1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh

82 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp – Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Tác giả Cao Sơn Hữu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thu Hiền
Trường học Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,07 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (14)
    • 1.1. Tổng quan (14)
    • 1.2. Mục tiêu của nghiên cứu (18)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (18)
    • 1.5. Ý nghĩa của đề tài (18)
    • 1.6. Cấu trúc luận văn (19)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (19)
    • 2.1. Lý thuyết về chính sách tiền mặt (20)
      • 2.1.1 Động cơ chí phí giao dịch (20)
      • 2.1.2 Động cơ phòng ngừa rủi ro (precautionary motive) (22)
      • 2.1.3 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp tác động đến việc nắm giữ tiền mặt (Cash holding) (22)
    • 2.2. Các lý thuyết cơ bản (26)
      • 2.2.1 Lý thuyết về tham nhũng (corruption) (26)
      • 2.2.2 Sự tác động của tham nhũng đến chính sách tài chính doanh nghiệp (27)
    • 2.3. Các nghiên trước đây (28)
      • 2.3.1 Nghiên cứu của Jared Smith (2016) (28)
      • 2.3.2 Nghiên của Vinh (2016) (30)
    • 2.4. Đề xuất mô hình nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.1. Dữ liệu cho nghiên cứu (34)
      • 3.1.1 Các dữ liệu tài chính của Doanh nghiệp (34)
      • 3.1.2 Dữ liệu về chỉ số tham nhũng (34)
    • 3.2. Mô hình và cách đo các khái niệm (37)
      • 3.2.1 Biến phụ thuộc (38)
      • 3.2.2 Biến độc lập (38)
      • 3.2.3 Biến kiểm soát (38)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu (39)
      • 3.3.1 Mô hình hồi qui đa biến tác động cố định (FEM) (41)
      • 3.3.2 Mô hình hồi quy đa biến tác động ngẫu nhiên (REM) (41)
      • 3.3.3 Lựa chọn mô hình cho nghiên cứu (41)
    • 3.4. Quy trình nghiên cứu (42)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DIỄN DỊCH KẾT QUẢ (44)
    • 4.1. Thông kê mô tả dữ liệu (44)
    • 4.2. Ma trận tương quan giữa các biến (50)
    • 4.3. Hồi quy OLS (52)
    • 4.4. Hồi quy bảng theo ước lượng ngẫu nhiên (REM) (53)
    • 4.5. Hồi quy bảng theo ước lượng cố định (FEM) (54)
    • 4.6. Kiểm định OLS và REM bằng Lagrange (55)
    • 4.7. Phân tích kết quả nghiên cứu (57)
      • 4.7.1 Sự tác động của Tham nhũng lên chính sách tiền mặt của doanh nghiệp (57)
      • 4.7.2 Sự tác động của tham nhũng đến đòn cân nợ của doanh nghiệp (58)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN (19)
    • 5.1. Kết luận (61)
    • 5.2. Đóng góp của nghiên cứu (62)
    • 5.3. Hạn chế và hướng phát triển của đề tài (63)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)
  • PHỤ LỤC (69)

Nội dung

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tham nhũng có tác động lên chính sách tài chính của các Doanh nghiệp tại Việt Nam, cụ thể là sự tác động đến chính sách tiền mặt và đòn cân nợ của công ty..

GIỚI THIỆU

Tổng quan

Việt Nam là một trong số những quốc gia có bước tiến tích cực của sự phát triển kinh tế qua những năm từ 1986, khi chuyển mình từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế mở thị trường, giao lưu thương mại bên ngoài lãnh thổ Với tốc độ tăng trưởng trung bình năm là 7.3% được đánh giá ngang với những quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh trong thời gian đó Chiến lược đổi mới được xem như định hướng hàng đầu để vực dậy nền kinh tế của Việt Nam, cùng với việc thay đổi củng cố những công cụ hỗ trợ cho nền kinh tế như ban hành Bộ Luật Doanh nghiệp (2000), thiết lập quan hệ song phương và lâu dài với Hoa Kỳ với đặc quyền thâm nhập thị trường Mỹ, cũng như việc trở thành thành viên của Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) Những sự chuyển biến này mang lại nhiều tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, cụ thể hiện nay cả nước có đến hơn 450,000 doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực, GDP bình quân đầu người đạt 2,228 USD năm 2015 so với 289 USD năm 1995 (Tuấn, 2016) Mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn của thiên tai, hay chịu ảnh hưởng lớn của tăng giá đầu vào, lạm phát, suy thoái kinh tế thế giới, khủng hoảng nợ công, tuy nhiên nhìn chung nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được sự tăng trưởng tốt

Bên cạnh những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam qua các năm, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cũng gặp không ít các khó khăn, cụ thể như riêng trong năm 2015 có đến 71,391 doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động tăng 22.4% so với năm 2014, trong đó có 26,349 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (chiếm 36.9%); 22,889 công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (chiếm 32.1%);

13,081 công ty cổ phần (chiếm 18,3%) và 9,070 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 12.7%) và 2 công ty hợp danh Theo Sách Trắng DNNVV Việt Nam năm 2014 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, có tới 97.6% doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam là các DNNVV Khu vực này giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của bất cứ một địa phương hay quốc gia nào Không phải địa phương nào cũng có điều kiện hay năng lực thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài, hầu hết các nơi đều phải dựa vào nguồn nội lực, hay chính là các doanh nghiệp bản địa, để duy trì sức sản xuất và vận hành của nền kinh tế Qua đó, có thể nhận thấy được việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển bền vững là cần thiết và quan trọng, chính vì vậy việc nhận ra những tiêu cực cản trở sự phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay và sự cần thiết của việc thay đổi, cải cách trong môi trường kinh doanh để các doanh nghiệp có sự hỗ trợ tốt nhất từ chính sách của nhà nước là một vấn đề thiết yếu

Một số dữ liệu đáng chú về môi trường kinh doanh tại Việt Nam được nêu ra trong báo cáo PCI2015 về tính minh bạch của địa phương, đặc biệt là các DNNVV gặp nhiều khó khăn hơn các Doanh nghiệp lớn trên một số lĩnh vực như tiếp cận đất đai, cạnh tranh bình đẳng và hỗ trợ doanh nghiệp Cụ thể, khoảng 75% các DNNVV cho biết họ phải cậy nhờ đến các mối quan hệ để tiếp cận thông tin; 54% doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ cho biết “thỏa thuận về các khoản thuế phải nộp với cán bộ thuế là công việc quan trọng trong kinh doanh”; 65% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cho biết thường xuyên chi trả chi phí không chính thức; 74% DNNVV từng đón tiếp các đoàn thanh kiểm tra trong tất cả các lĩnh vực (VCCI, 2016) Trong báo cáo cũng nhấn mạnh rằng, các DNNVV trong thời gian qua chưa thể phát triển mạnh mẽ được bởi còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực, cũng như thông tin về chính sách và pháp luật, chưa được hưởng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tốt với chi phí phù hợp và chịu gánh nặng nhiều nhiều về chi phí không chính thức

Theo những nghiên cứu trước đây về tham nhũng cho thấy các doanh nghiệp có nhiều lợi ích từ môi trường tham nhũng nếu họ chấp nhận trả một khoản tiền cho cán bộ chính quyền, chẳng hạn như dễ dàng tiếp cận với các hợp đồng của nhà nước hơn hoặc đạt được những điều khoản ưu đãi vay tốt hơn (Fisman, 2001; Faccio, Masulis và cộng sự, 2006; Claessens và cộng sự, 2008; Goldman và cộng sự, 2009; Duchin và Sosyura, 2012; Tahoun, 2014) và để các doanh nghiệp có được sự ưu đãi từ cán bộ tham nhũng, các công ty phải gia tăng lượng tiền mặt cũng như giảm tỷ lệ nợ (leverage) để có thể linh hoạt tốt nhất trong việc tận dụng các khoản hối lộ

Mặt khác, một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng các doanh nghiệp có xu hướng bảo vệ tài sản, nguồn lực của họ khi hoạt động trong môi trường kinh doanh không minh bạch và bị đe dọa bởi các nhân viên chính quyền có xu hướng yêu cầu một khoảng tiền hối lộ (Stulz, 2005; Durnev và Fauver, 2010), và nếu các doanh nghiệp phản ứng lại tiêu cực bằng cách này, dự đoán rằng lượng tiền mặt trong công ty sẽ thấp và tỷ lệ nợ sẽ gia tăng khi sự tham nhũng gia tăng Các quyết định trong việc thay đổi lượng tiền mặt hoặc đòn cân nợ trong doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ đến chính sách tài chính của doanh nghiệp

Hai giả định bên trên cũng được đưa vào nghiên cứu tại Mỹ (Smith, 2016) về mức độ ảnh hưởng của tham nhũng đến việc quản lý chính sách tài chính của 14,537 công ty tại Mỹ, mặc dù là nền kinh tế lớn nhất thế giới và chỉ số minh bạch cao (xếp hạng 19) tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy tham nhũng ảnh hưởng đến hiệu quả doanh nghiệp thông qua các chính sách tài chính các doanh nghiệp

Tại Việt Nam, một sự thật không thể phủ nhận đó là sự tồn tại của tham nhũng trong môi trường kinh doanh của Việt Nam, dựa theo số liệu thống kê của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (TI) công bố chỉ số tham nhũng (CPI) xếp hạng 168 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Việt Nam xếp hạng 112/168 Liên tiếp trong bốn năm từ 2012 – 2015, Việt Nam liên tục duy trì ở mức dưới trung bình, 31/100 điểm, bên cạnh đó, theo báo cáo TI (2011) của Barometer cho thấy 44% người Việt Nam có thừa nhận có trả một khoảng hối lộ trong quá trình làm việc của mình, chính điều này sẽ có thể làm ảnh hưởng đến việc điều chỉnh chính sách tài chính trong các doanh nghiệp để có sự phản ứng thích hợp với các yếu tố tham nhũng tại địa phương họ

Tham nhũng được xem như là một vấn đề của quốc gia trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước luôn đề ra những chính sách cũng như sự đầu tư trong vấn đề đẩy lùi tiêu cực trong quản lý vận hành, tuy nhiên kết quả còn khá khiêm tốn Nhiều nghiên cứu về tham nhũng trước đây, tập trung về những ảnh hưởng của tham nhũng đến những biến chuyển trong kinh tế như sự tăng trưởng kinh tế, hiệu suất và giá trị của công ty mà chưa cho thấy được mức độ ảnh hưởng rõ ràng trên quyết định chính sách tài chính cụ thể của doanh nghiệp Như nghiên cứu gần đây của Vinh (2016) tại Việt Nam, đề cập đến vấn đề tham nhũng ảnh hưởng tiêu cực đến các khoản đầu tư tư nhân, việc làm và thu nhập bình quân trên từng tỉnh thành, tuy nhiên kết quả nghiên cứu chưa chỉ ra sự ảnh hưởng rõ rệt của tham nhũng trực tiếp đến cấp độ doanh nghiệp

Xét đến khía cạnh doanh nghiệp, chính sách tài chính luôn được quản lý một cách cẩn trọng, bao gồm việc xác định các chính sách đầu tư, cách huy động vốn để mua tài sản và chính sách phân phối lợi tức ròng Ba yếu tố này được xem như các quyết định quan trọng có tác động đến việc tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp Trong đó cách chính sách tài chính liên quan đến việc đầu tư dược xem như là phần quan trọng nhất, các doanh nghiệp thường sẽ không gia tăng quỹ để đầu tư nếu như không có dự án sinh lời, cũng như việc doanh nghiệp đầu tư mua một tài sản cũng xem xét đến dòng tiền của tài sản này có thể mang lại cho doanh nghiệp Chính vì doanh nghiệp hiểu rằng, qua thời gian doanh nghiệp sẽ phải chịu một khoản chi phí cho dòng tiền này và gánh chịu những rủi ro trong liên quan đến hoạt động quản lý dòng tiền của mình Khi các doanh nghiệp đối mặt với các quyết định đầu tư họ luôn cân nhắc nên đầu tư bằng vốn chủ sỡ hữu hay dùng nợ vay, hay thậm chí kết hợp giữa cả hai nguồn vốn Bên cạnh đó, chính sách tài chính của doanh nghiệp còn được thể hiện qua các vấn đề cơ bản của doanh nghiệp như về quản lý tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, kiểm soát tồn kho, đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn Có thể nói, các chính sách tài chính của doanh nghiệp chú trọng vào việc làm thế nào để tối đa hóa giá trị cho các cổ đông thông qua các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn và các chính sách này gắn liền với các chiến lược kinh doanh của công ty Và các kế hoạch liên quan đến chính sách tài chính luôn được đưa ra một cách cẩn trọng, việc mất cân đối trong chính sách tài chính có thể tạo ra những chi phí đáng kể hoặc có thể mất đi những cơ hội đầu tư nếu như nguồn tài chính không cho phép, chính vì vậy có thể nói, chính sách tài chính đóng một vai trò không nhỏ trong các doanh nghiệp

Qua đó, ta nhận thấy được sự ảnh hưởng của tham nhũng đến doanh nghiệp cụ thể qua các nghiên cứu của Smith và Vinh, cũng như tầm quan trọng của các chính sách tài chính trong doanh nghiệp Do đó, cần thiết để có một đề tài để làm rõ về sự tác động của tính minh bạch, tham nhũng trong môi trường kinh doanh đến chính sách tài chính của các công ty Việt Nam, vì vậy đề tài “Ảnh hưởng của tham nhũng tác động đến chính sách tài chính doanh nghiệp – một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh” được hình thành trong nghiên cứu để làm rõ về vấn đề này.

Mục tiêu của nghiên cứu

Nghiên cứu này tìm hiểu về sự tác động của tham nhũng đến chính sách tài chính của doanh nghiệp, bao gồm tỉ lệ nắm giữ tiền mặt và đòn bẩy tài chính.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu là các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE từ năm 2013 trờ về trước Trong đó, dữ liệu được đem vào phân tích trong nghiên cứu là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp từ năm 2008 đến 2015

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên bộ dữ liệu các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE qua các năm từ 2008 đến 2015

Dữ liệu được đưa vào phân tích thông qua các bước: Thông kê mô tả mẫu, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, kiểm định các hệ số Nhằm xác định sự tác động của tham nhũng đến hiệu quả doanh nghiệp

Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng, có hai ước lượng là ước lượng cố định (fixed effects), ước lượng ngẫu nhiên (random effect), phương pháp bình phương cực tiểu (OLS)

Phần mềm dùng cho phân tích dữ liệu: STATA 12.

Ý nghĩa của đề tài

Việc nghiên cứu sự tác động của tham nhũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đóng góp vào việc làm rõ hơn sự tương quan giữa tính minh bạch hay tham nhũng của môi trường kinh doanh đến chính sách tài chính của doanh nghiệp tại Việt Nam Từ đó góp phần vào việc nhận diện các nguy cơ có sự ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam

Cấu trúc luận văn

Cấu trúc luận văn bao gồm các phần sau:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan đề tài gồm lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài, phương pháp nghiên cứu và nội dung luận văn.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Lý thuyết về chính sách tiền mặt

Theo như Keynes (1936) định nghĩa về hai lợi ích chính yếu của việc nắm giữ tiền mặt là động cơ về chi phí giao dịch (transaction cost motive) và động cơ về phòng ngừa rủi ro (precautionary motive) Trong đó, động cơ về chi phí giao dịch là dựa vào những lợi ích trong giải quyết các nhu cầu trong ngắn hạn, chẳng hạn như chi phí của việc phát hành thêm cổ phiếu để hoặc chi phí bán tài sản để gia tăng lượng tiền mặt cho công ty Động cơ phòng ngừa thì liên quan đến giá trị của việc sử dụng tiền trong việc đầu tư tài chính trong tương lai hoặc dùng để giải quyết các vấn đề bắt buộc mà công ty có thể gặp phải Các chi phí liên quan đến những động cơ này bao gồm chi phí mô giới, sự thiếu hụt trong đầu tư do thiếu thanh khoản và chi phí công ty (Miller và cộng sự, 1966; Miller, 1977) Các công ty giữ lượng tiền mặt nhiều có thể tránh được những rủi ro về thiếu hụt đầu tư, tuy nhiên việc nắm giữ lượng tiền mặt nhiều sẽ có ảnh hưởng xấu đến thuế, chi quá mức và tỷ suất lợi nhuận thấp do tỷ lệ thanh khoản cao (Opler và cộng sự, 1999; Harford, 1999), bên cạnh đó cũng có nguy cơ bị chiếm hữu cao

2.1.1 Động cơ chí phí giao dịch

Lý thuyết đánh đổi của cấu trúc vốn được đưa ra bởi Miller (1977), giải thích vì sao các doanh nghiệp thưởng sử dụng nợ và vốn chủ sở hữu trong chính sách tài chính, trong mô hình này giá trị của công ty là sự tối ưu giữa việc cân bằng chi phí và lợi ích tương ứng với chính sách nợ và vốn chủ sở hữu Để đạt được mức tối ưu của cấu trúc vốn khi công ty đạt mức tối ưu về giá trị thị trường, công ty phải có chính sách đòn cân nợ để có được mức cân bằng giữa chi phí cổ tức và các chi phí khác như khủng khoảng về tài chính hoặc phá sản Tài sản thanh khoản (liquid assets) có thể làm giảm rủi ro của việc khủng hoảng về tài chính của công ty, tuy nhiên nó có đi kèm với một khoản chi phí nhất định (Keynes, 1936).Tối ưu về lượng tiền mặt nắm giữ là một mô hình mở rộng của lý thuyết đánh đổi, gọi là mô hình chi phí giao dịch (transaction cost model) Trong hình 1 bên dưới, cho thấy được lợi ích biên và chi phí của việc nắm giữ tiền mặt, trong trường hợp tối ưu thì lợi ích biên phải ngang với chi phí biên của việc nắm giữ tiền mặt và những nhà quản lý sẽ phải thực hiện đánh giá giá trị của tài sản thanh khoảng (liquid assets) để có thể giảm bớt những tài sản này (Opler, T Pinkowitz, L Stulz, R và Williamson, R., 1999)

Hình 2-1: Mô hình chi phí giao dịch (Transaction cost model) (Opler, 1999)

Theo như nghiên cứu của Opler (1999) của 1048 công ty tại Mỹ với dữ liệu từ năm 1971 đến 1994, đã cho thấy chính sách nắm giữ tiền mặt của công ty tùy thuộc vào cơ hội phát triển, quy mô công ty, chi cổ tức và chi phí đầu tư Kết quả cho thấy rằng công ty lớn thì thường có tài sản thanh khoản thấp hơn, điều này có thể được lý giải khi họ có cơ hội tiếp cận thị trường vốn tốt hơn và ít phụ thuộc vào tài sản thanh khoản của công ty Bên cạnh đó, Gill (2012) đã kiểm chứng các yếu tố tác động đến vốn lưu động ròng, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty sản xuất tại Canada như tỷ số giá trị trường trên giá sổ sách, vốn lưu động ròng, đòn cân nợ, quy mô công ty, số lượng thành viên hội đồng quản trị, CEO Bên cạnh đó, môi trường pháp lý được chứng minh có sự tác động mạnh đến lượng tiền mặt công ty nắm giữ (Ferreira và cộng sự, 2004)

2.1.2 Động cơ phòng ngừa rủi ro (precautionary motive)

Sự bất cân xứng thông tin giữa những bên có liên quan (stakeholders) có thể tạo ra những chi phí cho công ty và điều này lý giải cho việc nắm giữ tiền mặt quá nhiều thay vì một khoản tiền mà tối đa hóa giá trị cổ đông (Kim, Mauer, Sherman, 1998)

Những công ty không nắm giữ tài sản thanh khoản và đã từng trải qua việc thiếu hụt dòng tiền có thể tránh đầu tư những dự án có NPV dương, và những công ty này có xu hướng giữ lượng tiền mặt nhiều đề ngăn chặn chi phí của khủng hoảng tài chính có thể xảy ra (Opler và cộng sự 1994) Bên cạnh đó, sự bất cân xứng thông tin làm cho các công ty tuân theo chính sách ngân quỹ an toàn khi họ xác định các chính sách tài chính (Myers và cộng sự, 1984) Theo lý thuyết này, các công ty thường ưu tiên các nguồn ngân sách theo trình tự từ nội bộ đến bên ngoài, từ nợ đến vốn chủ sỡ hữu và đây được xem là cách tối ưu về chí phí tài chính nhất

Qua hai lý thuyết liên quan đến lợi ích chủ yếu của việc nắm giữ tiền mặt của công ty, ta nhận thấy rằng công ty quản lý rủi ro bằng nguồn vốn lớn, tính thanh khoản cao và linh hoạt Đối với các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, nhu cầu đầu tư cao thì việc tiếp cận đến nguồn vốn là rất quan trọng, hay nói cách khác, các quyết định của doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến lượng tiền mặt mà Doanh nghiệp nắm giữ

Chính vì vậy, sự nghiên cứu về sự tác động của môi trường kinh doanh, cụ thể là sự ảnh hưởng của tham nhũng đến chính sách tiền mặt của Doanh nghiệp là cần thiết

2.1.3 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp tác động đến việc nắm giữ tiền mặt (Cash holding)

Có nhiều các lý thuyết cũng như nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố có tác động đến việc nắm giữ tiền mặt, cụ thể như mô hình cân bằng tĩnh (Static tradeoff model) được xem như mô hình chính để xác định việc năm giữ tiền mặt (Opler và cộng sự, 1999) Các biến bên dưới thể hiện sự ảnh hưởng đến việc lượng tiền mặt được nắm giữ trong các doanh nghiệp

Tỷ lệ nợ (debt rating)

Những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ được cho rằng có thể tiếp xúc tốt hơn với thị trường vốn (Opler và cộng sự, 1999), vì vậy những doanh nghiệp này được kỳ vọng giữ lượng tiền mặt ít

Vốn lưu động ròng (Net Working Capital)

Shleifer và Vishny (1992) cho thấy rằng các công ty phải đối mặt với chi phí giao dịch đáng kể khi buộc phải bán tài sản của công ty Do đó, tài sản hiện hữu của các công ty thường là có lượng tiền mặt cao hơn (Opler và cộng sự, 1999) Mặt khác, các công ty có tài sản có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt thì có thể huy động vốn với chi phí thấp hơn Những tài sản này được xem như thay thế các khoản tiền mặt Vốn lưu động ròng được xem là một đại diện cho các khoản thay thế tiền mặt (Opler và cộng sự, 1999; Ferreira và Vilela, 2004; Bates và cộng sự, 2009) Cụ thể, Bates và cộng sự (2009) nhận thấy rằng vốn lưu động ròng giải thích phần lớn sự thay đổi về số tiền nắm giữ trong mẫu nghiên cứu của họ

Như đề cập bên trên, các doanh nghiệp có thể chuyển đổi tài sản thành tiền mặt với chi phí thấp để tăng quỹ tiền, theo như vậy, các công ty có thể gia tăng quỹ bằng cách chi trả cổ tức thấp hoặc không chi trả (Opler và cộng sự, 1999; Bates và cộng sự, 2009)

Các cơ hội đầu tư (Investment opportunities)

Khi các Doanh nghiệp thiếu hụt tiền mặt thì có thể dẫn đến việc từ bỏ các dự án có

NPV tốt Chính vì chi phí cơ hội của việc đánh mất cơ hội đầu tư cho một dự án tiềm năng cao, do đó các Doanh nghiệp thường có xu hướng gia tăng lượng tiền mặt nắm giữ (Dittmar, 2003)

Quy mô Doanh nghiệp (Size)

Các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy rằng quy mô của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc quyết định lượng tiền mặt nắm giữ tại doanh nghiệp

Theo như nghiên cứu của Frazer (1994) và Volgel, Maddala (1967) cho thấy những công ty lớn thường có tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản thấp Chính vì các chi phí cố định đáng kể của việc liên quan đến việc phát hành cổ phiếu ra bên ngoài, vì vậy làm ngăn cản cho doanh nghiệp có thể gia tăng quỹ tiền mặt từ nguồn bên ngoài Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã cho thấy về sự tương quan giữa quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ tiền mặt (Mulligan, 1997)

Sự biến động của dòng tiền (Cash flow volatility)

Khi một công ty không đảm bảo về dòng tiền sẽ phát sinh thì khả năng thiếu thanh khoản sẽ cao hơn Khi doanh nghiệp đối mặt với vấn đề khủng hoảng về dòng tiền, doanh nghiệp đó có thể sẽ mất đi những cơ hội đầu tư tốt hoặc không thể duy trì được hoạt động hiện tại của doanh nghiệp Khủng hoảng về dòng tiền thì xảy ra ở khắp nơi trên thế giới nhất là những doanh nghiệp có dòng tiền không ổn định Như vậy, các doanh nghiệp với sự biến động cao về dòng tiền, thường sẽ có lượng tiền mặt cao hơn (Opler và cộng sự, 1999; Bates và cộng sự, 2009)

Chi phí đầu tư tài sản cố định (Capital Expenditures)

Các lý thuyết cơ bản

2.2.1 Lý thuyết về tham nhũng (corruption)

Tham nhũng được định nghĩa bởi Barhan (1997, trg 3) là “Hành vi nhân viên chính quyền vì lợi ích cá nhân”, điều này được thể hiện dưới nhiều hình thức rất khác nhau như việc hối lộ, tống tiền, gian lận, trục lợi cá nhân, và điều này được xem như vấn đề về thể chế cho dù vấn đề này xảy ra ở khía cạnh chính trị, kinh tế, cá nhân hay về văn hóa (Lou, 2014)

Tham nhũng được quan tâm sâu sắc như là một sự cản trở lớn cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế, sự thịnh vượng của con người Vấn đề này tạo ra một hệ thống khuyến khích các hành vi không minh bạch cho cả cán bộ chính quyền và người dân, và có nguy cơ bóp méo thị trường kinh doanh (Rose-Ackerman S , 2004; Shleifer và cộng sự, 1993) Lý thuyết này được chứng tỏ ở mức độ vĩ mô khi có sự tác động tiêu cực đến việc đầu tư, và dẫn đến làm tổn hại cho sự phát triển kinh tế và việc làm (Mauro, 1995), nhận định này cũng đồng nhất với các nghiên cứu sau này của Brunetti và Weder (1998), Lambsdorff và Cornelius (2000), Doh và Teegen (2003) Và theo như nghiên cứu của Lambsdorff (2003), có sự tác động trực tiếp của tham nhũng đến dòng tiền và hoạt động đầu tư Tuy nhiên một số lý thuyết khác lại rằng tham nhũng mang lại nhiều lợi ích trong việc tác động đến những thay đổi trong chính sách hoặc sự quản lý của các tổ chức quan liêu, thông qua khoản hối lộ (“grease money”) (Huntington, 1968; Leys, 1965; Leff, 1964)

Tham nhũng chính quyền (political corruptions) là một vấn đề phổ biến trong các nền kinh tế, kể cả ở các nước có mức độ tham nhũng thấp như Hoa Kỳ, một nghiên cứu của ngân hàng thế giới (The World Bank’s Enterprise, 2014) ở 135 quốc gia với 130,000 doanh nghiệp cho thấy rằng, xấp xỉ 20% doanh nghiệp đều đã từng phải chi trả một khoản tiền cho quan chức, khoản trả thêm này (additional payment) thường được yêu cầu khi thực hiện xin giấy phép hoạt động, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy phép xây dựng, các dự án nhà nước hoặc khi có những hoạt động của cơ quan chính quyền Chính vì sự phổ biến của vấn đề này trong các nền kinh tế, đặc biệt hơn khi Việt Nam, có xếp hạng mức độ tham nhũng cao, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu gần đây thể hiện rõ sự tương quan của tham nhũng ảnh hưởng đến chính sách tài chính doanh nghiệp

2.2.2 Sự tác động của tham nhũng đến chính sách tài chính doanh nghiệp

Dưới môi trường kinh doanh không minh bạch và có sự tham nhũng của cơ quan chính quyền, các công ty thường giảm khả năng thanh khoản (liquidity) bằng cách giảm khả năng chi trả cho nhân viên chính quyền cũng như để giảm sự nghi vấn trên vấn đề này bằng cách tăng đòn bẫy nợ (leverage) (Stulz, 2005)để thể hiện vấn đề khan hiếm vốn của doanh nghiệp Vì vậy, có thể nhận định rằng doanh nghiệp dùng chính sách tài chính để phản ứng lại cũng như làm giảm sự ảnh hưởng của tham nhũng đến công ty, nhận định này cũng đồng nhất với lý thuyết về các yếu tố quyết định đến tính thanh khoản và chính sách nợ của công ty (Kim, Mauer, Sherman, 1998)

Mặt khác, tham nhũng cũng được xem xét ở cấp độ quốc gia như một yếu tố để thúc đẩy kinh tế (Jian, Nie, 2014), tham nhũng như là một công cụ để giảm bớt áp lực của sự quan liêu, sự trì hoãn của chính quyền trong môi trường kinh doanh với những tiêu cực về mặt thể chế Với số tiền bôi trơn này (“grease money”) sẽ giúp doanh nghiệp tránh những khoảng phát sinh mới (“newness”) hoặc khoản tiền nhỏ (“smallness”) được yêu cầu bởi bộ máy chính quyền quan liêu, chính điều này cho phép những doanh nhân có phát triển các mối quan hệ thuận lợi với nhân viên hữu trách để gia tăng tính hợp pháp trong công việc cũng như giảm sự thất bại trong kinh doanh (Stinchcombe, 1965) Cụ thể, trong nghiên cứu của Ayaydin và Hayaloglu (2014) phân tích về sự liên hệ giữa tham nhũng và sự tăng trưởng của 41 nhà máy sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả cho thấy có sự tác động tích cực của việc chi trả một khoản tiền hối lộ cho cán bộ chính quyền đến sự tăng trưởng của công ty, sự ưu tiên tiếp cận các nguồn tiền bên ngoài (ưu đãi về các khoản vay) được xem như là một nguyên nhân quan trọng để công ty hối lộ cơ quan chức năng (Johnson, Mitton, 2003) Khi công ty đối mặt với những rào cản trong việc tiếp cận nguồn vốn bên ngoài, họ sẽ dự trữ tiền mặt nhiều hơn để dự trù cho những khó khăn có thể gặp phải có ảnh hưởng đến việc kinh doanh và giúp cho họ tránh khỏi rủi ro từ bỏ cơ hội kinh doanh trong tương lai (Tim Opler và cộng sự, 1999; Heitor Almeida và cộng sự, 2004); Bates và cộng sự, 2009) Qua đó ta có thể nhận định rằng, các công ty có thể sẽ gia tăng lượng tiền mặt nhiều hơn dưới một môi trường kinh doanh có sự tham nhũng của cơ quan chính quyền

Qua những phân tích trên, cho ta thấy rằng tham nhũng trong môi trường kinh doanh có thể tác động đến các hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là tác động đến chính sách tài chính của doanh nghiệp thông qua chính sách nắm giữ tiền mặt và tỷ lệ nợ

Chính vì vậy, nghiên cứu này sẽ xây dựng mô hình tác động của tham nhũng đến chính sách tài chính của doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành tại Việt Nam, để làm rõ hơn về sự ảnh hưởng này, khi Việt Nam được xem là nước có chỉ số tham nhũng cao trên thế giới.

Các nghiên trước đây

Nghiên cứu của Jared tập trung về tìm ra sự ảnh hưởng tác động của tham nhũng của từng tiểu bang tại Mỹ đến chính sách tài chính của doanh nghiệp, cụ thể tác động đến chính sách tiền mặt và tỷ lệ nợ trong công ty, từ đó xác định được cách doanh nghiệp phản ứng lại với môi trường kinh doanh tham nhũng

Dữ liệu của nghiên cứu này được thu thập với toàn bộ công ty được thành lập tại Mỹ, kể cả công ty đã đóng cửa Trong đó khi thực hiện nghiên cứu, tác giả đã loại bỏ những công ty tài chính và công ty dịch vụ tiện ích bởi vì chỉ số thanh khoản được liên bang yêu cầu ở một tỷ lệ nhất định, do đó những công ty này không phù hợp với nghiên cứu về sự tác động của tham nhũng Và tổng cộng, dữ liệu được đưa vào nghiên cứu có được từ 14,537 công ty riêng lẽ với 122,304 năm hoạt động

Dữ liệu tham nhũng được lấy từ bộ phân tư pháp của các tiêu bang, được báo cáo hàng năm từ Sở tư pháp của Mỹ (DOJ) cho 94 tiểu bang ở Hòa Kỳ Chỉ số tham nhũng ở mức độ công ty được lấy từ chỉ số tham nhũng của tiểu bang nơi trụ sở chính của công ty được đặt

Nghiên cứu được xây dựng dựa trên sự tác động của sự tham nhũng đến chính sách quản lý tiền mặt cũng như chính sách nợ của công ty, mô hình được thêm vào các biến quan sát để làm rõ hơn sự tác động đến chính sách tài chính của doanh nghiệp:

Tỷ lệ sỡ hữu tiền mặt (cash/total asset) = f(tham nhũng, HHI, giá trị thị trường/giá trị sổ sách (PB), đòn bẫy nợ, dòng tiền, vốn lưu động ròng, chi phí đầu tư tài sản, size, R&D, Acquisition, CF Sigma, chia cổ tức, Negative NI, R&D Missing Dummy)

Tỷ lệ sỡ hữu tiền mặt (cash/total asset) = f(tham nhũng, giá trị thị trường/giá trị sổ sách (PB), đòn bẫy nợ, dòng tiền, vốn lưu động ròng, chi phí đầu tư tài sản, size, chia cổ tức)

Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty có trụ sở chính tại các tiểu bang có mức độ tham nhũng cao thường có tỷ lệ nắm giữ tiền mặt thấp và tỷ lệ nợ cao hơn so với các công ty có trụ sợ đặt ở tiểu bang có sự tham nhũng thấp Với kết quả này hỗ trợ đồng nhất với giả thuyết bảo vệ (shielding) mà Jared đặt ra trong nghiên cứu, các công ty có xu hướng giảm tính thanh khoản bằng việc giảm lượng tiền mặt và tăng tỷ lệ nợ để tránh những hành vi tham nhũng của nhân viên chính quyền

Nghiên cứu cho thấy rằng, môi trường cạnh tranh thiếu tính lành mạnh, sự tham nhũng từ các cơ quan chức năng, cán bộ chính quyền có những tác động đến chính sách quản lý của doanh nghiệp Thay đổi trong cơ cấu chính sách tài chính cũng tạo ra những khó khăn cũng như rào cản trong việc phát triển của doanh nghiệp tổ chức Đây là nghiên cứu thực nghiệm để làm bước đệm của nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tham nhũng đến doanh nghiệp, tỉnh thành hoặc sự phát triển của quốc gia ở những nền kinh tế khác nhau

Nghiên cứu tập trung vào sự ảnh hưởng của tham nhũng tác động lên đầu tư tư nhân, việc làm và thu nhập đầu người của từng tỉnh thành Qua đó cung cấp cho các chính quyền địa phương kết quả thực nghiệm và các lợi ích để khuyến khích các nhà lãnh đạo đấu tranh với tham nhũng giúp cho môi trường kinh doanh trở nên minh bạch hơn và tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển một cách tốt nhất

Nghiên cứu này thực hiện dựa trên 3 nguồn dữ liệu chính:

- Dữ liệu của doanh nghiệp được điều tra hàng năm từ Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) Dữ liệu này cung cấp thông tin về loại hình sở hữu doanh nghiệp thông qua tài sản cố định, để đo lường khu vực đầu tư tư nhân ở cấp tỉnh dưới sự ảnh hưởng của Tham nhũng

- Dữ liệu thứ hai là khảo sát thu nhập bình quân đầu người từ năm 2002 bởi GSO (VHHLSS) Dữ liệu này cung cấp được thu nhập bình quân đầu người của từng tỉnh thành, và dữ liệu này cần thiết cho nghiên cứu khi mục tiêu của nghiên cứu đến sự ảnh hưởng của tham nhũng tác động lên thu nhập bình quân của người dân trong từng tỉnh thành

- Dữ liệu thứ ba của nghiên cứu là Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được phát triển bởi Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) Trong đó tác giả lấy dữ liệu từ ba câu hỏi trong bảng khảo sát PCI làm dữ liệu cho biến Tham nhũng trong nghiên cứu Tương ứng với các biến: Sự phổ biến của tham nhũng

(Prevalence), Gánh nặng của tham nhũng (Burden) và khả năng dự báo của Tham nhũng (Predict)

Các dữ liệu được đưa vào nghiên cứu từ năm 2006 đến năm 2012

Trong đó biến Corr, tác giả cho phương trình chạy lag biến Sự phổ biến của tham nhũng (Prevalence) hoặc Gánh nặng của tham nhũng (Burden) để đánh giá sự ảnh hưởng của từng biến lên các biến phụ thuộc, bên cạnh là biến Predict Trong đó, các biến còn lại là các biến kiểm soát của mô hình

Kết quả của nghiên cứu đưa ra những kết quả thực nghiệm cho từng tỉnh thành, cụ thể:

- Nếu Sự phổ biến của tham nhũng giảm 1%, tức là số lượng doanh nghiệp phải chi trả những khoản phí không chính thức giảm 1% thì khối đầu tư tư nhân có thể tăng lên 3.7% Bên cạnh đó, nếu gánh nặng của tham nhũng (những doanh nghiệp chi trả quá 10% lợi nhuận) giảm đi 1% thì khối đầu tư tư nhân sẽ tăng 6.4%, bên cạnh đó tỷ lệ gia tăng việc làm cũng tăng tương ứng 1% đến 1.8%

- Mặt khác, cùng một mức độ tham nhũng, tuy nhiên những nơi có khả năng dự báo của tham nhũng cao, tức là dùng một khoản phí không chính thức để dự báo đạt được một kết quả như mong muốn, thì có tương quan thuận với việc đầu tư tư nhân cũng như số việc làm tạo ra tại tỉnh thành đó

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu cho nghiên cứu

3.1.1 Các dữ liệu tài chính của Doanh nghiệp

Dữ liệu dành cho nghiên cứu được thu thập từ 2 nguồn chính Đầu tiên là các chỉ số trong báo cáo thường niên của các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE không bao gồm các công ty trong lĩnh vực tài chính, các báo cáo được niêm yết trên các trang tài chính tại Việt Nam như:

 https://www.vndirect.com.vn/

Trong đó, dữ liệu được đưa vào nghiên cứu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán từ 2013 về 2008, để đảm bảo dữ liệu có sự thay đổi qua các năm phù hợp với nghiên cứu khi theo dõi sự thay đổi qua các năm Nguồn dữ liệu này cung cấp thông tin để đánh giá có sự thay đổi của các chính sách tài chính trong doanh nghiệp dưới sự tác động của tham nhũng từ môi trường kinh doanh ở từng địa phương

3.1.2 Dữ liệu về chỉ số tham nhũng

Theo các nghiên cứu trước đây ở Mỹ, tham nhũng được đo lường thông qua dữ liệu của sở tư pháp (DOJ) về số lượng nhân viên quan chức tham nhũng của 94 bang tại

Hoa Kỳ (Smith, 2016), đo lường này cũng tương đồng với Butler, Fauver, và Mortal (2009) khi đo lường tham nhũng ảnh hưởng của tham nhũng chính quyền địa phương đến giá và rủi ro trái phiếu

Tại Việt Nam, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) được hợp tác nghiên cứu và trợ giúp của Cơ quan hợp tác Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ US-Aid, đã xác định các chỉ số (indicators) để đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh, đó chính là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh "Provincial Competitiveness Index" Nó được công bố thí điểm lần đầu tiên vào năm 2005 gồm tám chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam

Dữ liệu trong bảng khảo sát này bao gồm hầu như tất cả các khía cạnh của môi trường kinh doanh các tỉnh và phản ánh chất lượng của chính quyền địa phương, bao gồm cả tham nhũng Cụ thể, 3 biến dùng để đo lường tham nhũng trong khảo sát này là:

Q1 Câu 9, phần D của khảo sát PCI: Bạn có đồng ý với nhận định sau không? “Các doanh nghiệp trong ngành của tôi thường phải trả thêm các khoảng chi phí không chính thức” Phần trăm các doanh nghiệp trả lời “đồng ý” hoặc “rất đồng ý” được sử dụng làm biến đo lường sự phổ biến của tham nhũng (Prelavence of corruption) tại từng tỉnh thành

Q2 Câu 10, phần D của khảo sát PCI: Trung bình, bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập của doanh nghiệp cùng ngành kinh doanh như doanh nghiệp bạn phải bỏ ra hang năm để chi các khoảng không chính thức cho cán bộ nhà nước? Phần trăm những doanh nghiệp trong tỉnh trả lời rằng từ 10% trở lên được dùng làm dữ liệu như biến đo lường gánh nặng của tham nhũng (Burden of corruption) đối với doanh nghiệp ở các tỉnh thành

Q3 Câu 11, phần D của khảo sát PCI: Nếu một doanh nghiệp đã chi khoản chi không chính thức, công việc có được giải quyết đúng như họ mong muốn không? Có 5 sự lựa chọn cho câu hỏi này đó là (1) Luôn luôn; (2) Trong hầu hết các trường hợp; (3) Thỉnh thoảng; (4) Hiếm khi; (5) Không bao giờ Những công ty trả lời với hồi đáp Luôn luôn hoặc Trong hầu hết các trường hợp, được dùng làm dữ liệu như biến đo lường khả năng dự báo của tham nhũng (Predictability of corruption)

Và dữ liệu từ ba câu hỏi này được đưa vào nghiên cứu này như là biến đo lường tham nhũng ở các tỉnh thành tại Việt Nam, điều này cũng đồng nhất với nghiên cứu sự ảnh hưởng của tham nhũng đến sự phát triển kinh tế của từng tỉnh thành (Vinh, 2016), trong nghiên cứu này tác giả dùng biến ba câu hỏi trên trong khảo sát PCI như là các biến độc lập để đo lường sự tác động của tham nhũng đến biến đầu tư, thu nhập bình quân, việc làm của 63 tỉnh thành tại Việt Nam Do đó trong nghiên cứu này, các biến trên được xem xét đưa vào mô hình nghiên cứu như một biến độc lập phản ánh tình trạng tham nhũng của chính quyền địa phương tác động đến chính sách tài chính doanh nghiệp

Tuy nhiên, câu hỏi Q2 lại đề cập về mức độ của Tham nhũng, tức là chỉ đo lường những doanh nghiệp chi trả chi phí không chính thức trên 10% lợi nhuận của doanh nghiệp, do đó, ta thấy câu hỏi này không phù hợp để đại diện như biến Tham nhũng trong nghiên cứu này

Dữ liệu của khảo sát PCI được lấy từ website: http://www.pcivietnam.org/ từ năm 2008 – 2015 theo từng tỉnh thành Dữ liệu này được thu thập thông qua khảo sát của các doanh nghiệp ở 63 tỉnh thành và được xây dựng, tính toán theo phương pháp chung của việc xây dựng chỉ số PCI (VCCI, 2016)

Mặt khác, các câu hỏi đo lường tham nhũng trong khảo sát PCI đề cập ở trên, cũng đồng nhất về nội dung với các câu hỏi trong khảo sát của World Bank dùng trong các khảo sát nghiên cứu về tham nhũng tại các quốc gia trên thế giới như sau:

Bảng 3-1: Bảng khảo sát Tham nhũng của Ngân hàng Thế giới

Stt Câu hỏi Nội dung khảo sát Câu hỏi trong PCI

1 Tỷ lệ hối lộ (% những doanh nghiệp ít nhất một lần bị yêu cầu một khoản hối lộ)

Khoản chi phí không chính thức

2 Mức độ hối lộ ( % những giao dịch chính thống bị yêu cầu đi kèm những phần quà hoặc chi phí không chính thức

Khoản chi phí không chính thức

3 Phần trăm những công ty dự kiến tặng quà trong cuộc họp với quan chức, cán bộ thuế

Khoản chi phí không chính thức

4 Phần trăm những doanh nghiệp dự kiến sẽ tặng quà

Dự đoán kết quả của việc chi trả chi phí không chính thức

Câu 11, phần D để có những hợp đồng của chính phủ

5 Giá trị của món quà dự kiến tặng để có được hợp đồng chính phủ

Dự đoán kết quả của việc chi trả chi phí không chính thức

6 Phần trăm doanh nghiệp dự kiến tặng quà để có giấy phép hoạt động

Dự đoán kết quả của việc chi trả chi phí không chính thức

7 Phần trăm doanh nghiệp dự kiến tặng quà để có giấy phép nhập khẩu

Dự đoán kết quả của việc chi trả chi phí không chính thức

8 Phần trăm doanh nghiệp dự kiến tặng quà để có giấy phép xây dựng

Dự đoán kết quả của việc chi trả chi phí không chính thức

9 Phần trăm doanh nghiệp dự kiến tặng quà để có kết nối năng lượng (điện)

Dự đoán kết quả của việc chi trả chi phí không chính thức

10 Phần trăm doanh nghiệp dự kiến tặng quà để có kết nối nguồn nước

Dự đoán kết quả của việc chi trả chi phí không chính thức

11 Phần trăm doanh nghiệp dự kiến tặng quà cho cơ quan chính phủ để công việc được hoàn thiện

Dự đoán kết quả của việc chi trả chi phí không chính thức

12 Phần trăm doanh nghiệp nhận định rằng tham nhũng là một trở ngại lớn 13

Phần trăm doanh nghiệp nhận định rằng hệ thống tòa án là một trở ngại lớn

Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, cũng dùng các biến bên trên được xem là phù hợp để đo lường tham nhũng tác động đến chính sách tài chính của doanh nghiệp tại các tỉnh thành ở Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu này

Mô hình và cách đo các khái niệm

Mô hình của nghiên cứu được lấy từ nghiên cứu của Smith (2016) tại Hoa Kỳ, đo lường tác động cua tham nhũng đến chính sách tài chính công ty, theo hai giả thuyết Giả thuyết về tính thanh khoản:

Tỷ lệ sỡ hữu tiền mặt (cash/total asset) = f(tham nhũng, giá trị thị trường/giá trị sổ sách (PB), đòn bẫy nợ, dòng tiền, vốn lưu động ròng, chi phí đầu tư tài sản, size, chia cổ tức)

Giả thuyết đòn cân nợ:

Tỷ lệ nợ (Đòn bẩy tài chính) (Total debt/Total asset) = f(tham nhũng, giá trị thị trường/giá trị sổ sách (PB), tài sản cố định, ln(sales), Altman – Z, EBITDA)

Trong đó các biến được đo lường như sau:

Tỷ lệ tiền mặt (Cash ratio): Tiền và các khoản tương đương tiền/Tổng tài sản Tỷ lệ nợ (Leverage): (Nợ ngắn hặn + Nợ dài hạn)/ Tổng tài sản

Tham nhũng: bao gồm hai biến Sự phổ biến của tham nhũng (Prevalence) và khả năng dự báo của sự thỏa hiệp tham nhũng (Predict) Các dữ liệu này được trích từ báo cáo PCI, trích từ http://www.pcivietnam.org/

Giá trị thị trường/giá trị sổ sách (Market to book): (Giá trị bút toán tài sản – vốn chủ sỡ hữu giá trị bút toán + Vốn chủ sở hữu giá thị trường)/Giá trị bút toán tài sản Đòn bẫy nợ (leverage): Tổng nợ/Tổng tài sản

Dòng tiền (Cash flow): (Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh + chia cổ tức)/Tổng tài sản

Vốn lưu động ròng (Net working capital): (Tài sản ngắn hạn - Tiền mặt – Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản

Chi phí đầu tư tài sản (Capital expenditure): Tỷ lệ của chi phí đầu tư tài sản/Tổng tài sản

Size: Định nghĩ độ lớn của công ty, size = ln(tổng tài sản)

Chi cổ tức: Biến được gán thông số 1 hoặc 0 tương ứng với việc công ty có trả cổ tức hay không vào năm t

Tài sản cố định: Tài sản cố định/Tổng tài sản Ln(sales): logarithm của doanh số (sales)

Altman-Z: Chỉ số dự báo khả năng phá sản sau trong hai năm tới 3.3*(EBIT/Tổng tài sản) +1*(Doanh số/Tổng tài sản) +1.2*(Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản) +1.4*(Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản)

EBITDA: Dòng tiền hoạt động kinh doanh/Tổng tài sản

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được sử dụng với phương pháp phân tích dữ liệu bảng, là sự kết hợp của dữ liệu chéo (cross section) và dữ liệu thời gian (time-series) Dữ liệu bảng được sử dụng ngày càng nhiều trong các nghiên cứu kinh tế, vì nó cung cấp nhiều thông tin hơn, bậc tự do cao hơn và hiệu quả hơn

Bằng việc kết hợp cả các đặc điểm của dữ liệu chéo (Cross Sections) và dữ liệu chuỗi thời gian (Time Series), Baltagi (2005) nêu ra một số lợi thế dưới đây của việc sử dụng Panel Data trong các nghiên cứu: i Vì Panel Data chứa các cá thể khác nhau nên các phân tích có tính đến sự khác biệt đặc trưng (heterogeneity) cho các cá thể ấy Nghiên cứu nếu chỉ sử dụng thuần túy dữ liệu chéo hoặc dữ liệu chuỗi thời gian không kiểm soát sự khác biệt của đặc trưng này vào các mô hình nghiên cứu Ví dụ, trong nghiên cứu của Baltagi và Levin (1992) về cầu đối với thuốc lá ở 46 bang của Mĩ trong giai đoạn 1963 – 1988, cầu được mô hình hóa như là một hàm biến trễ của tiêu dùng, giá của thuốc, và thu nhập Những biến số này thay đổi theo từng bang (chiều không gian) và cả theo thời gian (chiều thời gian) Tuy vậy có thể có nhiều biến khác là không thay đổi theo các bang (gọi là individual-invariant) cũng như không thay đổi theo thời gian (time-invariant) nhưng có ảnh hưởng đến tiêu dùng Ví dụ, trình độ giáo dục hay tôn giáo Bỏ qua các biến số này có thể dẫn đến các ước lượng chệch Dữ liệu mảng có khả năng kiểm soát các biến số không đổi theo chiều không gian và thời gian này vào mô hình – điều mà sử dụng dữ liệu chéo hay dữ liệu thời gian không làm được ii Bằng việc kết hợp cả chiều không gian và thời gian lại với nhau, panel data cung cấp nhiều thông tin hơn, nhiều bậc tự do hơn, hiệu quả hơn, nhưng ít đa cộng tuyến hơn giữa các biến số iii Sử dụng Panel Data là phù hợp hơn cho các nghiên cứu những động lực (hay nhân tố) của thay đổi (dynamics of change) Chẳng hạn các nghiên cứu thu nhập, sự di chuyển của lao động sẽ là tốt hơn nếu sử dụng dữ liệu mảng iv Sử dụng Panel Data có thể đánh giá tốt hơn những tác động mà không thể quan sát thấy nếu sử dữ liệu chéo hay dữ liệu thời gian thuần túy Chẳng hạn, tác động của mức lương tối thiểu lên công ăn việc làm và thu nhập có thể được nghiên cứu chính xác hơn khi chúng ta tính đến sự gia tăng mức lương tối thiểu một cách liên tiếp v Panel Data cho phép chúng ta nghiên cứu các mô hình có hành vi phức tạp

Chẳng hạn trong nghiên cứu kinh tế, các hiện tượng như hiệu quả theo qui mô (economies of scale) hay các thay đổi về mặt công nghệ có thể được đánh giá tốt hơn nếu sử dụng dữ liệu mảng so với sử dụng thuần túy dữ liệu chéo hay dữ liệu thời gian (Cornwell và cộng sự, 1990; Kumbhakar và Lovell, 2000;

Sử dụng dữ liệu bảng có hai ưu điểm lớn như: i) Dữ liệu bảng cho các kết quả ước lượng các của tham số trong mô hình tin cậy hơn; ii) Dữ liệu bảng cho phép chúng ta xác định và đo lường tác động mà những tác động này không thể được xác định và đo lường khi sử dụng sử dụng chéo hoặc dữ liệu thời gian

Với dữ liệu của nghiên cứu được thu thập của các công ty theo từng tỉnh thành và qua nhiều năm khác nhau, chính vì vậy dữ liệu bảng phù hợp cho nghiên cứu này Để ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng, hai mô hình được sử dụng phổ biến là mô hình hồi quy đa biến tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM) và mô hình hồi quy đa biến tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM) Ưu điểm của hai mô hình này là loại bỏ được các tác động không quan sát được và nâng cao giá trị kết quả

3.3.1 Mô hình hồi qui đa biến tác động cố định (FEM)

Nguyên tắc của ước lương tác động cố định được hiểu như sau Để đánh giá tác động nhân quả của các biến độc lập 𝑋 1 và 𝑋 2 lên biến phụ thuộc Y, ước lượng tác động cố định sử dụng sự thay đổi trong 𝑋 1 , 𝑋 2 , và Y theo thời gian Gọi 𝑍 𝑖 kí hiệu cho một biến không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không đổi theo thời gian và vì vậy bao gồm cả phần sai số trong đó Bởi vì 𝑍 𝑖 không thay đổi theo thời gian nên nó không thể gây ra bất kì sự thay đổi nào trong 𝑌 𝑖𝑡 ; Sở dĩ như vậy là vì không thay đổi theo thời gian, 𝑍 𝑖 không thể giải thích bất kì sự thay đổi nào trong 𝑌 𝑖𝑡 theo thời gian Vì vậy, loại trừ tác động cố định của 𝑍 𝑖 lên 𝑌 𝑖𝑡 bằng cách sử dụng dữ liệu sự thay đổi trong 𝑌 𝑖𝑡 theo thời gian

3.3.2 Mô hình hồi quy đa biến tác động ngẫu nhiên (REM)

Trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên, những yếu tố không quan sát được xem như là kết quả của những biến ngẫu nhiên, khác với mô hình ảnh hưởng cố định, những yếu tố không quan sát được xem như là tham số và được ước lượng (Gujarati, 2004)

Ngoài những giả định của mô hình ảnh hưởng cố định, mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) bổ sung thêm giả định là các tác động không quan sát được không tương quan với tất cả các biến độc lập (Gujarati, 2004) Bằng cách thực hiện kiểm định Hausman để kiểm tra giả định này Nếu giả định ảnh hưởng ngẫu nhiên đúng, ước lượng ảnh hưởng ngẫu nhiên giải thích tốt hơn mô hình ảnh hưởng cố định

Hơn thế, mô hình REM còn giúp cho việc kiểm soát những tác động không quan sát được của các công ty khác nhau nhưng không thay đổi theo thời gian Những tác động không quan sát được mang tính đặc thù như lợi thế thương hiệu, chính sách, nguồn nhân lực của công ty

3.3.3 Lựa chọn mô hình cho nghiên cứu

Câu hỏi đặt ra là mô hình nào sẽ là mô hình phù hợp: Pooled OLS, FE hay RE Sự phù hợp của ước lượng tác động ngẫu nhiên và tác động cố định được kiểm chứng trên cơ sở so sánh với ước lượng thô

 Cụ thể, ước lượng tác động cố định được kiểm chứng bằng kiểm định F với giả thuyết 𝐻 0 cho rằng tất cả các hệ số vi đều bằng 0 (nghĩa là không có sự khác biệt giữa các đối tượng hoặc các thời điểm khác nhau) Bác bỏ giả thuyết 𝐻 0 với mức ý nghĩa cho trước (mức ý nghĩa 5% chẳng hạn) sẽ cho thấy ước lượng tác động cố định là phù hợp Đối với ước lượng tác động ngẫu nhiên, phương pháp nhân tử Lagrange (LM) với kiểm định Breusch-Pagan được sử dụng để kiểm chứng tính phù hợp của ước lượng (Baltagi, 2008 trang 319)

Theo đó, giả thuyết 𝐻 0 cho rằng sai số của ước lượng thô không bao gồm các sai lệch giữa các đối tượng var(vi) = 0 (hay phương sai giữa các đối tượng hoặc các thời điểm là không đổi) Bác bỏ giả thuyết 𝐻 0 , cho thấy sai số trong ước lượng có bao gồm cả sự sai lệch giữa các nhóm, và phù hợp với ước lượng tác động ngẫu nhiên

 Kiểm định Hausman sẽ được sử dụng để lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp giữa hai phương pháp ước lượng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên (Baltagi, 2008 trang 320; Gujarati, 2004 trang 652) Giả thuyết 𝐻 0 cho rằng không có sự tương quan giữa sai số đặc trưng giữa các đối tượng (vi) với các biến giải thích 𝑋 𝑖𝑡 trong mô hình Ước lượng RE là hợp lý theo giả thuyết 𝐻 0 nhưng lại không phù hợp ở giả thuyết thay thế Ước lượng FE là hợp lý cho cả giả thuyết 𝐻 0 và giả thuyết thay thế Tuy nhiên, trong trường hợp giả thuyết 𝐻 0 bị bác bỏ thì ước lượng tác động cố định là phù hợp hơn so với ước lượng tác động ngẫu nhiên Ngược lại, chưa có đủ bằng chứng để bác bỏ 𝐻 0 nghĩa là không bác bỏ được sự tương quan giữa sai số và các biến giải thích thì ước lượng tác động cố định không còn phù hợp và ước lượng ngẫu nhiên sẽ ưu tiên được sử dụng.

Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực qua các bước sau:

- Xác định mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu lý thuyết và thu thập các bài báo, tài liệu, nghiên cứu liên quan

- Hệ thống hóa kiến thức về tham nhũng và chính sách tài chính doanh nghiệp

- Xây dựng mô hình nghiên cứu

- Thu thập số liệu cần cho mô hình nghiên cứu

- Tiến hành phân tích, đánh giá kết quả

- Tìm lời giải đáp cho hiện tại

PHÂN TÍCH DIỄN DỊCH KẾT QUẢ

Thông kê mô tả dữ liệu

Dữ liệu được dùng cho nghiên cứu được mô tả như sau:

Bảng 4-1: Thống kê mô tả số lượng quan sát theo từng tỉnh thành province 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Total

Tổng số có 175 doanh nghiệp được đưa vào trong nghiên cứu, trong tổng số 310 Doanh nghiệp niêm yết trên Sàn chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) Các Doanh nghiệp được đưa vào nghiên cứu phải được niêm yết trên sàn từ năm 2013 trở về năm 2008 và có dữ liệu báo cáo tài chính đầy đủ, phù hợp cho nghiên cứu Và các doanh nghiệp này không bao gồm các doanh nghiệp tiện ích, dịch vụ tài chính

Bảng 4-2: Bảng Thống kê mô tả các biến đưa vào nghiên cứu

Variable Obs Mean Std Dev Min Max preva 1274 63.1029 10.25795 40.57971 83.58974 burden 1274 7.065179 3.430172 1.38889 26.5625 predict 1274 60.25304 6.763041 36.47059 87.23404 cashat 1274 1023584 1050764 0000887 54957 levrg 1274 4803281 2095191 0319569 9889243 mtb 1274 9890035 3372759 3180786 4.726212 cf 1274 0273082 136131 -.717407 8012898 nwc 1274 1198893 195157 -.9597225 775943 capexat 1274 -.2417347 5.103298 -177.1925 118845 size 1274 13.91443 1.218622 11.13739 18.79565 dividend 1274 755102 4301956 0 1 lnsale 1274 13.56641 1.305645 9.297802 17.5064 ModAltmanZ 1274 2.188348 1.438075 -1.348143 13.70721 faat 1274 2421114 2 0 9390543 ebitda 1274 0574905 1401756 -.6958687 8012898

Thông qua dữ liệu thống kê cho thấy, trung bình 63% doanh nghiệp đều gặp phải hiện tượng nhũng nhiễu từ các cán bộ cơ quan chính quyền, trong đó hơn 7% doanh nghiệp phải chi trả hơn 10% lợi nhuận của công ty cho các chi phí không chính thức Bên cạnh đó, có đến 60% doanh nghiệp tin tưởng rằng khoản chi phí không chính thức đó có thể giúp công ty đem lại kết quả như mong muốn

Bảng 4-3: Thống kê mô tả Sự phổ biến của Tham nhũng qua các năm (Prevalence) year mean median min max sd

Kết quả cho thấy được rằng, hơn 51% Doanh nghiệp đều gặp phải tình trạng nhũng nhiễu từ cán bộ cơ quan chức năng, trong đó năm 2008 có mức độ cao nhất, lên đến gần 75% Doanh nghiệp đối mặt với Tham nhũng

Bảng 4-4: Thống kê mô tả Sự phổ biến của Tham nhũng qua các tỉnh thành province 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 An Giang 70.97 48.82 40.82 46.15 56.82 47.57 53.06 58.65 BRVT 63.16 54.86 60.36 46.84 58.72 60.68 61.17 67.52 Bac Kan 71.07 72.37 72.06 60.00 52.75 63.41 74.68 Bac Ninh 61.17 56.25 60.75 46.15 54.81 46.15 59.38 70.71

Binh Dinh 56.74 48.54 51.89 58.44 48.65 66.67 60.00 Binh Duong 63.72 55.21 48.68 44.74 46.48 67.31 65.41 Binh Phuoc 73.03 66.07 58.16 47.83 47.71 72.97 68.09 Binh Thuan 47.92 49.22 64.23 40.58 58.18 62.16

Can Tho 65.96 58.78 50.65 47.69 51.26 62.65 54.55 Da Nang 69.70 49.55 54.88 46.63 41.57 53.50 57.09 Dong Nai 65.91 63.59 62.68 46.31 40.60 44.44 67.97 77.84

Gia Lai 63.33 61.34 48.31 47.13 50.67 62.00 74.73 66.35 Ha Noi 82.10 69.29 72.80 69.94 63.45 66.91 71.29 74.50 Hai Duong 58.46 71.14 68.53 51.06 68.38 55.26 69.32 66.03 Hai Phong 74.79 77.47 70.99 66.28 71.49 57.73 70.24 73.68 Hung Yen 54.46 59.41 60.42 54.93 46.97 56.56 69.79 74.73 Khanh Hoa 65.06 64.29 61.26 59.55 52.73 50.35 52.00 69.12 Lam Dong 65.47 73.60 52.13 51.39 58.26 57.62 64.66 64.60 Long An 61.46 53.62 55.29 41.03 54.02 42.98 49.41 54.90 Quang Nam 58.91 50.81 52.63 49.33 57.64 52.45 Quang Ninh 67.80 50.64 50.93 55.88 59.42 50.43 64.52 55.14 Soc Trang 63.64 44.35 50.70 47.69 44.05 41.77 51.43 47.56 Tay Ninh 52.56 46.85 45.26 42.57 60.26 54.63 Thanh Hoa 67.55 62.79 66.67 71.26 66.67 52.90 65.91 71.76

Tp.HCM 83.59 67.21 68.00 49.22 57.82 61.77 70.86 72.55 Vinh Long 57.50 46.77 48.98 47.50 43.00 57.14 47.37 Yen Bai 60.34 51.61 62.50 46.32 55.12 48.05 75.61 69.89

Bảng 4-5: Thống kê mô tả Khả năng dự báo của Tham nhũng qua các năm (Predict) year mean median min max sd

Thống kê cho thấy trung bình hơn 55% các doanh nghiệp đều cho rằng kết quả của việc chi trả một khoản phí không chính thức cho cán bộ cơ quan chức năng luôn như mong đợi

Bảng 4-6: Thống kê mô tả Khả năng dự báo của Tham nhũng qua các tỉnh thành province 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 An Giang 49.38 51.09 38.46 42.00 55.56 65.93 59.46 45.26 BRVT 53.78 59.43 62.11 65.45 63.89 67.31 61.80 65.09 Bac Kan 58.49 58.90 57.14 65.00 55.36 55.71 64.71 Bac Ninh 52.75 65.91 53.85 63.33 72.34 70.00 55.75 67.23

Can Tho 49.18 51.06 53.23 50.00 59.09 60.56 57.29 Da Nang 42.62 47.09 49.64 51.64 68.94 56.79 60.47 Dong Nai 55.56 54.12 48.76 67.82 61.06 72.63 63.96 68.53

Gia Lai 48.15 51.49 36.47 53.97 66.07 71.76 64.47 66.67 Ha Noi 62.09 56.94 63.18 77.59 58.82 66.39 67.03 68.73 Hai Duong 55.86 61.76 60.80 58.02 71.68 74.77 70.32 66.67 Hai Phong 54.63 65.27 71.43 67.77 58.42 75.32 69.68 75.12 Hung Yen 61.90 60.00 52.44 57.14 72.41 67.31 67.47 76.25 Khanh Hoa 46.48 55.26 66.33 59.42 68.42 61.00 62.96 63.79 Lam Dong 51.24 50.89 61.19 60.71 60.00 71.20 62.07 53.62 Long An 39.74 46.08 58.97 60.53 51.72 51.02 53.62 60.00 Quang Nam 41.12 41.00 42.86 50.94 50.41 60.50 Quang Ninh 47.62 58.73 56.32 72.73 54.72 87.23 61.47 66.29 Soc Trang 46.59 44.16 62.00 70.21 55.56 68.97 50.00 69.57 Tay Ninh 40.91 40.48 44.23 51.52 57.35 58.70 Thanh Hoa 50.00 51.35 58.33 52.11 68.97 62.75 66.00 67.23

Tp.HCM 59.79 58.97 54.80 61.20 58.42 62.25 65.02 61.47 Vinh Long 43.88 48.35 49.06 60.71 64.86 52.17 50.00 Yen Bai 55.45 48.08 63.64 72.41 54.64 73.47 66.20 66.67

Ma trận tương quan giữa các biến

Kiểm tra mối quan hệ tương quan của các biến phụ thuộc và các biến giải thích, nhằm kiểm tra điều kiện để phù hợp cho việc thực hiện phân tích hồi quy

Bảng 4-7: Ma trận tương quan giữa biến Tỷ lệ tiền mặt (cashat) và các biến giải thích cashat predict preva mtb levrg cf nwc capexat size devidend cashat 1.0000 predict 0.0115 1.0000 preva -0.0416 0.1751 1.0000 mtb 0.1032 -0.0407 0.0692 1.0000 levrg -0.3143 0.0686 -0.0095 -0.0525 1.0000 cf 0.1471 0.0198 0.0336 0.0647 -0.1059 1.0000 nwc -0.0900 -0.0266 0.0431 -0.0261 -0.4642 -0.0939 1.0000 capexat -0.0368 0.0209 -0.0232 -0.0044 0.0165 0.0083 -0.0011 1.0000 size -0.0275 0.0828 -0.0256 0.2470 0.2681 -0.0491 -0.1346 0.0490 1.0000 dividend 0.2559 -0.0602 -0.0357 0.0773 -0.0864 0.0103 -0.0656 -0.0163 0.0286 1.0000

Bảng 4-8: Ma trận tương quan giữa biến Tỷ lệ nợ (levrg) và các biến giải thích levrg predict preva mtb faat lnsale ModAlt~Z ebitda levrg 1.0000 predict 0.0686 1.0000 preva -0.0095 0.1751 1.0000 mtb -0.0525 -0.0407 0.0692 1.0000 faat -0.0556 -0.0710 0.0422 -0.0004 1.0000 lnsale 0.2913 0.0157 -0.0251 0.2451 -0.0090 1.0000 ModAltmanZ -0.0889 -0.0533 0.0075 0.0937 -0.1179 0.3747 1.0000 ebitda -0.2198 0.0046 0.0278 0.1161 0.2317 0.0497 0.1730 1.0000

Qua kết quả phân tích tương quan, ta nhận thấy các biến có tương quan với nhau, ở mức khá thấp.

Hồi quy OLS

Phương trình hồi quy của biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt và các biến Tham nhũng với bổ sung của các biến kiểm soát (Theo Opler và ctg, 1999; Bates và ctg, 2009)

Bảng 4-9: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt (OLS) cashat Coef Std Err t P>t [95% Conf Interval] predict 0007971 0003949 2.02 0.044 0000224 0015717 preva -.000435 0002597 -1.68 0.094 -.0009445 0000745 mtb 016074 0081205 1.98 0.048 0001429 032005 levrg -.2087761 0148882 -14.02 0.000 -.2379845 -.1795677 cf 0586608 0195608 3.00 0.003 0202856 0970359 nwc -.1369579 0154114 -8.89 0.000 -.1671926 -.1067232 capexat -.0006372 0005113 -1.25 0.213 -.0016402 0003659 size 0027036 0023223 1.16 0.245 -.0018525 0072596 dividend 0485191 0061507 7.89 0.000 0364524 0605858 _cons 1065759 0395952 2.69 0.007 0288964 1842553 tolerance = 77627887 VIF = 1.2881969

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy Sự phổ biến của tham nhũng và khả năng dự báo của tham nhũng tác động lên tỷ lệ sở hữu tiền mặt ở mức độ ý nghĩa thống kê (5% và

10%) Với VIF = 1.288t [95% Conf Interval] predict 0013836 0008055 1.72 0.086 -.0001966 0029638 preva 000168 0005296 0.32 0.751 -.0008709 001207 mtb -.0679001 016437 -4.13 0.000 -.1001469 -.0356533 faat -.0307327 0278835 -1.10 0.271 -.0854356 0239702 lnsale 0642941 0045315 14.19 0.000 0554039 0731842 ModAltmanZ -.0287933 0041183 -6.99 0.000 -.0368727 -.0207139 ebitda -.2787491 0401371 -6.94 0.000 -.3574917 -.2000064 _cons -.3322513 0782515 -4.25 0.000 -.4857682 -.1787344 tolerance = 81436611 VIF = 1.2279489

Kết quả phân tích hồi quy của biến phụ thuộc Đòn cân nợ cho thấy khả năng dự báo của tham nhũng tác động lên đòn cân nợ ở mức có ý nghĩa thống kê (10%), tuy nhiên sự phổ biến của Tham nhũng lại không thể hiện sự tác động đến biến phụ thuộc Đòn cân nợ ở mức có ý nghĩa thống kê.

Hồi quy bảng theo ước lượng ngẫu nhiên (REM)

Bảng 4-11: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt (REM) cashat Coef Std Err z P>z [95% Conf Interval] predict 0002327 0003246 0.72 0.473 -.0004034 0008689 preva -.0003362 0002072 -1.62 0.105 -.0007424 00007 mtb 0116983 0075505 1.55 0.121 -.0031004 0264969 levrg -.2415597 0198205 -12.19 0.000 -.2804071 -.2027123 cf 0569524 0152326 3.74 0.000 0270971 0868078 nwc -.2248915 0164509 -13.67 0.000 -.2571347 -.1926483 capexat 0001997 0003841 0.52 0.603 -.0005532 0009526 size 0062923 0037888 1.66 0.097 -.0011337 0137183 dividend 0177227 0056565 3.13 0.002 0066362 0288093 _cons 138735 0527728 2.63 0.009 0353021 2421678

Bảng 4-12: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Đòn cân nợ (levrg) (REM) levrg Coef Std Err z P>z [95% Conf Interval] predict -.0003064 0004684 -0.65 0.513 -.0012245 0006117 preva -.0007136 0002963 -2.41 0.016 -.0012943 -.0001329 mtb 0125054 0110745 1.13 0.259 -.0092002 0342109 faat 069631 0273307 2.55 0.011 0160639 1231981 lnsale 0504993 0052592 9.60 0.000 0401916 0608071 ModAltmanZ -.0541857 0047834 -11.33 0.000 -.0635611 -.0448104 ebitda -.0605682 0223793 -2.71 0.007 -.1044308 -.0167056 _cons -.0478708 0744525 -0.64 0.520 -.1937951 0980534

Kết quả trên mô hình hồi qui với ước lượng ngẫu nhiên (REM) cho thấy các biến độc lập không giải thích được sự tác động lên các biến phụ thuộc ở mức có ý nghĩa thống kê, vì vậy phương pháp hồi qui này không phù hợp cho việc phân tích kết quả trong nghiên cứu này

Hồi quy bảng theo ước lượng cố định (FEM)

Bảng 4-13: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt (FEM) cashat Coef Std Err t P>t [95% Conf Interval] predict -4.60e-06 0003436 -0.01 0.989 -.0006787 0006695 preva -.0002943 0002103 -1.40 0.162 -.0007069 0001184 mtb 0096358 0078524 1.23 0.220 -.0057717 0250433 levrg -.2593842 0245393 -10.57 0.000 -.3075338 -.2112345 cf 0564946 0153032 3.69 0.000 0264675 0865217 nwc -.2602094 0181854 -14.31 0.000 -.2958918 -.2245271 capexat 0003996 0003846 1.04 0.299 -.0003551 0011542 size 0126483 0058629 2.16 0.031 0011444 0241521 dividend 0107603 0058584 1.84 0.067 -.0007348 0222554

Bảng 4-14: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Đòn cân nợ (levrg) (FEM) levrg Coef Std Err t P>t [95% Conf Interval] predict -.0004416 0004674 -0.94 0.345 -.0013587 0004755 preva -.0008606 0002931 -2.94 0.003 -.0014356 -.0002856 mtb 0227818 0110892 2.05 0.040 0010232 0445404 faat 0922918 0288836 3.20 0.001 035618 1489656 lnsale 0463414 0058316 7.95 0.000 0348989 0577838 ModAltmanZ -.0639465 0053223 -12.01 0.000 -.0743896 -.0535034 ebitda -.0412116 0221305 -1.86 0.063 -.0846347 0022115 _cons 029984 0799698 0.37 0.708 -.1269282 1868962

Kết quả trên của mô hình hồi qui với ước lượng cố định (FEM) cho thấy các biến độc lập không giải thích được sự tác động lên các biến phụ thuộc ở mức có ý nghĩa thống kê, vì vậy phương pháp hồi qui này không phù hợp cho việc phân tích kết quả trong nghiên cứu này

Kiểm định OLS và REM bằng Lagrange

Ta có kể quả kiểm định như sau cho biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt trong doanh nghiệp

Hình 4-1: Kết quả kiểm định Lagrange cho phương trình tỷ lệ tiền mặt (cashat)

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity Ho: Constant variance

Variables: fitted values of cashat chi2(1) = 276.94

Kết quả cho thấy P_Value = 0.0000t [95% Conf Interval] predict 0007971 0003905 2.04 0.041 0000309 0015632 preva -.000435 0002515 -1.73 0.084 -.0009285 0000584 mtb 016074 0102597 1.57 0.117 -.0040539 0362019 levrg -.2087761 0172132 -12.13 0.000 -.2425456 -.1750065 cf 0586608 020232 2.90 0.004 0189689 0983527 nwc -.1369579 0196169 -6.98 0.000 -.1754432 -.0984727 capexat -.0006372 0001695 -3.76 0.000 -.0009697 -.0003047 size 0027036 0023967 1.13 0.260 -.0019984 0074055 dividend 0485191 0052741 9.20 0.000 0381721 0588662 _cons 1065759 0410236 2.60 0.009 0260941 1870576

Kết quả kiểm định Lagrange cho biến phụ thuộc Đòn cân nợ:

Hình 4-2: Kiểm định Lagrange cho phương trình Đòn cân nợ (levrg)

Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity Ho: Constant variance

Variables: fitted values of levrg chi2(1) = 2.56

Kết quả cho thấy P_Value = 0.1098 >0.05 vì vậy chấp nhận giả thuyết 𝐻 0 , không có sự thay đổi phương sai giữa các đối tượng và thời điểm, vì vậy OLS hay REM đều phù hợp cho mô hình nghiên cứu.

Ngày đăng: 09/09/2024, 01:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2-1: Mô hình chi phí giao dịch (Transaction cost model) (Opler, 1999) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Hình 2 1: Mô hình chi phí giao dịch (Transaction cost model) (Opler, 1999) (Trang 21)
Hình 2-2: Kết quả nghiên cứu của Vinh (2016) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Hình 2 2: Kết quả nghiên cứu của Vinh (2016) (Trang 32)
Bảng 3-1: Bảng khảo sát Tham nhũng của Ngân hàng Thế giới - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 3 1: Bảng khảo sát Tham nhũng của Ngân hàng Thế giới (Trang 36)
Bảng 4-1: Thống kê mô tả số lượng quan sát theo từng tỉnh thành - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 4 1: Thống kê mô tả số lượng quan sát theo từng tỉnh thành (Trang 44)
Bảng 4-2: Bảng Thống kê mô tả các biến đưa vào nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 4 2: Bảng Thống kê mô tả các biến đưa vào nghiên cứu (Trang 45)
Bảng 4-3: Thống kê mô tả Sự phổ biến của Tham nhũng qua các năm (Prevalence) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 4 3: Thống kê mô tả Sự phổ biến của Tham nhũng qua các năm (Prevalence) (Trang 46)
Bảng 4-4: Thống kê mô tả Sự phổ biến của Tham nhũng qua các tỉnh thành - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 4 4: Thống kê mô tả Sự phổ biến của Tham nhũng qua các tỉnh thành (Trang 46)
Bảng 4-6: Thống kê mô tả Khả năng dự báo của Tham nhũng qua các tỉnh thành - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 4 6: Thống kê mô tả Khả năng dự báo của Tham nhũng qua các tỉnh thành (Trang 48)
Bảng 4-5: Thống kê mô tả Khả năng dự báo của Tham nhũng qua các năm (Predict) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 4 5: Thống kê mô tả Khả năng dự báo của Tham nhũng qua các năm (Predict) (Trang 48)
Bảng 4-7: Ma trận tương quan giữa biến Tỷ lệ tiền mặt (cashat) và các biến giải thích - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 4 7: Ma trận tương quan giữa biến Tỷ lệ tiền mặt (cashat) và các biến giải thích (Trang 50)
Bảng 4-9: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt (OLS) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 4 9: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt (OLS) (Trang 52)
Bảng 4-11: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt (REM) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 4 11: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt (REM) (Trang 53)
Bảng 4-13: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt (FEM) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 4 13: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt (FEM) (Trang 54)
Bảng 4-12: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Đòn cân nợ (levrg) (REM) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 4 12: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Đòn cân nợ (levrg) (REM) (Trang 54)
Bảng 4-14: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Đòn cân nợ (levrg) (FEM) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 4 14: Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc Đòn cân nợ (levrg) (FEM) (Trang 55)
Bảng 4-15: Kết quả hồi qui đối với biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt với option robust - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 4 15: Kết quả hồi qui đối với biến phụ thuộc Tỷ lệ tiền mặt với option robust (Trang 56)
Bảng 4-17: Kết quả phân tích hồi qui cho biến phụ thuộc Đòn cân nợ - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 4 17: Kết quả phân tích hồi qui cho biến phụ thuộc Đòn cân nợ (Trang 59)
Bảng 1. Trọng số của các chỉ số thành phần - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Ảnh hưởng của tham nhũng đối với chính sách tài chính doanh nghiệp-Một nghiên cứu tại thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh
Bảng 1. Trọng số của các chỉ số thành phần (Trang 71)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN