Và dovậy, quyền lợi luôn luôn đồng thời được tạo ra một cách đối lập.Để quản lý tốt các xung đột góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động y tế cầnkiểm soát, điều chỉnh xung đột hướng đến giả
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH
TÊN CHỦ ĐỀ
“Quan điểm của bản thân về xung đột của người điều dưỡng trong đờisống nghề nghiệp Từ thực tiễn công việc nêu ra cách thức giải quyếtcủa bản thân với các kiểu xung đột đã gặp.”
Tên học viên : Nguyễn Thị Lê Lớp : CKIK12 – HP4 Mã học viên : 2300167
Đơn vị công tác: Bệnh viện 71 TW
MỤC LỤC
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ ………… 1PHẦN II: NỘI DUNG ….……… 21 Khái niệm xung đột……… 2
Trang 23 Các giải pháp giải quyết các biểu hiện xung đột……… 5PHẦN III: KẾT LUẬN ………….9TÀI LIỆU THAM KHẢO ………….10
Trang 3
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, các xung độttrong hoạt động y tế ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng và để lại những hệquả xã hội tiêu cực Theo cách hiểu rộng, xung đột xã hội là những tranh chấp giữa
hai hay nhiều cá nhân, nhóm (tổ chức, quốc gia…)(1) Cơ sở của mọi xung đột xã hộilà quyền lợi khác nhau và đối lập giữa các nhóm xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa,xã hội Các quyền lợi chỉ có thể được thỏa mãn với sự đồng thuận hay chấp nhận củanhững nhóm xã hội khác nhau Theo cách lý giải của các nhà xã hội học theo trườngphái xung đột, sự cải thiện những điều kiện hành động của một nhóm xã hội nào đóthường đe dọa sẽ làm xấu đi điều kiện hành động của những nhóm xã hội khác Và dovậy, quyền lợi luôn luôn đồng thời được tạo ra một cách đối lập.
Để quản lý tốt các xung đột góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động y tế cầnkiểm soát, điều chỉnh xung đột hướng đến giảm thiểu các tác động tiêu cực và thúc đẩylàm gia tăng các tác động tích cực có lợi trong lĩnh vực y tế.
Cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu khám chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ nhân dânngày càng tăng cao, trong lúc kinh phí dành cho ngành y tế có hạn, đời sống cán bộ ytế quá khó khăn, điều kiện đáp ứng thiếu thốn, ngành y tế đã phấn đấu nỗ lực hết sứcmình để duy trì hoạt động đẩy mạnh công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân Trình độ cánbộ y tế được nâng cao, kỹ thuật hiện đại được áp dụng, các máy móc trang thiết bịđược bổ sung, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao rõ rệt, nhiều bệnh hiểmnghèo trước đây phải chuyển ra nước ngoài thì ngày nay đã giải quyết được ở trongnước Tuy nhiên so với nhu cầu thì chúng ta chưa có điều kiện để đáp ứng Vì vậykhông khỏi có các xung đột trong hoạt động y tế, các xung đột này đang có xu hướnggia tăng và để lại những hệ quả xã hội tiêu cực
Các hoạt động trong lĩnh vực y tế nhất là trong bệnh viện, Điều dưỡng là ngườithực hiện hầu hết các tác vụ liên quan đến bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, liên quanđến các bộ phận trong bệnh viện, liên quan đến Bảo hiểm y tế Có thể nói 90% thờigian tương tác và xử lý những việc liên quan đến bệnh nhân là từ điều dưỡng Một calàm việc, người điều dưỡng xử lý trung bình 10-12 quy trình công việc, có thể là quytrình kỹ thuật chuyên môn hoặc quy trình quản lý Đặc biệt người điều dưỡng phảiNHỚ khoảng 100-150 chi tiết rời rạc Việc nhớ những vấn đề mang tính logic sẽ dễ
Trang 4hơn nhớ rời rạc tìm ẩn xác suất sai sót do thiếu tập trung là rất cao Chính vì vậy cácxung đột xãy ra giữa điều dưỡng và các bên liên quan cũng sẽ là rất cao.
Xuất phát từ những luận điểm trên, tôi đã đưa ra quan điểm của mình về vấn đề:
“Xung đột của người điều dưỡng trong đời sống nghề nghiệp Từ thực tiễn côngviệc hãy nêu cách thức giải quyết với các kiểu xung đột đã gặp”
II NỘI DUNG
Trong cuộc sống hàng ngày và nhất là trong hoạt động nghề nghiệp của ngườiđiều dưỡng khi thực hiện nhiệm vụ vì nhiều nguyên nhân chủ quan hay khách quan màngười điều dưỡng có thể xảy ra tranh chấp hay xung đột mâu thuẫn với nhau.Vậy xung đột là gì?
1 Khái niệm về xung đột:
Xung đột có thể hiểu là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích Xung độtcó thể là nội tại cá nhân Khái niệm xung đột có thể giúp giải thích nhiều mặt của xãhội như sự bất đồng xã hội, những xung đột về lợi ích, những cuộc đấu tranh giữa cáccá nhân, nhóm và các tổ chức Nếu không có sự điều hòa và giải pháp thỏa đáng, xungđột có thể dẫn đến stress hay căng thẳng giữa những cá nhân hay nhóm người liênquan.
Quan điểm của bản thân về xung đột của người điều dưỡng trong đời sống nghềnghiệp
Không có công việc nào hoàn toàn không có kịch tính, và điều dưỡng cũng khôngngoại lệ: xung đột trong công việc điều dưỡng chắc chắn tồn tại, khiến việc giải quyếtxung đột trở thành một kỹ năng quan trọng (mặc dù bị đánh giá thấp) Đặc biệt là bâygiờ, chúng tôi đã cảm nhận được ảnh hưởng của bối cảnh chăm sóc sức khỏe đangthay đổi, ảnh hưởng đến quyền lợi của người bệnh và chăm sóc.
Những người khác nhau với hoàn cảnh cá nhân và nghề nghiệp khác nhauthường sẽ có những quan điểm khác nhau về cách chăm sóc tốt nhất Những hiểu lầm,đặc biệt là trong môi trường chăm sóc sức khỏe có nhịp độ nhanh, có thể và sẽ xảy ra.
Trang 5Thêm vào đó là sự căng thẳng vốn có trong việc chăm sóc (và cứu sống) mạng sống,và không có gì ngạc nhiên khi chúng ta phải đối mặt với xung đột trong lĩnh vực điềudưỡng và các chuyên ngành chăm sóc sức khỏe khác Nhưng có sự khác biệt giữaxung đột và thù địch Trên thực tế, hầu hết các nguồn xung đột trong công việc điềudưỡng đều không dẫn đến sự thù địch Mặc dù bạn có thể không đồng ý với kế hoạchchăm sóc người bệnh, không hài lòng với cách ai đó xử lý tình huống hoặc thậm chínghiêm túc đặt câu hỏi về đạo đức của một số quy trình nhất định, nhưng vẫn có nhiềucách để giảm bớt căng thẳng và thực hành các kỹ năng giải quyết xung đột trongngành điều dưỡng Và bằng cách học (và thực hành) cách thực hiện điều đó, bạn sẽkhông chỉ khiến công việc hàng ngày của mình trở nên dễ dàng hơn mà còn chuyểnhướng năng lượng của mọi người và sự tập trung đến người bệnh và gia đìnhhọ―những người cần điều đó nhất.
Xem xét dưới góc độ lý thuyết xung đột có thể thấy xung đột của người điềudưỡng trong đời sống nghề nghiệp biểu hiện trên các chiều cạnh:
- Xung đột giữa người điều dưỡng với nhân viên y tế/đồng nghiệp.- Xung đột giữa người điều dưỡng với người bệnh/người nhà người bệnh.
2.1 Xung đột giữa người điều dưỡng với nhân viên y tế/đồng nghiệp
Xung đột của người điều dưỡng với nhân viên y tế có thể diễn ra theo quan hệchiều ngang và chiều dọc.
* Xung đột diễn ra theo chiều ngang
Xung đột diễn ra theo chiều ngang có thể hiểu đó là các xung đột giữa nhữngngười đồng cấp, có cùng vai trò và trách nhiệm như nhau Đó là xung đột giữa ngườiđiều dưỡng và người điều dưỡng hoặc các nhân viên y tế khác.
Ví dụ: Điều dưỡng trưởng khoa phân công công việc cho điều dưỡng trongkhoa theo tính chất công việc: người chuyên làm hành chính, người chuyên đi tiêm,người chuyên thay băng, người chuyên tắm bé Qua quá trình tiếp nhận sự phâncông, điều dưỡng làm việc thấy rằng mình làm vất vả hơn điều dưỡng khác từ dó cóthái độ bì tị nhau và có ý kiến điều dưỡng trưởng thiên vị Điều dưỡng trưởng bức xúcvì điều dưỡng không nghe theo sự phân công của mình dẫn đến xảy ra xung đột.Nguyên nhân dẫn đến xung đột này bắt nguồn từ việc phân chia không đều và nắm bắttâm lý của điều dưỡng trưởng chưa tốt.
Trang 6Như vậy, nguyên nhân dẫn đến xung đột thường bắt nguồn từ việc phân chiakhông đều và nhân viên đổ lỗi đổ trách nhiệm, sự bất đồng về lứa tuổi, sở thích, ngườicũ bắt nạt người mới, sự ỷ lại vào các mối quan hệ quen biết để kết bè phái chia rẽhiềm khích, cạnh tranh ganh đua nhau tại nơi làm việc
Một khi xuất hiện các xung đột này đang ảnh hưởng không nhỏ tới hình ảnh củanhân viên y tế đối với người bệnh/người nhà người bệnh cũng như đối với xã hội.
* Xung đột diễn ra theo chiều dọc
Xung đột diễn ra theo chiều dọc có thể hiểu đó là xung đột giữa lãnh đạo/bácsỹ với người điều dưỡng Ở Việt Nam, về mặt luật pháp điều dưỡng đã được xác lập làmột nghề độc lập tuy vậy sự nhìn nhận về vai trò của người điều dưỡng hiện nay vẫnchưa thực sự tương xứng với chức trách và nhiệm vụ mà xã hội giao phó Trong các cơsở y tế người điều dưỡng vẫn bị coi là người phụ tá của bác sỹ, làm nảy sinh tâm lýmặc cảm, tự ti ở người điều dưỡng
Ngoài ra sự ỷ lại vào quyền lực lãnh đạo dẫn đến tình trạng cấp trên chèn épcấp dưới Mặc khác việc thực hiện không đúng chức trách nhiệm vụ cũng làm các mâuthuẫn, xung đột nội bộ liên tục gia tăng.
Ví dụ: Bác sỹ trẻ và hộ sinh lâu phụ trách đỡ để cho sản phụ, trong quá trình đỡđẻ bác sỹ trẻ đưa ra quyết định mổ đẻ còn hộ sinh thì bảo ca này có thể đẻ thườngđược Một người bảo mình là bác sĩ hộ sinh cần nghe theo, một người thì bảo với 20năm kinh nghiệm thì ca nay hoàn toàn đẻ thường được Xung đột sảy ra và cần ý kiếncủa lãnh đạo khoa.
2.2 Xung đột giữa người điều dưỡng với người bệnh/người nhà người bệnh
Xung đột giữa người điều dưỡng với người bệnh/người nhà người bệnh cần đượcxem xét trên góc nhìn của từng đối tượng:
Thứ nhất về phía người bệnh/người nhà người bệnh: người bệnh/người nhà ngườibệnh cũng như xã hội đều cho rằng người điều dưỡng làm thiên chức cứu người nênphải phục vụ vô điều kiện Bởi vậy cách hành xử của người điều dưỡng luôn đượcquan tâm chú ý Nhiều khi họ quên mất rằng người điều dưỡng cũng là người hànhnghề như các nghề khác cũng phải theo quy định, trình tự Vì thế mà có nhiều trườnghợp người bệnh và người nhà người bệnh cho rằng người điều dưỡng chưa/khôngchăm sóc người bệnh nên có những hành vi không đúng như hành vi hành hung, bạolực
Trang 7Thứ hai về phía người điều dưỡng: Đứng trên góc độ chuyên môn người điềudưỡng là người hành nghề chữa bệnh vì thế dẫn đến tình trạng một số điều dưỡng ỷ lạivào vai trò của mình để coi thường, sách nhiễu người bệnh Những xung đột bắt nguồnkiểu này thường đến từ việc ứng xử giao tiếp của người điều dưỡng với ngườibệnh/người nhà người bệnh chứ không liên quan quá nhiều tới vấn đề chuyên môn.
Một trong những mối quan ngại thể hiện sự xung đột lên đến đỉnh cao giữa bácsỹ và người bệnh/người nhà người bệnh chính là hành vi bạo lực Theo thống kê chưađầy đủ của Bộ Y tế cho biết:
- Tổng số vụ hành hung do người nhà người bệnh gây ra có 70% là đối với bácsỹ và 15% y tá
- Có tới 90% số vụ việc xảy ra trong khuôn viên bệnh viện, trong khi thầy thuốcđang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh (chiếm tới 60%) và 30% số vụ việc là xảy rakhi thầy thuốc đang giải thích cho người bệnh, người nhà người bệnh
Tùy theo bản chất, cường độ của xung đột và nhận dạng được các loại xung độtcó thể sử dụng các phương pháp giải quyết xung đột Khi lựa chọn, phải nghĩ đó làhướng giải quyết tốt nhất vấn đề đang gặp phải để có thể giải quyết các xung đột đótheo bản năng, kinh nghiệm của mình và học cách làm sao thay đổi phương pháp giảiquyết nếu cần thiết khi được trang bị kiến thức về xung đột Phải quản lý xung đột làquá trình giới hạn tiêu cực khía cạnh của xung đột trong khi làm tăng lên khía cạnhtích cực của xung đột Quản lý xung đột liên quan đến việc làm giảm các tác động tiêucực của xung đột; kiểm soát, điều khiển chuyển hóa các hình thức và dạng xung đột,nhằm làm cho xung đột ít để lại các hệ quả tiêu cực Hay nói cách khác, quản lý xungđột là hoạt động nhằm mục tiêu giảm thiểu các kết quả tiêu cực của xung đột và thúcđẩy làm gia tăng các kết quả tích cực của xung đột
3 Các giải pháp giải quyết các biểu hiện xung đột:
Trên cơ sở vận dụng lý luận quản lý xung đột vào việc giải quyết các biểu hiệnxung đột trong hoạt động nghề nghiệp của người điều dưỡng hiện nay, cần thực hiệnmột số giải pháp sau:
Một là, cần kiểm soát, điều chỉnh xung đột chứ không phải là loại bỏ chúng,biến xung đột thành lực lượng phục vụ sự phát triển của điều dưỡng Muốn kiểm soát,
Trang 8điều chỉnh xung đột thành công cần có tư duy, nhận thức và hành động rằng xung độtcủa điều dưỡng là hiện tượng xã hội tất yếu, khách quan Đó là tìm ra những hình thứcbiểu hiện của nó và chuyển nó sang những hình thức biểu hiện khác ít nguy hiểm hơn,thậm chí là có lợi
Hai là, cần nhấn mạnh tư duy coi bệnh nhân là khách hàng đặc biệt Đây là bảnchất công việc của người điều dưỡng nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường Quanniệm bệnh nhân là khách hàng giúp điều dưỡng hiểu rõ bản chất trong quan hệ thầythuốc - bệnh nhân Khi nhận thức bệnh nhân là “khách hàng” thì thái độ ứng xử củađiều dưỡng sẽ thay đổi Theo quy luật kinh tế thị trường, y bác sĩ phải làm hài lòngkhách hàng như một điều kiện sống còn của cơ sở y tế Mặt khác, dịch vụ y tế là hoạtđộng đặc biệt vì liên quan đến thứ quý giá nhất của con người là sức khỏe, mạng sống.Do đó, người thực hiện dịch vụ này với vị thế vai trò được xã hội kỳ vọng là thầythuốc Xác định rõ mối quan hệ này có thể thúc đẩy sự chia sẻ, thấu hiểu và tôn trọngnhau giữa các chủ thể liên quan đến hoạt động y tế.
Ba là, đề cao tính tự kiểm soát của điều dưỡng trong hoạt động nghề nghiệp.Với các mục tiêu điều dưỡng phải hướng đến như: làm chủ bản thân mình (tự trọng);biết hợp tác chia sẻ với đồng nghiệp; kiểm soát hành nghề của đồng nghiệp; làmgương cho bệnh nhân và học trò; cam kết trách nhiệm với xã hội; hoạt động vì cộngđồng [4]
Bốn là, tăng cường chuyển giao các kiến thức về quan hệ xã hội trong hoạtđộng điều dưỡng nhằm hiểu bản chất của các vấn đề xã hội nhạy cảm hiện nay Từ đócó các giải pháp can thiệp mềm như nâng cao năng lực đội ngũ điều dưỡng, phát triểnhoạt động công tác xã hội trong bệnh viện và xây dựng những mô hình ứng xử, giaotiếp giữa bác sỹ, nhân viên y tế với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nhằm khắc phụcvà cải thiện mối quan hệ xã hội trong bệnh viện theo hướng tích cực và hoàn thiệnhơn.
Năm là, Không ngừng học tập, nghiên cứu kể cả về y đức và chuyên môn Xâydựng tính chuyên nghiệp Y nghiệp là việc làm cấp bách nhằm đáp ứng nhiệm vụ củangười điều dưỡng trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và lấy lại niềmtin của người bệnh và nhân dân.
Sáu là, thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh ,luôn chia sẽ, thông cảm nổi đau của người bệnh coi người bệnh như chính người thân
Trang 9của mình để phục vụ và chăm sóc Tăng cường nâng cao hiệu quả công tác truyềnthông, tư vấn hỗ trợ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân về các quy trình, thủ tục và vănhóa ứng xử trong bệnh viện Truyền thông nhằm giảm thiểu hiện tượng quà tặng,phong bì trong bệnh viện, giảm thiểu việc lạm dụng các quan hệ thân quen trong môitrường bệnh viện
3 Liên hệ
Ví dụ thực tế xung đột giữa trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa Tại khoaHồi sức cấp cứu của bệnh viện, có 30 giường bệnh với 8 bác sĩ và có 16 điều dưỡng.Khoa thường xuyên có 40 người bệnh trở lên Khi được lãnh đạo bệnh viện thông báosẽ bổ sung cho khoa thêm một biên chế, điều dưỡng trưởng khoa đề nghị xin đượcnhận thêm một điều dưỡng viên Bác sĩ trưởng khoa quyết định nhận thêm một bác sĩ.Bởi vì, theo trưởng khoa, nếu nhận bác sĩ thì khi thiếu điều dưỡng bác sĩ có thể làmđiều dưỡng, nếu nhận điều dưỡng thì khi thiếu bác sĩ điều dưỡng không thể làm thaybác sĩ được
* Phân tích tình huống: Để giải quyết xung đột người ta thường sử dụng cácbiện pháp sau:
Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể tránh được xung đột nhưng vẫn có thểthực hiện nhiều việc để giảm thiểu tác động tiêu cực của nó và tối đa hóa kết quả mangtính xây dựng Việc chuẩn bị cho các tương tác sau xung đột là điều cần thiết
Dùng người thứ 3: Người thứ ba đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giảiquyết xung đột Có thể là trưởng phòng tổ chức cán bộ, phó giám đốc bệnh viện Làngười giữ vai trò trung gian Trao đổi, thuyết phục với BS trưởng khoa những vấn đềsau:
+ BS và ĐD là 2 nghề, được đào tạo khác nhau, có chức năng, nhiệm vụ khácnhau Công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh muốn đạt được hiệu quả thì đòi hỏisự chăm sóc chuyên nghiệp, bài bản + Điều dưỡng viên được đào tạo chuyên ngành về chăm sóc, theo dõi ngườibệnh BS có thể thực hiện công việc chăm sóc người bệnh nhưng không thể thay thếđược điều dưỡng
+ Tỷ lệ BS/ĐD của khoa là 1/2, như vậy chưa đảm bảo theo quy định tại Thôngtư số 03/2023/TT-BYT về hướng dẫn vị trí việc làm, định mức số lượng người làm
Trang 10việc, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp y tế cônglập (1/3 - 1/3.5)
+ Hiện tại, khoa luôn trong tình trạng quá tải Nếu không cải thiện có thể ảnhhưởng đến công tác chăm sóc người bệnh, giảm sự hài lòng NB
Đề xuất điều chỉnh, bố trí nhân lực để hỗ trợ cho các khoa trọng điểm, khoa quátải người bệnh
Trong thời gian chưa bổ sung nhân lực, tiếp tục động viên, khuyến khích nhânviên làm việc
- Chia tách các bên tham gia xung đột: Khi xung đột lên đến đỉnh điểm, các bêntham gia không còn khả năng kiềm chế, tự chủ được cả về mặt hành vi lẫn cảm xúc,mọi việc ngoài tầm kiểm soát Trong trường hợp này cách tốt nhất là nên đưa ra mộttrong hai bên ra khỏi xung đột Nếu hai bên xung đột bị tách ra, khả năng của sự thùđịch và công kích sẽ được giảm.
- Thỏa hiệp: Đây là hành vi giải quyết xung đột trên cơ sở yêu cầu cả hai bêncần từ bỏ một số giá trị của mình
- Hợp tác: các bên xung đột cùng nhau ngồi xuống bàn bạc, thương lượng đốimặt trực tiếp với các vấn đề thực tế, bóc trần xung đột.
- Dùng sức mạnh/Áp chế: khi hai bên xung đột đều mong muốn đạt được nhucầu, nguyện vọng, mục đích của mình bằng mọi giá Tình huống xung đột bùng nổ gaygắt không lường được hậu quả, có nhiều nguy cơ xấu.
Trong giải quyết xung đột điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và tích cực, tôn vinhtừng bước tiến bộ mà bạn đạt được để tiến gần hơn đến một giải pháp chung và tiếptục tập trung vào việc tiến về phía trước.