Lời mở đầuEm xin cảm ơn trường Đại học Nguyễn Tất Thành cùng với các Giảng viên đãgiảng dạy bộ môn Kỹ năng Giao tiếp đã cho em những buổi học vô cùng bổ ích, nhờđó mà em đã cải thiện đượ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNHKHOA KỸ THUẬT THỰC PHẨM VÀ MÔI TRƯỜNG
BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
(HỌC PHẦN 2)Lớp: 22KNGT.D2.03
Tên đề tài: TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
CỦA BẢN THÂN VÀ ĐỀ RA KẾ HOẠCH RÈN
LUYỆN CỤ THỂ
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu PhúcSinh viên thực hiện: Lê Phú TrungMSSV: 2100002250
Khoá: 21Ngành/ chuyên ngành: Công Nghệ Thực Phẩm
Tp HCM, tháng 11 năm 2023
Trang 2Lời mở đầu
Em xin cảm ơn trường Đại học Nguyễn Tất Thành cùng với các Giảng viên đãgiảng dạy bộ môn Kỹ năng Giao tiếp đã cho em những buổi học vô cùng bổ ích, nhờđó mà em đã cải thiện được bản thân rất nhiều cững như là cải thiện theo chiều hướngtốt về các mối quan hệ xung quanh
1
Trang 3Mục Lục
PHẦN I TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP 3
PHẦN II CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỤ THỂ XÂY DỰNG 4
2.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI 4
2.2 KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC TRONG GIAO TIẾP 4
2.3 KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM 5
2.4 KỸ NĂNG TÌM VIỆC 6
PHẦN III TỰ ĐÁNH GIÁ NHỮNG KỸ NĂNG ĐÃ ĐƯỢC HỌC 9
Phần IV KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN ĐỐI VỚI TỪNG KỸ NĂNG 10
Tài Liệu Tham Khảo 11
2
Trang 4PHẦN I TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Kỹ năng giao tiếp là khả năng ứng xử và truyền đạt ý kiến, thông tin một cáchrõ ràng, dễ hiểu đến người khác Bằng cách sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, giọng điệu vàbiểu cảm khuôn mặt để tạo ra sự hiểu biết, tương tác và truyền đạt thông điệp, bêncạnh quan sát, lắng nghe và phản hồi để đạt mục tiêu trong giao tiếp Việc này giúpxây dựng mối quan hệ xã hội, làm việc nhóm và thể hiện sự chuyên nghiệp trongmôi trường công việc
Các yếu tố cấu thành kỹ năng giao tiếp:+ Ngôn ngữ: Sử dụng từ ngữ, cụm từ, ngữ điệu phù hợp để truyền đạt ý kiếnmột cách dễ hiểu
+ Lắng nghe: Kỹ năng giao tiếp liên quan đến khả năng lắng nghe đồng cảmvà tôn trọng người khác Việc lắng nghe tốt giúp tạo sự đồng thuận
+ Góc nhìn: Biết cách đưa ra quan điểm và lập luận một cách chặc chẻ, thuyếtphục để người khác hiểu và chia sẻ quan điểm đó
+ Giải quyết xung đột: Khả năng giải quyết các mâu thuẫn và xung đột tronggiao tiếp giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp
+ Tự tin: Tự tin trong việc diễn đạt ý kiến và ý tưởng của bản thân, không sợtrình bày quan điểm mình và nói chuyện trước đám đông
+ Kiên nhẫn: Kỹ năng giao tiếp bao gồm kiên nhẫn và sự thấu hiểu khi ngườikhác không hiểu hoặc đồng ý ngay lập tức
+ Tương tác xã hội: Khả năng tạo mối quan hệ tốt đẹp và tương tác với mọingười xung quanh
Sự phát triển của công nghệ hiện nay đã góp phần đem lại sự đa dạng về cáchình thức giao tiếp, ví dụ như điện thoại, Mạng xã hội, Điều này tác động đến đờisống mọi người vì mang lại nhiều cơ hội tìm thấy việc làm cho mọi người Một sốngành nghề yêu cầu kỹ năng giao tiếp cao hiện nay như chăm sóc khách hàng, phiêndịch, bán hàng,
3
Trang 5PHẦN II CÁC KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỤ THỂ XÂY DỰNG2.1 CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI
Để quản trị được cuộc đời mình trước hết mình phải hiểu được bản thân mình.Hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân mình cần gì và muốn gì?, năng lực của bản thânnhư thế nào? và tự đánh giá bản thân mình bằng ma trận SWOT Mình phải lãnhđạo được bản thân của mình bằng cách quản lý thời gian, cảm xúc, năng lượng, suynghĩ và đặc biệt là quản lý lời nói của bản thân
Sau khi hiểu được mình thì chúng ta hiểu đời Mình cần phải thiết lập mục tiêucủa cuốc đời mình bằng ma trận SMART Xác định mục tiêu nghề nghiệp của bảnthân, lựa chọn nghề trước hết hãy xem mình có khả năng làm tốt công việc đó haykhông và có đem lại thu nhập cho bản thân không đặc biệt phải đáp ứng được niềmđam mê, ước mơ của bản thân mong muốn
2.2 KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC TRONG GIAO TIẾP
Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng nhận thức về cảm xúc của bản thânmình trong các tình huống và hiểu cảm xúc người khác Quản trị cảm xúc còn đượcxem là cách điều chỉnh các cảm xúc để có thể giữ sự hài hoà giữa các mối quan hệ
Khi mình có khả năng quản lý cảm xúc tốt trước hết phải có chỉ số trí tuệ cảmxúc cao Trí tuệ cảm xúc giúp mình biết cách ứng phó với căng thẳng, và ứng xửvới người khác trong các tình huống
Ví dụ: Bản thân mình khi tức giận lên đến cao trào nếu không biết quản líđược cảm xúc của bản thân mình thường dễ nói ra những lời làm tổn thương ngườikhác Khi bản thân mình đã nói ra những câu nói gây tổn thương đến người đốidiện, đồng nghĩa với việc mối quan hệ của mình và họ sẽ bị ảnh hưởng Do vậy, khibản thân mình biết nghĩ tới cảm xúc của người đối diện và lựa chọn được cách ứngxử phù hợp, bản thân sẽ phát triển được các mối quan hệ lâu dài
Kỹ năng quản lý cảm xúc không có nghĩa là khả năng bẩm sinh mà bản thânmình có được mà cần phải thời gian trải nghiệm và rèn luyện Vì vậy nếu như bảnthân mình cảm thấy mình cần phải cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc thì chúng tanên:
4
Trang 6+ Đầu tiên phải thay đổi suy nghĩ: Cần tĩnh lặng hoặc dừng lại để quan sát vìđây là cách giúp bản thân tiếp cận nguồn năng lực của chính mình, giúp bản thânnắm lấy sự bình tĩnh, tiếp nhận và xử lý thông tin chính xác hơn Ngồi yên lặng mộtmình và để mọi lo âu tan biến kể cả từ bên ngoài và từ trong chính bản thân, tậptrung vào mình, suy nghĩ về chính mình Sau đó nên suy nghĩ về nguyên nhân vàhậu quả sẽ xảy ra,… Cuối cùng là điều chỉnh cảm xúc của bản thân và bộc lộ thốngnhất giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
+ Tiếp theo bùng nổ an toàn: Ngôn ngữ và hành động của mình phải đảm bảoan toàn về thể chất và tinh thần cho bản thân và mọi người xung quanh
+ Cuối cùng là cải tạo hoàn cảnh: Chúng ta cần phải tìm hoàn cảnh, không khímới thay đổi hoàn cảnh hiện có sẽ giúp không khí trở nên thoải mái hơn
Vì vậy kỹ năng quản lý cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong mọi mặt Cầnphải biết điều hoà cảm xúc hành động và cách ứng xử của mình trong cuộc sống cánhân vì những mối quan hệ tốt đẹp mà mình đã có
2.3 KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
Làm việc nhóm là một hình thức thường thấy trong học tập cũng như trongcông việc, là những người có cùng chung mục đích, kế hoạch sẽ làm chung vớinhau Họ cùng tương tác, giúp đỡ, đưa ra ý kiến để phát triển mục đích của mình
Làm việc nhóm càng ngày càng thể hiện được nhiều hơn các thế mạnh của bảnthân mình, đặc biệt là trong thời đại hội nhập hiện nay
Làm việc nhóm được phân thành 2 loại:+ Nhóm chính thức: Được thành lập một cách chính thức bởi tổ chức cho mộtmục đích cụ thể
+ Nhóm không chính thức: Được hình thành bởi những cá nhân để theo đuổinhững mối quan tâm hay nhu cầu của các thành viên
Nguyên nhân mà chúng ta nên làm việc nhóm trong cuộc sống: + Làm việc nhóm giúp tăng sự đoàn kết giữa những người trong cùng một tậpthể Nâng cao tính trách nhiệm, tinh thần đóng góp của mỗi người đối với công việcchung
+ Mỗi thành viên đều có ưu điểm và nhược điểm riêng Khi làm việc chung,ưu điểm của người này sẽ bù lại nhược điểm của người kia, giúp nâng cao hiệu suấttrong công việc
5
Trang 7Các giai đoạn trong để tạo nên nhóm: Hình thành Xung đột Ổn định Phát triển Kết thúc
Kỹ năng làm việc nhóm yêu cầu những thành viên phải có nguyên tắc, biết tôntrọng, chia sẻ cùng nhau và hết lòng vì nhau cũng như trong công việc Nếu khôngbiết làm việc nhóm thì sẽ không thể đảm bảo các công việc diễn ra hoàn thiện tốtđược
Để làm việc nhóm có hiệu quả cần phải: + Phân loại từng thành viên theo tính cách của mỗi người; + Thấu hiểu cho người khác;
+ Biết xây dựng và tuân thủ nội quy;+ Tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ;+ Luôn sẵn sàng hỗ trợ người khác;+ Chấp hành sự phân công của nhóm trưởng Một nhóm làm việc sẽ có người thủ lĩnh để giải quyết và phân chia công việchợp lý và gắn kết những thành viên trong nhóm lại với nhau
Tố chất của một người thủ lĩnh: Có sức ảnh hưởng, dũng cảm, tầm nhìn, tấmgương, tích cực, hòa giải
Ngoài ra có những sai lầm thường gặp ở người lãnh đạo nhóm như thiên vị,làm việc cá nhân, thể hiện bản thân và áp đặt người khác
Những điều lưu ý khi làm việc nhóm:+ Biết cách giải quyết xung đột giữa các thành viên trong nhóm cũng nhưtrong công việc
+ Luôn đặt mình vào vị trí của người khác.+ Biết cách quản lý cảm xúc của mình.Vì vậy để làm việc nhóm tốt đẹp và thành công thì phải có thủ lĩnh, phải cóchiến thuật, phải phân công công việc phù hợp với khả năng từng thành viên, phảisống chết với nhóm và tất cả đều là một
2.4 KỸ NĂNG TÌM VIỆC
Kỹ năng tìm việc là khả năng của bản thân sử dụng linh hoạt nhiều phươngpháp, tận dụng nhiều nguồn thông tin nhằm tìm kiếm và sàng lọc việc làm phù hợpnhất, đem lại lợi ích cao cho chính mình
Để xác định được việc làm tốt nhất cho bản thân cần phải tuân theo các bước:
6
Trang 8+ Bước 1: Định vị bản thân Xem bản thân mình giỏi cái gì? Và công việcmình mong muốn như thế nào? Từ đó biết mình cần gì để lựa chọn công việc phùhợp để phát triển tốt.
+ Bước 2: Lên danh sách lựa chọn Nên tìm kiếm những nơi đang tuyển dụngcông việc mình đã xác định tại các website tuyển dụng, event hội thảo, báo chí vàtruyền thông, trung tâm việc làm, mạng xã hội, mạng lưới mối quan hệ
+ Bước 3: Tìm hiểu nhà tuyển dụng Tìm hiểu họ cần vị trí nào? Và môitrường của họ ra sao?
+ Bước 4: Tạo hồ sơ CV ấn tượng;+ Bước 5: Thử việc Đây là cơ hội cho bản thân tỏa sáng trong công việc đốinhà tuyển dụng
Hồ sơ ứng tuyển là tất cả các tài liệu mà các ứng viên cần nộp cho nhà tuyểndụng và dưạ vào những thông tin này nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khái quát nhữngứng viên Hồ sơ ứng tuyển không phải là văn bản kiểu mẫu có sẵn Đây là những tưliệu chính xác nhất nhằm tạo ấn tượng ban đầu của bản thân đối với nhà tuyển dụng
Hồ sơ ứng tuyển được chia thành 2 loại:+ Hồ sơ giấy dùng để nộp trực tiếp.+ Hồ sơ email dùng để nộp qua thư điện tử.Chủ yếu các ứng cử viên sẽ nộp hồ sơ qua thư điện tử vì vậy dưới đây lànhững điều cần lưu ý khi gửi hồ sơ:
+ Địa chỉ email phải nghiêm túc.+ Chỉ gửi tới một địa chỉ duy nhất.+ Tiêu đề email phải nói được vị trí ứng tuyển+ Chú ý đặt tên tập tin đính kèm
+ Phải soạn thảo nội dung cho email.Cấu trúc cơ bản một bức thư cần có: địa chỉ, ngày tháng, phần chào hỏi, nộidung, kết thúc và ký tên
Hồ sơ ứng tuyển bao gồm:+ Đơn xin dự tuyển+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí cần tuyển;+ Giấy khám sức khỏe;
+ Các giấy tờ cá nhân cần thiết
7
Trang 9Hình thức: Chỉ bao hàm trong một tờ giấy khổ A4.Nội dung: Giống như một bài văn, gồm 3 phần: mở, thân và kết.+ Mở: Trình bày tại sao mình lại biết đến thông tin tuyển dụng của quý cơquan Chứng minh mình hiểu về cơ quan ấy và trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng củamình có phù hợp với yêu cầu tuyển dụng
+ Thân: Nói rõ về học vấn, tay nghề và kinh nghiệm của mình, cũng nhưnhững lợi ích mà mình có thể đóng góp cho doanh nghiệp
+ Kết: Xin phép được gặp người chịu trách nhiệm tuyển dụng để được trao đổithêm hoặc dự phỏng vấn
8
Trang 10PHẦN III TỰ ĐÁNH GIÁ NHỮNG KỸ NĂNG ĐÃ ĐƯỢC
HỌC
Sau khi được học xong các buổi học với từng kỹ năng bản thân mình đã biếtđược điểm mạnh và điểm yếu của bản thân từ đó mình đã lập lên kế hoạch rèn luyệnvà khắc phục như sau:
+ Tiếp thu nhanh+ Hoạt bát+ Tự tin+ Chủ động trong các mối quan hệ
+ Lười biếng+ Tự ti+ Nhạy cảm (Overthingkink) + Thiếu quyết đoán
+ Thị trường đang rất cần Kỹ sư Thựcphẩm
+ Kỹ sư đầu ra đều cần bằng tiếng anh+ Cần mở rộng các mối quan hệ+ Sinh viên tốt nghiệp bằng Kỹ sư đangtăng do đó tỷ lệ có việc làm giảm
9
Trang 11Phần IV KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN ĐỐI VỚI TỪNG KỸ
NĂNG
Phương pháp học tập là xây dựng quá trình học tập một cách cụ thể để đạt kếtquả cao trong học tập Có phương pháp học tập hiệu quả và đúng sẽ dễ dàng tiếpthu một cách nhanh chóng, định hướng đúng đắn để bản thân ngày càng hoàn thiệnhơn Bước khởi đầu tạo nên một phương pháp học hiệu quả là xác định mục tiêu rõràng qua đó cũng đánh giá được phần nào điều nào phù hợp và không phù hợp vớichính mình Nếu sống mà không có mục đích, lộ trình rõ ràng sẽ dễ gây hoangmang để không lãng phí thời gian vô bổ Cùng với sự phát triển xã hội ngày nay thìcông nghệ dường như tiếp xúc với giới trẻ rất sớm Internet sẽ giúp các bạn tiếp thuđược vốn thông tin tri thức sẽ không bị hoang mang, lo lắng Vì vậy, ta cần biếtchọn lọc thông tin một cách đúng đắn Không cho bản thân nghỉ
ngơi quá nhiều sẽ làm công việc bị kéo dài trong khoảng thời gian những dự án màmình đã đặt ra Không phải vậy mà mình làm việc quá nhiều cũng một lúc sẽ khôngtập trung làm được vì đã thực hiện quá sức với khả năng của bản thân hiệu quảcông việc sẽ bị giảm Trong học tập, chúng ta cần sự chủ động đặt câu hỏi phảnbiện sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức, khả năng lập luận giải quyết vấn đề từ đó sẽ ghinhớ thêm nhiều khía cạnh không chỉ nghe giảng một cách thụ động Học lý thuyếtthôi chưa đủ ta cần đi đôi với thực hành điều này đòi hỏi mỗi học sinh cần phải tựtổng hợp những thông tin, nắm bắt được vấn đề khi liên hệ thực tế ngoài đời
10
Trang 12Tài Liệu Tham Khảo
+ Iksan, Z H., Zakaria, E., Meerah, T S M., Osman, K., Lian, D K C., Mahmud, S N.D., & Krish, P (2012) Communication Skills among University Students
Procedia - Social and Behavioral Sciences, 59, 71–76
https://doi.org/10.1016/j.sbspro.2012.09.247+ Salmon, P., & Young, B (2011) Creativity in clinical communication: From
communication skills to skilled communication Medical Education 45, (3), 217–226 https://doi.org/10.1111/j.1365-2923.2010.03801.x
11