1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình và đề xuất giải pháp

102 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ (13)
    • 1.1 Giới thiệu chung (13)
    • 1.2 Xác định vấn đề nghiên cứu (13)
    • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu (15)
    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.5 Tầm quan trọng của nghiên cứu (15)
      • 1.5.1 Về mặt học thuật (15)
      • 1.5.2 Về mặt thực tiễn (16)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN (17)
    • 2.1 Các khái niệm và định nghĩa (17)
      • 2.1.1 Định mức (17)
      • 2.1.2 Đơn giá xây dựng công trình (18)
      • 2.1.3 Các lý thuyết, các mô hình sử dụng trong nghiên cứu (20)
    • 2.2 Tổng quan các nghiên cứu tương tự (26)
      • 2.2.1 Các nghiên cứu trong nước (26)
      • 2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài (27)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (28)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (28)
    • 3.2. Nghiên cứu định tính (29)
    • 3.3. Nghiên cứu định lượng (29)
      • 3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi (29)
      • 3.3.2 Xác định kích thước mẫu (31)
      • 3.3.3 Thu thập dữ liệu (32)
    • 3.4 Phương pháp và công cụ xử lý dữ liệu (32)
      • 3.4.1 Hệ số độ tin cậy Cronbach’s Anpha (32)
      • 3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu (33)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (37)
    • 4.1. Tổng hợp kết quả khảo sát chính thức (37)
    • 4.2 Thống kê mô tả dữ liệu (43)
      • 4.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình (43)
      • 4.2.2 Hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình (49)
    • 4.3 Đánh giá thang đo (51)
      • 4.3.1 Đánh giá thang đo cho các biến độc lập (51)
      • 4.3.2 Đánh giá thang đo hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình (54)
    • 4.4 Phân tích nhân tố (55)
      • 4.4.1 Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập (55)
      • 4.4.2 Đặt tên và giải thích nhân tố độc lập (57)
      • 4.4.3 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc “hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình” (58)
    • 4.5 Mô hình nghiên cứu (59)
      • 4.5.1 Mô hình nghiên cứu (59)
      • 4.5.2 Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu (61)
    • 4.6. Kiểm định mô hình (61)
      • 4.6.1. Phân tích tương quan Pearson (61)
      • 4.6.2. Phân tích hồi qui đa biến (62)
    • 4.7 Kiểm định các yếu tố cá nhân (65)
      • 4.7.1 Kiểm định tác động của đơn vị công tác đến hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình (65)
      • 4.7.2 Kiểm định tác động của lĩnh vực chuyên môn đến hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình (66)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (67)
    • 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu (67)
    • 5.2. Các phát hiện và giải pháp (67)
      • 5.2.1. Giải pháp về khách quan (68)
      • 5.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực (72)
      • 5.2.3. Giải pháp về quản lý (74)
      • 5.2.4. Giải pháp về môi trường bên ngoài (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (80)
  • PHỤ LỤC (82)

Nội dung

Để hiểu rõ hơn về sự tác động của các yếu tố đến việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, nghiên cứu đã thu thập dữ liệu, sau đó phân tích dữ liệu và chỉ ra các nhân tố

TỔNG QUAN

Các khái niệm và định nghĩa

2.1.1.1 Khái niệm định mức Định mức dự toán xây dựng công trình (sau đây gọi tắt là định mức dự toán) là định mức kinh tế – kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công đế hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như lm1 tường gạch, lm3 bê tông, lm2 lát gạch, 1 tấn cốt thép, 100m dài cọc v.v… từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng (ké cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật) [3] Định mức dự toán bao gồm định mức kinh tế – kỹ thuật và định mức chi phí tỷ lệ Định mức kinh tế – kỹ thuật là căn cứ để lập đơn giá xây dựng công trình, giá xây dựng tổng hợp Định mức kinh tế – kỹ thuật bao gồm: định mức dự toán xây dựng công trình (phần xây dựng, lắp đặt, khảo sát, sửa chữa, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng) và các định mức xây dựng khác Định mức chi phí tỷ lệ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên chi phí theo quy định dùng để xác định chi phí của một số loại công việc trong đầu tư xây dựng không cần xác định theo phương pháp lập dự toán Định mức chi phí tỷ lệ dùng đế xác định chi phí của một số loại công việc trong hoạt động xây dựng bao gồm: định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí chung, trực tiếp phí khác, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí nhà tạm tại hiện trường đế ở và điều hành thi công và một số định mức chi phí tỷ lệ khác

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 18 Định mức dự toán xây dựng công trình thể hiện mức hao phí về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng, từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng

–Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời lẻ, vật liệu luân chuyển cần cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng

–Mức hao phí lao động: Là số ngày công lao động của công nhân trực tiếp và phục vụ theo cấp bậc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng

–Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng máy và thiết bị thi công chính và phụ để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng

2.1.2 Đơn giá xây dựng công trình

2.1.2.1 Khái niệm giá xây dựng công trình:

Hệ thống giá xây dựng công trình bao gồm: đơn giá xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp được dùng để lập, điều chỉnh chi phí xây dựng trong tổng mức đầu tư, dự toán công trình

–Đơn giá xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật tổng hợp, bao gồm toàn bộ chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng của công trình xây dựng cụ thể

–Giá xây dựng tổng hợp là chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật bao gồm toàn bộ chi phí cần thiết để hoàn thành một nhóm loại công tác xây dựng, một đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình

2.1.2.2 Yêu cầu đối với đơn giá xây dựng công trình:

Giá xây dựng công trình phải thể hiện đầy đủ đặc điểm công trình, vị trí thi công, yêu cầu kỹ thuật điều kiện thi công, biện pháp thi công, chế độ chính sách và mặt bằng giá cả thị trường tại thời điểm thi công xây dựng công trình

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 19 –Đơn giá xây dựng công trình được lập trên cơ sở giá thị trường hoặc mức hao phí cần thiết vể vật liệu, nhân công và máy thi công đê hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng và các yếu tố chi phí có liên quan cụ thể đến công trình như sau:

+ Giá vật liệu xây dựng được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chúng loại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng cụ thể Giá vật liệu xây dựng xác định trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự Giá vật liệu đến hiện trường xây lắp được tính theo phương pháp lập đơn giá xây dựng công trình;

+ Giá nhân công xây dựng được xác định trên cơ sở tính đúng, tính đủ tiền lương nhân công và phù hợp với mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu vực, tính theo từng ngành nghề cần sử dụng;

+ Giá ca máy và thiết bị thi công được xác định theo công trình cụ thể và theo phương pháp do Bộ Xây dựng hướng dẫn hoặc theo mặt bằng thị trường giá ca máy phổ biến

–Đối với những công trình xây dựng (kể cả các công trình sử dụng nguồn vốn ODA) có yêu cầu sử dụng lao động nước ngoài, vật tư, vật liệu nhập khẩu, thiết bị thi công nhập khẩu và các yêu cầu đặc thù khác thì đơn giá xây dựng được lập bổ sung các chi phí theo điều kiện thực tế và đặc thù của công trình

2.1.2.3 Phân loại đơn giá xây dựng công trình:

–Theo mức độ chi tiết hoặc tổng hợp của đơn giá có: Đơn giá chi tiết xây dựng công trình; Đơn giá tổng hợp xây dựng công trình

–Theo nội dung chi phí của dơn giá có: Đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ (chỉ bao gồm các thành phần chi phí trực tiếp vật liệu, nhân công, máy thi công); Đơn giá xây dựng công trình đầy đủ (bao gồm cả chi phí trực tiếp và các thành phần chi phí như trong dự toán gồm: chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế)

Tổng quan các nghiên cứu tương tự

2.2.1 Các nghiên cứu trong nước

* Nguyễn Đỗ Anh Vũ, Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp xác định giá trị dự toán và giá dự thầu xây lấp các công trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.2009

Theo nghiên cứu này, các nhân tố tác động đến việc hình thành giá gói thầu xây lắp gồm: chế độ chính sách của Nhà nước, biến động giá cả thị trường, giá vật liệu xây dựng, giá cả lao động, giá cả sử dụng máy móc thiết bị xây dựng, phương pháp lập Đồng thời tác giả cũng đề xuất phương hướng hoàn thiện công tác định giá và quản lý giá xây lắp công trình xây dựng sử dụng vốn Nhà nước như đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội; đảm bảo sự phân công, phân cấp giữa Chính phủ, các bộ, các ngành, địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước một cách hợp lý trong việc định giá và quản lý giá; tăng cường tính khách quan, chống phiền hà, chóng móc ngoặc và tiêu cực trong việc hình thành giá xây dựng; tăng cường cơ sở khoa học của hệ thống định mức, tiêu chuẩn, các quy định và phương pháp định giá của cơ quan quản lý Nhà nước và giá xây dựng; quản lý thống nhất việc ban hành và thực hiện các định mức dự toán và các căn cứ khác nhằm đảm bảo cho

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 27 giá xây dựng phản ánh đúng chi phí lao động xã hội cần thiết cho việc xây dựng công trình đó; định mức dự toán cần được theo dõi, điều chỉnh, bổ sung hàng năm nhằm đáp ứng kịp thời công tác định giá; tăng cường kiểm tra, giám sát Nhà nước trong việc thực hiện đơn giá hợp đồng

* Nguyễn Thị Minh Tâm , các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động chi phí của dự án xây dựng, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.2008

Theo nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố đã trích 24 yếu tố thành 6 nhân tố chính bao gồm nhân tố đại diện nhóm yếu tố về năng lực bên thực hiện, nhóm yếu tố về năng lực bên hoạch định, nhóm yếu tố về gian lận và thất thoát, nhóm yếu tố về kinh tế, nhóm yếu tố về chính sách và nhóm yếu tố về tự nhiên

* Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 18/12/2017 về việc phê duyệt Đề án Hoàn thiện hệ thống định mức và giá xây dựng

2.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài

Qua tìm hiểu của tác giả thì trên thế giới chưa có nghiên cứu về đề tài này

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 28

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu chung thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Lập bảng câu hỏi phỏng vấn

Cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu liên quan

Lập mô hình và thang đo sơ bộ

Lập mô hình và thang đo

Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi Đánh giá thang đo, hiệu chỉnh mô hình

Kết quả nghiên cứu và giải pháp

Kiểm tra hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố

Hồi qui đa biến, phân tích tương quan, kiểm định giả thuyết

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 29

Nghiên cứu định tính

Được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi với 15 chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng định mức, đơn giá, họ là các đồng nghiệp trong Viện Khoa học Kinh tế Xây dựng, các chuyên viên phòng Kinh tế Xây dựng thuộc Sở Xây dựng Cuộc thảo luận theo một nội dung đã được chuẩn bị trước (xem Phụ lục 1) Thông tin trong quá trình thảo luận với đối tượng nghiên cứu sẽ được tổng hợp, qua đó xây dựng bảng câu hỏi chi tiết cho nghiên cứu định lượng cũng như xây dựng mô hình nghiên cứu hợp lý.

Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện khảo sát với 250 bảng câu hỏi được phát đi bằng cách gởi mail sử dụng Google Form và gởi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các kỹ sư, nhà quản lý, kết quả thu về được 151 bảng câu hỏi trả lời qua email, và 21 bảng câu hỏi thu về trực tiếp, tổng cộng 172 bảng câu hỏi được thu về Sau khi xem xét và sàng lọc cẩn thận, loại bỏ 19 bảng câu hỏi không hợp lệ, còn lại 153 bảng câu hỏi hợp lệ được dùng để làm dữ liệu phân tích

3.3.1Thiết kế bảng câu hỏi:

Trình bày bố cục bảng câu hỏi, đồng thời lựa chọn thang đo phù hợp , trong nghiên cứu này sử dụng thang đo được sử dụng rộng rải trong ngành nghiên cứu Kinh Tế- Xã Hội đó là thang đo của Rennis Likert (1932) Tên thang đo Likert lấy tên của tác giả

Likert đưa ra thang đo năm mức độ phổ biến, năm mức độ có thể trở thành ba hoặc bảy mức độ Thang đo Likert đưa ra lựa chọn câu trả lời từ mức độ không đồng ý hoàn toàn đến đồng ý hoàn toàn , từ mức độ không chấp nhận đến mức độ chấp nhận, không ảnh hưởng đến rất ảnh hưởng… tùy thuộc vào câu hỏi mà ta có câu trả lời phù hợp, trong nghiên cứu này sử dụng thang đo năm mức độ từ : không ảnh hưởng đến ảnh hưởng rất nhiều

Thang đo likert được đánh giá là dễ dàng sử dụng và thuận tiện Trong nghiên cứu này, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, mức độ đánh giá được quy ước như sau:

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 30 (1) = không ảnh hưởng

(2) = ít ảnh hưởng (3) = ảnh hưởng trung bình (4) = ảnh hưởng nhiều (5) = ảnh hưởng rất nhiều

Từ các nghiên cứu liên quan và nghiên cứu định tính.Sau khi tìm hiểu, tác giả đã đưa ra được 20 nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình Các nhân tố được phân loại vào 4 nhóm nhân tố như sau :

Nhóm nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực (ký hiệu là NL) Nhóm nhân tố liên quan đến quản lý (ký hiệu là QL)

Nhóm nhân tố liên quan đến môi trường bên ngoài (ký hiệu là MT) Nhóm nhân tố liên quan đến khách quan (ký hiệu là KQ)

Bảng 3.1 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

STT Thang đo các yếu tố Biến mã hóa

I Nhóm nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực NL

1 Nghiên cứu tổng hợp, rà soát, đánh giá hệ thống định mức xây dựng NL1 2 Năng lực, kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm của người thực hiện NL2

4 Kiến thức về vật liệu, nhân công, máy thi công NL4

II Nhóm nhân tố liên quan đến quản lý QL

5 Kiểm tra, giám sát QL1

6 Nghiên cứu toàn diện QL2

7 Khả năng nhận thức về vai trò và trách nhiệm QL3

8 Khả năng phân quyền QL4

9 Khả năng phối hợp QL5

10 Nội dung định mức rõ ràng, minh bạch QL6

11 Thường xuyên ban hành, cập nhật hệ thống định mức, đơn giá QL7

III Môi trường bên ngoài MT

12 Cơ chế, luật xây dựng MT1

13 Giá vật liệu xây dựng MT2

14 Hợp tác quốc tế MT3

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 31

IV Nhóm nhân tố khách quan KQ

15 Thời gian chờ xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt KQ1 16 Chủ đầu tư sợ trách nhiệm nên không xây dựng định mức mới KQ2

17 Kinh phí thực hiện KQ3

18 Bí quyết công nghệ KQ4

19 Khoa học công nghệ KQ5

20 Ứng dụng công nghệ thông tin KQ6

V Hoàn thiện hệ thống HT

21 Hoàn thiện xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức và giá xây dựng HT1

22 Hoàn thiện hệ thống định mức dự toán chuyên ngành, đặc thù HT2

23 Hoàn thiện hệ thống định mức dự toán xây dựng và dịch vụ công ích đô thị HT3

24 Hoàn thiện phương pháp xây dựng hệ thống định mức và giá xây dựng mới phù hợp với kinh tế thị trường HT4

3.3.2 Xác định kích thước mẫu

Tham khảo các nghiên cứu trước đây, có nhiều cách để xác định kích thước mẫu

Theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) [9], công thức xác định cở mẫu như sau:

• z α /2 là giá trị tra bảng phân phối Z căn cứ trên độ tin cậy 1-α

• e là độ rộng của ước lượng

• p là tỉ lệ thành công Theo Bollen(1989) [20], số lượng mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số ước lượng (tỷ lệ 5:1)

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 32 Nghiên cứu này chọn phương pháp xác định kích thước mẫu theo Bollen( tỷ lệ 5:1)

Do không có điều kiện về thời gian, nghiên cứu này thực hiện công tác thu thập dữ liệu bằng kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất (non-probability sampling) theo cách lẫy mẫu thuận tiện (convenient sampling)

Việc thu thập dữ liệu bằng cách gởi mail sử dụng Google Form và gởi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các kỹ sư, nhà quản lý.

Phương pháp và công cụ xử lý dữ liệu

3.4.1 Hệ số độ tin cậy Cronbach’s Anpha: Để kiểm tra độ tin cậy của thang đo, tác giả sử dụng hệ số độ tin cậy Cronbach’s Anpha.Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008 )Hệ số Cronbach’s Anpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẻ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau Một trong những phương pháp kiểm tra tính đơn khía cạnh của thang đo được gọi là kiểm tra độ tin cậy chia đôi

Công thức tính hệ số Cronbach’s Anpha : α = Nρ/[1+ρ(N-1)]

• ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi

• N là số mục hỏi Theo Hair et al (2006) [21] đưa ra mức độ đánh giá như sau:

• α1 được giữ lại đưa vào mô hình

• Thực hiện phép xoay nhân tố: Xoay Varimax, xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố, nhằm làm tăng khả năng giải thích nhân tố

• Đặt tên và giải thích các nhân tố: dựa vào hệ số Factor loading để giải thích, những biến có hệ số factor loadingcàng lớn càng có vai trò giải thích nhân tố

3.4.2.2 Phân tích tương quan và hồi qui đa biến

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 35

Phân tích tương quan là phương pháp sử dụng một thông số thống kê có tên là hệ số tương quan Pearson (ký hiệu là r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến định lượng Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hai biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính

Phân tích hồi qui đa biến là một phương pháp được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập Mô hình hồi qui tuyến tính đa biến có dạng: i pi p i i i X X X e

Mục đích của việc phân tích hồi qui đa biến là dự đoán mức độ của biến phụ thuộc (với độ chính xác trong một phạm vi giới hạn) khi biết trước giá trị của biến độc lập Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), các tham số thống kê quan trọng trong phân tích hồi qui đa biến bao gồm:

Hệ số hồi qui riêng phần β k : là hệ số đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi Xk thay đổi một đơn vị, giữ các biến độc lập còn lại không đổi

Hệ số biến thiên R 2 : hệ số xác định tỉ lệ biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập trong mô hình hồi qui Đó cũng là thông số đo lường độ thích hợp của đường hồi qui theo qui tắc R 2 càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng thích hợp, R 2 càng gần 0 mô hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu Tuy nhiên, R 2 có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan của thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có hơn 1 biến giải thích trong mô hình Trong tình huống này R 2 điều chỉnh (Adjusted R square) được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R 2

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tổng hợp kết quả khảo sát chính thức

Với bảng câu hỏi gồm 24 nhân tố, để đảm bảo số lượng mẫu theo tỷ lệ chọn mẫu của Bollen( tỷ lệ 5:1) là 120, tác giả đã thực hiện khảo sát với 250 bảng câu hỏi được phát đi bằng cách gởi mail sử dụng Google Form và gởi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các kỹ sư, nhà quản lý, kết quả thu về được 151bảng câu hỏi trả lời qua email, và 21 bảng câu hỏi thu về trực tiếp, tổng cộng 172 bảng câu hỏi được thu về

Sau khi xem xét và sàng lọc cẩn thận, loại bỏ 19 bảng câu hỏi không hợp lệ, còn lại 153 bảng câu hỏi hợp lệ được dùng để làm dữ liệu phân tích

Bảng 4.1 Kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng của các cá nhân tham gia khảo sát chính thức

Kinh nghiệm trong lĩnh lực xây dựng

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Hình 4.1 : Biểu đồ thể hiện số năm kinh nghiệm của các cá nhân tham gia khảo sát chính thức

Kinh nghiệm trong lĩnh lực xây dựng

Dưới 5 năm Từ 5-10 năm Từ 10-20 năm Trên 20 năm

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 38 Kết quả thống kê về thời gian công tác của những người trả lời như sau: Các cá nhân tham gia có kinh nghiệm dưới 5 năm chiếm 37.9% Tiếp đến nhóm tham gia có quá trình công tác trong lĩnh vực xây dựng từ 5-10 năm chiếm 43.8%, họ là những người đa số nằm trong cấp bậc quản lý, trưởng bộ phận có nhiều kinh nghiệm lĩnh vực xây dựng Nhóm có kinh nghiệm từ 10-20 năm chiếm 15% và nhóm cuối cùng kinh nghiệm trên 20 năm chiếm 3.3% Đa số các đối tượng càng có nhiều năm kinh nghiệm chiếm số lượng càng ít do họ là những chuyên gia, các giám đốc, trưởng ban cho nên việc tiếp cận và khảo sát gặp nhiều khó khăn

Bảng 4.2Thành phần đơn vị công tác của các cá nhân tham gia khảo sát Đơn vị công tác

Valid Chủ đầu tư / Ban

Tư vấn thiết kế / giám sát 47 30.7 30.7 78.4

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 39

Hình 4.2Biểu đồ thể hiện thành phần đơn vị công tác của các cá nhân tham gia khảo sát

Kết quả thống kê thành phần đơn vị công tác của các cá nhân tham gia khảo sát, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là nhà thầu thi công với 39.9%, tư vấn thiết kế / giám sát 30.7%, các sở ban ngành 20.3%, chủ đầu tư / Ban QLDA 7.8% và 1.3% là nơi làm việc khác

Bảng 4.3Thành phần chức danh của các cá nhân tham gia khảo sát

Chức danh trong công ty

Frequency Percent Valid Percent Cumulative

Valid Giám đốc/ phó giám đốc 5 3.3 3.3 3.3

Chủ đầu tư / Ban QLDA Nhà thầu thi côngTư vấn thiết kế / giám sát Các sở ban ngànhKhác

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 40

Hình 4.3Biểu đồ thể hiện thành phần chức danh của các cá nhân tham gia khảo sát

Kết quả thống kê thành phần chức danh của các cá nhân tham gia khảo sát, trong đó cbiếm tỷ lệ cao nhất là Kỹ sư chuyên ngành 67.9%, Trưởng/ Phó phòng 13.7%, Chuyên gia 11.8%, Giám đốc/ phó giám đốc 3.3% và 3.3% là nghề nghiệp khác

Bảng 4.4Thành phần lĩnh vực chuyên môn của các cá nhân tham gia khảo sát chính thức

Giám đốc/ phó giám đốc Trưởng/ Phó phòngChuyên gia Kỹ sư chuyên ngànhKhác

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 41

Hình 4.4Biểu đồ thể hiện lĩnh vực chuyên môn của các cá nhân tham gia khảo sát Chính thức

Kết quả thống kê lĩnh vực chuyên môn của các cá nhân tham gia khảo sát, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là Định giá 34%, QLDA 26.1%, Thi công 24.8%, Thiết kế 11.8% và 3.3% có chuyên môn khác

Bảng 4.5Thành phần loại công trình thường hay tham gia của các cá nhân tham gia khảo sát Chính thức

Loại công trình thường hay tham gia

Valid Dân dụng & Công nghiệp 93 60.8 60.8 60.8

Thi công Thiết kế QLDA Định giá Khác

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 42

Hình 4.5Biểu đồ thể hiện loại công trình thường hay tham giacủa các cá nhân tham gia khảo sát

Kết quả thống kê thành phần loại công trình thường hay tham gia của các cá nhân tham gia khảo sát, trong đó lĩnh vực mà người tham gia trả lời chiếm tỷ lệ cao nhất là Dân dụng & Công nghiệp 60.8%, tiếp đến Giao thông 30.7%, Thuỷ lợi 7.2% và 1.3% là các lĩnh vực khác

Bảng 4.6 Thành phần quy mô dự án lớn nhất từng tham gia của các cá nhân tham gia khảo sát Chính thức

Quy mô dự án lớn nhất từng tham gia

Dân dụng & Công nghiệp Giao thông Thuỷ lợi Khác

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 43

Hình 4.6Biểu đồ thể hiện thành quy mô dự án lớn nhất từng tham gia của các cá nhân tham gia khảo sát

Kết quả thống kê quy mô dự án lớn nhất từng tham gia của các cá nhân tham gia khảo sát, trong đó dự án có quy mô dưới 50 tỷ chiếm tỷ lệ cao nhất là 35.3%, tiếp đến từ 50-100 tỷ đồng 32.7%, từ 100-1000 tỷ đồng 30.7% và 1.3% là trên 1000 tỷ đồng

Thống kê mô tả dữ liệu

4.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

Bảng 4.7 Thống kê trung bình mức độ tác động của các nhân tố đến việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

< 50 tỷ đồng Từ 50-100 tỷ đồngTừ 100-1000 tỷ đồng > 1000 tỷ đồng

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 44

Mean Giá trị trung bình

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 45

Hình 4.7Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình mức độ tác động các nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực

Năng lực, kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm của người thực hiện (NL2, mean 4.48) : Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởng lớn nhất tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean = 4.48, điều này hoàn toàn có cơ sở bởi việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình đòi hỏi người thực hiện phải có năng lực, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao

Nghiên cứu tổng hợp, rà soát, đánh giá hệ thống định mức xây dựng (NL1, mean 4.39) : Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởng lớn thứ 2 tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean = 4.39

Phương pháp lập (NL3, mean = 4.33): Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởng lớn thứ 3 tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean = 4.33

Kiến thức về vật liệu, nhân công, máy thi công (NL4, mean = 4.31): Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởng nhỏ nhất tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean = 4.31

Nhân tố liên quan đến nguồn nhân lực

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 46

Hình 4.8Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình mức độ tác động các nhân tố liên quan đến quản lý

Khả năng nhận thức về vai trò và trách nhiệm ( QL3, mean = 4.31) : Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởng lớn nhất tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean = 4.31, điều này hoàn toàn có cơ sở bởi việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình đòi hỏi người lãnh đạo phải có nhận thức về vai trò và trách nhiệm, nhận thức tốt thì việc xây dựng mới có hiệu quả, có chất lượng

Kiểm tra, giám sát ( QL1, mean = 4.29): Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởng lớn thứ 2 tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean = 4.29

Khả năng phân quyền ( QL4, mean = 4.11): Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởng lớn thứ 3 tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean =4.11

Khả năng phối hợp(QL5, mean = 4.07) : Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởng thứ 4 tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean =4.07

QL1 QL2 QL3 QL4 QL5 QL6 QL7

Nhân tố liên quan đến quản lý

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 47 Thường xuyên ban hành, cập nhật hệ thống định mức, đơn giá (QL7, mean = 3.99):

Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởng thứ 5 tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean =3.99

Nội dung định mức rõ ràng, minh bạch (QL6, mean = 3.92): Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởngthứ 6 tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean =3.92

Nghiên cứu toàn diện (QL2, mean = 2.93): Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởngnhỏ nhất tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean =2.93 < 3

Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình mức độ tác động các nhân tố liên quan đến môi trường bên ngoài

Cơ chế, luật xây dựng ( MT1, mean = 4.03) : Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởng lớn nhất tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean = 4.03, điều này hoàn toàn có cơ sở bởi việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình phải căn cứ theo các văn bản pháp luật hướng dẫn về định mức và giá xây dựng

Nhân tố liên quan đến môi trường bên ngoài

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 48 Giá vật liệu xây dựng ( MT2, mean = 3.95) : Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởng lớn thứ 2 tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean = 3.95

Hợp tác quốc tế ( MT3, mean = 3.95) : Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởng cũng lớn thứ 2 tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean = 3.95

Hình 4.10Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình mức độ tác động các nhân tố liên quan đến nhân tố khách quan

Kinh phí thực hiện (KQ3, mean = 4.39): Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởng lớn nhất tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean = 4.39, điều này hoàn toàn đúng bởi việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình cần phải có có nguồn kinh phí rất lớn thực hiện

Thời gian chờ xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (KQ1, mean = 4.22): Là yếu tố được đánh giá có tác động ảnh hưởng lớn thứ 2 tới việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình, với trung bình mean = 4.22

Chủ đầu tư sợ trách nhiệm nên không xây dựng định mức mới (KQ2, mean = 4.18):

Đánh giá thang đo

Cronbach’s Alpha là một kiểm định cho phép đánh giá mức độ tin cậy của việc thiết lập một “Biến” tổng hợp trên cơ sở nhiều biến “Đơn” (item) Nói khác đi là cho phép đánh giá tính “nhất quán” của các biến đơn về nguyên tắc là đại biểu cho cùng một

“Subject” [11] ( trích trong bài giảng môn phân tích định lượng của PGS.TS Nguyễn Thống)

Hệ số alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi, được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến (Hair, 2006)

Trong luận văn này sử dụng thang đo likert 5 điểm, từ không ảnh hưởng đến ảnh hưởng rất nhiều Sau khi thu thập đủ dữ liệu phân tích, nhập dữ liệu và phần mềm SPSS v20, tiến hành lọc dữ liệu và chạy cronbach’s alpha để kiểm tra để đánh giá tính nhất quán nội tại của các biến, liệu các biến này có phản ảnh đúng đủ tất cả các khía cạnh của nhân tố cần đo lường hay không, các biến rác và không có tác dụng mô tả nhân tố sẽ được loại bỏ

Tiêu chí được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo:

- Hệ số Cronbach’s alpha tổng ≥ 0.6 - Hệ số tương quan biến tổng ( Corrected item – total correlation ) ≥ 0.3 - Cronbach’s alpha nếu loại biến ( Cronbach’s alpha if item deleted ) <

Cronbach’s alpha tổng thang đo

4.3.1 Đánh giá thang đo cho các biến độc lập

Bảng 4.9 Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến độc lập

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 52

Bảng 4.10 Bảng hệ số tương quan biến tổng của các biến độc lập

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 53 Đánh giá thang đo của các biến độc lập : Kết quả kiểm định cho thấy biến quan sát QL2 có hệ số tương quan biến tổng là 0.142 < 0.3 Giá trị Cronbach's Alpha if Item Deleted của QL2 là 0.880 > 0.869 Tác giả quyết định loại biến QL2 nhằm tăng độ tin cậy của thang đo Chạy lại kiểm định lần thứ 2, ta có kết quả như sau:

Bảng 4.11 Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến độc lập

Bảng 4.12 Bảng hệ số tương quan biến tổng của các biến độc lập

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 54

KQ6 75.11 83.376 456 876 Đánh giá thang đo các biến độc lập : Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.880 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Do đó, các biến quan sát trong nhóm đều được giữ lại để phân tích

4.3.2 Đánh giá thang đo hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

Bảng 4.13 Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm yếu tố hoàn thiện hệ thống

Bảng 4.14 Bảng hệ số tương quan biến tổng của nhóm yếu tố hoàn thiện hệ thống

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

HT4 12.44 2.893 706 778 Đánh giá thang đo nhóm yếu tố liên quan đến hoàn thiện hệ thống: Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0.3) Hệ số

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 55 Cronbach’s Alpha = 0.837 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy Do đó, các biến quan sát trong nhóm đều được giữ lại để phân tích.

Phân tích nhân tố

4.4.1 Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập:

Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo, việc phân tích nhân tố trước tiên được tiến hành trên 19 biến quan sát của các biến độc lập ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

Phương pháp trích Principal components với phép quay Varimax, các yếu tố quan sát sẽ được rút gọn và nhóm theo từng nhóm với nhân tố đại diện

Bảng 4.15 Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy

Từ bảng kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test cho ta thấy :

- Hệ số KMO = 0.863 > 0.5 do đó sử dụng phân tích nhân tố cho nghiên cứu này là thích hợp

- Kiểm định Bartlett’s test với mức ý nghĩa Sig = 0.00 < 0.05, do đó bác bỏ giả thuyết Ho (Giả thiết Ho: các biến không có mối tương quan trong tổng thể) Do đó có thể kết luận các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau và là điều kiện thích hợp để áp dụng phân tích nhân tố

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 56

Bảng 4.16 Bảng phần trăm giải thích cho các biến và tổng phương sai trích

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Kết quả bảng 4.16 cho ta thấy :

- Hệ số Eigenvalues = 1.912 > 1 (điều kiện trích xuất thành tố) - Tổng phương sai trích = 67.534% > 50% ( giải thích được 67.534 % độ biến thiên của dữ liệu ) Do đó dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp

Với phép quay Varimax kết quả phân tích thành tố được thể hiện trong bảng sau, được hổ trợ bởi phần mềm SPSS V20

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 57

Bảng 4.17 Bảng Kết quả ma trận xoay

4.4.2 Đặt tên và giải thích nhân tố độc lập

Kết quả phân tích nhân tố PCA, với phép quay varimax ta tìm ra được 4 thành tố từ 4 nhóm nhân tố ban đầu tác động đến việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 58

• Nhóm nhân tố 1(NT1) : Nguồn nhân lực

• Nhóm nhân tố 2 (NT2) : Quản lý

• Nhóm nhân tố 3 (NT3) : Môi trường bên ngoài

• Nhóm nhân tố 4 (NT4) : Khách quan

4.4.3 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc “hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình”

Biến phụ thuộc chỉ gồm 1 thành phần “hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình” 4 biến quan sát ban đầu của thành phần này được đưa vào phân tích nhân tố bằng phương pháp Principal Components Kết quả phân tích nhân tố cho thấy các biến phụ thuộc vẫn không thay đổi so với ban đầu

Bảng 4.18 Bảng Kết quả ma trận xoay

Bảng 4.19 Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy

Từ bảng kết quả kiểm định KMO and Bartlett's Test cho ta thấy :

- Hệ số KMO = 0.813 > 0.5 do đó sử dụng phân tích nhân tố cho nghiên cứu này là thích hợp

- Kiểm định Bartlett’s test với mức ý nghĩa Sig = 0.00 < 0.05, do đó bác bỏ giả thuyết Ho (Giả thiết Ho: các biến không có mối tương quan trong tổng thể) Do đó

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 59 có thể kết luận các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau và là điều kiện thích hợp để áp dụng phân tích nhân tố

Bảng 4.20 Bảng phần trăm giải thích cho các biến và tổng phương sai trích

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Kết quả bảng 4.20 cho ta thấy :

- Hệ số Eigenvalues = 2.698 > 1 (điều kiện trích xuất thành tố) - Tổng phương sai trích = 67.441% > 50% ( giải thích được 67.441% độ biến thiên của dữ liệu ) Do đó dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.

Mô hình nghiên cứu

Sau khi phân tích nhân tố, mô hình nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng việc xây dựng hệ thống định mức, giá xây dựng công trình có 4 biến độc lập bao gồm:Nguồn nhân lực, Quản lý, Môi trường bên ngoài và Khách quan

+ Nhân tố “Nguồn nhân lực”: gồm 4 biến quan sát (NL1, NL2, NL3, NL4)

+ Nhân tố “Quản lý”: gồm 6 biến quan sát (QL1, QL3, QL4, QL5, QL6, QL7)

+ Nhân tố “Môi trường bên ngoài”: hình thành từ 3 biến quan sát (MT1, MT2, MT3)

+ Nhân tố “Khách quan”: gồm 6 biến quan sát (KQ1, KQ2, KQ3, KQ4, KQ5, KQ6)

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 60

Hình 4.12: Mô hình nghiên cứu

Hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

Khách quan Môi trường bên ngoài

- QL1 - QL3 - QL4 - QL5 - QL6 - QL7

- KQ1- KQ2- KQ3 - KQ4- KQ5- KQ6

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 61

4.5.2 Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Các giả thuyết cho mô hình như sau:

H1: Nguồn nhân lực không ảnh hưởng đến hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

H2: Quản lý không ảnh hưởng đến hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

H3: Môi trường bên ngoài không ảnh hưởng đến hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

H4: Khách quan không ảnh hưởng đến hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

Kiểm định mô hình

Sau giai đoạn phân tích nhân tố, ta có 4 nhân tố được đưa vào kiểm định mô hình Giá trị nhân tố là trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhân tố đó Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào mô hình hồi qui.Kết quả của phân tích hồi qui sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết từ H1 đến H4

4.6.1 Phân tích tương quan Pearson

Kiểm định hệ số tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Nếu các biến có tương quan chặt thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy (giả thuyết H0: hệ số tương quan bằng 0)

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 62

Bảng 4.21: Ma trận tương quan giữa các biến

NL QL MT KQ HT

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

Sig tương quan Pearson các biến độc lập NL, QL, MT, KQ với biến phụ thuộc HT nhỏ hơn 0.05 Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến HT

Giữa QL và HT có mối tương quan mạnh nhất với hệ số r là 0.528, giữa MT và HT có mối tương quan nhỏ nhất với hệ số r là 0.418

Các cặp biến độc lập đều có mức tương quan khá yếu với nhau (nhỏ hơn 0.4), như vậy khả năng sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra

4.6.2 Phân tích hồi qui đa biến

Sau khi phân tích tương quan và xác định được mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến, tác giả tiến hành phân tích hồi qui đa biến với 4 biến độc lập bao gồm:Nguồn nhân lực (NL), Quản lý (QL), Môi trường bên ngoài (MT), Khách quan (KQ) và biến phụ thuộc là biến hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình (HT) nhằm mục đích xác định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 63 Phân tích hồi qui được thực hiện bằng phương pháp Enter.Các biến được đưa vào cùng một lúc để chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những biến có mức ý nghĩa QL (0.248) > MT (0.244) Tương ứng với:

• Biến khách quan tác động mạnh nhất đến việc hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 65

• Biến nguồn nhân lực tác động mạnh thứ 2 đến việc hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

• Biến quản lý tác động mạnh thứ 3 đến việc hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

• Biến môi trường bên ngoài tác động yếu nhất đến việc hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình.

Kiểm định các yếu tố cá nhân

4.7.1 Kiểm định tác động của đơn vị công tác đến hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

Bảng 4.25: bảng kết quả Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig

Sum of Squares df Mean Square F Sig

Theo bảng kết quả Test of Homogeneity of Variances, cho thấy với mức ý nghĩa sig.=0.813, có thể nói phương sai đánh giá về hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình không khác nhau Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa sig.=0.243 > 0.05, nên có thể kết luận chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình giữa các nhóm có đơn vị công tác khác nhau

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 66

4.7.2 Kiểm định tác động của lĩnh vực chuyên môn đến hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình

Bảng 4.27: bảng kết quả Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig

Sum of Squares df Mean Square F Sig

Theo bảng kết quả Test of Homogeneity of Variances, cho thấy với mức ý nghĩa sig.=0.532, có thể nói phương sai đánh giá về hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình không khác nhau Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được

Theo kết quả phân tích ANOVA, với mức ý nghĩa sig.=0.9 > 0.05, nên có thể kết luận chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về trung bình của hoàn thiện hệ thống định mức, giá xây dựng công trình giữa các nhóm có lĩnh vực chuyên môn khác nhau

HVTH: TRẦN HỮU LUÂN MSHV : 7140698 Page 67

Ngày đăng: 09/09/2024, 00:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN