50% chi phí lưu kho Theo L C Bell và G, Quản lý vật liệu
tốt sẽ giảm lượng vật liệu tồn kho cho đơn vị, cải thiện hệ thống thống kê vật tư dự trữ trong kho Stukhart (Bell & Stukhart, 1987)
5 Tăng năng suất tại công trường lên hơn 10%
Theo Bamana và các tác giả khác "năng suất lao động sẽ được tăng nếu áp dụng các phương pháp quản lý vật liệu mới" (Bamana, Lehoux, & Cloutier, 2019) Chìa khóa cho sự thành công trong các DAXD chính là thực hiện tốt việc quản
Trang 229 John, 2005) "Quản lý nguồn nhân lực, quản lý vật liệu, hệ thống thông tin, phương pháp xây dựng và an toàn lao động là sáu yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động Ngoài ra, họ còn phát hiện ra rằng hiệu suất của các công cụ xây dựng dự án bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi người quản lý vật liệu" (Caldas et al., 2015) Theo Patel và các tác giả khác, doanh nghiệp sử dụng hệ thống QLVL phù hợp được cho là đã tăng hiệu quả tổng thể lên 35% Hiệu quả của việc theo dõi vật liệu trong QLVL có thể mang lại lợi ích đáng kể khi tiến độ dự án có thể cải thiện, tổng chi phí có thể giảm và có thể tăng năng suất lao động hay nói cách khác có thể hoàn thành đúng thời hạn của dự án (Okorocha, 2013)
Do đó, để một công trình đạt chất lượng và hiệu suất thì việc QLVL giữ một vị trí đặc biệt trong quá trình triển khai dự án Bên cạnh việc tăng hiệu suất lao động, công việc này còn giúp giảm thiểu chất liệu lãng phí và mối giao tiếp với đơn vị phân phối vật liệu để đảm bảo công việc giao hàng đúng thời gian, chất lượng Quản lý vật liệu cũng giúp hàng tồn tại kho được quản lý hiệu quả, ít chiếm diện tích lưu trữ, hạn chế hư hỏng và thiếu sót, qua đó khả năng đáp ứng có thể được cải thiện, tuân thủ thời gian thực hiện và chi phí được quản lý một cách chặt chẽ để dự án đạt kết quả cao
2.1.3 Thực trạng nguồn vật liêu và hoạt động quản lý vật liệu
Trong thực tế, QLVL xây dựng tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự biến động của giá cả, các vấn đề liên quan đến chất lượng và không đồng đều trong cung ứng Đặc biệt, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tiếp tục sử dụng các phương pháp QLVL theo truyền thống Theo nghiên cứu luận văn trước đó của Nguyễn Văn Thủy (2013), hoạt động QLVL trong ngành xây dựng vẫn đang phải đối mặt với một số vấn đề như sau:
+ 97,5% từ những người tham gia khảo sát đã phản hồi, cho rằng hình thức kết nối, chia sẻ thông tin chủ yếu qua email, điện thoại hoặc trực tiếp khi có cần vật liệu cho công trình Chỉ 2,5% phản hồi qua hệ thống thông tin được kết nối và có hệ thống công nghệ thông tin trong mua sắm Từ đây cho thấy, đa số các nhà thầu còn áp dụng theo các phương thức truyền thống, dễ thực hiện
Trang 2310 + Mua theo yêu cầu của công trường là hình thức thực hiện chủ yếu của nhà thau (88,6%) Đây là phương pháp mua đơn giản nhất và chỉ được sử dụng cho việc đáp ứng vật liệu cho công trường mà không cần tính toán
+ Phương pháp lập tiến độ thi công nhà thầu phụ thường do nhà thầu phụ tự lập (43%), nhà thầu chính (27,8%) và nhà thầu chính và nhà thầu phụ (29,1%)
Qua đây để thấy rằng, có thể nhận thấy rằng hoạt động QLVL ở Việt Nam đang gặp phải nhiều hạn chế Ngoài tâm lý e ngại đổi mới, còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động này như đặc tính của ngành, thiếu kiến thức về quản lý vật liệu, sự ưu tiên quản lý theo lối truyền thống Có thể thấy rằng nguồn vật liệu (VL) đang ở trạng thái báo động Tại tỉnh Bến Tre, tính tới tháng 12/2023 nguồn vật liệu cát còn khoảng 449.000 m3, thực tế không đủ để cung cấp cho các công trình đang triển khai trên địa bàn tỉnh (dựng, 2024) Nhưng hàng loạt các công trình vẫn đang được triển khai xây dựng Nguồn VL ngày càng ít, nếu không sử dụng hiệu quả, lãng phí thì các tình trạng như chậm tiến độ vẫn cứ diễn ra Mặc dù có nhiều yếu tố khách quan tác động nhưng nếu vẫn sử dụng các hoạt động quản lý theo phương thức truyền thống, lối mòn thì rủi ro có thể cứ tiếp tục diễn ra, các đơn vị cần chú trọng nhiều hơn vào hoạt động QLVL
2.2 Khái quát các nghiên cứu đã thực hiện
Availability and Waste Reduction in Construction - Santu Kar và Kumar Neeraj Jha" (Kar & Jha, 2023)
Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của thực tiễn QLVL đến tính sẵn có của vật liệu và giảm thiểu lãng phí trong các DAXD Từ tổng quan tài liệu, tác giả xác định được 23 thực tiễn quản lý vật liệu phổ biến Sau đó, một khảo sát bằng bảng câu hỏi được tiến hành để thu thập dữ liệu với 107 phản hồi từ các chuyên gia quản lý vật liệu trong ngành xây dựng Ấn Độ Phân tích EFA được sử dụng để nhóm các thực
Trang 2411 giảm thiểu chất thải “Kết quả cho thấy sáu nhân tố quan trọng tác động tích cực, đáng kể đến tính sẵn có của vật liệu và giảm thiểu chất thải: Hệ thống mua sắm và lưu trữ, kiểm soát vật liệu tại công trường, chất lượng mua sắm, chi phí mua sắm, cơ sở dữ liệu mua sắm tập trung, và hệ thống lập kế hoạch vật liệu Trong đó, hệ thống mua sắm và lưu trữ có tác động lớn nhất” (Kar & Jha, 2023) Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ thu thập dữ liệu từ một quốc gia (Ấn Độ) nên kết quả chưa phản ánh bức tranh toàn cảnh của ngành xây dựng thế giới Số lượng mẫu khảo sát (107) còn hạn chế để có thể khái quát hóa kết luận rộng rãi
"Materials Management Practices in the Construction Industry - Carlos H Caldas và các tác giả khác" (Caldas et al., 2015).
Bài viết này mô tả nghiên cứu nhằm xác định các kỹ thuật QLVL phản ánh các thực tiễn hiện tại và mới nổi trong ngành dự án vốn Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn và nghiên cứu trường hợp điển hình của 54 tổ chức Kết quả cho thấy quản lý vật tư đóng vai trò quan trọng, chiếm 50-60% chi phí và ảnh hưởng tới 80% tiến độ DAXD Ngày càng có nhiều mức độ trưởng thành, hình thức và cách tiếp cận có hệ thống đối với việc QLVL Quản lý vật liệu phải được tích hợp sớm vào quá trình lập kế hoạch dự án Tất cả các công ty đều có hệ thống quản lý chất lượng nhà cung cấp và hệ thống quản lý nguyên vật liệu tại chỗ được phát triển tốt Gia công phần mềm và việc sử dụng các nhà cung cấp bên thứ ba cho công tác hậu cần, kiểm soát chất lượng và theo dõi đơn hàng đang gia tăng (Caldas et al., 2015) Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn đang đi đầu trong thực hiện QLVL, và một số loại hình, quy mô nhất định Nghiên cứu chủ yếu mang tính định tính, chưa thực hiện các phân tích định lượng để làm sâu vấn đề
Tarekegn Gurmu" (Gurmu, 2019)
Bài báo này tập trung phát triển công cụ để đo lường và lập kế hoạch các thực hành quản lý VLXD cũng như xây dựng công cụ dự đoán năng suất lao động trong các dự án xây dựng nhiều tầng ở Úc Nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn:
Trang 2512 Giai đoạn 1: Phỏng vấn chuyên sâu 19 chuyên gia để xác định các thực hành QLVL phù hợp với bối cảnh Giai đoạn 2: Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu định lượng từ 39 nhà thầu, phân tích để ưu tiên các thực hành, xây dựng công cụ đo lường, lập kế hoạch và các mô hình hồi quy để dự đoán năng suất Kết quả chỉ ra 6 thực hành QLVL có thể cải thiện năng suất lao động: xác định vật liệu dài hạn, kế hoạch mua sắm, lịch giao hàng, quy trình và nguồn lực kiểm tra chất lượng vật liệu, cơ sở dữ liệu trạng thái vật liệu Dựa trên mức độ thực hiện các thực hành này, nhà thầu có thể sử dụng công cụ tính điểm để đo lường và xem xét các rủi ro năng suất thấp thông qua các mô hình dự đoán (Gurmu, 2019) Hạn chế của bài báo này cỡ mẫu nghiên cứu còn hạn chế (19 chuyên gia và 39 nhà thầu), chỉ tập trung vào các dự án nhà cao tầng nên tính khái quát hóa kết quả cho các loại hình xây dựng khác có thể bị hạn chế
Construction Project - Narimah Kasim và các tác giả khác" (N Kasim, Kusumaningtias, & Sarpin, 2019)
Bài báo tìm hiểu các thực tiễn hiện tại về theo dõi vật liệu (material tracking) trong QLVL cho các DAXD Xác định các vấn đề về theo dõi vật liệu trong QLVL cho các DAXD Đề xuất các yếu tố chính để cải thiện việc theo dõi vật liệu trong QLVL cho các dự DAXD Kết quả các thực tiễn hiện tại về theo dõi vật liệu bao gồm: theo dõi và ghi lại lịch trình giao hàng vật liệu bằng hệ thống máy tính, theo dõi thủ công, nhận dạng, tính toán và lập hồ sơ tài liệu về vật liệu xây dựng (N B Kasim, Kusumaningtias, & Sarpin, 2020) Hạn chế của bài báo nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát với các nhà thầu hạng G7 tại 3 bang chính của Malaysia nên chưa thể đại diện cho toàn ngành xây dựng Nghiên cứu mới dừng lại ở mức đề xuất các yếu tố để cải thiện theo dõi vật liệu, chưa có các giải pháp cụ thể và kiểm nghiệm hiệu quả thực tế của chúng
Waste in Construction Industry: A Review - A A Gulghane, Prof P V Khandve"
Trang 2613 Bài báo trình bày các kỹ thuật QLVL chính gồm lập kế hoạch, mua sắm, dịch vụ hậu cần, bốc dỡ và kiểm soát chất thải Thực trạng cho thấy phần lớn công tác QLVL hiện nay là thủ công, thiếu hiệu quả Các công nghệ mới như RFID đang được sử dụng để cải thiện tình trạng này (Khandve & Gulghane, 2015) Hạn chế của bài báo là chưa đề cập sâu hơn về các kỹ thuật kiểm soát và giám sát hiệu quả đối với hoạt động QLVL và chất thải xây dựng
Influences on Material - Santu Kar and Kumar Neeraj Jha" (S Kar & K N Jha, 2020b)
Bài báo nghiên cứu về thực tiễn QLVL hiện tại và ảnh hưởng của chúng đến tính sẵn có của vật liệu trong các DAXD ở các nước đang phát triển Mục tiêu là: Xác định mức độ triển khai các thực tiễn QLVL tốt nhất ở các nước đang phát triển như Ấn Độ và các nước lân cận để phản ánh thực tiễn hiện tại Khảo sát ảnh hưởng của các thực tiễn QLVL đến tính kịp thời của vật liệu trong các DAXD Kết quả nghiên cứu phân tích hồi quy cho thấy thành lập nhóm mua sắm, chuẩn bị kế hoạch mua sắm, có quy trình chính thức đánh giá chất lượng của nhà cung cấp có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến tính sẵn có của vật liệu, trong khi có quy trình kiểm tra hệ thống lại có tác động tiêu cực (S Kar & K N Jha, 2020b) Hạn chế của nghiên cứu này dữ liệu chủ yếu tập trung vào các thành phố của Ấn Độ
nghị thiết lập một hệ thống quản lý vật tư trong quá trình xây lắp – Trương Lê Minh" (Minh, 2007)
Để hạn chế các nguyên nhân gây lãng phí vật liệu, cần có một thiết kế rõ ràng cho tất cả các bên liên quan, phải thảo luận chi tiết về tính toán và tối ưu hóa vật liệu, đồng thời nhân viên giám sát phải thường xuyên giám sát để tránh sai sót (Minh, 2007) Từ đó, tác giả cũng đề xuất một quy trình QLVL để cải tiến tình trạng lãng phí vật tư trên công trường xây dựng
Trang 2714
công chung cư cao tầng tại TP.HCM – Hà Duy Khánh" (Khánh, 2010)
Nguyên nhân chính gây lãng phí bao gồm sự dư thừa, phân phối kém và sử dụng không đúng cách Điều này cho thấy rằng, các cá nhân trong ngành xây dựng có một mức độ hiểu biết, khả năng kiểm soát và nhìn nhận lãng phí khá cao Cuối cùng, từ phân tích nghiên cứu, cho thấy rằng năng suất lao động của ngành xây dựng có thể được cải tiến hơn nữa bởi việc áp dụng các nguyên lý của xây dựng tinh gọn vào việc hạn chế hoặc loại trừ yếu tố lãng phí trong tất cả giai đoạn của quy trình xây dựng (Khánh, 2010)
Nhận xét: Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các phương pháp QLVL nhằm
cải thiện hệ thống QLVL, cũng như đã xác định nguyên nhân gây lãng phí vật liệu, phát sinh vật liệu thừa Tuy nhiên, việc thực hiện các phương thức này vào thực tiễn có thể không giống nhau hoặc không phù hợp ở các nền kinh tế, phạm vi nghiên cứu khác Tùy vào điều kiện bối cảnh khác nhau, sẽ có những quan điểm, phương pháp giống và khác để phù hợp với điều kiện thực tế
Tại Việt Nam, các nghiên cứu chỉ mới tập trung nêu ra các các nguyên nhân dẫn đến lãng phí vật tư, phát sinh vật liệu thừa, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vật tư mà chưa có đề tài nào đánh giá tác động của các hoạt động QLVL đến việc đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng vật liệu và giảm lãng phí Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài này là phù hợp, có tính mới và ứng dụng thực tế
2.3 Bảng tổng hợp các hoạt động quản lý vật liệu
Trên cơ sở kế thừa các phương pháp, hoạt động QLVL mà các nghiên cứu trước đã chỉ ra Học viên đã trích lọc ra các hoạt động QLVL kết hợp với việc lấy ý kiến những người nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực QLVL để tổng hợp được 25 hoạt động QLVL và được trình bày ở Bảng 2.2
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các hoạt động QLVL theo tài liệu tham khảo
Trang 2815
1 "Phân loại vật liệu theo thời gian thực hiện (dài, trung bình, ngắn)
(Gurmu, 2019, 2020; S Kar & K N Jha, 2020a; Kar & Jha, 2023; N Kasim et al., 2019)
2 Lập kế hoạch chi tiết về nhu cầu vật liệu, bao gồm số lượng và thời điểm cần thiết
(Gurmu, 2019; S Kar & K N Jha, 2020b; Kar & Jha, 2023; N Kasim et al., 2019; Magalhães-Mendes,
Rodrigues, & Ferreira, 2012)
3 Thiết lập lịch trình cung ứng vật liệu
(Gurmu, 2019, 2020; S Kar & K N Jha, 2020a; Kar & Jha, 2023)
4 Áp dụng mô hình BIM xác định khối lượng cần thiết cho từng giai đoạn (Yi, Li, & Wang, 2023)
5 Ứng dụng CNTT và xu hướng tiến bộ trong lập kế hoạch và giảm rủi ro sai sót
(Caldas et al., 2015; Gurmu, 2020; S Kar & K N Jha, 2020a; Kar & Jha, 2023; N Kasim et al., 2019)
6 Xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu chi tiết về các nhà cung cấp vật liệu
(Caldas et al., 2015; S Kar & K N Jha, 2020a; Kar & Jha, 2023)
7 Sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia trong quá trình thực hiện dự án (Caldas et al., 2015)
(N Kasim et al., 2019)
10 Giám sát và kiểm soát vật tư tồn kho tránh lãng phí và giảm rủi ro thiếu hụt vật liệu (N Kasim et al., 2019) 11
Áp dụng các công nghệ và phần mềm để quản lý, ghi nhận và đánh giá các thông tin liên quan đến hiệu suất của DAXD
(Caldas et al., 2015; S Kar & K N Jha, 2020b; N Kasim et al., 2019)
12 Theo dõi và đánh giá tiến độ sử dụng vật liệu (Gurmu, 2020)
Trang 2916
13 Khả năng giám sát và kiểm soát vật tư của cán bộ kỹ thuật phụ trách tại công trường tốt (Caldas et al., 2015) 14
Sử dụng mã vạch và Internet of Things (IoT) để theo dõi vị trí và trạng thái của vật liệu trong thời gian thực hiện
(Caldas et al., 2015; S Kar & K N Jha, 2020b; Kar & Jha, 2023; Yi et al., 2023) 15
Thực hiện quá trình bảo quản vật tư ngay sau khi tiếp nhận chúng để đảm bảo chất lượng và tránh hao hụt
(Gurmu, 2020; S Kar & K N Jha, 2020b; Kar & Jha, 2023)
16 Có kho bảo quản vật tư
(Caldas et al., 2015; S Kar & K N Jha, 2020b; Kar & Jha, 2023)
17 Thiết lập hệ thống cung ứng vật liệu theo phương pháp Just in Time, nhằm đảm bảo cung cấp vật liệu đúng lúc và đúng số lượng
(Akintoye, 1995; S Kar & K N Jha, 2020b; Suthar & Pitroda, 2022)
18 Tối ưu hóa việc quản lý tồn kho và đặt hàng dựa trên dữ liệu từ mô hình BIM (Yi et al., 2023) 19
Áp dụng hệ thống thông tin quản lý để theo dõi và điều chỉnh quá trình đặt hàng, giao hàng và lưu kho
(Caldas et al., 2015; Gurmu, 2020)
20 Thiết lập quy trình đánh giá chất lượng (QA/QC) đối với nhà cung cấp để đảm bảo rằng vật liệu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quy định
(Caldas et al., 2015; S Kar & K N Jha, 2020b; Kar & Jha, 2023)
21 Xây dựng và thực hiện quy trình kiểm tra vật liệu theo một hệ thống cụ thể
(S Kar & K N Jha, 2020b; Kar & Jha, 2023)
22 Phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhà cung cấp để đảm bảo ổn định và đáng tin cậy trong nguồn cung vật liệu
(S Kar & K N Jha, 2020b; Kar & Jha, 2023)
23 Kiểm tra số lượng và chất lượng vật liệu trước khi giao nhận
(Caldas et al., 2015; S Kar & K N Jha, 2020b; Kar & Jha, 2023)
24 Lựa chọn nhà cung cấp có uy tín và đáng tin cậy dựa trên các tiêu chí như lịch sử cung cấp và đánh giá từ các dự án trước
(Caldas et al., 2015; S Kar & K N Jha, 2020b; Kar & Jha, 2023)
Kiểm tra và rà soát các tiêu chuẩn thiết kế có
Trang 3017 Trong chương hai, học viên đã khái quát các khái niệm liên quan đến QLVL, lợi ích của việc thực hiện QLVL, và tổng quan về một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài của tác giả đang triển khai Từ những thông tin này, tác giả nhận thấy rằng tùy thuộc vào bối cảnh cụ thể, có những hoạt động QLVL phù hợp với từng địa điểm và có thể áp dụng các công nghệ và phương án thích hợp Đây là lý do học viên đã chọn thực hiện đề tài này Trong phần tiếp theo, hoc viên sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chương 1
Trang 3118
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nội dung chương này bao gồm các nội dung: quy trình thực hiện đề tài, các quy trình thực hiện khảo sát, thu thập dữ liệu, xử lý số liệu, các nội dung và phương pháp được dùng để phân tích dữ liệu
3.1Quy trình thực hiện nghiên cứu
Dựa vào mục tiêu của nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp tài liệu tham khảo và lấy ý kiến từ các đối tượng khảo sát (ĐTKS) có nhiều kinh nghiệm về QLVL để tạo ra một bảng câu hỏi (BCH) sơ bộ Sau quá trình khảo sát sơ bộ và điều chỉnh theo phản hồi từ các góp ý, một bảng khảo sát chính thức được thiết kế để tiến hành khảo sát rộng rãi và thu thập dữ liệu Dữ liệu thu được từ bảng khảo sát chính thức sẽ được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu và đánh giá tác động của hiệu quả quy trình cung ứng vật liệu đến việc đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng vật liệu và giảm lãng phí vật liệu
Xác định vấn đề
Xác định vấn đề nghiên cứu là việc đầu tiên cần thực hiện bao gồm các nội dung như: giải thích lý do dẫn đến thực hiện đề tài đồ án tốt nghiệp này, xác định mục tiêu, phạm vi thực hiện
Thiết kế BCH khảo sát và thu thập dữ liệu
Qua tìm hiểu các tài liệu xoay quanh đề tài thực hiện, và lấy ý kiến các đối tượng có thâm niên trong thực hiện QLVL Từ đó, bước đầu hình thành sơ bộ các hoạt động QLVL Thiết kế BCH khảo sát sơ bộ, và thực hiện Pilots test Sau khi nhận được các góp ý, tiến hành điều chỉnh, hoàn thiện BCH Giai đoạn tiếp theo thực hiện khảo sát đại trà, đối tượng hướng đến giai đoạn này là các cá nhân đang công tác trong các lĩnh vực thiết kế, thi công, ban QLDA , tư vấn giám sát, nhà thầu thi công và đơn vị cung cấp vật liệu Nội dung chi tiết thực hiện được thể hiện ở mục 3.2, 3.3, 3.4
Trang 3219
Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Dữ liệu thu thập được đã được tổng hợp và nhập vào phần mềm SPSS để thực hiện các phân tích thống kê bao gồm: thống kê tần số, xếp hạng và kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha Sau khi đảm bảo kết quả đạt yêu cầu, tiến hành phân tích nhân tố EFA để loại bỏ các biến không đáp ứng yêu cầu ra khỏi mô hình nghiên cứu
Phát triển và phân tích mô hình
Các biến quan sát đạt yêu cầu sẽ được phân loại thành các nhóm mới và đưa vào mô hình CFA để tiến hành các phân tích tiếp theo Để đánh giá tính hội tụ và phân biệt của mô hình, tác giả sử dụng phương pháp phân tích CFA Tiếp theo, tác giả áp dụng mô hình cấu trúc SEM để kiểm định mối tương quan giữa việc thực hiện hiệu quả quy trình cung ứng vật liệu và việc đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng vật liệu địa phương cũng như giảm lãng phí vật liệu
Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả phân tích, tác giả đã rút ra những kết luận về việc chọn lựa các nhóm yếu tố phù hợp nhằm đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng vật liệu địa phương và giảm lãng phí vật liệu Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra các kết luận về kết quả thu được kiến nghị về hướng phát triển của nghiên cứu trong tương lai.Quy trình thực hiện nghiên cứu được mô tả ở Hình 3.1
Trang 3320 Xác định vấn đề nghiên cứu:
Phân tích các hành vi quản lý hiệu quả tránh lãng phí nguồn cung ứng vật liệu địa phương trong các dự án xây dựng
Xác định các hoạt động quản lý vật liệuTham khảo các nghiên cứu, tài liệu có liên
quan, kết hợp với ý kiến của các đối tượng tham gia cho ý kiến có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý vật liệu
35 hoạt động quản lý vật liệu được xác
định
Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ, tiến hành Pilot test, chỉnh sửa Khảo sát đại trà, thu thập số liệu Qua sàng lọc thu về được 186 phiếu khảo
sát hợp lệ.
Sử dụng phần mềm SPSS 26Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sử dụng phần mềm Amos 20 Tiến hành phân tích nhân tố khẳng định
Nhận xét kết quả phân tích
Giả thuyết đặt ra phù hợp, hiệu quả quy trình cung ứng có tác động đến việc đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng vật liệu và giảm
lãng phí.Sử dụng phần mềm SPSS 26
Phân tích độ tin cậy thang đo, xếp hạng giá trị trung bình, phân tích khác biệt trung
bình.
Năm nhóm nhân tố cùng với 35 biến quan sát đều thỏa mãn các giả thuyết đã đặt ra, dữ liệu có độ tin cậy, phù hợp thực hiện các bước tiếp theo.
Kết luận, kiến nghịXử lý kết quả
Hình 3.1 Lưu đồ quy trình thực hiện
3.2 Thiết kế bảng câu hỏi
Dữ liệu phân tích có đạt được kết quả tốt hay không phần lớn phụ thuộc vào chất lượng BCH khảo sát Nghiên cứu mang lại kết quả phù hợp, có tính ứng dụng khi kết quả thực hiện khảo sát tốt và ngược lại Do đó, việc thiết kế BCH khảo sát phải được thực hiện một cách khoa học, dễ hiểu, và thuận tiện cho đối tượng tham gia khảo sát, nhằm thu thập dữ liệu chính xác phục vụ cho các mục tiêu đã đặt ra Quy trình thiết kế BCH khảo sát được mô tả như Hình 3.2
Trang 3421 Nhìn nhận thực tế, tham khảo các
nghiên cứu, tài liệu có liên quan
Phỏng vấn đối tượng có kinh nghiệm trong quản lý vật liệu, người có nhiều kinh
nghiệm trong ngành xây dựngXác định các hoạt động quản lý
vật liệu
Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
sơ bộ
Tiến hành thực hiện Pilot Test
Đánh giá bảng câu hỏi
Khảo sát đại trà
Thu lại bảng câu hỏi, Tổng hợp
dữ liệu
Phân tích dữ liệu
Kết luận, kiến nghị
Không đạt
ĐạtXác định vấn đề nghiên cứu
Hình 3.2 Các bước thực hiện khảo sát
Bố cục BCH khảo sát như sau:
+ Phần giới thiệu: Giới thiệu tên đề tài, mục đích của việc khảo sát + Phần 1: Thông tin phản hồi chung với mục đích xác định số năm kinh nghiệm, lĩnh vực chuyên môn, vị trí công tác và một số thông tin khác
+ Phần 2: Trình bày các hoạt động QLVL, các mục trả lời được tổ chức trên thang Likert 5 điểm đơn cực với 5 lựa chọn được mã hóa từ 1 đến 5:
Điểm 1: Hoàn toàn không đồng ý Điểm 2: Khá không đồng ý Điểm 3: Đồng ý ở mức trung bình Điểm 4: Khá đồng ý
Trang 3522 Điểm 5: Hoàn toàn đồng ý
+ Phần 3: Trình bày các tiêu chí đánh giá hiệu quả quy trình cung ứng vật liệu và các mục được trả lời theo 5 mức độ của thang đo Likert để đánh giá mức độ hiệu quả
Thang đo Likert có nhiều cấp độ khác nhau, ví dụ như 4 cấp độ, 7 cấp độ, Trong nghiên cứu này, tác giả chọn sử dụng thang đo Likert 5 mức độ vì số lượng đáp án của nó vừa đủ không quá ngắn cũng không quá dài Điều này giúp cho người tham gia khảo sát có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn mà không cần suy nghĩ quá nhiều Đồng thời, thang đo này cũng giúp cho việc tổng hợp và phân tích dữ liệu trở nên dễ dàng hơn cho người thực hiện Nội dung chi tiết của BCH được trình bày ở Phụ lục I
3.3 Thành lập bảng câu hỏi phỏng vấn
Trên cơ sở từ việc đọc các tài liệu có liên quan đến vấn đề thực hiện, cũng như tham khảo ý kiến các người tham gia khảo sát có thâm niên trong lĩnh vực QLVL để xác định các hoạt động QLVL Nhóm đối tượng khảo sát này gồm năm thành viên, mỗi người đều có ít nhất từ tám năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, đang công tác tại các đơn vị thi công, Ban QLDA, Chủ đầu tư, (Thông tin về các đối tượng lấy ý kiến giai đoạn này được trình bày chi tiết ở Phụ lục 2)
Một BCH khảo sát sơ bộ được hình thành Tiến hành thực hiện Pilot test để xác định rằng các câu hỏi đã đủ rõ ràng, dễ hiểu, đồng thời giúp nhìn ra những lỗi sai về chính tả, xem lại các thang đo đã phù hợp với vấn đề đang thực hiện, ước lượng thời gian trung bình để thực hiện một khảo sát Nhóm người tham gia khảo sát giai đoạn này là đều có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này
Tổng hợp toàn bộ tất cả các góp ý từ khảo sát sơ bộ này, tiến hành kiểm tra phiếu khảo sát, đánh giá lại và hoàn thiện BCH để thực hiện khảo sát đại trà, thu thập dữ liệu
Trang 363.4.2 Phương thức lấy mẫu
Cách thức lấy mẫu thường được chia thành hai nhóm chính: lấy mẫu theo xác suất và lấy mẫu phi xác suất Trong đề tài này, tác giả đã áp dụng cách thức lấy mẫu thuận tiện (convenience sampling), một trong những phương pháp thuộc nhóm lấy mẫu phi xác suất So với các phương pháp khác, kỹ thuật này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, dễ dàng tiếp cận và khảo sát bất kỳ đối tượng nào trong lĩnh vực xây dựng Lấy mẫu thuận tiện thường được sử dụng khi nghiên cứu bị hạn chế về thời gian và chi phí
3.4.3 Phương thức thu thập dữ liệu và xử lý số liệu
Những người thực hiện khảo sát là những kỹ sư, nhân viên phụ trách lập kế hoạch mua sắm ở các đơn vị thi công, kỹ sư QLDA, chủ đầu tư và các đối tượng liên quan trong lĩnh vực này trong tỉnh Bến Tre và các tỉnh trong khu vực ĐBSCL
Cách thức thực hiện khảo sát gồm: Khảo sát trực tiếp và khảo sát online cụ thể như sau:
- Trực tiếp phỏng vấn Học viên in các BCH khảo sát và đến các công ty thi công, Sở ban ngành trong địa bản tỉnh để thực hiện khảo sát
- Khảo sát online: BCH khảo sát được tạo từ Google Form, sau đó thông qua địa chỉ email và các nền tảng ứng dụng khác, học viên gởi BCH khảo sát cho các
Trang 3724 Anh/Chị đồng nghiệp đang công tác ở các đơn vị thi công và các đơn vị khác, sau đó nhờ mọi người chia sẻ rộng rãi ở các đơn vị khác nhưng cùng làm trong lĩnh vực này, đặc biệt là nhà thầu thi công, vì đây là đối tượng được hướng đến trong nghiên cứu này
Khảo sát kết thúc sau khi kiểm tra sơ bộ các phiếu khảo sát, nếu đã đủ với cỡ mẫu đã xác định thì dừng khảo sát và tiến hành thực hiện các bước tiếp theo Những phiếu được cho là không đạt tiêu chuẩn để có thể thực hiện phân tích dữ liệu có đặc điểm sau:
+ Những bảng trả lời câu hỏi nghi ngờ: Đánh giá cùng một đáp án cho tất cả các yếu tố hoặc theo 1 quy luật
+ Những đối tượng chưa từng tham gia hoạt động QLVL hoặc không biết về hoạt động này
Qua quá trình khảo sát, kết quả thu được như sau: + Khảo sát trực tiếp: 50 BCH gởi đi và thu về được 30 bảng trả lời chiếm tỷ lệ 60%
+ Khảo sát online: Khảo sát bằng Google Form, gởi đi 250 bảng khảo sát thu về được 197 phiếu, chiếm tỉ lệ 78,8% phản hồi đều hợp lệ do có cài đặt trong Google Forrm yêu cầu phải trả lời đầy đủ các câu hỏi bắt buộc trước khi đến bước tiếp theo
Kết quả thu được 186 phiếu khảo sát hợp lệ để tiến hành phân tích dữ liệu Số liệu khảo sát được thể hiện ở Bảng 3.1
Bảng 3.1 Thống kê số lượng phiếu khảo sát
phát đi
BCH khảo sát thu về
BCH khảo sát hợp lệ
Trang 38động quản lý vật liệu
Xác định mối quan hệ giữa các hoạt động QLVL và hiệu quả quy
trình cung ứng vật liệu.
Xây dựng mô hình về mối quan hệ giữa hiệu quả quy trình cung ứng đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng vật
liệu và giảm lãng phí vật liệu
Xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm bằng phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA)
Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA) được sử dụng để đánh giá tính hội tụ và phân biệt.
Mô hình cấu trúc tuyến tính
Hình 3.3 Nội dung và phương pháp thực hiện
3.5.1 Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha
"Hệ số Cronbach's Alpha là một phép kiểm định nhằm đo độ tin cậy của thang đo bằng cách phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố" (Trọng & Ngọc, 2008)
"Các tiêu chuẩn kiểm định: + Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu” (Thọ, 2014)
"Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (α) được quy ước như sau: • Hệ số α ϵ [0.8 - 0.1]: Rất tốt
Trang 3926 • Hệ số α ϵ [0.7 - 0.8]: được mong đợi • Từ khoảng 0.6 trở lên: Chấp nhận được" (Trọng & Ngọc, 2008) "Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo" (Thọ, 2014)
3.5.2 Phân tích One Way – Anova
Nhằm mục đích đánh giá xem có hay không sự khác biệt về trị trung bình giữa các nhóm tham gia trả lời khảo sát thông qua việc thực hiện phân tích One Way – Anova
Quy trình kiểm định One Way – Anova được thực hiện qua 2 bước, được mô tả như Hình 3.4
Hình 3.4 Các bước thực hiện kiểm định One Way – Anova
3.5.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi thực hiện phân tích Cronbach’s Alpha, các biến đạt yêu cầu sẽ tiếp tục đưa vào thực hiện phân tích EFA (Exploratory Factor Analyses) Mục đích của việc thực hiện EFA để xác định giá trị hội tụ, phân biệt và thu gọn các tham số ước lượng cho các nhóm biến
"Có 6 bước để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA bao gồm: Xác định
Trang 4027 Một số tiêu chuẩn đánh giá biến đo lường trong EFA: "Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): Kiểm định này sẽ xem xét có mối tương quan xảy ra giữa các biến tham gia vào EFA hay không với giả thuyết H0: Không có mối tương quan giữa các biến quan sát Nếu sig kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0.05, chúng ta bác bỏ H0 và kết luận các biến tham gia vào EFA có sự tương quan với nhau, ngược lại, nếu sig lớn hơn 0.05, chúng ta chấp nhận H0 và kết luận các biến quan sát không có sự tương quan với nhau, phân tích EFA là không phù hợp" (Hair, Black, Babin, & Anderson, 2010)
"Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích" (Trọng & Ngọc, 2008)
Hệ số tải nhân tố Factor Loading: Theo Hair và các tác giả khác (Hair et al., 2010), hệ số tải (Factor Loading) phụ thuộc vào kích thước mẫu được xác định như Bảng 3.2
Bảng 3.2 Bảng cỡ mẫu – hệ số tải tiêu chuẩn
Factor Loading Kích thước mẫu tối thiểu