1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Phân tích và đề xuất hướng xử lý những xung đột giữa nhà thầu xây dựng và các nhà thầu MEP bằng phương pháp System Dynamic

140 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-

TRỊNH MINH HOÀI

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG XỬ LÝ NHỮNG XUNG ĐỘT GIỮA NHÀ THẦU XÂY DỰNG VÀ CÁC NHÀ THẦU MEP BẰNG

PHƯƠNG PHÁP SYSTEM DYNAMIC

(ANALYSIS AND RECOMMENDATIONS FOR HANDLING OF CONFLIC BETWEEN CONSTRUCTION CONTRACTORS AND

MEP CONTRACTORS BY SYSTEM DYNAMIC METHOD)

Chuyên ngành: Quản Lý Xây Dựng Mã số ngành: 60580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp.HCM, 1 - 2020

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM HỒNG LUÂN

Cán bộ chấm phản biện 1: TS PHAN HẢI CHIẾN

Luận văn thạc sỹ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/01/2020

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1 PGS.TS LƯƠNG ĐỨC LONG

2 TS NGUYỄN ANH THƯ 3 TS TRẦN ĐỨC HỌC 4 TS PHAN HẢI CHIẾN 5 TS NGUYỄN THANH VIỆT

Xác nhận của Chủ tịch hội đồng đánh giá luận văn và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

Trang 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập- Tự do-Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ

Họ tên học viên : Trịnh Minh Hoài MSHV: 1670135

Ngày tháng năm sinh : 14/08/1992 Nơi sinh : Đức Hòa, Long An Chuyên ngành : Quản lý xây dựng Mã số : 60 58 03 02

I TÊN ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG XỬ LÝ XUNG ĐỘT GIỮA

NHÀ THẦU XÂY DỰNG VÀ NHÀ THẦU MEP BẰNG PHƯƠNG PHÁP SYSTEM

DYNAMIC

II NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG

- Đưa ra các yếu tố về xung đột giữa nhà thầu xây dựng và nhà thầu MEP

- Xây dựng được mô hình xử lý xung đột giữa nhà thầu xây dựng và nhà thầu MEP bằng công cụ mô hình hệ thống động ( System Dynamic )

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : Ngày 19 tháng 08 năm 2019

IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : Ngày 12 tháng 12 năm 2019 V CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Phạm Hồng Luân

Tp HCM, ngày tháng … năm 2019

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO TRƯỞNG KHOA

(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

PSG TS PHẠM HỒNG LUÂN TS ĐỖ TIẾN SỸ PGS TS LÊ ANH TUẤN

Trang 5

TÓM TẮT.

Ngành xây dựng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, để đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ đó các nhà thầu thi công không ngừng nâng cao năng lực bản thân để đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó quá trình thi công là một giai đoạn hết sức quan trọng và luôn cần có sự phối hợp lẫn nhau của các nhà thầu để diều dắt đi đến thành công của dự án Nhưng trong quá trình thi công thực tế giữa các nhà thầu không thể nào tránh khỏi các xung đột xảy ra, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chi phí, nhân lực của các bên, do đó cần phải xây dựng một mô hình nhằm xác định, đánh giá mức độ nghiêm trọng xung đột của dự án Từ đó tìm ra hướng khắc phục, giải quyết vấn đề xung đột các mâu thuẫn trong quá trình thi công xây dựng tại công trường Đồng thời để nâng cao năng suất, chất lượng quản lý và thi công tại công trình

Từ khóa: Xung đột, Các yếu tố gây xung đột, Mức độ nghiêm trọng của xung đột

ABSTRACT

The construction industry is growing strongly, to achieve that strong growth, the construction contractors are constantly improving themselves to meet the needs of society, in which the construction process is a The stage is very important and there is always a need for the coordination of the contractors to drive the success of the project But in the actual construction process between contractors, it is inevitable that conflicts will occur, seriously affecting the progress, costs and manpower of the parties, so a model should be built in order to identify and assess the conflict severity of the project Since then, we have found a way to overcome and resolve the conflict of conflicts during the construction process at the construction site At the same time to improve productivity, quality management and construction at the site

Keywords: Conflict, Conflicting Factors, Severity of conflict

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi , Trịnh Minh Hoài xin cam đoan trong quá trình thực hiện luận văn “PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG XỬ LÝ XUNG ĐỘT GIỮA NHÀ THẦU XÂY DỰNG VÀ NHÀ THẦU MEP BẰNG PHƯƠNG PHÁP SYSTEM DYNAMIC.”, các số liệu và kết quả nghiên cứu được thực hiện hoàn toàn trung thực và nghiêm túc Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu của mình

Tp HCM , ngày 12 tháng 12 năm 2019

TRỊNH MINH HOÀI

Trang 7

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.5 ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA NGHIÊN CỨU 3

1.5.1 Về mặt học thuật: 3

1.5.2 Về mặt thực tiễn: 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 4

2.1 CÁC KHÁI NIỆM 4

2.1.1 KHÁI NIỆM VỀ XUNG ĐỘT: 4

2.1.2 KHÁI NIỆM TRANH CHẤP 7

2.1.3 CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG: 8

2.1.4 TỔNG THẦU XÂY DỰNG: 8

2.1.5 KHÁI NIỆM NHÀ THẦU CHÍNH: 9

2.1.6 KHÁI NIỆM NHÀ THẦU PHỤ: 9

2.1.7 KHÁI NIỆM VỀ THI CÔNG VÀ QUÁ TRÌNH THI CÔNG 10

2.1.8 CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG 10

2.1.9 HỆ THỐNG ĐỘNG ( SYSTEM DYNAMIC – SD ): 11

2.1.10 MÔ HÌNH 12

2.1.11 HỆ THỐNG TĨNH ĐỊNH ( HYPERSTABLE SYSTEM) 12

2.1.12 CAUSAL LOOP DIAGRAMS/ SƠ ĐỒ VÒNG LẶP CAUSAL LOOP 13

2.1.13 VÒNG HỒI TIẾP ( FEEDBACK) 14

2.1.14 KHO VÀ DÒNG ( STOCK AND FLOW ) 14

2.1.15 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 15

Các nghiên cứu trong nước 15

Các nghiên cứu ngoài nước 17

2.1.16 Các nghiên cứu về System Dynamics : 19

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 20

Trang 8

3.2 CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GÂY XUNG ĐỘT GIỮA NHÀ THẦU XÂY

DỰNG VÀ CÁC NHÀ THẦU MEP 21

3.3 THU THẬP DỮ LIỆU 25

3.3.1 Quy trình thu thập dữ liệu 25

3.3.2 Xin ý kiến chuyên gia: 25

3.3.3 Khảo sát thử nghiệm: 25

3.3.4 Khảo sát đại trà: 25

3.3.5 Cách thức phân phối bảng câu hỏi 26

3.3.6 Đối tượng khảo sát 26

3.3.7 Cách thức lấy mẫu 26

3.3.8 Cách thức duyệt dữ liệu 26

3.3.9 Các công cụ nghiên cứu: 27

3.4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 28

3.4.1 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 28

3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) 29

3.4.3 Kiểm định T sự khác biệt về trung bình của hai nhóm tổng thể 31

3.5 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3: 32

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33

4.1 ĐẶC ĐIỂM DỮ LIỆU KHẢO SÁT 33

4.2 ĐẶT TÊN CÁC BIẾN DỮ LIỆU KHẢO SÁT 33

4.3 MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM DỮ LIỆU KHẢO SÁT 36

4.4 VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC KHẢO SÁT: 38

4.5 KINH NGHIỆM LÀM VIỆC CỦA CÁ NHÂN ĐƯỢC KHẢO SÁT 38

4.6 SỐ DỰA ÁN ĐÃ THAM GIA CỦA CÁ NHÂN ĐƯỢC KHẢO SÁT 39

4.12 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ(EFA) 50

4.12.1 Kiểm đinh EFA phần nhà thầu xây dựng lần 1 51

Trang 9

4.12.2 Kết quả phân tích EFA lần 2 như sau: 52

4.12.3 Kiểm đinh EFA phần nhà thầu MEP lần 1 54

4.12.4 Kiểm đinh EFA phần nhà thầu MEP lần 2 55

4.12.5 Kiểm đinh EFA phần nhà thầu MEP lần 3 56

4.13 KIỂM ĐỊNH T- TEST SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NHÓM KHẢO SÁT ĐỐI VỚI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 58

4.14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4: 61

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH ĐỘNG ( SYSTEMDYNAMIC ) 62

5.1 ĐẶT BÀI TOÁN 62

5.1.1 Các vấn đề đặt ra cần giải quyết của mô hình 63

5.1.2 Quan điểm và mục tiêu mô hình nghiên cứu: 64

5.1.3 Giới hạn của mô hình: 64

5.1.4 Thu thập dữ liệu và xây dựng mô hình 64

5.2 CÁC MÔ HÌNH TÁC ĐỘNG XUNG ĐỘT: 69

5.3 ÁP DỤNG VÀO MÔ HÌNH NHÀ THẦU XÂY DỰNG: 75

5.4 MỨC ĐỘ XUNG ĐỘT THEO THỜI GIAN CÙA NHÀ THẦU XÂY DỰNG 81 5.5 ÁP DỤNG VÀO MÔ HÌNH NHÀ THẦU MEP: 82

5.6 MỨC ĐỘ XUNG ĐỘT THEO THỜI GIAN CÙA NHÀ THẦU MEP 89

5.7 ÁP DỤNG VÀO MÔ HÌNH CỦA CHUYÊN GIA: 91

5.8 MỨC ĐỘ XUNG ĐỘT THEO THỜI GIAN 99

5.9 XÂY DỰNG THANG ĐO MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG THEO Ý KIẾN CHUYÊN GIA: 100

Trang 11

MỤC LỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3 1 Các yếu tố gây xung đột của dự án 23

Bảng 3 2 Danh sách dự kiến chuyên gia khảo sát thử 25

Bảng 3 3 Các công cụ nghiên cứu 27

Bảng 4 1 Mã biến các biến quan sát 33

Bảng 4 2 Mã biến các biến thông tin chung 35

Bảng 4 3 Mã biến các biến thông tin chung theo từng mục trả lời 36

Bảng 4 4 Mô tả dữ liệu khảo sát 37

Bảng 4 5 Đơn vị công tác của cá nhân được khảo sát 38

Bảng 4 6 Kinh nghiệm của các cá nhân được khảo sát 38

Bảng 4 7 Kinh nghiệm của các cá nhân được khảo sát 39

Bảng 4 8 Nguồn vốn dự án của cá nhân được khảo sát 40

Bảng 4 9 Đa số loại dự án của các nhân được khảo sát tham gia 41

Bảng 4 10 Giá trị trung bình của các yếu tố 41

Bảng 4 11 Giá trị trung bình xếp hạng của các yếu tố 44

Bảng 4 12 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha nhóm nhà thầu xây dựng 48

Bảng 4 13 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha nhóm nhà thầu MEP 49

Bảng 4 14 Kết quả kiểm định EFA lần 1 nhóm nhà thầu xây dựng 51

Bảng 4 15 Bảng ma trận xoay nhóm nhà thầu xây dựng lần 1 51

Bảng 4 16 Kết quả kiểm định EFA lần 2 nhóm nhà thầu xây dựng 52

Bảng 4 17 Bảng ma trận xoay nhóm nhà thầu xây dựng lần 2 52

Bảng 4 18 Kết quả kiểm định EFA lần 1 nhóm nhà thầu MEP 54

Bảng 4 19 Bảng ma trận xoay nhóm nhà thầu MEP lần 1 54

Bảng 4 20 Kết quả kiểm định EFA lần 2 nhóm nhà thầu MEP 55

Bảng 4 21 Bảng ma trận xoay nhóm nhà thầu MEP lần 2 55

Bảng 4 22 Kết quả kiểm định EFA lần 3 nhóm nhà thầu MEP 56

Bảng 4 23 Bảng ma trận xoay nhóm nhà thầu MEP lần 3 56

Bảng 4 24 Bảng kết quả kiểm định T – Test giữa các nhóm yếu tố 58

Trang 12

Bảng 4 25 Kết quả giá trị Sig của kiểm định t giữa nhóm nhà thầu xây dựng ( 1 ) và nhà thầu MEP (2)

Bảng 5 1 Các yếu tố gây ra xung đột giữa nhà thầu xây dựng và nhà thầu MEP 62 Bảng 5 2 Hệ số tương quan từ chuyên gia đối với các nhóm yếu tố ảnh hưởng xung đột 65 Bảng 5 3 Giá trị trung bình của từng nhân tố so với nhóm yếu tố ảnh hưởng xung đột của nhà thầu xây dựng 75 Bảng 5 4 Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố so với nhóm yếu tố ảnh hưởng xung đột của nhà thầu xây dựng 77 Bảng 5 5 Giá trị mức độ xung đột theo thời gian của nhà thầu xây dựng 81 Bảng 5 6 Giá trị trung bình của từng nhân tố so với nhóm yếu tố ảnh hưởng xung đột của nhà thầu MEP 82 Bảng 5 7 Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố so với nhóm yếu tố ảnh hưởng xung đột của nhà thầu MEP 84 Bảng 5 8 Giá trị mức độ xung đột theo thời gian của nhà thầu MEP 89 Bảng 5 9 Giá trị trung bình của từng nhân tố ảnh hưởng xung đột của chuyên gia 91 Bảng 5 10 Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố so với nhóm yếu tố ảnh hưởng xung đột của chuyên gia 94 Bảng 5 11 Giá trị mức độ xung đột theo thời gian của chuyên gia 99 Bảng 5 12 Thang đánh giá xử lý mức độ nghiêm trọng của xung đột của chuyên gia 100

Trang 13

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 1 Chi phí xử lý xung đột, tranh chấp trong ngành xây dựng của Việt Nam từ năm

1993 đến năm 2018 1

Hình 1 2: Mô hình rủi ro-xung đột và tranh chấp của Achaya và Lee (2006) 8

Hình 2 1 Mô hình minh họa hệ thống động 12

Hình 2 2 Sơ đồ vòng lặp nhân – quả 13

Hình 2 3 Vòng hồi tiếp 14

Hình 3 1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 20

Hinh 4 1 Biểu đồ thu thập bảng khảo sát 37

Hinh 5 1 Các yếu tố gây xung đột ảnh hưởng đến nhóm yếu tố chi phí 69

Hinh 5 2 Các yếu tố gây xung đột ảnh hưởng đến nhóm yếu tố tiến độ 70

Hinh 5 3 Các yếu tố gây xung đột ảnh hưởng đến nhóm yếu tố chất lượng 71

Hinh 5 4 Các yếu tố gây xung đột ảnh hưởng đến nhóm yếu tố quản lý 72

Hinh 5 5 Các yếu tố gây xung đột ảnh hưởng đến nhóm yếu tố môi trường làm việc 73 Hinh 5 6 Mô hình tổng thể các yếu tố ảnh hưởng gây ra mức độ nghiêm trọng của dự án 74

Hinh 5 7 Mô hình động của nhà thầu xây dựng 80

Hinh 5 8 Biểu đồ mức độ nghiêm trọng của nhà thầu xây dựng theo thời gian 81

Hinh 5 9 Mô hình động nhà thầu MEP 88

Hinh 5 10 Biểu đồ mức độ nghiêm trọng của nhà thầu MEP theo thời gian 89

Hinh 5 11 Mô hình động của chuyên gia 97

Hinh 5 13 Giá trị mức độ xung đột theo thời gian của các nhóm nhân tố 98

Hinh 5 12 Biểu đồ mức độ nghiêm trọng của chuyên gia theo thời gian 98

Trang 14

Tùy thuộc vào mức độ đầu tư của dự án mà giai đoạn thi công có thể kéo dài vài tháng đến vài năm Đồng thời, giai đoạn này sử dụng rất nhiều tài nguyên, vật liệu, máy móc thiết bị và nguồn nhân lực Vì vậy việc hạn chế những rủi ro xung đột trong giai đoạn thi công sẽ giúp ích rất nhiều vào sự thành công của dự án Vấn đề xung đột là một trong những rủi ro thường gặp tại mỗi dự án Cho nên việc tìm ra những nguyên nhân chủ yếu, thường gây ra xung đột để giải quyết và rút kinh nghiệm là rất quan trọng trong công tác quản lý cũng như vận hành công việc

Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về xung đột trong xây dựng cũng như việc xác định các nhân tố gây xung đột, giải quyết các xung đột tại Việt Nam vấn đề xung đột giữa nhà thầu xây dựng và các nhà thầu MEP vẫn chưa được quan tâm nhiều, mặc dù vấn đề xung đột này diễn ra thường xuyên tại các

Hình 1 1 Chi phí xử lý xung đột, tranh chấp trong ngành xây dựng của Việt Nam từ năm 1993 đến năm 2018

Trang 15

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 2 công trường Vì vậy, đề tài nghiên cứu này mong muốn đóng góp một phần cơ sở nhằm tìm và phân tích các nhân tố gây xung đột Từ đó tìm ra hướng khắc phục, giải quyết vấn đề xung đột các mâu thuẫn trong quá trình thi công xây dựng tại công trường Đồng thời để nâng cao năng suất, chất lượng quản lý và thi công tại công trình

1.2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong giai đoạn thi công, công tác quản lý tiến độ của nhà thầu đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ để đảm bảo tiến độ dự án Nếu một vấn đề xung đột nảy sinh sẽ ảnh hưởng kéo theo các công tác làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án Vì vậy câu hỏi đặt ra là những vấn đề nào sẽ nảy sinh ?

Xác định được các nguyên nhân gây xung đột làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án, cũng như những khó khăn, vướng mắc mà nhà thầu xây dựng và các nhà thầu MEP gặp phải, từ đó xác định được tổng tiến độ thi công trong giai đoạn đấu thầu, cũng như xây dựng được tiến độ, kế hoạch thi công cho từng tầng trên cơ sở các đặc điểm cụ thể cho từng tầng, từng công trình

Dựa vào các yếu tố xung đột ảnh hưởng tới tốc độ thi công thì có biện pháp xử lý các xung đột giữa nhà thầu xây dựng và các nhà thầu MEP như thế nào để các bên có sự phối hợp nhịp nhàng ?

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, đề tài này được tiến hành nhằm mục tiêu sau:

- Thu thập và phân tích các dữ liệu xác định các yếu tố gây xung đột giữa nhà thầu

xây dựng và các nhà thầu MEP

- Từ các yếu tố đã được xác định thiết lập mô hình System Dynamic - Vận hành mô hình mô phỏng có xét đến ảnh hưởng của các yếu tố

- Từ đó đề xuất các biện pháp, quản lý nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ xung đột trong quá trình thi công xây dựng giữa nhà thầu xây dựng và các nhà thầu MEP để góp phần nâng cao chất lượng công trình cũng như đáp ứng tiến độ dự án

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Là các yêu tố có khả năng gây ra xung đột giữa nhà thầu

xây dựng và các nhà thầu MEP trong quá trình thi công

- Đối tượng thu thập dữ liệu: Được nhắm tới là các cá nhân đã và đang công tác

tại các công ty xây dựng Các cá nhân đang giữ chức vụ như chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, các cán bộ kỹ sư nhà thầu chính và các tổ trưởng, người đại diện các nhà thầu phụ trực tiếp giám sát thi công tại công trình

Trang 16

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 3

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Luận văn thực hiện nghiên cứu với các dự án

Nhà cao tầng, chung cư, trung tâm thương mại ở khu vực thành phố Hồ Chí

Minh

- Thời gian thu thập dữ liệu: Các dự án được thực hiện từ năm 2010 đến năm

2017

- Quan điểm phân tích: Áp dụng cho các đơn vị thi công xây dựng và đơn vị thi

công MEP trong việc giải quyết các xung đột theo khó khăn của từng loại dự án

1.5 ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA NGHIÊN CỨU 1.5.1 Về mặt học thuật:

Xác định được các yêu tố gây xung đột giữa nhà thầu xây dựng và các nhà thầu MEP trong quá trình thi công xây dựng công trình

Thiết lập mối quan hệ bằng công cụ System Dynamic để mô phỏng và dự

báo những xung đột có thể xảy ra của các dự án 1.5.2 Về mặt thực tiễn:

Nghiên cứu giúp có một cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về những yếu tố thường xuyên gây ra xung đột giữa nhà thầu xây dựng và các nhà thầu MEP trong quá trình thi công xây dựng công trình

Từ nghiên cứu ta có được những biện pháp kiểm soát, quản lý nhằm hạn chế hoặc loại bỏ những xung đột góp phần đảm bảo và nâng cao chất lượng, tiến độ, an toàn cho công trình xây dựng

Trang 17

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1 CÁC KHÁI NIỆM

2.1.1 KHÁI NIỆM VỀ XUNG ĐỘT:

Theo Wikipedia định nghĩa: Xung đột là thể hiện sự đối lập về những

nhu cầu, giá trị và lợi ích Xung đột có thể là nội tại ( trong bản thân ) cá nhân Khái niệm xung đột có thể giải thích nhiều mặt của xã hội như sự bất đồng xã hội, những xung đột về lợi ích, những cuộc đấu tranh giữa các cá nhân, nhóm và tổ chức

Theo Thi (2010); dẫn theo Kiên (2010) thì xung đột: Hành vi ứng xử

của một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức nhằm ngăn cản hoặc hạn chế (ít nhất là tạm thời) một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức khác đạt được những mục đích mong muốn Các kiểu xung đột bao gồm:

- Cá nhân: Giữa người này và người khác - Nhóm: Giữa hai hoặc nhiều nhóm/tổ chức

- Đến từ bên trong: Xung đột giữa người/nhóm người trong cùng một tổ chức

- Đến từ bên ngoài: Xung đột giữa một người (hoặc một nhóm người hoặc nhiều người) với một người (hoặc một nhóm người hoặc nhiều người) khác từ bên ngoài dự án

Xung đột là một từ Hán Việt, được giải nghĩa là “chống cự nhau, đánh lẫn nhau”

Trong tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ Hy-La, xung đột (conflict) là một từ bắt nguồn từ chữ La Tinh (confligere), cũng có cách giải nghĩa tương tự

Một định nghĩa phổ biến về xung đột đó là “xung đột được định nghĩa là quá trình tương tác được phát biểu bởi sự thiếu khả năng đáp ứng, bất đồng hoặc không đồng điệu trong nội bộ hoặc giữa các thực thể xã hội như các cá nhân, các nhóm, các tổ chức…”

Trang 18

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 5 Theo Tillett (1999) trích dẫn bởi Vũ (2009), xung đột là sự bất đồng một cách chủ động của những người với ý tưởng hoặc nguyên tắc đối lập với nhau Ngoài ra, xung đột cũng có thể được xem như là sự khác biệt về lợi ích, mục tiêu hoặc mức độ ưu tiên giữa các cá thể, nhóm hay các tổ chức hoặc sự không đáp ứng yêu cầu của các công tác, công việc hay các quy trình, như định nghĩa bởi Gardiner và Simmons (1992) Gần đây Ng et al (2007) định nghĩa xung đột như là các yêu cầu/đòi hỏi không được đáp ứng hoặc đối nghịch nhau

Vẫn được trích dẫn bởi Vũ (2009), ngành xây dựng được xem như là ngành có bản chất chứa đựng xung đột (Barthorpe et al (2000)), với chi phí dễ dàng bị gia tăng do việc xử lý xung đột (Ng et al (2007), Cheung và Suen (2002)) Đặc biệt đối với các dự án xây dựng quốc tế với sự tham gia của các bên với văn hóa khác biệt nhau, các mục tiêu khác nhau, việc xung đột gia tăng là có thể dự đoán được (Kumaraswamy (1998), Brew và Cairns (2004)) Một khi xung đột xảy ra, nếu nó không được quản lý một cách phù hợp hoặc loại bỏ một cách nhanh chóng, nó có thể leo thang trở thành các tranh chấp thường dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như việc chậm trễ tiến độ, gia tăng mức độ căng thẳng và phá vỡ mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp (Cheung và Suen (2002), Chan và Suen (2005))

Về xung đột trong ngành xây dựng, trong bài báo của mình năm 2011, Jaffar et al đã dẫn hàng loạt định nghĩa của các nghiên cứu trước đó Theo Brown et al trích dẫn bởi Jaffar et al (2011), xung đột là sự nghi ngờ hay truy vấn, đối đầu hay các hành vi bất tương thích, tranh cãi hay tương tác đối kháng Deutsch lại định nghĩa xung đột là các hành vi bất tương thích, xảy ra khi mà hành vi của một bên làm ảnh hưởng hoặc cản trở hành động của các bên còn lại Theo Thomas, có 3 bối cảnh liên quan tới định nghĩa về xung đột Bối cảnh thứ nhất đó là việc xung đột có tồn tại hay không thực tế là một vấn đề thuộc về nhận thức Cho dù có sự khác biệt trong nhìn nhận giữa các bên liên quan với một vấn đề nhưng nếu không có sự nhận thức về khác biệt đó thì cũng không xảy ra

Trang 19

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 6 xung đột Bối cảnh thứ 2 là luôn có sự phụ thuộc giữa các bên liên quan (mỗi bên đều có khả năng làm ảnh hưởng tới các bên còn lại) Bối cảnh cuối cùng liên quan tới vấn đề về sự cản trở, đối đầu hay tình trạng khan hiếm Ví dụ như sự khan hiếm về tài nguyên sẽ dẫn tới khả năng một bên sẽ cản trợ mục tiêu hoặc lợi ích của người khác và khi đó sẽ phát sinh ra xung đột…

Các định nghĩa về xung đột được trích dẫn bởi Jaffar et al nói trên cho thấy rằng các học giả đang nghiên cứu về xung đột từ nhiều góc độ khác nhau Tuy nhiên, có một sự đồng thuận nói chung về ý tưởng cho rằng cả xung đột và tranh chấp (sẽ được trình bày ở dưới) đều liên quan tới sự bất đồng liên quan tới lợi ích hay ý tưởng

Như giới thiệu ở trên, Jaffar et al.l (2011) đã thực hiện một nghiên cứu tổng quan về các nhân tố xung đột trong xây dựng Sau khi tiến hành khảo sát và phân tích trên hàng loạt các nghiên cứu trước đó, các tác giả đã nhấn mạnh 3 kiểu nhân tố dẫn tới xung đột trong xây dựng bao gồm: vấn đề hành vi, các vấn đề liên quan tới hợp đồng, các vấn đề kỹ thuật Theo đó: vấn đề hành vi là tính khả thi, tính rõ ràng trong giao tiếp hay xung đột về văn hóa Vấn đề liên quan tới hợp đồng được kể ra như tình trạng chậm bàn giao, kéo dài tiến độ, chậm thanh toán, các điều khoản hợp đồng không rõ ràng… Vấn đề kỹ thuật được phân tích bao gồm: việc nhà thầu thất bại trong việc triển khai dự án một cách hiệu quả, các chỉ thị của Chủ Đầu tư/ TVGS chậm và kém hiệu quả…

Trong một nghiên cứu của mình năm 2006, nhóm nghiên cứu của Achayrya đã sử dụng công cụ phân tích AHP để xác định các nhân tố xung độ trong xây dựng Kết quả cho thấy 4 nhóm nguyên nhân chính dẫn tới xung đột trong xây dựng là: “thay đổi điều kiện thi công”, “nhân công gián đoạn”, “ việc xem xét các yêu cầu thay đổi” và “sai sót trong thiết kế” Nghiên cứu này còn cho thấy Chủ đầu tư phải trách nhiệm chính đối với các yếu tố xung đột kể trên và do đó các tác giả đề xuất Chủ đầu tư nên giữ vai trò chủ động hơn trong việc

Trang 20

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 7 quản lý tranh chấp trên công trường và điều hành dự án thành công bằng cách lên kế hoạch một cách tốt nhất Các tác giả cũng đồng thời đề xuất một mô hình ngăn ngừa xung đột (CCPM) (construction conflict prevention model) gồm các bước: Xác định các nhân tố xung đột, thiết lập kế hoạch phản ứng cho các nhân tố xung đột, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa xung đột và quy trình quản lý xung đột liên tục

Cũng tìm hiểu nguyên nhân gây ra xung đột trong ngành xây dựng, tuy nhiên Mitkus et al (2014) lại có một cách tiếp cận khác liên quan tới vấn đề giao tiếp Các tác giả tìm hiểu và phân tích nguyên nhân xung đột giữa Chủ Đầu tư và Nhà thầu và chỉ ra rằng hầu hết các nghiên cứu gần đây đều cho rằng các nguyên nhân bên ngoài có thể nhận biết của xung đột là nguồn gốc của xung đột Nghiên cứu này cũng cho rằng xung đột chính trong xây dựng là do giao tiếp không thành công giữa Chủ Đầu tư và Nhà thầu Ngoài ra, các hành vi không công bằng của các bên đối với Hợp đồng và cơ chế phòng vệ tâm lý cũng được xác định như là một nguyên nhân của xung đột trong ngành Xây dựng Trong nghiên cứu này, Mitkus et al cũng đồng thời nhắc tới một số khái niệm quan trọng về xung đột trong xây dựng của các tác giả khác như Mô hình rủi ro-xung đột và tranh chấp của Achaya và Lee (2006), Bảng thống kê các nhân tố gây xung đột của Achaya và Lee (2006), Tháp xung đột của Sarat (1984)…

2.1.2 KHÁI NIỆM TRANH CHẤP

Fenn et al (1997) khẳng định tranh chấp va xung đột la 2 khái niệm hoàn toàn tách biệt Xung đột xảy ra bất cứ khi nào có sự không thỏa mãn về lợi ich Xung đột có thể quản lý theo xu hướng giảm thiểu nguy cơ tranh chấp Trong khi đo,tranh chấp là nguyên nhân chính ngăn cản sự kết thuc thành công của dự an xây dựng Tranh chấp liên quan tới các vấn đề về công bằng và đòi hỏi giải quyết như hoa giải, thỏa thuận hay trọng tài

Trang 21

2.1.4 TỔNG THẦU XÂY DỰNG:

Là đơn vị, tổ chức ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình

Tổng thầu xây dựng bao gồm các hình thức chủ yếu sau: - Tổng thầu thiết kế

- Tổng thầu thi công xây dựng công trình

- Tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình

- Tổng thầu thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình

KHÔNG PHÂN BỔ RÕ RÀNG

KHÔNG QUẢN LÝ RÕ RÀNG

KHÔNG GIẢI QUYẾT RÕ RÀNG

TRANH CHẤP

Trang 22

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 9 - Tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình và thiết kế, cung cấp

thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình

2.1.5 KHÁI NIỆM NHÀ THẦU CHÍNH:

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 – Điều 4 Điểm 35: Nhầ thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm tham gia dự thầu, đứng tên dự thầu, trực tiếp lý, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn Nhà thầu chính có thể là nhà thầu độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh

Tại điều 2 nghị định số 37/2015/NĐ-CP, giải thích nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng

Theo Wikipedia định nghĩa: Nhà thầu chính trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng công trình để thực hiện phần việc chính của một loại công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình

2.1.6 KHÁI NIỆM NHÀ THẦU PHỤ:

Theo định nghĩa tại Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 Điều 4 Điểm 36

Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện gói thầu theo hợp đồng được

ký với nhà thầu chính Nhà thầu phụ đặc biệt là nhà thầu phụ thực hiện công việc quan trọng của gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trên cơ sở yêu cầu ghi trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Đồng thời, tại điều 2 nghị định số 37/2015/NĐ-CP có giải thích nhà thầu phụ như sau : nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính

Theo Wikipedia định nghĩa: Nhà thầu phụ là một cá nhân hoặc trong nhiều trường hợp là một doanh nghiệp kí hợp đồng để thực hiện một phần hoặc tất cả nghĩa vụ của hợp đồng khác Nhà thầu phụ là người được thuê bởi nhà thầu chính để thực hiện công việc cụ thể như là một phần của dự án

Trang 23

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 10 của nhà thầu chính Sự khích lệ để thuê các nhà thầu phụ, là để giảm chi phí và để giảm thiểu rủi ro của dự án

2.1.7 KHÁI NIỆM VỀ THI CÔNG VÀ QUÁ TRÌNH THI CÔNG

Thi công: Là một ngành sản xuất bao gồm xây dựng công việc mới,

sửa chữa, khôi phục cung như tháo dỡ, di chuyển nhà cửa và công trình Nó hình thành từ quá trình thi công

Quá trình thi công: Là các quá trình sản xuất tiến hành tại công

trường nhằm mục đích cuối cùng đề xây dựng, sửa chữa, khôi phục tháo dỡ di chuyển nhà cửa và công trình Ví dụ: Quá trình thi công: lắp đặt cốt pha dầm sàn, lắp đặt cốt thép dầm sàn, đổ bê tông dầm sàn, … Quá trình thi công có các đối tượng lao động và dùng công cụ lao động

2.1.8 CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG

Tại điều 3 nghị định số 37/2015/NĐ-CP, Hợp đồng thi công xây dựng công trình là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần công việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình

Theo hình thức giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:

Hợp đồng trọn gói: Hợp đồng trọn gói là hợp đồng không được điểu

chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận trong hợp đổng (là những tình huống thực tiễn xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát và khả năng lường trước của chủ đầu tư, nhà thầu, không liên quan đến sai phạm hoặc sơ xuất của chủ đầu tư, nhà thầu, như: chiến tranh, bạo loạn, đình công, hỏa hoạn, thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, cách ly do kiểm dịch, cấm vận)

Hợp đồng theo đơn giá: Hợp đồng theo đơn giá là giá trị thanh toán

được tính bằng cách lấy đơn giá trong họp đồng hoặc đơn giá được điểu chỉnh nêu trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế

Trang 24

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 11 mà nhà thầu đã thực hiện Hợp đồng theo đơn giá gồm 2 loại: Hợp đồng theo đơn giá cố định và hợp đồng theo đơn giá điểu chỉnh

Hợp đồng theo thời gian: Hợp đồng theo thời gian là hợp đồng áp dụng

cho các nhà thầu mà công việc của họ liên quan nhiều đến thời gian làm việc trong công trình xây dựng, như mức thù lao chuyên gia…

Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm: Hợp đồng theo tỷ lệ phần trăm là hợp

đồng mà giá trị hợp đồng được tính theo phần trâm giá trị công trình hoặc khối lượng công việc Khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng, chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu số tiền bằng tỷ lệ phần trăm được xác định trong hợp đồng nhân với giá trị công trình hoặc khối lượng công việc đã hoàn thành

Họp đồng chung (kết hợp): Trong một hợp đồng xây dựng có nhiều

công việc tương ứng với các loại giá hợp đồng, thì hợp đổng có thể áp dụng

kết hợp các loại giá hợp đồng Hợp đồng chung bao gồm nhiều hình thức

họp đồng: trọn gói, theo đơn giá, theo thời gian, theo tỷ lệ %

2.1.9 HỆ THỐNG ĐỘNG ( SYSTEM DYNAMIC – SD ):

Hệ thống động ( System Dynamic – SD ): là phương pháp nghiên cứu những ứng xử của hệ thống phức tạp Nó phản ánh sự ảnh hưởng của những vòng tương tác phản hồi nội tại và sựu trì hoãn thời gian đối với toàn bộ hệ thống Khác biệt của hệ thống động so với hệ thống khác đó là hệ thống động mô tả hiện thực bằng cách sử dụng những vòng quay lặp phản hồi nội tại và những biến kho ( stock) cũng như tác động ảnh hưởng

Theo Garcia, J M ( 2006 ), thì “ System Dynamic là công cụ dùng để biết

được sự việc thay đổi theo thời gian bằng các phương trình hữu hạn hoặc phương trình vi phân Đó là tập hợp các yếu tố liên quan đến nhau, mọi sự thay đổi của một mặt nào của một yếu tố cũng làm thay đổi toàn bộ hệ thống

Trang 25

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 12 Để nghiên cứu hệ thống, chúng ta phải biết các yếu tố cấu thành và các mối liên hệ giữa chúng” [11]

2.1.10 MÔ HÌNH

 Mô hình dự báo: là mô hình được thiết kế nhằm cung cấp thông tin chính

xác cho các dự báo trong tương lai

 Mô hình quản lý: Là mô hình được thiết kế cơ bản nhằm đánh giá và so

sánh biện pháp X và Y thì tốt hơn Nói cách khác mô hình quản lý không tập trung nhiều và độ chinha xác cao, vì ngay bản thân sự so sánh giữa 2 biện pháp cũng đã đem lại hiệu dụng rồi

 Quan hệ nhân quả: Với các biến và giả thiết có được chúng ta thể hiện mối

quan hệ giữa chúng dạng sơ đồ minh họa như sau:

 Quan hệ đồng biến: Khi biến A tăng thì sẽ kéo theo biến B tăng và ngược

Hình 2 2 Mô hình minh họa hệ thống động

Trang 26

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 13

2.1.12 CAUSAL LOOP DIAGRAMS/ SƠ ĐỒ VÒNG LẶP CAUSAL LOOP

Theo lý thuyết SD, một vấn đề hay một hệ thống sẽ được thể hiện bằng một sơ đồ vòng lặp Causal loop Một sơ đồ vòng lặp là lược đồ đơn giản của 1 hệ thống với tất cả các thành tố của nó cùng với tương tác của chúng Bằng cách theo dõi tương tác và sau đó là dòng hồi đáp (feedback loop), một sơ đồ vòng lặp thể hiện cấu trúc của m một hệ thống Qua việc hiểu cấu trúc của một hệ thống, người ta có thể dự đoán hành vi của một hệ thống qua một khoảng thời

gian

Có 02 vòng hồi đáp ở sơ đồ này Vòng dương ® (reinforcement) cho thấy càng nhiều người mua sản phẩm, tác dụng quảng cáo truyển miệng càng tăng Sẽ có nhiều tham khảo tới sản phẩm, nhiều người thử hơn Vòng này cho thấy doanh số sẽ tăng trường

Ngược lại, vòng âm (B) (balancing) cho thấy có càng nhiều người mua hàng, càng có ít khách hàng tiềm năng Và do đó sẽ càng dần tới thời điểm bão hòa của thị trường

Hai vòng hồi đáp nói trên có thể xảy ra đòng thời Tuy nhiên vào các thời điểm khác nhau, mức độ mạnh yếu của từng vòng có thể khác nhau Có thể vòng này có thể tăng trưởng doanh số ở năm đầu tiên, tuy nhiên sau đó doanh số sẽ giảm dần trong những năm tiếp theo

Hình 2 3 Sơ đồ vòng lặp nhân – quả

Trang 27

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 14

2.1.13 VÒNG HỒI TIẾP ( FEEDBACK)

“ Hệ thống thực sự sẽ phản hồi ngay khi có sự can thiệp của chúng ta Nếu không hiểu biết về tiến trình vòng lặp này, thế giới ( mọi thứ ) sẽ khó dự đoán và không thỏa mãn, lúc đó tất cả những gì chúng ta có thể làm là đối phó với sự đã xảy ra” ( Sterman 2002)

Theo Garcia, J M ( 2006 ), một chuỗi các mối sự kiện kín có liên quan tới nhau thì gọi vòng lặp hay vòng hồi tiếp

2.1.14 KHO VÀ DÒNG ( STOCK AND FLOW )

Kho ( Stock ): dùng để diễn tả một đại lượng có tính chất tích lũy, nó thường

diễn tả trạng thái nào đó của hệ thống Bằng cách quan sát kho, chúng ta có thể suy đoán tình hình hoạt động của hệ thống, xác định xem hệ thống có thể

trở thành như thế nào trong tương lai

Kí hiệu: Có 2 loại kho:

 Kho vật chất: tích lũy những đại lượng vật chất, vật lý như sản phẩm, con

người,… Vật chất là cái cụ thể, đo được và tuân theo định luật bảo toàn khi nó trải qua những quá trình vật lý

Hình 2 3 Vòng hồi tiếp

Trang 28

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 15

 Kho phi vật chất: Tích lũy những đại lượng phi vật chất như tình yêu, tình bạn, lòng tham, … là các đại lượng không thể đo chính xác được

Dòng ( flow ): Là khái niệm dùng để chuyển một đại lượng vào kho Dòng

liên quan chặt chẽ đến kho Có hai loại dòng: dòng vào và dòng ra Dòng thể hiện các hoạt động liên quan đến kho

- Nghiên cứu của Thư & Thanh (2016), “Nghiên cứu về các chỉ tiêu nhằm

nâng cao mối quan hệ giữa nhà thầu phụ và nhà thầu chính trong dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp” Kết quả chỉ ra 19 chỉ tiêu phù hợp và

được đặt thành 6 nhóm nhân tố chính: - NT1: Tiến độ thi công - NT2 : Chất lượng công trình - NT3: Thanh quyết toán - NT4: Điều kiện hợp đồng - NT5: Năng lực tài chính - NT6: Kênh trao đổi thông tin

- Nghiên cứu của Kiên (2009),” Nghiên cứu về các yếu tố gây xung đột trong

việc thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật”

Kết quả nghiên cứu chỉ ra 6 nhân tố chính gây xung đột, trong đó có: Nhân tố gây xung đột trong nội bộ nhà thầu thi công Có 5 yếu tố thể hiện cho nhân tố này, bao gồm:

Trang 29

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 16 - Liên quan đến việc phối hợp tiến độ giữa các tổ đội liên quan

- Liên quan đến việc thanh toán chi phí cho các tổ đội - Liên quan đến yếu tố đảm bảo an toàn cho người lao động - Liên quan đến thời gian và chi phí chi trả cho việc tăng ca

- Liên quan đến việc sắp xếp vị trí và nhiệm vụ của đội ngũ quản lý công trường

Vấn đề xung đột không còn mới ở trong nước nhưng chưa có nghiên cứu cụ thể rõ vấn đề này Mặc dù, vấn đề xung đột là có nguy cơ diễn ra hằng ngày và thường xuyên tại mỗi công trình

- Nghiên cứu của Trần ( 2010) “ Phân tích các yếu tố gây xung đột trong việc

thực hiện Dự án Hạ tầng kỹ thuật và các đề xuất giải quyết.”

Tiến hành nghiên cứu và khảo sát nhằm xác định các yếu tố gây xung đột xuất hiện trong việc thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật

Phân tích xác định các yếu tố gây xung đột chính trong việc thực hiện dự án hạ tầng kỹ thuật bằng phần mềm SPSS

Đề xuất nhằm hạn chế và giải quyết các xung đột khi nó xảy ra Đề xuất:

 Trong nghiên cứu này chưa xét đến ảnh hưởng của các yếu tố gây xung đột trong của đơn vị tư vấn (khảo sát, thiết kế, giám sát…) đây cũng là hướng mở cho các nghiên cứu tiếp theo

 Nghiên cứu cũng chỉ thực hiện trên một lĩnh vực nhỏ trong ngành công nghiệp xây dựng đó là hạ tầng kỹ thuật, các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng ra các lĩnh khác như: xây dựng dân dụng và công nghiệp, thủy lợi

Trang 30

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 17

Các nghiên cứu ngoài nước

- Nghiên cứu của Mohan (2009), nghiên cứu về vấn đề “Xung đột, khiếu nại

và tranh chấp trong xây dựng’’ Kết quả chỉ ra 20 yếu tố thường xuyên gây

ra xung đột, khiếu nại, tranh chấp Được chia làm 5 nhóm: (1) Tiến độ, (2) Chi phí, (3) Kiểm soát chất lượng, (4) Tiến bộ công nghệ, (5) Các quy định xây dựng nghiêm ngặt, (6) Những khó khăn về kinh tế

- Nghiên cứu của Conlin và các tác giả (1996), dẫn theo Nghiên cứu của Mohan M Kumaraswamy (2009), đã chỉ ra 6 nhân tố chính gây xung đột:

(1) Vấn đề thanh toán ngân hàng, (2) Vấn đề thi công, (3) Vấn đề trì hoãn và tiến độ, (4) Vấn đề sự cẩu thả, (5) Vấn đề về chất lượng, (6) Vấn đề về hành chính

- Nghiên cứu của Mahamid (2017), nghiên cứu về vấn đề “Các yếu tố dẫn

đến xung đột giữa các nhà thầu chính và các nhà thầu phụ trong việc xây dựng các dự án xây dựng’’ Nghiên cứu đã xếp hạng 5 yếu tố có tiềm nâng

cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới mối quan hệ giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ tại công trường: (1) Nhà thầu phụ không tuân thủ tiến độ, (2) Chậm trễ trong vấn đề thanh toán, (3) Thay đổi thường xuyên từ chủ đầu tư, (4) Kinh nghiệm thấp của nhà thầu phụ với dự án tương tự, (5) Kinh nghiệm quản lý kém của nhà thầu chính Ngoài ra nghiên cứu còn chỉ ra 5 yếu tố thường xuyên gây xung đột giữa nhà thầu chính và nhà thầu phụ: (1) Nhà thầu phụ không tuân thủ tiến độ, (2) Trao công việc cho nhà thầu phụ với giá thấp, (3) Nhà thầu phụ thiếu lao động lành nghề, (4) Thay đổi thường xuyên từ chủ đầu tư, (5) Chậm trễ trong vấn đề thanh toán

- Nghiên cứu của Bassam A Tayeh (2009), nghiên cứu về vấn đề “Mối quan

hệ giữa các nhà thầu và các nhà thầu phụ trong dải Gaza’’ Nghiên cứu đã

chỉ ra 53 yếu tố gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các nhà thầu Đồng thời, tác giả đã liệt kê 10 yếu tố chính ảnh hưởng đến mỗi quan hệ giữa các nhà thầu và nhà thầu phụ:

Trang 31

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 18 - Phân công một phần công việc cho nhà thầu phụ mới mà không thông báo cho nhà thầu phụ ban đầu :

- Các vấn đề tài chính của Nhà thầu chính - Không tuân thủ các điều kiện của hợp đồng - Chậm trễ trong thanh toán tiến độ hợp đồng - Trì hoãn công việc sau thời gian ký hợp đồng - Không tuân thủ với tiến độ xây dựng

- Chất lượng thi công công trình xây dựng

- Chậm trễ trong việc giải phóng thanh toán cho nhà thầu - Nhà thầu phụ không chú ý đến chỉ dẫn của nhà thầu chính

- Trì hoãn thi công vì nhà thầu chính chậm cung cấp các vật liệu cần thiết cho nhà thầu phụ

- Giao công việc cho nhà thầu với giá thấp nhất

- Nghiên cứu của Semple và các tác giả (1994), “ Nghiên cứu về nguyên

nhân gây xung đột và khiếu nại trong xây dựng” Kết quả nghiên cứu chỉ ra

6 nhóm yếu tố gây xung đột chính: (1) Thời gian, (2) Chi phí thiết bị, (3) Chi phí tài chính, (4) Doanh thu, (5) Năng suất thấp, (6) Quản lý công trình

- Nghiên cứu của N Jaffar và các tác giả (2011), nghiên cứu về “Các yếu tố

gây xung đột trong xây dựng, nghiên cứu tổng quan” Nghiên cứu đã chỉ ra

ba loại yếu tố chính gây xung đột: (1) Vấn đề về hành vi, (2) Các vấn đề về hợp đồng, (3) Các vấn đề về kỹ thuật

Trang 32

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 19

2.1.16 Các nghiên cứu về System Dynamics :

Họ và Tên Khóa Tên đề tài

Nguyễn Quang Trung 2011

Ứng dụng System Dynamic trong dự báo lợi nhuận của dự án bất động sản tại TP HCM

Trần Ngọc Sang 2012

Phân tích lợi nhuận công ty sản xuất và thi công lắp đá granite bằng mô hình System Dynamic

Võ Minh Hồ 2012 Ứng dụng System Dynamic trong dự báo và phân tích chi phí xây dựng nhà thép tiền chế Phạm Hùng Anh 2012

Ứng dụng hệ thống động xây dựng mô hình dự báo chỉ số giá xây dựng công trình dân dụng tại TP.HCM

Bùi Hoàng Phương 2014 Kết hợp mô hình EFOM và System Dynamics để cải thiện văn hóa an toàn Đỗ Công Nguyên 2017

Ứng dụng System Dynamic giải quyết tranh chấp về tiến độ trong quản lý xây dựng

Xác định chỉ số thu hút của gói thầu thi công đối với các nhà thầu xây dựng bằng công cụ mô hình hệ thống động và logic mờ

Trang 33

Thiết lập mô hình nhân quả xem xét ảnh hưởng của

các yêu tố gây xung đột.

Hiệu chỉnh cấu trúc mô hình

Kết quả dự báo.

Tham khảo ý kiến các chuyên gia, ý kiến các nghiên cứu trước đây.

Xây dựng mô hình:- Sử dụng System Dynamic- Sử dụng phần mềm Vensim

kỹ thuật thống kê

Kiểm định, thông kê, sử dụng thuật toán Excel, SPSS

Xây dựng, phân tích một số kịch bản

Trang 34

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 21

3.2 CÁC NGUYÊN NHÂN THƯỜNG GÂY XUNG ĐỘT GIỮA NHÀ THẦU XÂY DỰNG VÀ CÁC NHÀ THẦU MEP

Các nguyên nhân gây ra xung đột tại công trường:

Theo N Ramlee, N J Tammy, R N H Raja Mohd Noor, A Ainun Musir, N Abdul Karim, H B Chan, and S R Mohd Nasir ( 2016 ) [1] chai thành các nhóm yếu tố thành công của dự án, bao gồm:

Hình 3 2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của dự án đã được nghiên cứu

Hình 3 3 Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố trong một dự

án

Trang 35

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 22 Các nhóm yếu tố gồm: Chi phí, Thời gian, Chất lượng, An toàn, Quản lý, Sự hài lòng, Công nghệ, môi trường, nhân sự

Theo Bassam (2009) “ The Relationship Between Contractors and Their Subcontractors

in The Gaza Strip” đã đưa ra các yếu tố nói lên mối quan hệ giữa nhà thầu chính và nhà

- Xung đột trong tiến độ giữa các nhà thầu - Thiếu an toàn

- Bản vẽ phát hành không đầy đủ thông tin - Sự thay đổi thiết kế

- Sự chậm trễ trong phê duyệt mẫu và bản vẽ - Thiếu vật liệu xây dựng

- Thiếu lao động lành nghề - Các vấn đề thanh toán - Tạm dừng thi công

- Chậm nhận bàn giao sản phẩm đã hoàn thành - Tranh chấp pháp lý

- Tranh chấp lối vào công trình - Vấn đề hợp đồng

- Không tuân thủ các điều khoản hợp đồng - Văn hóa công trường

- Giá thấp so với hợp đồng

Trang 36

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 23 Ở đây đề tài của em nghiên cứu một dự án ở cấp độ công trường nên sẽ chọn ra năm yếu tố gây ảnh hưởng nhiểu nhất đến thực tế tại công trường chung cư ở TP HCM, đó là : Chi phí, Tiến độ, Chất lượng, Quản lý và Môi trường làm việc Từ đó tiến hành phân tích các yếu tố gây xung đột giữa nhà thầu xây dựng và nhà thầu MEP ảnh hưởng đến các nhóm yếu tố thành công của dự án Trường hợp cả hai nhà thầu xây dựng và MEP đều là nhà thầu chính Các yếu tố này được tham khảo từ ý kiến các chuyên gia có kinh nghiệm trên 10 năm, thường xuyên xảy ra nhất tại các công trường chung cư và trung tâm thương mại tại TP HCM như sau:

Bảng 3 1 Các yếu tố gây xung đột của dự án

STT CÁC YẾU TỐ GÂY XUNG ĐỘT

1 Nhà thầu MEP chậm chi trả chi phí thuê thiết bị, vật tư của nhà thầu xây dựng hoặc ngược lại

2 Nhà thầu xây dựng chậm hoặc không chi trả các chi phí tiện ích công trường cho nhà thầu MEP hoặc ngược lại

3 Nhà thầu chậm bàn giao mặt bằng theo cam kết

4 Nhà thầu xây dựng chậm hoặc không phản hồi thư công trường từ nhà thầu MEP hoặc ngược lại

5 Nhà thầu xây dựng chậm khắc phục lỗi, sự cố do mình gây ra làm ảnh hưởng đến tiến độ nhà thầu MEP hoặc ngược lại

6 Nhà thầu không hoàn trả hiện trạng hoàn thiện ban đầu

7 Nhà thầu xây dựng gây hỏng sản phẩm của nhà thầu MEP hoặc ngược lại

8 Nhà thầu không dọn dẹp vệ sinh sau khi thực hiện công việc để bàn giao cho nhà thầu thi công kế tiếp

9 Nhà thầu xây dựng quên đặt vị trí lỗ chờ theo yêu cầu từ nhà thầu MEP hoặc ngược lại

Trang 37

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 24 10 Công nhân nhà thầu MEP định vị không chính xác vị trí cần đặt lỗ chờ

cần thiết hoặc ngược lại

11 Công nhân làm rơi vật tư, thiết bị gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của công nhân nhà thầu khác

12 Các nhà thầu sử dụng vật tư của nhà thầu khác khi chưa thông qua ý kiến các bên

13 Sử dụng nguồn điện, nguồn nước của nhà thầu khác mà chưa thông qua ý kiến các bên

14 Mặt bằng bố trí vật tư gây cản trở mặt bằng làm việc của nhà thầu khác 15 Tình trạng công nhân nhà thầu xâu dựng trộm vật tư, thiết bị của nhà

thầu MEP trên công trường nhiều lần hoặc ngược lại

16 Các nhà thầu cùng làm việc trên một mặt bằng không đủ không gian thi công

17 Khả năng điều phối vận chuyển vật tư, thiết bị cho các nhà thầu không hợp lý

18 Nhà thầu đưa thông tin shop drawing thiếu thông tin gây khó khăn cho nhà thầu khác thi công

19 Nhà thầu xây dựng không thực hiện theo thông báo trong thư công trường từ nhà thầu MEP hoặc ngược lại

20 Nhà thầu xây dựng không thực hiện đúng biên bản cam kết trong cuộc họp đối với nhà thầu MEP hoặc ngược lại

21 Các nhà thầu không có sự phối hợp với nhau trong công tác thi công 22 Năng lực người quản lý của mỗi nhà thầu khác nhau

23 Đa văn hóa vùng miền

24 Xung đột của công nhân giữa các nhà thầu

25 Công nhân nhà thầu xây dựng tự ý vào khu vực của nhà thầu MEP khi chưa được phép từ nhà thầu MEP hoặc ngược lại

26 Ngôn ngữ giao tiếp thiếu văn hóa của những cán bộ quản lý nhà thầu

Trang 38

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 25

3.3 THU THẬP DỮ LIỆU 3.3.1 Quy trình thu thập dữ liệu

Quy trình thu thập dữ liệu trong nghiên cứu được thực hiện thông qua ba bước chính: (1) Xin ý kiến chuyên gia, (2) Dùng bảng câu hỏi thử nghiệm, (3) Bảng câu hỏi khảo sát đại trà

3.3.2 Xin ý kiến chuyên gia:

Một danh sách gồm 4 nhóm nhân tố và các yếu tố liên quan được liệt kê nhằm xin ý kiến chuyên gia Mục đích chọn lựa, sàng lọc sắp xếp các yếu tố phù hợp với các nhân tố

Sau khi phỏng vấn các chuyên gia,các yếu tố được thu gọn lại nhằm phục vụ cho thiết kế bảng câu hỏi sơ bộ

3.3.3 Khảo sát thử nghiệm:

Sau khi xây dựng bảng câu hỏi thử nghiệm (Phụ lục 1), tiến hành tiếp tục tham khảo những ý kiến chuyên gia, những cá nhân đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng để hoàn thiện bảng khảo sát

Số năm kinh ngiệm trong

lĩnh vực chuyên môn Số lượng

Nhiều năm kinh

Bảng 3 2 Danh sách dự kiến chuyên gia khảo sát thử

Sau khi khảo sát ý kiến chuyên gia, đồng thời kiểm tra lại tất cả các yếu tố, loại bỏ những yếu tố trùng lặp Một bảng câu hỏi khảo sát đại trà với 26 yếu tố được xây dựng nhằm phục vụ cho bước tiếp theo

3.3.4 Khảo sát đại trà:

Tiến hành khảo sát đại trà Bảng câu hỏi chính thức được thiết kế gồm 3 phần: Phần đầu: Giới thiệu về cuộc khảo sát để người khảo sát nắm bắt thông tin và lý do, sự cần thiết của bảng khảo sát

Trang 39

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 26 Phần giữa (Phần chính): Phần này có mục đích là thu thập mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gây xung đột, các câu hỏi với thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến các yếu tố

Phần cuối: Phần thông tin chung Phần này nhằm thu thập các thông tin tổng quát về người tham gia khảo sát

3.3.5 Cách thức phân phối bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được phân phối bằng cách phỏng vấn trực tiếp là chủ yếu Ngoài ra còn phỏng vấn gián tiếp thông qua mối quan hệ, email nhưng phương pháp này không mang lại hiệu quả bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp

3.3.6 Đối tượng khảo sát

Đối với nhà thầu chính: Những Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó, kỹ sư đang thi công trực tiếp tại công trình

Đối với chủ đầu tư: Những Phó Tổng giám đốc, Giám đốc Ban, Trưởng Ban quản lý dự án, Trợ lý quản lý thi công

3.3.7 Cách thức lấy mẫu

Có hai nhóm kỹ thuật lấy mẫu phổ biến đó là kỹ thuật lấy mẫu xác suất và lấy mẫu phi xác suất Trong đó kỹ thuật lấy mẫu xác suất gồm các phương pháp: (1) lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, (2) lấy mẫu hệ thống, (3) lấy mẫu phân tầng, (4) lấy mẫu cả khối hay nhiều giai đoạn Còn nhóm kỹ thuật lấy mẫu phi xác suất gồm các phương pháp:(1) lấy mẫu thuận tiện, (2) lấy mẫu định mức, (3) lấy mẫu phán đoán

Vì lý do về vấn đề thời gian và chi phí Nghiên cứu tiến hành lấy mẫu thuận tiện, kết hợp phân vùng đối tượng ban đầu nên số liệu hoàn toàn có thể đạt độ tin cậy

3.3.8 Cách thức duyệt dữ liệu

Không phải tất các bảng câu hỏi thu về điều sử dụng được Nhằm tăng độ tin cây phải tiến hành loại bỏ những bảng khảo sát có dấu hiệu sau:

Trang 40

HVTH: TRỊNH MINH HOÀI – MSHV: 1670135 27 - Những bảng câu hỏi có không được trả lời đầy đủ

- Những bảng câu được đánh theo một qui luật cố định (đánh liên tục một đáp án, hoặc nhiều lựa chọn)

- Trong bảng câu hỏi có câu hỏi sàng lọc đối tượng Nếu đối tượng chọn việc “lường trước những xung đột trong quá trình thi công” là “không cần thiết” thì bảng câu hỏi đó sẽ bị loại bỏ

3.3.9 Các công cụ nghiên cứu:

Bảng 3 3 Các công cụ nghiên cứu

1

Xác định các yếu tố gây xung đột giữa nhà xây dựng và các nhà thầu MEP trong quá trình thi công

Bảng câu hỏi

3 Xếp hạng các chỉ số Trị trung bình ( Phần mềm SPSS ) 4 Kiểm tra độ tin cậy của thang

đo

Hệ số Conbach’s Alpha ( Phần mềm SPSS )

5 Xác định yếu tố quan trọng Phân tích thành tố EFA ( Phần mềm SPSS )

6 Đánh giá sự khác biệt các nhóm

Kiểm định Independent Samples Test ( Phần mềm SPSS )

T-7 Thiết lập mô hình nhân quả System Dynamic ( SD ) 8 Thiết lập mô hình cấu trúc và

phân tích kịch bản Phần mềm Vensim 9 Kết luận

Ngày đăng: 05/08/2024, 00:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN