1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trình bày các yếu tố cản trở việc lắng nghe có hiệu quả của bản thân trong giao tiếp xã hội từ đó xây dựng các biện pháp thực tiễn giúp bản thân nâng cao kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp xã hội

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

| i HUTECH Daltioe Ging nent AGM TRUONG DAI HOC CONG NGHE TP HCM BO GIAO DUC VA DAO TAO I

Ngành: Tâm lý học

Đề bài: Anh/chị trình bày các yếu tố cản trở việc lắng nghe có | hiệu quả của bản thân trong giao tiệp xã hội Từ đó, xây dựng các biện I I pháp thực tiên giúp bản thân nâng cao kỹ năng lăng nghe trong g1ao [|

tiệp xã hội

| Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2024 II

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO

kxk&

TIỂU LUẬN CUOI KY TAM LY HOC GIAO TIEP

Ngành: Tâm lý học Mã ngành: 7310401

Đề bài: Anh/chị trình bày các yếu tố cản trở việc lắng nghe có hiệu quả của bản thân trong giao tiếp xã hội Từ đó, xây dựng các biện pháp thực tiễn giúp bản thân nâng cao kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp xã

hội

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2024

Trang 3

MUC LUC

NHẠN XET CUA GIẢNG VIEN 2 2.12112112111111 121212111111 2011211111111 811111 1 tre

1 Các yếu tô cản trở việc lắng nghe có hiệu quả của bản thân trong giao tiếp xã hội 5 2 Các biện pháp thực tiễn giúp bản thân nâng cao kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp xã

ca nan ố ẽ

Trang 4

NHAN XET CUA GIANG VIEN

Trang 5

1 Các yếu tố cần trở việc lắng nghe có hiệu quả của bản thân trong giao tiếp xã hội Trước khi đi vào việc tự đánh giá các yếu tổ cản trở việc lắng nghe hiệu quả, tôixin có một số đánh giá sơ lược bản thân về các yếu tố thuận lợi Ở góc độ tự đánh giá cá nhân, tôi tự nhận xét là một người có chỉ số cảm xúc khá cao, do đó có khả năng tập trung, kiên nhãn, thực hiện tốt lắng nghe chủ động thông qua giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ

thé

Việc có chỉ số cảm xúc cao giúp cá nhân tôi nhận biết và hiểu rõ cảm xúc của mình, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của mình, không để cảm xúc cá nhân chỉ phối quá trình lắng nghe Bản thân tôi ít để các cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng hay căng thăng ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe nhờ đó giúp giữ được thái độ bình tĩnh trong quá trình giao tiếp ngay cả một số tình huồng cao trào Ngoài ra, theo đánh giá cá nhân, chỉ số cảm xúc cao cũng là tiền đề dé có được khả năng ít bị phân tâm và hầu hết làm chủ được sự kiên nhẫn, đồng thời khả năng đồng cảm, hiểu cà cảm nhận cảm xúc của người khác tốt giúp tôi khá nhạy cảm với các tình huỗng để đưa ra các phản hồi phù hợp, hỗ trợ rat tốt trong việc lăng nghe Yếu tố trên cũng có thê xuất phát từ động lực nội tại trong bản thân tôi về việc mong muốn tìm hiểu, lắng nghe, để hiểu người khác, mong muón

khám phá những trải nghiệm của bản thân người đối diện

Tuy nhiên, ngoài các yếu tố tích cực nêu trên, tôi nhận thấy bản thân mình còn tồn tại một số yếu tố cản trở việc lang nghe có hiệu quả, cụ thể như sau:

1.1 Yếu tô kinh nghiệm

Bản thân là một người đã trải qua một số kinh nghiệm trong cuộc sống, cả thành công và thất bại, cũng là người đam mê đọc sách, thích chiêm nghiệm về cuộc sống, những điều này lại là khuyết điểm gây cản trở lớn việc lăng nghe trong giao tiếp

- _ Những định kiến, thành kiến hoặc thiên kiến:

o Kinh nghiệm từng trải kết hợp với chiêm nghiệm vô hình chung tạo nên những

định kiến, thành kiến hoặc thiên kiến về một người, một tình huống, hoặc một câu

chuyện nào đó Điều này dẫn đến việc không lăng nghe một cách khách quan, mà chỉ tập trung vào việc suy nghĩ để xác nhận những øì mình tin tưởng và suy nghĩ truy tìm các lý lẽ loại bỏ những điều ngược lại.

Trang 6

o Khi ty cho là người có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết, thường dẫn đến việc đưa ra phán đoán nhanh chóng, dẫn đến việc không lắng nghe đầy đủ thông tin mới hoặc ý kiến khác biệt và thường dẫn đến kết quả là sự tranh cãi, chứng minh quan điểm theo kinh nghiệm riêng

o_ Dù nhận thức được vẫn đề, nhưng trên thực tế cá nhân tôi vẫn nhiều lần, vô thức vướng phải vẫn đề này (trong ngôn ngữ Phật giáo gọi là “Sở Chi Chướng”), đặc biệt là trong một số lĩnh vực như chuyên môn của mình hoặc lĩnh vực mình tự cho rằng có nhiều trải nghiệm, hiểu biết Có một lần cách đây không lâu, khi Vợ chia sẻ việc có l người bạn thời Cấp 3 (sau gần 10 năm không liên hệ gặp mặt) thì gọi điện, mượn một khoản tiền (không quá lớn, cũng không phải nhỏ) để lo việc gia đình Thay vì sẽ là một buôi chia sẻ của Vợ về mỗi quan hệ cũ, kỷ niệm cũ, về câu chuyện vướng mắc của người bạn, về khả năng cho mượn và các tình huống Thì thời điểm đó, với những kinh nghiệm, hiểu biết của mình, tôi đã đưa ra phán xét phủ đầu như sau: “Nguyên tắc 1 chỉ cho mượn tiền trong trường hợp khẩn cấp liên quan đến bệnh tật, sưc khoẻ, cấp bách do sự cé tai nạn Nguyên tắc 2, không cho muon tién dé dau tu lam ăn, mua BĐS, trả lãi vay nặng lỗi, trường hợp đặc biệt không thê từ chối hãy cho mượn số tiền mà nếu bạn mất số tiền đó se không ảnh hướng đến bạn và không ánh hướng đến mỗi quan hệ quan trọng đó” Tình huỗng người bạn liên hệ sau 10 nam (thê hiện sự khẩn cấp, bỏ qua sự tự trọng bản thân) thì khả năng trả nợ cho số tiền vay là rất thấp Mặc dù tình huống và kết quả sau này phù hợp với những đánh giá của tôi khi một khoản tiền nhỏ hơn được cho mượn (để người bạn trả lãi vay nặng lãi), sau khi cho vay vợ tôi đã “nát liên lạc” với người bạn đó đến nay, nhưng buổi nói chuyện hôm đó là một trải nghiệm rất căng thăng và nặng nề (nếu nói là cãi vã thì cũng không quá nặng), khi mà vợ tôi có gắng kế về cảm xúc của cô ấy, khó khăn của bạn kia thì tôi lại cố gắng nói về những kinh nghiệm “vay øượn”, nợ nần cũng như những “#iết Ùý về tâm lý bản

chất con Người”, tiền bạc

o_ Dù đến thời điểm bây giờ, khi nhắc lại việc “xù nợ” trên, tuy có phần tự hào về

nhận định của mình, nhưng bản thân tôi cũng tự nhận thấy những định kiến, thiên

kiến xuất phát từ kinh nghiệm là một tác nhân rất tiêu cực lớn ảnh hưởng đến khả

năng lắng nghe, nếu không được nhận thức, phản tỉnh trong cuộc đối thoại, nó có thé là tác nhân phá hỏng toàn bộ buôi giao tiếp, ảnh hưởng đến mối quan hệ, ngay

Trang 7

cả trường hợp định kiến đó là đúng, nhưng cái đúng đó sẽ mất hoàn toàn ý nghĩa khi giao tiếp và quan hệ bị ảnh hưởng hay đô vỡ

o_ Kinh nghiệm giúp tự tin trong tranh luận và đưa ra quyết định nhưng trong cuộc nói chuyện khi có nhiều kinh nghiệm, người nghe có thể trở nên quá tự tin vào kiến thức và kỹ năng của mình, dẫn đến việc coi thường hoặc bỏ qua ý kiến của người khác Kinh nghiệm có thể làm người nghe nghĩ rằng họ đã biết tat cả, dẫn đến tự mãn, không cởi mở với thông tin mới, không muốn học hỏi từ người khác Dựa trên kinh nghiệm, người nghe dễ dàng ngắt lời người khác để đưa ra ý kiến hoặc giải pháp của mình trước khi người nói hoàn thành, gây gián đoạn cuộc trò chuyện, giảm hiệu quả lắng nghe thậm chí có thể làm đối phương cảm thấy không được tôn trong, tao cam giac ức chế

o_ Đây là vấn đề bản thân tôi vẫn gặp trong công việc và, đôi khi, mang lại hậu quả rất tệ trong các mối quan hệ Tôi có một trải nghiệm đáng nhớ cách đây khoảng 5 năm, trong một buôi họp bàn về một giải pháp xử lý sự cố công trình, việc nghiên cứu kỹ và chuẩn bị sẵn nội dung và phương án quyết định trước buôi họp đã làm tôi có phần tự mãn và coi thường các thành viên trong cuộc họp, trong đó có | vi là cấp phó phụ trách hiện trường có những quan điểm khác biệt với tôi Trong cuộc họp, thay vì bình tĩnh lắng nghe toàn bộ ý kiến và tranh luận phản biện, thuyết phục để đưa ra quyết định, tôi đã liên tục cắt lời, phủ định anh ta, cuối cuộc họp là sự áp chế bởi “quyền lực cứng” của mình để quyết định Kết quả sau đó, quyết định xử lý kỹ thuật của tôi không có vấn đề, nhưng mối quan hệ đã đồ vỡ, mà chính bản thân tôi cũng cần thời gian vải năm mới nhận thức được cái “sai” của mình, kèm theo đó là rất nhiều phiền toái ảnh hưởng trong các mỗi quan hệ nội bộ, nhưng đó là câu huyện dài

o_ Sự tự mãn dễ bị nhằm lẫn với sự tự tin, do đó việc nhận biết, phân biệt là rất khó khăn vì nó đều trên cơ sở kinh nghiệm, hiểu biết của cá nhân Thêm nữa, tự mãn

hay du la ty tin khi nằm trên nên tảng “cái tôi” (bản Ngã) quá lớn sẽ dẫn đến thói

kiêu ngạo, mắt một phần hoặc hoàn toàn khả năng lắng nghe

1.2 Hạn chế về kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ thuật phản chiếu

Trang 8

- Déi khi việc tự tin vào cảm nhận cảm xúc người đối diện, nội dung truyền tải dẫn

đến việc ít sử dụng các kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ thuật phản chiếu, đây là một khiếm khuyết mà bản thân tôi cũng nhận thấy cần phải rèn luyện và cải thiện Theo nhận định cá nhân, việc không hoặc ít sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ thuật phản chiếu không những chỉ đề tìm hiểu làm rõ cảm xúc của người nói còn thê hiện sự quan tâm đến câu chuyện, “vấ» để” của đối phương, là chất xúc tác giúp kết nối với người nói để tăng sự gắn kết, cởi mở

- — Việc đặt câu hỏi và phản hồi phù hợp còn sẽ giúp gợi mở các ý kiến, quan điểm của người nói mà đôi khi bản thân người nói cũng không thê chủ động trình bày vì nhiều lý do (căng thắng, sợ bị đánh giá, thiếu tự tin ), việc phản hồi phù hợp

nhiều khi lại khơi mở nhiều cơ hội quan hệ, phá vỡ những cản trở vô hình của đối

phương, xây dựng những mỗi quan hệ tin cậy, cởi mở Gần đây, tôi có một buôi làm việc với một đối tác Nhật Bản, vốn dĩ ai cũng biết đặc trưng của người Nhật là tính trầm lắng, bảo thủ và nguyên tắc Buôi làm việc trong tình trạng trao đôi khô

khan, khá khó khăn khi hai bên không thống nhất được một số nội dung về chỉ phí,

cho đến khi phía chúng tôi, cô trợ lý bắt đầu bắt chuyện hỏi thăm về câu chuyện riêng tư, gia đình của 3 thành viên Nhật bản (các bạn ở đâu, đã đi những đâu Việt Nam, thích những gì ở Việt Nam ) Ban đầu tôi cho rằng đó chỉ là đơn thuần trao đôi thư giãn, giảm bớt căng thăng, cho đến khi tôi nhận thấy việc trao đối ngoài lề này khá cởi mở và cùng tham gia vào nội dung trò chuyện này Kết quả bất ngờ khi chúng tôi đã đạt được sự thoả thuận tối ưu với sự nhân nhượng đáng kể phía đối tác Nhật và tất nhiên với một thoả thuận ngoải lề nhỏ rằng cô trợ lý sẽ là hướng dẫn viên dẫn đoàn đi thăm một số địa điểm du lịch đặc sắc tại Tp HCM

2 Các biện pháp thực tiễn giúp bản thân nâng cao kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp xã hội

Kinh nghiệm có thể là một con dao hai lưỡi trong giao tiếp Nó có thể giúp bạn đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác, nhưng đồng thời cũng có thể gây ra định kiến, thành kiến, và cản trở việc lăng nghe hiệu quả Hạn chế kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ thuật phản chiếu sẽ dễ gây hiểu lầm, thiếu thông tin, dễ gây căng thăng xung đột, giảm hiệu quả giao tiếp và đặc biệt ảnh hưởng đến việc lãnh đạo quản lý

Ở góc độ cá nhân, tôi xem xét các giải pháp thực tiễn giúp bản thân nâng cao kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp xã hội như sau:

Trang 9

Luôn nhận thức về những định kiến và thành kiến của cá nhân, tự hỏi bản thân tôi

liệu bạn có đang đưa ra phán đoán dựa trên kinh nghiệm trước đây mà không thực sự lắng nghe người khác hay không?, cần luôn nhìn nhận tình huống từ nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là từ quan điểm của người khác Trong nhiều trường hợp, nếu có thể, cần “xoá sạch” bộ nhớ về kinh nghiệm trước khi bắt đầu cuộc giao tiếp

Xây dựng và duy trì quan điểm không ngừng học hỏi, mỗi cuộc giao tiếp là một cơ

hội học hỏi, sẵn sảng tiếp nhận thông tin mới, tư thế xem xét vấn đề nhiều góc độ

để sẵn sàng thay đôi quan điểm hoặc phương pháp khi có đủ thông tin, lý luận, lý do hợp lý Cá nhân tôi, việc học hỏi mỗi ngày từ những trải nghiệm mới không dừng ở quan điểm mà còn là một thành phần của ý nghĩa cuộc sống khi bước sang

tuổi trung niên Nhiều năm trước, ở tuổi đôi mươi khi tự nhận mình là người

hướng nội, không thích chốn đông người, ngại giao tiếp, cá nhân tôi đã tự xây một hàng rào ngăn cách cho việc tiếp cận với những trải nghiệm hướng ngoại Phá vỡ vòng an toàn đề làm những việc mình sợ phải làm nhất để thành tựu trong cảm giác vượt qua sợ hãi, lo lắng, “I did it”, dé cd những trải nghiệm mới, học hỏi mới Việc tìm kiếm phản hồi từ người khác cũng là kênh tham khảo được xem xét, ý kiến góp ý từ bạn bè, đồng nghiệp, cấp dưới có thể cung cấp các gợi ý hữu ích, tất nhiên cần trên nguyên tắc cụ thể, đối tượng và phương pháp phù hợp (hỏi trực tiếp, khảo sát, phản hồi nhóm, quan sát phản ứng ) để không lâm vào tình trạng “đẽo cày giữa chợ”

Thực hành “Chánh mệm”: “Chánh niệm ” là mot trong tam chi phần quan trọng

của Bát chánh đạo trong Phật giáo, trong khuôn khổ bài viết chỉ xin giới hạn

“1hực hành Chánh mệm” là việc duy trì sự chủ ý và nhận thức hiện tại, không phán xét và không bị xao nhãng, như vậy việc thực hành sẽ giúp hiện diện và tập trung vào cuộc trò chuyện hiện tai, thay vi bi chi phối bởi những kinh nghiệm qua khứ Việc rèn luyện thực hành chánh niệm gồm: dành thời gian mỗi ngày ngồi yên lặng, chú tâm vào hơi thở; áp dụng trong các hoạt động hàng ngày như đi bộ, ăn cơm, làm việc nhà tập trung và sông trọn vẹn trong tưng khoảnh khắc; thực

hành ngồi thiền trong không gian yên tĩnh 5-30 phút, 1-2 lần trong các khoảng thời

gian phù hợp trong ngày.

Trang 10

3 Kết luận

Việc hiểu biết các kỹ năng lắng nghe là điều rất cần thiết trong giao tiếp, giúp các buổi giao tiếp có hiệu quả, kết nối và xây dựng các mối quan hệ tốt trong công việc, xã hội, gia đình Song song đó, việc liên tục kiểm tra, tự nhận thức các khiếm khuyết, yếu điểm trong kỹ năng lắng nghe là một việc cần thực hiện thường xuyên, kết hợp với các phương pháp thực tiễn, điều chỉnh tư duy nhằm cải thiện tốt hơn kỹ năng lắng nghe

Và góc độ tâm lý và đạo đức, cá nhân tôi cho rằng việc sử dụng các “thủ thuật” trong giao tiếp để đạt được mục đích nhưng bất chấp cảm xúc thật của mình, khía cạnh nào đó có thể xem đó là sự dối trá và nặng hơn nữa là sự lừa đảo “Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie đã từng là quyên sách tâm đắc thời đôi mươi, trong sách có đoạn: ”Ä⁄Zi; được người khác hoan nghênh, những miềm vui mà mình có, thù lao mà mình đạt được đều là do mình biết những kỹ năng ứng xử với mọi người ”, khi mà phương pháp tiếp cận hiểu có phần lệch lạc của tuôi trẻ, hãy học kỹ năng khôn ngoan, khéo léo, “thảo mai”, bạn sẽ lay lòng được mọi người và mọi thứ với bạn sé tốt, tiền bạc, quan hệ Cho đến khi trải nghiệm cuộc đời dạy răng sự bền vững không thể được xây dựng trên nền tảng giả tao, kỹ năng thao túng người khác về tâm lý đề đạt được mục đích, bất chấp nó có đúng với cảm xúc và suy nghĩ, những quy tắc đạo đức của cá nhân mình hay không!

Bản chất nền tảng của con người là vị kỷ, do đó nhu cầu được quan tâm, ghi nhận là nhu cau co ban, thiét yéu va rat quan trong Theo Rechard Dawkins trong “Gen Vi Ky”: “Ching ta là những cỗ máy sống - những phương tiện rô-bốt được lập trình một cách mù quáng đề báo tôn các phân tứ vị kỷ được gọi là các gen”, vị kỷ là bản năng gốc phục vụ sự sinh tồn và duy tri nòi giống Các kỹ năng giao tiếp được phủ lên sự nguy tạo nhằm đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp mà thiết yếu tô chân thật, trong nhiều trường hợp khi bị phát giác, có thê theo thời gian hoặc dưới con mắt tỉnh tường của người từng trải, sẽ đem lại kết qua rat tdi tệ, phá huỷ hoàn toàn buổi giao tiếp và mối quan hệ Do đó, trên hết mọi kỹ năng, tôi cho rằng quan trọng nhất ngắn gọn trong 2 từ, sự “tử tế” Kỹ năng lắng nghe cần đặt trên nền tảng sự “tử tế” (nhân đạo, thấu cảm, chính trực, bao dung), các khiếm khuyết về kỹ năng sẽ luôn được bù đắp, khoả lấp để đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp và đặc biệt sự tin cậy, bền vững theo thời gian.

Ngày đăng: 20/08/2024, 15:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w